Dự thảo: Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản
lượt xem 18
download
Dự thảo: Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản trình bày 4 phần chính. Phần I: Căn cứ để xây dựng đề án tổ chức lại khai thác hải sản, phần II: Quan điểm và mục tiêu của đề án, phần III: Nhiệm vụ và các dự án ưu tiên, phần IV: Các giải pháp và tổ chức thực hiện đề án.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dự thảo: Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản
- BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN DỰ THẢO ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI KHAI THÁC HẢI SẢN Hà Nội, 2012
- MỤC LỤC PHẦN I: .............................................. 4 CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI KHAI THÁC HẢI SẢN . 4 I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN ......................... 4 1. Tính cấp thiết ........................................ 4 2. Căn cứ pháp lý ....................................... 4 2.1. Nghị quyết của Đảng và Chính phủ ..................................................... 4 2.2. Các văn bản qui phạm pháp luật .......................................................... 5 2.3. Căn cứ công ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc tham gia .................... 5 II. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KHAI THÁC HẢI SẢN ................ 5 1. Nguồn lợi hải sản ..................................... 5 2. Năng lực khai thác hải sản ............................... 6 2.1. Tàu cá khai thác hải sản ....................................................................... 6 2.2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản .............................................................. 6 2.3. Năng suất, sản lượng khai thác hải sản ................................................ 7 2.4. Lao động khai thác hải sản................................................................... 8 2.5. Công nghệ khai thác hải sản. ............................................................... 8 3. Hậu cần, dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản ............... 9 3.1. Cơ sở hạ tầng hậu cần, dịch vụ phục vụ khai thác hải sản .................... 9 3.2. Các hoạt động hỗ trợ khác ................................................................. 11 4. Tổ chức khai thác hải sản trên biển ......................... 11 4.1. Các hình thức tổ chức khai thác hải sản ............................................. 11 4.2. Phương thức bảo quản sản phẩm trên các tàu cá ................................ 13 4.3. Phương thức tiêu thụ sản phẩm .......................................................... 14 5. Quản lý, kiểm soát khai thác hải sản........................ 14 5.1. Hiện trạng hệ thống quản lý khai thác hải sản .................................... 14 5.2. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khai thác hải sản trên biển.................. 15 6. Những tồn tại, nguyên nhân ............................. 15 6.1. Những vấn đề tồn tại.......................................................................... 15 6.2. Nguyên nhân ..................................................................................... 17 7. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong tổ chức, quản lý khai thác hải sản ................................. 17 7.1. Xu hướng phát triển ........................................................................... 17 7.2. Các biện pháp quản lí ........................................................................ 18 7.3. Bài học rút ra trong công tác quản lí và phát triển nghề cá ................. 19 PHẦN II. ............................................. 21 QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN ..................... 21 I. QUAN ĐIỂM......................................... 21 II. MỤC TIÊU ......................................... 21 1. Mục tiêu chung ...................................... 21 2. Mục tiêu cụ thể ...................................... 21 PHẦN III: ............................................ 23 NHIỆM VỤ VÀ CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ....................... 23 2
- I. NHIỆM VỤ TỔ CHỨC LẠI KHAI THÁC HẢI SẢN TRÊN CÁC VÙNG BIỂN 23 1. Tổ chức lại khai thác hải sản vùng biển ven bờ và vùng lộng ........ 23 1.1. Quản lý vùng biển trên ven bờ và vùng lộng...................................... 23 1.2. Xây dựng và phát triển phương thức tổ chức quản lý khai thác .......... 23 1.3. Tổ chức lại công tác giám sát, kiểm tra, kiểm soát tàu cá khai thác hải sản ................................................................................................................. 24 2. Tổ chức lại khai thác hải sản trên vùng xa bờ .................. 24 2.1. Quản lý vùng biển xa bờ .................................................................... 24 2.2. Tổ chức khai thác hải sản theo chuỗi liên kết từ khai thác, bảo quản, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm khai thác ..................................... 24 2.3. Hoàn thiện các mô hình tổ chức sản xuất trên biển ............................ 24 3. Phát triển khai thác hải sản ở vùng biển ngoài vùng biển Việt Nam .... 25 4. Cơ sở hậu cần, dịch vụ phục vụ cho khai thác hải sản ............. 25 5. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá, phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn ......................................... 26 6. Xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin giám sát hoạt động tàu cá khai thác hải sản trên biển .................................... 26 II. CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ................................. 27 PHẦN IV: ............................................ 31 CÁC GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ ÁN .............. 31 I. GIẢI PHÁP .......................................... 31 1. Về cơ chế, chính sách ................................. 31 2. Giải pháp về tổ chức .................................. 31 3. Về khoa học công nghệ và Hợp tác quốc tế ................... 31 4. Về Hợp tác quốc tế ................................... 32 5. Về đào tạo nguồn nhân lực .............................. 32 6. Về đầu tư, tài chính ................................... 32 II. TỔ CHỨC THỰC HIỆN ................................. 33 1. Trách nhiệm ........................................ 33 1.1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ........................................... 33 1.2. Các bộ, ngành liên quan..................................................................... 33 1.3. Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố ven biển ................................... 34 1.4. Các Hội, Hiệp hội nghề nghiệp .......................................................... 34 2. Giám sát và đánh giá thực hiện đề án ....................... 34 2.1. Giám sát ............................................................................................ 34 2.2. Đánh giá ............................................................................................ 34 3
- PHẦN I: CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN TỔ CHỨC LẠI KHAI THÁC HẢI SẢN I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN 1. Tính cấp thiết Khai thác thủy sản nước ta những năm qua đã phát triển nhanh, đóng góp đáng kể vào sự phát triển kinh tế xã hội, góp phần bảo vệ an ninh chủ quyền biển đảo. Năm 1990, cả nước chỉ có 41.266 chiếc tàu khai thác thủy sản với tổng công suất máy 727.500 CV, khai thác chủ yếu vùng ven bờ, sản lượng khai thác 672.130 tấn thủy sản; Đến năm 2011, số tàu cá tăng lên 128.449 chiếc tăng gần 3 lần so với năm 1990 (tăng 1,6 lần so với năm 2000); tổng công suất máy tàu năm 2011 là 7,22 triệu CV tăng gấp 10 lần so với năm 1990; sản lượng khai thác hải sản 2.226.600 tấn tăng 4,6 lần so với năm 2001; trong đó giá trị kim ngạch xuất khẩu từ khai thác hải sản đạt gần 2 tỷ USD, chiếm 33 % trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản (6,1 tỷ USD, 2011), tạo công ăn việc làm cho khoảng 700.000 lao động trực tiếp trên biển. Tuy nhiên, trong 10 năm trở lại đây hoạt động khai thác hải sản đã nảy sinh nhiều tồn tại, bất cập như: công tác quản lý tàu cá; nghề khai thác hải sản phát triển tự phát không kiểm soát được; tổ chức sản xuất trên biển mang tính nhỏ lẻ, phân tán, tự phát chưa có sự liên kết và hợp tác trong tổ chức sản xuất; công nghệ khai thác, công nghệ bảo quản sản phẩm sau thu hoạch trên tàu còn lạc hậu so với các nước trong khu vực; sự cạnh tranh trong khai thác ngày càng tăng; tình trạng đánh bắt bất hợp pháp vẫn diễn ra đã làm cạn kiệt nguồn lợi hải sản vùng biển ven bờ; Thiếu thông tin, cơ sở dữ liệu nghề cá để phục vụ cho công tác quản lý, qui hoạch khai thác hải sản; đầu tư cơ sở hạ tầng còn dàn trải và thiếu đồng bộ…; Mặc khác, hệ thống tổ chức quản lý khai thác và thực thi pháp luật chưa được kiện toàn. Để khắc phục những tồn tại nêu trên; kiểm soát được hoạt động tàu cá trên biển, cường lực, khai thác trên cơ sở sử dụng và phát huy hiệu quả các nguồn lực, các hoạt động hỗ trợ phục vụ cho khai thác hải sản để phát triển bền vững, găn khai thác hải sản với bảo vệ nguồn lợi và môi trường sinh thái, đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng biển đảo của tổ quốc và sự hội nhập quốc tế, việc xây dựng Đề án Tổ chức lại khai thác hải sản là hết sức cần thiết. 2. Căn cứ pháp lý 2.1. Nghị quyết của Đảng và Chính phủ - Nghị quyết số 09-NQ/TW ngày 09/02/2007 Hội nghị lần thứ 4 Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa X về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. - Nghị quyết 48/NQ-CP ngày 23/9/2009 của Chính phủ về cơ chế, chính sách giảm tổn thất sau thu hoạch đối với Nông sản và Thủy sản. 4
- - Nghị quyết số 27/2007/NQ-CP ngày 30/5/2007 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Đảng khóa 4 về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020. 2.2. Các văn bản qui phạm pháp luật - Luật Thủy sản Việt Nam ban hành tháng 11 năm 2003, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2004 và các văn bản dưới luật. - Nghị định số 59/2005/NĐ-CP ngày 04 tháng 05 năm 2005 của Chính phủ về điều kiện sản xuất, kinh doanh một số ngành nghề thủy sản và Nghị định số 14/2009/NĐ-CP ngày 13/02/2009 của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung nghị định số 59/NĐ-CP. - Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động thủy sản. - Nghị định số 31/2010/NĐ-CP ngày 29/3/2010 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản. - Nghị định số 32/2010/NĐ-CP ngày 30/3/2010 về quản lý hoạt động của tàu cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam. - Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/03/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển. - Nghị định số 53/2012/NĐ-CP ngày 20/6/2012 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về lĩnh vực thủy sản. 2.3. Căn cứ công ước quốc tế mà Việt Nam ký hoặc tham gia - Công ước quốc tế về luật biển 1982. - Hiệp định hợp tác nghề cá Vịnh Bắc Bộ Việt Nam – Trung Quốc. - Quy tắc ứng xử nghề cá có trách nhiệm FAO, 1995. II. HIỆN TRẠNG TỔ CHỨC KHAI THÁC HẢI SẢN 1. Nguồn lợi hải sản Vấn đề về nguồn lợi hải sản: Sản lượng khai thác tuy ở giới hạn cho phép (2,2 triệu tấn/năm), song nguồn lợi hải sản đã có dấu hiệu tổn thương: cá nổi nhỏ đã khai thác vượt quá giới hạn 25-30%, việc này không những đã và đang làm mất dần khả năng tái tạo, phục hồi mật độ quần thể, mà còn ảnh hưởng đến nguồn lợi cá nổi lớn (thiếu thức ăn); Hải sản tầng đáy cũng bị khai thác ở mức độ cao, vượt quá giới hạn cho phép từ 30-35%, trong đó có nhiều giống loài hải sản có vòng đời dài (cá mú, cá sủ, hồng…) , dẫn đến nguy cơ bị tuyệt chủng; Cá nổi lớn mới khai thác khoảng 21-22% khả năng cho phép và khai thác nhiều hải sản chưa trưởng thành. Sự suy giảm nguồn lợi cá đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả đánh bắt của các loại nghề. Tỉ lệ cá tạp trong các mẻ lưới ngày càng cao, chiếm 40 - 80% sản lượng đánh bắt tuỳ theo từng loại nghề, đặc biệt là tàu lưới kéo. 5
- Từ những phân tích trên cho thấy cần phải có ngay các giải pháp và các động cụ thể để kiểm soát cường lực khai thác nhằm quản lý nghề cá Việt Nam theo hướng bền vững. 2. Năng lực khai thác hải sản 2.1. Tàu cá khai thác hải sản Trong giai đoạn 2001 - 2010, tổng số tàu thuyền máy khai thác hải sản tăng từ 74.495 chiếc lên 128.449 chiếc, với tổng công suất 6,5 triệu cv. Trong đó, tàu nhỏ hơn 90 cv có 101.488 chiếc chiếm 80,3 %, tàu lớn hơn 90 cv có 24.970 chiếc chiếm 19,7% trong tổng số tàu thuyền cả nước. Số lượng tàu cá tăng bình quân 6,2%/năm; tổng công suất máy tàu bình quân 7,1%/năm. Nhóm tàu > 90 cv tăng trung bình 13%/năm, nhóm tàu < 20 cv 9,1%/năm; gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn lợi ven bờ. Do đó, cần phải kiểm soát được số lượng tàu cá phù hợp với trữ lượng nguồn lợi hải và định hướng phát triển của ngành thủy sản. Bảng 1. Cơ cấu tàu cá khai thác hải sản Tốc độ tăng Năm Năm Năm trưởng bình quân TT Hạng mục Đơn vị 2001 2010 2011 đoạn 2001-2010 (%/năm) 1 Tổng số tàu cá Chiếc 74.495 128.449 126.458 6,2 1.1 Loại < 20 cv Chiếc 29.586 64.802 62.031 9,1 Tỷ lệ % 39,7 50,4 49,1 1.2 Loại 20 - 90 cv Chiếc 38.904 45.584 39.457 1,8 Tỷ lệ % 52,2 35,5 31,2 1.3 Loại > 90 cv Chiếc 6.005 18.063 24.970 13,0 Tỷ lệ % 8,1 14,1 19,7 2 Tổng công suất cv 3.497.457 6.500.000 6.449.358 7,1 CS đội tàu > 90 cv cv 1.613.300 3.215.214 4.444.660 8,0 Nguồn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2.2. Cơ cấu nghề khai thác hải sản Hiện có 40 loại nghề khai thác hải sản, được xếp vào 7 họ nghề chủ yếu như sau: Bảng 2. Cơ cấu nghề khai thác theo công suất năm 2010 < 20 cv 20 - 90 cv > 90 cv TT Họ nghề Tổng số Chiếc % Chiếc % Chiếc % 1 Lưới kéo 22.554 3.024 4,7 11.088 24,3 8.442 46,7 2 Lưới rê 47.312 35.053 54,1 10.476 23,0 1.783 9,9 3 Lưới vây 6.188 119 0,2 3.670 8,1 2.399 13,3 4 Nghề câu 21.896 8.865 13,7 10.508 23,1 2.523 14,0 6
- 5 Lưới vó, mành 9.872 4.613 7,1 3.793 8,3 1.466 8,1 6 Nghề cố định 4.240 2.568 4,0 1.455 3,2 217 1,2 7 Nghề khác 16.387 10.560 16,3 4.594 10,1 1.233 6,8 8 Tổng cộng 128.449 64.802 100 45.584 100 18.063 100 [ Nguồn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Năm 2010, nghề lưới kéo vẫn chiếm tỷ trọng khá lớn trong cơ cấu nghề khai thác của cả nước, trên 17%; nghề lưới rê trên 36%; nghề câu 17%, trong đó nghề câu vàng cá ngừ đại dương chiếm khoảng 4% trong họ nghề câu; các nghề khác chiếm trên 12% (đặc biệt trong đó có tàu làm nghề thu mua hải sản , và chiếm tỷ trọng không đáng kể trong cơ cấu nghề khai thác là nghề lưới vây chỉ trên 4%; nghề cố định trên 3%. 2.3. Năng suất, sản lượng khai thác hải sản Trong giai đoạn 2001 – 2010, sản lượng khai thác hải sản tăng trưởng bình quân năm đạt 4,6%/năm (sản lượng khai thác hải sản năm 2001 là 1.481.200 tấn đã tăng lên 2.226.600 tấn vào năm 2010). Cơ cấu sản lượng khai thác hải sản, sản lượng cá luôn chiếm tỷ trọng lớn, khoảng 75% sản lượng khai thác hải sản. Tốc độ gia tăng sản lượng cá biển trong giai đoạn 2001 - 2010 là 4,4%/năm. Sản lượng khai thác hải sản xa bờ năm 2001 khoảng 456.000 tấn, chiếm 30,8% tổng sản lượng khai thác hải sản, đến năm 2010 đã tăng lên khoảng 1.100.000 tấn và chiếm gần 50% tổng sản lượng khai thác hải sản. Sản lượng khai thác cá ngừ khoảng 15.000 - 30.000 tấn/năm, trong đó sản lượng cá ngừ đại dương đạt khoảng 12.231 tấn/năm. Tuy nhiên, hiện nay chưa có thống kê chính xác và thường xuyên. Bảng 3. Sản lượng khai thác hải sản Tỷ Tốc độ tăng Đơn Năm Tỷ lệ Năm TT Hạng mục lệ trưởng bình vị 2001 (%) 2010 quân năm (%) (%) I Tổng sản lượng tấn 1.481.200 85,9 2.226.600 100 3,8 1 Sản lượng hải sản tấn 1.481.200 85,9 2.226.600 4,6 Sản lượng cá biển tấn 1.120.500 75,6 1.648.200 4,4 II SLHS tuyến biển tấn 1.481.200 100 2.226.600 100 4,6 2 Sản lượng xa bờ tấn 456.000 30,8 1.100.000 49,4 10,3 3 Sản lượng ven bờ tấn 1.025.200 69,2 1.126.600 50,6 1,1 Nguồn: Tổng cục thống kê 7
- Giai đoạn 2001 - 2010, năng suất khai thác theo lao động có chiều hướng tăng nhẹ (tăng 0,7%/năm). Ngược lại, năng suất theo tàu thuyền và công suất lại có xu hướng giảm dần, đặc biệt giảm từ 0,49 tấn/cv xuống 0,37 tấn/cv (giảm 3,1%/năm). Điều này chứng tỏ, sự gia tăng tổng công suất máy không tương xứng với sự gia tăng tổng sản lượng khai thác. Bảng 4. Năng suất khai thác hải sản Tốc độ tăng Năm Năm TT Hạng mục Đơn vị trưởng bình 2001 2010 quân (%) 1 Sản lượng/tàu thuyền tấn/chiếc 23,15 18,85 -2,3 2 Sản lượng/lao động tấn/người 3,02 3,22 0,7 3 Sản lượng/công suất tấn/cv 0,49 0,37 -3,1 Nguồn: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản 2.4. Lao động khai thác hải sản Tương ứng với tăng số lượng tàu cá, lao động trực tiếp khai thác thủy sản cũng tăng theo, từ 270.587 người (1990) lên gần 850.000 người (năm 2011), mỗi năm bổ sung khoảng 18-20 nghìn lao động. Trình độ lao động phần lớn được đào tạo theo phương thức "cha truyền con nối". Đội ngũ thuyền trưởng, máy trưởng hầu hết ít được đào tạo qua trường lớp chính qui, thiếu các kiến thức cơ bản để có thể sử dụng được các thiết bị hàng hải, khai thác. Thiếu các kiến thức về luật hàng hải để có thể hoạt động khai thác ở những vùng biển quốc tế. Trình độ văn hoá thấp, trong đó có 8,4% mù chữ, 55,2% tốt nghiệp tiểu học, chỉ có 34,5% tốt nghiệp trung học cơ sở, 1,9% trung học phổ thông và 0,1% được đào tạo qua các trường đại học và trung học chuyên (Nghiên cứu cơ sở khoa học phục vụ cho việc điều chỉnh cơ cấu nghề nghiệp khai thác hải sản, Viện Nghiên cứu Hải sản, Nguyễn Văn Kháng, 2011). Do trình độ học vấn thấp, điều kiện kinh tế đa phần còn khó khăn nên việc đào tạo nghề, hướng dẫn kỹ thuật mới, khả năng tiếp nhận trình độ công nghệ… bị hạn chế. Xuất phát từ trình độ học vấn thấp và phong tục tập quán khác nhau ở từng vùng nên việc chuyển giao, áp dụng tiến bộ khoa học nhằm nâng cao năng suất khai thác gặp nhiều khó khăn. 2.5. Công nghệ khai thác hải sản. Trong hơn một thập kỷ qua, đã có sự thay đổi, ngoài việc cải tiến các loại nghề như lưới kéo, rê, vây trong nước, việc du nhập một số nghề khai thác thủy sản khác cũng đã được thực hiện, như: Câu cá rạn (mú, hồng) từ Hồng Kông (1990); câu cá ngừ đại dương từ Đài Loan, Nhật Bản (1992-1993); chụp mực kết hợp ánh sáng từ Thái Lan (1993); lưới kéo có độ mở cao” từ Trung Quốc (1997- 1998); đặc biệt là lưới kéo đáy, nghề lưới vây sử dụng máy dò ngang, rê 3 lớp khai thác mực nang, công bảo quản cá ngừ bằng nước biển. 8
- Các trang thiết bị trên tàu như máy bộ đàm, định vị, dò cá đã được trang bị hầu hết trên các tàu cá xa bờ tùy theo từng nghề khác nhau. Tuy nhiên, các trang thiết bị khai thác như tời thu thả lưới, máy lái tự động, cẩu được sản xuất thủ công nên tuổi thọ thấp và hiệu quả không cao dẫn đến nguy cơ mất an toàn. Việc bảo quản sau thu hoạch trên tàu chủ yếu bằng nước đá và ướp muối theo phương pháp truyền thống, nên chất lượng sản phẩm đạt thấp và giá bán không cao. Mức độ trang bị thiết bị hiện đại và đổi mới thiết bị còn khá thấp và chậm chỉ đạt từ 1,09 – 3,98%. Mức độ công nghiệp hóa chưa cao, sự đổi mới chậm, đó là các thách thức của nghề cá nước ta trong thời gian tới. 3. Hậu cần, dịch vụ nghề cá phục vụ khai thác hải sản 3.1. Cơ sở hạ tầng hậu cần, dịch vụ phục vụ khai thác hải sản 3.1.1. Cảng cá, bến cá, chợ cá Hiên nay cả nước có 91 cảng cá, bến cá đã và đang được đầu tư, trong đó 18 cảng cá, bến cá thuộc tuyến đảo và 73 cảng cá, bến cá thuộc tuyến bờ, cửa sông. Trong đó, có 66 cảng cá với tổng chiều dài 6.048 m đã được đưa vào hoạt động. Ngoài ra, 21 dự án xây dựng cảng cá đang tiếp tục hoàn chỉnh, đưa vào sử dụng và 19 dự án đã làm xong thủ tục đầu tư. Mặt dù đã có quy hoạch hệ thống cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 20301 nhưng đầu tư cho cảng cá ,bến cá rất hạn chế; Các điểm tập kết sản phẩm thủy sản khai thác ở các bãi ngang, làng cá, nhiều tỉnh chưa quy hoạch, xây dựng bến cá, chưa có số liệu và chưa được điều tra; thể hiện sự manh mún, phân tán, thiếu tính tập trung; đối với việc tổ chức quản lý, chất lượng sản phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh môi trường các nơi này chưa được chú ý. Công tác quản lý cảng cá, bến cá, chợ cá còn nhiều bất cập: chưa mang tính hệ thống, nhiều địa phương chưa quy hoạch, địa điểm thiết kế không phù hợp, không phát huy huy tác dụng và hiệu quả. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế chính sách còn thiếu; tổ chức hoạt động quản lý hệ thống cảng cá, bến cá, chợ cá, điểm tập kết sản phẩm hải sản khai thác chưa được quan tâm. 3.1.2. Cơ sở đóng, sửa tàu cá Có 702 cơ sở với khả năng đóng mới 4.000 chiếc/ năm và sửa chữa 8.000 chiếc/ năm. Các cơ sỏ đóng, sửa tàu cá ở các địa phương chưa được quy hoạch, 1 Quyết định 346/QĐ-TTg ngày 15 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ, 9
- manh mún, chưa phân công, phân cấp quản lý; quy mô cơ sở nhỏ, cơ sở vật chất kỹ thuật thiếu và yếu, năng lực quản lý nhiều hạn chế, tay nghề chưa được đào tạo, chủ yếu đóng tàu nhỏ vỏ gỗ theo mẫu và kinh nghiệm dân gian. Đã tiến hành điều tra cơ bản và đang xây dựng Đề án Phát triển công nghiệp đóng sửa tàu cá. 3.1.3. Công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản - Hiện nay có 10 cơ sở sản xuất lưới sợi, bao bì và dịch vụ vật tư với năng lực sản xuất 10.000 tấn lưới sợi/năm. Hiện tại chưa có số liệu thống kê các cơ sở gia công máy móc, thiết bị phục vụ khai thác, sản xuất kinh doanh và dịch vụ vật tư, ngư lưới cụ. - Chưa có số liệu thống kê các cơ sở gia công thiết bị phục vụ khai thác, cở sở sản xuất kinh doạnh và dịch vụ vật tư ngư lưới cụ. 3.1.4. Hệ thống thu mua, nậu vựa, kinh doanh nguyên liệu thủy sản Hệ thống thu mua, nậu vựa kinh doanh nguyên liệu thủy sản, đặc biệt lực lượng tàu hậu cần, dịch vụ đã phát huy tốt vai trò của mình như: điều tiết giá cả, hàng hóa cho thị trường nội địa và xuất khẩu, là cầu nối và giải quyết mối quan hệ cung cầu, đáp ứng nhu cầu về đầu tư, vốn, chi phí, cung ứng nguyên, nhiên, vật liệu cho ngư dân thúc đẩy khai thác thủy sản phát triển. Bên cạnh đó hệ thống thu mua, nậu vựa, kinh doanh nguyên liệu thủy sản còn nhiều bất cập: tính hệ thống chưa cao, phân tán, manh mún, chưa được quy hoạch, các khu kinh doanh nguyên liệu hải sản tập trung còn thiếu, yếu, cơ sở vật chất kỹ thuật còn hạn chế, chưa có biện pháp quản lý tích cực; vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch chưa được chú trọng, chưa được điều tra, đánh giá để đưa ra định hướng quản lý và phát triển hệ thống này. 3.1.5. Chế biến thủy sản Có 352 doanh nghiệp chế biến với 439 xưởng sản xuất bao gồm: 296 doanh nghiệp chế biến đông lạnh, 32 doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng khô; 69 doanh nghiệp kết hợp sản xuất hàng khô và các hàng khác; 9 doanh nghiệp chuyên sản xuất đồ hộp, 12 doanh nghiệp sản xuất đồ hộp và mặt hàng khác; 22 doanh nghiệp sản xuất bột cá và các mặt hàng khác thủy sản. Hệ thống kho bãi cũng phát triển mạnh trong những năm qua. Cả nước có 126 kho lạnh, 120 nhà máy nước đá trong toàn quốc, đảm bảo đủ nhu cầu sử dụng nước đá của các tàu và các nhà máy chế biến. Về chế biến xuất khẩu, hiện có 245 cơ sở chế biến thủy sản đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, trong đó có 52% số cơ sở chế biến được xuất khẩu trực tiếp vào EU. Sản phẩm thủy sản của Việt Nam đã có mặt ở trên 100 nước, vùng lãnh thổ. Năm 2011, kim ngạch xuất khẩu thủy sản đạt 6,1 tỷ USD. Cơ bản hoạt động chế biến thủy sản đã giải quyết được lượng sản phẩm từ khai thác thủy sản, nâng cao giá trị sản phẩm thủy sản để phục vụ cho thị trường 10
- nội địa và xuất khẩu, giải quyết công ăn việc làm cho nhiều lao động, có vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế thủy sản. 3.2. Các hoạt động hỗ trợ khác 3.2.1 Thông tin ngư trường nguồn lợi Hiện nay, công nghệ dự báo lạc hậu, thiếu kinh phí, trang thiết bị, cán bộ chuyên môn để thu thập, phân tích, xử lý và xây dựng bản tin dự báo. Do vậy, sản phẩm dự báo ngư trường khai thác chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn sản xuất của ngư dân: tần suất dự báo thấp, độ chính xác của thông tin dự báo còn hạn chế. Chính vì vậy, ngư dân chủ yếu đánh bắt dựa vào kinh nghiệm, các thông tin khoa học cung cấp cho ngư dân còn thiếu nên hiệu quả đánh bắt không cao. 3.2.2. Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên biển 3.2.2.1. Phòng chống lụt bão và phối hợp tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn trên biển - Chưa có hệ thống tổ chức phòng chống lụt bão và giảm nhẹ thiên tai chuyên ngành thủy sản thống nhất từ Trung ương xuống địa phương. Hiện nay chỉ có 3 tỉnh có bộ phận PCLB&GNTT chuyên ngành thủy sản nằm chung trong Ban chỉ huy PCLB&TKCN của Sở NN&PTNT. - Hoạt động của Thường trực PCLB&GNTT chuyên ngành thủy sản còn thiếu chủ động do hạn chế về kinh phí, phương tiện và trang thiết bị. - Một số Sở, Chi cục còn lúng túng trong phương thức hoạt động, thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các lực lượng, các ngành, các cấp: UBND các huyện, xã, Biên phòng trong việc quản lý tàu cá và nắm thông tin về hoạt động của tàu cá trên các vùng biển. - Công tác PCLB đối với lĩnh vực nuôi trồng thủy sản chưa được quan tâm chú trọng - Chính sách hỗ trợ thiệt hại do thiên tai gây ra đối với khai thác, nuôi trồng thủy sản chưa được thỏa đáng, gây thiệt hại cho ngư dân so với ngành nông nghiệp nói chung. 3.2.2.2. Quản lý chất lượng tàu cá và các trang thiết bị (đăng kiểm) - Các tiêu chuẩn kỹ thuật còn thiếu, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế. - Số lượng cán bộ còn thiếu về số lượng, chuyên môn không đồng đều. - Chưa được quan tâm trang bị cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động. 4. Tổ chức khai thác hải sản trên biển 4.1. Các hình thức tổ chức khai thác hải sản 4.1.1. Hộ tư nhân - Phương thức tổ chức khai thác nghề cá biển Việt Nam mang tính đặc thù của nghề cá qui mô nhỏ, phần lớn hoạt động khai thác hải sản đều diễn ra trong 11
- các vùng nước ven bờ độ sâu từ 30-50 m nước trở vào. Thời gian sản xuất thực tế trên biển tuỳ theo loại nghề và công suất, song phần lớn ngắn, thường từ 3-4 tiếng/ ngày ở vùng ven bờ, vùng lộng, từ 10 -20 ngày/chuyến biển đối với vùng xa bờ. - Cùng với sự phát triển của ngành khai thác thủy sản trong những năm qua, hộ tư nhân là chủ tàu thuyền làm nghề khai thác hoặc kết hợp làm dịch vụ hậu cần nghề cá tăng lên đáng kể. Thống kê năm 2001 chỉ có 216 nghìn hộ; năm 2005 tăng lên khoảng 310 nghìn hộ và năm 2007 khoảng 330 nghìn hộ, chiếm gần 54% tổng số hộ chuyên sản xuất kinh doanh ngành thủy sản cả nước (692 nghìn hộ). Hộ khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá tăng lên ở hầu hết các vùng, nhưng nhanh nhất vẫn là các tỉnh miền Trung và vùng Đông Nam Bộ (giai đoạn 2001 - 2005 tăng bình quân 4,5%/năm). - Hiện hộ tư nhân sở hữu 99% số lượng tàu thuyền trên cả nước, chiếm 95% về sản lượng. Do nhanh nhạy trong kinh tế thị trường để tìm kiếm lợi nhuận, họ đã nhanh chóng chuyển từ khai thác gần bờ ra xa bờ, sử dụng có hiệu quả sản phẩm khai thác. Nhưng do hạn chế về nguồn vốn nên việc đầu tư đổi mới thiết bị công nghệ gặp nhiều khó khăn, hiểu biết ít về luật pháp kinh tế, thiếu kiến thức cạnh tranh trong kinh doanh, kế toán yếu kém nên ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh. 4.1.2. Tổ hợp tác Theo tổng hợp báo cáo từ các địa phương, hiện nay cả nước có khoảng trên 4.200 tổ, đội sản xuất trên các vùng biển xa bờ với trên 25.200 tàu thuyền tham gia, chủ yếu các tàu cá làm nghề câu, rê, vây, kéo ...; các địa phương hình thành được nhiều tổ đội như: Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Nam, Bình Định, Bến Tre, đặc biệt tại Đà Nẵng các tổ, đội khai thác ở vùng biển ven bờ đã kết hợp được với công tác bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản. Loại hình tổ hợp tác đang hoạt động ở một số địa phương được thành lập theo nguyên tắc 3 cùng: cùng nghề, cùng ngư trường, cùng địa bàn cư trú trên cơ sở tự nguyện, bình đẳng, dân chủ, có sự hợp tác thực sự và các thành viên cùng có lợi. Bên cạnh đó có các quy chế quản lý thông tin liên lạc giữa các tổ đội khai thác xa bờ, tạo cơ sở pháp lý để xây dựng, chỉ đạo và tổ chức quản lý sản xuất trên biển có hiệu quả. Quy mô tổ thường từ 3 - 10 tàu chuyên đánh cá hoặc có bố trí tàu làm dịch vụ. Các tổ đều hình thành được quỹ hỗ trợ chung với nhiều tên gọi khác nhau (quỹ phòng chống rủi ro; quỹ khai thác và hỗ trợ rủi ro;…), nguồn hình thành do các tổ viên đóng góp. Mức quỹ bình quân khoảng 50 triệu đồng/tổ. Mục đích của việc hình thành quỹ để hỗ trợ, giúp đỡ nhau phục hồi sản xuất khi bị rủi ro do thiên tai, gặp khó khăn, hoạn nạn bất khả kháng. Trong điều kiện kinh tế tập thể nhất là hợp tác xã khai thác còn gặp nhiều khó khăn thì việc phát triển hình thức tổ hợp tác đã bước đầu mang lại sức sống mới đối với ngành khai thác hải sản, khắc phục được một bước về hiệu quả khai thác xa bờ trước đây. 4.1.3. Hợp tác xã khai thác hải sản 12
- Năm 1996 cả nước có 79 hợp tác xã đánh cá, quản lý và sử dụng 250 tàu. Từ khi có chương trình vay vốn tín dụng ưu đãi đóng mới và cải hoán tàu đánh bắt xa bờ (Quyết định 393/TTg ngày 9/6/1997) và cùng với chủ trương phát triển kinh tế hợp tác, các hợp tác xã khai thác hải sản xa bờ được khuyến khích phát triển mạnh mẽ. Trong giai đoạn 1997 - 2001 đã thành lập mới được 180 hợp tác xã, nâng tổng số hợp tác xã khai thác hải sản cả nýớc lên trên 450 hợp tác xã (chiếm 85,4% tổng số hợp tác xã thủy sản cả nước), quản lý và sử dụng 1.784 tàu cá các loại, trong đó có gần 1.200 tàu > 90 cv. Tuy nhiên, do hiệu quả và quản lý còn nhiều yếu kém nên số lượng hợp tác xã khai giảm mạnh từ năm 2002 đến nay. Nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động kém hiệu quả. Theo Liên minh hợp tác xã, từ 2003 - 2005 đã có 113 hợp tác xã khai thác giải thể; năm 2007 cả nước còn khoảng 100 hợp tác xã khai thác, 11 hợp tác xã đánh cá kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá, quản lý khoảng 450 tàu có công suất 75 cv trở lên. 4.1.4. Doanh nghiệp Nhà nước và các thành phần kinh tế khác Thống kê năm 2001, cả nước có 21 doanh nghiệp đánh cá (2 đơn vị thuộc Bộ Thủy sản, 4 đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng và 15 đơn vị của các địa phương). Số lượng tàu cá là 272 chiếc, tổng công suất 90.599 cv, trong đó có 185 tàu đánh bắt xa bờ, lao động là 4.240 người, sản lượng khai thác khoảng 40.000 tấn/năm. Các đội tàu quốc doanh vừa làm nhiệm vụ đánh bắt hải sản, vừa làm nhiệm vụ bảo vệ và công ích trên các vùng biển, nên đã hỗ trợ cho ngư dân bám biển. Các tỉnh Khánh Hòa, Bà Rịa - Vũng Tàu, Kiên Giang là những địa phương điển hình trong việc thành lập đội tàu Quốc doanh đánh cá với quy mô vài chục tàu công suất 90 - 450 cv tham gia khai thác trên biển. Tuy nhiên, do gặp nhiều rủi ro và khó khăn vì đặc thù nghề khai thác, mô hình Quốc doanh đánh cá tỏ ra kém hiệu quả, dẫn đến hầu hết các đội tàu của doanh nghiệp Nhà nước sản xuất không hiệu quả phải giải thể hoặc chuyển mục đích sản xuất kinh doanh. Hiện chỉ còn một số đơn vị Hải quân (Công ty 126, Công ty 128) đã đầu tư một số tàu đánh cá có công suất lớn kết hợp làm nhiệm vụ bảo vệ trên các vùng biển. Các đội tàu của Hải quân hoạt động trên các vùng biển đã lôi kéo và thu hút ngư dân đánh bắt xa bờ ở các vùng biển khơi, nhưng do thiếu chính sách thỏa đáng trong điều kiện kinh tế thị trường nên các đơn vị làm nhiệm vụ kinh tế kết hợp quốc phòng của Hải quân cũng hoạt động không thường xuyên và gặp nhiều khó khăn về kinh tế. 4.2. Phương thức bảo quản sản phẩm trên các tàu cá Phương thức bảo quản sản phẩm sau khai thác phổ biến là dùng nước đá, sử dụng phương thức cấp đông ngay trên tàu chỉ đối với tàu lớn sản xuất dài ngày trên biển, loại tàu này không nhiều, tình hình này dẫn đến những hao hụt lớn sau khai thác, gây lãng phí nguồn lợi, hạn chế hiệu quả kinh tế. Tính trung bình sản phẩm khai thác được đến người tiêu thụ cuối cùng thường bị hao hụt từ 25-30%. Một số tàu câu cá ngừ hiện nay sử dụng công nghệ xốp thổi đối với hầm bảo quản, bảo quản công nghệ bằng nước biển nhưng còn ít và đang thử 13
- nghiệm. 4.3. Phương thức tiêu thụ sản phẩm Sau khi tàu về cảng cá và lên cá, hầu hết các chủ tàu đều bán cá cho các nậu, vựa, sau đó nậu vựa bán lại cho các doanh nghiệp chế biến, một phần bán các chợ cá trong nội địa. Do phụ thuộc vào nậu vựa trong việc cung cấp xăng dầu, vốn đóng tàu, mua các trang thiết bị .... nên các chủ tàu thường hay bị ép giá khi được mùa. Các doanh nghiệp không thể mua được sản phẩm các chủ tàu mà phải thông qua nậu vựa nên giá sản phẩm hải sản đánh bắt được đến bàn ăn của người tiêu dùng cao. Công nghệ bảo quản sản phẩm khai thác trên tàu cá chưa tốt, không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cá bán cho người tiêu dùng cuối cùng cao. Điều này làm lăng phí tài nguyên, người tiêu dùng mua giá cao do phải thông qua nhiều trung gian, chủ tàu thiệt thòi. Việc liên kết trong việc quản lý chuỗi sản phẩm khai thác chưa được thực hiện giữa chủ tàu, doanh nghiệp, nhà quản lư nên giá cá bấp bênh, chất lượng sản phẩm tiềm ẩn nguy cơ không an toàn, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngư dân, uy tín của doanh nghiệp chế biến xuất khẩu và Nhà nước cũng chưa quản lý được các hoạt động của chủ nậu vựa. Do thiếu liên kết chặt chẽ nên cũng đã tạo kẽ hở cho các thương nhân Trung Quốc lợi dụng để thu mua trực tiếp hải sản từ ngư dân. 5. Quản lý, kiểm soát khai thác hải sản 5.1. Hiện trạng hệ thống quản lý khai thác hải sản 5.1.1 Về tổ chức Hệ thống tổ chức khai thác hải sản đã được thành lập và phát triển trên phạm vi cả nước, với 2 cấp Trung ương và địa phương. - Trung ương: Tổng cục Thủy sản (Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản). - Địa phương: có 28 Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, Chi cục Quản lý Chất lương thủy sản, Chi cục Thủy sản ...); Ủy ban nhân dân các huyên. 5.1.2. Về năng lực quản lý - Về nguồn nhân lực: Sau 22 năm xây dựng và phát triển, đội ngũ cán bộ công chức, viên chức thuộc hệ thống tổ chức khai thác hải sản, từ 250 người ban đầu đến nay đã lên đến trên 1.000 người với trên 85% có trình đại học và trên đại học với nhiều chuyên ngành được đào tạo khác nhau, đáp ứng phần nào công tác quản khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. - Cơ sở vật chất kỹ thuật: Từ vài tàu cá, cải hoán làm nhiệm vụ kiểm tra, kiểm soát trên biển đến nay cả nước đã có 67 tàu kiểm ngư các loại, tuy chưa nhiều song cũng phần nào đáp ứng phần nào hoạt động của các cơ quan quản lý về khai thác hải sản. 14
- - Hoạt động phối hợp: Sự hình thành Hệ thống tổ chức đã có sự liên kết, phối hợp từ Trung ương đến địa phương của các lực lượng: Thủy sản, Bộ đội Biên phòng, Cảnh sát biển, Hải quân, Chính quyền các địa phương … 5.2. Hoạt động kiểm tra, kiểm soát khai thác hải sản trên biển Năm 2007 sau khi hợp nhất Bộ Thủy sản vào Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn; Sở Thủy sản vào Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thì lực lương thanh tra chuyên ngành nằm trong thanh tra thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Tuy nhiên Thanh tra Sở có hoạt đông nhiều lĩnh vực, thanh tra chuyên ngành thủy sản chưa được quan tâm đúng mức. Thiếu cở sở pháp lý cho hệ thống thanh tra thủy sản hoạt động hiệu quả, hiệu lực; hầu hết các địa phương thiếu cán bộ, thiếu phương tiện, trang thiết bị, nhiều địa phương không có kinh phí và tàu kiểm ngư hoặc có nhưng công suất nhỏ (công suất tàu từ 150- 300CV) để kiểm soát hoạt động khai thác hải sản (tỉnh Quảng Ngãi không có tàu Kiểm ngư). Do vậy tình trạng lực lượng thanh tra thủy sản ở địa phương một số địa phương không thực hiện kiểm tra thường xuyên ở vùng biển ven bờ và vùng lộng nên dẫn đến tàu cá vi phạm các qui định về khai thác và bảo vệ nguồn lợi rất phổ biến trên các vùng biển. Trong khi đó ở vùng biển xa bờ không có lượng lượng Kiểm ngư để kiểm tra, kiểm soát các hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển này nên tình trang tàu cá nước ngoài vào sâu trong vùng lộng của vùng biển Việt Nam. 6. Những tồn tại, nguyên nhân 6.1. Những vấn đề tồn tại 6.1.1. Về nguồn lợi hải sản - Công tác điều tra đánh giá, nguồn lợi hải sản đầu tư chưa tương xứng, đầu tư dàn trải; chất lượng chưa đáp ứng cho công tác quản lý và chỉ đạo sản xuất về khai thác hải sản. - Nguồn lợi sản hản ven bờ bị khai thác quá mức giới hạn cho phép. - Nguồn lợi hải sản vùng lộng và vùng biển xa bờ chưa được đánh giá và dự báo chính xác. 6.1.2. Về năng lực khai thác hải sản - Phương tiện khai thác hải sản phát triển tự phát, tỷ lệ tàu cá có công suất máy nhỏ chiếm 80,3% trong tổng số tàu cá, chất lượng tàu thấp, phần lớn các tàu cá thiếu trang thiết bị khai thác, an toàn hàng hải phục vụ sản xuất. - Nghề khai thác hải sản quy mô sản xuất nhỏ, tình trạng sử dụng các nghề, phương pháp cấm khai thác có tính hủy diệt còn phổ biến như: mắt lưới có kích thước mắt lưới nhỏ hơn quy định, đánh bắt cá con, các loài hải sản trong mùa sinh sản, chất nổ, xung điện, chất độc… - Tình trạng khai thác sai tuyến, sai mùa vụ, kích thước cho phép khai thác vẫn thường xuyên xẩy ra. 15
- - Nguồn vốn đầu tư và chi phí cho tàu cá, nghề và chi phí hoạt đông khai thác hải sản thiếu. - Đa số lao động phục vụ khai thác hải sản chưa được đào tạo và trang bị các kiến thức về nghề khai thác và bảo vệ nguồn lợi hải sản. Số lao động phục vụ khai thác hải sản thiếu, không đáp ứng đủ nhu cầu cho khai thác hải sản. 6.1.3. Phương thức tổ chức sản xuất khai thác hải sản. - Do nghề khai thác hải sản Việt Nam là nghề cá qui mô nhỏ, đa loài, đa ngư cụ, ngư dân vốn ít nên khó phát triển thành các công ty, tập đoàn lớn để khai thác hải sản ở vùng biển khơi. - Mặt khác việc tổ chức sản xuất trên biển còn đơn lẻ, độc lập, chưa có tính liên kết trong sản xuất. - Tính cộng đồng trong trong thác hải sản chưa có trong khai thác hải sản, nên quá trình sản xuất của các tổ hợp tác, hợp tác xã, liên tập đoàn, doanh nghiệp nhà nước. Do vậy, hoạt động sản xuất khai thác hải sản không hiệu quả. 6.1.4. Quản lý, kiểm soát khai thác hải sản Công tác tổ chức quản lý, kiếm tra, kiểm soát chưa được chú trọng, chưa đồng bộ; thiếu quyết liệt của các cấp các ngành và chính quyền địa phương trong thời gian qua. 6.1.5. Hệ thống hậu cầu, dịch vụ nghề cá * Cở sở hạ tầng phục vụ: - Hệ thống cảng cá, bến cá, chợ cá nhiều nơi chưa được qui hoạch, chưa phát hiệu quả; quản lý còn lỏng lẻo, chất lượng công trình và các điều kiện vệ sinh môi trường không đảm bảo. - Khu neo đậu tránh trú bão thiếu, chưa được qui hoạch và đầu tư. - Cơ sở đóng sửa tàu cá thiếu phân tán, năng lực, cở sở vật chất không đảm bảo; trình độ công nhân chưa được đào tạo, thiếu qui hoạch và đầu tư. - Công nghiệp phụ trợ phục vụ khai thác hải sản nhỏ lẻ, manh mún. * Hoạt động hậu cần dịch vụ phục vụ khai thác hải sản - Thu mua, kinh doanh nguyên liệu hải sản tính hệ thống chưa cao, phân tán, manh mún, chưa được qui hoạch, các khu kinh doanh nguyên liệu hải sản còn thiếu, yếu; cơ sở vật chất kỹ thuật còn nhiều hạn chế chưa có biện pháp quản lý tích cực; công tác bảo quản sản phẩm và giảm tổn thất sau thu hoạch vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường chưa được trú trọng. - Hậu cần dịch vụ thu mua hải sản trên biển phát triển tự phát, các mô hình phát triển nhỏ lẻ chưa được tổ chức, thiếu tính đồng bộ, chưa phát huy hiệu quả; chưa đáp ứng được sản xuất trên biển. 16
- - Hoạt động cung ứng nguyên, nhiên vật liệu khai thác hải sản chất lượng dịch vụ còn nhiều hạn chế; cơ sở sản xuất nước đá chưa được quản lý, số lượng và chất lượng không đảm bảo. - Hoạt động phụ trợ sản xuất kinh doanh ngư lưới cụ phục vụ khai thác hải sản còn thiếu, chưa đáp ứng được nhu cầu sản xuất. Ngư lưới cụ chủ yếu là nhập khẩu. 6.1.6. Các hoạt động hỗ trợ khai thác - Công tác dự báo ngư trường chưa được quan tâm dúng mức, chưa trở thành nhiệm vụ thường xuyên, thiều kinh phí, trang thiết bị, cán bộ chuyên môn phục vụ cho công tác dự báo ngư trường. - Hệ thống thông tin giám sát tàu cá trên biển chưa được đầu tư và kiện toàn về . Công tác đảm bảo an toàn cho người và tàu cá còn thiếu và yếu. - Công tác phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn chưa được quan tâm đúng mức. 6.2. Nguyên nhân - Cơ chế, chính sách chưa theo kịp với yêu cầu của thực tế sản xuất. - Hệ thống tổ chức quản lý từ Trung ương đến địa phương chưa đồng bộ, thiếu cán bộ về quản lý, nghiên cứu về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản (Khoa Khai thác thủy sản – Đại học Nha Trang đã chuyển thành Viện nghiên Công nghệ khai thác thủy sản); cán bộ quản lý chưa được đào tạo về kỹ năng quản lý nghề cá. - Công tác điều tra cơ bản hoạt động khai thác hải sản thực hiện chậm, thiếu tính động bộ, nhiều lĩnh vực chưa được triển khai. - Chưa có Quy hoạch khai thác hải sản cụ thể cho từng vùng biển theo nhóm nghề nên không quản lý và kiểm soát được cường lực khai thác hải sản. - Chưa có định hướng quản lý và tổ chức sản xuất khai thác hải sản; - Công tác điều tra, nghiên cứu ngư trường, nguồn lợi hải sản thiếu tập trung, hiệu quả thấp. - Các điều kiện đảm bảo về vốn, lao động ... phục vụ cho phát triển khai thác hải sản chưa được đáp ứng trong sản xuất. - Sự phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương và các hình thức tổ chức sản xuất trên biển còn chưa chặt chẽ. 7. Kinh nghiệm của các nước trong khu vực và trên thế giới trong tổ chức, quản lý khai thác hải sản 7.1. Xu hướng phát triển Nói chung, các nước trong khu vực Đông Nam Á đều có trình độ phát triển nghề cá tương tự như nhau và có xu hướng tập trung phát triển nghề cá, khai thác nguồn lợi mới và nghiên cứu kỹ thuật mới. Mặc dù các nước nhận thấy 17
- rằng nguồn lợi hải sản, đặc biệt là vùng ven bờ đang bị khai thác quá mức, nhưng vẫn cải tiến và đa dạng hoá nghề khai thác hơn là giảm số lượng tàu cá; chú trọng xây dựng cơ sở hạ tầng, nhà máy chế biến, giảm thất thoát sau thu hoạch, hạn chế các va chạm xã hội giữa các nhóm ngư dân khác nhau và giữa ngành thuỷ sản với các ngành khác. * Về tàu thuyền đánh cá Số lượng tàu cá qui mô nhỏ có chiếm tỉ lệ lớn, thường chiếm tới 70-80% tổng số tàu thuyền. Những năm gần đây, số lượng những tàu có trọng tải < 50 tấn có xu hướng giảm dần; trong khi đó số lượng các tàu có trọng tải > 50 tấn có xu hướng tăng dần. * Về trang bị trên tàu và kỹ thuật khai thác - Đối với nghề cá qui mô nhỏ: Nói chung không có gì khác biệt giữa các nước về trang bị trên tàu và kỹ thuật khai thác hải sản. - Đối với nghề cá qui mô lớn: Một số nước có sự phát triển vượt trội hơn các nước khác. Thái Lan phát triển rất mạnh nghề lưới kéo, với số lượng tàu kéo và công suất máy trang bị cho mỗi tàu khá lớn. Các mẫu lưới kéo được sử dụng tương đối hợp lý nên đạt tốc độ kéo lưới cao. Tuy nhiên do phát triển nghề lưới kéo một cách tự phát và quá mức nên dẫn đến nguồn lợi bị suy kiệt nhanh chóng. Đây là bài học đắt giá cho sự phát triển thiếu sự quản lí chặt chẽ. Ngoài ra đối với nghề kéo cá, các nước có xu hướng chuyển từ nghề kéo đơn sang kéo đôi với những tàu kéo công suất lớn đã tăng đáng kể sản lượng cá khai thác được. Nghề lưới vây, đặc biệt là vây cá ngừ được phát triển mạnh ở Philippin, Hàn Quốc, Thái lan. Các tàu lưới vây được trạng bị hệ thống máy hiện đại như máy dò cá ngang, máy đo dòng chảy… vàng lưới vây được tăng cường kích thước lớn cùng với kỹ thuật khai thác tiên tiến đã tăng năng suất của nghề này. * Về nguồn lợi hải sản Các nước trong vùng Đông Nam Á (trừ Indonesia) đều gặp phải tình trạng khai thác quá mức ở vùng biển ven bờ. Nguyên nhân đều do phát triển số lượng tàu cá thiếu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Đến nay, các nước đều nhận thức được vấn đề này và đang rất chú trọng đến việc quản lý nghề cá ven bờ. Hầu hết các nước trong vùng đã thành lập Trung tâm quản lý nghề cá ven bờ và đang áp dụng biện pháp “Quản lý nghề cá dựa vào cộng đồng” để đảm bảo cho nghề khai thác cá phát triển bền vững. 7.2. Các biện pháp quản lí Mặc dù có sự khác nhau về mặt địa lý, nguồn lợi hải sản, các điều kiện kinh tế xã hội, nhưng các nước trong khu vực đều phải đối mặt với những vấn đề bức xúc như nhau trong quá trình phát triển nghề cá của mình. Để phát triển bền vững và quản lý tốt nghề cá, các nước trong khu vực đã đề ra các biện pháp quản lý và đã rất thành công trong quản lý nghề cá ven bờ. Các biện pháp quản lí chủ yếu là: 18
- - Ban hành luật nghề cá: Đây là cơ sở pháp lý để có thể quản lý nghề cá hữu hiệu. Nhật Bản đưa ra luật nghề cá Meifi vào năm 1901 và sửa lại năm 1910 và 1949, Luật nghề cá hiện tại được thực hiện từ năm 1949, đã cụ thể hoá bộ luật Meifi, đến nay Nhật bản có 19 Luật liên quan đến nghề cá. Trung Quốc ban hành Luật nghề cá năm1986. Thái Lan 1947 và bổ sung năm 1953. Philipin 1975. - Chương trình cấp giấy phép đánh cá Đây là một phần rất quan trọng của cơ chế quản lý và tăng cường hiệu lực quản lý nghề cá. Với một giấy phép đánh cá một tàu chỉ có thể khai thác ở một vùng nhất định, một loại ngư cụ nhất định và đánh bắt một số loài cá đã cho phép. Nhờ có giấy phép đánh cá, Nhà nước có thể khống chế được tổng công suất của các tàu phải nằm trong một hạn mức cho phép đối với mỗi vùng biển. Như vậy, hầu hết các nước trong khu vực đều sử dụng giấy phép đánh cá như là một công cụ để hạn chế số lượng tàu thuyền tham gia vào khai thác và quản lí chặt chẽ số lượng tàu cá. - Các qui định đánh bắt Để bảo vệ nguồn lợi cá biển và đạt được sự cân bằng tối ưu giữa năng lực khai thác và nguồn lợi, các nước đã ban hành các qui định về hạn mức tổng công suất máy tàu cho phép hoạt động ở mỗi vùng biển; Cấm các ngư cụ và phương pháp đánh bắt có hại; Qui định mùa cấm, vùng cấm, kích thước cá được phép đánh bắt, kích thước mắt lưới và giới hạn tỉ lệ cá tạp; Bảo vệ môi trường. Qui định vùng cấm hoàn toàn sự hoạt động của nghề lưới kéo. - Phân chia ngư trường Hầu hết các nước Đông Á và Đông Nam Á đã thực hiện phân chia ngư trường theo tuyến. Mỗi vùng sẽ qui định cỡ tàu và loại nghề được phép hoạt động. Qui định vùng biển cấm nghề lưới kéo hoạt động (thường là các vùng biển ven bờ) - Quản lí nghề cá ven bờ dựa vào cộng đồng Thấy rõ được tầm quan trọng và sự phức tạp của quản lý nghề cá ven bờ, nếu chỉ dựa vào số cán bộ ít ỏi của các cơ quan quản lý nghề cá cấp tỉnh sẽ không thể quản lý, bảo vệ nguồn lợi ven bờ và duy trì được sự phát triển bền vững của ngành khai thác cá biển. Quản lý nghề cá dựa trên cộng đồng đang là mô hình quản lý tốt vùng ven bờ cho nghề cá qui mô nhỏ. Áp dụng mô hình này sẽ hạn chế đáng kể tình trạng cạnh tranh vô ích trong khai thác và bảo vệ tốt được nguồn lợi ven bờ. Mô hình này đang được nhiều nước nghiên cứu áp dụng. 7.3. Bài học rút ra trong công tác quản lí và phát triển nghề cá Nói chung, nghề cá ở các nước Đông Nam Á, Trung Quốc, Nhật Bản đều có những nét tương đồng. Đó là sự tồn tại của nghề cá qui mô nhỏ và nghề cá 19
- thương mại. Ngư dân nghề cá qui mô nhỏ có số lượng lớn, sống rải rác dọc theo bờ biển. Nguồn lợi nghề cá ven bờ đang chịu sức ép lớn và đang bị suy kiệt ở một số vùng. Dưới tình trạng như thế, các bài học sau đây sẽ là rất hữu ích cho việc giải quyết những vấn đề nêu trên: * Khung pháp lý và sự tham gia của ngư dân là cần thiết. - Để phát triển nghề cá ven bờ, việc ban hành một khung pháp lý là đặc biệt cần thiết. Tuy nhiên, chỉ có khung pháp lý đơn độc sẽ không tạo ra được hệ thống quản lý nghề cá nếu thiếu sự tham gia tích cực của ngư dân. - Nhà nước phải quản lý nghề cá bằng giấy phép đánh cá như là công cụ hữu hiệu để quản lý. * Tầm quan trọng của việc ngư dân tự quản nghề cá và nguồn lợi hải sản Nói chung, ngư dân có xu hướng nghĩ rằng các điều khoản quản lý nghề cá của Nhà nước được đề ra không sát với thực tế nghề cá của họ. Vì vậy họ không tự nguyện thực hiện những qui định này. Ngược lại, nếu được tham gia xây dựng những điều khoản quản lý, ngư dân sẽ rất cẩn thận tự đề ra các qui định cho họ. Đây là những bước đầu tiên rất quan trọng trong công tác quản lý nghề cá. * Vai trò của hợp tác xã (kiểu mới) trong quản lý nghề cá. - Hợp tác xã có vai trò lớn, như là chìa khoá dẫn tới thành công của quản lý nghề cá ven bờ. - Nghề cá qui mô nhỏ có số lượng lớn ngư dân phân bổ rải rác ở ven biển. Vì vậy quản lý nghề cá phải thông qua một tổ chức ngư dân giống như Hợp tác xã, Hợp tác xã sẽ là chiếc cầu nối giữa các cơ quan quản lý Nhà nước với cộng đồng ngư dân. - Quản lý nghề cá ven bờ chỉ thành công khi tồn tại những Hợp tác xã mạnh, với những ngư dân đã hiểu rõ tầm quan trọng của quản lý nghề cá. * Tiêu thụ cá là chìa khoá kinh tế của tổ chức ngư dân hợp tác xã. Đây là hệ thống mà thông qua nó, ngư dân giao cá của họ cho hợp tác xã để bán theo hình thức đấu giá. Việc tiêu thụ cá của hợp tác xã sẽ thúc đẩy ngư dân tham gia vào hợp tác xã. (ở Nhật, nếu ngư dân không vào hợp tác xã thì họ sẽ không bán được cá, vì vậy 100% ngư dân Nhật là xã viên hợp tác xã). 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề án “Tiền dự trữ và quản lý tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng”
31 p | 700 | 253
-
Tiểu luận môn Quản trị kinh doanh: Đề án kinh doanh của Be Fresh– Chuỗi cửa hàng Eat clean theo hình thức ăn nhanh
61 p | 1942 | 121
-
Dự thảo Đề án: Phát triển thương hiệu gạo Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030
40 p | 123 | 33
-
Báo cáo " Giai đoạn tiền tố tụng hành chính và vấn đề đảm bảo thực hiện quyền khởi kiện vụ án hành chính của cá nhân, tổ chức tại toà án nhân dân "
5 p | 103 | 21
-
Báo cáo " Vấn đề thi hành án dân sự trong việc soạn thảo Bộ luật tố tụng dân sự "
3 p | 114 | 12
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 139 | 11
-
Báo cáo " Vài suy nghĩ về hợp tác Quốc tế đấu tranh chống tội phạm có tổ chức do người Việt Nam thực hiện ở nước ngoài"
6 p | 97 | 9
-
Báo cáo "Vài nét về tổ chức lao động quốc tế "
6 p | 61 | 7
-
Báo cáo "Việc thực hiện các công ước của Tổ chức lao động quốc tế về quyền lao động nữ ở Việt Nam "
6 p | 56 | 7
-
Báo cáo " Về hành vi phạm tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý"
3 p | 98 | 7
-
Báo cáo "Tổ chức và hoạt dộng của Nghị viện nước Cộng hoà Ba Lan "
5 p | 67 | 6
-
Báo cáo " Tranh chấp trong quan hệ kinh tế quốc tế dưới góc độ của tổ chức thương mại thế giới "
6 p | 49 | 6
-
Báo cáo "Nhân dân góp ý cho dự thảo văn bản quy phạm pháp luật "
4 p | 108 | 5
-
Báo cáo " Tổ chức và hoạt động của Nghị viện Pháp"
7 p | 63 | 5
-
Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở khoa học cảnh quan cho việc tổ chức lãnh thổ sản xuất nông, lâm nghiệp bền vững tỉnh Hòa Bình
27 p | 38 | 5
-
Báo cáo " Tổ chức toà án hiến pháp Cộng hoà liên bang Nga"
6 p | 61 | 3
-
Tóm tắt dự thảo Luận án Tiến sĩ Địa lí: Xác lập cơ sở địa lý phục vụ tổ chức không gian lãnh thổ phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường thành phố cửa khẩu Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh
27 p | 92 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn