KHẢO SÁT QUAN HỆ CÔNG SUẤT TÁC DỤNG VÀ<br />
ĐIỆN ÁP TẠI NÚT PHỤ TẢI ĐỂ ĐÁNH GIÁ GIỚI HẠN<br />
ỔN ĐỊNH ĐIỆN ÁP<br />
AN INVESTIGATION INTO VOLTAGE AND POWER ACTIVE RELATION<br />
AT THE LOAD BUS TO ESTIMATE VOLTAGE STABILITY LIMIT<br />
<br />
<br />
ĐINH THÀNH VIỆT – NGÔ VĂN DƯỠNG<br />
Đại học Đà Nẵng<br />
LÊ HỮU HÙNG<br />
Công ty Truyền tải điện 2 - EVN<br />
<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Bài báo trình bày phương pháp khảo sát quan hệ công suất tác dụng và điện áp (PV) tại nút<br />
tải để tìm giới hạn ổn định điện áp làm cơ sở xây dựng miền làm việc cho phép theo điều kiện<br />
giới hạn ổn định điện áp tại nút tải.<br />
ABSTRACT<br />
This paper presents a method of studying the relationship between the active power and<br />
voltage (PV) at the load bus to identify the voltage stability limit. As a foundation for building a<br />
permitted operation region working in complying with the voltage stability limit at the load bus.<br />
<br />
<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nhờ thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, nền kinh tế Việt Nam từ năm 1985 đến<br />
nay đã tăng trưởng với tốc độ bình quân 7%/năm. Nhiều khu công nghiệp lớn, khu kinh tế mở<br />
và khu dân cư mới được hình thành, để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ điện tăng nhanh theo tốc độ<br />
tăng trưởng của phụ tải, Nhà nước đã huy động một nguồn vốn lớn để đầu tư phát triển Hệ<br />
thống điện. Ngày 27/5/1994 đã đóng điện đưa đường dây 500kV vào vận hành kết nối HTĐ ba<br />
miền thành HTĐ hợp nhất Bắc-Trung-Nam, tạo điều kiện để khai thác một cách hiệu quả các<br />
nguồn điện hiện có truyền tải và cung cấp cho các hộ tiêu thụ. Trong những năm qua HTĐ<br />
Việt Nam liên tục phát triển, đến nay lưới điện 500kV có tổng chiều dài là 3466km và 11 trạm<br />
biến áp với tổng công suất là 6600MVA. Hiệu quả do các HTĐ hợp nhất mang lại là rất lớn,<br />
tuy nhiên trên các HTĐ hợp nhất có các đường dây siêu cao áp đã xuất hiện nhiều vấn đề kỹ<br />
thuật khá phức tạp cần được giải quyết trong thiết kế cũng như vận hành. Một trong những vấn<br />
đề đó là lượng công suất phản kháng do các đường dây siêu cao áp sinh ra rất lớn tỉ lệ với bình<br />
phương điện áp, đã gây ảnh hưởng đến khả năng tải của đường dây, tác động đến chế độ làm<br />
việc của máy phát và phân bố điện áp trong các mạng điện áp thấp, đặc biệt là tác động đến ổn<br />
định điện áp trong HTĐ. Để giải quyết vấn đề nầy thường lắp đặt các tụ bù dọc và kháng bù<br />
ngang trên các đường dây truyền tải, trong HTĐ Việt Nam trên các đoạn đường dây 500kV có<br />
khoảng cách lớn, ở hai đầu được lắp đặt tụ bù dọc với mức độ bù là 60% và kháng điện bù<br />
ngang với mức độ bù là 70%. Tuy nhiên trào lưu công suất trên các đường dây truyền tải<br />
thường thay đổi rất lớn, cho nên ở chế độ tải nặng điện áp các nút giảm xuống đáng kể và dễ<br />
dàng đẩy HTĐ rơi vào trạng thái mất ổn định. Đối với HTĐ Việt Nam hiện nay công suất<br />
truyền tải trên đường dây 500kV luôn ở mức cao, công suất trên đường dây 500kV Pleiku –<br />
Đà Nẵng khoảng 1600MW và trên đường dây 500kV Đà Nẵng – Hà Tĩnh là 1200MW nên<br />
điện áp ở các thanh cái 500kV Đà Nẵng, Dốc Sỏi, Hà Tĩnh thường ở mức thấp vào khoảng<br />
475kV ở giới hạn thấp nhất của điện áp vận hành bình thường và có thời điểm điện áp xuống<br />
đến 455kV. Do đó việc nghiên cứu đánh giá ổn định và tìm các giải pháp để nâng cao độ dự<br />
trữ ổn định cho HTĐ Việt Nam là rất cần thiết. Thực tế vận hành trong thời gian qua HTĐ<br />
Việt Nam đã có những sự cố liên quan đến mất ổn định điện áp dẫn đến mất điện trên diện<br />
rộng xảy ra vào các ngày 17/5/2005, 27/12/2006, 20/7/2007 và ngày 04/9/2007 [3]. Các hiện<br />
tượng tan rã lưới trên diện rộng (black-out) cũng đã xảy ra đối với nhiều HTĐ trên Thế giới<br />
như: tại Ý ngày 28/9/2003, Nam Thụy Điển và Đông Đan Mạch ngày 23/9/2003, phía Nam<br />
Luân Đôn ngày 28/8/2003, Phần Lan ngày 23/8/2003, Mỹ-Canada ngày 14/8/2003...[1,2], tất<br />
cả các trường hợp trên đều liên quan đến mất ổn định điện áp.<br />
Hiện nay nước ta đang và sẽ rơi vào tình trạng thiếu nguồn điện trong khi phụ tải tăng<br />
nhanh, do đó các đường dây truyền tải sẽ làm việc ở công suất giới hạn cho phép và điện áp tại<br />
các nút sẽ có nguy cơ sụt giảm mạnh xuống dưới mức cho phép và có thể tiến đến mức giới<br />
hạn về ổn định điện áp. Mặt khác, nước ta đang trong giai đoạn thực hiện vận hành thị trường<br />
điện lực ở khâu phát điện và sẽ tiến tới thị trường bán buôn và sau đó là thị trường bán lẽ theo<br />
lộ trình Chính phủ đã đề ra. Khi đó phương thức điều độ vận hành hệ thống điện sẽ phức tạp<br />
hơn nhiều và công suất truyền tải trong lưới điện sẽ phụ thuộc không chỉ vào công suất phát<br />
của nhà máy điện, công suất tiêu thụ của phụ tải mà còn phụ thuộc vào cả giá bán điện của các<br />
nhà máy, các hợp đồng song phương… nên việc nghiên cứu ổn định điện áp để đảm bảo an<br />
toàn trong vận hành hệ thống điện càng được đặc biệt quan tâm.<br />
<br />
<br />
2. KHẢO SÁT QUAN HỆ PV TẠI NÚT PHỤ TẢI<br />
Xét hệ thống điện đơn giản cấp điện cho phụ tải 2 từ nguồn 1 (HT: hệ thống) như hình<br />
1 trong đó tất cả các đại lượng được xét trong hệ đơn vị tương đối (pu).<br />
jX<br />
<br />
<br />
<br />
HT V1 V2<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1<br />
Giả sử V1 V1 1 , V2 V2 2 là điện áp tại các nút 1 và 2.<br />
Chọn điện áp V1 làm điện áp tham chiếu, ta có V1 10 pu.<br />
Theo [1, 2] ta có các công thức xác định công suất tại phụ tải 2 như sau:<br />
(V1.V2 ) V<br />
P2 sin( 2 1 ) 2 sin 2 (1)<br />
X X<br />
V cos 2 V2 2<br />
Q2 2 (2)<br />
X<br />
Từ (1) và (2) suy ra:<br />
XP2 V2 sin 2 (3)<br />
V2 XQ2 V2 cos 2<br />
2<br />
(4)<br />
Bình phương 2 vế (3), (4) và cộng 2 phương trình với nhau để khử 2, ta được phương<br />
trình trùng phương sau:<br />
<br />
V24 2 XQ2 1V22 XP2 XQ2 0<br />
2<br />
(5)<br />
2<br />
<br />
Từ (5) cho phép xác định được V2 khi đã biết P2, Q2 và X với điều kiện ràng buộc V2 <br />
0. Khảo sát quan hệ PV trong các trường hợp sau:<br />
a. Trường hợp cos2 = 1 (Q2 = 0):<br />
Từ (5) ta có:<br />
V24 V22 XP2 0<br />
2<br />
(6)<br />
Với điều kiện V2 0, phương trình (6) có 2 nghiệm:<br />
Phương trình bậc 2 đối với V 22 cho nghiệm:<br />
<br />
V 1 1 4 XP2 <br />
2<br />
<br />
<br />
2a 2<br />
(7)<br />
1 1 4 XP2 <br />
2<br />
<br />
V2b <br />
2<br />
Khi P2 = 0 (không tải) thì (7) sẽ cho 2 giá trị của V2 :<br />
V2a = 1 Đây là chế độ bình thường.<br />
V2b = 0 Đây là chế độ ngắn mạch tại nút 2.<br />
Khi tăng dần phụ tải P2 từ 0 lên thì từ (7) cho thấy điện áp V2a sẽ giảm dần, trong khi<br />
V2b sẽ tăng dần cho đến khi gặp nhau tại 1 điểm G nào đó. Ta thể hiện 2 đường cong V2a, V2b<br />
trên đồ thị hình 2:<br />
1<br />
<br />
0.9 V2a<br />
cos = 0.7<br />
0.8<br />
<br />
0.7<br />
<br />
0.6<br />
V2<br />
(pu)<br />
0.5<br />
<br />
0.4 V2b<br />
0.3<br />
<br />
0.2<br />
<br />
0.1<br />
<br />
0<br />
0 0.1 0.2 0.3 0.4 0.5 0.6 0.7<br />
P2 (pu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2: Đường cong PV tại nút phụ tải 2<br />
<br />
Điểm G ứng với công suất giới hạn P2gh của phụ tải 2. P2gh xuất hiện khi V2 a V2b ,<br />
theo (7) ta có:<br />
1 1 4XP2 gh 1 1 4XP2 gh <br />
2 2<br />
<br />
(8)<br />
2 2<br />
1<br />
Suy ra P2 gh (9)<br />
2X<br />
Thay P2gh trong (9) vào (7) ta sẽ xác định được điện áp giới hạn tại nút 2:<br />
1<br />
V2 gh 0,7071 (10)<br />
2<br />
Nếu P2 > P2gh thì (6) vô nghiệm, khi đó hệ thống không tồn tại chế độ xác lập.<br />
b. Trường hợp cos2 < 1 (Q2 0):<br />
Từ (5) ta có các nghiệm của điện áp V2 như sau:<br />
<br />
V2 a 1 2 XQ2 1 4 XQ2 4 X P2<br />
2 2<br />
<br />
<br />
2<br />
(11)<br />
1 2 XQ2 1 4 XQ2 4 X 2 P22<br />
V2b <br />
2<br />
Thay Q2 P2 tg 2 vào (11) ta được:<br />
<br />
V2 a 1 2 XP2tg 2 1 4 XP2tg 2 4 X P2<br />
2 2<br />
<br />
<br />
2<br />
(12)<br />
1 2 XP2tg 2 1 4 XP2tg 2 4 X 2 P22<br />
V2b <br />
2<br />
Khi P2=0 ta có: V2a=1 và V2b=0, cho P2 tăng dần lên thì V2a, V2b sẽ thay đổi theo<br />
những đường cong và 2 đường cong này sẽ gặp nhau tại điểm giới hạn G khi P=Pgh và khi đó<br />
V2 a V2b . Từ (12) suy ra:<br />
1 4 XP2 gh tg 2 4 X 2 P22gh 0 (13)<br />
Giải phương trình (13) xác định được 2 nghiệm P2gh, ta chọn P2gh dương:<br />
1 sin 2<br />
P2 gh (14)<br />
2 X cos 2<br />
Thay (14) vào 12 xác định được V2gh:<br />
1 sin 2<br />
V2 gh (15)<br />
2 cos2 2<br />
Từ (14) và (15) cho phép xác định được quan hệ giữa V2 gh và P2 gh :<br />
P2 gh X<br />
V2 gh (16)<br />
cos 2<br />
<br />
Từ (14) và (15) ta nhận thấy P2gh phụ thuộc cos2, sin2 và X nghĩa là phụ thuộc tính<br />
chất phụ tải và thông số đường dây, còn V2gh chỉ phụ thuộc tính chất phụ tải. Giả sử X=0,4pu<br />
và cos2=0,8, xét 2 trường hợp sau:<br />
- Phụ tải có tính cảm Q2 > 0(sin2 >0): P2gh = 0,7835pu; V2gh = 0,5901pu<br />
- Phụ tải có tính dung Q2 < 0 (sin2