intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Ngô Quyền

Chia sẻ: Hà Hạo Nam | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:6

507
lượt xem
24
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nhằm giúp các bạn làm tốt các bài tập, đồng thời các bạn sẽ không bị bỡ ngỡ với các dạng bài tập chưa từng gặp, hãy tham khảo Đề thi HSG cấp trường lớp 9 môn Ngữ Văn năm 2017-2018 - THCS Ngô Quyền dưới đây.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề thi HSG cấp trường môn Ngữ Văn lớp 9 năm 2017-2018 - THCS Ngô Quyền

  1.                        PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ČƯ M’GAR MA TRẬN ĐỀ  TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP  TRƯỜNG  ĐỀ CHÍNH THỨC NĂM HỌC 2017­2018 Khóa thi: Ngày 20/ 10/ 2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề)        Mức độ Nhận biết Thông hiểu         Vận dụng Cộng Cấ Cấp độ cao Tên p   chủ đề độ  thấ p 1.TIẾNG VIỆT .   Tìm   và   phân  tích biện pháp  Các biện pháp tu từ tu   từ   trong  đoạn thơ Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:   Số điểm: 4.0 Số   điểm:  Tỉ lệ:  Tỉ lệ: 40 % 4.0 Tỉ lệ: 40 % 2.TẬP LÀM VĂN    Viết   đoạn  Nghị luận xã hội văn   ngắn  cảm   nhận  câu nói. Số câu: Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:  Số điểm: 6.0 Số   điểm:  Tỉ lệ:  Tỉ lệ: 60 % 6,0 Tỉ lệ: 60 % 3. TẬP LÀM VĂN  Viết   bài   văn  nghị   luân ̣   về  ̣ ̣ Nghi luân tác phẩm  nhân vật trong  văn học tác   phẩm   văn  học   Số câu:  Số câu: 1 Số câu: 1 Số điểm:  Số điểm: 10,0 Số   điểm:  Tỉ lệ:  Tỉ lệ:60 % 10,0
  2. Tỉ lệ: 10 % Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 1 Số câu: 3 Tổng số câu: Số điểm: 4.0 Số điểm: 6.0 Số điểm: 10,0 Số điểm:20 Tỉ lệ: 40 % Tỉ lệ: 60 % Tỉ lệ: 100% Tỉ lệ:200% PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ČƯ M’GAR KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN  NĂM HỌC 2017­2018 Khóa thi: Ngày 20/ 10/ 2017 ĐỀ CHÍNH THỨC MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm)     Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật của phép tu từ trong đoạn thơ sau: “Làn thu thủy nét xuân sơn            Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh               Một hai nghiêng nước nghiêng thành       Sắc đành đòi một, tài đành họa hai”                                                                         (“Truyện Kiều” – Nguyễn Du) Câu 2: (6.0 điểm )        Nhà văn người Nga đã quan niệm: “Nơi lạnh lẽo nhất trên thế  giới không phải là Bắc   Cực mà là nơi không có tình thương?” Viết một bài văn nghị luận ngắn nêu suy nghĩ của em về câu nói trên và trình bày hiểu  biết về tình thương trong xã hội? Câu 3: (10.0 điểm )  Nhận xét về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến, Nguyến Du đã xót xa: Đau đớn thay phận đàn bà Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung    Bằng các tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và những  đoạn trích đã học trong “Truyện Kiều” của Nguyễn Du, em hãy làm rõ điều đó. ­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­HẾT­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­­
  3. PHÒNG GD&ĐT HUYỆN ČƯ M’GAR HƯỚNG DẪN CHẤM  TRƯỜNG THCS NGÔ QUYỀN  KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TRƯỜNG  NĂM HỌC 2017­2018 ĐỀ CHÍNH THỨC Khóa thi: Ngày 20/ 10/ 2017 MÔN: NGỮ VĂN 9 Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4.0 điểm) Về hình thức: Trình bày dưới dạng đoạn văn; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát;  không mắc lỗi. (0,5điểm) Về nội dung: Cần đảm bảo các ý sau: Ẩn dụ: “làn thu thủy, nét xuân sơn” (Ánh mắt trong như làn nước mùa thu, lông mày  cong, xanh như dáng núi mùa xuân) (0,5điểm) Nhân hóa: “Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh” (thiên nhiên “ghen” và “hờn”  trước vẻ đẹp của Kiều) (0,5điểm) Phép nói quá: Thúy Kiều đẹp đến mức “Hoa ghen – Liễu hờn”, “Nghiêng nước  nghiêng thành” (0,5điểm) => Cách sử dụng các biện pháp tu từ, kết hợp bút pháp ước lệ cổ điển trong nghệ thuật miêu  tả nhân vật, sử dụng điển tích, điển cố đã làm hiển hiện trước mắt người đọc một  trang giai nhân tuyệt sắc, đồng thời với việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật ấy  dường như dự báo được cuộc đời dâu bể lận đận của Kiều sau này, qua đó đã cho ta  thấy được tài năng của người nghệ sỹ bậc thầy Nguyễn Du trong nghệ thuật xây dựng  nhân vật. (2,0 điểm) Câu 2: (6.0 điểm )
  4. Về hình thức: Trình bày dưới dạng đoạn văn; chữ viết rõ ràng, sạch đẹp; văn phong lưu loát;  không mắc lỗi. (0,5điểm) a. Giải thích: (1.0 điểm ) ­ Bắc Cực: nằm  ở Cực Nam của trái đất, quanh năm tuyết bao phủ  dày, là nơi lạnh lẽo, cô  đơn. Không tồn tại sự sống của loài người chỉ một số loài động vật mới có thể sống được. ­ Tình thương: là tình cảm giữa người và người, có thể là tình cảm gia đình, anh em, bạn bè.... b. Bàn luận vấn đề:  ­ Nơi lạnh nhất không phải là Bắc Cực bởi vì: (1.0 điểm ) + Tuy Bắc Cực là nơi lạnh giá nhưng chúng ta không cần phải chịu đựng cái lạnh đó đến hết  cuộc đời mà có thể  chọn một nơi khác ấm ám hơn. Mặc dù lạnh lẽo nhưng vẫn tồn tại sự  sống của những loại động vật như: chim cánh cụt, gấu trắng.... + Cái lạnh  ấy không dai dẳng bám theo ta đến hết cuộc đời mà cái lạnh nhất chính là xuất   phát từ trái tim của mỗi con người. ­ Nơi không có tình thương (1.0 điểm ) + Trong cuộc sống hiện đại, khoảng cách giữa con người ngày càng xa hơn, con người đã gần  như  vô cảm trước tình thương ­ tình cảm của mỗi người điều đó sẽ  làm cho cuộc sống trở  nên vô vị, nhàm chán. + Nếu con người sống không có tình thương sẽ không thể tìm được giá trị của cuộc sống họ  sẽ  trở  nên ích kỷ, tàn nhẫn và vô cảm trước những hoàn cảnh đáng thương hơn bản thân  mình. + Bản thân chúng ta sống luôn phải có tình thương,tình cảm để  con người biết có được   những giá trị của cảm xúc không tự dằn vặt chính bản thân mình. d. Dẫn chứng: (1.0 điểm ) ­VD Truyện: “Cô bé bán diêm” nếu con người biết thương cảm với số phận của cô bé thì đã   giúp đỡ cô để giúp cô tránh khỏi cái chết bi thảm của sự khắc nghiệt giữa đói và rét. ­ Lấy thêm nhiều dẫn chứng trong tác phẩm và đời thường... c. Trình bày hiểu biết về tình thương trong xã hội  (1.0 điểm ) ­ Trong cuộc sống ngày nay, bản thân mỗi người phải biết đón nhận và chia sẻ  tình yêu   thương, biết giúp đỡ tất cả mỗi người. ­ Giá trị của cuộc sống được thổi hồn nên từ tình yêu thương giữa người và người.  d.Liên hệ bản thân: (0,5 điểm ) ­ Biết dang rộng trái tim để  đón nhận tình yêu thương và sẵn sàng chia sẻ  với tất cả  mọi   người đặc biệt là người có hoàn cảnh khó khăn. ­ Biết cảm thông, chia sẻ, yêu thương đến tất cả mọi người. Câu 3: (10.0 điểm )  1. Yêu cầu chung: a. Hình thức: (2.0 điểm )    Học sinh phải vận dụng những kiến thức đã học về văn bản và kiểu văn bản nghị luận văn  học để giải quyết vấn đề đặt ra : số phận đầy đau khổ của người phụ nữ trong xã hội phong   kiến.
  5. b. Về nội dung kiến thức: (8.0 điểm )  Qua hai tác phẩm đã học: “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ và “Truyện   Kiều” của Nguyễn Du, ta cần làm rõ những nỗi đau khổ mà người phụ nữ phải gánh chịu.  * Nét chung: Họ  đều đau khổ, bất hạnh, oan khuất, tài hoa bạc mệnh, hồng nhan đa truân.  Cuộc đời họ  đã bị  cái ác, cái bất công của xã hội xô đẩy xoay vần, thậm chí dẫn họ  đến sự  tuyệt vọng  phải tìm đến cái chết * Nét riêng       ­  Nàng Vũ Nương là nạn nhân của chế  độ  phong kiến nam quền đầy bất công đối với   người phụ nữ.    + Cuộc hôn nhân của Vũ Nương với Trương Sinh có phần không bình đẳng (Trương Sinh   xin mẹ mang trăm lạng vàng cưới Vũ Nương về làm vợ) – sự cách bức giàu nghèo khiến Vũ   Nương luôn sống trong mặc cảm  “thiếp vốn con kẻ khó được nương tựa nhà giàu”, và cũng  là cái thế để Trương Sinh đối xử với vợ một cách vũ phu, thô bạo và gia trưởng.      + Vì chiến tranh, gia đình li tán, một mình phải nuôi mẹ  già con nhỏ  ( thủy chung, đam  đang)    + Chỉ vì lời nói con trẻ ngây thơ mà Trườn Sinh tin nên đã hồ  đồ độc đoán nghi oan mắng  nhiếc đánh đuổi vợ di, không cho nàng thanh minh, Vũ Nương buộc phải tìm đến cái chết oan   khuất để tự minh oan cho mình.    + Cái chết đầy oan ức của Vũ Nương cũng không hề làm cho lương tâm Trương Sinh day   dứt. Anh ta cũng không hề bị xã hội lên án. Ngay cả khi biết Vũ Nương bị nghi oan, Trương   Sinh cũng coi nhẹ vì việc đã qua rồi. Kẻ bức tử Vũ Nương coi mình hoàn toàn vô can.    ­ Nàng Kiều lại là nạn nhân của xã hội đồng tiền đen bạc    + Vì tiền mà bọn sai nha gây nên cảnh tan tác, chia lìa gia đình Kiều. “ Một ngày lạ thói sai nha Làm cho khốc liệt chẳng qua vì tiền”    + Để có tiền cứu cha và em khỏi bị đánh đập, Kiều đã phải bán mình cho Mã Giám Sinh –   một tên buôn thịt bán người, để trở thành món hàng cho hắn cân đong, đo đếm, cò kè, mặc cả,  ngã giá…     + Cũng vì món lợi đồng tiền mà Mã Giám Sinh và Tú Bà đã đẩy Kiều vào chốn lầu xanh   nhơ  nhớp, khiến nàng phải đau đớn, cay đắng suốt mười lăm năm lưu lạc, phải  “thanh lâu  hai lượt, thanh y hai lần”.    ­ Những người phụ nữ như Vũ Nương, Thuý Kiều đều phải tìm đến cái chết để  giải mọi   nỗi oan ức, để giải thoát cuộc đời đầy đau khổ, oan nghiệt của mình.    2. Yêu cầu về hình thức:      ­ Biết vận dụng kiến thức về  nghị  luận chứng minh để  lập luận tạo thành một bài văn   chứng minh hoàn chỉnh.    ­ Bố cục bài viết có đủ 3 phần    ­ Biết dùng dẫn chứng trực tiếp và gián tiếp để chứng minh.    ­ Diễn đạt lưu loát, có cảm xúc. Biểu điểm:
  6. Từ  8> 10 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề  bài, đảm bảo các yêu cầu kĩ năng về  kiến   thức, có lập luận chặt chẽ, kết hợp nhuần nhuyễn các thao tác lập luận, bài viết có cảm  xúc, diễn đạt lưu loát. Từ  5­> 7,5 điểm: Hiểu rõ yêu cầu của đề  bài, đảm bảo các yêu cầu kĩ năng về  kiến  thức, có lập luận tương đối chặt chẽ, có sự vận dụng thành công các thao tác lập luận,   diễn đạt tương đối tốt. Từ 2­> 4,5 điểm: Hiểu được yêu cầu của đề bài, đáp ứng được các cơ bản yêu cầu về  kĩ năng và kiến thức, lập luận chưa thật chặt chẽ, có thể  còn một số  lỗi nhỏ  về  diễn  đạt. Từ  0.5­> 1,5 điểm: Chưa nắm vững yêu cầu của đề  bài, chưa đáp ứng được một nửa  yêu cầu về kĩ năng và kiến thức, mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt. 0 điểm: Làm lạc đề, bỏ giấy trắng. * Lưu ý: Câu chuyện có tính đa nghĩa nên giáo viên khuyến khích sự sáng tạo của học sinh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2