Hội chứng tự kỷ
lượt xem 233
download
Trong 2 cuốn sách, được xuất bản ở Việt Nam, vào những năm 2005 và 2006 (1), tôi đã nói đến 5 triệu chứng hay là dấu hiệu chính qui và cổ điển, cần được phát hiện và xác định, một cách cụ thể và khách quan, khi chúng ta cưu mang trong tâm tưởng, những « nghi vấn » về Hội chứng Tự Kỷ đang thành hình và xuất diện, nơi một trẻ em, trong khoảng thời gian từ 0 đến 7 tuổi.
Bình luận(1) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội chứng tự kỷ
- 1 HỘI CHỨNG TỰ KỶ : Hướng đến một lối nhìn khoa học và toàn diện NGUYỄN văn Thành Lausanne, Thụy Sĩ 1.-Năm dấu hiệu cổ điển của Hội Chứng Tự Kỷ Trong 2 cuốn sách, được xuất bản ở Việt Nam, vào những năm 2005 và 2006 (1), tôi đã nói đến 5 triệu chứng hay là dấu hiệu chính qui và cổ điển, cần được phát hiện và xác định, một cách cụ thể và khách quan, khi chúng ta cưu mang trong tâm tưởng, những « nghi vấn » về Hội chứng Tự Kỷ đang thành hình và xuất diện, nơi một trẻ em, trong khoảng thời gian từ 0 đến 7 tuổi. Dấu hiệu thứ nhất là đời sống bít kín : Trẻ em không có - những quan hệ tác động qua lại với những người khác, cùng có mặt trong môi trường sinh sống, thậm chí với bà mẹ đã sinh ra mình, Dấu hiệu thứ hai nằm trong lãnh vực ngôn ngữ : Ngôn ngữ - thiếu vắng hoàn toàn, từ những giai đoạn bi bô, bập bẹ, hay là có những rối lọan trong thể thức sử dụng các loại đại danh từ khác nhau như anh và tôi… Dấu hiệu thứ ba là những phản ứng « bùng nổ », trong lãnh - vực xúc động, kèm theo những hành vi tự hủy, làm hại chính mình, hay là những tác phong bạo động đối với kẻ khác, Dấu hiệu thứ bốn là những hành vi « lặp đi lặp lại », một - cách tự động, cơ hồ một chiếc máy ghi và phát âm,
- 2 Dấu hiệu thứ năm là những sở thích kỳ dị, lạ thường, như - nhún nhảy, quay tròn, đưa 5 ngón tay ve vẫy trước mắt, say mê nhìn ngắm những hạt bụi, những tia nắng xuyên qua một kẻ hở, hay là sắp xếp đồ chơi thành hàng…Thêm vào đó, vài trẻ em có những cơn động kinh nhẹ hay nặng, với những hiện tượng như sùi bọt mép, mất ý thức, tiểu tiện trong quần và cắn răng vào luỡi. 2.- Những trọng điểm cần nhấn mạnh Mỗi khi liệt kê và trình bày năm triệu chứng trên đây, tôi luôn luôn cố tình nhấn mạnh thêm những trọng điểm sau đây : Vừa khi chúng ta khám phá và xác định một dấu hiệu đang a) thành hình và xuất hiện nơi trẻ em, công việc cần thực thi tức khắc, không trì hoản là Can Thiệp Sớm, nhằm chận đứng hoặc giới hạn ảnh hưởng lan tỏa của dấu hiệu nầy, trong nhiều lãnh vực phát triển khác. Bao lâu tất cả 5 dấu hiệu chưa được hội tụ một cách đầy đủ, b) khách quan và chính xác, cũng như khi trẻ em còn ở trong lứa tuổi tăng trưởng và phát triển - từ 0 đến 7 năm - thái độ « khoa học » của chúng ta là khiêm cung và dè dặt. Chúng ta không sử dụng một cách vội vàng nhãn hiệu « Hội Chứng Tự Kỷ », bao lâu hệ thần kinh trung ương chưa hoàn tất tiến trình myêlin-hóa các đường dây liên lạc của mình. Thay vào đó, lối nói « có nguy cơ Tự Kỷ » được đề nghị và cần được trở nên thông dụng, trong những trao đổi thông tin giữa các bác sĩ và chuyên viên, cũng như giữa giáo viên và phụ huynh của học sinh. Ngoài ra, đối với cha mẹ đến tham vấn, những nhận định của c) chúng ta về nguy cơ Tự Kỷ nơi đứa con của họ, có thể gây ra nhiều ấn tượng hoang mang, khắc khoải, lo sợ và mặc cảm
- 3 tội lỗi… nếu chúng ta không trình bày những tin tức khoa học đơn sơ và cụ thể, cũng như đề nghị thêm những lời hướng dẫn, hay là những cách làm thuộc khả năng và ở trong tầm hoạt động thường ngày của họ. Một cách đặc biệt, khi câu hỏi về Nguyên Nhân của Hội d) Chứng Tự Kỷ được nêu lên, chúng ta cần khẳng định, một cách rõ ràng và dứt khoát là vấn đề đang ở trong vòng nghiên cứu khoa học. Một trong những yếu tố càng ngày càng được đề xuất, trong lãnh vực y khoa, là những rối loạn, trắc trở, trong tiến trình tăng trưởng và phát triển của Hệ Thần Kinh Trung Ương, còn mang tên là Não Bộ. Ngoài ra, một số tác giả đã đưa ra giả thuyết về những quan hệ lạnh nhạt, vô cảm của cha mẹ. Lối giải thích nầy, thường được nêu lên vào những năm 1950, đã gây tổn thương một cách trầm trọng cho bao nhiêu tầng lớp cha me. May thay, đường hướng tiếp cận vấn đề như vậy, dần dần mất hiệu năng và tàn lụi, trong các công trình nghiên cứu ngày nay. Nhằm phát huy tinh thần và lối nhìn Khoa Học vừa được đề xuất, bài chia sẻ nầy sẽ lần lượt giới thiệu những tin tức bổ sung, đổi mới và có khả năng soi sáng, cho những ai luôn luôn ở trên đường tìm kiếm. 3.-Những Rối loạn Tự Kỷ Cầu Vồng muôn Sắc (Spectrum Disorders) Khi nói đến Hội Chứng Tự Kỷ, chúng ta cần lưu tâm đến nhiều đặc điểm quan trọng đang có mặt với nhau, cùng một lúc : Thứ nhất, Hội Chứng Tự Kỷ bao gồm nhiều triệu chứng khác - nhau. Trên đây, tôi đã liệt kê 5 triệu chứng, thường được nhắc lui nhắc tới, trong các tác phẩm chuyên môn. Thứ hai, Tự Kỷ không phải là một Hội chứng đơn thuần và - duy nhất. Thể theo tác phẩm DMS-4 (2), được giới Y Khoa
- 4 Hoa Kỳ chọn làm tài liệu qui chiếu, Tự Kỷ còn được gọi là « Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa » (Pervasive Developmental Disorders, PDD). Hay là rối loạn nan quạt, rối loạn cầu vồng (spectrum disorders). Nói cách khác, đó là một Rối loạn quần thể hay là hợp thể, bao gồm 5 thể loại khác nhau, tùy theo giai đoạn xuất hiện, cũng như tùy vào mức độ trầm trọng khác nhau, được nhiều bác sĩ chuyên môn phát hiện, ở nhiều thời điểm khác nhau, nơi trẻ em từ 0 đến 8 tuổi. Thứ ba, cũng trong tác phẩm DMS-4, năm triệu chứng cổ điển, - như tôi đã trình bày trên đây, được gom góp lại thành 3 triệu chứng đặc hiệu và chính qui : • Triệu chứng thứ nhất nằm trong lãnh vực Quan Hệ Xã Hội, • Triệu chứng thứ hai nằm trong lãnh vực Ngôn Ngữ. Phải chăng đây là phương tiện Thông Đạt, có mục đích và ý nghĩa là Diễn Tả Chính Mình và đống thời lắng nghe, tìm hiểu quan điểm của kẻ khác ? • Triệu chứng thứ ba nằm trong lãnh vực Hành vi và Sở Thích. - Thứ bốn, Hội Chứng được gọi là Tự Kỷ Cầu Vồng (Spectrum autism), trong DMS-4, bao gồm 5 thể loại khác nhau : Rối loạn Tự Kỷ đặc hiệu và chính qui (Autistic • Disorder), • Rối loạn Asperger, còn được gọi là Tự Kỷ với trí thông minh trên trung bình (Asperger’s Disorder), • Rối loạn Rett (Rett’s Disorder), • Rối loạn thoái hóa thuộc thời thơ ấu (Childhood Disentegrative Disorder, CDD), • Rối loạn phát triển lan tỏa: Không đặc hiệu (Pervasive Developmental Disorder: Not otherwise Specified, PDD:NOS).
- 5 Thứ năm, Hội chứng Tự Kỷ là một loại Rối Loạn, ở vào nhiều - giai đoạn thuộc cùng một tiến trình lan tỏa, từ lãnh vực sinh hoạt nầy sang qua những lãnh vực khác, trong đời sống của con người. Do đó, khi mô tả các dấu hiệu cơ bản, cũng như khi đề nghị những thể thức can thiệp nơi trẻ em, chúng ta không thể không đề cập, một cách đồng đều, tất cả 5 loại sinh hoạt cơ bản khác nhau, nhưng có ảnh hưởng tác động qua lại hai chiều trên nhau (3) : 1) Loại sinh hoạt thứ nhất là: Nhận thức giác quan và Tâm • Vận Động, còn gọi là Cửa Vào của Nội Tâm (Input), 2) Loại sinh hoạt thứ hai là: Tư duy, • 3) Loại sinh hoạt thứ ba là : Xúc động, • 4) Loại sinh hoạt thứ bốn là : Ngôn ngữ trao đổi và giao tiếp, • 5) Loại sinh hoạt thư năm là : Quan hệ tác động qua lại trong • đời sống xã hội, còn gọi là Cửa Ra (Output). Cả 3 sinh hoạt ở giữa – Tư duy, Xúc động và Ngôn ngữ - thuộc • về Tiến trình biến chế, chuyển hóa (Processing) của Nội tâm. Theo lối giải thích bình dân, Processing trong tiếng Anh có nghĩa là “kho nấu”, chuyển biến những vật liệu góp nhặt từ môi trường, thành của ăn nuôi sống con người. Tôi đã định vị trí loại sinh hoạt « Quan Hệ tác động qua lại », ở • Cửa Ra. Tuy nhiên, ở tại Cửa Vào, Quan Hệ cũng phải có mặt và đảm nhiệm một vai trò rất quan trọng, khả dĩ nâng cao phẩm chất của Nhận thức Giác Quan. Nói khác đi, Quan Hệ cũng là một loại kích thích có khả năng tăng cường hay là giảm hạ giá trị của các loại kích thích khác. Chẳng hạn, khi có những cảm tình đặc biệt với một vị thầy, phải chăng tôi sẵn sàng thu hóa những bài dạy của vị ấy một cách dễ dàng và mau chóng hơn ? Thay vi triển khai một lối nhìn bao quát và toàn diện như vậy, nhiều tác giả hay là giáo viên, chỉ tập trung khả năng chú ý và thể thức tác động vào 1 hoặc 2 lãnh vực chủ yếu mà thôi, ví dụ như quá đề cao lãnh vực ngôn ngữ và không đánh giá đúng tầm những lãnh vực khác như Xúc động và Giác quan...
- 6 Vì lý do « siêu ý định và siêu chú ý » như vậy, khi tìm cách hóa giải một triệu chứng, chúng ta vô tình tạo ra điều kiện thuận lợi, cho một triệu chứng phó sản khác xuất hiện và khó khắc phục hơn. Cho nên, ích lợi gì, khi trẻ em suốt ngày phải học lặp đi lặp lại một đôi từ hay là một đôi câu, một cách máy móc tự động, như keo vẹt, để rồi sau đó trở nên bị động và ù lì hoàn toàn trong các tác phong hằng ngày, xuyên qua mọi quan hệ với người lớn thuộc môi trường gia đình ? Ích lợi gì, khi chúng ta tìm cách ức chế hoặc trừng phạt một hành vi kỳ dị và lạ thường, nếu sau đó, trẻ em càng ngày càng cố thủ trong một nếp sống bít kín và cắt đứt mọi quan hệ xã hội với mọi người ? Trong khuôn khổ của bài chia sẻ nầy, nhằm bổ túc những gì còn thiếu sót, trong 2 tác phẩm đã được xuất bản, tôi sẽ lần lượt trình bày những nét đặc trưng, thuộc mỗi Hội Chứng của « Tự Kỷ Vồng Cầu ». Một loạt bài chia sẻ khác sẽ từ từ bàn về những điều kiện thiết yếu, khi chúng ta xây dựng những kế hoạch tác động, trong những chương trình can thiệp sớm. Một cách đặc biệt, tôi sẽ nhấn mạnh thể thức can thiệp và tác động ở CỬA VÀO. 4.- Rối loạn Tự Kỷ Chính Qui và Đặc Hiệu (Autistic Disorder) Danh xưng « Tự Kỷ » (Autism) đã được Bác Sĩ Eugen BLEULER, người Thụy Sĩ (1857-1939) sử dụng lần đầu tiên, để mô tả triệu chứng nỗi bật nhất của chứng bệnh Tâm Thần Phân Liệt nơi người lớn (Schizophrenia). Vào năm 1943, Bác Sĩ Leo KANNER, người Mỹ gốc Áo, đã mượn lại danh xưng nầy, để mô tả Hội Chứng Tự Kỷ, được quan sát và phát hiện nơi 11 trẻ em, giữa 2 đến 8 tuổi, trong suốt thời gian từ 1938 đến 1943 (4). Trong những năm kế tiếp, nhiều bác sĩ khác đã phát hiện nhiều hội chứng mới, có liên hệ ít nhiều với Hội Chứng Tự Kỷ nơi trẻ em, do Leo Kanner đã khám phá lần đầu tiên.
- 7 Mẫu số chung, khả dĩ nối kết lại với nhau tất cả 5 Hội Chứng thuộc Tự Kỷ Cầu Vồng, bao gồm 3 loại triệu chứng được gọi là « Chính Qui và Đặc Hiệu ». Nếu một trong ba thiếu vắng, không được xác định một cách khách quan và khoa học, Hội Chứng Tự Kỷ Cầu Vồng , còn mang tên là Rối Loạn Phát triển Lan Tỏa, sẽ không có lý do tồn tại. Những dấu hiệu khác còn lại, ngoại trừ 3 Triệu Chứng Đặc Hiệu và Chính Qui, chỉ tạo nên những nét khác biệt giữa 5 Hội Chứng với nhau. Nhằm xác định những yếu tố phụ thuộc nầy, chúng ta cần khảo sát và khám phá thời điểm xuất hiện, mức độ trầm trọng, cũng như vai trò nhận thức bị hạn chế và quá thu hẹp của các giác quan khác nhau, có mặt trong các Rối Loạn nầy. Triệu Chứng thứ nhất : Những rối loạn trong quan hệ tương tác giữa trẻ em và các thành viên khác thuộc môi trường gia đình và xã hội, gồm có những người lớn và các trẻ em cùng lứa tuổi. • Các em thu hẹp hay là đóng kín mình, trong vũ trụ hoàn toàn riêng tư của mình, • Các em không tìm cách tạo quan hệ gắn bó, hay là tác động qua lại hai chiều, với người lớn chung quanh, hoặc với trẻ em khác cùng lứa tuổi. Thậm chí với người mẹ sinh ra mình, hoặc với anh chị em sinh đôi, các em cũng không tham gia hoặc khởi động các trò chơi đơn giản như : « cúc cù, trốn tìm »… • Người khác không được nhìn nhận và đón nhận như một chủ thể giống như mình, có khả năng chia sẻ niềm vui và nỗi buồn, cùng bao nhiêu kinh nghiệm và cảm nghiệm, trong đời sống thường ngày. Trái lại, họ chỉ được đối xử như là một dụng cụ hoặc phương tiện, được các em dùng, để thâu đạt một mục đích. Ví dụ trẻ em chỉ cầm tay mẹ, dẫn mẹ đi lấy nước uống cho mình, thay vì dùng lời nói hay cử chỉ, để diễn tả nhu cầu và nguyện vọng. Sự kiện nầy có thể được chấp nhận một phần nào, khi trẻ em không biết nói. Trong thực tế, với những trẻ em có khả năng nói, phát âm và đọc chữ…ngôn ngữ vẫn không phải là một dụng cụ để tạo quan hệ trao đổi qua lại, diễn tả ý định của mình và tìm hiểu nhu cầu của người đối diện.
- 8 Một cách vắn gọn, tôi xin liệt kê một số dấu hiệu quan trọng • khác như : - không có lối nhìn trực diện mắt nhìn mắt, - không phân biệt người lạ và quen, mặc dù tuổi đời đã vượt quá một năm, - chung quanh 3-4 tháng, không biết mỉm cười với người thân, như bà mẹ của mình, - không tìm cách bắt chước bạn bè, để làm như, làm giống, làm với… Chính vì những lý do vừa được liệt kê, bốn động tác « Xin, Cho, Nhận và Từ chối », một cách thanh thản, hài hòa, trong lãnh vực quan hệ giữa người với người, là bốn bài học rất cơ bản, nhưng rất khó học và khó làm, đối với tất cả mọi người, không trừ sót một ai. Cho nên 4 bài học nầy phải bắt đầu được dạy, với mỗi trẻ em, Tự Kỷ hay Không Tự Kỷ, từ khi vừa lọt lòng mẹ. Triệu chứng thứ hai : Những rối loạn trong lãnh vực diễn tả và thông đạt sở thích, ý định và nhu cầu của mình. Mặc dù có khả năng phát âm, lặp lại các từ, đọc nhiều chữ • hoặc nhiều câu, trẻ em không biết trao đổi, chuyện trò qua lại với một người thứ hai, • Khi phát biểu, trẻ em thường hay lẫn lộn hai đại danh từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, tôi và mầy… • Lặp lại như một chiếc máy phát âm, thậm chí những câu khá dài. Trẻ em hoặc lặp lại tức khắc, sau khi ghi nhận, hay là sau một thời gian cách khoảng, • Không có khả năng hình dung hoặc giả bộ, như trong các trò chơi nấu ăn và mời nhau ăn… • Không dùng những cử điệu « hình tượng », như vẫy tay chào tạm biệt, lúc ra đi, • Không dùng ngôn ngữ có lời, hay là không lời như cử điệu, nét mặt… để diển tả, thông đạt, trao đổi với người khác về ý định của mình, hay là tìm hiểu nhu cầu của kẻ khác.
- 9 Không nhìn theo hướng ngón tay, khi mẹ đưa tay chỉ một vật • dụng. Trẻ em cũng không biết đứng từ xa đưa tay chỉ một đồ chơi mong muốn. • Nói cách chung, ngôn ngữ, mặc dù có mặt, không phải là một dụng cụ, một phương tiện nhằm tạo ra nhịp cầu trao đổi, nối kết và đồng cảm với kẻ khác. Triệu chứng thứ ba : Những rối loạn trong thể thức tiếp cận các sự vật và các sự cố, có mặt trong cuộc sống thường ngày. Nhằm minh họa triệu chứng nầy, tôi bắt đầu nêu lên những sự kiện cụ thể và khách quan, được diễn đi diễn lại, trong cuộc sống thường ngày của trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ : Thay vì tiếp cận từng đồ chơi, theo chức năng tự nhiên của • mình, ví dụ như ngòi bút chì dùng để vẽ, trái banh dùng để ném ra xa hay là đưa chân đẩy mạnh tới đằng trước…trẻ em chỉ xếp thành hàng với nhau, kề sát nhau, những đồ chơi của mình. Trẻ em có thể làm như vậy, một cách say mê suốt ngày. Thoảng hoạt, trẻ em dừng lại, đi quanh đó đây hay là làm một động tác khác… Nhưng sau đó, trẻ em lại trở lui với « công trình sắp xếp thành hàng » những đồ vật và đồ chơi của mình. Trẻ em sẽ bùng nổ, la hét, tức giận, bực bội, khi có người cất lấy đi, dời chỗ, hay là thay đổi thứ tự. Trẻ em cũng khư khư bám sát, bám chặt vào những chương • trình, thứ tự, nghi thức, cách tổ chức, trong các sinh hoạt hằng ngày. Một vài thay đổi nho nhỏ không được báo trước hay là được chuẩn bị, trong các nề nếp và qui luật bất di bất dịch ấy, sẽ tạo nên nơi trẻ em, những cơn khủng hoảng trầm trọng, những cuộc bùng nổ rộn ràng, những phản ứng chống đối gay gắt.
- 10 Hình dung một cảnh tượng sắp xãy ra hoặc đang có mặt ở • một nơi khác, thao tác những trò chơi giả bộ, hay là tìm hiểu ý nghĩa trừu tượng và hình tượng của một bức tranh, một câu chuyện… tất cả những sinh hoạt ấy hoàn toàn vượt ra ngoài khả năng tiếp thu và hiểu biết của một trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ. Tất cả ba loại sự kiện ấy cho chúng ta thấy rõ : Trẻ em có Hội Chứng Tự Kỷ chỉ sống hạn hẹp trong giây phút hiện tại, ở đây và bây giờ. Những gì không có mặt trong hiện tại, hay là những gì sắp xãy ra trong tương lai gần và xa, đối với các em, là những gì không hiện hữu, là số không. Cho nên, đặt mình vào vị trí của kẻ khác, đồng cảm với họ, tìm hiểu ý định và nhu cầu của họ, là những khả năng mà các em không thể HỌC và TẬP LUYỆN. Sở dĩ như vậy, vì các em từ những giây phút đầu tiên của cuộc đời, đã không học THẤY như kẻ khác thấy, học NGHE như kẻ khác nghe, học CẢM XÚC và TIẾP CẬN với LÀN DA, như kẻ khác, với kẻ khác và nhờ kẻ khác. Nói cách khác một cách đơn sơ và vắn gọn, không học sử dụng CỬA VÀO làm bằng mắt, tai và làn da, làm sao chúng ta có thể đi vào Nội Tâm và phát huy Nội Tâm ? Trong lăng kính ấy, Can Thiệp Sớm, như sau này tôi sẽ nhấn mạnh, là can thiệp ở Cửa Vào, từ những ngày đầu tiên của cuộc đời. Phải chăng đó là bài học mà thú vật đang đề nghị cho loài người : Chẳng hạn con mèo mẹ, tức khắc sau khi sinh con, đã liếm da của con, liếm mắt của con, liếm tai của con…Nhờ đó, con mèo con từ từ có khả năng thấy, nghe và cảm xúc, giống như con mèo mẹ (4). 5.- Hội Chứng hay là Rối Loạn ASPERGER (Asperger’s Disorder)
- 11 Hội Chứng Asperger do chính Bác sĩ Hans ASPERGER phát hiện vào năm 1944, khi quan sát một nhóm gồm có 4 trẻ em từ 6 đến 11 tuổi. Ngoài 3 triệu chứng đặc hiệu, như đã được nói tới trước đây, trong Rối Loạn Tự Kỷ, những trẻ em nầy có thêm những dấu hiệu riêng biệt sau đây : Gần như mọi trẻ em mang Hội Chứng Asperger đều biết nói. • Sống giữa các trẻ em khác, các em loại nầy cũng học nói. Hội Chứng Tự Kỷ đặc hiệu được phát hiện rất sớm, khi trẻ • em lên 2-3 tuổi hay là sớm hơn. Ngày nay, các nhà chuyên môn về loại trẻ em nầy, đã có khả năng phát hiện một vài dấu hiệu báo động, vào những tuần lễ đầu tiên, sau ngày sinh. Trái lại với những trẻ em mang Hội Chứng Asperger, công việc phát hiện chỉ có thể bắt đầu, sau khi trẻ em lên 2 tuổi. Trong rất nhiều trường hợp, kết quả chỉ được xác định một cách dứt điểm và rõ ràng, giữa 7 và 8 tuổi. Một số lớn trẻ em mang Hội Chứng Tự Kỷ đặc hiệu cũng • thuộc diện trẻ em chậm phát triển trí tuệ. Chỉ số của Thương số Trí tuệ - Intellectual quotient, viết tắt là IQ - thường ở dưới 50-60. Trái lại, với trẻ em mang Hội Chứng Asperger, trí thông minh thuộc loại trung bình và trên trung bình. IQ của một vài trẻ em vượt chỉ số 120-130. Nhằm giúp độc giả có một ý niệm về IQ, tôi xin nêu ra phương trình : Tuổi thực sự (bằng tháng) - IQ = ------------------------------ x (nhân) 100 Tuổi Thông Minh - Tuổi Thông Minh được đo lường bằng những bản lượng giá hay là những trắc nghiệm Tâm lý. - Tuổi Thực sự = Ngày làm trắc nghiệm – (trừ) ngày sinh ra (tính bằng tháng) - Những loại phát triển trí tuệ : IQ dưới 25 : loại chậm nặng,
- 12 IQ từ 25 đến 50 : loại chậm vừa, IQ từ 50 đến 70 : loại chậm nhẹ, IQ từ 70 đến 100 : loại trung bình, IQ từ 100 đến 125: loại trên trung bình, IQ trên 125: loại xuất sắc Với Rối Loạn Asperger, trẻ em vẫn có ngôn ngữ và có khả • năng trao đổi, tiếp xúc. Tuy nhiên lý luận của các trẻ em thuộc loại nầy có những hình thức rườm rà, vòng vo và khó hiểu. Trẻ em có thể dùng ngôn ngữ, để trao đổi với người khác, xuyên qua những hình thức đơn sơ, vắn gọn. Trái lại, trẻ em không có khả năng chủ động và điều động một cách thích hợp, những quan hệ tác động qua lại, với nhiều công đoạn tiến tới và đòi hỏi nhiều lý luận sáng tạo… Xét về số lượng, trong 4 trẻ em mang Hội Chứng Asperger, • trung bình có 3 trai và 1 gái. 6.- Rối Lọan RETT Vào năm 1960, một bác sĩ, người Áo, có tên là Andreas RETT, và ít lâu sau đó, một bác sĩ người Thụy điển có tên là Bengt HAGBERG, đã phát hiện, nơi những trẻ em thuộc phái nữ mà thôi, những triệu chứng như sau : Thiếu phối hợp và hòa nhịp, trong những vận động và cử động, • tay chân co quắp, cong quẹo, cho nên trẻ em khi đi đứng, di chuyển, dễ té ngã, vấp váp, mất quân bình. • Trí thông minh hạn hẹp, • Ngôn ngữ nghèo nàn và thoái hóa dần dần, • Từ 0 đến 6 tháng đầu tiên, trẻ em phát triển bình thường. Sau đó, một vài triệu chứng tư từ xuất hiện, trong vấn đề phối hợp tay chân. • Lên tới lứa tuổi 48 tháng, những rối loạn của Hệ Thần Kinh Trung Ương trở nên rõ ràng và càng ngày càng trầm trọng.
- 13 Trong cách xác định và phát hiện, vì sự có mặt của ba triệu chứng cơ bản có liên hệ đến những vấn đề quan hệ xã hội, ngôn ngữ thông đạt và hành vi, Rối Loạn RETT được xếp lọai vào trong Hội Chứng Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa. 7.- Rối Loạn Thoái Hóa thuộc thời thơ ấu (CDD) • Xét về mặt thời gian, Hội Chứng CDD xuất hiện chậm hơn, so với hai Hội Chứng Tự Kỷ Đặc Hiệu và RETT. • Khác với Rối Loạn RETT, Hội Chứng CDD xuất hiện nơi trẻ em thuộc cả 2 phái nam và nữ, sau 8-9 tuổi. • Hội Chứng nầy xuất hiện với tỷ lệ rất nhỏ: 1trên tổng số 100 000 trẻ em. • Trẻ em, sau khi mắc hội chứng nầy, có cả 3 triệu chứng, giống như trong Hội Chứng PDD đặc hiệu. • Trước khi mắc hội chứng nầy, trẻ em đã phát triển một cách hoàn toàn bình thường, thậm chí trong lãnh vực vận động. Trái lại trong Hội Chứng RETT, các trẻ em đã có những rối loạn nho nhỏ trên bình diện phối hợp tay chân và các giác quan với nhau, khi vận động và di chuyển. Chính yếu tố quan trọng nầy, cùng với phái tính, xác định sự khác biệt giữa RETT và CDD. • Với 2 Hội Chứng RETT và CDD, vì nguyên nhân là những hiện tượng thoái hóa của Não Bộ, trong những điều kiện hiện tại của y khoa, chưa có một trường hợp nào được phục hồi, sau khi các hội chứng đã xuất hiện và được phát hiện. 8.- Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa: Không Đặc Hiệu (PDD: NOS) Trên đây, khi bàn đến Hội Chứng Tự Kỷ hay là Rối Lọan Phát Triển Lan Tỏa (PDD), tôi đã nhấn mạnh lui tới: • Khi tất cả triệu chứng chính qui chưa được hội tụ, một cách đầy đủ, chính xác và khách quan, • Khi trẻ em chưa lên 7 tuổi,
- 14 Cũng như khi chúng ta đang còn áp dụng Chương Trình Can • Thiệp Sớm, vừa khi trẻ em có một thoáng dấu hiệu báo động, chung quanh lứa tuổi 1 năm, Dấu hiệu báo động có thể chỉ là hành vi hơi lăng xăng, ngôn • ngữ chậm trể, thiếu chú ý, tính tình nhút nhát… Lúc bấy giờ chúng ta chỉ dùng lối nói “Nguy Cơ Tự Kỷ”. Thay vào danh xưng ấy, DMS-4 đã dùng nhãn hiệu PDD: NOS có nghĩa là Rối Loạn Phát Triển Lan Tỏa: Không Đặc Hiệu. Cụm từ “Không Đặc Hiệu”, ở đây có nghĩa là CHƯA và KHÔNG trầm trọng, vì không rõ ràng và chính xác. Tuy nhiên, trong lối nhìn của tôi, không phải vì chưa trầm trọng mà chúng ta không cần can thiệp lập tức và một cách dứng đắn, thích hợp. Hẳn thực, một que diêm nho nhỏ, nếu không được dập tắt, có thể gây ra một đám cháy, cho cả một khu rừng lớn lao. Kết Luận Nhằm kết luận, tôi muốn nêu lên câu hỏi: Điều gì có tầm mức quan trọng bậc nhất, mà chúng ta cần nhận diện và đối diện, một cách sáng suốt, can đảm và nghiêm chỉnh, khi tiếp cận một trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ? Tự Kỷ là gì, nếu Hội Chứng nầy không phải là vấn đề của một trẻ em ĐANG thiếu khả năng tạo quan hệ tiếp xúc và giao tiếp, với những người chung quanh, bắt đầu từ mẹ, cha và anh chị em trong gia đình? Thế nhưng, để học và dạy bài học tạo quan hệ có chất lương xây dựng và đóng góp, một cách năng động, với những người đang chung sống, chính chúng ta đang có những hành trang thiết yếu nào, trong cuộc sống làm người?
- 15 Trong xã hội và thế giới văn minh, thuộc thời đại Nghìn Năm Thứ Ba, con người giải quyết thế nào những vấn đề xung đột đang xãy ra đó đây ? Hiện tại người Mỹ đang lên kế hoạch xây cất một bức vạn lý trường thành, giữa Mexique và Hoa Kỳ, dài 2 200 cây số và tốn kém ước chừng 1 tỷ 200 triệu đô la. Một bức vạn lý trường thành khác đang có mặt, tại biên giới giữa Israel và Palestine, từ bao nhiêu năm nay... Người A rập theo Hồi giáo đang hô hào tìm cách ám sát Giáo Chủ Benoit thứ 16, sau bài diễn văn đọc tại Đại Học Regensburg, Đức… Khi con người khắp đó đây, đang xây lên những bức vạn lý trường thành giữa mình với người khác…làm sao một trẻ em Tự Kỷ có khả năng và điều kiện thuận lợi, để bắc lại những nhịp cầu bị gãy đổ, trong cuộc đời làm người của mình? Tôi thắp lên một nén hương, khấn vái những vị Bồ Tát hãy can trường xuất hiện, đi ra cùng với tôi, nối lại những con đường đang bị đứt đoạn, trong cõi lòng người và trong cõi lòng của Quê Hương. Lausanne ngày 1-10-2006 Bí Chú: NGUYỄN văn Thành – Trẻ Em Tự Kỷ - nXB Tôn giáo, Tp 1) HCM, 2006. NGUYỄN văn Thành – Nguy Cơ Tự Kỷ -UBBA-XH, Tp HCM, 2006. 2) Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders – Fourth Edition, Washington, DC, American Psychiatric Association, 1994. - Diagnostic Criteria for 299.00 Autistic Disorder, - Diagnostic Criteria for 299.80 Rett’s Disorder,
- 16 - Diagnostic Criteria for 299.10 Childhood Disintegrative Disorder, - Diagnostic Criteria for 299.80 Asperger’s Disorder, - Diagnostic Criteria for 299.80 Pervasive Developmental Disorder: Not Otherwise Specified (Including Atypical Autism). POWERS M.D. – Children with Autism – Woodbine House, 2000 USA. NGUYỄN văn Thành – Những Sinh Hoạt của Con Người – 3) www.chungnhanduckito.net GRANDIN Temple – L’Interprète des Animaux – Odile Jacob, 4) Paris 2006. Sách Tham Khảo : 5) BELHASSEN M. – L’Enfant Autiste – Audibert, Paris 2006. 6) DONVILLE B. – Vaincre L’Autisme – Odile Jacob, Paris 2006. 7) MORAR T. – Ma Victoire sur l’Autisme – Odile Jacob, Paris 2004. N.B. Đón đọc bài chia sẻ tiếp theo: “Những đường hướng can thiệp sớm, khi một trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ”.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỘI CHỨNG STEVENS-JOHNSON VÀ HỘI CHỨNG LYELL (Kỳ 1)
5 p | 271 | 33
-
PHÁT HUY QUAN HỆ XÃ HỘI Trong Vấn Đề Giáo Dục Trẻ Em Tự Kỷ
292 p | 124 | 26
-
Kiến thức cơ bản về Hội chứng tự kỉ
10 p | 123 | 22
-
Bài giảng chuyên đề: Điều trị chứng tự kỷ ở trẻ - BS.Phan Thiện Xuân Giang
34 p | 105 | 9
-
HỘI CHỨNG TỰ KỶ : Một lối nhìn khoa học và toàn diện
12 p | 70 | 7
-
Bệnh lý thần kinh - tâm thần: Phần 2
115 p | 12 | 6
-
Đâu là « Ưu Tiên Số Một » trong vấn đề giáo dục trẻ em tự kỷ
8 p | 94 | 6
-
Cẩm nang 100 ngày sau khi có chẩn đoán tự kỷ
70 p | 10 | 5
-
Hiểu đúng về hội chứng tự kỷ
3 p | 84 | 5
-
Làm sao để biết những dấu hiệu báo trẻ bị tự kỷ
4 p | 103 | 5
-
HỘI CHỨNG TỰ KỶ: Hướng đến một lối nhìn khoa học và toàn diện
16 p | 78 | 4
-
Trẻ tự kỷ dễ bị chẩn đoán sót
3 p | 84 | 3
-
Xác định đột biến trên gen SCN1B ở bệnh nhân mắc hội chứng Brugada
8 p | 7 | 3
-
Thiết lập và đánh giá qui trình sàng lọc trước sinh không xâm lấn cho hội chứng mất đoạn 22Q11.2
5 p | 11 | 3
-
Một số quan niệm về hội chứng tự kỷ
4 p | 84 | 2
-
Đặc điểm lâm sàng bệnh nhân mắc hội chứng tự kỷ tại khoa Phục hồi chức năng, Bệnh viện Nhi Thái Bình
4 p | 9 | 2
-
Thực trạng thái độ của cha mẹ đối với con mắc chứng tự kỷ đang điều trị tại Bệnh viện Nhi Thái Bình năm 2019
4 p | 6 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn