Khoá luận tốt nghiệp: Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)
lượt xem 12
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài "Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)" nhằm khái quát sơ lược về chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 – 1963 nhằm giúp người đọc hình dung cụ thể và sâu sắc về chế độ, từ quá trình hình thành đến sự sụp đổ, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, đối ngoại của chính quyền Ngô Đình Diệm.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Khoá luận tốt nghiệp: Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH SƯ PHẠM LỊCH SỬ CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM (1955 – 1963) NGUYỄN ĐÌNH TÙNG Bình Dương, 05/2016
- TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT KHOA SỬ KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NIÊN KHOÁ 2012 - 2016 CHÍNH SÁCH ĐỐI VỚI CÔNG GIÁO CỦA CHÍNH QUYỀN NGÔ ĐÌNH DIỆM (1955 – 1963) Chuyên ngành: SƯ PHẠM LỊCH SỬ Giảng viên hướng dẫn: TS. LÊ QUANG HẬU Sinh viên thực hiện: NGUYỄN ĐÌNH TÙNG Mã số sinh viên: 1220820077 Lớp: D12LS02
- UBND TỈNH BÌNH DƯƠNG CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Độc lập – Tự do – Hạnh phúc THÔNG TIN VỀ SINH VIÊN CHỊU TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1. SƠ LƯỢC VỀ SINH VIÊN Họ và tên: Nguyễn Đình Tùng Sinh ngày: 01 tháng 09 năm 1994 Nơi sinh: Thọ Xuân - Thanh Hoá Lớp: D12LS02 Khoá học: 2012 – 2016 Khoa: Lịch Sử Địa chỉ liên hệ: phường Khánh Bình, thị xã Tân Uyên, tỉnh Bình Dương Điện thoại: 0974.844.914 Email: nguyendinhtungls2@gmail.com 2. QUÁ TRÌNH HỌC TẬP · Năm thứ 1: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Trung bình Khá Sơ lược thành tích: Đạt học bổng học kì II năm học 2012 – 2013 · Năm thứ 2: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Khá. Sơ lược thành tích: Đạt học bổng và giấy khen năm học 2013 – 2014
- · Năm thứ 3: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Đạt học bổng và giấy khen năm học 2014 – 2015, được khen thưởng trong đợt kiến tập năm 2014 – 2015. Đăng tạp chí khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương – Phạm Thúc Sơn, Nguyễn Đình Tùng (2015) “Chính sách khai thác về thương mại của thực dân Pháp ở Nam Kỳ từ 1874 – 1914”, tạp chí số 38. · Năm thứ 4: Ngành học: Sư phạm Lịch sử Khoa: Sử Kết quả xếp loại học tập: Giỏi Sơ lược thành tích: Được vinh dự học lớp cảm tình Đảng. Được đăng một bài viết trong kỷ yếu hội thảo khoa học 20 năm đô thị hoá Bình Dương những vấn đề thực tiễn – Lê Quang Hậu, Nguyễn Đình Tùng (2016), Vườn trái cây đặc sản Lái Thiêu trong quá trình đô thị hoá – thực trạng và giải pháp để phục hồi và phát triển, Bình Dương. Đăng tạp chí Khoa học lịch sử tỉnh Bình Dương – Nguyễn Thị Kim Ánh, Nguyễn Đình Tùng (2016), Nhà cổ Đỗ Cao Thứa – công trình kiến trúc và cảnh quan đặc trưng của nhà cổ Bình Dương xưa, tạp chí số 42. Đạt giải 3 cuộc thi sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2015 – 2016 do trường Đại học Thủ Dầu Một tổ chức. Bình dương, ngày…. tháng…. năm 2016 Xác nhận của lãnh đạo khoa Sinh viên thực hiện đề tài Nguyễn Đình Tùng
- LỜI CẢM ƠN Chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường Đại học Thủ Dầu Một đã tạo điều kiện cho sinh viên được làm khoá luận tốt nghiệp để giúp chúng tôi mở rộng, học hỏi, trau dồi tri thức và rèn luyện kỹ năng nghiên cứu khoa học. Chúng tôi xin đặc biệt tỏ lòng kính trọng, biết ơn tiến sĩ Lê Quang Hậu thầy đã tận tình giúp đỡ, chỉ bảo và hướng dẫn cho chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài. Đồng thời cảm ơn thạc sĩ Phạm Thúc Sơn, thạc sĩ Phan Thị Lý, Tiến sĩ Nguyễn Phương Lan và tất cả các thầy cô giáo trong khoa đã định hướng và giúp chúng tôi hoàn thành tốt bài nghiên cứu của mình. Chúng tôi xin gửi lời cảm ơn quý mến và sâu sắc đến gia đình, bạn bè đã luôn quan tâm, hỗ trợ cũng như luôn ủng hộ, động viên. Đồng thời, chúng tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến cơ quan và các anh chị nhân viên của Trung tâm lưu trữ quốc gia II, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một đã hết lòng giúp đỡ trong việc tìm hiểu đề tài “Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)” để chúng tôi hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình.
- Trang PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................... 1 2. Lịch sử nguyên cứu vấn đề .................................................................................... 2 3. Mục tiêu đề tài ....................................................................................................... 5 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ......................................................................... 5 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu .................................... 6 6. Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài ........................................................... 7 7. Bố cục .................................................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................... 8 Chương 1. Khái quát chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 - 1963 ............. 8 1.1. Quá trình hình thành và sự ra đời chính thểCộng hoà Việt Nam ..................... 8 1.2. Khái quát chính quyền Ngô Đình Diệm .......................................................... 11 1.3. Chính quyền Ngô Đình Diệm sụp đổ (1963) .................................................. 18 Chương 2. Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963) ............................................................................................................. 21 2.1. Mối quan hệ của chính quyền Ngô Đình Diệm và Công giáo ........................ 21 2.1.1. Quyền lực của hộ Ngô Đình trong Công giáo ở Việt Nam ...................... 21 2.1.2. Quyền lực và vai trò của Công giáo trong chính quyền Ngô Đình Diệm ......................................................................................................... 23 2.1.3. Tôn vinh và ưu đãi Công giáo, kỳ thị Phật giáo và các tôn giáo khác ........................................................................................................... 26 2.2. Chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo ................... 32 2.2.1. Chính sách chính trị - quân sự .................................................................. 32 2.2.1.1. Chủ trương “Công giáo hoá” bộ máy chính trị ............................ 32 2.2.1.2. Những chính sách đối với Công giáo về quân sự ......................... 34 2.2.2. Chính sách kinh tế - xã hội ....................................................................... 40
- 2.2.3. Chính sách văn hoá – giáo dục ................................................................. 46 2.2.4. Chính sách đối với Công giáo trong các hoạt động đối ngoại.................. 54 Chương 3. Nhận định, đánh giá chính sách Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963) .................................................................................. 60 3.1. Một số nhận định về chính sách Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm giai đoạn 1955 - 1963 ............................................................................ 60 3.2. Hệ quả chính sách tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm ....................... 62 Kết luận ..................................................................................................................... 68 Tài liệu tham khảo .................................................................................................... 70 Phụ lục ....................................................................................................................... 76 Phụ lục 1: Phụ lục bản đồ ........................................................................................... 76 Phụ lục 2: Một số hình ảnh tư liệu về chính quyền Ngô Đình Diệm ......................... 78 Phụ lục 3: Một số hình ảnh thể hiện hoạt động của Công giáo thời Ngô Đình Diệm ........................................................................................................................... 86 Phụ lục 4:Một số tài liệu văn bản, công văn, công điện, thư tín, thể hiện các hoạt động của Chính quyền Ngô Đình Diệm và Công giáo ....................................... 88
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Lịch sử Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm nay, với nhiều biến động lịch sử to lớn. Từ năm 1954 đến năm 1975, đất nước trải qua 21 năm dưới chế độ thực dân mới của Mỹ. Đây là thời kỳ lịch sử Việt Nam có nhiều biến động về chính trị và có những thay đổi to lớn về xã hội trên nhiều phương diện. Tháng 7/1954, Hiệp định Giơnevơ ký kết, đất nước Việt Nam tạm thời bị chia cắt thành hai miền với hai chính quyền riêng biệt: Miền Bắc là chính quyền Việt Nam Dân chủ Cộng hoà; Miền Nam là chính quyền Việt Nam Cộng hoà. Năm 1975, miền Nam hòa toàn giải phóng, đất nước thống nhất có tên là nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. Tại miền Nam Việt Nam, chế độ Việt Nam Cộng hoà được chia làm 3 thời kỳ: Đệ nhất Cộng hoà - Chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963); Thời kỳ Quân quản (1963 – 1967); Đệ nhị Cộng hoà (1967 – 1975). Trong các thời kỳ trên, chế độ Việt Nam Cộng hoà thời Ngô Đình Diệm là giai đoạn lịch sử có nhiều vấn đề đặt ra nhất, cần được các nhà khoa học nghiên cứu. Trong những năm qua, nhiều nhà sử học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tập trung nghiên cứu về thời kỳ này. Tuy nhiên, cho đến nay mảng đề tài này vẫn tồn tại nhiều khoảng trống chưa được nghiên cứu, làm rõ và có nhiều vấn đề cần phải nghiên cứu, đánh giá lại. Chính quyền Ngô Đình Diệm cùng với hệ thống các chính sách của Mỹ và chính quyền Tay sai đã gây ra những tác động đa chiều đối với kinh tế - xã hội Việt Nam trên khắp cả nước. Mỹ - Diệm từng bước thực hiện những chính sách của mình, những chính sách đó theo chính quyền Ngô Đình Diệm là xuất phát từ lợi ích của nhân dân miền Nam Việt Nam, mang giá trị nhân văn cao cả. Nhưng thực tế thì không phải như vậy, những chính sách đó xuất phát từ mưu đồ chính trị, từ lợi ích của Mỹ - Diệm, là chính sách thực dân mới của Mỹ, mà chính quyền Ngô Đình Diệm là tay sai. Trong những chính sách của Mỹ - Diệm, nổi trội hơn hết có chính sách đối với tôn giáo. Khi bàn về chính sách tôn giáo của Mỹ - Diệm thì hầu hết những nhà lịch sử sẽ trả lời ngay: Chính sách tôn giáo của Mỹ - Diệm là chính sách ưu đãi Công giáo, kỳ thị Phật giáo và các tôn giáo khác. Tuy nhiên, tại sao Mỹ - Diệm lại thực 1
- hiện chính sách như vậy? Tại sao lại ưu đãi công giáo, kỳ thị các tôn giáo khác?. Chính sách bất công tôn giáo này đã để lại hệ quả như thế nào đối với tình hình kinh tế, chính trị, xã hội ở miền Nam Việt Nam?. Mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về vấn đề tôn giáo thời Ngô Đình Diệm, nhưng cho đến nay vẫn chưa có tác giả nào tập trung nghiên cứu về chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo và hệ quả của nó. Do đó, để làm rõ vấn đề này, chúng tôi quyết định chọn đề tài “Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)”. Qua đó, tìm hiểu, phân tích và làm rõ những chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo về các mặt chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá – giáo dục. Việc tìm hiểu đề tài “Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)” là cần thiết. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần làm rõ những chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm và hệ quả của nó, qua đó làm phong phú hơn cho nguồn tài liệu để các nhà nghiên cứu tiếp tục thực hiện những đề tài liên quan đến vấn đề tôn giáo, chế độ Việt Nam Cộng hoà. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Nghiên cứu về chính quyền Ngô Đình Diệm hay Tôn giáo là mảng đề tài thu hút được nhiều sự quan tâm của những người đam mê nghiên cứu trong và ngoài nước. Sau khi chế độ Việt Nam Cộng hoà sụp đổ (1975), nhiều chính khách, tướng tá, các nhà nghiên cứu cuả Mỹ, Pháp và Việt Nam đã viết nhiều sách, báo, tạp chí, hồi ký để lý giải sự thất bại của chế độ, mối quan hệ Mỹ - Diệm, tình hình chính trị, kinh tế, văn hoá, giáo dục thời Ngô Đình Diệm… Đến nay, có một số công trình tiêu biểu sau: Linh mục Cao Văn Luận với “Bên Dòng Lịch sử (1940 – 1965)”, Hồi ký được Nhà xuất bản Trí Dũng Sài Gòn phát hành năm 1972. Trong Hồi ký tác giả đã đề cập được hầu như là đầy đủ những gì mà tác giả biết, tác giả chứng kiến đối với chế độ Ngô Đình Diệm: Đề cập đến vấn đề di cư; Cuộc đối đầu giữa Việt Nam Cộng hoà đối với Bình Xuyên và các đảng phái chính trị; Vấn đề văn hoá giáo dục… Thông qua đó, chúng tôi có cách nhìn sâu hơn về chế độ Ngô Đình Diệm. Đồng thời, đây là 2
- nguồn tài liệu tham khảo bổ ích khi chúng tôi viết phần “Khái quát chế độ Ngô Đình Diệm” và “Văn hoá giáo dục”. Trần Tam Tĩnh với tác phẩm “Thập giá và lưỡi gươm”, tác phẩm được Nhà xuất bản Trẻ phát hành năm 1988. Trong tác phẩm, Trần Tam Tĩnh đã phản ánh những vấn đề của Giáo hội Công giáo từ thế kỷ XVIII đến nay. Do đó, đây là một trong những nguồn tài liệu rất bổ ích đối với quá trình nghiên cứu của chúng tôi. Sách không nhưng cho chúng tôi hiểu được mặt sáng và mặt tối của Công giáo, mà còn cho chúng tôi nhiều số liệu về Công giáo quý giá để chúng tôi vận dụng vào bài làm của mình. Hoàng Linh Đỗ Mậu với Hồi ký “Tâm sự tướng lưu vong – Việt Nam máu lửa quê hương tôi”, Hồi ký được xuất bản năm 1995 bởi Nhà xuất bản Công an Nhân dân. Tác giả Đỗ Mậu là một tâm phúc của Ngô Đình Diệm, là Giám đốc An Ninh Quân đội Sài Gòn… Do đó, ông có điều kiện để hiểu rộng biết sâu về chính quyền Ngô Đình Diệm. Vì vậy, Hồi ký của Đỗ Mậu đã thể hiện khá là đầy đủ về chế độ Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam. Trong Hồi ký, Đỗ Mậu đã nêu lên một số vấn đề liên quan đến Công giáo thời Ngô Đình Diệm như: Một số sách lược để “Công giáo hoá Việt Nam”; lý giải một số vấn đề chứng minh “Đảng Cần lao Nhân vị” biến thành “Đảng Cần lao Công giáo”; Một số việc làm thể hiện mưu đồ “Công giáo hoá bộ máy chính trị”; Chế độ Gia đình trị và một số chính sách độc tài của nhà họ Ngô Đình… Hồi ký Đỗ Mậu giúp chúng tôi hiểu hơn về gia đình Ngô Đình Diệm, thông qua đó xác định được một số nguyên nhân dẫn đến chính sách ưu đãi công giáo của chế độ. Đồng thời, những vẫn đề mà Đỗ Mậu đề cập liên quan đến vấn đề tôn giáo, góp phần làm phong phú hơn cho nguồn tư liệu để phục vụ cho bài nghiên cứu của chúng tôi. Tác giả Lê Cung với tác phẩm “Phong trào Phật giáo miền Nam Việt Nam năm 1963”, tác phẩm được Nhà xuất bản Thuận Hoá Huế xuất bản năm 2003. Nội dung của tác phẩm là giới thiệu chính sách của Ngô Đình Diệm đối với Phật giáo miền Nam Việt Nam và cuộc đấu tranh của Phật giáo trước năm 1963. Mặc dù nội dung chính là đề cập đến Phật giáo nhưng để làm sâu sắc được bài viết tác giả đã liên tục đề cập đến vấn đề Công giáo. Do đó, thông qua bài viết chúng tôi hiểu được chính sách ưu đãi Công giáo, kỳ thị Phật giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 3
- Tác giả Lê Quang Hậu với luận án tiến sĩ “Phong trào đấu tranh chống chế độ Mỹ - Diệm ở Sài Gòn Gia Định từ 1954 đến 1963” năm 2003. Trong luận án tác giả đã trình bày sự bất công của chính quyền Ngô Đình Diệm trong việc ban hành các chính sách bất bình đẳng giữa Công giáo với Phật giáo và các tôn giáo khác. Thông qua đó, đây là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi hoàn thành tốt đề tài của mình. Tác giả Nguyễn Quang Hưng với những bài viết: “Vài nét về cuộc di cư của giáo dân Bắc kỳ sau hiệp định Giơnevơ năm 1954”, bài viết đăng năm 2004, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 6; “Vài nét về lập trường của Toà thánh Vatican đối với cuộc chiến tranh Việt Nam (1954 – 1975), bài viết đăng năm 2006, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1; “Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của nhà nước Việt Nam đối với Công giáo nhìn từ góc độ Văn hoá – Tôn giáo”, bài viết đăng năm 2008, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1. Những công trình nghiên cứu trên của tác giả Nguyễn Quang Hưng đã khái quát được nhiều vấn đề về Công giáo mà phục bổ ích cho bài nghiên cứu của chúng tôi như: vấn đề giáo dân Công giáo di cư; Sự can thiệp của Toà thánh Vatican đối với chiến tranh ở Việt Nam… Ngoài những công trình nghiên cứu ở trên còn có nhiều công trình nghiên cứu khác có liên quan đến hoạt động của Công giáo thời Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam như: Tác giả Peter Hansen (2009) với bài viết “Bắc di cư: Dân Công giáo tị nạn từ miền Bắc và vai trò của họ tại Việt Nam Cộng hoà (1954 – 1959), Biên dịch Đỗ Hải Yến; Tác giả William Henderson và Wesley R. Fishel, “The Foreign Policy of Ngo Dinh Diem - Chính sách đối ngoại của Ngô Đình Diệm – Phần 1 và phần 2, Biên dịch Vũ Thị Hương Giang. Những bài viết này đăng trong tạp chí nghiên cứu quốc tế. Tác giả Lê Thành Nam – khoa lịch sử trường Đại học Sư phạm Huế với bài viết “Chính sách di cư của Mĩ và chính quyền Ngô Đình Diệm sau Hiệp định Genève”; Tác giả Nguyễn Văn Khoan có “Về sự kiện chống cưỡng ép di cư cuối năm 1954 đầu năm 1955 tại miền Bắc Việt Nam”… Những bài viết này đã phần nào đề cập đến vấn đề Công giáo di cư, vai trò của tín đồ Công giáo di cư trong chính quyền Ngô Đình Diệm, chính sách đối ngoại của chính quyền Ngô Đình Diệm… Do đó, những bài viết này phục vụ thiết thực cho bài nghiên cứu của chúng tôi. Nhìn chung, tất cả các công trình nghiên cứu ở trên đã đề cập ở nhiều mức độ khác nhau về vấn đề Công giáo thời kỳ Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam (1955 – 1963). 4
- Có tài liệu nghiên cứu khá chi tiết về một vấn đề nào đó, có tài liệu lại chỉ nêu lên một cách sơ lược. Song, tất cả đều rất có ích đối với nhóm nghiên cứu chúng tôi. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một tác giả nào tập trung nghiên cứu về đề tài của chúng tôi. Vì vậy, với đề tài: “Chính sách đối với Công giáo của Chính quyền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam (1955 – 1963)”, chúng tôi hy vọng sẽ có những đóng góp mới, thiết thực cho công cuộc tìm hiểu về những chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm thời kỳ Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam. 3. Mục tiêu đề tài Xuất phát từ nhận thức tính cấp thiết của đề tài, chúng tôi đã đặt ra và giải quyết các yêu cầu khoa học cụ thể sau đây: Khái quát sơ lược về chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 – 1963 nhằm giúp người đọc hình dung cụ thể và sâu sắc về chế độ, từ quá trình hình thành đến sự sụp đổ, tình hình chính trị, kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, đối ngoại của chính quyền Ngô Đình Diệm. Nêu lên những chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo về các mặt chính trị - quân sự, kinh tế - xã hội, văn hoá – giáo dục, đối ngoại. Nhận định, đánh giá và nêu lên hệ quả của chính sách Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1963. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu về không gian: Chế độ Ngô Đình Diệm ở miền Nam Việt Nam. Phạm vi nghiên cứu về thời gian: từ 1955 – 1963. Trong quá trình nghiên cứu có những phần chúng tôi đề cập về không gian cũng như thời gian vượt ra khỏi phạm vi không gian và thời gian của đề tài, nhằm mục đích làm rõ những vấn đề được đề cập trong nội dung của đề tài. 5
- 5. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 5.1. Cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu Đề tài tiếp cận hệ thống dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Duy vật lịch sử và những vấn đề có tính lí luận theo quan điểm của chủ nghĩa Mác Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Phương pháp nguyên cứu: Để thực hiện đề tài “Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963)” chúng tôi sử dụng một số phương pháp, trong đó chủ yếu là phương pháp lịch sử và phương pháp logic. Phương pháp lịch sử: Sử dụng phương pháp lịch sử để mô tả và trình bày những sự kiện về quá trình hình thành, sự ra đời và sụp đổ của chính quyền Ngô Đình Diệm. Thông qua đó, tạo điều kiện cho bạn đọc hình dung một cách toàn diện nhất về quá trình hình thành, ra đời và sụp đổ của chế độ Ngô Đình Diệm. Phương pháp logic: Sử dụng phương pháp logic nhằm tìm hiểu nguồn gốc của những chính sách mà chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng đối với tôn giáo và hệ quả của nó. Đặc biệt làm rõ những chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm để Công giáo từng bước trở thành thế lực có quyền hành cao trong chính quyền Ngô Đình Diệm. Ngoài ra chúng tôi còn vận dụng phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh là phương pháp cần thiết trong đề tài nghiên cứu của chúng tôi. Vì để làm sáng tỏ chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo đòi hỏi chúng tôi phải so sánh chính sách đó đối với chính sách mà chính quyền Ngô Đình Diệm áp dụng đối với các tôn giáo khác. Thông qua đó, thấy rõ chính sách ưu đãi Công giáo, kỳ thị các tôn giáo khác của chế độ Ngô Đình Diệm. 5.2. Nguồn tài liệu Để thực hiện tốt bài nghiên cứu, chúng tôi sử dụng các nguồn tài liệu sách, báo, tạp chí, internet, và đặc biệt là tài liệu bậc một: những Sắc lệnh, Nghị định, kế hoạch, văn thư, báo cáo kết quả… thời kỳ Việt Nam Cộng hòa liên quan đến đề tài của chúng tôi. Nguồn tài liệu chúng tôi tham khảo chủ yếu từ: Trung tâm lưu trữ 6
- Quốc gia II, thư viện Khoa học Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, thư viện tỉnh Bình Dương, thư viện trường Đại học Thủ Dầu Một. 6. Đóng góp và khả năng ứng dụng của đề tài Kết quả của đề tài góp phần giúp cho người đọc hiểu rõ hơn chính sách của chính quyền Ngô Đình Diệm đối với Công giáo ở miền Nam Việt Nam giai đoạn 1955 - 1963. Cung cấp thêm nguồn tư liệu cho đọc giả quan tâm đến chế độ Việt Nam Cộng hoà và tôn giáo ở Việt Nam. Đồng thời, tạo điều kiện cho các bạn học sinh, sinh viên có thêm nguồn tài liệu để tham khảo khi thực hiện một đề tài nào đó có liên quan. Có thể đưa chính sách đối với tôn giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm thành tư liệu tham khảo cho các bạn sinh viên ở các trường đại học, cao đẳng chuyên ngành lịch sử, chính trị. 7. Bố cục Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, bài nghiên cứu được chia thành 3 chương: Chương I: Khái quát chế độ Việt Nam Cộng hòa giai đoạn 1955 - 1963 Chương II: Chính sách đối với Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963) Chương III: Nhận định, đánh giá chính sách Công giáo của chính quyền Ngô Đình Diệm (1955 – 1963) 7
- CHƯƠNG I KHÁI QUÁT CHẾ ĐỘ VIỆT NAM CỘNG HÒA GIAI ĐOẠN 1955 – 1963 1.1. Quá trình hình thành và sự ra đời chính thể Cộng hoà Việt Nam Trước nguy cơ Pháp thất bại ở Đông Dương, Mỹ ngày càng can thiệp sâu hơn vào cuộc chiến tranh ở Đông Dương. Ngày 7/5/1954, Pháp thua trận ở Điện Biên Phủ. Nhân cơ hội đó, Mỹ tăng cường lực lượng thế chân Pháp ở Đông Dương. Ngô Đình Diệm (đang sống lưu vong) là sự lựa chọn của Mỹ để làm tay sai cho mình. Richarrd F. Newcomb viết: “Đối với người Mỹ, Diệm là rất thích hợp. Ông là người Việt Nam thực sự, 54 tuổi chống Pháp, chống Cộng. Với một vài kinh nghiệm trong thời kỳ làm quan thuộc địa, và là một người Thiên Chúa giáo (không bao giờ chú ý đến Việt Nam có 85% dân số là Phật giáo)” [39; 29]. Để Ngô Đình Diệm trở thành tay sai đắc lực cho Mỹ, tháng 6/1954 Mỹ dùng viện trợ gây sức ép cho Pháp và Quốc trưởng Bảo Đại đưa Ngô Đình Diệm về nước làm thủ tướng. Ngày 16/6/1954, Quốc Trưởng Bảo Đại chính thức công bố cử Ngô Đình Diệm làm Thủ tướng với toàn quyền hành động. Với toàn quyền hành động tức là mọi quyết định quan trọng liên quan đến Quốc gia Việt Nam thì Thủ tướng Ngô Đình Diệm không cần phải xin ý kiến của Quốc Trưởng Bảo Đại như những thủ tướng tiền nhiệm. Ngày 25/6/1954, Ngô Đình Diệm từ Pháp về phi trường Tân Sơn Nhất (Sài Gòn), được sự tiếp đón nồng nhiệt theo nghi lễ ngoại giao của một số nhân viên đại diện các Bộ trong Chính phủ Bửu Lộc, một số sĩ quan cấp tá Việt và Pháp thuộc Bộ Quốc phòng và bộ Tổng Tham mưu Quân đội Quốc gia Việt Nam (TTM/QĐQGVN), cùng một số người thân thuộc dòng họ Ngô Đình và Nhân sĩ thân hữu của gia đình Ngô Đình Diệm. Sau khi trở về nước, Ngô Đình Diệm tiếp xúc với các nhân sĩ để thành lập chính phủ. Ngày 7/7/1954, chính phủ của Ngô Đình Diệm chính thức được trình diện và bắt đầu tham chánh (xem phụ lục 4.9). Ngay sau khi Ngô Đình Diệm trình diện chính phủ mới đã vấp phải những tranh chấp quyết liệt từ hai giáo phái Cao Đài, Hoà Hảo và lực lượng Bình Xuyên. 8
- Để chống lại chính phủ Ngô Đình Diệm, quân đội Cao Đài, Hoà Hảo liên kết với lực lượng Bình Xuyên lập ra “Mặt trận thống nhất toàn lực Quốc gia”. Tổ chức này đòi quyền tham chánh, và ngày 21/3/1955, ép Thủ tướng Ngô Đình Diệm phải thay đổi nội các trong vòng năm ngày (thay đổi trước ngày 26/3). Cũng trong tháng 3, lực lượng Bình Xuyên tấn công Bộ Tổng tham mưu rồi bắn pháo vào Dinh Độc lập. Để phản công, quân chính phủ vây đánh Tổng nha Cảnh sát trên đại lộ Trần Hưng Đạo (Galliéni cũ) do Lại Văn Sang người của Bình Xuyên làm Tổng Giám đốc. Ngô Đình Diệm phải triệu hồi Đại tá Dương Văn Minh về Sài Gòn để chỉ huy quân đội chống lại những lực lượng chống đối. Ngày 26/4/1955, Ngô Đình Diệm ra lệnh cắt chức Lại Văn Sang và cử Đại tá Nguyễn Ngọc Lễ vào thay thế, nhưng Lại Văn Sang không đồng ý. Lại Văn Sang muốn phải có lệnh của Quốc trưởng Bảo Đại ông mới tuân thủ theo lệnh của Ngô Đình Diệm. Trước những hành động của Ngô Đình Diệm, ngày 27/4/1955 quân Bình Xuyên mở đợt tấn công vào thành Cộng hoà và kêu gọi Quốc trưởng Bảo Đại can thiệp. Ngay sau đó, Bảo Đại ra lệnh cho Ngô Đình Diệm sang Pháp hội kiến. Ngô Đình Diệm không những không hội kiến mà còn triệu tập Hội đồng Nội các để lấy ý kiến bác bỏ điện văn triệu tập của Bảo Đại. Tiếp đó, triệu tập phiên họp bất thường, dùng danh nghĩa “Đại hội các lực lượng quốc gia” lập kiến nghị phế truất Bảo Đại. Lập ra “Hội đồng Nhân dân Cách mạng” để đề xướng việc nhân dân phế Bảo Đại. Ngày 30/4/1955, một cuộc đụng độ lớn diễn ra giữa quân chính phủ và lực lượng Bình Xuyên có sự hậu thuẫn của quân đội Cao Đài, Hoà Hảo. Cuộc đụng độ gây hoả hoạn ở khu Nancy (Cầu Nguyễn Văn Cừ ngày nay) và Chợ Quán khiến 20.000 người phải sơ tán [63]. Sau cuộc đụng độ, chính phủ kiểm soát được các cửa ngõ quan trọng vào đô thành như cầu Chữ Y, cầu Tân Thuận, Khánh Hội… Lực lượng Bình Xuyên thua trận phải rút khỏi Sài Gòn, Chợ Lớn. Tháng 5/1955, nhóm chỉ huy lực lượng Bình Xuyên gồm Lê Văn Viễn, Lại Hữu Tài, Lại Văn Sang phải rút quân về Rừng Sát vì bị lực lượng chính phủ truy đuổi gắt gao. Đến cuối năm 1955, lực lượng Bình Xuyên hoàn toàn tan rã sau chiến dịch Hoàng Diệu. Để giữ vững chỗ đứng, cũng trong năm 1955 chính phủ mở cuộc càn quét lực lượng vũ trang Hoà Hảo trong chiến dịch Đinh Tiên Hoàng đánh vào Cái Vồn và Thốt Nốt. Ngày 5/6/1955, chỉ huy lực lượng Hoà Hảo là tướng Nguyễn Giác Ngộ 9
- đầu hàng, một số tướng lĩnh khác như Lê Quang Vinh, Trần Văn Soái cầm cự đến năm 1956 thì thất bại. Từ đó, lực lượng Hoà Hảo mới chính thức tan rã. Lực lượng Cao Đài do hai tướng Trình Minh Thế và Nguyễn Thành Phương chỉ huy nhận thấy không chống được quân chính phủ nên lực lượng này gia nhập Hội đồng Cách mạng ủng hộ Thủ tướng Ngô Đình Diệm vào tháng 4 nên không đụng độ với quân chính phủ. Bên cạnh việc thành lập chính phủ, Ngô Đình Diệm thực hiện một số chủ trương khác của Mỹ như: “Từ chối hiệp thương tổng tuyển cử, từ chối việc tái lập quan hệ giữa hai miền Nam – Bắc; tổ chức tuyển cử riêng rẽ, bầu cử Quốc hội Lập hiến, ban hành hiến Pháp (26/10/1956), lập đảng Cần Lao nhân vị, Phong trào Cách mạng quốc gia, Thanh niên cộng hoà, Phụ nữ liên đới…” [39; 30]. Ngoài ra, chính quyền Ngô Đình Diệm còn ra sức khủng bố những người tán thành hoà bình, những người tham gia chống Diệm và những người đấu tranh đòi thi hành hiệp định Giơnevơ (1954) về việc chấm dứt chế độ thực dân Pháp ở Đông Dương. Sỡ dĩ, Mỹ - Diệm không cho thi hành Hiệp định Giơnevơ vì Hiệp định này không có lợi cho Mỹ, ngược lại còn phản tác dụng đối với những ý đồ của Mỹ. Mỹ cho rằng: Hiệp định Giơnevơ không những không ngăn chặn được cộng sản, mà còn trao trả lại miền Bắc cho chính phủ Việt Nam dân chủ Cộng hoà năm 1954 và đến năm 1956 sẽ trả nốt miền Nam. Chính vì vậy, Mỹ ngăn chặn việc thi hành Hiệp định Giơnevơ và thiết lập ở miền Nam Việt Nam một chế độ thân Mỹ. Ngô Đình Diệm lấy chiêu bài “chống Cộng” 1 coi “chống Cộng là quốc sách”, kiện toàn bộ máy đàn áp. Năm 1955, sau khi giải quyết xong những phe phái đối lập, Chính phủ Ngô Đình Diệm do Mỹ đứng sau đã tổ chức một cuộc tổng tuyển cử phế truất Bảo Đại, đưa Ngô Đình Diệm lên nắm quyền, gọi là “Trưng cầu dân ý”. Nhiều tài liệu viết rằng đây là cuộc tuyển cử: “giả hiệu”, “đã an bài”, “có sắp xếp gian lận”… Những nhận định của những tài liệu viết trên hoàn toàn có cơ sở. Thực tế, dưới sự chỉ đạo của Ngô Đình Nhu (Anh ruột Ngô Đình Diệm) và Trần Chánh Thành – Chủ tịch Phong trào Cách mạng Quốc gia yêu cầu toàn bộ các cơ quan, đoàn thể từ trung 1 Cộng (Việt Cộng): là những người Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc và Đảng Cộng sản Việt Nam. Dựa vào Quốc tế cộng sản để giải phóng dân tộc khỏi ách đô hộ của thực dân. Hiện nay, từ “Việt Cộng” vẫn được sử dụng phổ biến trong sách báo, phim ảnh, tài liệu lịch sử của chế độ Việt Nam cộng hoà. 10
- ương đến địa phương ký đơn theo mẫu có sẵn để truất phế Bảo Đại, suy tôn Ngô Đình Diệm. Ngày 23/10/1955, cuộc “Trưng cầu dân ý” (xem phụ lục 2; hình 6) được tổ chức rầm rộ, dưới sự kiểm soát tối đa của cảnh sát, công an, mật vụ và thông tin. Nhân dân miền Nam bị ép buộc đi bỏ phiếu dưới sự áp đặt của chính quyền. Cuộc bỏ phiếu diễn ra với gần 6 triệu lá phiếu. Kết quả như sau: Bảng thống kê số phiếu trong cuộc “trưng cầu dân ý’’ phế truất Bảo Đại năm 1955 Lựa chọn Số phiếu Đồng ý phế truất Bảo Đại 5.721.735 Chống việc phế truất Bảo Đại 63.017 Phiếu hỏng 44.105 Nguồn: [64] (xem phụ lục 2; hình 5) Bằng cuộc trưng cầu dân ý gian lận, Ngô Đình Diệm đạt tỷ số tuyệt đối (98.2%) so với Quốc trưởng Bảo Đại (1.8%). Với kết quả đó, Hoa Kỳ và Ngô Đình Diệm đã gạt được Bảo Đại - phần tử thân cận nhất của Pháp ra khỏi miền Nam Việt Nam. Sau khi Bảo Đại bị phế truất, Ngô Đình Diệm thay thế Bảo Đại làm Quốc trưởng. Ngày 26/10/1955, Mỹ uỷ nhiệm cho Ngô Đình Diệm thành lập nước “Việt Nam Cộng hoà” theo khuôn mẫu “Tổng thống chế”2 của Hiệp Chủng quốc Hoa Kỳ. Ngô Đình Diệm trở thành Tổng thống của chính thể Việt Nam Cộng hoà (VNCH). 1.2. Khái quát chính quyền Ngô Đình Diệm Ngô Đình Diệm ngay sau khi làm Tổng thống, ông bắt đầu việc sơ thảo một Hiến pháp cho chính quyền mới (11/1955). Đứng đầu ngành hành pháp là Tổng thống với nhiệm kỳ 5 năm. Mỗi ứng cử viên được phép ra tranh cử ba nhiệm kỳ liên tiếp. Hỗ trợ ngành hành pháp là Nội các gồm 14 Bộ trưởng. Lập pháp có Quốc hội 2 Tổng thống chế là hệ thống chính phủ mà trong đó có một ngành hành pháp tồn tại và “ngự trị” tách biệt khỏi ngành lập pháp. 11
- chỉ có một viện duy nhất với 123 dân biểu (nhiệm kỳ ba năm chọn theo từng đợ vị bầu cử). Về tư pháp có Viện Bảo hiến để cân nhăc và xét duyệt những luật lệ ban hành cho phù hợp với Hiến Pháp. Toà phá án được xem là pháp đình tối cao trong hệ thống tư pháp của chính quyền Ngô Đình Diệm. Thời Tổng thống Diệm có một toà phá án ở Sài Gòn, hai toà thượng thẩm ở Sài Gòn và Huế. Mỗi tỉnh có một toà hoà giải và những cấp thấp hơn. Ngô Đình Diệm thi hành nhiều chính sách để kiện toàn bộ máy đàn áp của mình. Tháng 3/1955, thành lập Tổng uỷ “Công dân vụ”, chuyên lo việc đàn áp chính trị. Ban hành nhiều luật lệ hà khắc, trong đó có dụ số 6 ban hành ngày 11/1/1956 về việc lập các trại tập trung để giam giữ những người thuộc các lực lượng chống đối, gây nguy hiểm cho quốc phòng và an ninh Việt Nam Cộng hoà; Dụ số 13 ban hành ngày 20/2/1956, không cho quyền tự do báo chí. Tháng 5/1959, Ngô Đình Diệm ban hành luật 10-59 về việc thành lập các toà án quân sự đặc biệt, mục đích đặt những người cộng sản ra khỏi hệ thống pháp luật. Bên cạnh đó, thực hiện các chương trình “Khu trù mật”, “Ấp chiến lược”, “Cách cách điền địa”, “Khu dinh điền”… Chính sách “Khu trù mật” ban hành ngày 7/7/1959, được tiến hành trong ba năm từ 1959 - 1961. Khu trù mật là chính sách có quy mô lớn, lâu dài, vừa kết hợp đàn áp bằng bạo lực vừa phát triển kinh tế, nhằm bình định nông thôn, khống chế nông dân, cô lập được các phong trào cách mạng ở cấp cơ sở. Tổng thống Diệm nói: “Năm nay, tôi lập ra công tác lập khu trù mật tại thôn quê, ở những nơi giao thông thuận lợi, hợp vệ sinh, có những tiện nghi tối thiểu để tập hợp những nhân dân lẽ tẻ thiếu thốn. Những khu trù mật ấy sẽ là những đơn vị kinh tế sau này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế quốc gia” [41; 16]. Chính quyền Ngô Đình Diệm và tay chân cố đánh lừa dư luận về việc xây dựng “Khu trù mật” là “Xây dựng một xã hội mới trên nền tảng công bằng xã hội và tình thân ái để thúc đẩy sự đồng tiến của mọi tầng lớp dân chúng, với những phương tiện hạn hữu của một nước kém mở mang và chỉ biết trông cậy ở những cố gắng riêng của mình mà thôi” [44; 136-137]. Nhưng thực chất, những âm mưu đằng sau cái lý tưởng tốt đẹp ở trên không thể che đậy được, bởi chính quyền Ngô Đình Diệm có nhiều hành động mang tính chất đi ngược lại với lợi ích, nguyện vọng của người dân. Mục đích xây dựng “Khu trù mật” nhằm bình định, khống chế nhân dân, cô lập 12
- được những phong trào cách mạng ngay ở cấp cơ sở. Báo cách mạng quốc gia Sài Gòn số 18/2/1960 đã cho thấy mục đích của “Khu trù mật” là: “Tách quần chúng ra khỏi những phần tử cảm tình với cộng sản, lùa cộng sản vào rừng rồi bị diệt trừ” [44; 137]. Mỗi khu trù mật có một ban đại diện gồm: “Trưởng ban phụ trách chung, một uỷ viên tài chính kiêm Chủ tịch hiệp hội nông dân, một uỷ viên cảnh sát, một uỷ viên phụ trách hộ tịch kiêm y tế” [44; 137]. Dưới ban đại diện khu có ban đại diện ấp, dưới ấp thì cứ 5 gia đình ghép lại với nhau thành “Ngũ gia liên bảo”, cứ mỗi “Ngũ gia liên bảo” có một liên gia trưởng và một liên gia phó. Mỗi gia đình phải có một tờ khai ghi đầy đủ những thông tin: họ tên, tuổi, nghề nghiệp và có dán ảnh từng người. Người dân đi đâu, làm gì phải báo cho liên gia trưởng, ấp trưởng. Với kết cấu chặt chẽ, khu trù mật đã đặt người dân vào một hệ thống kìm kẹp khắc nghiệt. Ngoài ra, khu trù mật là mắt xích quan trọng trong âm mưu quân sự của Mỹ - Diệm. Khu trù mật không chỉ là nơi để kiểm soát chặt chẽ nhân dân, mà còn là nơi chuyên đào tạo, huấn luyện, trang bị vũ khí, có đại đội biệt kích, đại đội dân vệ cung cấp vòng ngoài, mỗi ấp có trung đội, đại đội thanh niên Cộng hoà. Những tổ chức này phối hợp với công an, mật vụ kiểm soát chặt chẽ “Khu trù mật”. Bên cạnh đó, có ba tiểu đoàn lính Cộng hoà chi viện khi cần thiết đến bảo vệ và càn quét khi xảy ra giao tranh. Qua đây, thấy được âm mưu chính trị sâu xa của chính quyền Ngô Đình Diệm khi xây dựng “Khu trù mật” là nhằm tách cộng sản ra khỏi nhân dân, ngăn chặn những ảnh hưởng của cộng sản đối với nhân dân, ngăn chặn những cơ sở liên lạc cách mạng của cộng sản. Năm 1961, Mỹ - Diệm thực hiện chính sách “Ấp chiến lược” thay thế chính sách “Khu trù mật”. Ấp chiến lược được xem là một “Quốc sách” của chính quyền Đệ nhất Cộng hoà Việt Nam để đối phó với Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam - là xương sống của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt” của Mỹ ở miền Nam Việt Nam. Mục đích chính của Ấp chiến lược là “Tát nước để bắt cá”, loại bỏ lực lượng du kích của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam ra khỏi nông dân ở nông thôn để dễ dàng tiêu diệt, hạn chế sự hoạt động, ngăn chặn người dân tiếp tế. Ấp chiến lược được tổ chức theo hình thức “tự quản, tự phòng và tự phát triển”. Quản lý ấp là Ban trị sự, phòng thủ và bảo vệ ấp có lực lượng Phòng vệ dân sự, phối hợp với các lực lượng khác như đơn vị Thanh niên, Thanh nữ Cộng hoà phụ 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tín dụng đối với cho vay bất động sản ở các ngân hàng thương mại Việt Nam hiện nay
99 p | 319 | 103
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách cổ tức của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam
86 p | 193 | 37
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách tài chính, tiền tệ của chính phủ đối với sự phát triển của doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kinh nghiệm của các nước trên thế giới và bài học đối với Việt Nam
113 p | 187 | 26
-
Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế: Chính sách phát triển nông nghiệp trên địa bàn huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu
44 p | 47 | 23
-
Khóa luận tốt nghiệp Quản trị nhân lực: Chính sách đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức là người dân tộc thiểu số tại huyện Mang Yang tỉnh Gia Lai
86 p | 78 | 22
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính
81 p | 122 | 16
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam trong những năm gần đây: thực trạng và giải pháp
103 p | 155 | 15
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ của nhật và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam
108 p | 135 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách phát triển du lịch bền vững tại tỉnh Hà Giang
74 p | 38 | 14
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách bảo hiểm thất nghiệp tại quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội
53 p | 15 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực thi chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Thái Nguyên hiện nay
69 p | 17 | 11
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách thi đua khen thưởng của Ủy ban nhân dân huyện Tam Nông tỉnh Phú Thọ
72 p | 22 | 10
-
Khoá luận tốt nghiệp Chính sách công: Thực hiện chính sách khôi phục kinh tế ở huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội sau dịch bệnh
74 p | 12 | 9
-
Khoá luận tốt nghiệp: Thực hiện chính sách giảm nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình
105 p | 26 | 7
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp marketing nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty TNHH Nước mắm Lương Hải
77 p | 20 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách Marketing Mix tại Công ty cổ phần DOHA Logistics
87 p | 19 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Hoàn thiện chính sách marketing tại Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam Thương Tín VietBank
107 p | 12 | 5
-
Khóa luận tốt nghiệp: Chính sách đãi ngộ nhân sự của Công ty TNHH Một thành viên Khai thác Công trình Thủy lợi An Hải
90 p | 25 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn