Đề thi HSG cấp tỉnh Sinh học 12
lượt xem 23
download
Kì thi học sinh giỏi là kì thi quan trọng đối với mỗi học sinh. Dưới đây là 7 đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Sinh học lớp 12 giúp các em kiểm tra lại đánh giá kiến thức của mình và có thêm thời gian chuẩn bị ôn tập cho kì thi sắp tới được tốt hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đề thi HSG cấp tỉnh Sinh học 12
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2011 - 2012 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC LỚP 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1 (2,0 điểm). a. Thế nào là đột biến điểm? Hãy nêu hậu quả có thể xuất hiện ở sản phẩm prôtêin khi xẩy ra đột biến thay thế một cặp nuclêôtit ở vùng mã hoá trong gen cấu trúc. b. Hãy giải thích tại sao ADN ở sinh vật nhân thực bền vững hơn nhiều so với các loại ARN? Câu 2 (3.0 điểm). Xét một cặp nhiễm sắc thể tương đồng chứa các đoạn gen: ABCDE . Khi giảm phân hình abcde thành giao tử, người ta thấy bên cạnh xuất hiện các giao tử ABCde, abcDE còn có thể xuất hiện giao tử ABCcde hay ABCDEde: a. Nguyên nhân nào làm xuất hiện các loại giao tử trên? b. So sánh hai hiện tượng làm xuất hiện các loại giao tử trên. Câu 3 (4.0 điểm). a. Ở người gen a nằm trên NST thường gây bệnh bạch tạng, gen A quy định người bình thường, quần thể đã cân bằng di truyền. Biết tần số alen a trong quần thể là 0,6. Có 4 cặp vợ chồng bình thường, mỗi cặp vợ chồng chỉ sinh 1 đứa con. Hãy tính xác suất để 4 đứa con sinh ra có đúng 2 đứa con bị bệnh? b. Cấu trúc của quần thể qua 3 thế hệ tự thụ phấn (I3) là: 0,35AA + 0,1Aa + 0,55aa =1. Xác định cấu trúc di truyền của quần thể ở thế hệ xuất phát Io?
- c. Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định hoa trắng. Khi cho cây hoa đỏ dị hợp tự thụ phấn, kết quả thu được tỉ lệ kiểu hình 5,25 đỏ : 1 trắng. Hãy giải thích và viết sơ đồ lai? Câu 4 (3.0 điểm). a. Nguyên nhân nào một gen có thể tồn tại nhiều alen khác nhau trong quần thể? Các alen khác nhau đó có thể tương tác với nhau như thế nào? Mỗi kiểu tương tác cho một ví dụ minh hoạ. b. Tác động của các yếu tố môi trường trong đến hoạt động của gen được thể hiện ở các mối quan hệ nào? Cho một ví dụ minh hoạ. Câu 5 (3.5 điểm). a. Cá thể đực của một loài có thành phần kiểu gen là DdEe tiến hành giảm phân tạo giao tử. Trong quá trình giảm phân: - Một số tế bào giảm phân bình thường. - Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Ee không phân ly trong giảm phân I, cặp Dd phân li bình thường. - Một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly trong giảm phân II, cặp Ee phân ly bình thường. Viết các loại giao tử có thể sinh ra từ quá trình giảm phân trên? b. Cho phép lai P: AaBb x aabb →F1. Trong đó cặp NST số 1 mang cặp alen (A,a); cặp nhiễm sắc thể số 4 mang cặp alen (B,b). Quá trình giảm phân diễn ra bình thường nhưng trong lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử F1 cặp NST số 4 không phân ly, khả năng tạo ra những thể đột biến có kiểu gen như thế nào? Câu 6 (4.5 điểm).
- Phép lai 1: Cho một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được 50% kén màu vàng, hình dài: 50% kén màu trắng, hình bầu dục. Phép lai 2: Cho một bướm tằm cái sinh ra từ kén màu vàng, hình bầu dục giao phối với một bướm tằm đực sinh ra từ kén màu trắng, hình dài thu được: 672 kén màu vàng, hình dài gồm 335 bướm cái và 337 bướm đưc; 672 kén màu trắng, hình bầu dục gồm 337 bướm cái và 335 bướm đực; 128 kén màu vàng, hình bầu dục gồm 63 bướm cái và 65 bướm đực; 128 kén màu trắng, hình dài gồm 65 bướm cái và 63 bướm đực. Những con bướm tằm dùng trong hai thí nghiệm thuộc các nòi khác nhau của cùng một loài. a. Các gen quy định màu sắc và hình dạng kén nằm trên NST thường hay NST giới tính? Giải thích. b. Kiểu gen về hai tính trạng kể trên của bướm tằm cái trong phép lai 1 và của bướm tằm đực trong phép lai 2 giống nhau hay khác nhau? Viết sơ đồ lai cho mỗi phép lai. (Biết mỗi gen quy định một tính trạng và hiện tượng hoán vị gen chỉ xẩy ra ở bướm tằm đực). - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:..........................
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC 12 THPT - BẢNG A Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm ). 1) Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 ( lần thứ 1). Sau một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 ( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. a. Hãy tính số phân tử ADN chỉ chứa N14 ; chỉ chứa N15 và chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3. b. Thí nghiệm này chứng minh điều gì? 2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 3) Trong tự nhiên dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? 4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Câu II (3,0 điểm). Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 1425 hạt tròn, đỏ; 2025 hạt dài, trắng. 1) Hãy xác định tần số các alen (A, a; B, b) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên. 2) Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài, đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt khi thu hoạch sẽ như thế nào? Câu III (4,0 điểm). 1) Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen? 2) Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST của các dòng tế bào đó. 3) Ở một loài thú, có một tính trạng biểu hiện ở cả 2 giới tính. Tính trạng đó có thể được di truyền theo những quy luật nào? ( không cần phân tích và nêu ví dụ). Câu IV (3,0 điểm). Ở Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X (không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Theo lý thuyết, hãy xác định: 1) Tần số hoán vị gen ở ở ruồi cái F1 . 2) Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F2 . Câu V (3,0 điểm). 1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? Vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền. 2) Trình bày 2 quy trình khác nhau để tạo ra thể song nhị bội ở thực vật. Câu VI (3,0 điểm). 1) So sánh hai tinh bào bậc II ở một động vật lưỡng bội, trong trường hợp giảm phân bình thường. 2) Cho ngựa đen thuần chủng giao phối với ngựa trắng thuần chủng đồng hợp lặn, F1 đều lông đen. Cho F1 lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ 2 trắng : 1 đen : 1 xám. Khi cho F1 giao phối với ngựa xám thu được đời con có tỉ lệ 3 đen : 3 xám : 2 trắng. Hãy giải thích kết quả trên. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:..........................
- SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC THPT - BẢNG A (Hướng dẫn và biểu điểm gồm trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CâuI 1) Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 ( lần thứ 1). Sau 4,0 một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. a. Hãy Tính số phân tử ADN chỉ chứa N14 ; chỉ chứa N15 chứa cả N14 và N15 ở lần thứ 3. b. Thí nghiệm này chứng minh điều gì? 2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 3) Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? 4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. 1 1) Người ta nuôi một tế bào vi khuẩn E.coli trong môi trường chứa N14 ( lần thứ 1) Sau 1,0 một thế hệ người ta chuyển sang môi trường nuôi cấy có chứa N15 ( lần thứ 2) để cho mỗi tế bào nhân đôi 2 lần. Sau đó lại chuyển các tế bào đã được tạo ra sang nuôi cấy trong môi trường có N14 ( lần thứ 3) để chúng nhân đôi 1 lần nữa. a - 4 phân tử chỉ chứa N14 ; không có phân tử chỉ chứa N15 :……........................ 0,25 - 12 phân tử chứa cả N14 và N15 …………………………………………………. 0,25 b - Chứng minh ADN nhân đôi theo nguyên tắc bán bảo tồn……………………………. 0.5 2 Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 1,0 - Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen khác trong hệ gen…………………………………………………………………………….. 0,5 - Gen cấu trúc mã hoá cho các chuỗi polypeptit tham gia thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào (cấu trúc, bảo vệ, hoocmôn, xúc tác…)………………………………….. 0,5 3 Trong tự nhiên, dạng đột biến gen nào là phổ biến nhất? Vì sao? 1,0 - Đột biến gen phổ biến nhất là thay thế 1 cặp nucleotit. ………………………………….. 0,25 - Vì: + Cơ chế phát sinh đột biến tự phát dạng thay thế 1 cặp nucleotit dễ xảy ra hơn ngay cả khi không có tác nhân đột biến (do các nucleotit trong tế bào có thể hỗ biến thành dạng 0,5 hiếm). + Trong phần lớn trường hợp, đột biến thay thế cặp nucleotit là các đột biến trung 0,25 tính, (do chỉ ảnh hưởng đến một bộ ba duy nhất trên gen) => dạng đột biến gen này dễ tồn tại phổ biến ở nhiều loài. 4 Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và 1,0 sinh vật nhân thực. - Ở sinh vật nhân thực, trên một phân tử ADN (mạch thẳng, kích thước dài) có nhiều đơn vị sao chép. Ở sinh vật nhân sơ, trên phân tử ADN mạch vòng, kích thước nhỏ chỉ có một đơn vị sao chép. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 0,25 - Các tế bào sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim và protein khác nhau tham gia thực hiện quá trình tái bản ADN hơn so với sinh vật nhân sơ……………………………………… 0,25 - Tốc độ sao chép của sinh vật nhân sơ nhanh hơn sinh vật nhân thưc………………………… 0,25 - ADN dạng mạch vòng của nhân sơ không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, trong khi hệ gen của sinh vật nhân thực ở dạng mạch thẳng ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép. …….. 0,25 CâuII Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a 3,0 qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 1425 hạt tròn, đỏ; 2025 hạt dài, trắng.
- 1) Hãy xác định tần số các alen (A, a; B, b) và tần số các kiểu gen của quần thể nêu trên. 2) Nếu vụ sau mang tất cả các hạt có kiểu hình dài đỏ ra trồng thì tỉ lệ kiểu hình hạt mong đợi khi thu hoạch sẽ như thế nào? Giải thích. 1 Xét từng tính trạng trong quần thể: - Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài → tần số alen a = 0,9; A = 0,1 → cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa……………………………………… 0,75 - Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng → tần số alen b = 0,5; B = 0,5. → cấu trúc di truyền gen qui đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb…………………………………………….. 0,75 - Tần số các KG của quần thể : (0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa)x(0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) = 0,0025 AABB : 0,005 AABb : 0,0025Aabb : 0,045 AaBB: 0,09AaBb : 0,045Aabb : 0,2025aaBB : 0,405aaBb : 0,2025 aabb. 0,75 2 Các hạt dài,đỏ có tần số kiểu gen là: 1aaBB: 2aaBb. - Nếu đem các hạt này ra trồng sẽ có tỉ lệ phân li kiểu hình tính (theo lí thuyết) thu được ở vụ sau là: 8 hạt dài đỏ(aaB-): 1 dài trắng (aabb)…………………………………………………. 0,75 CâuIII 1) Những trường hợp nào gen không tạo thành cặp alen? 4,0 2) Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST các loại tế bào đó. 3) Ở một loài thú, có một tính trạng biểu hiện ở cả 2 giới tính. Tính trạng đó có thể được di truyền theo những quy luật nào? Lưu ý: không cần phân tích và nêu ví dụ. 1 - Gen trong các bào quan (ty thể, lạp thể) nằm trong tế bào chất ………………………….. 0,25 - Gen trên X không có alen trên Y hoặc gen trên Y không có alen trên X …… ……… 0,25 - Gen trên nhiễm sắc thể còn lại không có alen tương ứng trong thể đột biến một nhiễm. 0,25 - Gen trên đoạn NST tương ứng với đoạn bị mất do đột biến. 0,25 - Các gen trong giao tử đơn bội bình thường hoặc giao tử thể. 0,25 2 - Phát sinh 3 dòng tế bào: 0,25 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n +2; 2n – 2. - Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n)……………………………. 0,25 AaBbDDddXY (2n+2)……………………. 0,25 AaBbXY (2n-2)…………………………….. 0,25 AaBbDDXY; AaBbddXY (2n) 0,25 3 TH1: Tính trạng do một gen quy định: - Di truyền theo quy luật phân ly ( gen tồn tai trên NST thường)……………………………… 0,25 - Di truyền liên kết với NST giới tính X, gen tồn tại ở vùng không tương đồng trên X ……... 0,25 - Di truyền liên kết với NST giới tính, gen tồn tại ở vùng tương đồng trên X và Y ……....... 0,25 - Di truyền qua tế bào chất (gen tồn tại ở ti thể)…………………………………………. 0,25 TH2: Tính trạng do 2 hay nhiều gen không alen quy định. - Di truyền theo quy luật tương tác gen trên NST thường… 0,25 - Di truyền theo quy luật tương tác gen trên NST giới tính.. 0,25 CâuIV Ở Ruồi giấm, alen A quy định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân 3,0 đen; alen B quy định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b quy định cánh cụt; hai cặp gen cùng nằm trên một cặp NST thường. Alen D quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt trắng, gen quy định tính trạng màu mắt nằm trên NST giới tính X ( không có alen trên Y). Cho giao phối giữa ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ với ruồi thân đen, cánh cụt, mắt trắng thu được F1 100% ruồi thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Cho F1 giao phối với nhau ở F2 thấy xuất hiện 48,75% ruồi giấm thân xám, cánh dài, mắt đỏ. Tính theo lý thuyết, hãy xác định. 1) Tần số hoán vị gen ở ở ruồi cái F1 . 2) Tính tỉ lệ các kiểu hình còn lại ở F2 . 1 AB D d AB D - Từ P F1 có KG X X và X Y 0.5 ab ab 0,5
- 1 3 0,5 - F1 x F1 F2 (Xám, dài, đỏ) = A ; B X D 0, 5 ab x 0, 4875 ab 30% . 2 4 Vậy f = 100% - (30% x 2) = 40%...................................................................................... ( Học sinh giải cách khác đúng cho điểm tối đa) 2 - Xám, dài, trắng = 16,25%........................................................................................................ 0.25 - Xám, ngắn, đỏ = 7,5%............................................................................................................ 0.25 - Xám, ngắn, trắng = 2,5%........................................................................................................ 0.25 - Đen, dài, đỏ = 7,5%.............................................................................................................. 0.25 - Đen, dài, trắng = 2,5%............................................................................................................. 0.25 - Đen, ngắn,đỏ = 11,25% ; Đen, ngắn, trắng = 3,75%. ........................................................ 0.25 CâuV 1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền. 3,0 2) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật. 1 * Cơ chế tác dụng của enzim giới hạn: - Nhận biết một đoạn trình tự nu xác định………………………………………… 0.25 - Cắt 2 mạch đơn của phân tử ADN ở vị trí nucleotit xác định, tạo nên các đầu dính. 0.25 * Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng một loại enzim giới hạn (restrictaza). 0.25 Vì: Việc cắt ADN của tế bào cho và cắt thể truyền do cùng một loại enzim giới hạn thì mới 0.25 tạo ra các đầu dính phù hợp với nguyên tắc bổ sung. * Các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền: - Tồn tại độc lập và có khả năng tự nhân đôi độc lập với NST ………………………… 0.25 - Có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu. 0.25 - Có trình tự khởi đầu sao chép, promoter có ái lực cao với enzim phiên mã 0,25 - Có trình tự nhận biết, đảm bảo sự di truyền bền vững của AND tái tổ hợp 0,25 2 * Lai xa kết hợp với đa bội hóa : ……………………………………………………… - Cho lai giữa 2 loài lưỡng bội, tạo ra hợp tử lai F1 (có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài). 0.25 - Gây đột biến đa bội hợp tử lai F1 tạo ra thể song nhị bội. 0.25 * Dung hợp tế bào trần : - Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẫu để tạo ra tế bào trần, sau đó nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai. 0.25 - Dùng hooc môn kích thích các tế bào này thành cây lai…………………. ……… 0.25 CâuVI 1) So sánh hai tinh bào bậc II ở một động vật lưỡng bội, trong trường hợp giảm phân bình thường. 3,0 2) Cho ngựa đen thuần chủng giao phối với ngựa trắng thuần chủng đồng hợp lặn, F1 đều lông đen. Cho F1 lai phân tích thu được Fa có tỉ lệ 2 trắng : 1 đen : 1 xám. Khi cho F1 giao phối với ngựa xám thu được đời con có tỉ lệ 3 đen : 3 xám : 2 trắng. Hãy giải thích kết quả trên. 1 - Giốngnhau: + Cả hai tinh bào đều mang bộ NST kép đơn bội …………………….. 0,25 + Lượng tế bào chất tương đương nhau… 0,25 ………………………………….. 0,25 - Khác nhau: + Mang tổ hợp n NST kép khác nhau về nguồn gốc……………………….. 0,25 + Một số NST có sự thay đổi về tổ hợp gen do trao đổi chéo……………… 2 - Cho F1 lai phân tích, Fa có tỉ lệ: 2 trắng : 1đen : 1xám (Fa có 4 kiểu tổ hợp) F1dị hợp 2 cặp gen (AaBb) có KH lông đen Tính trạng màu lông di truyền theo quy luật tương tác gen… 0.25 - Fa có 3 KH có thể tương tác theo một trong 3 kiểu: 12:3:1 hoặc 9:6:1 hoặc 9:3:4. ………. 0,25 - KH lông trắng chiếm 2/4, trong đó có kiểu gen aabb tương tác gen át chế do gen lặn. 0,25 - Quy ước: A-B- lông đen (do tương tác bổ sung giữa các gen trội không alen)…………. 0,25 B lông xám; bb át chế cho KH lông trắng, aa không át Từ đó ta có: Ngựa trắng Pt/c có KG aabb, ngựa đen T/C’ ở P có KG là AABB - PT/C’ : AABB (lông đen) x aabb (lông trắng) F1 100% AaBb (lông đen)……… 0,25 - Cho F1 lai phân tích: F1: AaBb (lông đen) x aabb (lông trắng) Fa : 1AaBb (đen) : 1aaBb (xám) : 1Aabb (trắng) : 1aabb (trắng) …………………….. 0,25 - Cho F1 giao phối với ngựa xám thu được đời con tỉ lệ 8 tổ hợp, mà F1 có 4 loại giao tử
- ngựa xám đem lai với F1 cho 2 loại giao tử => có KG aaBb……………………………………….. 0,25 - F1: AaBb (lông đen) x aaBb (lông xám). F2: 3A-B- (đen) : 3aaB- (xám) : 1Aabb (trắng): 1aabb (trắng) = 3 đen : 3 xám : 2 trắng 0,25 (Lưu ý quy ước khác cũng cho điểm tối đa). - - Hết - -
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC 12 - BT THPT Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm). 1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac. 2) Nêu vai trò của các thành phần cấu trúc của opêron Lac. 3) Nêu các đặc điểm của mã di truyền. Câu II (4,0 điểm). Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qua định hoa trắng. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. 1) Cho cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn, kết quả thu được tỉ lệ 3 cây cao, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng, giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. 2) Cho cây cao, hoa đỏ lai phân tích, kết quả thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ như sau: 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ , giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. Câu III (4,0 điểm). 1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiễm . 2) Nêu đặc điểm của thể đa bội. Câu IV (4,0 điểm). 1) Nêu ý nghĩa của quy luật di truyền phân ly độc lập. 2) Mooc gan đã làm thí nghiệm như thế nào để phát hiện hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ? Câu V (4,0 điểm). 1) Thế nào là mức phản ứng của kiểu gen? Mức phản ứng có di truyền không? Vì sao? 2) Cho biết các gen trội là trội hoàn toàn so với các gen lặn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd F1 ( không viết sơ đồ lai), Hãy tính. a) - Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1. - Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1. b) Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd và AaBbdd ở F1. - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh:........................................................................... Số báo danh:.........................
- SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC - BTVH - THPT (Hướng dẫn và biểu điểm gồm trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CâuI 1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? 4,0 Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac. 2) Nêu vai trò của các thành phần cấu trúc của opêron Lac. 3) Nêu các đặc điểm của mã di truyền. 1 - Gen điều hòa không phải là thành phần của opêron Lac…………………………………… 0,5 - Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc…………………………………………………………. 0,5 2 - Các gen cấu trúc quy định tổng hợp các enzim tham gia vào các phản ứng phân giải đường lactôzơ có trong môi trường để cung cấp năng lượng cho tế bào……………………………… 0,5 - Vùng vận hành là trình tự nucleotit đặc biệt, tại đó protein ức chế có thể liên kết làm ngăn cản sự phiên mã………………………………………………………………………………. 0,5 - Vùng khởi động là nơi mà ARN polimeraza bám vào và khởi động quá trình phiên mã….. 0,5 3 - Mã di truyền là mã bộ ba……………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền được đọc theo một chiều từ 5’ 3’ một cách liên tục……………………….. 0,25 - Mã di truyền có tính phổ biến……………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền có tính đặc hiệu……………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền có tính thoái hóa…………………………………………………………………… 0,25 - Mã di truyền có mã mở đầu và mã kết thúc xác định…………………………………………. 0,25 (Chỉ trả lời theo SGK cơ bản là được) CâuII Ở một loài thực vật, alen A quy định cây cao trội hoàn toàn so với alen a quy định cây thấp; 4,0 alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b qua định hoa trắng. Các cặp gen quy định các cặp tính trạng nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể. 1) Cho cây cao, hoa đỏ tự thụ phấn, kết quả thu được F1 có tỉ lệ 3 cây cao, hoa đỏ : 1 cây thấp, hoa trắng. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. 2) Cho cây cao, hoa đỏ lai phân tích, kết quả thu được 4 kiểu hình có tỉ lệ như sau : 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ. Hãy giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. 1 * Xét riêng từng tính trạng: - Kích thước cây: Cao : thấp = 3 : 1 Aa x Aa (1)… ……………………….. 0.25 - Màu sắc hoa: . Đỏ : trắng = 3 : 1 Bb x Bb (2)……………………………. 0.25 * Xét chung: - F1 có tỉ lệ : 3 : 1 ( 3 : 1) x ( 3: 1) Cây cao, hoa đỏ dị hợp 2 cặp gen LKG HT…….. 0.5 1 ab 1 1 AB - KQ: thấp, trắng ( ) = ab x ab KG cây cao, hoa đỏ ……………………… 0.5 4 ab 2 2 ab AB AB AB ab - SĐL : P: x F1 : ( 3 :1 ) = 3 cây cao, đỏ : 1 cây thấp, trắng…. 0.5 ab ab ab 2 - KQ lai phân tích thu được 4 KH có tỉ lệ # (1 : 1 : 1 : 1) cây cao, đỏ xảy ra hiện tượng HVG……………………………………………………………………………………………. 0.5
- ab 0.5 - KQ Fa xuất hiện 40% ( cao, trắng) = 40% ab x 100% ab ab = 40% > 25% là ab giao tử liên kết TSHVG (f) = 100% - 2 x 40% = 20%.......................................................... 0.5 AB ab AB ab Ab aB SĐL: P: x Fa : ( 40% : 40% : 10% : 10% ) …………….. 0.5 ab ab ab ab ab ab ( 40% cao,đỏ : 40% thấp, trắng : 10% cao, trắng : 10% thấp, đỏ) ……………………………… CâuIII 1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội và thể ba nhiểm . 4,0 2) Nêu đặc điểm của thể đa bội. 1 * Cơ chế phát sinh thể tam bội: - Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình giao tử (2n)------------.. 0.5 - Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) Hợp tử (3n) có thể phát triển thành thể tam bội…………………………………………………………………………. 0.5 * Cơ chế phát sinh thể ba nhiễm: - Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình giao tử thiếu 1 NST (n-1) và giao tử thừa 1 NST ( n+1) ……………………………………………………………. 0.5 - Qua thụ tinh giữa giao tử (n+1) với giao tử bình thường (n) Hợp tử (2n + 1) có thể phát triển thành thể ba nhiễm………………………………………………………………………. 0.5 2 - Tế bào của thể đa bội có số lượng AND tăng gấp bội nên quá trình sinh tổng hợp các chất hữu cơ xãy ra mạnh mạnh, kéo dài…………………………………………………………….. 0.5 - Thể đa bội có tế bào to, cơ quan sinh dưỡng lớn, phát triển khỏe, chống chịu tốt…………… 0.5 - Các thể đa bội lẻ hầu như không có khả năng sinh giao tử bình thường…………………….. 0.5 - Các thể đa bội cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa ………………………………… 0.5 CâuIV 1) Nêu ý nghĩa của quy luật di truyền phân ly độc lập. 4,0 2) Mooc gan đã làm thí nghiệm như thế nào để phát hiện hiện tượng liên kết gen và hoán vị gen ? 1 - Sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các NST ( sự phân ly độc lập và tổ hợp tự do của các gen) trong giảm phân sẽ tạo nên các giao tử với các tổ hợp gen khác nhau………………. 0.5 - Các giao tử khác nhau kết hợp một cách ngẫu nhiên trong quá trình thụ tinh tạo ra nhiều tổ hợp gen ( biến dị tổ hợp ) khác nhau………………………………………………………… 0.5 - Biến dị tổ hợp là nguồn nguyên liệu thứ cấp cho quá trình tiến hóa và quá trình chọn giống 0,5 2 .* Mooc gan đã tiến hành thí nghiệm ở ruồi giấm như sau để phát hiện LKG: - Pt/c : (♀) Thân xám, cánh dài x (♂) Thân đen, cánh cụt ……………………. 0,25 F1: 100% Thân xám, cánh dài Pa: (♀) Thân xám, cánh dài x (♂) Thân đen, cánh cụt Fa: 1 Thân xám, cánh dài : 1 Thân đen, cánh cụt * Giải thích: - F1: 100% Thân xám, cánh dài Xám (A) > đen (a) ; Dài (B) > cụt (b)…………………. 0,25 - F1 dị hợp về 2 cặp gen (Aa;Bb) đen lai phân tích Fa thu được (1 : 1). (2 tổ hợp). = 2 loại giao tử x 1 loại giao tử (♀) Thân xám, cánh dài 2 loại giao tử ( có hiện tượng di truyền LKGHT)………………………………………………………………… 0,25 AB ab -SĐL: PT/C: (♀) Xám,dài x (♂) đen, cụt AB ab AB F1: 100% Xám,dài ab AB ab F1: (♂) Xám, dài x (♀) Đen, cụt ab ab AB ab 0,25 Fa: 1 Thân xám, cánh dài : 1 Thân đen, cánh cụt …………………………. ab ab .* Mooc gan đã tiến hành thí nghiệm ở ruồi giấm như sau để phát hiện HVG:………………. 0,25
- - Pt/c : (♀) Thân xám, cánh dài x (♂) Thân đen, cánh cụt F1: 100% Thân xám, cánh dài (♀)Thân xám, cánh dài x (♂) Thân đen, cánh cụt Fa: 965 Thân xám, cánh dài 944 Thân đen, cánh cụt 185 Thân đen, cánh dài 206 Thân xám, cánh cụt ( không yêu cầu viết đúng KQ như SGK) * Giải thích: - F1: 100% Thân xám, cánh dài Xám (A) > đen (a) ; Dài (B) > cụt (b)…………………. 0,25 - F1 dị hợp về 2 cặp gen (Aa;Bb) đen lai phân tíchFa thu được 4 KH có tỉ lệ ( 41,5% : 41,5% : 8,5% : 8,5% ) # (1 : 1: 1 : 1) có hiện tượng di truyền HVG………………… 0,25 Ab - Fa: Thu được 8,5% xám, cụt = 8,5% Ab x 100% ab ab HVG = 8,5% x 2 = 17%.................................................................................................. 0,25 AB ab - SĐL: PT/C: (♀) Xám,dài x (♂) đen, cụt AB ab AB F1: 100% Xám,dài ab AB ab 0,25 F1: (♂) Xám, dài x (♀) Đen, cụt …………………………………… ab ab AB Fa: 41,5% Thân xám, cánh dài ab ab 41,5% Thân đen, cánh cụt ab Ab 8,5% Thân xám, cánh cụt ab aB 8,5% Thân đen, cánh dài ……………………………………… ab 0,25 (nếu hs trình bày đúng KQ cũng cho điểm tối đa) CâuV 1) Thế nào là mức phản ứng của kiểu gen? Mức phản ứng có di truyền không, vì sao? 4,0 2) Cho biết các gen trội là trội hoàn toàn so với các gen lặn. Cho phép lai P: AaBbDd x AaBbdd F1 ( không viết sơ đồ lai), Hãy tính. a) Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội và Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1. c) Tỉ lệ kiểu gen AaBbDd và AaBbdd ở F1. 1 - Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương tác với các môi trường khác nhau được goi là mức phản ứng của kiểu gen……………………………………………………………… 0,5 - Mức phản ứng di truyền được…………………………...................................................... 0,5 - Vì : Mức phản ứng do gen quy định……………………………………………………….. 0,5 2 a - P : Aa x Aa F1 ( 1/4 AA : 2/4Aa : 1/4aa) = (3/4A- : 1/4aa)……………………………. 0,25 - P : Bb x Bb F1 ( 1/4 BB : 2/4Bb : 1/4bb) = (3/4B- : 1/4bb)………………………….. 0,25 - P : Dd x dd F1 ( 1/2 Dd : 1/2dd) = (1/2D- : 1/2dd)…………………………………… 0,25 Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng trội ở F1(A-B-D-) = 3/4 x 3/4 x 1/2 = 9/32…………. 0,5 Tỉ lệ kiểu hình mang 3 tính trạng lặn ở F1(aabbdd) = 1/4 x 1/4 x 1/2 = 1/32…………. 0,25 b - Tỉ lệ KG: AaBbDd = 2/4 x 2/4 x 1/2 = 1/8………………………………………………. 0,5 - Tỉ lệ KG : AaBbdd = 2/4 x 2/4 x 1/2 = 1/8……………………………………………… 0,5
- SỞ GD&ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC 12 THPT - BẢNG B Thời gian: 150 phút (Không kể thời gian giao đề) Câu I (4,0 điểm ). 1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac. 2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 3) Nêu các đặc điểm của mã di truyền. 4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân thực. Câu II (3,0 điểm). Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thu được 1425 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng. 1) Hãy xác định tần số các alen A, a; B, b . 2) Viết cấu trúc di truyền của quần thể. Câu III (4,0 điểm). 1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội, thể tứ bội . 2) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật. Câu IV (5,0 điểm). 1) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho lai giữa hai cây tứ bội AaaaBbbb x AaaaBbbb kết quả thu được tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình như thế nào? 2)Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có bộ nhiễm sắc thể được ký hiệu AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có bao nhiêu dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST của các dòng tế bào đó. 3) Phát biểu định luật Hacđi-Vanbec và viết công thức tổng quát về cấu trúc di truyền của một quần thể (chỉ xét một gen có 2 alen). Nêu điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật. Câu V (4,0 điểm). 1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng mấy loại enzim giới hạn? Vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền. 2) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khi giao phấn giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa đỏ thu được đời con có tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ : 25% cây thân thấp, hoa đỏ. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai.( Biết các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau). - - - Hết - - - Họ và tên thí sinh: ........................................................................... Số báo danh:..........................
- SỞ GD& ĐT NGHỆ AN KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI TỈNH LỚP 12 THPT NĂM HỌC 2012 - 2013 HƯỚNG DẪN VÀ BIỂU ĐIỂM CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn thi: SINH HỌC 12 THPT - BẢNG B (Hướng dẫn và biểu điểm gồm 03 trang) CÂU NỘI DUNG ĐIỂM CâuI 1) Gen điều hòa là một trong những thành phần cấu trúc của opêron Lac đúng hay 4,0 sai? Nêu vai trò của gen điều hòa trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac. 2) Phân biệt gen cấu trúc và gen điều hoà? 3) Nêu các đặc điểm của mã di truyền. 4) Nêu những đặc điểm khác nhau cơ bản trong nhân đôi ADN ở sinh vật nhân sơ và sinh vật nhân 1 - Gen điều hòa không phải là thành phần của opêron Lac…………………………………… 0,5 - Gen điều hòa tổng hợp Protein ức chế, protein này liên kết với vùng vận hành ngăn cản quá trình phiên mã của các gen cấu trúc……………………………………………………………. 0,5 2 - Gen điều hoà mã hóa cho các loại protein là các yếu tố điều hoà biểu hiện của các gen khác trong hệ gen…………………………………………………………………………….. 0,5 - Gen cấu trúc mã hoá cho các chuỗi polypeptit tham gia thành phần cấu trúc hay chức năng của tế bào (cấu trúc, bảo vệ, hoocmôn, xúc tác…)………………………………….. 0,5 3 - Mã di truyền được đọc………………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền có tính phổ biến……………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền có tính đặc hiệu……………………………………………………………………. 0,25 - Mã di truyền có tính thoái hóa…………………………………………………………………… 0,25 (Chỉ trả lời theo SGK cơ bản là được) 4 - Ở sinh vật nhân thực, trên một phân tử ADN (mạch thẳng, kích thước dài) có nhiều đơn vị sao chép. Ở sinh vật nhân sơ, trên phân tử ADN mạch vòng, kích thước nhỏ chỉ có một đơn vị sao chép. ……………………………………………………………………………………………………………………………… 0,25 - Các tế bào sinh vật nhân thực có nhiều loại enzim và protein khác nhau tham gia thực hiện quá trình tái bản ADN hơn so với sinh vật nhân sơ……………………………………… 0,25 - Tốc độ sao chép của sinh vật nhân sơ nhanh hơn sinh vật nhân thưc………………………… 0,25 - ADN dạng mạch vòng của nhân sơ không ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép, trong khi hệ gen của sinh vật nhân thực ở dạng mạch thẳng ngắn lại sau mỗi chu kỳ sao chép. …….. 0,25 CâuII Một loài thực vật giao phấn có alen A quy định hạt tròn là trội hoàn toàn so với 3,0 alen a qui định hạt dài; alen B qui định hạt đỏ là trội hoàn toàn so với alen b qui định hạt trắng. Hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập. Khi thu hoạch ở một quần thể cân bằng di truyền, người ta thụ được 1424 hạt tròn, đỏ; 475 hạt tròn, trắng; 6075 hạt dài, đỏ; 2025 hạt dài, trắng. 1) Hãy xác định tần số các alen A, a; B, b . 2) Viết cấu trúc di truyền của quần thể. 1 *Xét từng tính trạng trong quần thể: - Dạng hạt: 19% hạt tròn : 81% hạt dài → tần số alen a = 0,9; A = 0,1 → cấu trúc di truyền gen qui định hình dạng hạt là: 0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa……………………………………… 0,75 - Màu hạt: 75% hạt đỏ : 25% hạt trắng → tần số alen b = 0,5; B = 0,5. → cấu trúc di truyền gen qui đinh màu hạt là: 0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb…………………………………………….. 0,75 2 -Cấu trúc di truyền của quần thể : (0,01AA : 0,18Aa : 0,81aa) (0,25BB : 0,5Bb: 0,25bb) = (0,0025 AABB : 0,005 AABb : 0,0025Aabb : 0,045 AaBB : 0,09AaBb: 0,045Aabb : 0,2025aaBB : 0,405aaBb : 0,2025 aabb)………………………………………………………. 1,5 CâuIII 1) Trình bày cơ chế phát sinh thể tam bội, thể tứ bội . 4,0 2) Trình bày 2 quy trình khác nhau cùng tạo ra thể song nhị bội ở thực vật.
- 1 Cơ chế phát sinh thể tam bội: - Trong giảm phân : tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình giao tử (2n)------------ 0,5 - Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với giao tử bình thường (n) Hợp tử (3n) phát triển thành thể tam bội……………………………………………………………………………….. 0,5 Cơ chế phát sinh thể tứ bội: - Trong nguyên phân: Ở lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử(2n), tất cả các NST không phân ly tạo thành hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội………………………………………… 0,5 - Trong giảm phân: tế bào sinh giao tử (2n) giảm phân không bình giao tử (2n). - Qua thụ tinh giữa giao tử (2n) này với nhau Hợp tử (4n) phát triển thành thể tứ bội……………………………………………………………………………………………… 0,5 2 * Lai xa kết hợp với đa bội hóa : ……………………………………………………… 0,5 - Cho lai giữa 2 loài lưỡng bội, tạo ra hợp tử lai F1 (có bộ NST gồm 2 bộ đơn bội của 2 loài). 0,25 - Gây đột biến đa bội hợp tử lai F1 tạo ra thể song nhị bội……………………………… 0,25 * Dung hợp tế bào trần : - Loại bỏ thành xenlulôzơ của tế bào sinh dưỡng bằng enzim hoặc vi phẫu để tạo ra tế bào. trần, sau đó nuôi các tế bào trần khác loài trong cùng môi trường nuôi để tạo ra các tế bào lai. 0,5 - Dùng hooc môn kích thích các tế bào này thành cây lai…………………. ……… 0,5 CâuIV 1) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy 5,0 định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Cho lai giữa hai cây tứ bội AaaaBbbb x AaaaBbbb kết quả thu được tỉ lệ kiểu gen và tỉ lệ kiểu hình như thế nào? 2) Trong quá trình phát triển phôi sớm ở ruồi giấm đực có thành phần kiểu gen AaBbDdXY, ở lần phân bào thứ 6 người ta thấy ở một số tế bào cặp NST mang cặp gen Dd không phân ly. Cho rằng phôi đó phát triển thành thể đột biến, thì nó có mấy dòng tế bào khác nhau về số lượng nhiễm sắc thể? Hãy viết ký hiệu bộ NST các loại tế bào đó. 3) Phát biểu định luật Hacđi-Vanbec và viết công thức tổng quát về cấu trúc di truyền của một quần thể ở trạng thái cân bằng (chỉ xét một gen có 2 alen). Nêu điều kiện nghiệm đúng và ý nghĩa của định luật. 1 Xét riêng từng tính trạng: - Về chiều cao cây: Aaaa x Aaaa ( 1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa) = (3cao : 1thấp)…………… 0,25 - Về màu sắc hoa: Bbbb x Bbbb ( 1BBbb : 2Bbbb : 1bbbb) = (3 đỏ : 1 trắng)…………. 0,25 Xét chung cả 2 tính trạng: - Tỉ lệ KG (1AAaa : 2Aaaa : 1aaaa)(1BBbb : 2Bbbb :1bbbb) = (1 :2 :1 :2 : 4 :2 : 1: 2 : 1)….. 0,25 - Tỉ lệ KH (3cao : 1thấp)(3 đỏ : 1 trắng) = 9 : 3 : 3 : 1………………………………………. 0,25 2 - Phát sinh 3 dòng tế bào: 1 dòng tế bào bình thường (2n) và 2 dòng tế bào đột biến 2n +2; 2n – 2……………… 0,25 - Các tế bào đó mang bộ NST được ký hiệu: AaBbDdXY (2n)……………………………. 0,25 AaBbDDddXY (2n+2)……………………. 0,25 AaBbXY (2n-2)…………………………….. 0,25 AaBbDDXY; AaBbddXY (2n) 3 - Nội dung: Trong những điều kiện nhất định, trong lòng một quần thể giao phối, tần số tương đối của các alen ở mỗi gen có khuynh hướng duy trì không đổi từ thế hệ này sang thế hệ khác…………………………………………………………………………………………. 0,5 - Công thức tổng quát : p 2 AA 2pqAa q 2aa 1 (p là tần số alen A; q là tần số alen a), p+q = 1 ..................................................................... 0,5 - Quần thể cân bằng di truyền với điều kiện: + Quần thể phải có kích thước lớn…………………………………………………………… 0,25 + Các cá thể trong quần thể phải giao phối ngẫu nhiên……………………………………… 0,25 + Không có chon lọc tự nhiên, không có đột biến xãy ra……………………………………. 0,25 + không có sự di nhập gen…………………………………………………………………… 0,25 - Ý nghĩa của định luật: +Về lí luận: Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền trong quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài………………………… 0,5 + Về Thực tiển: 0,25
- - Xác định tần số tương đối của các KG và cá alen từ tỉ lệ các loại KH………. -Từ tần số xuất hiện đột biến nào đó có thể dự tính xác suất bắt gặp thể đột biến đó 0,25 trong quần thể…………………………………………………………………… CâuV 1) Nêu cơ chế tác dụng của enzim giới hạn. Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần 4,0 sử dụng mấy loại enzim giới hạn? vì sao? Nêu các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền. 2) Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng. Khi giao phấn giữa cây thân cao, hoa đỏ với cây thân cao, hoa đỏ thu được đời con có tỉ lệ 75% cây thân cao, hoa đỏ : 25% cây thân thấp, hoa đỏ. Giải thích kết quả và viết sơ đồ lai. (Biết các gen quy định các cặp tính trạng nằm trên các cặp nhiễm sắc thể tương đồng khác nhau). 1 * Cơ chế tác dụng của enzim giới hạn: - Nhận biết một đoạn trình tự nu xác định………………………………………… 0,25 - Cắt 2 mạch đơn của phân tử ADN ở vị trí nucleotit xác định, tạo nên các đầu dính. ….. 0,25 * Để tạo được 1 ADN tái tổ hợp thì cần sử dụng một loại enzim giới hạn (restrictaza). - Vì: Việc cắt ADN của tế bào cho và cắt thể truyền do cùng một loại enzim giới hạn thì mới tạo ra các đầu dính phù hợp với nguyên tắc bổ sung…………………………………………. 0,5 * Các tiêu chuẩn cần có của một thể truyền. - Tồn tại độc lập với NST, có khả năng tự nhân đôi……………………………… 0,25 - Có các dấu chuẩn hoặc các gen đánh dấu ……………………………………… 0,25 2 -Kết quả thu được tỉ lệ KH (3cao, đỏ : 1 cao, đỏ) = (3 cao :1 thấp)(100% đỏ) ……………… 0,5 - KQ (3 cao :1 thấp) = 4 tổ hợp = 2 loại giao tử x 2 loại giao tử ( Aa x Aa) (1)………… 0,5 - KQ ( 100% đỏ) ( Bb x BB) hoặc ( BB x BB)……………………………(2)…………. 0,5 - (1) và (2) : phép lai AaBb x AaBB KQ (3 A-B-) : (1aaB-) = 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1cây thân thấp, hoa đỏ…………………………………………………………………… 0,5 - (1) và (2) : phép lai AaBB x AaBB KQ (3 A-BB) : (1aaBB) = 3 cây thân cao, hoa đỏ : 1cây thân thấp, hoa đỏ…………………………………………………………………………. 0,5 ( viết sơ đồ lai cho điểm tối đa) - - Hết - -
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 -VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) Đề chính thức Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề gồm 2 trang) Câu 1: (2 điểm) 1-1. Bào quan nào khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật từ đó phản ánh được những đặc điểm khác nhau của giới Thực vật với giới Động vật? (Có giải thích) 1-2. Cà độc dược có bộ nhiễm sắc thể 2n = 24. Quá trình nguyên phân liên tiếp một số đợt từ một tế bào lưỡng bội tạo ra số tế bào mới có 192 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. a. Xác định số đợt phân bào của tế bào ban đầu? b. Nếu cho rằng các tế bào mới tạo thành tiếp tục nguyên phân. Xác định số tâm động ở kì đầu; Số cromatit ở kì giữa là bao nhiêu? Câu 2: (2 điểm) 2-1. Tại sao nói nấm men là “ân nhân” và cũng là “tội phạm” đối với đời sống con người? 2-2. Khi tiến hành muối chua rau cải, người ta thực hiện như sau: Rau cải cắt nhỏ 3-4cm, phơi cho se mặt rồi cho rau vào trong hũ. Pha nước muối NaCl 5- 6% và đổ cho ngập rau cải. Nén chặt, đậy kín, để nơi ấm. Có thể thêm 2 thìa cà phê đường saccarôzơ hòa tan. Muốn sớm sử dụng có thể thêm ½ bát nước dưa chua. Khoảng 2-3 ngày thì có thể sử dụng được nhưng để lâu dưa sẽ bị khú. Hãy giải thích: - Tại sao phải nén chặt, đậy kín và sử dụng nước muối có tác dụng gì? - Bổ sung đường và thêm một ít nước dưa cũ nhằm mục đích gì? - Vì sao dưa để lâu sẽ bị khú? Câu 3: (2 điểm) 3.1. Tại sao nói: Trồng trọt chính là ngành kinh doanh năng lượng mặt trời? Nêu các biện pháp nâng cao năng suất cây trồng dựa trên những hiểu biết về quang hợp? 3-2. Theo một nghiên cứu của Kixenbec ở cây ngô: - Số lượng tế bào khí khổng trên 1 cm2 biểu bì dưới là 7684, còn trên 1 cm2 biểu bì trên là 9300. - Tổng diện tích lá trung bình (cả hai mặt lá) ở 1 cây là 6100 cm2. - Kích thước trung bình 1 khí khổng là 25,6 x 3,3 m. Biết 1 m = 10-3 mm Hãy cho biết: a. Tổng số khí khổng có ở cây ngô đó là bao nhiêu? b. Tại sao ở đa số các loài cây, số lượng khí khổng ở biểu bì dưới thường nhiều hơn số lượng khí khổng ở biểu bì trên mà ở ngô thì không như vậy? c. Tại sao tỉ lệ diện tích khí khổng trên diện tích lá rất nhỏ (khoảng 1%) nhưng lượng nước bốc hơi qua khí khổng lại rất lớn (80-90% lượng nước bốc hơi từ toàn bộ mặt thoáng tự do của lá) ? Câu 4: (2 điểm) 4-1. Trong quá trình tiến hóa, động vật chuyển từ dưới nước lên sống trên cạn sẽ gặp những trở ngại gì liên quan đến sinh sản? Những trở ngại đó đã được khắc phục như thế nào? 4-2. Tại sao thiếu Iôt trong thức ăn và nước uống, trẻ em chậm hoặc ngừng lớn, chịu lạnh kém, não ít nếp nhăn, trí tuệ thấp? Câu 5: (6 điểm) Trang1
- 5-1. Trong một tế bào sinh tinh, xét hai cặp nhiễm sắc thể chứa hai cặp gen dị hợp được kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào này giảm phân, cặp Aa phân li bình thường; cặp Bb không phân li trong giảm phân I, giảm phân II diễn ra bình thường. a. Các loại giao tử có thể có từ quá trình giảm phân của tế bào trên? b. Số lượng từng loại nucleotit của hợp tử do thụ tinh giữa các giao tử của tế bào sinh tinh nói trên với tế bào trứng bình thường của cơ thể aabb? c. Nêu cơ chế phát sinh đột biến thể lệch bội? Biết cặp alen Aa dài 510 nanomet, alen A có 3600 liên kết hidro, alen a có tổng tỉ lệ Adenin và loại nucleotit khác chiếm 40%. Cặp alen Bb mỗi alen đều dài 306 nanomet, alen B có Timin bằng 20%, alen b có tỉ lệ các loại nucleotit đều bằng nhau. 5-2. Xét một cặp alen AA nằm trên cặp nhiễm sắc thể thường, mỗi alen dài 408 nanomet, tỉ lệ A : G = 3 : 1. Đột biến làm alen A thành alen a, tạo nên cặp dị hợp Aa. Alen a có tỉ lệ G 33,48% nhưng chiều dài không đổi. A a. Đột biến trên ảnh hưởng cấu trúc gen như thế nào? b.Nếu đột biến làm thay đổi codon thứ 5 thì chuỗi polipeptit trong phân tử protein bị ảnh hưởng như thế nào? Câu 6: (6 điểm) 6-1 Cho 2 loài sinh vật, loài thứ nhất có kiểu gen BbDd, loài thứ hai có kiểu gen BD . Biết mỗi bd cặp alen qui định một cặp tính trạng tương phản. a. Nêu đặc điểm chung về kiểu gen của 2 loài? b. Nêu qui luật di truyền chi phối mỗi loài? Làm thế nào để nhận biết kiểu gen của mỗi loài? 6-2 Cho cây F1 giao phấn với 2 cây khác: - Với cây thứ nhất được thế hệ lai gồm 15 cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả bầu dục, chua; 5 cây quả tròn, chua; 5 cây quả bầu dục, ngọt. - Với cây thứ hai được thế hệ lai gồm 21cây quả tròn, ngọt; 15 cây quả tròn, chua; 9 cây quả bầu dục, chua; 3 cây quả bầu dục, ngọt. Biết mỗi gen qui định một tính trạng; quả ngọt là tính trạng trội so với quả chua. Biện luận và viết sơ đồ lai cho mỗi trường hợp. - Hết - Thí sinh không được sử dụng tài liệu. Giám thị không được giải thích thêm. Họ và tên thí sinh: …………………………………………….Số báo danh: ………………… Chữ ký giám thị 1: ………………………………… Chữ ký giám thị 2: ………………………… Trang2
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 -VÒNG I LONG AN Ngày thi: 06/10/2011 Môn thi: SINH HỌC (BẢNG A) HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC CÂU Ý NỘI DUNG ĐIỂM 1 1-1 Bào quan khác nhau giữa tế bào thực vật và tế bào động vật từ đó 1,25 phản ánh được những đặc điểm khác nhau của giới Thực vật với giới Động vật: - Thành tế bào xenlulôzơ thực vật quy định hình dạng, kích 0,5 thước và bảo vệ tế bào. + Do có cấu trúc vững chắc của thành tế bào nên tế bào thực vật không đàn hồi góp phần tạo nên lối sống cố định khác với lối sống di động ở động vật. + Do có thành tế bào nên trong phân bào, tế bào thực vật xuất hiện vách ngăn ở vùng trung tâm của tế bào chất phát triển dần ra ngoại vi cho tới khi liền với vách bao tế bào. Trong khi tế bào động vật thì hình thành eo thắt dần. - Lục lạp trong tế bào thực vật là nơi diễn ra quá trình quang 0, 25 hợp tổng hợp chất hữu cơ. Vì vậy, giới Thực vật sống tự dưỡng còn giới Động vật sống dị dưỡng. - Tuy đều có không bào, nhưng không bào ở tế bào thực vật 0, 25 trưởng thành lớn hơn nhiều ở tế bào động vật. Không bào có nhiều chức năng: điều tiết áp suất thẩm thấu, hấp thụ nước và muối khoáng, vận chuyển các chất hữu cơ, …Những chức năng này của không bào biểu hiện rõ nhất ở tế bào thực vật. - Trung thể: là bào quan có ở tế bào động vật giúp hình thành 0, 25 thoi vô sắc trong phân chia tế bào trong khi tế bào thực vật phân bào không có sao. (Nếu học sinh chỉ nêu tên các bào quan mà không giải thích thì mỗi bào quan 0,125 đ x 4 = 0,5 đ) 1-2 0,75 a. Số đợt phân bào của tế bào ban đầu: Gọi k là số lần phân bào số tế bào tạo thành: 2k Số nhiễm sắc thể trong các tế bào mới: 2k . 2n = 192 2k = 8 k = 3 0,25 b. Số tâm động ở kì đầu: 24 tâm động x 8 tế bào = 192 0,25 Số cromatit ở kì giữa: (24 x 2) cromatit x 8 = 384 0,25 2 2-1 Nấm men là “ân nhân” và cũng là “tội phạm” đối với đời sống con 1 người Trang3
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn tiếng Anh năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
8 p | 1357 | 96
-
Đề thi HSG cấp tỉnh môn Sinh học lớp 12 năm 2012-2013 - Sở GD&ĐT Quảng Ninh
9 p | 586 | 91
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Tin học năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
3 p | 892 | 65
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Sinh học năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
2 p | 532 | 50
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn GDCD năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
1 p | 774 | 44
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Hóa học năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
2 p | 546 | 40
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Ngữ Văn năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
1 p | 528 | 27
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Công nghệ năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
2 p | 273 | 18
-
Đề thi HSG cấp tỉnh lớp 12 môn Lịch sử năm 2016-2017 - Sở GD&ĐT Bình Phước
1 p | 366 | 13
-
Đề thi HSG cấp tỉnh môn Hoá học lớp 12 năm 2014 - Sở GD&ĐT Thanh Hoá (Bổ túc)
0 p | 238 | 13
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 2 năm 2015 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
5 p | 124 | 10
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 1 năm 2015 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
7 p | 113 | 8
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 3 năm 2015 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
6 p | 73 | 7
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 11 năm 2015 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
3 p | 71 | 5
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 9 năm 2015 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
3 p | 79 | 5
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 12 năm 2016 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
4 p | 69 | 4
-
Đề thi KSCL HSG cấp tỉnh môn Toán 12 lần 17 năm 2016 – Sở GD&ĐT Thanh Hoá
3 p | 91 | 2
-
Đề thi chọn đội tuyển dự thi HSG cấp tỉnh môn Toán 12 năm 2019-2020 - Trường THPT chuyên Lê Quý Đôn
4 p | 128 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn