Du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa
lượt xem 5
download
Du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Bài viết Du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa trình bày những vấn đề về du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bồi cảnh toàn cầu hoá.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bối cảnh toàn cầu hóa
- DU LỊCH LÀNG NGHỀ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG TRONG BỐI CẢNH TOÀN CẦU HÓA Ngô Thị Kim Dung(*) CRAFT VILLAGE TOURISM IN MEKONG DELTA IN THE CONTEXT OF GLOBALIZATION Abstract Traditional craft village tourism is still relatively new in our country. Traditional craft village tourism is a kind of cultural tourism. It is currently a kind of tourism that has attracted the attention of many domestic and foreign tourists. Traditional craft villages are places that have a treasure of technical experience, trade secrets from the use of materials, processing techniques to the creative topics in creating traditional craft products. Our article presents the problems of craft village tourism in Mekong Delta in the context of globalization. * 1. Toàn cầu hóa và du lịch làng nghề Hiện nay thế giới đang đứng trước những vấn đề mang tính toàn cầu mà mỗi một quốc gia không thể tự giải quyết được như vấn đề ô nhiễm môi trường, khai thác và bảo vệ tài nguyên, sự biến đổi khí hậu toàn cầu, các vấn đề về chủ nghĩa khủng bố và tội phạm có tổ chức… Những vấn đề ấy có ảnh hưởng tiêu cực đến các quốc gia, vùng, lãnh thổ, đến cuộc sống loài người trên trái đất. Do vậy, hội nhập để hợp tác với nhau, cùng nhau giải quyết các vấn đề chung là xu hướng tất yếu của thời đại ngày nay. Điều đó có ý nghĩa hết sức lớn lao đối với hoạt động du lịch – một hiện tượng xã hội, một ngành kinh tế hết sức nhạy cảm đối với các vấn đề nói trên. Bản chất của toàn cầu hóa là một quá trình biến các vùng miền, các cộng đồng người khác nhau từ trạng thái biệt lập, tách rời nhau thành một trạng thái khác về chất, bằng sự liên kết gắn bó thành một thể thống nhất hữu cơ trên quy mô toàn cầu. Khi đó, một sự kiện, một hiện tượng, một vấn đề xảy ra ở vùng miền này, ở cộng đồng người này sẽ có ảnh hưởng, tác động tới các vùng miền, các cộng đồng người khác trên quy mô toàn thế giới. Toàn cầu hoá đang tạo ra những ưu thế nhất định. Toàn cầu hóa tạo ra khả năng phát triển, phổ cập công nghệ thông tin và các phương tiện viễn thong.Toàn cầu hóa thúc đẩy sự phát triển kinh tế, thương mại và tạo ra khả năng thực thi các luật lệ kinh tế khách quan trong một không gian toàn cầu rộng lớn. Toàn cầu hóa tạo điều kiện cho việc giao lưu văn hoá và tư tưởng rộng rãi, làm cho con người xích lại gần nhau hơn. Toàn cầu hoá đem lại khả năng giải quyết một số vấn đề chung đang đối mặt với toàn cầu hoá kinh tế và sự phát triển xã hội. Xu hướng hiện đại ngày nay cuộc sống căng thẳng nhiều áp lực, con người quay về với những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc.Nhu cầu đi du lịch về những miền nông thôn, làng nghề truyền thống ngày càng cao. Trong từng làng xã đã có cư dân sản xuất các mặt hàng thủ công, lâu dần lan truyền ra cả làng, xã tạo nên những làng nghề và truyền nghề từ thế hệ này sang thế hệ khác. Làng nghề theo cách phân loại về thời gian gồm có: làng nghề truyền thống và làng nghề mới. Làng nghề không những là làng sống chuyên nghề mà cũng hàm ý là những người cùng nghề sống hợp quần để phát triển công ăn việc làm. Cơ sở vững (*) ThS., Trường ĐH Tôn Đức Thắng.
- chắc của các làng nghề là sự vừa làm ăn tập thể, vừa phát triển kinh tế, vừa giữ gìn bản sắc dân tộc và các cá biệt của địa phương. Du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta.Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Đó chính là phần văn hóa phi vật thể. Ngoài ra làng nghề truyền thống còn có các giá trị văn hóa vật thể khác như: đình, chùa, các di tích có liên quan trực tiếp đến các làng nghề, các sản phẩm thủ công của làng nghề thủ công truyền thống… Khách du lịch đến làng nghề chính là để tìm hiểu các giá trị văn hóa đó.Vì vậy mà du lịch làng nghề truyền thống được xếp vào loại hình du lịch văn hóa. Du lịch và làng nghề có mối quan hệ qua lại tác động lẫn nhau. Du lịch đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển các làng nghề: tạo ra nhiều công ăn việc làm cho dân cư địa phương, thu hút nguồn lao động từ các vùng lân cận, tăng thêm thu nhập và góp phần cải thiện đời sống cho nhân dân. Đây cũng là một hình thức xuất khẩu tại chỗ không phải chịu thuế và hạn chế được rủi ro. Du lịch phát triển tạo thêm cơ hội đầu tư cho các làng nghề, tạo cơ hội xuất khẩu sản phẩm thủ công truyền thống tại làng nghề; tạo cơ hội giao lưu văn hóa bản địa và văn hóa của khách du lịch nước ngoài; góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nông thôn, chuyển dịch lao động nông nghiệp sang lĩnh vực dịch vụ; kích thích phát triển cơ sở hạ tầng thông qua hoạt động du lịch; bảo tồn các giá trị văn hóa truyền thống quý báu của làng nghề; khôi phục và phát triển các ngành nghề thủ công truyền thống đã bị mai một trong nền kinh tế thị trường và quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Du lịch góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội làng nghề truyền thống theo hướng tích cực bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân địa phương. Ngược lại, đối với hoạt động du lịch làng nghề có tác động tích cực. Làng nghề truyền thống là một loại tài nguyên du lịch có khả năng thu hút du khách, làm phong phú thêm tài nguyên du lịch góp phần vào mục tiêu phát triển chung. Các làng nghề thường ở vùng nông thôn, mỗi làng nghề là một môi trường văn hóa, kinh tế, xã hội và công nghệ truyền thống lâu đời. Bên trong làng nghề chứa đựng những nét văn hóa thuần Việt, không gian văn hóa nông nghiệp, những nét tinh hoa văn hóa của dân tộc. Du lịch làng nghề sẽ là địa chỉ lí tưởng để du khách tham quan tìm hiểu các giá trị văn hóa, các phong tục tập quán, lễ hội… Du khách đến du lịch làng nghề sẽ thỏa mãn được nhu cầu được chiêm ngưỡng tìm hiểu các giá trị văn hóa độc đáo, có nhiều lựa chọn sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng. 2. Thực trạng làng nghề ĐBSCL hiện nay ĐBSCL vốn có tiềm năng du lịch làng nghề. ĐBSCL hiện có hàng trăm làng nghề truyền thống hay mới hình thành. Các làng nghề là nguồn tạo công ăn việc làm cho lao động tại chỗ. Một số nhóm ngành nghề phổ biến hiện nay tại ĐBSCL như nhóm ngành nghề truyền thống nổi tiếng, có thương hiệu, hiệu quả kinh tế cao, mang lại thu nhập ổn định cho cơ sở và người lao động như nghề làm mắm ở Châu Đốc, nghề mộc ở Chợ Mới, nghề đóng tủ thờ ở Gò Công, nghề bánh pía Sóc Trăng, nghề làm khô Cà Mau, nghề sản phẩm cây dừa Bến Tre và nghề hoa kiểng Chợ Lách, Sa Đéc... Tại các tỉnh Vĩnh Long, Tiền Giang, Bến Tre, Cần Thơ có nhóm ngành nghề tiểu thủ công như nghề đan đát; nghề dệt chiếu, thảm...; nghề chằm nón, lá ở Vĩnh Long [5]; nghề làm gạch, gốm ở Vĩnh Long, Đồng Tháp, Cần Thơ...; nghề mộc, chạm trỗ ở Tiền Giang, An Giang, Hậu Giang...; nghề thủ công mỹ nghệ từ cây dừa ở Bến Tre; nghề thủ công mỹ nghệ
- từ cây mây, tre, trúc ở Cần Thơ... Nhóm nghề này cũng tận dụng được thời gian lao động nhàn rỗi, lại có thuận lợi là sản xuất tại nhà, tiền đầu tư cho công cụ sản xuất không cao nên cũng thu hút được nhiều lao động tham gia. Nhóm ngành nghề phục vụ ẩm thực như nghề làm bánh, cốm, kẹo ở Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh, Vĩnh Long...; nghề làm khô, dưa, nem, rượu, sản xuất nước chấm: mắm, tương, chao... ở một số tỉnh...; nghề chế biến khô thủy sản ở các tỉnh có thế mạnh biển, ao hồ, kinh rạch ở hầu hết các tỉnh đồng bằng. Tại các tỉnh Bến Tre, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp...nổi bật với nhóm ngành nghề nông nghiệp hoa kiểng, với các loại hình kiếng lá, kiểng hoa, kiểng hình, bonsai, cổ thụ...Các “Làng nghề truyền thống” như làng kiểng Mai vàng Phước Định (Long Hồ, Vĩnh Long), làng Hoa kiểng Vĩnh Thành (Chợ Lách, Bến Tre), làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp), làng nghề tủ thờ Gò Công (Tiền Giang), làng dệt chiếu Long Định, làng bàng buông Thân Cửu Nghĩa (Châu Thành, Tiền Giang)... Các làng này, ngoài uy tín thương hiệu truyền thống, còn có một lực lượng lao động đông đảo có tay nghề cao nên việc duy trì và phát triển làng nghề có được sự phát triển ổn định. Mỗi làng nghề có một loại sản phẩm riêng biệt đặc trưng cho mỗi tỉnh trong vùng. Một số tỉnh ở vùng đồng bằng sông Cửu Long có thể nắm bắt các cơ hội từ phát triển du lịch địa phương, thu hút khách du lịch bằng các mặt hàng thủ công mỹ nghệ đặc biệt của mình. Ngược lại khách du lịch cũng có thể giúp quảng bá cho làng nghề thủ công truyền thống một cách rất hiệu quả. Bên cạnh sự đóng góp về kinh tế, giải quyết việc làm cho lao động nông thôn, làng nghề truyền thống ĐBSCL hiện đang gìn giữ những giá trị văn hóa - lịch sử về đất nước và con người vùng sông nước, miệt vườn Nam Bộ. Những đóng góp có giá trị về mặt văn hóa của làng nghề truyền thống ĐBSCL cần được lưu tâm trong quy hoạch phát triển ngành nghề TTCN, trong bảo tồn, cẩn trọng các yếu tố thẩm mỹ của những họa tiết, hoa văn trong phát triển thương hiệu các mặt hàng thủ công, mỹ nghệ. Tuy nhiên vẫn còn tồn tại rất nhiều khó khăn đằng sau những phát triển của làng nghề.Rất nhiều làng nghề phát triển một cách tự phát.Phần lớn các làng nghề không có đủ tài chính để đầu tư vào các trang thiết bị hiện đại và mở rộng kinh doanh. Bởi vậy làng nghề rất khó đáp ứng được các đơn đặt hàng lớn của đối tác cả về chất lượng và số lượng. Thêm vào đó là việc thiếu nguyên liệu cho làng nghề sản xuất ổn định.Các sản phẩm thủ công với nguyên liệu tạp, độ bền thấp đang bị các sản phẩm công nghiệp với chất liệu bằng sắt, nhựa, ni-lông, với độ bền cao, giá thành hợp lý, tính tiện lợi cao thay thế.Cơ chế thị trường tạo áp lực với ngành nghề truyền thống nông thôn về giá cả, chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Trong công tác mở rộng sản xuất, thông tin thị trường và tiêu thụ sản phẩm, vẫn còn thiếu sự phối hợp chặt chẽ giữa các làng nghề, người thợ thủ công và các doanh nghiệp đặc biệt vẫn còn thiếu tập trung vào khâu đăng ký và phát triển thương hiệu, cải thiện chất lượng sản phẩm và đẩy mạnh khâu quảng bá sản phẩm. 3. Các biện pháp thúc đẩy du lịch làng nghề ĐBSCL Phát triển du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững bởi lẽ nó không chỉ giúp mở rộng thị trường, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn nó còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề. Để các làng nghề truyền thống có thể phát triển du lịch tốt đòi hỏi một hệ thống các giải pháp đồng bộ. Để tồn tại được trong thế giới toàn cầu hoá kinh tế này, các làng nghề thủ công truyền thống của Việt Nam nói chung, của đồng bằng sông Cửu Long nói riêng phải có sự phối hợp với nhau. Năm 2005, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã phát động chương trình phát triển “Mỗi Làng Một Nghề” trong giai đoạn 2006- 2015 với mục tiêu phát huy tiềm năng và lợi thế của mỗi làng nghề, đẩy mạnh kinh doanh trong nước và nước ngoài.
- Việc quy hoạch phát triển làng nghề truyền thống tại ĐBSCL cần lồng ghép với các chính sách và giải pháp phát triển đời sống văn hóa cơ sở, xóa đói, giảm nghèo, đào tạo nghề cho lao động nông thôn, xây dựng xã nông thôn mới. Việc xây dựng quy hoạch tổng thể cho các làng nghề góp phần định hướng hướng phát triển phù hợp cho mỗi làng nghề; quy hoạch những làng nghề nào chỉ phục vụ sản xuất, những làng nghề nào chỉ phục vụ du lịch và những làng nghề vừa sản xuất vừa phát triển du lịch. Nhà nước và địa phương cần xây dựng vùng nguyên liệu ổn định, tìm kiếm thị trường tiêu thụ cho các sản phẩm của làng nghề truyền thống. Các làng nghề cần phải tìm cách cải tiến, đổi mới và nâng cao chất lượng sản phẩm theo đúng thị hiếu, yêu cầu của thị trường. Để tìm được đầu ra cho sản phẩm thì các làng nghề truyền thống cần phải biết kết hợp một cách hợp lý giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, áp dụng một phần công nghệ vào một số công đoạn của quá trình sản xuất, đồng thời vẫn phải kế thừa những tri thức dân gian trong quy trình chế tác, vẫn làm bằng tay ở những công đoạn thể hiện sự tinh xảo, nét đặc trưng, độc đáo của sản phẩm để sản xuất sản phẩm nhanh hơn, mẫu mã phong phú hơn, giá thành rẻ hơn mà vẫn giữ được nét tinh xảo, đặc trưng truyền thống. Chỉ có như vậy thì sản phẩm của các làng nghề mới đủ sức cạnh tranh trên thị trường.Việc quảng bá, giới thiệu sản phẩm làng nghề là rất quan trọng để tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm. Đăng ký thương hiệu, bảo hộ sở hữu trí tuệ cho sản phẩm của các làng nghề để chống hàng giả, hàng nhái và điều kiện để các sản phẩm làng nghề có mặt ở những kênh phân phối hiện đại như siêu thị, trung tâm mua sắm. Các làng nghề cần chú trọng việc quảng bá thương hiệu tới người tiêu dùng bằng nhiều kênh khác nhau như xây dựng các trang web chuyên giới thiệu về sản phẩm của các làng nghề truyền thống, phòng trưng bày, giới thiệu sản phẩm của các làng nghề truyền thống, tham gia các hội chợ trong nước và quốc tế. Cần xây dựng nguồn nhân lực cho các làng nghề truyền thống. Chất lượng nguồn nhân lực ảnh hưởng trực tiếp đến sức cạnh tranh của sản phẩm làng nghề.Việc tạo ra những sản phẩm có tính đặc trưng, độc đáo với những mẫu mã mới, đa dạng đủ sức cạnh tranh trên thị trường phụ thuộc rất lớn vào chất lượng nguồn nhân lực. Để thu hút nhiều lao động trẻ, có tài năng gắn bó với nghề , làng nghề cần chú ý tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng thu nhập của người lao động. Để phát triển các làng nghề truyền thống một cách bền vững, phát triển làng nghề cần gắn liền với việc bảo vệ môi trường sinh thái. Việc phân bố lại địa điểm sản xuất của các làng nghề truyền thống là rất quan trọng để giảm thiểu tác động ô nhiễm môi trường. Nên hình thành các cụm công nghiệp làng nghề tập trung bố trí ở địa điểm tách biệt với khu dân cư đối với một số làng nghề gây ô nhiễm môi trường.Đối với những làng nghề ít gây ô nhiễm môi trường như đan lát mây tre thì vẫn có thể sản xuất, kinh doanh ở từng hộ gia đình. Các cấp chính quyền cần phải có chương trình hỗ trợ một phần xây dựng các công trình xử lý ô nhiễm môi trường cho các làng nghề. Cần có chính sách hỗ trợ về vốn, mặt bằng và thông tin để làng nghề tiếp tục phát triển. Có vốn, các cơ sở sản xuất mới có thể đầu tư máy móc mới, áp dụng công nghệ hiện đại cũng như mở rộng quy mô sản xuất. Nhà nước cần có chính sách để các cơ sở sản xuất có tiềm năng phát triển nhưng thiếu vốn dễ tiếp cận nguồn vốn như có cơ chế cho vay ưu đãi, ưu đãi thuế… Nhà nước cùng cần có cơ chế, chính sách ưu tiên việc giao đất, ký hợp đồng cho thuê đất cho các cơ sở sản xuất trong các làng nghề truyền thống để giải quyết mặt bằng, mở rộng qui mô sản xuất. Việc tạo điều kiện cho các làng nghề tiếp cận được các thông tin về công nghệ, khoa học - kỹ thuật, thị trường để xây dựng chiến lược xuất khẩu hàng hóa hiệu quả đáp ứng yêu cầu của thị trường là hết sức ý nghĩa. Nhà nước có thể khuyến khích và huy động các tổ chức
- xã hội cùng tham gia cung cấp thông tin cần thiết cho nghệ nhân, chủ sản xuất… trong các làng nghề, hỗ trợ và tạo điều kiện cho các làng nghề tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo… để họ tự tiếp cận thông tin. Phát triển làng nghề truyền thống gắn với du lịch để bảo tồn và phát huy các làng nghề truyền thống một cách bền vững. Phát triển du lịch làng nghề góp phần bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống một cách bền vững bởi vì nó không chỉ giúp mở rộng thị trường, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi để thúc đẩy việc phát triển sản xuất các sản phẩm làng nghề truyền thống mà quan trọng hơn nó còn góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong mỗi làng nghề. Tài liệu tham khảo 1. Đặng Văn Bài, Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - từ góc nhìn toàn cầu hóa, Tạp chí Di sản văn hóa, số 21-2007. 2. Nguyễn Thị Thu Hường, Chính sách vốn và đầu tư đối với làng nghề thủ công mỹ nghệ, Tạp chí Tài chính, số tháng 12-2013 3. Lê Thị Minh Lý, Làng nghề và việc bảo tồn các giá trị văn hóa phi vật thể, Tạp chí Di sản văn hóa, số 4 - 2003 4. Huỳnh Công Tín, Hoàng Thị Ánh Tuyết, Làng nghề truyền thống Đồng Bằng Sông Cửu Long trong quá trình hiện đại hóa, Trường ĐH KHXH&NV ĐHQG - TP. HCM (2004). Hội thảo “Làng nghề truyền thống và phát triển du lịch”. 5. Ngô Đức Thịnh, Văn hoá vùng và phân vùng văn hoá ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội, 2004. Sắc thái văn hoá địa phương và tộc người trong chiến lược phát triển đất nước. Nxb. KHXH. Hà Nội, 1998. Vai trò của văn hoá địa phương với sự phát triển xã hội - “Văn hoá truyền thống các tỉnh bắc Trung Bộ”, Nxb. KHXH. Hà Nội, 1997. 6. Nguyễn Phước Quý Quang, Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long – Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch, Tạp chí Phát triển và hội nhập, Số 10 (20)-2013. TÓM TẮT Du lịch làng nghề truyền thống vẫn còn khá mới mẻ ở nước ta. Du lịch làng nghề truyền thống thuộc loại hình du lịch văn hóa. Du lịch làng nghề truyền thống đang là loại hình du lịch thu hút được sự quan tâm của nhiều du khách trong và ngoài nước. Đối với làng nghề truyền thống thì đó là nơi chứa đựng kho tàng kinh nghiệm kỹ thuật, bí quyết nghề nghiệp từ việc sử dụng nguyên liệu, kỹ thuật chế tác đến chủ đề sáng tạo trong việc tạo ra một sản phẩm thủ công truyền thống. Bài viết của chúng tôi trình bày những vấn đề về du lịch làng nghề đồng bằng sông Cửu Long trong bồi cảnh toàn cầu hoá.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở đồng bằng sông Cửu Long
8 p | 202 | 32
-
kỷ yếu hội thảo phát triển du lịch đồng bằng sông cửu long: phần 2
96 p | 121 | 21
-
Làng nghề truyền thống đồng bằng sông Cửu Long trong quá trình hiện đại hóa
8 p | 118 | 18
-
Ghé thăm gốm Phù Lãng
3 p | 126 | 14
-
Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển làng nghề kết hợp du lịch ở đồng bằng Sông Cửu Long
8 p | 107 | 10
-
Làng miến Cự Đà
4 p | 92 | 9
-
Những điểm ăn chơi thú vị dịp Noel và Tết Dương lịch
9 p | 89 | 8
-
Du lịch làng nghề ở Đồng bằng sông Cửu Long – Một lợi thế văn hóa để phát triển du lịch
5 p | 116 | 8
-
Khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến sự hài lòng của du khách du lịch tại làng mộc Kim Bồng - Hội An
10 p | 87 | 7
-
Vườn cò Bằng Lăng
4 p | 90 | 6
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình Làng nghề - Du lịch và Làng di sản - Du lịch khu vực Đồng bằng sông Hồng nhằm góp phần phát triển kinh tế xã hội và xây dựng nông thôn mới
20 p | 40 | 5
-
Hoàng hôn trên dòng sông Trà Khúc
6 p | 110 | 4
-
Du lịch tỉnh Bắc Ninh qua con số thống kê và một số giải pháp phát triển - ThS. Khổng Văn Thắng
7 p | 217 | 3
-
Những bức tranh độc đáo trên các cánh đồng lúa ở Nhật
7 p | 99 | 3
-
Khai thác giá trị di sản du lịch: Nghiên cứu tại làng cổ Đông Hòa Hiệp, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang
23 p | 7 | 3
-
Phát huy giá trị trong nghề làm giấy dó của người Nùng An, tỉnh Cao Bằng để phát triển du lịch
17 p | 2 | 2
-
Phát triển du lịch bền vững của tỉnh Bình Dương gắn với yêu cầu chuyển đổi số
10 p | 7 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn