Giáo án mầm non: Cây ngô - Thế giới thực vật
lượt xem 2
download
Giáo án mầm non "Cây ngô - Thế giới thực vật" được biên soạn nhằm giúp trẻ thực hiện các vận động cơ bản đi theo hiệu lệnh; đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định; trẻ biết các vật sắc nhọn không nên nghịch: Khi sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Giáo án mầm non: Cây ngô - Thế giới thực vật
- DỰ ÁN NGÀY :NGÔ Chủ đề: Thực vật Độ tuổi: MGL I, MỤC TIÊU. 1. Phát triển thể chất. - Trẻ thực hiện các vận động cơ bản đi theo hiệu lệnh... - Đi vệ sinh, bỏ rác đúng nơi quy định - Trẻ biết các vật sắc nhọn không nên nghịch: Khi sử dụng phải có sự giám sát và hướng dẫn của người lớn. -Rèn đôi tay khéo léo ,(vận động linh hoạt) 1 . Phát triển nhận thức. - Trẻ nói được đặc điểm, cấu tạo và một số loại ngô - Trẻ nhận biết một số loại ngô (ngô tẻ, ngô nếp, ngô tím..) - Trẻ biết lợi ích của ngô đối với con người và động vật nuôi. - Trẻ biết quy trình làm sữa ngô, bánh ngô - Trẻ biết đếm số lượng ngô trong phạm vi 5, nhận biết số 5
- 3. Phát triển ngôn ngữ - Trẻ đọc diễn cảm bài thơ “cây ngô” - Trẻ thuyết trình tranh vẽ, sản phẩm của mình. 4. Phát triển tình cảm kĩ năng- xã hội - Trẻ biết trân trọng sản phẩm của mình tạo ra và của người khác - Biết đưa ra quyết định, tự đánh giá và nhận xét kết quả. - Biết chia sẻ với các bạn trong hoạt động 5. Phát triển thẩm mĩ - Trẻ biết cảm nhận giai điệu của âm nhạc, có cảm xúc với bài hát: tiệm bỏng ngô màu sắc - Trẻ biết tạo hình theo ý thích từ lõi ngô, bẹ ngô, trang trí bắp ngô. II MẠNG NỘI DUNG. ng Ứng dụng của cây ngô. Cây Với con người: Làm lương thực Ngô Với động vật: Làm thức ăn cho động vật nuôi Các món ăn từ ngô: làm III. MẠNG HOẠT ĐỘNG DỰ ÁN NGÀY CÂY NGÔ các loại bánh,.. Hoạt động Hoạt động ngoài Hoạt động góc Hoạt động chiều Tổng kết dự án học trời 5E: Khám Hoạt động -Góc phân vai: Sưu tầm tranh -Trưng bày các sản phá cây ngô STEAM: Trồng cửa hàng bán các ảnh về các loại phẩm và thuyết cây sản phẩm từ ngô. ngô. trình. ngô -Đọc các bài thơ về cây ngô -Góc tạo hình: Trang trí lõi ngô,gắn hạt vào lõi ngô. -Góc âm nhạc: Biểu diễn bài hát: Bắp ngô
- -Góc xây dựng: xây vườn trồng ngô. GIÁO ÁN 5E :SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÂY NGÔ Chủ đề: Thực vật Chủ đề nhánh: Cây ngô Tên bài dạy: Sự phát triển của cây ngô Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) Nhóm 4 I. Mục đích yêu cầu 1. Các thành tố đạt được - Khoa học (S): + Trẻ biết tên, đặc điểm , bộ phận của cây ngô.lợi ích, nơi sống của cây ngô - Công nghệ (T): Trẻ biết cách sử dụng điện thoại để tìm kiếm video,hình ảnh, chụp hình ảnh tư liệu đã học - Kỹ thuật (E): + Trẻ khám phá và biết đúng tên, đặc điểm và phân loại của cây Ngô ( Ngô nếp, ngô tẻ) + Trẻ biết được sự phát triển của cây ngô, biết cách trồng và chăm sóc cây ngô . + Trẻ biết sử dụng các nguyên liệu tái chế để làm đồ dùng : chai,lọ ( để trồng cây ) - Nghệ thuật (A): - Toán (M): Trẻ đếm được số lượng lá ngô qua từng giai đoạn phát triển của cây ngô, đếm được số lượng bắp ngô 2 .Kỹ năng - Kỹ năng quan sát phân tích, phán đoán - Kỹ năng hợp tác làm việc nhóm 3. Thái độ
- - Trẻ hứng thú tham gia vào tiết học - Trẻ biết lợi ích và cách chăm sóc cây ngô II. Chuẩn bị 1. Đồ dùng của cô - Máy tính, loa - Trang phục gọn gàng - Video: Sự phát triển của cây Ngô -Bài hát “lúa ngô là cô đậu nành” 2. Đồ dùng của trẻ - Hạt ngô, hạt ngô nảy mầm, cây ngô nhỏ, cây ngô trưởng thành - Bàn ghế, đất,nước, cốc, bình tưới nước III. Tổ chức hoạt động Hoạt động của cô III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của cô HĐ của trẻ
- Hoạt động 1:Ổn định tổ chức - Trẻ hát và vận - Cho trẻ hát và vận động theo bài hát ‘lúa ngô là cô động đậu nành’ - Trẻ trả lời - các con vừa hát và vận động theo bài gì ? trong bài hát nhắc đến cây gì? - Chúng mình biết gì về sự phát triển của cây ngô chưa.? Cô mời bạn nào giỏi kể cho cô và cả lớp cùng nghe nào. -Trẻ kể - Để biết thêm nhiều điều về sự phát triển của cây ngô cô mời chúng mình cùng về nhóm để tìm hiểu nhé ! Hoạt động 2: Tìm hiểu về sự phát triển của cây ngô - Giờ các con hãy về đúng nhóm của mình ngồi nào,giờ cô mời nhóm trưởng của các nhóm lên lấy đồ dùng để khám phá - Trẻ lấy đồ cho buổi học ngày hôm nay nào. ( Hạt ngô,cây ngô nhỏ, cây ngô trưởng thành,điện thoại, sách giấy a4 ,bút, chai,lọ, ) - Bây giờ chúng mình hãy cùng quan sát hạt ngô, cây ngô của nhóm mình và kết hợp tìm hiểu các kênh thông tin về sự phát triển của cây ngô bằng cách tìm các video,tranh ảnh -trẻ quan sát bằng điện thoại, để biết thêm nhiều điều về sự phát triển của cây ngô nhé. - Trong quá trình trẻ tìm hiểu thì cô sẽ đến các nhóm và hỏi trẻ: + Các con đang làm gì ? + cây ngô có đặc điểm như thế nào? Cây ngô lớn lên như nào? + Để cây ngô phát triển nhanh thì chúng mình phải làm gì ? -trẻ khám phá sự + Các con làm thế nào để biết nhóm mình có bao nhiêu phát triển của cây hạt ngô,lá ngô ? ngô và trả lời câu + Đây là cái gì ? hỏi của cô + Con làm vậy để làm gì ? + Con muốn biết về điều gì? + Con sẽ làm gì để biết được điều đó? + Con có gặp khó khăn gì trong quá trình tìm hiểu không ?
- + Ai trong nhóm có thể giúp bạn được không? - Chú ý động viên khích lệ trẻ Hoạt động 3: Giải thích và chia sẻ - Cho trẻ từng nhóm lên chia sẻ về sự phát triển của cây ngô mà nhóm trẻ đã tìm hiểu được. + Nhóm con vừa khám phá sự phát triển của ngô như nào? -Các nhóm lên chia + Vậy các con đã tìm hiểu cây ngô bằng điện thoại di động sẻ rồi các con thấyGiáo viên giúp trẻ tổng hợp kiến thức thông qua các câu hỏi: + Con đã tìm hiểu được gì về sự phát triển của cây ngô ? + Muốn hạt ngô nẩy mầm thì chúng mình phải làm gì ? -trẻ trả lời + Điều gì sẽ xảy ra nếu không tưới nước cho cây ngô ? + Khi cây ngô đã trưởng thành thì chúng mình sẽ thấy có gì và sẽ thu được sản phẩm gì từ cây ngô ?( bắp ngô) => Chúng mình vừa được tìm hiểu về sự phát triển của cây ngô rồi. Đầu tiên là làm đất gieo hạt, sau khi hạt nẩy mầm nhờ sự chăm sóc của chúng ta ( tưới nước, bắt sâu, nhổ cỏ) cây sẽ phát triển thành cây non -> cây trưởng thành -> ra hoa - Trẻ lắng nghe và kết trái. - Cô chốt kiến thức sự phát triển của cây ngô Hoạt động 4: Áp dụng và củng cố mở rộng - Ngoài cây ngô là cây đc phát triển từ hạt còn có cây gì phát triển từ hạt nữa mà con biết (Cô cho trẻ xem tranh hay cây thật: cây luá, cây bí, cây đậu ….) - Có cây thì được phát triển từ hạt, nhưng có cây lại có quá - trẻ trả lời trình sinh trưởng và phát triển khác. - Cây có thể pt từ cành ,người ta triết cành trên cây to rồi đem trồng ,cây đc phát triển từ cành sẽ nhanh ra hoa ,kết quả và cho năng xuất rất cao .Cô -trẻ trả lời cho trẻ xem cành triết - Ngoài cây phát triển từ hạt ,cành còn có loại cây phát triển từ đâu nữa? - Cho trẻ xem tranh các loại củ đã mọc mầm - Chúng mình vừa được tìm hiểu sự phát triển của cây ngô rồi, và biết được đặc điểm các bộ phận cây ngô. Lợi ích của - Trẻ lắng nghe cây ngô: để làm thức ăn cho người, gia xúc ,gia cầm, hạt ngô , bắp ngô để trang trí… - Chúng mình có tự tay gieo hạt và chăm sóc cây ngô không ?. Vậy bây giờ chúng mình sẽ cùng nhau làm đất và gieo hạt ngô và quan sát sự phát triển của cây ngô nhé! Hoạt động 5: Đánh giá - Vâng ạ - Cho trẻ tự đánh giá xem trẻ đã tìm hiểu được điều gì? Và chưa được điều gì? - Cô nhận xét chung về buổi học - Buổi học ngày hôm nay các con có thấy thú vị không ? có thích không?
- - Nếu giờ học sau học về sự phát triển của cây ngô thì các con muốn tìm hiểu thêm về điều gì? - Cô cho trẻ dọn dẹp lớp học và ra chơi cây ngô lớn nhanh -Có ạ hay chậm -Tẻ trả lời HOẠT ĐỘNG STEAM : TRỒNG CÂY NGÔ Chủ đề: Thực vật Chủ đề nhánh: Độ tuổi: 5-6 tuổi MGL Nhóm 4: Tô Hà, Niệu, Hoà, Phiên, Cúc, Vàng Quỳnh I. MỤC TIÊU 1. Các thành tố đạt được - Khoa học (S) + Trẻ biết tên gọi và cấu tạo của cây ngô ( rễ cây ngô, thân cây ngô, lá cây ngô,… + Trẻ biết các bước trồng cây ngô - Công nghệ (T): Cách sử dụng các dụng cụ: cuốc, bay đào đất, xẻng xúc đất - Kĩ thuật (E) : Kĩ thuật cầm cuốc, xẻng đào đất đúng cách - Nghệ thuật (A): Trẻ trồng được những cây ngô đẹp, ngay ngắn. - Toán (M): kích thước cây to - nhỏ và đếm được số lượng cây ngô, phân biệt cây ngô cao - thấp 2. Kĩ năng - Kĩ năng làm việc nhóm - Kĩ năng tư duy phản biện - Kĩ năng sáng tạo - Kĩ năng quan sát, lắng nghe, phân tích, giải thích 3. Thái độ
- - Trẻ hứng thú tham gia các hoạt động II. Chuẩn bị 1.Chuẩn bị của cô - Máy tính, giáo án 2. Chuẩn bị của trẻ - Cây ngô giống, cuốc, xẻng, bay đào đất III. Tiến hành hoạt động Hoạt động của Hoạt động của trẻ cô
- 1.Hỏi - Cô cho trẻ thưởng thức các sản phẩm được tạo ra từ ngô: bánh ngô, bắp ngô,… - Cô trò chuyện cùng trẻ: - Bánh ngô ạ + Các con vừa được thưởng thức gì? - Cây ngô ạ + Các món này được tạo ra từ gì? - Rồi ạ, con thấy ở + Các con đã được thấy cây ngô bao giờ chưa? Con thấy trên tivi, trong vườn ạ ở đâu rồi? - Chế biến ạ + Muốn có được những sản phẩm, những món ăn - Trẻ nêu ý tưởng ngon như thế này thì cần phải làm gì nhỉ? - Ở đây cô cũng có rất nhiều những cây ngô bé, con có ý tưởng gì từ những cây ngô này không nào? - Ý tưởng của các con rất hay, chúng mình cùng nhau thống nhất sẽ đi trồng cây ngô nhé! 2. Tưởng tượng - Cô chia trẻ thành 3 nhóm - Trẻ lên lấy đồ dùng - Cô mời đại diện của các nhóm lên lấy đồ dùng nào ! - Rồi ạ - Từ ý tưởng các con đã nghĩ ra các con đã suy nghĩ sẽ trồng cây ngô như thế nào chưa? - Cô gợi ý cho trẻ các bước tiến hành trồng cây ngô: -Xẻng,bay đào đất cây + Muốn trồng được cây ngô thì chúng mình cần ngô giống,ạ những dụng cụ gì nhỉ? - Con sẽ làm gì đầu tiên? -Đặt hạt ngô xuống - Tiếp theo con sẽ làm gì? dưới đất và đấp đất lại - Sau khi đào đất xong, con sẽ đặt cây ngô như thế ạ nào? -Rồi ạ 3. Chế tạo - Bây giờ các con đã sẵn sàng để bắt tay vào trồng những cây ngô nhỏ nhắn chưa nào? -Trẻ thực hiện ý tưởng -Cô cho trẻ thực hiện theo ý tưởng của mình - Các nhóm phân công nhiệm vụ cho nhau, và cử 1 bạn là nhóm trưởng. + Con đảm nhận nhiệm vụ gì ? - Cô bao quát trẻ và hỗ trợ trẻ khi gặp khó khăn + Con đang làm gì thế ? Làm như thế nào vậy?
- + Thế con trồng cây ngô bằng dụng cụ gì ? -Con đang trồng ngô ạ + Sau khi đào đất xong, con sẽ đặt phần nào của cây ngô vào hố đất? -bằng cuốc ạ + Con lấp đất như thế nào? -Con sẽ đặt rễ xuống + Con có đang gặp khó khăn gì không ? Thế con trước ạ khắc phục khó khăn đó bằng cách nào? 4. Thử nghiệm -Con dùng cuốc lấp đất - Cho trẻ trưng bày sản phẩm của nhóm lại ạ - Cho các nhóm thuyết trình - Cho trẻ thử nghiệm sản phẩm bằng cách: Trẻ dịch chuyển chậu đựng cây ngô sang bên trái, bên phải,… -Trẻ trưng bài sản phẩm xem cây ngô có bị gãy, nghiêng, đổ hoặc bật rễ lên mặt - Trẻ thử nghiệm sản đất hay không phẩm - Hôm nay các con được làm gì nhỉ? - Hôm nay các con cảm thấy như thế nào? - Cô cho trẻ cất dọn đồ dùng, rồi đi vào lớp. -Trồng cây ngô ạ -Vui ạ -Trẻ cất đồ dùng GIÁO ÁN HOẠT ĐỘNG GÓC Chủ đề:Thực vật Chủ đề nhánh: Lứa tuổi: MGL I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức - Trẻ biết vai chơi của mình, nắm được các hành động của vai chơi, biết cách thể hiện đúng vai chơi và mối quan hệ công việc nhằm thoả mãn nhu cầu vui chơi của trẻ. - Mở rộng vốn kiến thức cho trẻ về một số phẩm của nghề nông, các nội dung liên quan đến chủ đề. - Trẻ biết dùng các nguyên vật liệu, đồ chơi để thực hiện ý tưởng chơi của mình trong các góc chơi. 2. Kỹ năng - Trẻ có kỹ năng thoả thuận, phân vai nhận nhiệm vụ và chơi hợp tác theo nhóm, thể hiện được hành động vai chơi, - Trẻ cùng bàn bạc về chủ đề chơi, phân vai chơi và nội dung chơi - Rèn cho trẻ các kỹ năng như : lắp ghép, xây,…để tạo ra một số sản phẩm. - Trẻ biết liên kết giữa các góc chơi, nhập vai và thể hiện tình đoàn kết trong khi chơi’ 3. Thái độ - Trẻ hứng thú khi tham gia chơi, thích thể hiện vai chơi của mình. - Trẻ có ý thức giữ gìn, bảo quản đồ chơi, ý thức gọn gàng, ngăn nắp -Vui chơi đoàn kết với các bạn giữa các góc chơi. II. CHUẨN BỊ - Đủ các góc chơi theo kế hoạch, sắp xếp hợp lý giữ góc động và tĩnh. - Đủ đồ dùng, đò chơi theo nội dung chơi, sắp xếp gọn gàng, thuận tiện cho trẻ: Dễ lấy, dễ cất
- 1. Góc phân vai: Cửa hàng bán các sản phẩm từ ngô - Tiền -hạt ngô, bánh ngô,bắp luộc,sữa bắp,ngô nướng,vỏ ngô 2. Góc xây dựng: xây vườn trồng ngô -gạch,hàng rào,.. 3. Góc tạo hình:Trang trí lõi ngô,gắn hạt vào lõi ngô -Lõi ngô,hạt ngô,bút,giấy, màu,keo,… 4. Góc âm nhạc: Biểu diễn bài hát: bắp ngô -,Lời bài hát:bắp ngô” -Dụng cụ âm nhạc: phách tre,trống,.. III. TIẾN HÀNH HOẠT ĐỘNG Hoạt động của HĐ của trẻ cô
- 1. Ổn định tổ chức - Cô cho trẻ dọc bài thơ: cây ngô - Trẻ đọc + Chúng mình vừa đọc bài thơ gi? + Trong bài thơ có nhắc đến cây gì nhỉ? +Chúng mình biết những món ăn được chế biến từ ngô? -bánh ngô,ngô lộc,ngô -> Các con ạ ,ngô là loại cây lương thực,từ ngô chúng ta có thể nướng,.. chế biến được rất nhiều món ăn ngon,muốn cây ngô ra được -lắng nghe nhiều trái bắp to thì chúng mình phải chăm sóc và tưới cây nhé! - Chúng mình có biết lớp mình đang hoạt động về chủ đề nào không? - Trẻ trả lời - Đến giờ hoạt động góc rồi, chúng mình muốn chơi những gì đây? - Trẻ trả lời 2. Tổ chức hoạt động Thỏa thuận trước khi chơi - Con hãy kể cho cô và cả lớp cùng nghe, trong lớp mình có những góc chơi nào? -Trẻ trả lời - Hôm nay các con sẽ chơi ở những góc nào? * Góc xây dựng: xây vườn trồng ngô - Những bạn nào đăng ký chơi ở góc xây dựng? - Hôm nay góc xây dựng các bạn định xây gì? -con ạ -xây vườn -Chúng mình cần những đồ gì để xây? trồng ngô ạ. -Gạch,hàng rào. - Để thực hiện được công trình này thì cần có những ai? + Bác kĩ sư trưởng sẽ làm nhiệm vụ gì? + Chú công nhân làm công việc gì? - Khi xây các bạn phải xây như thế nào? -Xây thẳng và đẹp - Các bạn còn xây gì nữa không? * Góc phân vai: cửa hàng bán các sản phẩm từ ngô - Bạn nào thích chơi ở góc phân vai nào? -con ạ - Góc phân vai hôm nay các bạn định chơi gì? - bán hàng ạ - Các bác bán hàng sẽ bán những mặt hàng gì? -bắp ngô,lõi
- ngô,ngô - Ai sẽ là người bán hàng, bác bán hàng làm những công luộc,sữa ngô ạ việc gì? - Thái độ của bác bán hàng như thế nào? - Người mua hàng bạn sẽ làm gì? ( Bạn nào muốn chơi ở góc phân vai thì sẽ về góc phân vai - Vâng ạ chơi nhé). * Góc tạo hình: Trang trí lõi ngô,gắn hạt vào lõi ngô - đển trang trí lõi ngô và gắn hạt và lõi ngô các con phải - trẻ trả lời làm như thế nào? - chúng mình cần những gì? -ngô,lõi ngô,… - Chúc các bạn được thật nhiều sản phẩm nhé * Góc âm nhạc: Biểu diễn bài hát bắp ngô -Bạn nào sẽ chơi ở góc âm nhạc? -Chúng mình sẽ cần gì để biểu diễn bài hát được hay hơn? -phách tre,trống ạ -Trong khi chơi các bạn chơi như thế nào? => Đúng rồi, trong khi chơi các con nhớ không được tranh -Lắng nghe giành đồ chơi, không được ném đồ chơi và phải tuân theo quy định của các góc chơi nhé! Cô chúc các con có một buổi chơi thật vui và tạo được nhiều sản phẩm đẹp. - Cho trẻ về các góc chơi mà trẻ đã chọn. - Trẻ về các góc chơi 2.2. Qúa trình chơi - Cho trẻ chơi, trẻ tự nhận vai chơi và thỏa thuận cách chơi - Trẻ thực hiện với nhau trong nhóm. - Cô chú ý bao quát, gợi ý để trẻ nhập vai chơi + Nhóm các con đang chơi gì đây? + Con định làm như thế nào? - Cô nhập vai chơi để cùng trò chuyện với trẻ. - Ví dụ: Góc phân vai bán chưa được nhiều hàng cô sẽ nhập vai chơi và chơi cùng trẻ + Để bán được nhiều hàng các con phải làm như thế nào? - Gợi ý trẻ liên kết giữa các góc chơi 2.3. Nhận xét quá trình chơi - Cô đến từng góc chơi nhập vai chơi đàm thoại với trẻ, lưu ý trẻ cần bổ sung gì cho lần chơi sau - Cho trẻ giới thiệu về góc chơi của mình - Trẻ giới thiệu - Cô động viên, khuyến khích, khen ngợi trẻ 3. Kết thúc - Cô cho trẻ di chuyển ra giữa lớp + Con có nhận xét gì về góc chơi của mình, của bạn? - Trẻ trả lời + Con thấy buổi chơi hôm nay thế nào? -vui ạ + Con đã làm được gì? - Nhắc trẻ vệ sinh sạch sẽ sau khi chơi để giữ vệ sinh cho cơ thể - Cô nhận xét cả lớp và cho trẻ thu dọn đồ dùng
- - Thu dọn đồ dùng
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Giáo án điện tử mầm non: Bài giảng về cây và hoa
33 p | 309 | 47
-
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 18 - Thứ 5
13 p | 126 | 14
-
Tập đọc - TÁC PHẨM CỦA SIN-LƠ VÀ TÊN PHÁT XÍT
8 p | 126 | 14
-
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 18 - Thứ 3
15 p | 143 | 13
-
EM YÊU NHÀ EM
4 p | 155 | 12
-
CHỦ ĐIỂM : THẾ GIỚI THIÊN NHIÊN - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 18 - Thứ 4
12 p | 130 | 8
-
Tập đọc - THƯA CHUYỆN VỚI MẸ (3)
4 p | 143 | 7
-
CÂU CHUYỆN GIÁO DỤC BÀI HỌC CỦA MẸ
3 p | 123 | 7
-
CHỦ ĐIỂM : GIA ĐÌNH VÀ BẢN LÀNG - KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG TUẦN 6 - Thứ 4
10 p | 83 | 6
-
Giáo dục kỹ năng sống mầm non: Bị ong đất đau quá - Bé bị cảm nắng rồi
4 p | 78 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn