ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI<br />
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN<br />
<br />
LÊ THỊ THANH HƢƠNG<br />
<br />
NGHIÊN CỨU TÍNH ĐA DẠNG NGUỒN CÂY THUỐC ĐƢỢC<br />
SỬ DỤNG TRONG CỘNG ĐỒNG CÁC DÂN TỘC Ở TỈNH<br />
THÁI NGUYÊN NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG<br />
<br />
Chuyên ngành: Thực vật học<br />
Mã số: 62420111<br />
<br />
DỰ THẢO TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC<br />
<br />
HÀ NỘI – 2015<br />
<br />
Công trình được hoàn thành tại: Bộ môn Thực vật, Khoa Sinh học, Trường<br />
Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội.<br />
<br />
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Nguyễn Trung Thành<br />
2. GS.TSKH. Nguyễn Nghĩa Thìn<br />
<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
Phản biện: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
..............................<br />
<br />
Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Đại học Quốc gia chấm luận án<br />
tiến sĩ họp tại . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .<br />
vào hồi<br />
<br />
giờ<br />
<br />
ngày<br />
<br />
tháng<br />
<br />
năm 20...<br />
<br />
Có thể tìm hiểu luận án tại:<br />
- Thư viện Quốc gia Việt Nam<br />
- Trung tâm Thông tin - Thư viện, Đại học Quốc gia Hà Nội<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
Việt Nam nằm trong vành đai khí hậu nhiệt đới gió mùa nóng và ẩm ở châu Á, được đánh<br />
giá là nước đứng thứ 16 trên thế giới về sự phong phú và đa dạng của sinh vật. Hệ thực vật Việt<br />
Nam cũng được biết đến rất đa dạng và phong phú. Theo ghi nhận của Phạm Hoàng Hộ (1999) có<br />
khoảng 10.500 loài thực vật bậc cao có mạch và dự đoán có đến 12.000 loài; trong đó, số loài cây<br />
dùng làm thuốc chiếm khoảng 36%. Theo kết quả điều tra của Viện Dược liệu, Bộ Y tế đã xác định<br />
ở Việt Nam có 3.948 loài cây thuốc. Võ Văn Chi (2012) đã thống kê ở Việt Nam hiện có gần 4.700<br />
loài thực vật làm thuốc. Đồng thời, Việt Nam còn là Quốc gia đa dạng về nền văn hóa với 54 dân<br />
tộc anh em sinh sống trên khắp lãnh thổ. Mỗi dân tộc ở các vùng miền khác nhau lại có những tri<br />
thức khác nhau về cách sử dụng cây cỏ để phục vụ cuộc sống của họ. Với mức độ đa dạng về hệ<br />
thực vật, về văn hóa như vậy, chúng ta đang được kế thừa một kho tàng tài nguyên cây thuốc quý<br />
giá của các dân tộc trong công tác chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển kinh tế.<br />
Việt Nam là một Quốc gia có 3/4 diện tích là rừng, nơi có sự đa dạng về nguồn tài nguyên<br />
cây thuốc và là nơi cư trú của 54 dân tộc mà phần lớn là dân tộc thiểu số với khoảng 24 triệu người,<br />
chiếm hơn 1/3 dân số Quốc gia. Chính sự đa dạng về tộc người cùng với sự khác biệt về điều kiện<br />
thổ nhưỡng, khí hậu, phong tục tập quán, văn hóa trong từng cộng đồng dân tộc đã dẫn đến sự đa<br />
dạng những kinh nghiệm gia truyền trong việc chữa bệnh và cách sử dụng cây cỏ xung quanh mình<br />
làm thuốc chữa bệnh. Việc sử dụng những kinh nghiệm dân gian và nghiên cứu thực vật học dân<br />
tộc ở Việt Nam nói chung và các dân tộc thiểu số nói riêng là rất cần thiết để góp phần phát triển<br />
nền kinh tế của đồng bào dân tộc.<br />
Tỉnh Thái Nguyên, một trung tâm chính trị, kinh tế của vùng trung du miền núi Đông Bắc, là<br />
cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ. Đồng<br />
thời, Thái Nguyên là nơi có hệ sinh thái đa dạng và có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống<br />
như: Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay, Dao... Từ rất lâu đời, đồng bào các dân tộc ở Thái Nguyên đã<br />
có truyền thống chữa bệnh bằng cây thuốc, mỗi dân tộc lại có những kinh nghiệm riêng, đặc trưng<br />
cho dân tộc mình. Do đó, kho tàng tri thức sử dụng cây thuốc của đồng bào dân tộc nơi đây rất<br />
phong phú. Nhưng tri thức bản địa về cây thuốc của mỗi dân tộc cho đến nay vẫn chưa được hệ<br />
thống một cách đầy đủ, toàn diện, chưa có một nghiên cứu tổng thể về nguồn tài nguyên cây thuốc<br />
của đồng bào các dân tộc trên địa bàn toàn tỉnh. Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài luận<br />
án:“Nghiên cứu tính đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh<br />
Thái Nguyên nhằm bảo tồn và phát triển bền vững” được tiến hành thực hiện với những mục tiêu<br />
lớn sau:<br />
<br />
Đánh giá đa dạng nguồn cây thuốc được sử dụng trong cộng đồng các dân tộc ở tỉnh Thái<br />
Nguyên và đề xuất các giải pháp bảo tồn, phát triển bền vững. Kiểm chứng giá trị thực tiễn về khả<br />
năng ức chế tế bào ung thư dạ dày từ dịch chiết của cây Lá khôi (Ardisia gigantifolia Stapf.).<br />
Những điểm mới và đóng góp chính của luận án:<br />
- Lần đầu tiên đưa ra được bộ tư liệu tương đối đầy đủ về nguồn cây thuốc và tri thức sử<br />
dụng cây thuốc của đồng bào các dân tộc Tày, Nùng, Sán Dìu, Sán Chay và Dao ở tỉnh Thái<br />
Nguyên.<br />
- Xây dựng được cơ sở dữ liệu về các loài cây thuốc cần bảo tồn ở tỉnh Thái Nguyên.<br />
- Bổ sung thêm dẫn liệu mới về khả năng điều trị ung thư dạ dày bằng loài Lá khôi (Ardisia<br />
gigantifolia Stapf.).<br />
Nội dung luận án được chia thành các phần và các chương như sau: Mở đầu (2 trang),<br />
Chương 1. Tổng quan tài liệu (34 trang), Chương 2. Nội dung, đối tượng và phương pháp nghiên<br />
cứu (12 trang), Chương 3. Điều kiện tự nhiên và xã hội khu vực nghiên cứu (11 trang), Chương 4.<br />
Kết quả nghiên cứu và thảo luận (90 trang), Kết luận và Kiến nghị (2 trang), Danh mục các công<br />
trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án (1 trang), Tài liệu tham khảo (18 trang), Phụ lục<br />
(104 trang).<br />
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU<br />
1.1. Tài nguyên cây thuốc trên thế giới<br />
1.1.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc trên thế giới<br />
Các kinh nghiệm dân gian về sử dụng cây thuốc chữa bệnh được nghiên cứu ở các mức độ<br />
khác nhau tùy thuộc vào sự phát triển của từng châu lục, từng quốc gia và từng dân tộc. Hầu hết<br />
các quốc gia đã biên soạn các chuyên khảo về cây thuốc trên quy mô toàn quốc hoặc vùng lãnh thổ.<br />
Nhiều công trình nghiên cứu cây thuốc của các nước được sử dụng rộng rãi và có giá trị khoa học<br />
thực tiễn lớn.<br />
1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc trên thế giới<br />
Những kiến thức truyền thống về cây thuốc và kinh nghiệm bản địa trong việc sử dụng cây<br />
thuốc không những góp phần quan trọng trong công tác bảo tồn các giá trị văn hóa và đa dạng sinh<br />
học mà còn mở ra một triển vọng cho việc phát triển thuốc mới. Vì vậy, việc nghiên cứu ứng dụng<br />
những kiến thức bản địa về cây cỏ làm thuốc của cộng đồng các dân tộc sẽ mang lại một tương lai<br />
đầy hứa hẹn cho việc chăm sóc sức khỏe của cộng đồng.<br />
1.2. Tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam<br />
1.2.1. Lịch sử nghiên cứu và sử dụng tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam<br />
<br />
Việt Nam có một nền y học cổ truyền hết sức đa dạng, đặc sắc với bề dày lịch sử hàng nghìn<br />
năm và từ đó hình thành nên nền y học dân tộc không ngừng phát triển qua các thời kỳ lịch sử.<br />
Trong đó, nhiều cây thuốc, bài thuốc được áp dụng chữa bệnh trong dân gian có hiệu quả cao. Các<br />
kinh nghiệm dân gian quý báu đó đã dần đúc kết thành những cuốn sách có giá trị và lưu truyền<br />
rộng rãi trong nhân dân.<br />
1.2.2. Tình hình nghiên cứu cây thuốc dân tộc ở Việt Nam<br />
Nghiên cứu cây thuốc dân tộc không chỉ góp phần sử dụng bền vững nguồn tài nguyên cây<br />
thuốc của đất nước, làm phong phú thêm tri thức sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh của cả dân<br />
tộc mà còn là cơ sở để sản xuất các loại dược phẩm mới để điều trị các căn bệnh hiểm nghèo. Đây<br />
thực sự là một hướng nghiên cứu có triển vọng lớn trong tương lai. Hiện nay, nhiều loài cây thuốc<br />
quý phân bố chủ yếu ở miền núi, đang có nguy cơ bị tàn phá dẫn đến tuyệt chủng do lạm dụng khai<br />
thác quá nhiều. Vì vậy cần phải có biện pháp tiến hành điều tra, tư liệu hoá thực trạng sử dụng cây<br />
thuốc của các dân tộc và tri thức bản địa về cây cỏ làm thuốc để xây dựng các giải pháp quản lý và<br />
sử dụng hiệu quả nhằm góp phần giữ gìn, bảo tồn bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt<br />
Nam.<br />
1.2.3. Tình hình nghiên cứu cây thuốc ở tỉnh Thái Nguyên<br />
Thái Nguyên là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống với những kinh nghiệm dân<br />
gian độc đáo trong việc sử dụng cây cỏ hoang dại để làm thuốc chữa bệnh. Tuy nhiên, những<br />
nghiên cứu về cây thuốc ở Thái Nguyên còn ít, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ và hệ thống<br />
về vốn tri thức bản địa của cộng đồng các dân tộc sinh sống trong tỉnh. Việc tiến hành điều tra,<br />
nghiên cứu tổng thể nguồn cây thuốc trên phạm vi toàn tỉnh sẽ góp phần bổ sung những tư liệu quý<br />
vào kho tàng y học cổ truyền Việt Nam và thế giới nhằm phục vụ công tác bảo tồn và nghiên cứu<br />
khoa học.<br />
1.3. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc<br />
1.3.1. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc trên thế giới<br />
Để phục vụ cho mục đích chăm sóc bảo vệ sức khỏe con người, cho sự phát triển của xã hội<br />
và để chống lại các bệnh nan y thì sự cần thiết phải kết hợp giữa Đông - Tây y, giữa y học hiện đại<br />
với y học cổ truyền của các dân tộc là một vấn đề cấp thiết. Chính từ những kinh nghiệm của y học<br />
cổ truyền đã giúp cho nhân loại khám phá ra những loại thuốc có ích trong tương lai. Cho nên, việc<br />
khai thác kết hợp với bảo tồn các loài cây thuốc là điều hết sức quan trọng. Các nước trên thế giới<br />
đang hướng về thực hiện chương trình Quốc gia kết hợp sử dụng, bảo tồn và phát triển bền vững<br />
cây thuốc.<br />
1.3.2. Bảo tồn tài nguyên cây thuốc ở Việt Nam<br />
<br />