intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hãy gỡ những nút thắt

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

48
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Về cơ cấu, nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về sung dụng tài nguyên. Sung dụng tài nguyên không hiệu quả đã làm lãng phí đồng vốn, lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong một thời gian dài. Hệ số ICOR cao (4,5) cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế có đầu tư kém hiệu quả nhất trong khu vực, và có năng lực cạnh tranh rất thấp. Những hệ quả tiếp theo của nó càng ngày càng lộ rõ...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hãy gỡ những nút thắt

  1. Hãy gỡ những nút thắt Về cơ cấu, nền kinh tế của chúng ta đang đối mặt với một vấn đề nghiêm trọng về sung dụng tài nguyên. Sung dụng tài nguyên không hiệu quả đã làm lãng phí đồng vốn, lãng phí nhân lực, lãng phí tài nguyên thiên nhiên trong một thời gian dài. Hệ số ICOR cao (4,5) cho thấy nền kinh tế Việt Nam là một trong những nền kinh tế có đầu tư kém hiệu quả nhất trong khu vực, và có năng lực cạnh tranh rất thấp. Những hệ quả tiếp theo của nó càng ngày càng lộ rõ như thâm hụt cán cân thương mại ngày càng nghiêm trọng (chỉ riêng năm tháng đầu năm 2008, con số này đã lên đến 14,4 tỉ USD), khiếm hụt ngân sách luôn được duy trì ở mức 5% GDP trong nhiều năm, và kết quả tất nhiên của nó là tốc độ lạm phát của nền kinh tế ngày càng gia tăng (theo một ước lượng đáng tin cậy, nếu loại trừ tác động tăng giá của thị trường thế giới như giá dầu và giá lương thực, tốc độ lạm phát do tác động nội tại của nền kinh tế mà chủ yếu xuất phát từ vấn đề sử dụng tài nguyên không hiệu quả, đã lên đến từ 8- 10%/năm). Tuy nhiên, giải quyết vấn đề cơ cấu là một việc làm lâu dài, đòi hỏi một quyết tâm chính trị rất cao. Bài toán về cơ cấu là bài toán không thể có lời giải một sớm một chiều, nhưng đó là một bài toán phải kiên trì giải quyết ngay từ bây giờ, vì rằng đó là bài toán sinh tử, quyết định tương lai phát triển và cường thịnh hay không của nền kinh tế Việt Nam. Về điều hành kinh tế vĩ mô, chúng ta đang gặp phải các vấn đề trong chính sách ngân sách và chính sách tiền tệ. Nếu mục tiêu của chính sách ngân sách vẫn là duy trì một mức khiếm hụt lên đến 5%/GDP tiếp tục trong thời gian dài, những nỗ lực kiểm soát lạm phát nhằm ổn định kinh tế vĩ mô sẽ rất khó
  2. thành công. Mục tiêu cân bằng ngân sách cần phải là một mục tiêu được hướng tới kể từ bây giờ. Những nỗ lực chống lạm phát trước hết phải được thể hiện bởi một quyết tâm từ phía Chính phủ, cụ thể hóa bởi các hành động tiết kiệm ngân sách: tinh giản bộ máy hành chính, tiết kiệm công chi, giảm đầu tư công. Tất cả những điều đó sẽ giúp cho việc sung dụng tài nguyên quốc gia trở nên hiệu quả hơn, đồng thời khuyến khích phát triển đầu tư tư nhân trong và ngoài nước ngay trong các lĩnh vực cần nguồn vốn lớn như xây dựng cơ sở hạ tầng. Một ngân sách cân bằng sẽ có tác dụng tích cực hai mặt: giảm thiểu tốc độ lạm phát và tăng cường hiệu quả của việc sung dụng tài nguyên. Về chính sách tiền tệ, chúng ta đang lúng túng giải quyết bài toán lãi suất và tỷ giá. Sự lúng túng này đang gây khó khăn cho hệ thống ngân hàng và các doanh nghiệp. Điều đáng quan tâm hơn là nó làm xói mòn niềm tin và tâm lý lạc quan đã có trước đây của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Một năm trước đây, kỳ vọng lạc quan đã là động lực thúc đẩy đầu tư và sự tăng trưởng của các thị trường: thị trường lao động, thị trường hàng hóa, thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán. Tâm lý lạc quan thái quá có thể tạo ra sự tăng trưởng bong bóng của một số thị trường nhưng một thái độ lạc quan vẫn luôn luôn cần thiết để duy trì không những sự tăng trưởng kinh tế mà cả sự ổn định. Chính đó là điều cần phải phục hồi ngay bây giờ. Chúng ta đều biết rằng một chính sách lãi suất cao là một biện pháp chống lạm phát hiệu quả vì nó có hai tác dụng: một mặt nó làm giảm ước vọng đi vay của các doanh nghiệp nhằm mở rộng sản xuất kinh doanh, yếu tố gây nên sự tăng nhiệt (lạm phát) của nền kinh tế; mặt khác nó khuyến khích tiết kiệm. Đó là tác dụng kép làm
  3. giảm tổng cầu trong nền kinh tế, một yếu tố quyết định làm giảm đà gia tăng của CPI. Tuy nhiên, hiện nay mức lãi suất áp dụng đang vượt quá mục tiêu thắt chặt tín dụng. Các ngân hàng đang tăng lãi suất huy động không phải để cho vay mà để đối phó với tình trạng thiếu thanh khoản. Tình trạng thiếu thanh khoản lại xảy ra đột ngột do việc gia tăng nhanh đến 16% tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc. Tín dụng hiện nay không phải chỉ bị hạn chế mà đã trở thành đóng băng. Không những tín dụng cho phát triển, cho mở rộng đã chấm dứt mà tín dụng để duy trì sản xuất kinh doanh như trước cũng kết thúc. Chính đó là điều đã gây một tâm lý bất ổn cho các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và các ngân hàng. Nút thắt này cần phải được mở để tạo lại niềm tin. Điều cần thiết phải làm trước tiên là tái lập tình trạng thanh khoản lành mạnh cho các ngân hàng bằng cách giảm tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc. Hiện nay, các ngân hàng phải duy trì một mức dự trữ tối thiểu bắt buộc lên đến 16% tổng nguồn vốn huy động (bao gồm cả 5% tín phiếu NHNN). Mức dự trữ tối thiểu này cần phải được đưa xuống ở mức 8% hoặc 10%. Với một tình hình thanh khoản được củng cố, các ngân hàng sẽ rộng đường hơn trong việc ấn định mức lãi suất huy động cũng như lãi suất cho vay mà có thể là thấp hơn mức hiện nay do nhu cầu thanh khoản của họ đã trở nên dễ chịu hơn. Tuy nhiên, để kiên trì mục tiêu thắt chặt tín dụng trong một thời hạn ngắn, NHNN có thể điều chỉnh lãi suất cơ bản ở mức cao hoặc có thể áp dụng chính sách đa lãi suất nhằm định hướng tín dụng. Trong tương lai, NHNN có thể cho phép tự do hóa lãi suất trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng và sử dụng công cụ lãi suất cơ bản để thực hiện các điều chỉnh cần thiết. Điều quan trọng là qua biện pháp giảm tỷ lệ dự trữ tối thiểu bắt buộc, tăng lãi suất cơ bản và tự do hóa lãi suất trên thị trường tiền tệ, NHNN đã gửi cho các ngân hàng và các doanh
  4. nghiệp một thông điệp rõ ràng: chính sách tín dụng đang áp dụng là hạn chế chứ không phải đóng băng, các doanh nghiệp hoạt động lành mạnh, hiệu quả sẽ nhận được các khoản vay cần thiết, hệ thống ngân hàng trở lại tình trạng hoạt động bình thường như trước đây, nhưng với một kỷ luật tín dụng chặt chẽ hơn. Chắc chắn rồi đây các ngân hàng sẽ phải xem xét, đánh giá, điều chỉnh những sai lầm vừa qua của mình, và họ rất cần thời gian để làm những việc cần thiết đó. Hãy cho họ thời gian để ổn định. Sự ổn định của hệ thống ngân hàng và của các doanh nghiệp sẽ là điều kiện tốt cho việc hồi phục thị trường chứng khoán, một sự hồi phục lành mạnh và tỉnh táo, với một giấc mộng bong bóng đã tan vỡ nhường chỗ cho những kỳ vọng thực tế hơn. Trong lâu dài, các vấn đề về cơ cấu kinh tế cần phải được giải quyết, trong đó đặc biệt quan trọng là vấn đề sung dụng tài nguyên quốc gia. Đây phải trở thành một chiến lược quốc gia về phát triển, nhằm nâng cao sức cạnh tranh quốc gia đồng thời duy trì được sự ổn định của các cân đối vĩ mô. Sung dụng tài nguyên hiệu quả là cách tốt nhất để giúp nền kinh tế tăng trưởng nhanh với mức lạm phát thấp. Tuy nhiên, phải cho nền kinh tế có thời gian để giải quyết các vấn đề cơ cấu của nó một cách an toàn và ổn định. Chính vì vậy, các nút thắt không cần thiết phải được tháo gỡ
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2