B. Ví dụ minh họa Ròng rọc Vật lý 6
Một vật có khối lượng 45 kg được đưa lên cao 6 m bằng hai cách:
a) Sử dụng hệ thống có một ròng rọc động và một ròng rọc cố định. Tính lực kéo ở đầu dây sao cho vật chuyển động đi lên đều ( bỏ qua khối lượng của ròng rọc, dây kéo và ma sát ).
b) Sử dụng một mặt phẳng nghiêng dài 18 m. Tính lực kéo vật theo mặt phẳng nghiêng sao cho vật chuyển động lên đều ( bỏ qua ma sát giữa vật với mặt phẳng nghiêng ).
c) Thực tế khi sử dụng hệ thống ròng rọc thì không thể bỏ qua khối lượng của ròng rọc động, dây kéo và ma sát làm lực kéo vật là 250 N. Tính lực thẳng trọng lượng của ròng rọc động, dây kéo và ma sát.
d) Thực tế khi sử dụng mặt phẳng nghiêng có ma sát giữa vật vá mặt phẳng nghiêng nên lực kéo vật tăng thêm 5% nữa. Tính lực kéo vật trên mặt phẳng nghiêng đó.
Hướng dẫn giải:
a) Sử dụng 1 ròng rọc cố định và 1 ròng rọc động thì lợi 2 lần về lực ( bỏ qua trọng lượng ròng rọc động và dây kéo )
Vậy lực kéo vật là F = 1/2 P = 1/2 .10.m = 1/2 .10.45 = 225 ( N ).
b) Sử dụng mặt phẳng nghiêng ( bỏ qua ma sát ) ta có P.h = F.l => F = P.h/l
F = 10.m.6/18 = 10.45.6/8 = 150 ( N )
Vậy lực kéo vật lên mặt phẳng nghiêng là 150 N.
c) Lực thắng trọng lượng ròng rọc động, dây kéo và ma sát là: 250 - 225 = 25 ( N)
d) 5% lưc kéo vật là : 5%. 150 = 7,5 ( N )
Vậy lực kéo khi có ma sát trên mặt phẳng nghiêng là : 150 + 7,5 = 157,5 ( N ).
C. Giải bài tập về Ròng rọc Vật lý 6
Dưới đây là 7 bài tập về bài ròng rọc mời các em cùng tham khảo:
Bài C1 trang 50 SGK Vật lý 7
Bài C2 trang 51 SGK Vật lý 7
Bài C3 trang 52 SGK Vật lý 7
Bài C4 trang 52 SGK Vật lý 7
Bài C5 trang 52 SGK Vật lý 7
Bài C6 trang 52 SGK Vật lý 7
Bài C7 trang 52 SGK Vật lý 7
Để xem nội dung chi tiết của tài liệu các em vui lòng đăng nhập website tailieu.vn và download về máy để tham khảo dễ dàng hơn. Bên cạnh đó, các em có thể xem cách giải bài tập của bài trước và bài tiếp theo:
>> Bài trước: Giải bài tập Đòn bẩy SGK Vật lý 6
>> Bài tiếp theo: Giải bài tập Tổng kết chương 1 Cơ học SGK Vật lý 6