Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo QĐ15
lượt xem 24
download
A. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. B. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo QĐ15
- Hướng dẫn lập Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh theo QĐ15 A. Nguồn gốc số liệu để lập báo cáo - Căn cứ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh kỳ trước. - Căn cứ vào sổ kế toán trong kỳ các tài khoản từ loại 5 đến loại 9. B. Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong báo cáo k ết qu ả ho ạt đ ộng kinh doanh 1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng n ội b ộ" trong kỳ báo cáo trên s ổ cái. 2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK 512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331, 3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10 Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02 4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài kho ản 632 "Giá v ốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20 Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11 6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài kho ản 515 "Doanh ho ạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 7. Chi phí tài chính - Mã số 22 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài kho ản 635 "Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. Chi phí lãi vay - Mã số 23 1
- Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài khoản 635 "Chi phí tài chính". 8. Chi phí bán hàng - Mã số 24 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng s ố phát sinh Có tài kho ản 641 "Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng s ố phát sinh Có tài kho ản 642 "Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác đ ịnh k ết qu ả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30 Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25 11. Thu nhập khác - Mã số 31 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711 "Thu nh ập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 12. Chi phí khác - Mã số 32 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài kho ản 811 "Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ cái. 13. Lợi nhuận khác - Mã số 40 Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32 14. Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50 Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40 15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8211 đ ối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc căn c ứ vào s ố phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211. 16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52 Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK 8212 đ ối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc căn c ứ vào s ố phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911 trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được 2
- ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8212. 17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60 Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52) 18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70 Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chu ẩn m ực s ố 30 “Lãi trên cổ phiếu” Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là một trong các báo cáo tài chính mà các doanh nghiệp phải lập để cung cấp thông tin cho các đối tượng sử dụng. Trước đây báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể được lập hoặc không tùy theo khả năng và đi ều ki ện c ủa doanh nghiệp, nhưng hiện tại, báo cáo lưu chuyển tiền tệ đã tr ở thành báo cáo b ắt buộc phải lập để cung cấp thông tin. Các vấn đề pháp lý liên quan đ ến báo cáo l ưu chuyển tiền tệ đã được quy định trong lu ật k ế toán, chu ẩn m ực k ế toán (Chu ẩn mực số 24) và thông tư hướng dẫn thực hiện (Thông tư 105/2003-TT-BTC ngày 04.11.2003). Mặc dù báo cáo lưu chuyển tiền tệ có tác dụng quan trọng trong vi ệc phân tích, đánh giá, dự báo khả năng tạo ra tiền, khả năng đầu tư, kh ả năng thanh toán,… nh ằm giúp các nhà quản lý, các nhà đầu tư và những ai có nhu cầu sử dụng thông tin có nh ững hiểu biết nhất định đối với hoạt động của doanh nghiệp nhưng nhận thức về tầm quan trọng cũng như lượng thông tin được chuyển tải từ các báo cáo này vẫn còn thực sự ch ưa rõ ràng thậm chí còn rất mơ hồ đối với nhiều người, ngay cả với những người làm công tác k ế toán. Bài viết này nhằm giải quyết một trong những thách thức đối với người đ ọc và ng ười l ập báo cáo lưu chuyển tiền tệ, đó là việc nhận diện các chỉ tiêu và ph ương pháp lập các ch ỉ tiêu của báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo quy định của ch ế độ k ế toán áp d ụng cho các doanh nghiệp Việt Nam. Như chúng ta đều biết, để lập báo cáo lưu chuyển tiền t ệ thì doanh nghi ệp có th ể lập theo một hoặc cả hai phương pháp: phương pháp trực tiếp và ph ương pháp gián ti ếp. Tương ứng với mỗi phương pháp có mẫu báo cáo riêng, nhưng mẫu báo cáo của hai phương pháp chỉ khác nhau ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Sau đây lần lượt đi vào tìm hiểu báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo từng ph ương pháp. - Theo phương pháp trực tiếp: Đặc điểm của phương pháp này là các ch ỉ tiêu đ ược xác l ập theo các dòng tiền vào hoặc ra liên quan trực ti ếp đ ến các nghi ệp v ụ ch ủ y ếu, th ường xuyên phát sinh trong các loại hoạt động của doanh nghiệp. Tần số phát sinh và đ ộ l ớn c ủa loại nghiệp vụ kinh tế ảnh hưởng trực tiếp đến lưu chuy ển ti ền trong kỳ k ế toán c ủa doanh nghiệp. 3
- + Đối với hoạt động kinh doanh thì dòng tiền phát sinh ch ủ y ếu liên quan đ ến ho ạt động bán hàng, cung cấp dịch vụ và việc thanh toán các khoản nợ phải trả liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuy ển ti ền t ừ hoạt đ ộng kinh doanh thường bao gồm: tiền thu từ bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác, ti ền đã trả nợ cho người cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tiền trả cho người lao động, ti ền đã n ộp thuế…. + Đối với hoạt động đầu tư thì dòng tiền phát sinh chủ yếu liên quan đến việc mua s ắm, thanh lý, nhượng bán TSCĐ; xây dựng cơ bản, hoạt động cho vay, mua bán các công c ụ n ợ của đơn vị khác, hoạt động đầu tư vào các đơn vị khác. Do v ậy, các ch ỉ tiêu thu ộc l ưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư thường bao gồm: thu về thanh lý, nh ượng bán TSCĐ, thu nợ cho vay, thu hồi các khoản vốn đầu tư vào đơn vị khác, chi mua sắm TSCĐ, xây dựng cơ bản, chi cho vay, chi đầu tư vào các đơn vị khác. + Đối với hoạt động tài chính thì dòng tiền phát sinh ch ủ y ếu liên quan đ ến các nghiệp vụ nhận vốn, rút vốn từ các chủ sỡ hữu và các nghiệp vụ đi vay, trả nợ vay. Do vậy các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính th ường bao g ồm: ti ền thu do chủ sở hữu góp vốn, tiền chi trả vốn góp cho ch ủ s ở h ữu, ti ền vay nh ận đ ược, ti ền tr ả n ợ vay… Ngoài ra nếu doanh nghiệp có sử dụng ngoại tệ trong giao dịch thì kho ản chênh l ệch t ỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối kỳ của tiền và tương tiền bằng ngoại tệ khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng là một chỉ tiêu nằm trong báo cáo lưu chuyển ti ền t ệ c ủa doanh nghiệp. Có thể mô tả dòng tiền vào, ra từ các hoạt động khác nhau qua sơ đ ồ tài khoản tổng quát như sau: Qua sơ đồ trên có thể thấy rằng dòng tiền vào hoặc ra đồng thời liên quan đến cả 3 hoạt động: hoạt động kinh doanh, hoạt động đầu tư, hoạt động tài chính. Nên đ ể phân tích dòng tiền vào, ra gắn với từng hoạt động cần thiết phải phân loại nội dung của từng khoản thu, chi theo từng loại hoạt động. Đây chính là đặc đi ểm c ủa ph ương pháp l ập báo cáo theo phương pháp trực tiếp mà chúng ta đang đề cập. Theo chúng tôi, để thuận lợi và dễ dàng khi lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo ph ương pháp tr ực ti ếp, c ần phân lo ại n ội dung các dòng tiền vào, ra theo các bước: Bước 1: Phân loại dòng tiền vào, ra gắn với các nhóm tài khoản theo sơ đ ồ trên. Bước 2: Từ Bước 1 xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động tài chính – Đây là hoạt động có tần suất về nghiệp vụ liên quan đến ti ền không nhi ều và r ất d ễ nh ận di ện. Bước 3: Nhận diện và xác định dòng tiền vào, ra liên quan đến hoạt động đ ầu t ư – Các nghiệp vụ liên quan đến tiền của hoạt động đầu tư cũng có tần suất thấp, dễ nhận diện do tính đặc thù của nó. Bước 4: Sau khi loại trừ dòng tiền vào ra của 2 hoạt động nêu trên, s ẽ xác đ ịnh nhanh chóng dòng tiền vào, ra của hoạt động kinh doanh. 4
- Một vấn đề cần lưu ý đối với các doanh nghiệp nhỏ có kh ối l ượng nghi ệp v ụ liên quan đến tiền phát sinh không nhiều thì dựa vào cách xác định như trên để thực hiện một lần vào cuối tháng; Đối với những doanh nghiệp lớn có khối lượng nghiệp vụ liên quan đến tiền phát sinh nhiều thì định kỳ 10 ngày nên dựa vào cách xác đ ịnh nh ư trên đ ể th ực hiện một lần, sau đó đến cuối tháng sẽ cộng dồn để xác định lưu chuy ển tiền cho tháng (quý, năm). - Theo phương pháp gián tiếp: báo cáo lưu chuyển tiền t ệ theo ph ương pháp gián ti ếp theo quy định hiện nay chỉ thực sự gián tiếp ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh, còn 2 phần, lưu chuyển tiền từ hoạt động đầu tư và lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính được xác định theo phương pháp trực tiếp – Việc xác l ập nh ư vậy cũng t ỏ ra phù h ợp b ởi mục tiêu của phương pháp này là xác lập mối liên hệ giữa lợi nhuận với lưu chuy ển ti ền để giúp người nhận thông tin thấy rằng không phải doanh nghiệp có lãi là có tiền nhi ều, doanh nghiệp bị lỗ thì có tiền ít hoặc không có tiền. Vấn đ ề là ti ền n ằm ở đâu, ở đâu ra và dùng cho mục đích gì, mà đã đặt trong mối liên h ệ v ới lợi nhu ận thì h ầu h ết l ợi nhu ận l ại được tạo ra từ hoạt động kinh doanh. Các chỉ tiêu thuộc lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo ph ương pháp gián tiếp có thể nhận diện dễ dàng qua công thức sau: Lợi nhuận trước thuế = Doanh thu - Chi phí tạo ra doanh thu = (Tiền + Nợ phải thu) - (Tiền + Hàng tồn kho + Chi phí trả trước phân bổ + N ợ phải trả + Khấu hao + Dự phòng + Chi phí lãi vay). = Tiền (lưu chuyển) + Nợ phải thu – Hàng tồn kho – Chi phí trả trước phân b ổ - Nợ phải trả – Khấu hao – Dự phòng – Chi phí lãi vay. ® Lưu chuyển tiền = Lợi nhuận trước thuế + Khấu hao + Dự phòng + Chí phí lãi vay + Hàng tồn kho – Nợ phải thu + Nợ ph ải trả + Chi phí tr ả tr ước phân b ổ. Qua công thức này thấy rằng, lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh n ếu đ ược xác đ ịnh bắt đầu từ lợi nhuận trước thuế thì các chỉ tiêu điều ch ỉnh bao gồm: Kh ấu hao (đi ều ch ỉnh tăng), Dự phòng (điều chỉnh tăng), Chi phí lãi vay (điều chỉnh tăng), con các ch ỉ tiêu: Hàng tồn kho, Nợ phải thu, Nợ phải trả và Chi phí trả trước thì vi ệc đi ều ch ỉnh tăng, gi ảm ph ụ thuộc vào số dư cuối kỳ và số dư đầu kỳ của các tài khoản nằm trong các ch ỉ tiêu này: + Đối với hàng tồn kho: ° Nếu SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộph ận tiền được chuyển thành hàng tồn kho). ° Nếu SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ ph ận hàng t ồn kho được chuyển thành tiền). + Đối với Nợ phải thu: 5
- ° Nếu SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành nợ phải thu). ° Nếu SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải thu được chuyển thành tiền). + Đối với Chi phí trả trước: ° Nếu SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộ phận tiền được chuyển thành chi phí trả trước). ° Nếu SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộ phận chi phí trả trước đã chuyển hóa thành tiền). + Đối với Nợ phải trả: ° Nếu SDCK – SDĐK > 0: Điều chỉnh tăng (chứng tỏ có một bộphận nợ phải trả được chuyển thành tiền. ° Nếu SDCK – SDĐK < 0: Điều chỉnh giảm (chứng tỏ có một bộph ận tiền được dùng để thanh toán nợ phải trả). Qua lý giải trên có thể thấy rằng, lưu chuyển tiền nghịch biến với s ự bi ến động của hàng tồn kho, nợ phải thu, chi phí trả trước và đồng biến với sự bi ến đ ộng c ủa n ợ phải trả. Ngoài ra do chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế bao gồm cả lợi nhuận của hoạt động đầu tư và lãi, lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái chưa thực hiện nên các chỉ tiêu này cũng được dùng đ ể điều chỉnh khi xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh theo nguyên tắc nếu lãi thì điều chỉnh giảm, ngược lại lỗ thì điều chỉnh tăng. Đồng thời lưu chuy ển tiền t ừ hoạt động kinh doanh còn liên quan đến một số nghiệp vụ khác không ảnh hưởng đến sự biến động của lợi nhuận trong mối quan hệ với lưu chuyền tiền nên cần được xác định thành các chỉ tiêu thu, chi khác nằm trong lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh. Từ việc nhận diện các chỉ tiêu và lý giải cơ sở xác định t ừng ch ỉ tiêu nh ư nói trên cho th ấy rằng việc hiểu và lập báo cáo lưu chuyển tiền tệ thật ra không quá khó như nhiều người lầm tưởng, thậm chí có thể nói là khá đơn giản. Hơn n ữa do hai ph ương pháp tr ực ti ếp và gián tiếp chỉ khác nhau ở phần lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh nên n ếu doanh nghiệp cùng một lúc lập theo cả hai phương pháp thì việc xác định lưu chuyển tiền từ hoạt động kinh doanh càng có điều kiện để đối chiếu, tạo ra được cân đối đúng đắn. Vấn đề cần được đặt ra hiện nay là tự thân báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng nh ư sự kết hợp báo cáo lưu chuyển tiền tệ với các báo cáo tài chính khác s ẽ cung c ấp cho ng ười nh ận thông tin các chỉ tiêu phân tích gì để nó có thể chứng tỏ và phát huy đ ược tính h ữu d ụng của mình trong thực tiễn quản lý hoạt động s ản xuất kinh doanh. Chúng tôi s ẽ nghiên c ứu và đề cập vấn đề này trong các số báo tiếp theo. 6
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
HỆ THỐNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN- CHUẨN MỰC SỐ 21- TRÌNH BÀY BÁO CÁO TÀI CHÍNH
15 p | 3699 | 1521
-
Bài giảng Hướng dẫn đọc và hiểu phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp
49 p | 358 | 117
-
Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh
3 p | 293 | 98
-
Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính: Bảng cân đối kế toán
2 p | 285 | 90
-
Hướng dẫn lập, đọc báo cáo tài chính theo Thông tư 200
16 p | 370 | 77
-
Cách lập báo cáo tài chính
5 p | 525 | 60
-
Giáo trình Mô phỏng lập báo cáo tài chính: Phần 1 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
38 p | 327 | 40
-
Giáo trình Mô phỏng lập báo cáo tài chính: Phần 2 - ĐH Kỹ thuật Công nghệ
112 p | 134 | 30
-
Hướng dẫn đọc và lập báo cáo tài chính - Biz Coaching: Phần 1
165 p | 22 | 17
-
Hướng dẫn lập bảng cân đối kế toán
13 p | 177 | 14
-
Hướng dẫn soát xét số liệu kế toán trước khi lập báo cáo
6 p | 108 | 12
-
Hướng dẫn lập Báo cáo tài chính theo Thông tư 200
13 p | 73 | 10
-
Bài giảng Hệ thống thông tin kế toán 1: Chương 6 - ThS. Vũ Quốc Thông
16 p | 83 | 9
-
Tài liệu học tập Hướng dẫn thiết lập hệ thống kế toán doanh nghiệp trên excel: Phần 2
35 p | 13 | 5
-
Hướng dẫn đọc hiểu Báo cáo tài chính: Phần 1
109 p | 9 | 5
-
Hướng dẫn lập báo cáo tài chính: Phần 1
150 p | 17 | 3
-
Hướng dẫn Lập Báo cáo Kết quả kinh doanh năm 2019
2 p | 86 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn