Giải pháp phát triển trái phiếu Việt Nam
lượt xem 277
download
Gần đây các nhà kinh tế thường quan tâm rất nhiều đến cách huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp và một trong những kênh dẫn vốn quan trọng là thị trường chứng khoán. Vừa qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu. Do vậy, thị trường trái phiếu là thị trường hết sức tiềm năng, cần có cơ chế, chính sách để...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giải pháp phát triển trái phiếu Việt Nam
- Giải pháp phát triển trái phiếu Việt Nam Bài này thuộc sự kiện/chuyên đề: Tập hợp bài viết MBA6 ( Bình chọn: 8 -- Thảo luận: 6 -- Số lần đọc: 7013) Gần đây các nhà kinh tế thường quan tâm rất nhiều đến cách huy động nguồn vốn cho các doanh nghiệp và một trong những kênh dẫn vốn quan trọng là thị trường chứng khoán. Vừa qua, thị trường chứng khoán đã có những bước phát triển đáng kể cả về quy mô và chất lượng. Tuy nhiên, hiện nay chỉ tập trung phát triển thị trường cổ phiếu mà chưa đặc biệt quan tâm đến việc phát triển thị trường trái phiếu. Do vậy, thị trường trái phiếu là thị trường hết sức tiềm năng, cần có cơ chế, chính sách để đẩy mạnh, phát triển bền vững thị trường này trong tương lai. Trong bài tiểu luận này, chủ yếu nghiên cứu thực trạng thị trường trái phiếu của Việt Nam và đề xuất các giải pháp phát triển bền vững thị trường này. I. Thực trạng thị trường trái phiếu Việt Nam Hiện nay thị trường trái phiếu Việt Nam mới trong giai đoạn đầu phát triển với sự tồn tại của thị trường trái phiếu Chính phủ. Dư nợ trái phiếu còn rất thấp (khoảng 7% GDP) so với các thị trường trong khu vực (Trung Quốc 21%, Thái Lan 33%, Malaysia 62%), chủ thể phát hành không đa dạng, chưa có hệ thống các nhà tạo lập thị trường và hệ thống giao dịch, thanh toán còn nhiều hạn chế. Hơn nữa, một thị trường để giúp hai đối tượng rất quan trọng là doanh nghiệp và chính quyền địa phương huy động vốn thì hầu như chưa tồn tại. 1. Trái phiếu chính phủ, trái phiếu kho bạc Nhà nước: Hàng hoá giao dịch trên thị trường trái phiếu chủ yếu là Trái phiếu Chính phủ nên chưa tạo được sức hấp dẫn cho nhà đầu tư. 2. Trái phiếu chính quyền địa phương: Chủ yếu cho các địa phương huy động vốn phục vụ cho việc xây dựng các công trình cơ sở vật chất hạ tầng tại địa phương của mình, chủ yếu phát hành thông qua công chúng của chính địa phương đó thông qua KBNN. Hiện nay, chỉ có hai địa phương là Hà nội và TP.HCM là thực hiện phát hành trái phiếu chính quyền địa phương thường xuyên, với số lượng lớn nhằm huy động vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình phúc lợi tại địa phương. 3. Trái phiếu doanh nghiệp : Hiện nay Nhà nước rất ưu ái trong việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp nên chỉ mất khoảng 6 đến 8 tuần doanh nghiệp có thể hoàn tất hồ sơ phát hành. Tuy nhiên, nếu đi vay ngân hàng hay phát hành cổ phiếu, doanh nghiệp sẽ mất nhiều thời gian hơn cho khâu chuẩn bị và xét duyệt hồ sơ. Phát hành trái phiếu cho phép doanh nghiệp huy động được lượng vốn lớn. Nếu doanh nghiệp có nhu cầu trên 1.000 tỉ đồng thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn từ phát hành TP dễ dàng hơn so với việc đi vay hay phát hành cổ phiếu. Gần đây, ngày 29/11, tại Hà Nội, công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) công bố phát hành thành công 400 tỷ đồng trái phiếu VEC thông qua công ty Chứng khoán Habubank. Trong thời gian tới, VEC sẽ tiếp tục phát hành thêm ra thị trường một khối lượng lớn trái phiếu công trình cho các dự án xây dựng đường cao tốc vào đầu năm 2008. Đây cũng là một trong những dự án phát hành trái phiếu công trình về đường bộ đầu tiên ở Việt Nam của doanh nghiệp Nhà nước được Chính phủ bảo lãnh. Theo dự tính, doanh thu từ hoạt động thu phí và các dịch vụ khác sẽ được sử dụng để hoàn trả cả gốc và lãi của trái phiếu. Trong bối cảnh thị trường chứng khoán thế giới và Việt Nam khá ảm đạm, việc phát hành thành công 400 tỷ trái phiếu VEC đã cho thấy trái phiếu các dự án của VEC đã có được độ tin cậy và hấp dẫn các nhà đầu tư. Đối tượng của đợt phát hành lần này là các tổ chức tài chính, quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm. Khối lượng bảo lãnh phát hành lớn, tính thanh khoản của trái phiếu VEC trong tương lai sẽ rất tốt và Công ty chứng khoán cũng sẽ hỗ trợ các nhà đầu tư thực hiện mua bán lại để tăng tính thanh khoản của trái phiếu đó là những đặc điểm của trái phiếu này. Việc huy động vốn bằng phát hành trái phiếu được xem là phương thức mang lại nhiều lợi ích như huy động vốn từ các thành phần kinh tế, hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn vốn cấp phát, giảm bớt gánh nặng cho ngân sách Nhà nước, xã hội hóa việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng. Mặt khác, việc phát hành trái phiếu cũng cung cấp cho thị trường và các nhà đầu tư một công cụ tài chính, giúp đa dạng hóa danh mục đầu tư và giảm thiểu rủi ro. Điều kiện phát hành trái phiếu doanh nghiệp hiện nay. Đối với chủ thể phát hành là doanh nghiệp phải hội đủ những điều kiện sau: + Là công ty cổ phần, công ty TNHH, DNNN có mức vốn điều lệ đã góp tại thời điểm đăng ký phát hành là 10 tỷ đồng VN. + Hoạt động kinh doanh của năm liền trước năm đăng ký phát hành phải có lãi, đồng thơ không có lỗ luỹ kết đến năm đăng ký chào bán, không có các khoản nợ phải trả quá hạn trên 1 năm. + Có phương án phát hành, phương án sử dụng và trả vốn thu được từ đợt phát hành trái phiếu. + Có cam kết thực hiện nghĩa vụ của tổ chức phát hành đối với nhà đầu tư về điều kiện phát hành, thanh toán, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư và các điều kiện khác. Các phương thức phát hành trái phiếu VN hiện nay
- - Phát hành thông qua hình thức bảo lãnh phát hành: bao gồm các hình thức bảo lãnh từng phần, đồng bảo lãnh, tổ hợp bảo lãnh và bảo lãnh toàn bộ. - Phát hành thông qua Đại lý phát hành. - Phát hành thông qua phương thức đấu thầu: Đấu thầu cạnh tranh lãi suất và không cạnh tranh lãi suất. - Phát hành trái phiếu quốc tế: Trái phiếu quốc tế được Chính phủ chính thức phát hành lần đầu tiên vào năm 2005 và đã thành công rực rỡ, 750 triệu USD trái phiếu đã bán hết veo trong thời gian ngắn. Số lượng đặt mua lên tới 4,5 triệu USD, gấp 6 lần số bán ra. Lãi suất trái phiếu cũng thấp hơn dự kiến ban đầu 7,125% thay vì 7,25% như dự kiến. Đây là bước đầu tiên giúp Việt Nam bước chân vào cánh cửa thị trường vốn quốc tế. Theo thống kê ban đầu của Ngân hàng Credit Suisse First Boston, các nhà đầu tư đặt mua lớn trái phiếu Việt Nam chủ yếu đến từ châu Á, châu Âu và tại nước Mỹ. Một nửa trong số đó là các hãng quản lý tài sản. Các ngân hàng và hãng bảo hiểm cũng chiếm phần lớn. Tiếp theo sự thành công của việc phát hành trái phiếu Quốc tế, trong năm tới Chính phủ sẽ phát hành tối đa 1 tỷ USD, kỳ hạn 15 và 20 năm, trái phiếu Chính phủ ra thị trường quốc tế vào cuối năm nay với mức lãi suất có thể sẽ cao hơn và quyết định sẽ mà cho các tập đoàn, tổng công ty vay lại. Bộ Tài chính cho biết sẽ lựa chọn khoảng 3 ngân hàng đầu tư nước ngoài hàng đầu làm đồng bảo lãnh chính - đồng quản lý sổ đăng ký đầu tư theo hình thức chào thầu trực tiếp. Được biết, nguồn vốn 1 tỉ USD từ việc phát hành trái phiếu dự kiến được phân bổ cho dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất là 700 triệu USD (thời hạn vay 16 năm); cho dự án thủy điện Xê Ca Mản 3 là 60 triệu USD (thời gian thu hồi vốn khoảng 10 năm) và cho dự án mua tàu vận tải của Tổng công ty hàng hải Việt Nam (Vinalines) là 240 triệu USD. Một quan chức Bộ Tài chính cho rằng, việc phát hành trái phiếu lần này sẽ tiếp tục khả quan do hệ số tín nhiệm của Việt Nam năm 2006 - 2007 đã được cải thiện. Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm Moody's nâng đánh giá về triển vọng cho Việt Nam từ "ổn định" lên "tích cực" là tiền đề cho việc nâng hạng cho Việt Nam thời gian tới. Quan điểm phát hành trái phiếu quốc tế: Hiện nay xu hướng của Chính phủ là mong muốn doanh nghiệp tự phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên, ở thời điểm này, các điều kiện chưa chín muồi bởi vì còn có một số yêu cầu như khả năng về đánh giá hệ số tín nhiệm, về năng lực tài chính, kiểm toán,... của các doanh nghiệp phát hành chưa được sẵn sàng. Trong khi đó, nhu cầu về vốn thì rất cấp bách, nhất là những dự án lớn. Sau khi xem xét, cân nhắc thấy điều kiện thị trường hiện nay rất thuận lợi để có thể phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế, Chính phủ đã thông qua đề án phát hành trái phiếu, quyết định không sử dụng khoản tiền này để cân đối tài chính ngân sách Nhà nước mà cho vay lại đối với các tập đoàn, tổng công ty. Cụ thể, trong đợt phát hành vừa rồi, dự kiến sẽ cho Dự án Nhà máy lọc dầu Dung Quất, phát triển đội tàu của Tổng công ty Hàng hải VN (Vinalines) và cho phát triển ngành điện. Những thuận lợi để phát hành trái phiếu quốc tế: Hệ số tín nhiệm của Việt Nam tăng lên sẽ tác động vào lãi suất của mình một cách tích cực. Tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam vẫn ổn định. Tỷ lệ nợ quốc gia đối với nước ngoài chỉ là 31% GDP và nếu có thêm các khoản nợ tiếp theo thì mức độ vẫn ở mức an toàn và dưới mức 50%... Sự đón nhận nhiệt tình đến bất ngờ đó được nhận định là do nhiều nguyên nhân từ chính Việt Nam. Thứ nhất, các nhà đầu tư quốc tế tin tưởng vào tương lai sáng sủa của nền kinh tế Việt Nam sau khi chứng kiến hơn 10 năm đổi mới vừa qua. Đến nay, hầu như toàn thế giới biết đến công cuộc cải cách đổi mới ở Việt Nam. UNDP còn coi Việt Nam là một trong những ví dụ thành công nhất về chuyển đổi kinh tế trong lịch sử đương đại, đổi mới làm thay đổi gần như tất cả mọi mặt của cuộc sống kinh tế. Về cơ bản, kinh tế của Việt Nam đã được công nhận là đổi mới: Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; Từng bước hình thành thể chế kinh tế thị trường định hướng XHCN; Chuyển một nền kinh tế khép kín, nhập khẩu là chủ yếu sang nền kinh tế mở, chủ động hội nhập, hướng mạnh về xuất khẩu đồng thời thay thế nhập khẩu những sản phẩm mà Việt Nam có lợi thế và có hiệu quả... Thứ hai, các nhà đầu tư tỏ ra lạc quan với việc Việt Nam được coi là nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao và ổn định thứ hai châu Á, chỉ sau Trung Quốc. Bên cạnh đó, phải kể đến việc sụt giảm lòng tin của nhà đầu tư đối với trái phiếu cùng loại của Indonesia và Phillipines do tình hình kinh tế chính trị các nước này thời gian qua không ổn định lắm. Thứ ba, việc các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế như gần đây liên tiếp nâng mức xếp hạng của Việt Nam cũng là một nguyên nhân quan trọng. S&P tuần vừa rồi đã nâng mức tín nhiệm của Việt Nam từ BB- lên BB. Moody cũng nâng lên mức Ba3 trong khi một tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế nổi tiếng khác là Fitch cũng xếp Việt Nam hạng BB-. Về doanh nghiệp phát hành trái phiếu quốc tế: Tổng công ty Điện lực Việt Nam và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cũng có dự kiến phát hành trái phiếu ra thị trường vốn quốc tế, khi mà họ đã sẵn sàng tất cả các điều kiện để ra thị trường một cách tự tin. Quan điểm của Chính phủ về việc phát hành trái phiếu quốc tế của doanh nghiệp: Xu hướng là Chính phủ vẫn là khuyến khích doanh nghiệp tự đứng ra phát hành, vấn đề là bản thân doanh nghiệp phải tự chuẩn bị để đáp ứng được những yêu cầu đề ra cho việc phát hành hay không. Và khi họ đáp ứng được những điều kiện đó cũng như có thể đi vay được như Chính phủ thì đó là mong muốn nhất.
- Một số thông tin tham khảo về Thị trường trái phiếu Châu Á Tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu các nước Châu Á từ các nhà đầu tư nước ngoài không cao, chỉ 5% so với 25% của Úc và Mỹ với lý do chính là tính thanh khoản yếu, quy mô thị trường nhỏ, định mức tín dụng thấp, … mặc dù các thị trường này cũng bắt đầu có sự liên kết nhau cùng phát triển, điển hình như Cơ quan Quản lý tiền tệ Hồng Kông (HKMA - Hong Kong Monetary Authority) đã có kết nối với một số nước khác như Úc, New Zealand, Hàn Quốc và sắp tới là Trung Quốc. Nhìn chung, thị trường trái phiếu bằng đồng nội tệ châu Á vẫn còn rất nhiều hạn chế do quy mô nhỏ, số lượng nhà đầu tư đơn điệu, cơ sở hạ tầng giao dịch yếu kém và định mức tín nhiệm quốc gia trung bình ở mức thấp. Có thể thấy trong bức tranh toàn cảnh này, Việt Nam, với những bước chập chững hội nhập vào thị trường tài chính khu vực và quốc tế, phản ánh gần như đầy đủ mọi khía cạnh đặc trưng của khu vực. Hệ thống thanh toán chưa có sự liên thông giữa các thị trường trong khu vực, dẫn đến nhà đầu tư gặp khó khăn khi giao dịch xuyên biên giới và điều này cũng làm cho nhà đầu tư không mặn mà mấy với loại hình chứng khoán này. Từ những thực trạng trên, có thể rút ra vài nhược điểm của thị trường trái phiếu: Thứ nhất: Quy mô nhỏ, thanh khoản thấp Thị trường trái phiếu Việt Nam có quy mô quá nhỏ. Chủ yếu trái phiếu Chính phủ đang ''thống lĩnh'' thị trường, trong khi trái phiếu của các DN phát hành rất hạn chế. Tính thanh khoản của các loại trái phiếu còn thấp. Thị trường trái phiếu Chính phủ thiếu một cơ chế giao dịch có khả năng cung cấp thanh khoản cho các trái phiếu Chính phủ như các nhà tạo lập thị trường, hợp đồng mua lại. trái phiếu Chính phủ phát hành với khối lượng và giá trị niêm yết lớn, trong khi những người nắm giữ trái phiếu Chính phủ trên thị trường sơ cấp là các nhà đầu tư có tổ chức (trừ các đợt phát hành riêng lẻ qua hệ thống Kho bạc). Nhu cầu giao dịch phát sinh là các giao dịch lớn và ít mang tính tương thích thời điểm, hạn chế tính thanh khoản của trái phiếu. Về năng lực hệ thống giao dịch, trái phiếu hiện được niêm yết theo giá và áp dụng nguyên tắc đấu giá giống như cổ phiếu (ưu tiên về giá, ưu tiên về thời gian), không áp dụng biên độ dao động giá. Tuy nhiên, cổ phiếu và trái phiếu là hai loại hàng hóa có đặc điểm và tính chất hoàn toàn khác nhau, việc áp dụng giao dịch trái phiếu và cổ phiếu như nhau trên cùng một hệ thống giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán là không có hiệu quả. Do đó, cần tách biệt giao dịch trái phiếu và giao dịch cổ phiếu ra thành 2 bảng giao dịch riêng biệt là cần thiết. Hơn nữa, giữa các trái phiếu cùng chủ thể phát hành nhưng khác đợt phát hành cũng khác nhau về lãi suất và thời gian đáo hạn. Việc yết giá trái phiếu theo thị giá cũng không làm nổi bật sự khác biệt đó. Thứ hai: Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển Hệ thống các nhà đầu tư chưa phát triển, nhất là các nhà đầu tư tổ chức. Hiện nay thiết lập được hệ thống các nhà tạo lập thị trường; các thể chế trên thị trường chưa hoàn chỉnh. Nhiều định chế tài chính trung gian như các quỹ đầu tư tương hỗ, quỹ đầu tư mạo hiểm, công ty định mức tín nhiệm... chưa được thành lập. Thị trường trái phiếu vẫn chưa thực sự hấp dẫn các nhà đầu tư và có rất nhiều nguyên nhân khiến các nhà đầu tư ít quan tâm đến loại chứng khoán này. Lý do là giao dịch trái phiếu đòi hỏi một lượng vốn lớn, chỉ thích hợp với các nhà đầu tư có tổ chức, trong khi thị trường trái phiếu hiện nay có rất ít các nhà đầu tư có tổ chức. Thứ ba: Tính đồng bộ của thị trường này còn thấp Khả năng tập trung và phân bổ nguồn lực tài chính qua thị trường chưa thực sự hiệu quả, còn có sự chưa ăn khớp giữa cơ cấu và kỳ hạn huy động vốn với sử dụng vốn. Sự phối hợp giữa các kênh huy động vốn còn chưa đồng bộ; vai trò của trái phiếu Chính phủ trong việc định hướng lãi suất thị trường còn hạn chế. tỷ lệ huy động vốn dài hạn qua kênh tín dụng ngân hàng hiện nay thấp. Trong khi đó, việc sử dụng quá nhiều vốn ngắn hạn cho đầu tư dài hạn, làm giảm hiệu quả sử dụng và tăng nguy cơ rủi ro tài chính; việc phối hợp điều hành lãi suất giữa thị trường tiền tệ và thị trường vốn chưa thật ăn khớp, tiến trình cải cách hệ thống tổ chức tín dụng còn chậm; việc kiểm soát các dòng vốn trong nền kinh tế chưa thực sự có hiệu quả, vẫn còn tình trạng vốn dài hạn chuyển sang đầu tư ngắn hạn và ngược lại. Thứ tư: Hệ thống pháp lý chưa hoàn chỉnh Khung pháp luật mới được hình thành bước đầu; một số lĩnh vực vẫn chưa có hệ thống văn bản pháp lý hoàn chỉnh, nhất là lĩnh vực chứng khoán. Các nguyên tắc quản lý và chuẩn mực quốc tế về tính minh bạch, kế toán, kiểm toán... tuy đã được áp dụng nhưng còn ở phạm vi hẹp. Thể chế pháp luật còn thiếu các qui định cần thiết nên hạn chế sử dụng các công cụ bảo hiểm rủi ro như hoán đổi lãi suất, mua bán kỳ hạn hay tái mua lại nhằm giúp nhà đầu tư có thể bảo vệ rủi ro cho mình. Thứ năm: Tính cạnh tranh thấp Trái phiếu Chính phủ chưa cạnh tranh được với sự thuận tiện của hình thức gửi tiết kiệm, đầu tư kỳ phiếu ở các ngân hàng thương mại cùng với tính thanh khoản kém hơn nên chưa thu hút được tiền nhàn rỗi của các tổ chức kinh tế và cá nhân. Cơ chế xác định lãi suất đấu thầu trên thị trường sơ cấp hiện không mang tính thị trường vì áp dụng lãi suất chỉ đạo nên chưa thu hút được nhu cầu đầu tư của các cá nhân, tổ chức. Quy định lãi suất đặt thầu phải cao hơn lãi suất chỉ đạo sẽ khiến cho lãi suất trúng thầu mang tính khiên cưỡng chủ quan hơn là mang tính khách quan thị trường. Điều này cũng có thể dẫn tới tình trạng khối lượng trúng thầu sẽ bị hạn chế đi rất nhiều so với
- khối lượng dự định phát hành và sẽ chỉ bó hẹp trong phạm vi một số nhỏ các nhà đầu tư. Khối lượng trúng thầu thấp cộng với một số nhỏ các nhà đầu tư nắm giữ sẽ làm giảm tính thanh khoản của trái phiếu trên thị trường thứ cấp. Thứ sáu: Từ phía các công ty, chưa quen với kênh huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu Thị trường trái phiếu công ty kém phát triển do các công ty chưa quen với việc huy động vốn vay trực tiếp qua phát hành trái phiếu mà vẫn dựa vào nguồn vốn vay của ngân hàng, đặc biệt là các Tổng công ty lớn, các DN Nhà nước do có khả năng tiếp cận các nguồn vốn vay ngân hàng, vay ưu đãi. Các đơn vị này cũng thiếu tổ chức định mức tín nhiệm giúp cho việc xác định tín nhiệm và làm tăng tính minh bạch cho các trái phiếu phát hành; chưa xây dựng được đường cong lợi suất phi rủi ro cho trái phiếu Chính phủ phát hành làm tiêu chuẩn cho việc định lãi suất phát hành các công cụ nợ khác như trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị... Thứ bảy: Thông tin thị trường Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, nguyên nhân quan trọng khiến thị trường trái phiếu của Việt Nam kém hấp dẫn chính là việc thiếu một hệ thống cung cấp thông tin đầy đủ. Thể hiện rõ nhất là cho đến nay vẫn chưa có những công ty định mức tín nhiệm. Hiện nay, trên thị trường đang có 3 loại trái phiếu và được phát hành bởi Chính phủ, chính quyền địa phương và doanh nghiệp. Tuy nhiên, đến nay, quy mô phát triển của thị trường này còn nhỏ bé (chỉ chiếm 7% GDP). Bên cạnh những vướng mắc xuất phát từ hệ thống văn bản chính sách khiến tính thanh khoản của trái phiếu không được cao, lượng doanh nghiệp có uy tín tham gia phát hành... thì việc thiếu thông tin cũng khiến cho các nhà đầu tư "dè dặt" hơn trong việc đầu tư vào loại hình này. Thứ tám: Phí giao dịch cao Theo quy định, việc giao dịch trái phiếu Chính phủ phải thông qua các CTCK- là tổ chức trung gian thu phí cả người mua lẫn người bán. Để một giao dịch trái phiếu Chính phủ 100 tỉ đồng được hoàn tất thì nhà đầu tư phải mất đến cả 100 triệu đồng tiền phí, mà thông thường những giao dịch mua bán trái phiếu Chính phủ là những giao dịch lớn, ít nhất có giá trị từ 100-300 tỉ đồng. Chính điều này làm cho thị trường trái phiếu Chính phủ của VN không thu hút được nhiều nhà đầu tư giao dịch, nhất là các NH nước ngoài. II. Giải pháp phát triển thị trường Trái phiếu Việt Nam hiện nay. Thị trường trái phiếu của Việt Nam cần phát triển theo hướng thị trường hóa với sự đa dạng hóa các chủ thể tham gia và hàng hóa giao dịch để tạo nền tảng cho phát triển lâu dài của thị trường vốn nói chung và thị trường cổ phiếu nói riêng. * Giải pháp ngắn hạn Thứ nhất: Cần cụ thể hoá các tiêu chuẩn phê duyệt trái phiếu Bộ Tài chính và Ngân hàng nước (NHNN) cần phải cụ thể hoá các tiêu chuẩn phê duyệt phát hành trái phiếu công ty, trái phiếu chính quyền địa phương và trái phiếu của các tổ chức tín dụng. Cần có những biện pháp và hệ thống đánh giá chuẩn hơn để xác định lãi suất phát hành hợp lý, qua đó giảm gánh nặng nợ vay. Ttăng khối lượng phát hành thay vì phát hành nhiều đợt với số lượng nhỏ nhằm giảm chi phí phát hành và thu hút nhiều hơn các nhà đầu tư có tổ chức tham gia. Thể chế pháp luật và chính sách kinh tế vĩ mô cần được cải thiện hơn nữa nhằm nâng mức xếp hạng, đủ điều kiện để đạt được tiêu chuẩn đầu tư của các nguồn quỹ lớn trên thế giới. Bộ Tài chính nên tiến hành ban hành mẫu Bản cáo bạch chung cho các công ty muốn phát hành trái phiếu và công bố thông tin về kế hoạch ngân sách trung hạn của chính quyền địa phương. Thứ hai:Thành lập sàn giao dịch trái phiếu Trung tâm giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh nên tham khảo ý kiến của các nhà làm luật và các tổ chức tham gia thị trường chứng khoán để thành lập một sàn giao dịch trái phiếu giữa các nhà môi giới. Sàn giao dịch trái phiếu này phải tạo được môi trường giao dịch có hiệu quả cho các nhà tạo lập thị trường, vì trái phiếu không thể áp dụng một phương thức giao dịch giống như giao dịch cổ phiếu. Đồng thời, phải hỗ trợ pháp lý cho các doanh nghiệp phát hành. Bên cạnh đó, thủ tục chuyển nhượng cũng phải đơn giản, nhanh chóng. Đối với trung tâm lưu ký chứng khoán, cần nâng cao năng lực của các trung tâm này hoặc góp phần phát triển một trung tâm lưu ký chung trong khu vực, tạo điều kiện giao dịch thuận tiện và dễ dàng hơn cho các nhà đầu tư. Thứ ba: Chính sách đa dạng hóa các chủ thể phát hành trái phiếu Mở rộng quy mô và đa dạng hoá các loại trái phiếu, các phương thức phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp trên thị trường vốn; phát triển các loại trái phiếu chuyển đổi của doanh nghiệp, trái phiếu công trình để đầu tư vào các dự án hạ tầng trọng điểm của quốc gia. Cần có chính sách khuyến khích các Tổng công ty nhà nước phát hành trái phiếu có mục đích để huy động vốn dài hạn cho đầu tư đổi mới công
- nghệ và tạo hàng cho thị trường chứng khoán. Trước mắt, triển khai áp dụng cho các Tổng công ty hoạt động ở những lĩnh vực hàng không, điện lực, bưu điện và dầu khí. Đây là những lĩnh vực mà nền kinh tế hiện rất cần được tăng cường đầu tư và phát triển để tạo đà cho công nghiệp hóa. Thứ tư: Đa dạng hóa phát hành trái phiếu chính quyền địa phương Cần có kế hoạch phát hành trái phiếu đô thị đi kèm theo với nhiều tiện ích khác nhau nhằm giúp cho các nhà đầu tư luôn có được hàng hóa đa dạng phù hợp với chiến lược đầu tư của mình, qua đó tạo điều kiện cho chính quyền địa phương nâng cao khả năng huy động vốn. Có thể nghiên cứu phát hành trái phiếu đô thị dưới các hình thức: • Trái phiếu đa thời hạn: tức là trái phiếu có nhiều ngày đáo hạn khác nhau. • Trái phiếu chiết khấu: là loại trái phiếu giá bán thấp hơn mệnh giá. • Trái phiếu thanh toán từng phần: đây là loại trái phiếu mà chính quyền địa phương thực hiện thanh toán từng phần khoản nợ của trái phiếu theo thời gian. Loại trái phiếu này sẽ tăng thêm độ an toàn cho người sở hữu trái phiếu. • Trái phiếu option: cho phép người mua trái phiếu có quyền đòi nợ đối với người phát hành tại bất kỳ một thời gian nào đó trong tương lai. • Trái phiếu có lãi suất thay đổi: lãi suất của nó có thể được thay đổi và điều chỉnh theo từng thời kỳ khi lãi suất thị trường có sự biến động. Trong điều kiện phát triển thực tế của các địa phương, nhu cầu vốn tài trợ cho đầu tư phát triển rất lớn và cấp thiết, chính phủ nên xem xét và bổ sung thêm một số qui định pháp lý nhằm tăng cường khả năng huy động vốn đầu tư cho các dự án đầu tư của địa phương thông qua phương thức phát hành loại trái phiếu thu nhập, loại trái phiếu được phát hành dựa trên nguồn thu tài chính của dự án, công trình và không được cân đối từ ngân sách địa phương. Chính quyền các tỉnh cần có chính sách khuyến khích các cơ quan công quyền có chức năng công ích phát hành trái phiếu để tài trợ cho các dự án, cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội địa phương. Trong trường hợp cần thiết, chính quyền địa phương có thể thực hiện bảo lãnh để tăng thêm uy tín cho đơn vị phát hành. Trái phiếu thu nhập có thể phát hành theo các mục đích như: • Trái phiếu xây dựng nhà ở: tài trợ cho việc xây dựng những khu dân cư cho những gia đình có thu nhập thấp; • Trái phiếu bệnh viện: tài trợ cho việc xây dựng và vận hành các bệnh viện; • Trái phiếu hệ thống cấp thoát nước: tài trợ cho những dự án cấp thoát nước cho dân cư và các ngành thuộc khu vực đô thị; • Trái phiếu công nghiệp: tài trợ để xây dựng các khu công nghiệp, sân bay, bến cảng, xử lý nước thải, ô nhiểm môi trường … Thứ năm: Thu hút và phát triển các “nhà kiến tạo thị trường” Các nhà kiến tạo thị trường thường là các quỹ đầu tư, các công ty chứng khoán với các hoạt động cơ bản như: đầu tư, môi giới, đại lý, bảo lãnh phát hành trái phiếu. Họ là những nhà phân phối trái phiếu thường xuyên, có tính chuyên nghiệp cao nên có thể đưa trái phiếu vào giao dịch trên thị trường theo những phương thức khác nhau. Để thu hút các nhà kiến tạo thị trường, cần dần nới lỏng sự can thiệp và điều hành của cơ quan quản lý tức Bộ Tài chính về lãi suất trái phiếu như lâu nay. Nên bãi bỏ lãi suất trần trái phiếu, hay nói cách khác lãi suất trái phiếu không nhất thiết phải ổn định theo thời gian mà thay đổi theo thị trường. Bộ Tài chính cần đa dạng các kỳ hạn với việc phát hành trái phiếu dài hạn hơn để tạo đường cong lãi suất chuẩn cho thị trường vốn, kèm theo đó là xây dựng kế hoạch phát hành theo lịch biểu chặt chẽ để cung cấp điều đặn khối lượng trái phiếu cho thị trường; đồng thời, sử dụng kỹ thuật phái sinh để phòng chống rủi ro đối với các trái phiếu dài hạn và điều chỉnh đường cong lãi suất chuẩn bằng việc đưa vào áp dụng hợp đồng mua bán lại. Thứ sáu: Tạo tính thanh khoản cho trái phiếu Tách thị trường trái phiếu ra khỏi thị trường cổ phiếu để hình thành thị trường trái phiếu chuyên biệt. Cần đa dạng hoá phát hành trái phiếu: Trái phiếu có lãi suất thay đổi theo lãi suất thị trường, trái phiếu có kỳ hạn thay đổi, trái phiếu với các loại tiền tệ khác nhau như USD, EUR, … Giải pháp này nhằm mục đích tạo tính thanh khoản cho trái phiếu. Cùng với giải pháp này, liên kết thị trường tiền tệ và vốn nhằm tăng tính thanh khoản cho trái phiếu cũng được xem giải pháp cải cách tài chính của Việt Nam. Thứ bảy: Khuyến khích hình thành tổ chức định mức tín nhiệm trong và ngoài nước Công ty định mức tín nhiệm (CRA) giảm thiểu rủi ro cho nền kinh tế. CRA sẽ đánh giá các ngành kinh tế, phân tích tiền tệ, phân tích đánh giá các phương trình đầu tư của Chính phủ, chẳng hạn như chương trình phát triển mía đường, chương trình xây dựng các nhà máy xi măng,…giúp minh bạch hoá thông tin của doanh nghiệp, tổ chức phát hành trái phiếu. Từ đây, nhà đầu tư có thể biết được mức độ rủi ro khi đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp, trái phiếu địa phương và trái phiếu chính phủ. Từ đó, họ có cơ sở để ra quyết định có đầu tư hay không, và đầu tư thì với lãi suất mong đợi của họ là bao nhiêu? Điều này cũng giúp cho những doanh nghiệp, địa phương và Chính phủ có mức độ tín nhiệm cao sẽ được huy động vốn với chi phí thấp, chứ không cào bằng lãi suất trái phiếu như trước đây. Ngoài CRA trong nước, thì cần cho phép một số tổ chức định mức tín nhiệm có uy tín của nước ngoài thực hiện hoạt động định mức tín nhiệm ở Việt Nam. Như vậy, với CRA trong nước và nước ngoài sẽ gọi vốn đầu tư vào Việt Nam: Một trong những lý do khiến các nhà đầu tư chưa dám đầu
- tư mạnh mẽ vào thị trường Việt Nam như chúng ta mong đợi, cũng là vì thiếu một công ty định mức tín nhiệm trên thị trường vốn Việt Nam. Dựa trên các kết quả CRA mang lại, các nhà đầu tư mới có công cụ để thẩm định, lựa chọn danh mục đầu tư, dự báo tình hình phát triển doanh nghiệp và đưa ra quyết định đầu tư. Thông qua bảng xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư sẽ hiểu rõ hơn về sức mạnh tài chính của các công ty, dễ dàng đánh giá các tổ chức tài chính có quan hệ kinh doanh hoặc quan tâm tới việc mua trái phiếu của các công ty này. Thứ tám: Các doanh nghiệp cần nâng cao, đổi mới tư duy quản lý doanh nghiệp và sử dụng vốn có hiệu quả Cần tạo được niềm tin cho nhà đầu tư; bảo đảm an toàn tài chính; yêu cầu các doanh nghiệp phát hành trái phiếu phải tuân thủ theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam và Quốc tế; đầu tư đổi mới công nghệ, các số liệu phải được hạch toán kịp thời, chính xác với thực trạng. Xây dựng và thẩm định dự án thật kỹ trước khi quyết định đầu tư; phải nhân diện được rủi ro trong hoạt động kinh doanh và có biện pháp hạn chế rủi ro; đảm bảo tỷ lệ lợi nhuận phải cao hơn lãi suất tiền gửi tiết kiệm. Thứ chín: Đẩy mạnh việc phát hành trái phiếu ra thị trường quốc tế Để đảm bảo cho việc huy động vốn ở thị trường quốc tế với chi phí rẻ, Việt Nam cần hoàn thiện hệ thống pháp luật phù hợp với thông lệ Quốc tế và minh bạch hoá thông tin; khi đó mới được các tổ chức xếp hạng tín nhiệm đánh giá cao. Ngoài ra, cần có kế hoạch sử dụng nguồn vốn huy động ngay nhằm tránh lãng phí,mà chúng ta còn phải vừa trả lãi. Vì vậy, phải xem xét những dự án có hiệu quả, sử dụng vốn được ngay, giải ngân được ngay thì mới tính đến phương án phát hành. Thứ mười: Hoàn thiện khung pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý, giám sát của Nhà nước Hoàn thiện hệ thống khuôn khổ pháp lý thống nhất, đồng bộ đáp ứng được yêu cầu quản lý, giám sát và hội nhập với thị trường trái phiếu của khu vực và quốc tế. Bổ sung các chế tài xử lý nghiêm minh về dân sự, hình sự để phòng ngừa và xử lý các hành vi vi phạm trong hoạt động trên thị trường trái phiếu. Áp dụng các tiêu chuẩn giám sát thị trường theo thông lệ quốc tế; đẩy mạnh việc thanh tra, kiểm tra, giám sát việc tuân thủ pháp luật của các thành viên tham gia thị trường; kiểm tra, giám sát hàng hoá đưa ra thị trường, đảm bảo tính công khai, minh bạch; tăng cường năng lực giám sát, cưỡng chế thực thi của cơ quan giám sát thị trường. Củng cố bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường trái phiếu; từng bước tách bạch chức năng quản lý với chức năng giám sát các hoạt động của thị trường; sớm nghiên cứu thành lập Cơ quan giám sát tài chính quốc gia, giúp Thủ tướng Chính phủ điều phối chính sách và công cụ cảnh báo, điều hành, giám sát hoạt động tài chính tiền tệ ở tầm vĩ mô. * Giải pháp dài hạn Thứ nhất: Phát triển thị trường trái phiếu theo hướng hiện đại, hoàn chỉnh về cấu trúc, vận hành theo các thông lệ quốc tế tốt nhất, có khả năng liên kết với các thị trường khu vực và quốc tế. Thứ hai: Phát triển mạnh các kênh cung cấp vốn cả trong và ngoài nước cho thị trường; mở rộng hệ thống các nhà đầu tư, đặc biệt là các nhà đầu tư có tổ chức; phát triển đầy đủ các định chế trung gian; đa dạng hoá các dịch vụ cung cấp, … đảm bảo có đầy đủ các yếu tố cấu thành một thị trường trái phiếu phát triển trong khu vực. Thứ ba: Kết hợp chặt chẽ giữa chính sách tiền tệ và chính sách tài khoá; hài hoà giữa mục tiêu huy động vốn thông qua thị trường trái phiếu cho tăng trưởng kinh tế, phát triển bền vững thị trường trái phiếu với ổn định kinh tế vĩ mô, kiềm chế lạm phát, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia. Thứ tư: Tăng cường quản lý nhà nước, thực hiện có hiệu quả chức năng thanh tra, kiểm tra giám sát việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trên thị trường. LỚP MBA6 – ĐH MỞ TP.HCM Hoàng Thị Vũ Mai Nguyễn Thị Hảo Phạm Thị Vân Trinh © www.SAGA.vn
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Việt Nam
35 p | 403 | 195
-
Trái phiếu Chính phủ : 6 hạn chế và 8 giải pháp phát triển
3 p | 395 | 179
-
Giải pháp phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ tại Việt Nam
12 p | 69 | 11
-
Thị trường trái phiếu chính phủ tại Việt Nam sau 5 năm chính thức triển khai thực hiện
4 p | 98 | 8
-
Thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam: Cơ hội, thách thức và định hướng phát triển
5 p | 60 | 8
-
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam - Khó khăn và biện pháp tháo gỡ
6 p | 12 | 7
-
Phát triển thị trường trái phiếu xanh - xu thế tất yếu cho tăng trưởng xanh và bền vững
5 p | 18 | 7
-
Xu hướng phát triển trái phiếu xanh trên thế giới và tại Việt Nam
4 p | 14 | 6
-
Hoàn thiện chính sách phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
3 p | 9 | 6
-
Trái phiếu xanh và triển vọng của nó ở Việt Nam
6 p | 74 | 6
-
Phát huy vai trò kênh dẫn vốn quan trọng của thị trường trái phiếu doanh nghiệp
4 p | 12 | 5
-
Trái phiếu doanh nghiệp - Những rủi ro và giải pháp bảo vệ nhà đầu tư trái phiếu tại Việt Nam
6 p | 9 | 5
-
Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp Việt Nam
8 p | 11 | 4
-
Cải cách cơ chế để tăng tính chuyên nghiệp cho thị trường trái phiếu Việt Nam
3 p | 52 | 3
-
Phát triển thị trường trái phiếu xanh ở Việt Nam
4 p | 22 | 3
-
Giải pháp phát triển bền vững thị trường trái phiếu doanh nghiệp
4 p | 5 | 3
-
Phát triển trái phiếu xanh thúc đẩy phát triển tài chính xanh ở Việt Nam hiện nay
14 p | 6 | 0
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn