Kinh tế môi trường - Mở đầu
lượt xem 28
download
Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên, các quan điểm về phát triển bền vững, và các quy tắc ứng xử với môi trường, tài nguyên; Giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với nền kinh tế, và những tác động của hệ kinh tế đến môi trường; Lý giải được các nguyên nhân kinh tế của ô nhiễm và suy thoái môi trường, qua đó đề ra những biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kinh tế môi trường - Mở đầu
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG Giảng viên: Nguyễn Viết Thành, Khoa KTPT, ĐH Kinh tế, ĐH QGHN Điện thoại: 0914572758 Email: thanhmpa@gmail.com Số tín chỉ: 03 Tổng số giờ tín chỉ: 45 Thời gian học: thứ sáu hàng tuần, tiết 1-3 (7h-10h) Địa điểm: phòng 706 VU
- MỤC TIÊU CỦA MÔN HỌC Trang bị cho người học những kiến thức cơ bản về kinh tế học trong lĩnh vực môi trường, tài nguyên, các quan điểm về phát triển bền vững, và các quy tắc ứng xử với môi trường, tài nguyên; Giúp cho người học nhận thức được tầm quan trọng của môi trường đối với nền kinh tế, và những tác động của hệ kinh tế đến môi trường; Lý giải được các nguyên nhân kinh tế của ô nhiễm và suy thoái môi trường, qua đó đề ra những biện pháp kinh tế nhằm làm chậm lại, chấm dứt hoặc đảo ngược tình trạng ô nhiễm, suy thoái môi trường.
- YÊU CẦU CỦA MÔN HỌC Đọc tài liệu bắt buộc quy định trong đề cương môn học trước khi lên lớp; Làm đầy đủ bài tập cá nhân, bài tập nhóm, nộp bài đúng hạn và tích cực tham gia thảo luận trên lớp; Chủ động tích cực tra cứu và đọc tài liệu tiếng Việt và tiếng Anh, tìm hiểu các vấn đề về môi trường thực tế đang diễn ra; Chủ động tổ chức học theo nhóm và tích cực tham gia thuyết trình và thảo luận nhóm.
- ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP NỘI DUNG TRỌNG SỐ Tham dự/chuyên cần 5% Đóng góp trên lớp 5% Bài tập cá nhân về nhà 10% Thuyết trình theo nhóm 10% Dự án môn học 20% Bài kiểm tra cuối môn học 50% Tổng 100%
- LỊCH TRÌNH CHUNG Chương Nội dung Tổng số tiết Giới thiệu chung về kinh tế môi trường 1 6 Kinh tế học về ô nhiễm 2 9 Phân tích lợi ích - chi phí và các phương pháp 3 6 định giá hàng hóa và dịch vụ môi trường Kinh tế học về tài nguyên thiên nhiên 4 6 Quản lý môi trường và tài nguyên 5 6 Phát triển bền vững và mối quan hệ giữa phát 6 6 triển với môi trường Trình bày dự án, tổng kết 6 Tổng số tiết học 45
- GIỚI THIỆU Kinh tế học là gì? Kinh tế học là môn khoa học nghiên cứu làm thế nào xã hội quyết định (ba vấn đề kinh tế cơ bản): • Sản xuất cái gì? • Sản xuất như thế nào? • Sản xuất cho ai? Nguyên tắc của kinh tế học là: • Làm thế nào để phân bổ một cách tốt nhất các nguồn tài nguyên khan hiếm (nhân lực, máy móc, nguyên liệu thô)? 6
- 7 GIỚI THIỆU (tiếp) Nguyên tắc của Kinh tế môi trường: Làm thế nào để phân bổ tốt nhất các nguồn tài nguyên môi trường (tự nhiên, các hệ sinh thái)? • Nhưng: Hàng hóa môi trường có đặc điểm khác hàng hóa thông thường khác là thường không có thị trường để trao đổi mua bán. • Vì vậy: Cần có sự can thiệp bằng chính sách của chính phủ để duy trì và cải thiện chất lượng môi trường.
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? Kinh tế môi trường là một nhánh của kinh tế học, nghiên cứu các vấn đề môi trường theo quan điểm và phương pháp phân tích của kinh tế học, tập trung vào các nội dung sau: Xem xét các hoạt động kinh tế ảnh hưởng đến môi trường ra sao Xem xét cách thay đổi các thể chế và chính sách kinh tế nhằm cải thiện môi trường
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ? Một số câu hỏi thực tế được đặt ra cho các vấn đề môi trường: Đâu là nguyên nhân kinh tế cơ bản là suy thoái tài nguyên môi trường? Mức chất lượng môi trường bao nhiêu là có thể chấp nhận được? Làm sao có thể đo lường bằng tiền giá trị của tài nguyên môi trường để đưa vào quá trình ra quyết định? Giải pháp nào giải quyết các vấn đề suy thoái tài nguyên môi trường?
- 10 KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tự nhiên Nền kinh tế A B A: B: Kinh tế tài nguyên thiên nhiên Kinh tế môi trường Dòng nguyên liệu thô cho hoạt Dòng chất thải vào môi trường động kinh tế
- KINH TẾ MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Mối liên kết (A): Nghiên cứu vai trò cung cấp nguyên vật liệu thô của môi trường thiên nhiên cho hoạt động kinh tế được gọi là “Kinh tế Tài nguyên Thiên nhiên” (Natural Resource Economics). Mối liên kết (B): Nghiên cứu dòng chu chuyển các chất thải từ hoạt động kinh tế và các tác động của chúng lên môi trường thiên nhiên được gọi là “Kinh tế Môi trường” (Environmental Economics).
- 12 TIẾP CẬN KINH TẾ VÀ TIẾP CẬN ĐẠO ĐỨC Tiếp cận kinh tế khác với tiếp cận đạo đức đối với các vấn đề môi trường (ô nhiễm): • Tiếp cận đạo đức: con người gây ô nhiễm bởi vì họ thiếu chuẩn mực đạo đức (gây ô nhiễm là một việc làm sai trái). • Tiếp cận kinh tế: con người gây ô nhiễm bởi vì đó là cách rẻ nhất họ giải quyết một vấn đề thực tiễn. • Vấn đề thực tiễn ở đây là vứt bỏ chất thải sau quá trình sản xuất hoặc tiêu dùng.
- 13 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Chất thải (Residuals): Vật chất còn lại sau khi sản xuất và tiêu dùng. Chất thải sản xuất (production residuals) là nguyên liệu và năng lượng còn lại sau khi sản phẩm được sản xuất. Chất thải tiêu dùng (consumption residuals) là tất cả những gì còn lại sau khi người tiêu dùng kết thúc việc sử dụng sản phẩm. Phát thải (Emissions): phần còn lại của chất thải sản xuất hoặc tiêu dùng thải vào môi trường (trực tiếp hoặc đã qua xử lý). Chất lượng môi trường xung quanh (Ambient quality): số lượng chất ô nhiễm trong môi trường, chẳng hạn mật độ khí SO2 trong không khí ở một thành phố.
- 14 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Chất lượng môi trường (Environmental quality): trạng thái của môi trường tự nhiên (bao hàm cả chất lượng môi trường xung quanh, chất lượng cảnh quan và chất lượng thẩm mỹ của môi trường). Tái chế (Recycling): quá trình sử dụng lại một phần hoặc toàn bộ chất thải sản xuất hoặc tiêu dùng trong sản xuất hoặc tiêu dùng. Chất ô nhiễm (Pollutant): một chất, một dạng năng lượng hay một hành động khi đưa vào môi trường tự nhiên sẽ làm giảm chất lượng môi trường xung quanh. Chất ô nhiễm không chỉ ở dạng truyền thống như dầu tràn ra biển mà còn bao gồm cả các hoạt động như xây dựng các tòa nhà gây “ô nhiễm cảnh quan”.
- 15 MỘT SỐ THUẬT NGỮ Ô nhiễm (Pollution): khi chất thải được thải ra môi trường hoặc khi chất lượng môi trường xung quanh đủ xấu để gây ra các thiệt hại. Thiệt hại (Damages): những ảnh hưởng tiêu cực của ô nhiễm môi trường tác động lên con người (sức khỏe, cảnh quan) và các yếu tố của hệ sinh thái (mối liên kết sinh thái, tuyệt chủng các loài).
- 16 MÔ HÌNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT Mô hình cân bằng vật chất: minh họa mối quan hệ giữa hoạt động kinh tế và môi trường. Hai định luật về nhiệt động lực học: Định luật nhiệt động lực học thứ nhất: vật chất và năng lượng không thể tự tạo ra hoặc không thể mất đi. Định luật nhiệt động lực học thứ hai: khả năng chuyển đổi vật chất và năng lượng của môi trường là có giới hạn.
- 17 MÔ HÌNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
- MÔ HÌNH CÂN BẰNG VẬT CHẤT
- 19 Emissions, Ambient Quality, and Damages
- 20 CÁC KHUYẾN KHÍCH Khuyến khích (incentive): là những gì hấp dẫn con người và hướng họ thay đổi hành vi theo một cách nhất định. Khuyến khích kinh tế (economic incentive): là những gì liên quan đến kinh tế hướng nỗ lực của con người vào sản xuất và tiêu dùng theo những định hướng nhất định. Nếu các công ty sản xuất mà không phải chi trả chi phí môi trường, ô nhiễm sẽ là điều tất yếu. Động cơ lợi nhuận không nhất thiết dẫn tới ô nhiễm, chẳng hạn khi các cá nhân thải rác ra môi trường họ không nghĩ đến lợi nhuận hay thua lỗ.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
10 ĐIỂM ĐỔI MỚI VỀ TƯ DUY KINH TẾ THỊ TRƯỜNG
6 p | 459 | 171
-
Kinh tế môi trường - Bài giảng 10
42 p | 117 | 23
-
Từ điển Nga - Anh - Việt về thuật ngữ kinh tế thị trường: Phần 2
220 p | 97 | 17
-
Nhập môn Kinh tế môi trường: Phần 1
142 p | 91 | 15
-
Đề cương môn kinh tế môi trường
37 p | 239 | 14
-
Nhập môn Kinh tế môi trường: Phần 2
136 p | 88 | 13
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 6: Khung phân tích
22 p | 76 | 11
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 2: Liên kết giữa kinh tế và môi trường: sự phân loại
16 p | 92 | 11
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 7: Phân tích lợi ích – chi phí: lợi ích
27 p | 80 | 10
-
Đặc khu kinh tế của Trung Quốc với việc xây dựng thể chế kinh tế thị trường – bài học kinh nghiệm với Việt Nam
6 p | 67 | 8
-
Khu vực kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường Việt Nam
10 p | 54 | 8
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 11: Tiêu chuẩn
18 p | 74 | 7
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Phần 2 - ĐH Phạm Văn Đồng
60 p | 52 | 5
-
Đề xuất lựa chọn phương pháp nghiên cứu đánh giá giá trị kinh tế các hệ sinh thái biển Việt Nam
7 p | 100 | 5
-
Kinh tế môi trường (Field & Olewiler) - Chương 10: Luật nghĩa vụ pháp lý, quyền sở hữu, thuyết phục đạo đức, hàng hóa xanh
17 p | 100 | 5
-
Bài giảng Kinh tế môi trường: Chương 5 - Nguyễn Ngọc Lan
31 p | 31 | 4
-
Khôi phục tổng cầu để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2024: Nhìn từ góc độ xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam
10 p | 9 | 4
-
Giáo trình Kinh tế môi trường: Phần 2 - TS. Nguyễn Đức Lợi
137 p | 8 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn