intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học: Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:28

69
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực" với mục tiêu thực hiện nhằm đánh giá khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến đổi mưa lớn của mô hình khí hậu khu vực RegCM4. Đồng thời, sử dụng mô hình này để dự tính sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai. Mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dự thảo tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khí tượng và khí hậu học: Nghiên cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn trên khu vực Việt Nam bằng mô hình khí hậu khu vực

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br /> TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br /> <br /> LÊ NHƢ QUÂN<br /> <br /> NGHIÊN CỨU MÔ PHỎNG VÀ DỰ TÍNH<br /> XU THẾ BIẾN ĐỔI CỦA CÁC SỰ KIỆN MƢA LỚN<br /> TRÊN KHU VỰC VIỆT NAM BẰNG<br /> MÔ HÌNH KHÍ HẬU KHU VỰC<br /> <br /> Chuyên ngành: Khí tƣợng và Khí hậu học<br /> Mã số: 62440222<br /> <br /> DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ<br /> KHÍ TƢỢNG VÀ KHÍ HẬU HỌC<br /> <br /> HÀ NỘI - 2014<br /> <br /> Công trình được hoàn thành tại Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải<br /> dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia<br /> Hà Nội<br /> <br /> Người hướng dẫn khoa học:<br /> 1. GS. TS. Phan Văn Tân<br /> 2. TS. Ngô Đức Thành<br /> <br /> Phản biện 1:<br /> <br /> Phản biện 2:<br /> <br /> Phản biện 3:<br /> <br /> Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm<br /> luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học<br /> Quốc gia Hà Nội vào hồi …giờ …ngày …tháng …năm …..<br /> <br /> Có thể tìm hiểu luận án tại:<br /> - Thư viện Quốc gia Việt Nam<br /> - Trung tâm Thông tin Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br /> <br /> DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ<br /> LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN<br /> 1.<br /> <br /> Lê Như Quân, Phan Văn Tân (2011), “Dự tính sự biến đổi của<br /> một số chỉ số mưa lớn trên lãnh thổ Việt Nam bằng mô hình khí<br /> hậu khu vực RegCM3”, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN, Khoa học<br /> Tự nhiên và Công nghệ, 27(1S), tr. 200-210.<br /> <br /> 2.<br /> <br /> Ho Thi Minh Ha, Phan Van Tan, Le Nhu Quan, Nguyen Quang<br /> Trung (2011), “Extreme climatic events over Vietnam from observational data and RegCM3 projections”, Climate Research,<br /> 49, pp. 87-100.<br /> <br /> 3.<br /> <br /> Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc Thanh, Le Nhu<br /> Quan (2011), “On the seasonal prediction of surface climate<br /> over Vietnam using Regional Climate Model (RegCM3)”, The<br /> Second International MAHASRI/HyARC Workshop on Asian<br /> Monsoon and Water Cycle, Nha Trang, Vietnam, pp. 97-106.<br /> <br /> 4.<br /> <br /> Le Nhu Quan, Phan Van Tan, Nguyen Quang Trung, Ngo Duc<br /> Thanh (2013), “Trends in Extreme Rainfall Events over<br /> Vietnam: Historical data and Model Verification”, The Third<br /> International MAHASRI/HyARC Workshop on Asian Monsoon<br /> and Water Cycle, Da Nang, Vietnam, pp. 209-216.<br /> <br /> MỞ ĐẦU<br /> Tính cấp thiết của đề tài<br /> Mưa lớn được đặc biệt quan tâm do có tác động tiêu cực đến đời<br /> sống con người, kinh tế - xã hội và môi trường. Mô hình số là công<br /> cụ hữu ích trong nghiên cứu mưa lớn. Ngày càng nhiều nghiên cứu<br /> được thực hiện về mưa lớn. Ở Việt nam mưa lớn gây nên những thiệt<br /> hại không nhỏ. Số lượng nghiên cứu về mưa lớn ở Việt Nam tăng lên<br /> trong những năm gần đây. Nhiều nghiên cứu cho thấy mưa lớn ở Việt<br /> Nam đã có những thay đổi đáng kể. Do vậy, nghiên cứu về sự biến<br /> đổi của mưa lớn trong tương lai là hết sức cần thiết. Đề tài “Nghiên<br /> cứu mô phỏng và dự tính xu thế biến đổi của các sự kiện mưa lớn<br /> cho khu vực Việt nam bằng mô hình khí hậu khu vực” được đặt ra<br /> góp phần nâng cao năng lực dự tính và đánh giá sự biến đổi của hiện<br /> tượng mưa lớn cho khu vực Việt Nam.<br /> Mục đích của luận án<br /> Luận án nhằm đánh giá khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến<br /> đổi mưa lớn của mô hình khí hậu khu vực RegCM4. Đồng thời, sử<br /> dụng mô hình này để dự tính sự biến đổi của mưa lớn trong tương lai.<br /> Những đóng góp mới của luận án<br /> - Góp phần làm rõ khả năng mô phỏng mưa lớn và xu thế biến đổi<br /> mưa lớn của mô hình RegCM4 cho Việt Nam.<br /> - Cung cấp thông tin về tính bất định và độ tin cậy cho các nghiên<br /> cứu có sử dụng sản phẩm các mô hình số trong đánh giá BĐKH.<br /> Ý nghĩa khoa học và thực tiễn<br /> Về mặt khoa học, kết quả của luận án giúp nâng cao hiểu biết về<br /> khả năng mô phỏng và dự tính của mô hình RegCM4.<br /> Trong thực tiễn kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao hiệu quả<br /> <br /> 1<br /> <br /> của công tác ứng phó và giảm nhẹ tác động của hiện tượng mưa lớn.<br /> Tóm tắt cấu trúc luận án<br /> Ngoài các mục mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục,…<br /> những nội dung chính của luận án bao gồm 3 chương:<br /> CHƢƠNG I. TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU MƢA LỚN<br /> 1.1.<br /> <br /> Tác động của các hiện tƣợng cực đoan và mƣa lớn<br /> <br /> Bốn báo cáo đánh giá của Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí<br /> hậu (IPCC) cho thấy biến đổi khí hậu (BĐKH) đang diễn biến phức<br /> tạp đặc biệt là mưa lớn. Hiện tại, báo cáo thứ 5 đang được thực hiện<br /> dựa trên kịch bản phát thải mới RCPs. Kịch bản RCPs có một số nét<br /> khác biệt với kịch bản cũ (SRES). Theo Penalba và Robledo (2009),<br /> nghiên cứu mưa lớn chưa được đánh giá sâu về diễn biến tương lai.<br /> 1.1.1. Thiệt hại do các hiện tượng cực đoan và mưa lớn<br /> Thiệt hại kinh tế do thiên tai từ 1960-2011 ở Mỹ là khoảng 13 tỷ<br /> USD, khoảng 600 người chết và hơn 4.000 người bị thương mỗi năm.<br /> Fowler và cộng sự (2005) cho biết hàng năm nước Anh dành 300 triệu<br /> bảng để chống lũ và tăng thêm 200 triệu bảng khi tính đến sự biến đổi<br /> trong tương lai. Ở Việt Nam từ 1999-2009 thiên tai gây thiệt hại hơn<br /> 9.000 tỷ đồng gần 500 người thiệt mạng, 700 người bị thương và 60<br /> người mất tích do thiên tai mỗi năm (Hình 1.1, b).<br /> <br /> (b)<br /> <br /> (a)<br /> <br /> Hình 1.1. Thiệt hại kinh tế do thiên tai, (a) Trung bình toàn cầu<br /> (Field và cộng sự, 2012), (b) Việt nam (www.ccfsc.gov.vn)<br /> Trung bình toàn cầu, thiệt hại do thiên tai và mưa lớn (Hình 1.1,<br /> 2<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2