intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kinh doanh ngân hàng, đâu là an toàn và hiệu quả cao?

Chia sẻ: Minhanh Minhanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

257
lượt xem
88
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh tế khác. bản chất của nghiệp vụ ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là đi vay để cho vay. Một ngân hàng dùng vốn vay của những người chủ nợ của mình (những người gửi tiền vào ngân hàng) đem cho vay mà không thu hồi được nợ, thì sẽ không có tiền trả cho khách hàng đến rút vốn, sẽ mất tín nhiệm ngân hàng, họ đến rút vốn hàng loạt và không tiếp tục gửi tiền nữa thì ngân hàng sẽ thiếu hoặc không......

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kinh doanh ngân hàng, đâu là an toàn và hiệu quả cao?

  1. Kinh doanh ngân hàng, đâu là an toàn và hiệu quả cao? Trần Phương Minh Kinh doanh ngân hàng là một hoạt động kinh tế có nhiều rủi ro hơn các hoạt động kinh tế khác. bản chất của nghiệp vụ ngân hàng là trung gian tín dụng, tức là đi vay để cho vay. Một ngân hàng dùng vốn vay của những người chủ nợ của mình (những người gửi tiền vào ngân hàng) đem cho vay mà không thu hồi được nợ, thì sẽ không có tiền trả cho khách hàng đến rút vốn, sẽ mất tín nhiệm ngân hàng, họ đến rút vốn hàng loạt và không tiếp tục gửi tiền nữa thì ngân hàng sẽ thiếu hoặc không còn vốn kinh doanh, dẫn đến nguy cơ phá sản, nhưng càng cho vay nhiều, rủi ro càng lớn. Nếu vì muốn được an toàn, ngân hàng hạn chế cho vay, như vậy sẽ ít lãi, không đủ để trả lãi suất cho những người gửi tiền và chi phí cho nghiệp vụ ngân hàng. Đó là bài toán mà bất cứ vị giám đốc ngân hàng nào cũng phải quan tâm giải quyết hàng ngày: cho vay hiệu quả và an toàn vốn. Bất kỳ lúc nào khách hàng đến rút tiền gửi cũng có ngay để trả, các khoản cho vay đến hạn đều được thu hòi đủ vốn và có lãi, có được như vậy việc kinh doanh của ngân hàng mới phát triển được. Trên thực tế không một ngân hàng nào tránh được rủi ro trong quá trình kinh doanh do những nguyên nhân khách quan và chủ quan đem lại. Những rủi ro do khách quan đem lại như động đất, bão lụt, chiến tranh, những đọt khủng hoảng kinh tế, tiền tệ, tín dụng, chứng khoán, … lớn trên thế giới thì không thể nào tránh được. Những rủi ro do chủ quan của ngân hàng gây ra như các ngân hàng hoạt động không tốt hay yếu kém,vv… dễ xảy ra tình trạng rút tiền ồ ạt của dân cư, có thể đưa đến sự sụo đổ của cả hệ thống ngân hàng. Để giảm đến mức thấp nhất rủi ro do nguyên nhân chủ quan của hệ thống ngân hàng đem lại, hàng ngày giám đốc ngân hàng đều phải
  2. quan tâm đến khả năng dự trự và khả năng thanh toán của ngân hàng. Ngân hàng nào cũng phải dự trữ một số vốn trên tài khoản và tiền mặt, để thanh toán cho khách hàng. nếu dự trữ thừa thì thu được ít lợi nhuận, nếu dự trữ thiếu thì dễ phát sinh rủi ro. Giám đốc ngân hàng là người quyết định mức dự trữ, phải có khả năng đương đầu với kết quả của mình, do đó giám đốc ngân hàng thường xuyên phải nắm chắc tài sản hiện có của ngân hàng. Doanh lợi ngân hàng: Cũng như mọi tổ chức kinh tế khác, ngân hàng kinh doanh thu lợi nhuận theo chính sách, pháp luật của nhà nước. Trong khi các doanh nghiệp khác kinh doanh bằng vốn tự có của họ thì ngân hàng thương mại kinh doanh bằng vốn của người khác, do đó cơ cấu thu nhập của và chi phí của các ngân hàng thương mại không giống cơ cấu thu nhập và chi phí của các tổ chức kinh tế khác: Ở Mỹ, cơ cấu thu nhập và chi phí bình quân của các ngân hàng thương mại như sau: 1/ Thu nhập: + Lợi tức kinh doanh tín dụng hàng năm chiếm khoảng từ 60% đến 70% tổng thu nhập. + Lợi tức kinh doanh chứng khoán hàng năm khoảng từ 20% đến 30%. + Thu nhập dịch vụ hàng năm khoảng 10%. 2/ Chi phí: + Trả lãi suất tiền gửi hàng năm khoảng từ 40% đến 50% tổng chi phí. + Tiền lương nhân viên hàng năm khoảng 20%. + Trả lãi suất vay ngân hàng khác khoảng 10%. + Các chi phí hoạt động khác khoảng từ 20% đến 30%. Số chênh lệch giữa thu nhập và chi phí là lợi nhuận ngân hàng. lấy số lợi nhuận này trừ đi các khoản thuế nộp cho nhà nước và các khoản mất mát hao hụt khác trong kinh doanh sẽ là lợi nhuận ròng hay lợi nhuận thuần tuý của ngân hàng.
  3. Trong thời kỳ có lạm phát, khi xác định lợi nhuận thuần tuý của ngân hàng thương mại còn phải tính đến mức độ mất giá của đồng tiền. Tuỳ theo mức độ lạm phát cao hay thấp, thời gian cho vay dài hay ngắn mà số vốn cho vay bị mất giá nhiều hay ít. Ví dụ: Mức độ làm phát là 15%/năm/ Một khoản tiền cho vay đầu năm là 1 triệu USD, cuối năm thu về đủ 1 triệu USD (không kể lãi). Nhưng 1 triệu USD cuối năm thu về chỉ còn bằng 850.000 USD đầu năm. Nếu số lãi thu về được chỉ bằng 150.000 USD thì coi như ngân hàng này kinh doanh không có lãi. Các ngân hàng thương mại chỉ có thể hoạt động bình thường trong điều kiện tiền tệ ổn định hoặc lạm phát còn thấp, có thể chấp nhận được (dưới 10%). Vượt quá con số này, các ngân hàng thương mại nhỏ sẽ không kinh doanh nổi, lạm phát trên 15% thì các ngân hàng thương mại loại trung bình phải giảm bớt cho vay. Lạm phát trên 20% thì các ngân hàng lớn phải đình chỉ cho vay. Trong điều kiện lạm phát cao ở mức hai con số, các ngân hàng chỉ có thể hoạt động được với mức lãi suất tiền gửi lớn hơn mức lạm phát, và lãi suất cho vay lớn hơn lãi suất tiền gửi, nhưng cũng rất khó khăn, vì không thể dự đoán chính xác được sự biến động của lạm phát. (Tổng hợp theo Business2.0)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2