Gia công tia lửa điện . CHƯƠNG 1:
lượt xem 107
download
Tổng quan về tình hình gia công tia lửa điện trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Sự xuất hiện của một công nghệ mới Trong nửa thế kỷ qua, nhu cầu về các vật liêu cứng, lâu mòn và siêu cứng sử dụng cho tuabin máy điện, động cơ máy bay, dụng cụ, khuôn mẫu … tăng lên không ngừng ở các nước công nghiệp phát triển. Việc gia công những vật liệu đó bằng những công nghệ cắt gọt thông thường ( tiện, phay, mài v.v…) là vô cùng khó, đôi khi không thể thực hiện được....
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Gia công tia lửa điện . CHƯƠNG 1:
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VÀ MỤC ĐÍCH ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan về tình hình gia công tia lửa điện trên thế giới và Việt Nam 1.1.1. Sự xuất hiện của một công nghệ mới Trong nửa thế kỷ qua, nhu cầu về các vật liêu cứng, lâu mòn và siêu cứng sử dụng cho tuabin máy điện, động cơ máy bay, dụng cụ, khuôn mẫu … tăng lên không ngừng ở các nước công nghiệp phát triển. Việc gia công những vật liệu đó bằng những công nghệ cắt gọt thông thường ( tiện, phay, mài v.v…) là vô cùng khó, đôi khi không thể thực hiện được. Cách đây gần 200 năm, nhà nghiên cứu tự nhiên người Anh Joseph Priestley (1733- 1809), trong các thí nghiệm của mình đã nhận thấy có một hiệu quả ăn mòn vật liệu gây ra bởi sự phóng điện. Nhưng mãi đến năm 1943, thông qua hàng loạt các nghiên cứu về tuổi bền của các thiết bị đóng điện, hai vợ chồng Lazarenko người nga mới tìm ra cánh cửa dẫn tới công nghệ gia công tia lửa điện. Họ bắt đầu sử dụng tia lửa điện để làm một quá trình hớt kim loại mà không phụ thuộc vào độ cứng của vật liệu đó. Khi các tia lửa điên được phóng ra, vật liệu mặt phôi sẽ bi hớt đi bởi một quá trình điện - nhiệt thông qua sự nóng chảy và bốc hơi kim loại, nó thay cho các tác động cơ học của dụng cụ vào phôi. Quá trình hớt kim loại bằng điện nhiệt bởi sự phóng điện được gọi là “ gia công tia lửa điện” _( nguyên gốc tiếng Anh là “ Electrical Discharge Machining”, gọi tắt là gia công EDM ). 1.1.2. Sự tiến bộ của các máy gia công tia lửa điện Các máy đầu tiên của thới kỳ những năm 50-60 của thế kỷ 20 ít tự động hoá và không tiện dùng lắm. Ngày nay, với các thuật toán điều khiển mới, với các hệ thống điều khiển CNC cho phép gia công đạt năng suất và chất lượng cao mà không cần đến sự tham gia trực tiếp của con người. Các máy gia công tia lửa điện ngày nay được đặc trưng bởi mức độ tự động hoá cao. Các hệ thống điều khiển CNC trên thị trường đã có tiến bộ rất nhiều, đặc biệt là máy cắt dây. Các hệ điều khiển CNC trong nhiều năm qua đã có mặt ở các máy xung định hình, nhưng đã mất nhiều thời gian hơn để có thể tận dụng mọi khả năng của chúng. Các chuyển động Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 1
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 hành tinh và chuyển động theo côngtua của một điện cực có hình dáng phức tạp. Ưu điểm của phương pháp này là ở chỗ việc chế tạo điện cực rẻ hơn và nếu sử dụng điên cực phay thì điều kiện dòng chảy sẽ tốt hơn và điên cực ăn mòn đều hơn. Một trong những đề tài nghiên cứu chính đang được thực hiện ở Tây Âu và Nhật Bản là gia công 3 chiều đạt độ chính xác cao. Tuy nhiên vẫn chưa đạt được kết quả mong muốn. Sử dụng tối ưu công nghệ gia công tia lửa điện như một kĩ thuật sản xuất đòi hỏi phải áp dụng rất nhiều bí quyết công nghệ (Know how). Ngày nay có khuynh hướng đưa ra nhiều máy thông minh, chọn máy và điều chỉnh nhiều thông số mà người sử dụng đã đặt từ trước. Điều đó làm giảm bớt các dữ liệu đầu vào mà người đứng máy phải quan tâm. Khuynh hướng này là mạnh nhất đối với các máy cắt dây, ở đó các thuật toán điều khiển tạo được một lượng hớt vật liệu tối ưu và làm giảm bớt nguy cơ đứt dây. Ở các máy xung định hình, nhờ có hệ thống điều khiển CNC nên không cần phải dùng người đứng máy có kinh nghiệm mà vẫn đạt được hiệu quả và chất lượng gia công cao. Điều kiện gia công (như sự thoát phoi) thay đổi rất nhiều trong gia công xung định hình, đến mức rất khó phát triển chiến lược điều khiển tuỳ chọn phù hợp với tất cả các hoàn cảnh. Một số nhà chế tạo máy (như MITSUBISHI) cung cấp những hệ thống điều khiển liên hệ ngược mà trong những điều kiện khó khăn nhất (như gia công lỗ tịt mà không có thoát phoi cưỡng bức) cũng cho kết quả tốt hơn so với kết quả nhận được do sự điều chỉnh các thông số của một người đứng máy có kinh nghiệm. Trong mọi trường hợp, hầu hết các máy đều có mức độ tự động hoá cho phép làm việc rất lâu không có người đứng máy, dù rằng không phải luôn luôn trong điều kiện tối ưu. Cùng với sự xâu dây tự động ở máy cắt dây, sự tách phôi, thay pallet (thường được cung cấp bởi các hãng chế tạo phụ tùng như hãng EROWA) và khả năng lập trình thì mức độ tự động tự động hoá trong gia công tia lửa điện đã tăng lên rất nhiều. 1.1.3. Thị trường máy gia công tia lửa điện trên thế giới Việc bán các máy gia công tia lửa điện trên phạm vi thế giới tăng 6% mỗi năm và vào cuối những năm 90 là khoảng 12.000 máy một năm. Nhật Bản là nước sản xuất và sử dụng nhiều máy gia công tia lửa điện nhất, chiếm 35% tổng số máy trên thị trường thế giới. Thứ hai là châu Âu với 30%, sau đó là Mỹ với 15% và châu Á với 12% tổng số máy. Phạm vi của các máy được buôn bán trên thị trường thế giới là rất rộng và đa dạng: từ những máy rất lớn ( như máy NASSOVIA) đến máy rất nhỏ và đặc biệt để gia công tế vi, Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 2
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 từ máy rẻ tiền, ít tự động hoá cỡ (10.000 – 15.000) USD/ máy của Trung Quốc, Đài Loan, đến cỡ vài trăm ngàn USD/ máy của Tây Âu và Nhật Bản hoàn toàn tự động hoá với các hệ thống CAD/CAM hiện đại. Đối với người sử dụng, điều quan trọng là phải xác định các yêu cầu cụ thể phù hợp với sản phẩm và quy mô sản xuất của mình và sau đó cần phân tích các tuỳ chọn sẵn có của các hãng sản xuát máy từ mọi góc độ để đưa ra quyết định đúng đắn nhất trước khi mua máy. 1.1.4. Tình hình gia công tia lửa điện ở Việt Nam Trong khoảng một thập kỉ gần đây, công nghiệp gia công tia lửa điện EDM đã thâm nhập vào Việt Nam. Số lượng các cơ sở sản xuất và nghiên cứu ở nước ta nhập các loại gia công tia lửa điện ngày càng nhiều . Tuy nhiên việc đào tạo về công nghệ này thực sự chưa được quan tâm ở các trường Đại học kỹ thuật và các Viện nghiên cứu . Ngày nay máy gia công tia lửa điện xuất hiện rất nhiều ở Việt Nam. Hiện nay ở nước ta đã có nhiều đề tài nghiên cứu về gia công EDM như : Luận án tiến sĩ kỹ thuật của tiến sĩ Hoàng Vĩnh Sinh trường ĐHBK …Tại các Viện nghiên cứu và các xưởng gia công đã sử dụng máy gia công tia lửa điện để gia công các chi tiết phức tạp. Các doanh nghiệp Cơ khí ở Việt Nam được trang bị các máy gia công EDM, chủ yếu là trong lĩnh vực chế tạo khuôn mẫu, chiếm khoảng 20%-50% tùy theo độ phức tạp về kết cấu của sản phẩm. Một số cơ sở gia công khuôn mẫu có trang bị các máy EDM ở nước ta như: Xưởng gia công cơ khí trường ĐHBK, công ty chế tạo khuôn mẫu Trung Việt … Một số loại máy hiện đang có tại VN Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 3
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 Máy cắt tia lửa điện kỹ thuật số DK7740D Máy cắt tia lửa điện kỹ thuật số DK7750D Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 4
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 Máy dùng tia lửa điện thành hình EDM450 Máy cắt tia lửa điện kỹ thuật số DK7732-H Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 5
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 xưởng đóng bao bì bằng máy XKG - 2002 zz Máy công cụ cắt dây van khống chế Máy dùng tia lửa điện thành hình Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 6
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 Máy dùng tia lửa điện làm lỗ bánh răng tốc độ cao Máy tiện tia lửa điện máy tiếp liệu điều kiển bằng kỹ thuật số Máy công cụ cắt dây Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 7
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 Máy cắt bằng tia lửa điện Nhóm phát điện 1.2. Mục đích của đề tài _Nghiên cứu nguyên ý hoạt động và cấu tạo của máy gia công tia lửa điện. _Tìm hiểu phần mềm Cimantron E6.1 _Ứng dụng thiết kế, lập quy trình gia công một bộ khuôn điển hình sử dụng phần mềm Cimantron. 1.3. Nội dung Đồ án gồm 4 chương và phần kết luận chung Chương 1:Tổng quan và mục đích của đề tài Nội dung chính là tìm hiểu sự xuất hiện của gia công tia lửa điện và tình hình gia công tia lửa điện trên thế giới và Việt Nam. Chương 2: Gia công tia lửa điện dùng điện cực định hình Nội dung chính là nghiên lý gia công tia lửa điện dùng điện cực định và một số vấn đề liên quan. Chương 3: Gia công tia lửa điện dùng điện cực dây Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 8
- Đồ án tốt nghiệp Lớp CTM8 – K47 Nội dung chính là nguyên lý gia công tia lửa điện dùng điên cực dây và các ứng dụng của phương pháp gia công này. Chương 4: Tìm hiểu các modul trong phần mềm Cimantron E6.1 Nội dung chính là tìm hiểu phần mềm, các modul chính: NC, tạo điện cực, cắt dây... Chương 5: Thiết kế và lập quy trình gia công một bộ khuôn điển hình Nội dung chính là ứng dụng phần mềm Cimantron E6.1 thiết kế, lập quy trình gia công bộ khuôn mặt đồng hồ xe máy Future II . Đỗ toàn Thắng & Nguyễn hữu Tú 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bài giảng - Các phương pháp gia công đặc biệt
9 p | 821 | 296
-
Bài giảng phương pháp gia công bằng tia lửa điện
27 p | 775 | 182
-
Giới thiệu các máy điều khiển số
61 p | 337 | 176
-
Bài giảng Các phương pháp gia công đặc biệt: PP gia công bằng tia nước
49 p | 551 | 169
-
Gia công tia lửa điện. CHƯƠNG 3
8 p | 442 | 162
-
Gia công bằng tia lửa điện
37 p | 556 | 144
-
Phương pháp gia công bằng tia lửa điện
6 p | 230 | 62
-
Bài giảng chương 9 Các phương pháp gia công đặc biệt
23 p | 113 | 24
-
Bài giảng Công nghệ gia công tiên tiến: Chương 5 - ThS. Phạm Thanh Cường
104 p | 113 | 8
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy 2: Bài 2 - Lê Qúy Đức
39 p | 17 | 5
-
Bài giảng Các phương pháp gia công tinh: Chương 8: Gia công bằng tia lửa điện - EDM
14 p | 17 | 4
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 8.11 - TS. Nguyễn Văn Tình
27 p | 18 | 4
-
Bài giảng Công nghệ chế tạo máy: Chương 9.1 - TS. Nguyễn Văn Tình
20 p | 12 | 4
-
Bài giảng Công nghệ trong kỹ thuật ô tô: Chương 6 - ThS. Nghiêm Văn Vinh
35 p | 29 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn