YOMEDIA
ADSENSE
Ôn thi cuối kỳ môn: Tín ngưỡng
101
lượt xem 5
download
lượt xem 5
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
Ôn thi cuối kỳ môn "Tín ngưỡng" gồm những câu hỏi mang tính mở rộng, phân tích và tổng hợp về tính ngưỡng. Hy vọng tài liệu sẽ giúp các bạn đạt kết quả cao trong kỳ thi sắp tới.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Ôn thi cuối kỳ môn: Tín ngưỡng
- Câu 1: Phân tích ý nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên Thờ cúng tổ tiên là tấm lòng thành kính thể hiện đạo lý uống nước nhớ nguồn, biết ơn tổ tiên ông bà, cha mẹ đã sinh thành và gây dựng nên cuộc sống cho cháu con. Thờ cúng tổ tiên chính là toàn bộ các hình thức lễ nghi, cúng bái nhằm bày tỏ lòng tôn kính của các thế hệ sau với những người thuộc thế hệ đầu tiên của một dòng họ, với ông bà, cha mẹ đã qua đời. Tục thờ cúng tổ tiên của người Việt ra đời từ lâu, trên cơ sở niềm tin về sự bất tử của linh hồn sau khi con người đã chết; tin rằng con người ta chết đi về thǎm nom, phù hộ cho con cháu. Không nhất thiết phải là mâm cao cỗ đầy, chỉ cần một nén nhang lên bàn thờ tổ tiên trong ngày lễ, ngày Tết, hay ngày giỗ tổ tiên, con cháu trong gia đình cũng đã thể hiện được tấm lòng thành kính, hướng về cội nguồn, tưởng nhớ những người thân đã khuất. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người, đồng thời là một phần quan trọng trong đời sống tâm linh của người Việt Nam, đặc biệt là cuộc sống ở các làng quê. Dân Việt trọng lễ nghĩa, hiếu thảo với cha mẹ và có hiếu với ông bà tổ tiên, với nguồn gốc của mình bởi: Cây có gốc mới nở ngành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng nông sâu Xin tổ tiên phù hộ cho gia quyến bình an, đó là tâm niệm của tất cả người Việt Nam. Trên thực tế, thờ cúng tổ tiên là một phong tục truyền thống của dân tộc, cho dù đó không phải là điều bắt buộc song đó lại là thứ "luật thành vǎn" trong đời sống tâm linh của người Việt tồn tại qua bao thế hệ. Trong mỗi gia đình, bàn thờ cúng tổ tiên được đặt ở vị trí trang trọng nhất và trở thành nơi con cháu khấn vái trong những ngày tuần, ngày giỗ, ngày Tết, hoặc khi có hiếu hỷ, việc to, việc nhỏ với mong muốn được gia tiên phù hộ. Mọi biến cố trong gia đình đều được gia chủ báo cáo với gia tiên. Theo quy định của phong tục, bàn thờ gia tiên được đặt ngay tại gian nhà chính. Nếu nhà giàu có thì đồ thờ phụng thật trang hoàng, sơn son thiếp vàng. Còn gia cảnh túng bấn thì cũng chỉ cần vài cây đèn nến sơn son và một bình hương là đủ. Xưa kia, những nhà quyền quý có đủ thần chủ bốn đời để thờ, đó là cao, tằng, tổ, khảo. Thần chủ làm bằng gỗ táo, trên đó đề tên, họ, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tiên. Nhà thường dân cũng có nhà dùng thần chủ, nhưng cũng có nhà dùng bộ ỷ để thờ. Đồ thờ tự được coi là những vật linh thiêng. Ngày nay, do tác động của nếp sống mới, gia đình có bàn thờ cổ không còn nhiều. Người ta lập bàn thờ trên
- một tấm ván đóng trên tường, có khi là trên nóc tủ... Đồ thờ chỉ gồm một bình hương nhỏ, khung ảnh thờ người quá cố và một số đồ bày biện khác. Sau khi đặt đồ lễ lên bàn thờ, gia trưởng (có thể là chủ hộ hoặc con trưởng nam hoặc cháu đích tôn...) khăn áo chỉnh tề, thắp hương, đứng trước bàn thờ, vái 3 vái và khấn. Hương thắp trên bàn thờ bao giờ cũng thắp theo số lẻ: một, ba, năm nén. Sau khi gia trưởng khấn lễ, lần lượt đến mọi người trong gia đình vái trước bàn thờ. Ngày nay, việc khấn lễ đã giản đơn, người ta chỉ vái thay lễ. Trước khi khấn, vái ba vái ngắn, khấn xong vái thêm bốn vái dài và ba vái ngắn. Khi mọi người đã lễ vái xong, chờ cho tàn một tuần nhang, gia trưởng tới trước bàn thờ lễ tạ và thắp thêm tuần nhang nữa. Sau đó, gia trưởng hạ vàng mã trên bàn thờ đem hoá (đốt). Lúc hoá vàng người ta thường lấy chén rượu cúng vẩy lên đống tàn vàng. Các cụ giải thích, có như vậy người dưới âm mới nhận được số vàng người sống cúng. Lúc này có thể hạ đồ lễ xuống. Trong việc thờ phụng tổ tiên thì ngày giỗ hay còn gọi là kỵ nhật rất quan trọng. Trong ngày giỗ, người ta làm cỗ bàn mời thân bằng quyến thuộc. Ở làng quê, ngày giỗ là dịp để gia chủ mời lại những người đã từng mời mình đi ăn uống, người ta gọi là trả nợ miệng. Giỗ có thể làm to hoặc làm nhỏ tuỳ theo gia cảnh và nhiều khi lại tuỳ thuộc vào mối liên hệ giữa người sống và người chết. Ví như giỗ cha mẹ, giỗ ông bà thường làm to, giỗ anh em, chú bác cùng các vị cao tằng tổ khảo thường chỉ có cơm canh cúng đơn sơ để khỏi bỏ giỗ. Theo phong tục, con trai trưởng là người có trách nhiệm tổ chức. Nếu con trai trưởng không còn thì việc cúng giỗ sẽ do cháu đích tôn tổ chức (chỉ khi nào trưởng nam không may tuyệt tự, không có con trai nối dõi thì mới đến con thứ). Tuy nhiên, không vì thế mà những người con thứ, cháu thứ, cháu ngoại bỏ ngày giỗ ông bà, cha mẹ. Đến ngày giỗ, họ phải tề tựu ở nhà người con trưởng và cũng phải mang đồ lễ cúng tới để gửi giỗ. Trước ngày giỗ, trưởng nam làm lễ cáo với Thổ công để xin phép với Thổ công cho hương hồn người đã khuất được về phối hưởng bởi vì người ta cho rằng "đất có Thổ công, sông có Hà bá", chỉ khi có phép của Thổ công hương hồn người đã khuất mới vào được trong nhà. Đồ lễ dâng cúng gia tiên bao giờ cũng phải thanh khiết, không con cháu nào được đụng tới. Cỗ bàn nấu xong, cúng gia tiên trước con cháu mới được ăn sau. Khách tới ăn giỗ có mang đồ lễ để cúng, thường là vàng hương, trầu rượu, trà nến, hoa quả.
- Quan hệ huyết thống của Việt Nam khá phức tạp. Gia đình chỉ là một đơn vị độc lập tương đối bởi vì giữa các gia đình trên một phạm vi nào đó lại tồn tại một quan hệ ràng buộc mà người ta gọi là họ hàng, dòng tộc. Và theo "quy định" huyết thống ấy, nhiều gia đình sẽ họp thành một ngành, nhiều ngành họp thành một họ. Mỗi họ có một ông Tổ chung. Vì vậy, ngoài ngày giỗ tổ tiên tại gia, người Việt còn có ngày giỗ họ. Trưởng tộc là người được hưởng hương hoả của tổ tiên nên có trách nhiệm phải lo việc làm giỗ họ. Trong ngày giỗ họ, con cháu đều phải góp giỗ. Mỗi họ đều có một cuốn gia phả ghi chép họ tên, chức tước, ngày tháng sinh tử của tổ tông và người trong họ theo thứ tự để mọi người cùng dòng họ "vấn tổ tầm tông". Con cháu trong một họ lập Từ đường để thờ vị Thuỷ tổ. Trên bàn thờ ấy có bài vị Thuỷ tổ dòng họ. Xưa kia bài vị thường được ghi bằng Hán tự, ngày nay có nhiều người dùng chữ Quốc ngữ để đề bài vị. Ngoài thần chủ đồ thờ còn bao gồm đèn nến, hương, hoa, mâm quỳ, mâm bồng, cổ đài rượu... Hoành phi câu đối trên đó ghi lại công đức của tổ tông là đồ không thể thiếu trong gian thờ. Có nhiều họ không xây Từ đường thì xây một đài lộ thiên, dựng bia đá, ghi tên thụy hiệu các tổ tiên. Mỗi khi có giỗ tổ hoặc có tế tự thì cả họ ra đó cúng tế. Chuyện góp giỗ và tổ chức giỗ họ hàng nǎm được chuẩn bị rất chu đáo. Theo phong tục chỉ có đàn ông trong họ trên 18 tuổi mới phải góp giỗ (được gọi là tính theo đinh). Có nhiều họ theo quan niệm "con gái là con người ta" nên không cho con gái dự giỗ họ nhưng con dâu "mới đúng là con mua về" thì được tham dự. Ngày nay, quan niệm ấy đã dần được xoá bỏ. Ngày giỗ họ, không mời khách khứa, chỉ có con cháu trong họ. Các ngày rằm, mồng một, ngày lễ, ngày Tết việc lễ bái sẽ do nhà trưởng họ lo. Đến tháng Chạp thì cả họ lại họp nhau lại như ngày giỗ Tổ. Đã bao thế kỷ trôi qua, cung cách và quan niệm thờ phụng tổ tiên của người Việt Nam xét theo góc độ nào đó đã có nhiều thay đổi nhưng ý nghĩa lớn nhất thì vẫn giữ nguyên. Người Việt Nam coi việc thờ phụng tổ tiên là một trong những nguyên tắc đạo đức làm người. Đó là hình thức thể hiện sự hiếu thuận và lòng biết ơn của con cháu đối với các bậc sinh thành. Câu 2: Phân tích những giá trị của đạo Mẫu Nhân sinh quan tín ngưỡng: Khác với nhiều tôn giáo tín ngưỡng, dù đó là Phật giáo, Kitô giáo, đạo Mẫu không hướng chính con người và niềm tin của con người về thế giới sau khi chết, mà là thế giới hiện tại, thế giới mà con người cần phải có
- sức khỏe, có tiền tài và quan lộc. Đó là một nhân sinh quan mang tính tích cực, phù hợp với quan niệm "hiện sinh" của con người trong thế giới hiện đại. Đây cũng là cách tư duy thể hiện tính "thực tế", "thực dụng" của con người Việt Nam. Chúng ta cũng khó đo đếm được có bao nhiêu con người Việt Nam tin vào sức mạnh và sự kỳ diệu của Thánh Mẫu. Chỉ biết rằng, không chỉ hàng ngày người ta đến cầu xin Thánh Mẫu, mà còn vào những dịp hội hè, lễ tiết theo chu kỳ "Tháng tám giỗ Cha, tháng ba giỗ Mẹ" số lượt người trẩy hội đến các đền phủ tăng gấp bội để cầu mong Mẫu ban cho mình sức khỏe và tài lộc. Trong nghiên cứu hiện nay, các nhà khoa học đã bắt đầu lý giải được việc những người có căn số, tức là những người có những đặc tính tâm sinh lý đặc biệt, dễ bị ảnh hưởng của xã hội, nên dễ dẫn đến tình trạng rối loạn về tâm lý và hành vi, thì thường sau khi ra trình đồng đều khỏi bệnh, trở về trạng thái tâm sinh lý bình thường. Thậm chí, ngay cả với những người dù không có "căn đồng" mà chỉ để giải tỏa, giải trí trước những sức ép của nhịp sống xã hội đô thị hiện đại (dân gian gọi là đồng đua, đồng đú), thì khi lên đồng cũng giúp họ giải tỏa được những stress. Đó là tác dụng trị liệu của đạo Mẫu và Lên đồng. Những tín đồ của đạo Mẫu, nhất là những người làm nghề kinh doanh buôn bán có một niềm tin mãnh liệt vào Thánh Mẫu, người có thể phù hộ cho họ buôn bán phát đạt. Ở đây, chúng ta khó có thể lý giải được thực sự có hay không một lực lượng siêu nhiên nào đã hỗ trợ cho họ trong việc kinh doanh buôn bán, có lẽ lúc này, niềm tin của con người giữ vai trò quyết định, có thể tạo nên sức mạnh vật chất thực sự. Tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa: Đạo Mẫu, thông qua các ký ức, các truyền thuyết và huyền thoại, qua các nghi lễ và lễ hội đã thể hiện rõ ý thức lịch sử và ý thức xã hội của mình. Trong điện thần của đạo Mẫu, hầu hết các vị thánh đã được lịch sử hóa, tức là đều hóa thân thành những con người có danh tiếng, có công trạng trong sự nghiệp dựng nước và giữ nước của dân tộc. Tất nhiên, trên thực tế có không ít những vị thánh thần vốn thoát thai từ các nhân vật có thật trong lịch sử, sau này được người đời tô vẽ, thần tượng lên thành các vị thần thánh, tức là các vị thần thánh có "nguyên mẫu" trong lịch sử (Trần Hưng Đạo Đức Thánh Trần, Mẹ Âu Cơ Mẫu Thượng Ngàn, Lê Khôi hay Nguyễn Xí Ông Hoàng Mười, Trạng nguyên Phùng Khắc Khoan Ông Hoàng Bơ, Bà Lê Chân Thánh Mẫu Bát Nàn…). Ngoài ra còn có nhiều vị thần linh, vốn là các thiên thần hay nhiên thần, nhưng lại được người đời "nhân thần hóa" hay "lịch sử hóa", gán cho họ có sự nghiệp, có công trạng với đất nước hay từng địa phương. Bằng cách đó, đạo Mẫu gắn bó với cội nguồn và lịch sử dân tộc, để trở thành một biểu tượng của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam, một thứ chủ nghĩa yêu nước để được tín ngưỡng hóa, tâm linh hóa, mà trong đó người Mẹ Mẫu là nhân vật trung tâm .. Chính những giá trị nhận thức, giá trị lịch sử, truyền thống, xã hội, văn hoá kể trên đã làm cho đạo Mẫu trở thành một trong những tôn giáo tín ngưỡng bản địa hàng đầu của các dân tộc Việt Nam.
- 3.Hướng con người đến thái độ sống hòa hợp, hòa nhập, khiến cho Đạo Mẫu trở thành biểu tượng đa văn hóa tộc người. Đạo Mẫu vốn là tín ngưỡng bản địa của tộc Việt, nhưng nó thể hiện một khả năng tích hợp tôn giáo tín ngưỡng cao. Đây là một tín ngưỡng bản địa có từ lâu đời, nhưng trong quá trình hình thành và phát triển, Đạo Mẫu đã tiếp thu, tích hợp và bản địa hóa nhiều ảnh hưởng của Đạo giáo, Phật giáo, Nho giáo. Mặt khác nó còn tích hợp văn hóa của nhiều dân tộc thiểu số như người Dao, Tày, Nùng, Chăm, Khơme. Trong hệ thống các thần linh có nhiều vị thần người dân tộc thiểu số, như các vị Thánh hàng Chầu (chúa), Thánh Cô, do vậy nó cũng tích hợp các sinh hoạt văn hóa của các dân tộc thiểu số đó vào trong nghi lễ của đạo này (ăn mặc, âm nhạc, múa hát…). Điều này thể hiện tính dân chủ, bình đẳng, đoàn kết giữa các dân tộc, tính cởi mở dễ hòa nhập của Đạo Mẫu. Câu 4: Chứng minh Chăm Balani là 1 “biến thể” của Hồi giáo chính thống 1.Hệ thống thần linh và hệ thống giáo luật Từ tín ngưỡng đa thần của Bàlamôn giáo, người Chăm Bàni chuyển sang tín ngưỡng nhất thần, chỉ thờ phụng thánh Ala và thiên sứ Môhamet. Tuy nhiên, trong tiềm thức của người Chăm Bàni vẫn sâu đậm quan niệm đa thần, thể hiện trong việc tham gia vào các nghi lễ mang tính chất nông nghiệp như lễ hội Rija nưgar, lễ hội Kaplau krong, Plao Pasah.... Các thầy Char vẫn làm chủ một số nghi lễ cộng đồng quan trọng. Người Chăm Bàni ngoài việc cầu nguyện Pô Âu lóa (Ala), vẫn cầu nguyện các thần linh từ xa xưa như các thần thiên nhiên: thần Mưa, thần Biển, thần Núi, thần Nước, thần Sông và một số nhân thần như Pôklongirai, Pôrômê, Pô Inư Nưgar… Tôn giáo Bàni là Hồi giáo du nhập từ Indonesia, Malaysia từ lâu đời và cũng từ lâu, nó đã bị bản địa hóa khá đậm. Hồi giáo Bàni không có sự liên lạc với Hồi giáo quốc tế mà còn không chịu chấp nhận Hồi giáo mới. Vì vậy, hệ thống giáo lý giáo luật của tôn giáo Bàni hiện nay đã khác xa với hệ thống giáo lý giáo luật của Hồi giáo quốc tế. Tuy vậy, hệ thống giáo lý giáo luật của Bàni vẫn có một cái gốc chung là kinh Coran, ngoài ra còn có sách Sunna và Hadit hướng dẫn các tín đồ trong mọi ứng xử có tính thực tế mà chính Mohamet và các Kha líp kế vị giảng giải. Các tu sỹ Bàni chỉ biết đến mỗi kinh Coran và kinh này cũng đã qua nhiều lần “dị bản”. Các tu sỹ đọc kinh nhưng không hiểu được nội dung. Chữ Ả Rập trong kinh Coran đã bị cải biến và chuyển sang nhiều thế hệ chữ Chăm nên ngày càng xa bản gốc. Việc tụng kinh, đọc kinh của các tu sỹ là chỉ làm sao phát âm cho đúng các câu kinh và những động tác thực hiện nghi lễ. Bên cạnh đó, do quan niệm sách kinh là sách thiêng nên không được lấy xuống đọc một cách tùy tiện để nghiên cứu, nghiền ngẫm. Chỉ vào những mùa chay Ramưvan, các tu sỹ mới mang kinh xuống để học. 2 .Hệ thống nghi lễ, việc thờ cúng
- Khác với Hồi giáo chính thống, tín đồ Bàni không làm lễ năm lần mỗi ngày. Ngày thánh lễ là vào thứ sáu hàng tuần và cũng chỉ tổ chức đơn giản vào một thời gian nhất định và mỗi năm chỉ có 9 tháng tổ chức ngày thánh lễ thứ sáu. Tháng chay Ramưvan là thời gian quan trọng nhất của người Bàni. Nhưng người theo Bàni không phải nhịn ăn vào ban ngày như luật Hồi giáo quy định. Chỉ có các tu sỹ phải nhịn ăn ba ngày đầu của tháng Ramưvan mà thôi. Trong tháng Ramưvan, các tu sỹ phải tu ở thánh đường, không được về nhà và chỉ được ăn những lễ vật dâng cúng. Khi ăn cơm chỉ được dùng tay và chỉ ăn nửa bên phải. Tu sỹ phải tắm rửa sạch sẽ, ít nhất mỗi ngày một lần. Tại thánh đường, vào đêm 27 của tháng Ramưvan diễn ra cuộc họp các thầy Char và các nhân sỹ trí thức, bô lão và những người có uy tín trong thôn và bầu ra một vị Mưtìn (mưdin). Vào rạng sáng ngày cuối tháng Ramưvan, các tu sỹ được ăn bữa cơm cuối cùng để làm lễ mãn tháng thụ thai. Thức ăn gồm cơm nấu với dừa, cá đuối, trứng. Nghi lễ vòng đời của người Chăm Bàni ở Ninh Thuận có nhiều điểm khác biệt với các nghi lễ Hồi giáo thế giới, có sự pha trộn với tín ngưỡng bản địa và Bàlamôn giáo. 3. Lễ Karơh và lễ Katắt Lễ Karơh (cấm phòng) được coi là quan trọng hơn và được tổ chức lớn hơn cho các thiếu nữ đến tuổi dậy thì (15 tuổi). Đây là lễ thức chuẩn bị cho con gái trưởng thành chuẩn bị bước vào hôn nhân, thường được tổ chức cho nhiều cô gái một lúc. Người ta dựng hai căn nhà tạm đối mặt nhau: Chiếc nhà lớn ở phía đông để làm lễ, chiếc nhỏ ở phía tây cho các cô gái vào cầm mình. Suốt đêm hôm trước, ông thầy Pôgrù và các thầy Imưm đọc kinh cầu nguyện trong căn nhà lớn. Các cô gái ngủ trong căn nhà nhỏ và được bốn bà già canh giữ không cho ra ngoài. Sáng hôm sau, các cô gái mặc lễ phục nhiều màu xanh đỏ, được một người đàn ông mặc đồ trắng và một bà già bồng trên tay một đứa bé chừng một tuổi hướng dẫn sang căn nhà lớn làm lễ. Các cô gái vào lần lượt từng người. Ông thầy cả đặt vào miệng cô gái một hạt muối, cắt một lọn tóc nhỏ trên đầu rồi cho uống nước. Chịu lễ xong, cô gái lại trở về căn nhà nhỏ tiếp tục cầm mình. Khoảng mười giờ sáng, các cô lại trở ra, lần này mặc áo dải trắng, lần lượt sang nhà lễ, lạy tạ ông Pôgrù và các thầy Imưm. Ông thầy Pôgrù sẽ đặt tên thánh cho các cô. Trong dịp này, các cô gái sẽ được cha mẹ, bạn bè, người thân tới tặng các loại của cải vật chất như đồ trang sức, quần áo, tiền bạc, thậm chí cả trâu bò, ruộng đất. Những tặng vật ấy được coi như là của cải hồi môn khi các cô cưới chồng về. Lễ Katắt (cắt qui đầu) còn có ý nghĩa là lễ nhập đạo và để sau này có thể trở thành tu sỹ. Ngày nay, lễ cắt quy đầu chỉ mang tính tượng trưng. Nếu như người Chăm Ixlam An Giang coi trọng lễ Katắt cho con trai thì người Chăm Bàni Ninh
- Thuận lại coi trọng lễ Karơh cho con gái. Điều này thể hiện chế độ mẫu hệ còn rất đậm ở cộng đồng Chăm Ninh Thuận. 4. Tang lễ Tang lễ người Chăm Bàni Ninh Thuận đơn giản, không phân biệt đẳng cấp, dòng họ nhưng cũng có nhiều nghi thức tang lễ khác nhau phân biệt bởi tuổi bị chết 5. Cưới hỏi Qui định của luật và giáo lý Hồi giáo buộc tín đồ Hồi giáo chung sống với nhau phải thông qua lễ cưới hỏi, cho nên người Chăm hồi giáo nào chung sống không thông qua lễ cưới hỏi thì họ gọi là “dì nà” là điều không tốt. Từ quan niệm giáo lý hôn nhân đóng một vai trò khá quan trọng trong đời sống người Chăm Hồi giáo, và có thể nói đó là tiêu chuẩn đầu tiên để làm thước đo chuẩn mực của một người hồi giáo. Người Chăm Hồi giáo Islam cũng như người Chăm Hồi giáo Bà Ni coi sự độc thân là một tội lỗi, nên trong gia đình thường gả con sớm. Cũng như người Chăm Bà La Môn, người Chăm Hồi Giáo Bà Ni quan niệm người con gái thuộc nội tộc, con gái là nội tướng, có bổn phận nội trợ, quản lý tài sản, phụng dưỡng cha mẹ, chăm sóc chồng con, thờ cúng tổ tiên v.v... Người con gái ngoài bổn phận làm mẹ, làm vợ còn cả tứ đức: Công, dung, ngôn, hạnh và rất hiếu khách. 6. Lễ Katê Theo lịch Chăm, lễ hội Katê nhằm vào ngày 1.7. Năm nay, lễ hội chính rơi vào các ngày 28,29,30 tháng 9 dương lịch. Tuy Katê chỉ là lễ hội dành cho người Chăm theo đạo Bàlamôn, nhưng thực ra hậu duệ của Pô rô mê là người Chăm theo Bà ni ở khắp các palei Chăm Bàni vẫn hành hương lên tháp Pôrômê để hành lễ. Những năm gần đây, Katê không chỉ là lễ hội của riêng cộng đồng người Chăm Bàlamôn nữa mà đã cuốn hút các dân tộc, tôn giáo khác như người Chăm Bàni, người Kinh, người Hoa và các dân tộc sống cộng cư khác ở các vùng Chăm. 7. Lễ hội Ramưvan Đây không chỉ là tháng chay niệm của người Chăm Awal (người Chăm Bàni) mà là của cả cộng đồng Hồi giáo trên thế giới. Lễ hội Ramưvan của cộng đồng người Chăm Bàni năm nay bắt đầu từ ngày 13 tháng 9 dương lịch. Lễ Ramưvan diễn ra trong một tháng. Trước khi vào lễ chay niệm chính thức, người Chăm Bàni thường tổ chức lễ hội trong 3 ngày đầu. Phần “hội” chỉ mới xuất hiện vài chục năm gần đây với các hoạt động như bóng đá, bóng chuyền, văn nghệ, thi các trò chơi dân gian. Lễ Ramưvan gồm có 3 phần: lễ tảo mộ, lễ cúng gia tiên và lễ chay niệm tại thánh đường. Lễ tảo mộ là lễ khởi đầu tháng lễ Ramưvan, diễn ra vào cuối tháng 8 Hồi lịch. Tất cả các tộc họ ở các làng Chăm Bàni đều đi tảo mộ. 8. Hệ thống thánh đường Tín đồ Bàni và tín đồ Ixlam có thánh đường riêng. Hiện có 7 thánh đường Bàni ở 7 làng. Ngày xưa, thánh đường làm bằng nhà tranh, sau này được xây cất bằng gạch ngói, hiện nay nhiều thánh đường từng bước được tu bổ khang trang, hiện
- đại theo phong cách thánh đường nhưng không hoàn toàn chịu ảnh hưởng của phong cách các thánh đường Hồi giáo quốc tế. Thánh đường là nơi các tu sỹ và các tín đồ Bàni đến cầu nguyện và dâng lễ trong các dịp lễ, là nơi làm lễ phong các chức sắc tu sỹ Bàni, nơi tập trung tín đồ tham dự mùa chay Ramưwan. Phụ trách thánh đường là một hội đồng do tín đồ bầu lên, có nhiệm kỳ từ 3 đến 5 năm. Hiện nay thánh đường còn là nơi hội họp của các chức sắc, các nhân sỹ trí thức để bàn bạc việc làng. 9. Hệ thống chức sắc Bàni Mỗi thánh đường Bàni đều có đội ngũ chức sắc phụ trách các sự vụ tôn giáo. Tầng lớp tu sỹ Bàni được gọi chung là “thầy char”(cũng giống như thầy pà xế bên Bàlamôn). Theo quan niệm “nhất thể lưỡng hợp”, chức sắc Bàlamôn được coi là âm (tóc búi tó) thì chức sắc Bàni là dương, cạo tóc, để râu. Các cấp tu sỹ có trang phục chức sắc riêng: áo quần màu trắng, áo dài, cạo tóc và bịt khăn. Kết luận: Trải qua những giai đoạn lịch sử đầy biến động thăng trầm, văn hóa của người Chăm biến đổi đồng hành cùng diễn trình vận động trong không gian, qua thời gian của sự tiếp biến, loại trừ đa nguồn văn hóa, sự giao thoa, hòa nhập, giữa những yếu tố văn hóa nội sinh và ngoại sinh, tạo nên một sắc thái văn hóa Việt Nam ngày nay. Tín ngưỡng của người Chăm rất phong phú và đa dạng, là bộ phận cấu thành của nền văn hóa Chăm, chi phối sâu sắc tới đời sống cộng đồng của người Chăm và hệ thống luật tục của người Chăm. Bên cạnh các lễ nghi tín ngưỡng đó, người Chăm còn thờ các vị thần núi, thần sông, thần sấm sét... Tất cả những lễ nghi tín ngưỡng đó tuy một số nội dung không còn phù hợp với cuộc sống hiện nay song từ lâu nó đã là một bộ phận đời sống tâm linh và trở thành hạt nhân cơ bản hình thành nên diện mạo tôn giáo người Chăm Câu 5: 1 trong những đặc điểm các tôn giáo ở VN là 1 số tôn giáo bị các thế lực phản động trong và ngoài nước lợi dụng vì mục đích chính trị. Dựa vào các tôn giáo ở VN hiện nay, ac hãy cm nhận định trên (sau 1975) Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch xác định tôn giáo là vấn đề nhạy cảm, tín đồ tôn giáo là lực lượng xã hội dễ lừa bịp, kích động để tạo dựng “ngọn cờ”, tập hợp lực lượng chống đối. Ngay từ khi đặt chân vào Việt Nam, chủ nghĩa đế quốc đã tính toán đến âm mưu lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng nước ta. Chúng tìm cách mua chuộc, lôi kéo các giáo sĩ, tín đồ các tôn giáo để thực hiện mục đích chính trị phản động. Khi Mỹ buộc phải rút khỏi miền Nam Việt Nam (1975), viên Đại sứ Mỹ tại Sài Gòn Polga nói rằng: “Sau khi Mỹ rút khỏi miền Nam Việt Nam thì lực lượng đấu tranh với cộng sản, chủ yếu là tôn giáo...”. Lúc chúng ta bước vào công cuộc đổi mới, chủ nghĩa đế quốc tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo để thực hiện “diễn biến hoà bình” đối với Việt Nam. Các thế lực thù địch tuyên truyền rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam hiện đang còn mạnh,
- chưa thể chuyển hoá ngay được nội bộ. Vì vậy, để làm cho Cộng sản Việt Nam suy yếu, biện pháp hữu hiệu nhất là dùng vấn đề tôn giáo và dân tộc để phá hoại an ninh, làm cho Việt Nam suy yếu...”. Chủ nghĩa đế quốc và các lực lượng thù địch nhìn nhận tôn giáo ở Việt Nam như một lực lượng chính trị có thể “đối trọng” với Đảng Cộng sản Việt Nam và đang hậu thuẫn cho số đối tượng chống đối trong các tôn giáo cả về tinh thần và vật chất, phục vụ cho âm mưu sử dụng tôn giáo làm lực lượng thúc đẩy nhanh tiến trình “dân chủ hoá” nhằm làm thay đổi thể chế chính trị ở Việt Nam. Chính sự hậu thuẫn này là nhân tố kích động số phần tử quá khích trong tôn giáo có thái độ thách đố với chính quyền, như: Chúng có ý đồ thành lập “Uỷ ban liên tôn chống cộng”, lôi kéo tín đồ, tụ tập đông người, xúi giục biểu tình, gây rối dẫn tới bạo loạn để chờ bên ngoài can thiệp. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch luôn xác định vấn đề “tự do tôn giáo” là hướng ưu tiên chính trong chính sách đối với Việt Nam, chúng tìm mọi cách tách tôn giáo ra khỏi sự quản lý của Nhà nước. Quốc hội Mỹ đã ra một số nghị quyết và tổ chức nhiều cuộc điều trần về vấn đề tôn giáo ở việt Nam; xếp Việt Nam vào danh sách các quốc gia “đàn áp tôn giáo”! Gần đây, Uỷ ban Tự do tôn giáo của Mỹ tiếp tục công bố báo cáo đánh giá tiêu cực về tình hình tôn giáo ở Việt Nam. Trong khi đó, bọn phản động lợi dụng tôn giáo trong nước, nhất là số cực đoan, quá khích trong công giáo, phật giáo Ấn Quang, phật giáo Hoà Hảo,... lợi dụng những diễn biến phức tạp trên thế giới, hoạt động ngày càng quá khích hơn; câu kết với các thế lực thù địch bên ngoài lôi kéo, tập hợp tín đồ để kích động biểu tình, gây rối, tạo cớ cho bên ngoài can thiệp. Hiện nay, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tôn giáo để chống phá cách mạng Việt Nam, tập trung vào một số hoạt động chủ yếu sau đây: Một là, tìm cách ủng hộ và thông qua các đạo luật mang tính pháp lý nhằm lợi dụng vấn đề tôn giáo để hoạt động can thiệp, chống phá. Hai là, dung túng, giúp đỡ lực lượng phản động trong tôn giáo người Việt ở hải ngoại tổ chức hoạt động chống Việt Nam. Ba là, hỗ trợ, kích động và chỉ đạo các đối tượng cực đoan, phản động trong tôn giáo ở trong nước tổ chức các hoạt động chống phá. Các cơ quan đại diện chính thức của một nước lớn tại Việt Nam có nhiều hoạt động công khai, trắng trợn nhằm ủng hộ cho các đối tượng cực đoan, phản động trong các tôn giáo. Đại sứ quán của họ tại Hà Nội và Tổng lãnh sự quán tại TP.Hồ Chí minh thường xuyên cử người đi các tỉnh, thành của Việt Nam để “nắm tình hình” sinh hoạt của các tôn giáo, nhưng thực chất là nhằm trực tiếp tiếp xúc,
- kích động các chức sắc và tín đồ tôn giáo gây áp lực đòi thả những tên đội lốt tôn giáo hoạt động chống phá bị ta bắt; “tiếp sức” cho các đối tượng đang có hoạt động chống đối. Tình báo của họ thông qua một số chức sắc tôn giáo cực đoan, ngầm chỉ đạo Nguyễn Văn Lý, Chân Tín, Thích Quảng Độ, Lê Quang Liêm ra các “lời kêu gọi” phản động để “nắn gân” cộng sản Việt Nam sau Đại hội X. Nhóm thiên chúa giáo cực đoan liên tục lợi dụng tranh chấp đất đai để hoạt động đấu tranh chống chính quyền. Đặc biệt, ở một số địa phương từ tranh chấp đất đai, chúng lợi dụng người cầm đầu tổ chức tôn giáo ở đó để kích động, xô đẩy giáo dân vào cuộc đấu tranh mang màu sắc chính trị, gây mất ổn định chính trị, tạo cớ cho các thế lực thù địch bên ngoài can thiệp. Các thế lực thù địch đã chỉ đạo cho một số đối tượng cực đoan, núp dưới danh nghĩa những nhà truyền đạo, như “mục sư”, “tình nguyện viên”,... để đi sâu vào nội bộ quần chúng các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, nhằm lừa phỉnh, dụ dỗ, xúi giục, kích động các tín đồ bỏ lao động sản xuất để tham gia hoạt động biểu tình chống đối chính quyền. Được chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch hậu thuẫn, bọn phản động trong các tôn giáo ở Tây Nguyên ra sức lợi dụng việc Đảng và Nhà nước ra thực hiện chủ trương xoá các tổ chức Tin Lành trái phép để vu cáo chính quyền Nhà nước Việt Nam “Vi phạm tự do tôn giáo”, kêu gọi “cầu nguyện cho Tin Lành Tây Nguyên”, đồng thời kích động các hoạt động chống đối. Vấn đề tôn giáo, dân tộc là một trong những lĩnh vực trọng yếu mà các thế lực thù địch lợi dụng để chống phá cách mạng, cùng với việc lợi dụng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, tư tưởng để chuyển hoá chế độ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam; xoá bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng với toàn xã hội, thực hiện âm mưu “không đánh mà thắng” Với âm mưu đó, chúng lợi dụng vấn đề tôn giáo nhằm các mục tiêu cụ thể sau: + Trực tiếp phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, chia rẽ dân tộc đa số với dân tộc thiểu số và giữa các dân tộc thiểu số với nhau, chia rẽ đòng bào theo tôn giáo và không theo tôn giáo, giữa đồng bào theo các tôn giáo khác nhau, hòng làm suy yếu khối đại đoàn kết dân tộc + Kích động các dân tộc thiểu số, tín đò chức sắc các tôn giáo chống lại chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng, Nhà nước; đối lập dân tộc, các tôn giáo với sự lãnh đạo của Đảng nhằm xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp cách mạng Việt Nam; vô hiệu hoá sự quản lí của Nhà nước đối với các lĩnh vực đời sống xã hội, gây mất ổn định chính trị xã hội, nhất là vùng dân tộc, tôn giáo. Coi tôn giáo là lực lượng đối trọng với Đảng và Nhà nước ta nên chúng thường xuyên hậu thuẫn, hỗ trợ về vật chất, tinh thần để các phần tử chống đối trong các
- dân tộc, tôn giáo chống đối Đảng, Nhà nước, chuyển hoá chế độ chính trị ở Việt Nam + Chúng tạo dựng các tổ chưc phản động trong các dân tộc thiểu số, các tôn giáo như Giáo hội phật giáo Việt Nam thống nhất, Hội thánh tin lành Đề Ga, Nhà nước Đề Ga độc lập, Mặt trận giải phóng Khơme Crôm, Mặt trận Chămpa để tiếp tục chống phá cách mạng Việt Nam Như vậy, trong âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề tôn giáo, chống phá nước ta, các thế lực thù địch đã ý thức rõ vị trí, ý nghĩa chiến lược của các vấn đề dân tộc, tôn giáo, đồng thời chúng cũng theo dõi nắm chắc những thiếu sót, khuyết điểm của chính quyền cơ sở, dùng đủ mọi âm mưu xảo quyệt để chống phá ta. Mục tiêu của chúng là làm cho các địa bàn này luôn luôn mất ổn định. Phương thức và thủ đoạn thực hiện của chúng rất toàn diện cả về chính trịtư tưởng, văn hoáxã hội và QPAN; có sự kết hợp chặt chẽ giữa chống đối trong nước và ngoài nước, sự phối hợp của các lực lượng chống đối trên các địa bàn cả nước. Điều đó cho thấy cuộc đấu tranh này là hết sức cam go, phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác và có các giải pháp tổng hợp, đồng bộ, trên nhiều lĩnh vực, với nhiều lực lượng tham gia, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo xâm phạm ANQG. Hiện nay và trong thời gian tới, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đã, đang và sẽ tăng cường chỉ đạo, giúp đỡ mọi mặt để phát triển đạo trong các vùng dân tộc ít người, bao gồm cả phát triển các đạo giáo mới và cả số người theo đạo, biến các tổ chức và hoạt động tôn giáo thành các tổ chức và hoạt động chính trị chống lại cách mạng Việt Nam. Chúng ta phải thường xuyên nêu cao cảnh giác, đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền để nhân dân thấy rõ âm mưu thâm độc của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch.
- Câu 6: Chứng minh đạo Cao Đài là 1 tôn giáo mang tính tổng hợp Cao Đài hay Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ tức phổ độ chúng sanh lần thứ ba, vì giáo lý Cao Đài dạy là trước kia có Nhứt Kỳ phổ độ vào Thời Thượng cổ và Nhị kỳ phổ độ vào Thời Trung cổ . Đạo Cao Đài làm sống lại những tinh hoa và chiết trung tư tưởng của các nền tôn giáo và hiệp ngũ chi. Tam giáo là hình thức của buổi đầu để hợp với mảnh đất Việt Nam mà tinh thần là vạn giáo, dưới hình thức qui hiệp ngũ chi gồm có : Nhơn Đạo, Thần Đạo, Thánh Đạo, Tiên Đạo và Phật Đạo. Đó là trường học năm lớp phù hợp với mọi sắc dân, mọi chính kiến và mọi giai cấp muốn tiến đến Cao Đài tôn giáo. Đấng Cao Đài là Jéhovanh của dân Héreux, Thiên chúa vô danh của dân Do Thái, Đức Chúa cha của Jésus Christ của cả Hồi giáo và Bàla Môn giáo nữa . Trên nóc bát quái của Tòa Thánh Tây Ninh có thờ ba ngôi (triniti) của Bà La Môn giáo là Brahma cưỡi huyền nga, Civa (Shiva) cưỡi rắn Naga bảy đầu, Krishna (hiện thân của Vishnou) cưỡi long giao Trong kinh lễ Cao Đài có xưng tụng các vị Thần này. "Thần Shiva còn giữ vai trò Avarapala tức là Hộ Pháp giữ cửa các đền thờ Ngoài việc thờ quá nhiều thần như vậy là một kinh nghiệm tôn giáo trong quá khứ để thu hút nhiều tín đồ. Bởi lẽ "Phật giáo nhiều thần thoại phép mầu, có vô số vị Thần Thánh làm trung gian giữa tín đồ và đấng tối cao đã thắng Phật giáo nguyên thủy. Cũng như Thiên chúa giáo đa sắc thái chú trọng tới bề ngoài đã thắng Kitô giáo giản dị nghiêm khắc thời nguyên thủy Cũng vì sự đa sắc thái của Cao Đài giáo khiến cho một vài tôn giáo bất bằng, vì họ quan niệm rằng không thể nào tập hợp các lãnh tụ tôn giáo trên một "thiên bàn" như Cao Đài giáo được. Đức Phạm Hộ Pháp đã giải thích rằng chữ thần thánh trong tôn giáo Cao Đài biểu thị một cách đơn giản những tinh thần đã hoàn toàn tách khỏi cái bản thể. Và đã tận lực tiến gần Đấng Cao Đài. Bởi đó mà Cao Đài giáo không gọi là Đấng Thượng Đế mà gọi là Đấng Chí Tôn, Đấng Tuyệt đối, Đấng Vĩnh cửu để khỏi chia rẽ phân loại, vì các tôn giáo có nguồn gốc chung . Tắt một lời, Cao Đài giáo thừa hưởng tất cả di sản của các tôn giáo trên thế giới, sự hiện diện của Đạo Cao Đài chỉ do một tổng hợp sáng tạo mà có. Thế nên, chủ trương của Đạo Cao Đài là Đại Đồng tôn giáo, tất cả tôn giáo đều do một gốc mà ra . Gốc duy nhất đó là Cao Đài (Le trè Haut), tượng trưng bằng con mắt trái mở rộng (trái thuộc về dương) tức Thiên nhãn . Đạo Cao Đài chọn biểu hiện Thiên Nhãn để tôn thờ, vì lẽ Đấng tối cao vô hình vô ảnh, nếu một vị giáo chủ bằng xương bằng thịt thì người Tây phương sẽ làm người Đông phương mặc cảm, và ngược lại, nên hình ảnh thi phân mắt thịt là hàng rào ngăn cách khó có thể thực thi một tôn giáo Đại Đồng. Lý đương nhiên, Đạo Cao Đài là nhất thần với biểu hiện Thiên Nhãn, còn những thể cách bày biện ngoài
- Thiên Nhãn chỉ là sự biểu lộ lòng tôn kính đối với hàng giáo lãnh của các tôn giáo, đồng thời để giúp việc truyền đạo của họ được mau chóng. Thật ra, không tôn giáo nào chỉ có một vị thần độc tôn, mà xung quanh không biết bao nhiêu vị thần khác. Câu 7: Cm BLM Giáo VN là 1 tôn giáo hỗn dung dựa trên những yếu tố ngoại sinh (truyền thống BLM giáo) với những yếu tố nội sinh (truyền thống bản địa) Bản thân người Chăm Bàlamôn không gọi mình là Chăm Bàlamôn mà gọi là Chăm Ahiêr hoặc Chăm “Rặt” .Người Chăm tiếp nhận Bàlamôn ngay từ khi lập quốc (192), còn các tôn giáo khác như Bàni và Islam đến với người Chăm vào giai đoạn muộn hơn. Những di sản văn hoá vật thể (các đền tháp, nghệ thuật điêu khắc, tượng kút, v.v…) đều là sản phẩm của Bàlamôn và những di sản văn hoá phi vật thể cổ xưa nhất đa phần còn lưu giữ ở cộng đồng người Chăm Ahiêr. Tuy được gọi là người Chăm Bàlamôn, nhưng tôn giáo Bàlamôn ở nhóm cộng đồng này đã bị biến đổi rất nhiều (hay còn gọi là bản địa hoá). Để đi tìm sự biến đổi ấy, ta dùng phương pháp so sánh giữa giáo lí Bàlamôn cổ đại với những quan niệm về vũ trụ, thần linh, quan niệm về sự sống, cái chết, về luân hồi giải thoát biểu hiện qua nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr. 1. So sánh về vũ trụ luận 1.1Về đấng tạo hóa Theo quan niệm của Bàlamôn giáo, con người là một “tiểu vũ trụ” và phải hoà mình vào cái “đại vũ trụ” . Kinh Upanishad quan niệm, Brahman là “tinh thần vũ trụ tối cao”. Brahman cũng chính là Atman (Atman nghĩa là hơi thở, là linh hồn). Brahman là thực tại trước nhất, là toàn trí toàn năng, là nguyên lí cấu tạo và chi phối vũ trụ, là nguyên nhân hết thảy mọi sự sống. Nó là “cái do đó mọi vật sinh ra, cái nhờ đó mọi vật sinh trưởng, cái trong đó mọi vật nhập vào sau khi tiêu tan, cái đó chính là Brahman”. Như vậy, thần Brahma là vị thần sáng tạo tối cao của Bàlamôn giáo. Trong khi đó, Đấng Tạo hoá của người Chăm lại là “Mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar. Đây là dị biệt lớn nhất và cơ bản nhất, là nguyên nhân sâu xa của quá trình biến đổi giáo lí Bàlamôn ở người Chăm. Rõ ràng, chế độ mẫu hệ Chăm đã biến Đấng Tạo hoá tối cao là Brahman thành một vị nữ thần. Về phương diện khác, cũng có thể Pô Inư Nưgar là vị nữ thần “bản địa” có trước, khi nhà nước Chămpa cùng với đẳng cấp Bàlamôn mất đi, thần “Mẹ xứ sở” Pô Inư Nưgar lại trở về ngự trị trong đời sống tâm linh của người Chăm. Đây cũng chính là nguyên nhân cơ bản mà chế độ mẫu hệ cho đến nay vẫn tồn tại ở cả cộng đồng người Chăm Bàlamôn và Bàni mặc dù đã trải qua hàng nghìn năm hai tôn giáo phụ quyền ngự trị. 1.2. Về quan niệm âm – dương lưỡng hợp Quan niệm âm dương lưỡng hợp (yin – yang) của người Chăm rất nhất quán, bao trùm và chi phối hết thảy, vừa trừu tượng, vừa cụ thể, từ Đấng Tạo hoá tối
- cao hình thành nên vũ trụ cho đến những vật thể nhỏ nhất như trang phục, lễ vật, công cụ làm lễ, động tác hành lễ và các động tác phồn thực trong các nghi lễ. Hầu hết các dân tộc trên thế giới đều có quan niệm âm dương lưỡng hợp, nhất là ở các dân tộc có nền văn minh nông nghiệp lúa nước, nhưng để đạt đến trình độ nhất quán cao như của người Chăm, chúng tôi chưa tìm thấy. Có thể biểu tượng phồn thực linga – yoni của Shiva giáo và tín ngưỡng phồn thực của các cư dân nông nghiệp lúa nước Đông Nam Á, đã được người Chăm kết hợp, nâng lên mức bao trùm và chi phối mọi quan niệm, từ đời sống tâm linh cho đến những sự vật, hiện tượng của cuộc sống thế tục. 2. So sánh về thần linh Tín ngưỡng bản địa của người Chăm cũng như các dân tộc Đông Nam Á là tín ngưỡng đa thần. Xuất phát điểm của giáo lí Bàlamôn cũng là tín ngưỡng đa/phiếm thần nên khi vào với người Chăm rất dễ hoà hợp vì cùng có quan niệm vạn vật hữu linh. Cho đến nay, người Chăm Ahiêr quan niệm ở ba tầng vũ trụ (trời, đất và không) đâu đâu cũng có thần. Còn những vị thần có nguồn gốc từ Bàlamôn giáo Ấn Độ cổ đại, khi vào Chămpa vẫn được người Chăm thờ cúng nhưng đều đã được thay bằng những vị thần “địa phương” hoặc mang những tên gọi khác bằng tiếng Chăm: Đấng Tạo hoá Brahma (nam thần) thành Đấng Tạo hoá Pô Inư Nưgar (nữ thần); Thần Shiva, vị thần mà người Chăm tôn thờ, được gọi là Pô Ginuơr Mơtri; bò thần Nandil biến thành bò thần Kapil và trở thành nhân vật trong truyện cổ dân gian Chăm; thần gió Vâyu thành thần gió Pô Yan An Angin; thần lửa Agni thành thần lửa Yang Apui; thần mặt trời Surya thành thần mặt trời Pô Atlitiak. Ngoài ra, còn có rất nhiều vị thần “bản địa” của người Chăm như thần gò mối, thần núi, thần biển, thần thổ địa, các mẫu thần mẹ xứ sở, thần tổ tiên, thần tổ nghề, hàng vài chục nhân thần gắn với những sự tích lịch sử văn hoá Chăm, v.v… Những vị thần chính của Bàlamôn giáo chỉ còn tồn tại trên các mảng điêu khắc Chăm trải suốt miền Trung Việt Nam càng chứng tỏ rằng, Bàlamôn giáo, tôn giáo chính thống của các triều đại Chămpa chỉ đến tầng lớp trên. Mặc dù dưới chế độ thần quyền ngự trị, người dân bắt buộc phải theo , nhưng các tầng lớp nhân dân vẫn giữ được những truyền thống bản địa. Vì lẽ đó, tên của các vị thần Bàlamôn ít được nhắc tới trong các nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr. Trong nghi lễ tang ma hay lễ nhập kút, ngoài các vị thần có nguồn gốc từ ấn Độ, các vị nhân thần của người Chăm luôn được thỉnh mời: Ppo Păn, Ppo Klongirai, Ppo Rame, Ppo Sa Nư, Ppoklong Kasiet, Chay Ka Thun, Ppo Tang, Ppo Gilau, Ppo Riyak, Ppo Đăm, v.v… Các ông thầy kéo đàn kanhi theo thứ tự hát kể cuộc đời, công trạng của các vị nhân thần xưa kia của người Chăm. Ngoài ra, rất nhiều vị nữ thần cũng được thỉnh mời như: Bà Chúa xứ Taha ; Bà Chúa xứ Bà Râu ; Bà Chúa xứ Maram 3. So sánh về các nghi lễ vòng đời người Bàlamôn giáo quan niệm con người phải trải qua bốn thời kì. Bốn thời kì đó con người lần lượt phải phấn đấu cho bốn mục tiêu quan trọng là:1/ Dharma (bổn phận, đạo lí).2/ Artha (của cải, sự thịnh vượng).3/ Kama (tình yêu).4/ Moksha (giải thoát). Trong bốn thời kì đó, con người phải trải qua rất nhiều lễ thức cùng với sự
- tế tự rất phức tạp, kể từ khi chưa thụ thai cho đến khi giải thoát. Có lẽ không một tôn giáo nào lại có nhiều lễ thức dành cho một con người như ở Bàlamôn giáo. Theo A.L. Basham thì có tới 40 lễ thức (Sanshora) diễn ra trong suốt một đời người. Trong giáo lí Bàlamôn cổ đại có nhiều quy định về sự tế tự rất phức tạp, trong đó “gia đình tế” có tới 12 loại nghi thức cúng tế cho con người 3.1. Về giai đoạn sinh Theo Bàlamôn giáo, khi đứa trẻ chưa ra đời đã có tới 3 lễ thức: lễ thức làm cho sự thụ thai được thuận lợi; lễ thức làm cho sự sinh đẻ thuận lợi; lễ thức giữ cái thai trong bụng cho đủ tháng. Khi đứa trẻ ra đời có các lễ thức như lễ thức đánh dấu đứa trẻ ra đời được tổ chức trước khi cắt rốn.Điều đáng lưu ý là tất cả những lễ thức trên chỉ làm cho con trai.Sau lễ thức này, đứa trẻ bước vào thời kì học hành. Thế nhưng, trong các nghi lễ vòng đời người Chăm Bàlamôn đương đại không có những lễ thức dành cho đứa trẻ như trong giáo lí Bàlamôn quy định. Những kiêng kị trong nghi lễ khi sinh đẻ của người Chăm chủ yếu mang tính truyền thống bản địa. Một số lễ thức sinh đẻ có thể là yếu tố văn hoá bản địa Chăm, cũng có thể là do ảnh hưởng của các dân tộc khác như lễ cúng mụ, tục nằm lửa, lễ trình tổ tiên, đeo dây bùa trừ tà “Ikak tamrak”… Các lễ thức này đều phổ biến ở các dân tộc Đông Nam Á. 3.2. Về nghi lễ trưởng thành Những người theo Bàlamôn giáo ở Ấn Độ, sau khi làm lễ đeo dây thiêng (Yidjnopavita), đứa trẻ (chỉ tính con trai) đi học kinh Vêđa. Sau khi học xong, làm lễ thức tẩy rửa và trở thành Snatara và trở về nhà lấy vợ. Giáo lí Bàlamôn cho rằng lấy vợ nhằm ba mục đích chính: thực hiện nghĩa vụ tôn giáo bằng các nghi lễ hiến tế; sinh con cái nối dòng để khi chết được thanh thản ở thế giới bên kia; là niềm sảng khoái tình dục. Thế nhưng, những nghi lễ trưởng thành bị người Chăm Ahiêr coi nhẹ. Trong khi giáo lí Bàlamôn quy định những nghi lễ sinh đẻ, trưởng thành chủ yếu dành cho con trai và nhiệm vụ người chồng là nối dòng và thực hiện những nghi lễ hiến tế, thì ở người Chăm Bàlamôn, những nhiệm vụ ấy là của người vợ. Rõ ràng, chế độ mẫu hệ của người Chăm đã làm thay đổi cơ bản giáo lí phụ quyền Bàlamôn. Đó là một trong những hiện tượng phái sinh giáo lí Bàlamôn, hình thành nên những dị biệt với văn hoá Ấn Độ, tạo nên sắc thái văn hoá Chăm. 3.4. Về nghi lễ cưới Nghi lễ cưới của người Chăm hoàn toàn chịu sự chi phối của chế độ mẫu hệ, do nhà gái chủ động cưới chồng về cho con gái. Các nghi lễ từ lễ dạm, lễ hỏi, lễ cưới cũng như các nghi thức cúng bái đều mang tính bản địa. Đáng lưu ý là trong 3 ngày cưới, cô dâu chú rể bị cấm không được “động phòng”. Hiện tượng “ba đêm cấm động phòng” trong lễ cưới của người Chăm là một nét đẹp trong hôn lễ đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến nhưng mới chỉ nêu hiện tượng, chưa có sự giải thích nguồn gốc của tập tục này. 3.5. Về tang lễ và quan niệm luân hồi giải thoát 3.5.1. Về luân hồi giải thoát
- Đối với người CBLM, tư tưởng luân hồi giải thoát thể hiện ở các loại nghi lễ tang ma dành cho các loại chết. Sự sống và cái chết của người CBLM không tuân thủ quy luật nhân – quả, không chịu sự chi phối của “nghiệp” 3.5.2. Về sự phân biệt đẳng cấp Trong xã hội Chăm ngày nay, sự phân biệt đẳng cấp gần như đã mất trong cuộc sống hiện đại mà chỉ còn tên gọi. Nhưng trong nghi lễ tang ma, quan niệm ấy vẫn còn rõ nét, đó là sự quy định các loại lễ tang dành cho các dòng tộc theo đẳng cấp từ xa xưa. Bàlamôn giáo là tôn giáo phân biệt đẳng cấp khắc nghiệt, cơ sở giáo lí nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi cho tầng lớp tăng lữ. Khi vào Chămpa, tư tưởng này đã là công cụ thống trị của các triều đại Chămpa để bảo vệ cho giai cấp quý tộc. Về sau, sự phận biệt đẳng cấp dần dần mất đi cùng với vương quyền và thần quyền. Ngày nay, sự phân biệt đẳng cấp chỉ còn trong nghi lễ tang ma, do các tăng lữ Bàlamôn làm chủ lễ. 3.5.3. Về sự tế tự Bàlamôn vốn là tôn giáo có nhiều phép thuật, bùa chú và tế tự rất phức tạp. Đặc điểm này còn ảnh hưởng rất nặng nề trong đời sống người Chăm. Hàng trăm lễ hội, tế tự quanh năm với hàng loạt phép thuật, bùa chú, những lễ vật nặng nề với những quy định chặt chẽ là sự ảnh hưởng sâu đậm của thời kì Vêđa 3.6. Về tín ngưỡng thờ Kút Người theo Bàlamôn giáo ở Ấn Độ không có tục giữ lại 9 miếng xương trán sau khi hoả thiêu như của người Chăm Bàlamôn hiện nay. Những tư liệu của người Trung Hoa cũng cho chúng ta biết, trước đây, người Chăm không có tục giữ lại 9 miếng xương trán để nhập Kút. Như vậy, tục nhập kút và thờ kút của người Chăm Bàlamôn không phải là tín ngưỡng của đạo Bàlamôn và trước đây cũng không có. Qua những lí giải trên, với truyền thống văn hoá bản địa, việc thờ cúng tổ tiên là một nhu cầu tâm linh của cư dân Đông Nam Á. Có lẽ vì vậy, tục thờ kút như một biểu tượng cho những người đã khuất là tín ngưỡng thờ tổ tiên xa xưa của người Chăm, được khôi phục lại nhằm mục đích cố kết cộng đồng và đáp ứng nhu cầu thờ tổ tiên vào những thế kỉ sau này. Vì vậy,tục thờ kút là một hiện tượng phái sinh của Ấn Độ giáo. 4. Kết luận Qua một vài so sánh giữa những yếu tố tiền Bàlamôn giáo và Bàlamôn giáo biểu hiện trong nghi lễ vòng đời của người Chăm Ahiêr, Bàlamôn giáo không còn là một tôn giáo nguyên gốc mà đã “Chăm hoá” thành một kiểu tôn giáo dân tộc, tôn giáo địa phương. Suốt quá trình bản địa hoá, những yếu tố ngoại sinh (truyền thống Bàlamôn giáo) đã hỗn dung với những yếu tố nội sinh (truyền thống bản địa). Người Chăm đã sàng lọc, lược bỏ đi những gì không phù hợp với đời sống dân chúng của giáo lí Bàlamôn và thay vào những yếu tố bản địa được người Chăm chấp nhận, hình thành nên một thứ tôn giáo dân tộc, tôn giáo địa phương. Chính tôn giáo ấy đã hình thành nên các giá trị của văn hoá truyền thống Chăm đặc sắc, phong phú, đa dạng.
- Câu 9 Tín ngưỡng **Về kinh nghiệm thời tiết và lao động sản xuất, tục ngữ người Việt có số lượng và nội dung phú, đa dạng. Kinh nghiệm thời tiết là sự đúc kết qua nhiều thế hệ về sự lặp lại và quy luật vận hành của các hiện tượng tự nhiên. Sự đúc kết này thể hiện óc quan sát và sự tính nhạy của người dân làm nông nghiệp :” Chuồn chuồn bay thấp thì mưa/Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.” ( Khi người nông dân đem ngô ra phơi, dấu hiệu của chuồn chuồn sẽ giúp ho cảnh giác với thời tiết. Khi chuồn chuồn bay thấp thì họ biết sẽ sắp mưa và đem ngô vào..) Nền nông nghiệp lúa nước của cư dân Việt chú trọng hơn cả đến kinh nghiệm canh tác. Vì vậy tục ngữ về nội dung này rất phong phú: Kinh nghiệm làm mạ: Mùa bớt ra, chiêm tra vào Kinh nghiệm làm đất: Ăn kĩ no lâu cày sâu tốt lúa Kinh nghiệm chăm bón: Nhất nước nhì phân tam cần tứ giống Kinh nghiệm trồng tỉa: Khoai ruộng lạ mạ ruộng quen Kinh nghiệm về đặc tính các loại giống: Lúa chiêm là lúa bất nghì Bên cạnh tục ngữ về kinh nghiệm trồng trọt là bộ phận phát triển hơn cả, người Việt còn có tục ngữ về
- Kinh nghiệm chăn nuôi: “Mặt bánh tráng, trán bánh chưng, lưng tôm càng” Kinh ngiệm như nghiệp: Tôm đi chạng vạng cá đi rạng đông Kinh nghiệm thực hành các nghề thur công: Đục vênh chênh kèo, Bào không trơn như hờn không nói Kinh nghiệm thương nghiệp: rẻ tiền mặt, đắt tiền chịu Tục ngữ về kinh nghiệm sx thể hiện óc quan sát tinh tế về lưu giữ kinh nghiệm lao động sản xuất của nhân dân, là vốn quý cần được gìn giữ, bồi đắp qua mỗi thế hệ. Tục ngữ phản ánh phương cách lao động của từng nghề nghiệp, vùng miền , thời điểm là nhưng gợi mở có tính khoa học đầu tiên của tập thể nhân dân. **Tục ngữ về phong tục tập quán là kho lưu giữ những thói quen, tập tục sinh hoạt của văn hóa vùng miền, địa phương hay dân tộc. Đó là niềm tự hào về vốn sản vật của quê hương: Nhút Thanh Chương, tương Nam Đàn Ngoài ra còn có tục ngữ về tập tục, thói quen sinh hoạt: Con dại cái mang hay hình ảnh về chế đọ hôn nhân xưa cũ: Cơm tẻ mẹ ruột **Đối với ẩm thực VN thì còn có tục ngữ về kinh nghiệm lựa chọn thực phẩm: Rau muống tháng 8 nàng dâu nhường mẹ chồng ăn. Ngoài ra tục ngữ cong là lời cảnh báo về những món ăn độc như: Một quả cà bằng 10 than thuốc Tục ngữ về PTTQ đồng thời còn là những ấn định về nề nếp, trật tự gia phong trong xã hội thời trước: Con có cha như nhà có nóc. Bên cạnh nề nếp thì tục ngữ là những luật tục của xã hội: Lệ làng hơn phép nước **Tục ngữ về tư tưởng đạo đức là bộ phận tục ngữ đậm màu ý nghĩa nhân sinh. Trước hết là tục ngữ thể hiện quan niệm về con người: Người ta hoa đất. Tuy nnhieen giá trị con người chỉ thực sự đề cao qua hoạt động lao động: Khen nết hay làm không ai khen nết hay ăn. Ngoài ra thì còn biểu hiện cách ứng xử trong cuộc sống: Ở hiền gặp lành. Biểu hiện ở những bài học đạo đức và lời răn dạy nghiêm khắc của cha ông:Đói cho sạch rách cho thơm…. Tình cảm gia đình: Thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn, máu chảy ruột mềm,.. Sau đó là tình cảm xóm giềng, cộng đồng: Bán anh em xa mua láng giềng gần
- Tục ngữ về ttddxh là những bài học làm người gần gũi và nghiêm khắc. Nó nhắc nhở con người luôn luôn tu dưỡng, sửa mh để sống tử tế với làng xóm, gia đình & xh **Tính triết lí trong tục ngữ thể hiện sự đúc kết sâu sắc về luân lí, về những trải nghiệm của con người trong cuộc sống. Đó là hoàn cảnh sống: Bần cùng sinh đạo tặc, là sự phân định các hệ giá trị: Bần thành hơn phú trọc. Bộ phận tục ngữ này trình bày nhiều hoàn cảnh trong cuộc sống đồng thời chia sẻ kinh nghiệm ứng xử vs hoàn cảnh. Sự trải nghiệm và thể nghiệm qua nhiều thế hệ là bài học xác tín cho các đời sau. Như vậy, nội dung phản ánh của tục ngữ người Việt rất đa dạng và phong phú. Đó là những đúc kết ngắn gọn và hàm xúc, chứa đựng những bài học kinh nghiệm về nhân sinh, về lối sống, về lao động sx, về học hành, về văn hóa,..
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn