intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:72

38
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của Khoá luận nhằm xác định được số giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Khoá luận Tốt nghiệp Đại học: Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên

  1. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LƯƠNG THẾ VŨ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Khoa : Nông học Khóa học : 2015 - 2019 Thái Nguyên, năm 2019
  2. ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM ---------------------- LƯƠNG THẾ VŨ Tên đề tài: NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƯỞNG VÀ PHÁT TRIỂN CỦA MỘT SỐ GIỐNG HOA ĐỒNG TIỀN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Hệ đào tạo : Chính quy Chuyên ngành : Khoa học cây trồng Khoa : Nông học Lớp : K47 - TT - N02 Khóa học : 2015 - 2019 Giảng viên hướng dẫn : TS. Lưu Thị Xuyến Thái Nguyên, năm 2019
  3. i LỜI CẢM ƠN Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng trong quá trình học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên. Đây là khoảng thời gian cần thiết để sinh viên hệ thống và củng cố lại toàn bộ lượng kiến thức đã học, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn trong quá trình sản xuất để nâng cao hiểu biết và trình độ chuyên môn, tạo tiền đề cho bản thân để có một tác phong làm việc hiệu quả. Vì vậy thực tập tốt nghiệp là một khâu rất quan trọng không thể thiếu của mỗi sinh viên. Để hoàn thiện bài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực và cố gắng của bản thân, bên cạnh những thuận lợi, em đã gặp không ít khó khăn. Nhưng được sự giúp đỡ và động viên của các thầy cô, bạn bè, gia đình và các anh chị em đã vượt qua các khó khăn đó và hoàn thiện bài khóa luận. Đầu tiên, em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Lưu Thị Xuyến đã giúp đỡ, động viên và tận tình chỉ bảo em trong quá trình thực hiện và hoàn thành bài khóa luận này. Em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến nhà vườn Tùng Mến đã tạo điều kiện giúp đỡ em thực hiện đề tài này. Em xin trân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khoa Nông học và các thầy cô giáo trong khoa đã tạo điều kiện giúp đỡ em hoàn thành kỳ thực tập. Mặc dù đã cố gắng nhưng do hạn chế về thời gian, trình độ lý luận và kinh nghiệm thực tế nên bài khóa luận không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong được sự cảm thông và đóng góp ý kiến của các thầy cô và các bạn để bài khóa luận của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn ! Thái Nguyên, ngày 10 tháng 6 năm 2019 Sinh viên Lương Thế Vũ
  4. ii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng và các giai đoạn của hoa đồng tiền. .......... 8 Bảng 4.1. Tỷ lệ sống sau trồng và thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa đồng tiền. ................................................................. 28 Bảng 4.2. Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền (lá/cây) ..................... 30 Bảng 4.3. Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền (lá/cây) .......................... 32 Bảng 4.4. Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền (nhánh/cây)....... 35 Bảng 4.5. Động thái ra hoa của các giống hoa đồng tiền (hoa/khóm) ............ 36 Bảng 4.6. Đặc điểm hình thái của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm ......... 38 Bảng 4.7. Thành phần, mức độ nhiễm sâu bệnh hại chính của các giống đồng tiền ................................................................................................... 40 Bảng 4.8. Năng suất hoa của các giống hoa đồng tiền ................................... 42 Bảng 4.9. Chất lượng hoa của các giống đồng tiền ........................................ 43 Bảng 4.10. Hiệu quả kinh tế khi trồng hoa đồng tiền ..................................... 46
  5. iii DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 4.1. Tốc độ ra lá của các giống hoa đồng tiền (lá/cây) .......................... 33 Hình 4.2. Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền (nhánh/cây) ....... 35 Hình 4.3. Động thái ra hoa của các giống hoa đồng tiền (hoa/khóm) ............ 37
  6. iv DANH MỤC VIẾT TẮT STT Tên chữ Chữ viết tắt 1 Bảo vệ thực vật BVTV 2 Đối chứng Đ/C 3 EMINA EM 4 Gerbere G 5 Kích thích sinh trưởng KTST 6 Nhà xuất bản NXB
  7. v MỤC LỤC Trang LỜI CẢM ƠN .................................................................................................... i DANH MỤC CÁC BẢNG................................................................................ ii DANH MỤC CÁC HÌNH ................................................................................ iii DANH MỤC VIẾT TẮT ................................................................................. iv MỤC LỤC ......................................................................................................... v PHẦN 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1 1.1. Đặt vấn đề................................................................................................... 1 1.2. Mục đích và yêu cầu .................................................................................. 2 1.2.1. Mục đích.................................................................................................. 2 1.2.2. Yêu cầu.................................................................................................... 3 1.3. Ý nghĩa của đề tài ....................................................................................... 3 1.3.1. Ý nghĩa khoa học .................................................................................... 3 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn ..................................................................................... 3 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 4 2.1. Nguồn gốc, phân loại ................................................................................. 4 2.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền............................................ 5 2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh .................................................................... 6 2.3.1. Nhiệt độ ................................................................................................... 6 2.3.2 .Ánh sáng .................................................................................................. 6 2.3.3. Ẩm độ ...................................................................................................... 7 2.3.4 .Đất và dinh dưỡng ................................................................................... 7 2.3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc..................................................................... 8 2.4. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế .............................................................. 11 2.4.1. Giá trị sử dụng ....................................................................................... 11 2.4.2. Giá trị kinh tế ........................................................................................ 11
  8. vi 2.5. Tình hình nghiên cứu, sản xuất hoa đồng tiền trên thế Giới và Việt Nam .. 12 2.5.1. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền trên thế Giới ............. 12 2.5.2. Tình hình nghiên cứu và sản xuất hoa đồng tiền ở Việt Nam .............. 16 PHẦN 3. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................................................................................ 22 3.1. Vật liệu nghiên cứu .................................................................................. 22 3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ............................................................... 22 3.3. Nội dung nghiên cứu ................................................................................ 22 3.4. Phương pháp nghiên cứu và các chỉ tiêu theo dõi ................................... 22 3.4.1. Bố trí thí nghiệm ................................................................................... 22 3.4.2. Các chỉ tiêu theo dõi.............................................................................. 23 3.4.3. Các biện pháp kĩ thuật áp dụng trong thí nghiệm ................................. 25 3.4.4.Phương pháp xử lý dữ liệu ..................................................................... 26 PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 27 4.1. Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên ..................................... 27 4.1.1. Tỷ lệ sống sau khi trồng và các giai đoạn sinh trưởng của các giống hoa đồng tiền .......................................................................................................... 27 4.1.2. Động thái ra lá của các giống hoa đồng tiền ......................................... 29 4.1.3. Động thái đẻ nhánh của các giống hoa đồng tiền ................................. 34 4.1.4. Động thái ra hoa của các giống hoa đồng tiền ...................................... 36 4.1.5. Một số đặc điểm hình thái của các giống hoa đồng tiền thí nghiệm .... 38 4.2. Tình hình sâu bệnh hại chính của các giống đồng tiền ............................ 39 4.3. Các yếu tố cấu thành năng suất và chất lượng hoa .................................. 42 4.3.1. Năng suất hoa của các giống hoa đồng tiền .......................................... 42 4.3.2. Chất lượng hoa của các giống hoa đồng tiền ........................................ 43 4.3.3. Sơ bộ hạch toán hiệu quả kinh tế khi trồng hoa đồng tiền.................... 45
  9. vii Phần 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................. 47 5.1. Kết luận .................................................................................................... 47 5.2. Đề nghị ..................................................................................................... 47 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 48 PHỤ LỤC
  10. 1 PHẦN 1 MỞ ĐẦU 1.1. Đặt vấn đề Nói đến vẻ của đẹp thiên nhiên, không thể không nhắc đến hoa. Hoa là sự chắt lọc kỳ diệu nhất những tinh túy mà thế giới cỏ cây ban tặng cho con người. Mỗi loài hoa ẩn chứa một vẻ đẹp, một sức quyến rũ riêng mà qua đó con người có thể gửi gắm tâm hồn mình. Hoa không chỉ đem lại cho con người sự thư thái thoải mái khi thưởng thức mà còn đem lại giá trị kinh tế cao cho người sản xuất hoa. Khi xã hội ngày càng phát triển, mức sống của người dân càng nâng cao thì nhu cầu về hoa cũng tăng cả về số lượng và chất lượng. Hàng năm nhu cầu hoa cắt cành trên thế giới tăng khoảng 6 – 9%, tổng giá trị tiêu thụ hoa trên thế giới năm 1995 là 31 tỉ USD [16] tăng lên gần 40 tỉ USD năm 1999 [10]. Ở Việt Nam, so với năm 1995, diện tích hoa cây cảnh năm 2010 đã tăng 4,6 lần, giá trị sản lượng tăng 15,67 lần đạt 3.564 tỷ đồng, trong đó xuất khẩu xấp xỉ 20 triệu USD. Nghề trồng hoa ở Việt Nam đã có từ lâu đời nhưng vài năm gần đây có những bước đột phá, công nghệ sản xuất hoa đã được áp dụng và phát triển với nhiều mức độ khác nhau, xây dựng được các vùng trồng hoa mới với quy mô lớn, áp dụng công nghệ tiên tiến về giống, phân bón và các trang thiết bị khác để sản xuất, đáp ứng nhu cầu chơi hoa của xã hội và sản xuất hoa theo hướng xuất khẩu. Nhiều địa phương có thế mạnh về trồng hoa đã xây dựng và hình thành vùng hoa chuyên canh lớn như Đà Lạt (Lâm Đồng), Sapa (Lào Cai), Tây Tựu (Hà Nội), Mê Linh (Vĩnh Phúc), Đằng Lâm, Đằng Hải (Hải Phòng)… Theo các chuyên gia kinh tế, doanh thu từ các vùng chuyên canh hoa rất lớn, có nơi lợi nhuận lên đến 2 tỷ đồng/ha/năm.
  11. 2 Hoa đồng tiền (Gerbera sp.) có nguồn gốc từ Nam Phi, là một trong 10 loài hoa quan trọng nhất trên thế giới ( sau hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn ),[4]. Hoa đồng tiền là một loại hoa đẹp, hình dáng, màu sắc phong phú đa dạng từ đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím…hoa có kích thước to, cánh hoa cứng nên là hoa lý tưởng để làm bó hoa, lẵng hoa và cắm hoa nghệ thuật được người tiêu dùng rất ưa chuộng. Với ưu điểm dễ trồng, dễ nhân giống, kỹ thuật chăm sóc đơn giản ít tốn công, trồng một lần có thể thu hoạch liên tục từ 4 đến 5 năm. hình dáng hoa cân đối, hài hòa, giá trị thẩm mỹ cao nên đang là một trong 10 loại hoa tiêu thụ mạnh nhất trên thế giới. Hiện nay, diện tích hoa đồng tiền chiếm tới 8% trong cơ cấu hoa chủng loại sản xuất cả nước và không ngừng được mở rộng. Tuy nhiên, các giống hoa đồng tiền trong sản xuất được nhập nội từ nhiều nguồn khác nhau chưa qua công tác khảo nghiệm đánh giá một cách hệ thống nên năng suất, phẩm chất hoa chưa hoàn toàn đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng. Do vậy, công tác nghiên cứu chọn tạo, tuyển chọn, nhập nội giống hoa đồng tiền thích nghi với điều kiện trồng trọt ở nước ta có ý nghĩa rất quan trọng góp phần nâng cao quy mô sản xuất, tăng thu nhập cho người dân. Từ thực trạng nêu trên. Để góp phần vào công tác chọn tạo nghiên cứu giống cũng như hoàn thiện quy trình kỹ thuật thâm canh nâng cao nâng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên”. 1.2. Mục đích và yêu cầu 1.2.1. Mục đích Xác định được số giống hoa đồng tiền có năng suất, chất lượng tốt, màu sắc đẹp phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng và thích nghi với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên.
  12. 3 1.2.2. Yêu cầu - Đánh giá khả năng sinh trưởng và phát triển của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá năng suất và chất lượng của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. - Đánh giá tình hình sâu bệnh hại của một số giống hoa đồng tiền tại trường Đại Học Nông Lâm Thái Nguyên. 1.3. Ý nghĩa của đề tài 1.3.1. Ý nghĩa khoa học - Kết quả nghiên cứu của đề tài là cơ sở khoa học cho việc lựa chọn giống hoa đồng tiền phù hợp với điều kiện sinh thái của Thái Nguyên. - Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ bổ sung vào tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác học tập, giảng dạy và nghiên cứu khoa học về cây hoa đồng tiền. 1.3.2. Ý nghĩa thực tiễn - Tìm ra được giống hoa đồng tiền có triển vọng, năng suất và chất lượng tốt đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng và mang lại hiệu hiệu quả kinh tế cho người trồng. - Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần hoàn thiện quy trình thâm canh tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất hoa đồng tiền tại Việt Nam.
  13. 4 PHẦN 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Nguồn gốc, phân loại Hoa đồng tiền có tên khoa học là Gerbera jamesonii Bolus (còn gọi là hoa Mặt trời hay hoa Phu Lăng), là một trong 10 loại hoa quan trọng nhất trên thế giới (sau hoa hồng, cúc, lan, cẩm chướng, lay ơn…). Chi hoa đồng tiền Gerbera là một chi trong tổng số loài cây cảnh của họ cúc Asteraceae, được Robert Jameson phát hiện lần đầu tiên ở Nam Phi năm 1697. Nơi đây, hoa đồng tiền mọc tự do ở những nơi râm mát, ở độ cao so với mặt biển từ 1.100 đến 1.700m và ở vĩ độ 260o Nam. Hoa được ông đưa về vườn thực vật nước Anh. Irwin Lynch là người đầu tiên tiến hành lai tạo giữa các giống đồng tiền với nhau. Sau đó người Pháp và người Hà Lan cũng tiến hành lai tạo và dần dần hai nước này trở thành trung tâm lai tạo giống hoa Đồng tiền lớn của thế giới [2]. Chi Gerbera có khoảng 30-100 loài, các loài trong chi này có cụm hoa dạng đầu lớn với các hoa tia hai môi nổi bật có màu vàng, da cam, trắng, hồng, hay đỏ… cụm hoa dạng đầu có bề ngoài dường như một bông hoa, trên thực tế là tập hợp của hàng trăm hoa nhỏ riêng biệt [9]. Đầu những năm 20 của thế kỷ XX, hoa đồng tiền chưa được sản xuất nhiều ở Bắc Mỹ, nhưng sau đó việc nhân giống được tiến hành rộng rãi ở California trong suốt những năm 70. Ở Việt Nam, hoa đồng tiền được người Pháp đưa vào từ đầu thế kỷ XX và được phát triển cho đến ngày nay. Tuy nhiên chủ yếu vẫn là các giống đồng tiền đơn, hoa nhỏ. Hoa đồng tiền kép mới chỉ được du nhập vào Việt Nam trong một vài năm gần đây [4].
  14. 5 Trong hệ thống phân loại thực vật, cây hoa đồng tiền thuộc lớp hai lá mầm (Dicolyledonae), phân lớp cúc (Asteridae), bộ cúc (Asterales), họ cúc (Asteraceae), chi Gerbera [11]. Theo Nguyễn Thị Vân (2008) Chi Gerbera rất phổ biến (khoảng 40 loài), được trồng làm cây trang trí trong các mảnh vườn hay được cắt để cắm. Các giống trồng phổ biến ngày nay chủ yếu là lai ghép chéo giữa G. jamesonii với G.viridifilia Schult. Bip hoặc các giống lai tự nhiên ở Nam Phi [14]. Các giống lai chéo này có tên khoa học là Gerbera hybrida. Hiện nay tồn tại hàng trăm giống khác nhau, chúng dao động mạnh về hình dạng và kích thước, màu sắc hoa và nhị hoa rất đa dạng. Hoa đồng tiền thuộc loại hoa lưu niên, ra hoa quanh năm và gồm hai loại là hoa đồng tiền đơn và hoa đồng tiền kép. - Hoa đồng tiền đơn: Hoa chỉ có một hoặc hai tầng cánh xếp xen kẽ, mỏng và yếu hơn hoa kép. Màu sắc hoa ít, điển hình là màu trắng, đỏ, tím, hồng… - Hoa đồng tiền kép: hoa to, có nhiều tầng cánh xếp sát vào nhau tạo thành nhiều vòng rất đẹp, màu sắc hoa rất đa dạng [8]. 2.2. Đặc điểm thực vật học của cây hoa đồng tiền Cây hoa Đồng tiền thuộc loại thân thảo. Thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh, lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung [22]. Thân, lá: Đồng tiền là cây thân thảo, dạnh thân ngầm, không phân cành chỉ đẻ nhánh. Lá và hoa phát triển từ thân, lá mọc chếch so với mặt đất một
  15. 6 góc 15-45 độ, hình dáng lá thay đổi theo sinh trưởng của cây (từ hình trứng thuôn đến thuôn dài); lá dài 15-25cm, rộng 5-8cm, có hình lông chim, xẻ thuỳ nông hoặc sâu (tuỳ thuộc vào từng loại giống), mặt lưng lá có lớp lông nhung. Rễ: Thuộc dạng rễ chùm, hình ống, phát triển khỏe, ăn ngang và nổi một phần trên mặt đất, vươn dài tương ứng với diện tích lá toả ra. Hoa: Hoa là dạng hoa tự đơn hình đầu và bông hoa được tạo bởi hai loại cánh hoa hình lưỡi và hình ống. Cánh hình lưỡi lớn hơn, xếp thành một vòng hoặc vài vòng phía ngoài; cánh hình ống nhỏ hơn, do sự thay đổi hình thái và màu sắc nên được gọi là mắt hoa hoặc tâm hoa. Trong quá trình hoa nở, cánh hoa hình lưỡi nở trước, cánh hoa hình ống nở sau theo thứ tự từ ngoài vào trong theo từng vòng một [22]. 2.3. Yêu cầu điều kiện ngoại cảnh 2.3.1. Nhiệt độ Nhiệt độ là một trong những yếu tố quan trọng quyết định đến sự sinh trưởng, phát triển và chất lượng của hoa, vì vậy người trồng nên chú ý đến yếu tố này trong kỹ thuật trồng hoa. Hoa đồng tiền ưa khí hậu mát mẻ nên nhiệt độ thích hợp để trồng hoa đồng tiền là 15-25 độ C, tuy nhiên cũng có một số giống hoa đồng tiền có thể chịu được nhiệt độ cao hơn 30-34 độ C. Nếu nhiệt độ dưới 12 và trên 35 độ C thì hoa đồng tiền sẽ phát triển kém, màu sắc hoa nhợt nhạt, chất lượng hoa xấu [4]. 2.3.2 .Ánh sáng Là cây có phản ứng với chu kỳ ánh sáng và phản ứng với cường độ ánh sáng mạnh. Ánh sáng cũng là một yếu tố quan trọng cho sự sinh trưởng và phát triển của cây, ánh sáng cung cấp năng lượng cho cây quang hợp để tạo ra chất hữu cơ. Nhờ các phản ứng quang hợp cây hoa tạo ra chất hydratcacbon cho quá trình sinh trưởng. Khi thiếu ánh sáng thì hiệu suất quang hợp của cây
  16. 7 hoa sẽ thấp. Cường độ quang hợp của cây tăng khi cường độ ánh sáng và chất lượng ánh sáng tăng. Khi cường độ ánh sáng vượt quá chỉ số tới hạn thì khi cường độ ánh sáng tăng, cường độ quang hợp bắt đầu giảm. Vì vậy trong thực tế có thể sản xuất vào mùa hè bằng cách dùng lưới đen che để giảm bớt cường độ ánh sáng, giúp cho đồng tiền sinh trưởng và phát triển tốt [4]. 2.3.3. Ẩm độ Đồng tiền là cây trồng trên cạn, không chịu được úng, có sinh khối lớn, bộ lá to, thoát nước nhiều nên chịu hạn kém. Độ ẩm đất thích hợp 60-70%, độ ẩm không khí 55-65% thuận lợi cho đồng tiền sinh trưởng và phát triển. Khi trồng đồng tiền cần phải có mái che để hạn chế lượng mưa và đặc biệt vào thời kỳ thu hoạch cần ẩm độ vừa phải để tránh nước đọng trên các vết cắt gây thối hoa là điều kiện cho sâu bệnh phát triển, làm giảm chất lượng hoa. Trong quá trình sinh trưởng và phát triển tùy theo từng giai đoạn và điều kiện thời tiết mà cung cấp đủ lượng nước cho cây [4]. 2.3.4 .Đất và dinh dưỡng Cây hoa đồng tiền không đòi hỏi khắt khe về đất, chúng thích hợp với đất tơi xốp, nhiều mùn, độ pH từ 6-6,5 phù hợp với đất thịt pha cát, đất trồng hoa đồng tiền cần phải thoát nước tốt, trách đọng nước không sẽ làm cho cây sinh trưởng kém, dễ bị thối gốc và bị bệnh. Đồng tiền ra hoa quanh năm, cho sản lượng hoa cao nên có nhu cầu dinh dưỡng rất lớn. Nhu cầu dinh dưỡng cho cây thường bón các loại phân hữu cơ, phân vi sinh, phân xanh, các loại phân vô cơ (đạm, lân, kali), phân vi lượng (Mg,Cu,Mn…). Dinh dưỡng có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự sinh trưởng, phát triển và năng suất, chất lượng của hoa [18].
  17. 8 Bảng 2.1. Thành phần dinh dưỡng và các giai đoạn của hoa đồng tiền. Thành phần Cây còn nhỏ Cây đẻ nhánh Cây ra hoa dinh dưỡng N(%) 2,5 2,7 3,0 P(%) 0,5 0,5 0,5 K(%) 3,2 3,2 3,8 Ca(%) 0,5 0,5 1,3 Mg(%) 0,2 0,4 0,6 Fe(ppm) 62 62 132 Mn(ppm) 17 30 82 Cu(ppm) 2 2 4 Zn(ppm) 19 19 24 B(ppm) 19 19 24 2.3.5. Kỹ thuật trồng và chăm sóc + Chuẩn bị nhà che - Để nâng cao chất lượng và hiệu quả kinh tế hoa đồng tiền, nên trồng hoa trong nhà có mái che, có thể lắp các thiết bị nhà lưới hiện đại hay nhà lưới đơn giản, nhà che tạm thời tùy thuộc vào điều kiện canh tác và sản xuất. + Giá thể trồng - Yêu cầu về đất trồng: tơi xốp, thoát nước tốt, nhiều mùn, chủ động tưới tiêu, không chứa mầm bệnh hại, có độ pH 6-6,5. - Đối với trồng trên luống: đất làm kỹ, sạch cỏ dại, lên luống cao 30- 35cm, luống rộng 1,5-1,6m. Vôi bột bón khi trồng trên đất chua (pH 6,0) bón 500-800kg/ha, rải đều vôi trộn với đất trước khi bón lót 7-10 ngày. Lượng phân mùn bón lót cho 1ha khoảng 30 tấn phân chuồng hoai mục, 10 tấn trấu (hoặc mùn), 300kg NPK (5:10:3) trộn đều bón vào từng hốc, bón trước khi trồng 15-20 ngày cho hả phân, bón xong lấp đất cao trên phân từ 3-5cm.
  18. 9 - Đối với trồng chậu: đất trồng cho chậu đồng tiền gồm xơ dừa, phân chuồng, đất và trộn theo công thức 1/3 đất + 1/3 xơ dừa + 1/3 phân chuồng. - Trước khi trồng giá thể phải được xử lý nấm bệnh. Dùng Foocmalin 40% pha theo tỷ lệ 1/80 – 1/100 lần, hoặc dùng Viben C50BTN pha theo tỷ lệ 1/400 lần, phun hoặc tưới vào giá thể, trộn đều, phủ kín nilon ủ từ 1-2 ngày. + Mật độ và khoảng cách - Với kích thước luống 1 thì trồng 3 hàng/luống, với kích thước 2 là trồng 2 hàng/luống. Khoảng cách trồng 30-35 x 35 cm. Đối với trồng chậu nên chọn loại chậu nhựa hoặc sứ có kích thước là kiểu dáng khác nhau, nếu chậu có kích thước 20 x 16 x 22 cm thì trồng 1 cây/chậu. + Kỹ thuật tưới nước - Tưới nước cho hoa đồng tiền vào buổi sáng và buổi chiều tối mát, tránh tưới vào lúc trời nắng cây dễ bị bệnh. Khi tưới nước chú ý không làm văng đất lên lá. Hoa đồng tiền không chịu được hạn nhưng cũng không ưa ẩm quá, vì vậy tùy vào điều kiện cụ thể có thể 2-3 ngày tưới một lần. + Kỹ thuật cắt tỉa - Hoa đồng tiền sau khi trồng 5 tháng sẽ ra hoa, khi đó sẽ có tranh chấp dinh dưỡng giữa sinh trưởng dinh dưỡng và sinh trưởng sinh thực. Nếu lá quá nhiều, quá tốt thì hoa sẽ ra ít hoặc kém chất lượng. Nếu ít lá hoặc lá xấu thì lá không đủ sức nuôi hoa, thiếu dinh dưỡng hoa sẽ ít hoặc hoặc cuống hoa ngắn. Vì vậy trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển mỗi tháng cần định kỳ ngắt bỏ lá già, hạn chế sinh trưởng quá mạnh làm cho cây chuyển sang giai đoạn sinh trưởng sinh thực được thuận lợi và thông thoáng hơn, ánh sáng đầy đủ và giảm được sâu bệnh. - Số lá, số nụ và số cành hoa cần có tỷ lệ hợp lý. Nên ngắt bỏ lá bị sâu bệnh, lá vàng héo úa, lá chờm lên nhau, lá che lấp, chen chúc với nụ. Với nụ, ngắt nụ xấu, giữ lại nụ tốt.
  19. 10 + Bón phân - Hoa đồng tiền mẫn cảm với phân bón, phân bón càng đầy đủ hoa sẽ càng đẹp, màu sắc đậm,tươi hơn và lâu tàn. - Trồng trên luống, nên định kỳ bón cho hoa đồng tiền loại phân Nitrophosphoka (15-5-20 + 2 TE), pha loãng tưới mỗi tuần 1 lần. Ngoài việc bón phân qua rễ, phun thêm phân bón lá cho cây Growmore (30-10-10). Giai đoạn cây ra nụ cần phun thêm các loại phân bón lá như: Multi-K (13-0-46), Nitrat canxi (11-0-0-20 CaO) để làm phát hoa cứng cáp. - Trồng trong chậu, chất liệu trồng là phân rơm và phân trấu mục rất thích hợp với hoa đồng tiền, do đó nên hạn chế bớt lượng phân hóa học. Có thể sử dụng phân DAP bằng cách: ngâm 01 kg DAP vào 05 lít nước, tưới định kỳ 01 tuần/lần theo liều lượng 50 ml phân đã ngâm pha với 10 lít nước, tưới cho đến khi cây có nụ hoa. - Khi cây có nụ cần bổ sung thêm phân Kali (pha loãng tưới vào gốc) theo liều lượng là 01 muỗng canh + 10 lít nước tưới cho cây. Trong giai đoạn này, nên tưới phân xen kẽ với nhau ( 01 tuần tưới phân DAP, 01 tuần tưới phân Kali). + Sâu bệnh hại - Một số sâu bệnh thường gặp ở cây hoa đồng tiền như: bọ phấn trắng, rệp nhảy, nhện chân tơ, nhện đỏ, bọ trĩ, bệnh đốm lá, phấn trắng, nấm hạch, mốc tro, thối gốc. - Biện pháp phòng trừ đối với sâu hại: vặt bỏ lá già, lá bị bệnh, nụ, hoa bị hại để tiêu hủy, làm cỏ vườn sạch sẽ, sử dụng thuốc hóa học để diệt trừ sâu bệnh (Admare, Confidor, Suprathion 40EC,Match 50ND…). - Biện pháp phòng trừ đối với bệnh hại: tiêu độc đất trước khi trồng, thường xuyên kiểm tra, vặt bỏ lá già, nhổ bỏ cây bị bệnh, tiêu độ đất nơi cây
  20. 11 bị bệnh hoặc thay bằng đất khác, sử dụng thuốc hóa học trừ nấm bệnh (Ridomil, Score 250EC, Anvil 5 SC…) 2.4. Giá trị sử dụng và giá trị kinh tế 2.4.1. Giá trị sử dụng Với đặc điểm màu sắc tươi sáng, phong phú, đa dạng với đủ các loại màu như đỏ, cam, vàng, trắng, phấn hồng, tím…Trên một bông hoa có thể có một màu đơn hoặc nhiều màu xen kẽ, hoa to, cứng nên hoa đồng tiền là loại hoa lý tưởng để làm bó, lãng hoa và cắm hoa nghệ thuật…Ngoài ra, đồng tiền cũng có thể trồng trong chậu để chơi cả chậu hoa trong suốt một thời gian dài, đặt trong phòng làm việc, phòng khách rất phù hợp. 2.4.2. Giá trị kinh tế Hoa đồng tiền là loại hoa có sản lượng và giá trị cao. Ở điều kiện thích hợp có thể ra hoa quanh năm. Tỷ lệ cành cắt và tỷ lệ hoa thương phẩm đều cao, kỹ thuật trồng trọt và chăm sóc đơn giản, ít tốn công, đầu tư một lần có thể cho thu hoạch liên tục 4 - 5 năm [2]. Hiện nay, ở Việt Nam trong các loài hoa được chú ý phát triển, thì hoa đồng tiền kép mới nhập nội còn gọi là đồng tiền Nam Phi nổi lên như một cây cho hiệu quả kinh tế cao nhất. Từ một sào đồng tiền giống mới, chăm sóc đúng kỹ thuật có thể cho thu nhập gần 50 triệu đồng/sào [14]. Trồng hoa đồng tiền mang lại giá trị cao nhất trong các loài hoa trồng chính hiện nay. Trồng một sào đồng tiền, chăm sóc theo đúng yêu cầu kỹ thuật thì một năm thu được 60.000 bông/sào (mật độ 2000cây/sào). Với giá bán buôn tại vườn là 700 - 1500 đồng/bông, trung bình 900 đồng/bông, tổng thu sẽ là 54 triệu đồng/sào/năm. Như vậy nếu thực hiện canh tác đúng kỹ thuật với mức giá bán khiêm tốn thì ngay năm đầu trồng hoa đồng tiền đã thu hồi toàn bộ vốn bỏ ra là 29.700.000 đồng/sào, đồng thời còn lãi xấp xỉ 24 triệu đồng/sào [4].
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2