YOMEDIA
ADSENSE
Kỹ thuật trồng hoa loa kèn
179
lượt xem 9
download
lượt xem 9
download
Download
Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ
I. Kỹ thuật trồng Hoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa.
AMBIENT/
Chủ đề:
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng hoa loa kèn
- HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG HOA LOA KÈN I. Kỹ thuật trồng Hoa loa kèn hay còn gọi là Huệ Tây Hoa loa kèn được trồng chủ yếu vào tháng 9, 10 và đến tận tháng 4 năm sau mới cho thu hoạch. Nếu được chăm sóc tốt, đủ chất dinh dưỡng thì một củ giống cho tới 15-17 hoa nếu không nó chỉ cho từ 1-2 hoa. Để trồng cây hoa loa kèn đúng kỹ thuật phải cẩn thận từ khâu chọn và làm đất. 1. Chọn đất làm đất Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dượng pha sét
- hay pha cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có nhiều khói than. Đất phải cày bừa, đập vỡ cỏ ba lần, mỗi lần cách nhau 5 -7 ngày đất sau khi làm xong phải nắm được thành cục bỏ trong tay ta không vỡ ngay là được. Làm luống cao 25 – 30 cm; mặt luống rộng 1,0 cm và phải thật phẳng rạch hai rãnh sau đó bón phân chuồng hoai mục. Lượng phân bón cho 1 ha phân chuồng hoai mục 30 tấn, lân 250 – 300 kg, kali 250 – 300 kg, đạm 220 – 250 kg. Cách bón - Bón lót: Bón toàn bộ phân chuồng hoai mục, 3/4 lượng lân, 1/4 lượng kali, 1/4 đạm. - Bón thúc: Số lượng lân còn lại ngâm vào hố sau đó hoà thêm đạm và kali với nước để tưới thêm nhiều lần, cứ 10 – 12 ngày bón thúc 1 lần. Đối với loakèn nên bón các loại phân vi lượng có chứa: Ca, Co, Mg, Mn... Ngoài ra cần phải tăng cường thêm phân bón lá: Komix, Antonix... Khi trồng đặt củ giống vào hố trồng mật độ trồng: 8.000 – 9.000 củ/sào Bắc Bộ. Khi trồng lấp đất sâu vừa phải khoảng 4 – 5 cm, nếu lấp sâu cây khó mọc. 2. Thời vụ Loakèn trồng vào tháng 10 – 11 và cho hoa vào tháng 4 năm sau. 3. Chăm sóc, tưới nước Nên thường xuyên giữ cho đất ẩm 70 – 72%. + Thường 1 – 2 ngày tưới 1 lần. + Khi cây mọc khỏi mặt đất ta nên xới nhẹ kết hợp bón phân loãng, khi cây nhú hoa ngừng xới xáo. 4. Phòng trừ a. Bệnh vết trắng lá
- Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh lúc đầu nhỏ như mũi kim về sau to dần có dạng hình bầu dục, ở giữa màu trắng xám, bên ngoài có viền màu nâu sẫm. Bệnh thường có ở lá bánh tẻ, lá già, trên mô vết bệnh thường hình thành chấm màu nâu đen đó là các quả cành của nấm gây bệnh, bệnh nặng làm lá vàng chóng lụi. Nguyên nhân gây bệnh do nấm Septoria gây ra. b. Bệnh thán thư Đặc điểm triệu chứng: Vết bệnh thường có hình dạng hơi tròn nhỏ, hình từ chóp lá hoặc ở giữa phiến lá, ở giữa vết bệnh màu xám nhạt hơi lõm xung quanh có viền màu nâu đỏ hoặc đen trên mô bệnh, giai đoạn về sau thường hình thành các hạt đen nhỏ li ti là đĩa cành của bệnh. Bệnh thường hại trên lá già, lá bánh tẻ. Nguyên nhân gây bệnh: Do nấm Collectotrichum SP. gây ra. c. Bệnh thối xám Đặc điểm triệu chứng: Bệnh do vi khuẩn tác động vào bộ phận gốc rễ làm thối gốc rễ, vết bệnh có hình bất định màu trắng đục, ưa nước, cây bị bệnh lá héo rũ tái xanh, thường héo từ lá gốc lên các lá trên, bó mạch thâm đen, có dịch nhầy trắng như sữa tiết ra khi bấm ngang chỗ cắt. Nguyên nhân gây bệnh: Do vi khuẩn Psendomonas marginata gây ra. * Một số biện pháp phòng trừ bệnh hại Loakèn - Lựa chọn giống cây chống chịu bệnh. - Luân canh cây trồng. - Chọn nơi đất khô ráo. - Bón phân N.P.K thích hợp. Mật độ thích hợp: Khi bệnh phát sinh cần phòng trừ kịp thời bằng các loại thuốc hoá học.
- - Đối với cây bệnh do vi khuẩn gây ra cần chú ý công tác luân canh, nhổ bỏ cây bệnh, diệt trừ cỏ dại và phòng trừ cơ giới truyền bệnh. Ngoài ra có thể dùng một số thuốc kháng sinh trừ vi khuẩn như: Streptomixin nồng độ 100 – 150 ppm. - Với các bệnh thối hạch, mốc xám ta có thể dùng TopSin – M 70 NP với liều lượng 50 – 100 g/100 lít nước (phai 5 – 10g thuốc trong 1 bình 10 lít). * Sâu hại: Một số loại sâu chủ yếu thường hại loakèn là sâu xám và sâu xanh cắn... Đối với các loại sâu hại này biện pháp chủ yếu là luân canh cây trồng khác như lúa nước và luân canh với một số cây trồng cạn. Ngoài ra còn có thể dùng một số thuốc trừ sâu Deis 2,5EC, nồng độ 0,30/00; Ofatox 400EC liều lượng 1 – 1,5 lít/ha; Snmicidin 20EC, Pegasus 500DD liều lượng 0,5 – 1,0 lít/ha. 5. Thu hoạch Tuỳ theo yêu cầu của khách hàng mà thu hoạch ở các độ nở rộ hoa khác nhau. Thông thường khi cành hoa có 1 – 2 búp hé nở. Khi cắt hoa nên để lại tối thiểu 4 lá để cây tiếp tục nuôi củ sau này. Nên cắt hoa vào buổi sáng sớm hoặc chiều tối. Nên cắm hoa vào nước nếu chuyển đi xa phải đóng hợp và phân loại hoa.
- Kĩ thuật trồng hoa loa kèn Đà Lạt (hoa Arum) Hoa loa kèn có mùa trắng, mùi thơm dịu tách 1 cánh hoa thường có từ 1 đến 3 hoa. Hoa ít hoa sẽ to, hoa nhiều hoa sẽ nhỏ. Lá dày xanh hơi vàng, thân hoa là củ nằm dưới đất cánh lá ở phần trên mặt đất. Cành hoa cứng hơn thược dược, ít bị đổ gãy. Một củ giống cho tới 15-17 hoa trong điều kiện chăm sóc tốt, 1-2 hoa trong điều kiện chăm sóc xấu, thiếu dinh dưỡng. Bị ngập nước hoa dễ chết. Chọn và làm đất: Đất phải có thành phần cơ giới nhẹ. Đất thích hợp là đất xốp, nhiều mùn, độ ẩm vừa phải, thoát nước nhanh nhưng giữ ẩm tốt. Đất thịt, đất nghèo dinh dưỡng pha sét hay cát pha nhiều không thích hợp cho sinh trưởng phát triển. Đất trồng hoa phải trảng nắng, tránh xa nơi có lò gạch, gần nhà máy có khói than. Đất phải cày bừa, đập vỡ khỏang 3 lần, mỗi lần cách nahu 5-7ngày đất sau khi làm xong phải nắm đựợc thành cục bỏ trong tay không bị vỡ ngay là được. Làm luống cao, mặt luống phải thật phẳng sẻ rãnh rồi bòn phân thật hoai hay bón trước mùa đông rồi mới trồng. Lượng phân bón là: Phân ủ mục: 2m3/sào Lân: 5kg/sào Kali 5kg/sào Khi trồng đặt củ giống vào rãnh hàng cách hành 45cm, củ cách củ 30cm, lấp đất sâu vừa phải 4-5cm, nếu lấp sâu cây cành khó mọc. Khi hoa vươn cao cần tưới nước phân pha loãng ½-1/5 lần, rồi xới xáo vun cao cho cây khỏi đổ. Cây loa kèn cứng nên không phải
- cắm cọc. Khi cây bắt đầu nhú hoa thì ngừng vun và xới xáo. Thời vụ Loa kèn trồng vào tháng 10-11 và cho hoa vào tháng 4. Gần đây ở nhiều nơi cũng trồng sớm hơn để hy vọng cho hoa vào tết nguyên đán nhưng không thích hợp nên khó trồng. Nếu trồng sớm, cây con bị nắng tỷ lệ chết cao, để tránh nắng có thể phải che bằng cách trồng cây khác. Từ trồng đến lúc mọc có thể tới 45-48 ngày. Để tránh cỏ mọc người ta phải phủ 1 lớp rạ mỏng, vừa hạn chế cỏ, vừa che phủ đất để giữ ẩm. Thu hoạch và phân giống Cắt hoa vào lúc bông hé nứt đầu cánh, chừa lại phần gốc 20-15cm có cả lá để cây nuôi củ. Hoa cắt xong có thể cắm ngay vào nước. Khi nhiều có thể để trong tủ lạnh 10-180C trong vòng 15-18 giờ đồng hồ, để hạn chế héo và nở sớm. Phần củ thân còn lại tiếp tục chăm sóc, xới xáo cho đến tháng 4 rồi mới đào củ. Củ đào lên đem rũ đất rồi cho vào cát (như bảo quản bưởi). Khi bảo quản cần giữ nguyên cả thân tới vụ trồng sau. Khi củ đem trồng cần cắt bỏ phần thân củ, phân loại củ to, củ nhỏ, củ nhỡ để trồng theo từng lô riêng, tiện cho việc chăm sóc cho đồng đều. Để thu hoạch làm nhiều thời vụ, cung cấp cho thị trường, cần làm thành nhiều đợt trong thời vụ chính tháng 10-tháng 11. Dịch bệnh Củ loa kèn trắng nhiều nước, rất rễ thối, không nên để quá lâu trong đất. Khi bảo quản củ giống trong cát, cứ 15-20 ngày đảo lại một lần, loại bỏ củ nhỏ, củ thối dịch bệnh. Những củ thối cần vứt bỏ cả phần cát nơi bảo quản.
- Lá thường bị khô đầu lá do thiếu dinh dưỡng. Cần bổ sung dinh dưỡng qua lá hay rễ. Phun lên lá vài lượng lân và 1% ure. Trường hợp lá bị sọc vàng gân lá, ta xới thoáng gốc và phun Zinép-Basudin. Thời tiết nóng ẩm lúc sang thu hoạch cũng hay có hiện tượng bị rỉ sắt lá, cần chý ý phòng chống bằng Shimel 1%. Quy trình sản xuất giống hoa loa kèn bằng phương pháp gieo hạt THÔNG TIN CHUNG 1. Nhóm tác giả: Bùi Thị Hồng, Đặng văn Đông, Trịnh Khắc Quang (Viện Nghiên cứu Rau quả). 2. Cơ quan tác giả: Viện Nghiên cứu Rau quả. 3. Nguồn gốc xuất xứ: Từ kết quả dự án “Phát triển một số giống hoa chất lượng cao giai đoạn 2006-2010”. 4. Phạm vi áp dụng: Trên cả nước. 5. Đối tượng áp dụng: Các tổ chức, cá nhân tham gia sản xuất giống hoa loa kèn Tứ quý. QUY TRÌNH KỸ THUẬT 1. Giống hoa loa kèn Tứ Quý Hoa loa kèn Tứ Quý là giống hoa mới có nguồn gốc từ Hà lan, đã được Hội đồng Khoa học Bộ Nông nghiệp & PTNT công nhận giống cho sản xuất thử. Đây là giống hoa loa
- kèn trắng, chịu nhiệt, thích hợp với điều kiện trồng ở Việt Nam, đặc biệt là vùng đồng bằng sông Hồng. 2. Thu hạt và xử lý Quả loa kèn thu hoạch không nên non quá hoặc già quá sẽ bị ảnh hưởng đến khả năng nảy mần của hạt, thu quả ở độ tuổi 90 ngày, hạt sẽ có khả năng nảy mầm tốt nhất. Trên một cây chỉ nên lấy hạt ở quả thứ nhất và thứ hai, còn lại ngắt bỏ. Sau khi thu đưa quả phơi trong điều kiện khô ráo, mát mẻ tránh ánh sáng trực tiếp, phơi trong hiên nhà là tốt nhất. Quả khô tách hạt ra và tiếp tục phơi từ 2-3 ngày, cho vào túi nilon để bảo quản. Hạt có thể bảo quản và nảy mầm được trong thời gian 6 tháng, tuy nhiên gieo hạt ở thời điểm sau thu 2-3 tháng sẽ cho nảy mầm cao nhất. Trong trường hợp cần gieo ngay sau khi thu thì đưa hạt vào xử lý nhiệt độ thấp từ 2-40C trong thời gian 20 ngày. 3. Thời vụ gieo: Hạt loa kèn gieo ở thời vụ tháng 8, 9 là có khả năng mọc mầm cao nhất, chất lượng cây con tốt và phù hợp với thời vụ trồng (tháng 11, 12). 4. Vườn ươm: Vườn gieo hạt loa kèn làm trên nền đất cao, thoát nước tốt, có mái che mưa và lưới che giảm ánh sáng có thể điều chỉnh kéo ra kéo vào được. Lên luống có chiều rộng 1,2 m, cao 20 cm, rãnh luống rộng 40 - 50 cm. 5. Giá thể dùng để gieo hạt và cách gieo Giá thể gieo: Chọn loại giá thể gồm các loại hỗn hợp với tỷ lệ phối trộn như sau: đất phù sa sạch, phân chuồng phơi khô đập nhỏ, xơ dừa trộn đều với nhau theo tỷ lệ 2:1:1, nếu không có xơ dừa có thể thay thế bằng trấu hun. Giá thể sau khi đã được phối trộn phủ đều trên mặt luống dày 7-8 cm, Mật độ: gieo 1 kg hạt (20 vạn hạt)/1000m2.
- Cách gieo: Vãi đều hạt lên trên mặt giá thể (với mật độ 200 hạt/1m2 ), sau khi gieo xong phủ một lớp đất mịn lên trên để giữ hạt khỏi bị xáo trộn khi tưới nước và để giữ ẩm trên bề mặt. 6. Kỹ thuật chăm sóc và phòng trừ sâu bệnh Sau khi gieo xong dùng vòi ô doa tưới nước cho đến khi đạt độ ẩm bão hòa, sau đó 1 ngày tưới 1 lần để luôn duy trì độ ẩm cho giá thể ở 80-85% trong thời gian 2 tuần đầu (thời gian hạt nảy mầm), sau đó giảm xuống 70% (1-2 ngày tưới 1 lần) khi cây con đã có lá thật. Che sáng cho cây: thời kỳ mới gieo che giảm 50% ánh sáng trực tiếp, khi cây từ 1 tháng trở đi điều chỉnh chỉ cần che vào lúc buổi trưa (9-10h đến 14-15h) đảm bảo ánh sáng từ 10.000-12.000 lux, sau đó giảm dần thời gian che đến trước khi nhổ cây trồng 2 tuần không cần che, để cây thích nghi dần với điều kiện trồng ngoài sản xuất. Sau gieo 5-15 ngày xuất hiện lá mầm, 10-20 ngày sau đó lá thật xuất hiện, 10-15 ngày sau xuất hiện lá thật thứ 2. Cây con khi đã có lá thật thứ 2 sử dụng Atonik 1.8 DD hoặc phân đầu trâu 902 (N:P:K = 17:21:21), định kỳ 10 ngày phun 1 lần với liều lượng 10 ml/bình 10 lít. Trước khi nhổ cây trồng 2 tuần ngừng hoàn toàn việc bón phân cho cây. Thường xuyên theo dõi và phòng trừ sâu bệnh cho cây. * Một số loại sâu bệnh hại thường gặp và cách phòng trừ - Rệp: chủ yếu là rệp xanh đen, rệp hại làm cho cây còi cọc, ngọn quăn queo, phòng trừ: Sử dụng Karate 2,5 EC liều lượng 10 - 15 ml/bình 10lít, Ofatox 400EC hoặc Supracide 40ND liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít. - Sâu hại bộ cánh vẩy (sâu khoang, sâu xanh, sâu xám) Sâu tuổi nhỏ ăn phần thịt lá và ăn khuyết lá non, ngọn non, mầm non. Phòng trừ: bắt thủ công bằng tay, sử dụng Supracide 40 ND liều lượng 10 –15 ml/bình 8 lít, Pegasus 500 SC liều lượng 7 – 10 ml/bình 8 lít,
- Ofatox 40 EC liều lượng 8 – 10 ml/bình 8 lít, Actara, Regon 25WP liều lượng 1g/bình 8 lít. - Bệnh phấn trắng: bệnh gây hại trên lá là chủ yếu. Phòng trừ: Sử dụng Anvil 5 SC liều lượng 10 – 15 ml/bình 10 lít hoặc Score 250 ND liều lượng 5 – 10 ml/bình 10 lít, Boocdo (Đồng sunphat), Score 250EC liều lượng 25-30 g/bình 10 lít. - Héo vi khuẩn: làm thối rễ, lá cây héo từ gốc đến ngọn. Phòng trừ: Dùng biện pháp luân canh, nhổ bỏ cây bệnh, vệ sinh vườn trồng, phòng trừ môi giới truyền bệnh. - Ngoài ra có thể sử dụng một số loại thuốc BVTV khác theo hướng dẫn của ngành Bảo vệ Thực Vật. 7. Tiêu chuẩn cây xuất vườn Sau khoảng 3 tháng, cây giống đạt tiêu chuẩn: cao 17-18 cm có từ 5-6 lá thật. Rễ dài 4-5 cm đều xung quanh, có màu trắng. Củ bắt đầu được hình thành, màu trắng có đường kính từ 1-2 cm, thì có thể bứng cây ra trồng ngoài sản xuất. 8. Bứng cây và bao gói Trước khi bứng cây 1 ngày tưới đẫm nước, khi bứng chú ý không để rễ cây bị đứt vì sẽ ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cây sau trồng. Nên bứng cây trồng vào những ngày râm mát hay vào buổi chiều, tránh ngày có cường độ ánh sáng quá cao làm cây dễ bị mất nước, chậm phục hồi sau khi trồng. Để vận chuyển đi xa xếp gọn gàng và vừa khít vào thùng cacton để tránh bị xê dịch. Đục lỗ xung quanh thùng để đảm bảo được thông thoáng.
ADSENSE
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Thêm tài liệu vào bộ sưu tập có sẵn:
Báo xấu
LAVA
AANETWORK
TRỢ GIÚP
HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn