YOMEDIA
ADSENSE
Hội đền Chèm
132
lượt xem 21
download
lượt xem 21
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất nước Việt Nam . Từ ngàn năm nay, đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hội đền Chèm
- Hội đền Chèm Đỗ Văn Tú Việt Nam Học K2A 1. Giới thiệu: Đình Chèm là một trong những ngôi đình được coi là cổ nhất nước Việt Nam . Từ ngàn năm nay, đình Chèm là nơi thờ cúng tín ngưỡng của người dân ba làng: làng Hoàng, làng Mạc và làng Chèm của xã Đông Ngạc, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Đình Chèm là nơi thờ Đức thánh Chèm. Chèm là từ Việt cổ, gốc là T’lem, cũng là tên của huyện Từ Liêm được lập năm 621 Đền Chèm cách trung tâm Hà Nội 12km. 2. thần tích Theo truyền thuyết, Lý Ông Trọng (còn có tên là Lý Thân) là người làng Chèm, nay thuộc xã Thụy Phương, huyện Từ Liêm, Hà Nội. Ông là người nhân đức cao cả, tướng mạo rất khôi ngô và lại có tài thao lược hơn người. Ông sinh vào thời Hùng Duệ Vương và mất vào thời Thục An Dương Vương. Vào thời Hùng Vương thứ 18, Ông Trọng giữ một chức nhỏ ở huyện ấp, đời sau truyền rằng ông cao hai trượng ba thước[1]. Với bản tính cương trực, trung hậu, thương dân nên có lần thấy một tên lính huyện ác ôn đánh đập dân phu dã man, ông đã nổi giận đánh chết tên lính đó và bị triều đình
- khép tội chết. Nhưng vua thấy ông là người có tài đức, khỏe mạnh nên không nỡ giết. Sau đó ông bỏ chức, đi cầu học phương xa. Thời đó nhà Tần bên Tàu muốn mở rộng bờ cõi về phía Nam nên đã sai tướng Đồ Thư đem 50 vạn quân xâm lược nước ta. Dưới sự lãnh đạo của Thục Phán, người Âu Việt và Lạc Việt đã đoàn kết chiến đấu, thực hiện cuộc kháng chiến giành độc lập thắng lợi. Tướng Đồ Thư bị giết, quân thù phải rút lui. Trong cuộc chiến này Lý Ông Trọng đã có công xuất sắc. Sau khi giành lại được độc lập, để kết tình hòa hảo với nhà Tần nhằm bảo vệ nền độc lập lâu dài, Thục An Dương Vương đã cử Lý Ông Trọng sang giúp nhà Tần bảo vệ biên giới phía Bắc. Vua Tần đã thử tài ông về kiến thức văn võ. Kết quả: Văn đạt tiến sĩ, võ xứng danh hiệu úy (tướng chỉ huy). Ông được vua Tần giao chỉ huy mười vạn quân đi trấn thủ Lâm Thao. Do có công dẹp Hung Nô, bảo vệ được biên giới, vua Tần phong chức hiệu úy và gả con gái là Bạch Lý Cung cho ông. Khi tuổi đã lớn ông xin phép về quê. Quân Hung Nô lại sang quấy phá biên giới, vua Tần lại sai sứ sang triệu ông. Ông đã từ chối, nói thác là vì tuổi già sức yếu. Thấy ông không chịu đi, vị sứ giả vua Tần đã xin ở lại cùng ông để tránh tội là không thuyết phục được ông. Vua Tần buộc phải đúc tượng ông cao lớn, oai phong dựng lên ở cửa Tư Mã, phía bắc kinh đô Hàm Dương. Quả nhiên, khi thấy tượng ông, giặc hoảng sợ rút lui, không còn đến quấy phá nữa. Từ đó người phương Bắc thường gọi những pho tượng lớn là "Ông Trọng". Nhân dân làng Chèm kính trọng đức độ và tài năng của ông, đã suy tôn ông
- là Thành Hoàng Đức Thánh Chèm, và tạc tượng vợ chồng ông thờ chung trong đền làng, gọi là Đức Ông, Đức Bà. Đến thời nhà Đường (khoảng thế kỷ thứ 8) Triệu Xương đến làm quan đô hộ Giao Châu, đã cho lập đền riêng, quanh năm bốn mùa thờ cúng. Đến năm 964 -780, Cao Biền sau khi đánh dẹp được quân Nam Chiếu đã cho sửa sang và tôn tạo đền thờ, khắc tượng thờ gọi là đền Lý Hiệu Úy. Đình Chèm – ngôi đình cổ ven sông Hồng, Hà Nội. Đình qua nhiều lần tu sửa, vào các năm: 1631, 1773, 1792, 1885, 1902, 1913. Vào năm 1902, đình được kiệu lên độ cao hơn hai mét bằng phương pháp thủ công để tránh nước lụt. Đình là công trình kiến trúc, là di tích lịch sử văn hóa nổi tiếng, kiến trúc hiện tại theo kiểu “nội công ngoại quốc” trên khu đất rộng ba mẫu. Nổi bật nhất là cổng tam quan ngoài, có bốn cột đồng trụ cao vút trên bờ sông Hồng. Bên trong đình, các cột, mái được chạm trổ tinh vi; gian trong cùng của ngôi đình có hai bức tượng: tượng Thượng Đẳng Thiên Vương cao 2 trượng và bức tượng công chúa nước Tần - Hoàng phi Bạch Tỉnh Cung cao trượng 8 có dư. Hiện ở đình Chèm vẫn còn lưu giữ
- chiếc lư hương ngàn năm tuổi rất quý hiếm. Qua bao thời đại, ngôi đền đã được tôn tạo to đẹp hơn, khang trang hơn cho tới nay. 3. Lễ hội đền Chèm Theo truyền thống, hàng năm đền Chèm mở lễ hội 3 ngày để tưởng niệm Thành Hoàng Lý Ông Trọng vào các ngày 14-16/05 Âm lịch a.Các bước chuẩn bị: Để chuẩn bị cho hội, lý dịch ba làng Chèm, Hoàng, Mạc họp ngày 15.4 phân công nhiệm vụ cho từng thành viên tham gia lễ hội. Các chức quan trọng như đại hiệu, tiểu hiệu, phù giá đều là người làng Chèm. Từ 22.4 đến 27.4 thực tập đội hình đám rước… một khâu phải chuẩn bị nữa là lễ tiệc chay trong ngày hội. Ba ngày hội Chèm đều làm lễ tiệc chay. Để chuẩn bị cho hội, làng Chèm phân ruộng từ đầu vụ cho gia đình. Gia đình này sau khi nhận ruộng cấy cày, đến ngày hội phải nấu 27 nồi chè kho, đóng thành 27 bát chè lớn, thổi một nồi gạo nếp khoảng đủ để đóng 27 phẩm oản to. Ngoài ra còn làm bánh gai, bánh nổ, bánh khảo. Bánh trong ngày hội chất cao tới nóc đền. Tục lệ trên quy định cứ 3 đời của 1 gia đình thì phải 1 lần đăng cai, vì một số gia đình nghèo khổ sau khi xong một lễ hội phải bỏ quê hương ra đi tha phương cầu thực. Thoạt đến, ta thấy bốn cột hoa biểu sát mép sông nhìn xuống bến, cao trên chục mét. Sau hàng cột này là Tàu Tượng, một nếp nhà ba gian hai chái là nơi để hai “ông” voi. Vào đến sân là một nếp nhà vuông tám
- mái gọi là phương đình. Xung quanh có nhiều cây cảnh đẹp. Cuối sân là chính điện có ba nếp: tiền tế, trung cung và hậu cung. Tại hậu cung, ở ban thờ giữa có tượng vợ chồng thánh bằng gỗ, tạc năm 1888 và tượng hai nàng hầu. Hai bên tả hữu là tượng sáu người con (hai tì tướng?). Ở cung giữa có các ban thờ và đồ lỗ bộ. Ngoài tiền tế bày hương án, long sàng, kiệu, bát bửu, tàn tán lọng quạt… b. Diễn biến lễ hội + Phần lễ: Hàng năm từ ngày 14 đến ngày 16 tháng 5 làng Chèm cùng hai làng kết chạ là Liên Mạc và Hoàng Mạc tổ chức hội Chèm. Chính hội là ngày 15. Trong ba ngày hội có nhiều nghi lễ như tế, rước nước, rước mã, rước văn, lễ tắm tượng… Cuộc rước nước được tiến hành vào sáng sớm ngày 15. Đây là lấy nước giữa dòng sông để làm lễ tắm tượng. Đoàn rước nước gồm những trai làng áo quần nai nịt gọn ghẽ, họ rước ba cỗ kiệu bên trên đặt 3 cái choé lớn, 3 cái gáo đồng đi ngược đê lên hết địa phận… Mạc (đường dài khoảng 3 ki-lô-mét) thì xuống bến. Đã có 3 chiếc thuyền vẽ rồng chực sẵn. Đoàn rước theo sự phân công trước xuống thuyền và thuyền xuôi dòng. Đến trước cửa đền thì bắt đầu diễn ra nghi thức lấy nước.
- Ba thuyền phải chèo chống sao cho cùng quay ba vòng mà không va chạm. Trong lúc thuyền quay, một người lấy gáo múc nước sông đổ vào choé và đánh phèn cho nước trong. Tất cả mọi việc phải tiến hành xong khi các thuyền quay hết vòng thứ ba. Khi thuyền quay, chiêng trống nổi lên, tiếng hô ù oé - ù oé - ù oé… vang động cả khúc sông. Các cụ già giải thích: tiếng ù oé là tiếng hô đuổi giặc Hung Nô. Lấy nước xong, đoàn thuyền xuôi về bến Ngự. Đám rước nước lên bờ tiến đến nhà Mã là nơi để voi ngựa bằng giấy (hàng mã) Đồ mã gồm y phục, cờ hội, voi, ngựa, xe, đao kiếm... làm bằng cốt tre phết giấy có màu sắc lộng lẫy. Đám rước bước lên bờ, dừng ở chân đền làm lễ rửa tượng thánh. Ngày xưa, lễ mộc dục được tiến hành trên sông, tức là rước tượng Đức Ông ra sông tắm rửa theo như cách sống bình dị của ông. Ngày nay, để đỡ nặng nhọc, các cụ làng quyết định làm lễ tắm rửa tại ngay sân đền.
- Bài kinh cầu siêu kể lại công đức của Lý Ông Trọng do một vị sư đọc, diễn ra trong đêm rằmvà đưa voi ngựa cùng choé nước tham gia cuộc rước gọi là rước nước mã. Đám rước đi theo nhịp chiêng trống có ông đại hiệu khăn đóng, áo the, thắt lưng điều đánh trống cái, các thủ hiệu cũng phục trang như thế đánh trống con và chiêng. Vài chục người mặc áo nậu, chân quấn xà cạp vác các đồ bát bửu, lỗ bộ (các mô hình vũ khí cổ, các cờ quạt…). Vài chục người phù giá khăn đầu rìu, áo chẽn, khiêng long đình và kiệu. Có thêm vài cô phù giá đi hầu cạnh kiệu thánh bà. Các cô áo mớ ba, yếm đào, váy đỏ, nón quai thao. Phường bát âm áo the, khăn đóng, thắt lưng lụa bạch gảy đàn, thổi sáo, đánh sênh tiền, vỗ trống . Theo sau kiệu là các quan viên, bô lão mặc áo thụng xanh và dân làng…
- Khi đám rước tới đền thì dừng kiệu. Choé nước được đưa vào hậu cung để tắm tượng (thực ra là lau chùi). Hai lão ông lau chùi tượng thánh ông. Hai lão bò lau chùi tượng thánh bà và hai thị nữ. Chiều tối tiến hành rước văn (văn tế). Văn tế đặt trong long đình. Văn được rước từ nhà của trưởng văn (người soạn văn tế) ra đình. Hai bên đường làng nhiều ống hương được cắm làm cọc tiêu, tạo không khí tôn nghiêm. Cuộc tế giống như mọi nơi, có hưng có bái, có ba tuần dâng rượu, ba tuần tiến lễ… Cuối cùng chủ tế đọc văn tế. Tế xong thì đã sang canh ba..
- + Phần hội; Sáng hôm 16 có nhiều trò vui khác, như đấu cờ, kéo co, đấu vật, hát chèo, đối đáp hát ví nam nữ,bắt vịt, thả diều, bơi trải và hấp dẫn nhất là thi thả chim câu. Cứ đến ngày hội Chèm, những người nuôi chim bồ câu từ các nơi được mời tới. Hội tổ chức ngay ở cửa đình Chèm. Hàng ngàn người dự hội ở sân đình, trên đê, đứng bất kỳ chỗ nào cũng có thể nhìn lên trời xem chim bay được. Theo lệ, mỗi người có chim dự thi đem đến một cái lồng có 8 con, từng người một mở lồng cho chim bay lên. Đàn chim được thả ra sẽ tụ thành đàn bay vòng quanh đình rồi lên cao dần. Theo quy định thì từ thấp lên cao chừng 5, 6km, người ta chia làm 3 cấp để chấm giải: hạ, trung, thượng. Ban giám khảo căn cứ vào đàn chim bay để chấm, ở tầng thấp nếu đàn nào bay tụ cả 8 con lượn đúng vòng quy định lại lên đều thì được 1 điểm gọi là hạ ưu, nếu trong khi bay có 1 con bay tản ra khỏi đàn thì trừ 1 điểm nếu lượn vòng quá rộng cũng trừ 1 điểm, nếu cứ bay quây tròn không lên đều cũng phải trừ 1 điểm. Đàn nào phải trừ tới 3 điểm là bị loại. Đến tầng trung, tầng thượng cũng như vậy. Cho đến khi chim bay, mắt thường không nhìn thấy thì thôi. Theo cách chấm như thế, đàn chim nào có nhiều điểm ưu ít điểm trừ thì được giải. Tuỳ theo điểm mà trao giải nhất, nhì, ba, tư.
- Hội thả chim câu là trò vui bổ ích, hấp dẫn. Từng đàn chim bay lên trời có tổ chức chặt chẽ, lượn vòng theo quy định, chứng tỏ bầy chim Việt rất tinh khôn. Sau đó, chim tự bay về nhà dù xa hàng vài chục km. Ở Hà Nội xưa chỉ có hội Chèm, hội Gióng và một số nơi khác thi thả chim câu. Chim chỉ thả trong thời gian tháng 3 đến tháng 5 âm lịch. Nếu thả sớm lúc đó trời còn rét hoặc từ tháng 6 trở đi trời thường mưa to, bão lớn, chim không bay được hoặc bay lạc mất. Ngày nay đền Chèm được tu sửa khang trang, uy nghi đứng soi bóng trên dòng sông Hồng. Hàng năm lễ hội vẫn được tổ chức long trọng với mọi nghi thức đậm đà bản sắc dân tộc. Hội đền Chèm là lễ hội lớn của vùng Hà Nội xưa chỉ sau hội Cổ Loa và hội Dóng với các lễ rước nước bằng ba thuyền rồng trên sông Hồng.
ADSENSE
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn