intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Kỹ Thuật Trồng Mẫu Đơn

Chia sẻ: Nguyen Thi Linh Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

135
lượt xem
7
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, sợ úng nước, chịu được hạn, được rét. I. Hình thái: Thuộc loại cây nhỏ, thân gỗ. Cây cao từ 0,7-1 m, đôi khi có cây cao từ 2,3-2,7 , có nhiều cành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Kỹ Thuật Trồng Mẫu Đơn

  1. Kỹ Thuật Trồng Mẫu Đơn Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, sợ úng nước, chịu được hạn, được rét. I. Hình thái: Thuộc loại cây nhỏ, thân gỗ. Cây cao từ 0,7-1 m, đôi khi có cây cao từ 2,3-2,7 , có nhiều cành. Lá mọc so le, thường chia thành 3 lá chét, mỗi lá chét lại chia thành 3 thùy, mặt trên lá màu xanh nhạt hay xanh sẫm, mặt dưới màu trắng nhạt, bóng, không có lông tơ. Cuống lá dài từ 10-25 cm, hình thuôn hoặc tròn, lá chét cuống ngắn hoặc không cuống.
  2. Hoa mọc ở đầu ngọn cây, đầu cành, hoa rất tổng hợp, đường kính 10-20 cm, màu đỏ tím hoặc trắng, hoặc vàng, màu sắc rất đẹp, mùi thơm gần giống mùi thơm của hoa hồng. Hoa có nhiều nhị đực. Quả hình ngôi sao, hoặc hình tam giác hoặc lục giác. Hạt màu đen, nhỏ hơn hạt đậu tương. Rễ dùng làm thuốc, sau khi chế biến, rễ cuộn cong như lông ngỗng, ngoài màu đen, có nhiều vết nhăn, mặt trong màu hồng nhạt, có mùi thơm đặc biệt, lổn nhổn trên mặt có những hạt nhỏ màu trắng. II. Điều kiện sinh trưởng: Mẫu đơn là cây ưa nhiều ánh sáng, cây không sống được trong điều kiện râm mát, sợ úng nước, chịu được hạn, được rét. Cây ưa trồng trên sườn đất dốc, lớp đất dày, tiêu thoát nước tốt, hoặc đất cát pha nhiều màu; trồng trên đất nặng, rễ cây nhỏ, chia ra nhiều nhánh, rễ lại hay bị thối; trồng trên đất cát đen thì rễ tổng hợp nhưng vỏ lại mỏng. Mẫu
  3. đơn ưa trồng trên đất mới khai hoang, rất sợ liên canh vì cây dễ sinh nhiều sâu bệnh hại, sản lượng và chất lượng đều thấp. III. Kỹ thuật trồng: 1. Cách nhân giống: Mẫu đơn có hai khả năng sinh sản: vô tính và hữu tính. a. Nhân giống vô tính: Trồng bằng gốc. Thời gian thu hoạch mẫu đơn cũng là lúc chọn gốc làm giống. Gốc được chọn là những gốc tổng hợp, mập, không sâu bệnh, có nhiều mầm chồi. Mỗi gốc như vậy thường bổ dọc làm 3 phần, phần nào cũng có 1,2 mầm chồi còn đang trong giai đoạn ngủ. Vì gốc cây chất gỗ rất cứng nên có thể dùng dao rựa sắc mà bổ. Thời gian trồng thường vào cuối thu và đầu đông. Trồng ngay trong thời gian này thì giống mau đâm ra rễ mới, bám chặt vào đất, năm sau cây có điều kiện phát triển sớm; nếu trồng muộn gặp thời tiết lạnh, rễ mới không ra được, năm sau cây phát triển chậm. Khi thu hoạch đào gốc cây lên, thu nhặt hết các rễ cây dùng làm thuốc, còn gốc cây dùng làm giống. Nếu đã có giống rồi nhưng không trồng kịp, thì chọn nơi râm mát, xếp giống rải ra phủ một lớp đất bằng nửa chiều cao của miếng giống, trên phru rơm rạ, cỏ khô để che nắng, giữ ẩm cho giống, nếu thời tiết quá khô, thỉnh thoảng có thể tưới qua nước vào lớp rơm rạ phủ. Chú ý khi bảo quản giống, nên để nguyên cả gốc cây sau khi thu hoạch và đã cắt hết rễ để làm thuốc. b.Nhân giống hữu tính: Trồng bằng hạt. Sau khi trồng mẫu đơn 3 năm, cây ra hoa, mỗi cây có từ 3-5 bông và mỗi bông có một quả, mỗi quả có 3-4 hạt. Cuối tháng 7, quả chín, hái quả về rải ở nơi ẩm mát, sau một tuần quả nứt vỏ, tách vỏ lấy hạt, chọn những hạt tổng hợp, mẩy màu sáng để làm giống. Bắt đầu từ tháng 2-3. Cuốc lần đầu sâu 70-80 cm, tối thiểu cũng sâu được 40 cm, nhặt hết gạch đá, cỏ dại để sau này không gây trở ngại cho sự phát triển của bộ rễ cây. Đến tháng 5, cuốc đất lần thứ 2, độ sâu như trước. Đến tháng 8 cày lại sâu 33 cm, sau đó đánh thành luống cao 27-33 cm, rộng 1,3-1,7 m, rãnh rộng 33 cm.
  4. Nếu đất trồng thuộc laọi sườn dốc núi mới khai hoang thì tập trung gạch đá ở chân sườn dốc để chống xói mòn. Thời vụ gieo hạt: Mùa đông nhiệt độ rất thấp nên thời vụ gieo hạt thường vào tiết lập thu. Nếu gieo muộn vào đầu mùa đông, hoặc cuối thu, do thời tiết lạnh, hạt không nảy mầm, không ra rễ. Sang năm hạt thứ ba mới mọc thành cây, như vậy hạt nằm trong đất quá lâu dễ bị hư hỏng. Các tỉnh phía Nam, khí hậu ôn hòa, ấm áp, thời vụ gieo hạt có thể kéo dài đến tháng 11, mùa xuân năm sau cây mọc. Nếu gieo muộn quá cũng không nên, tốt nhất là gieo đúng thời vụ. Lúc gieo, hố cuốc sâu 5 cm, với khoảng cách 17x17 cm, đáy hố san bằng, rải một lượt phân rồi phủ một lớp đất mỏng, mỗi hố gieo 20-40 hạt, trên phru đất dày 3 cm cho bằng mặt luống, trên phủ một lớp rơm rạ mỏng. Mỗi mẫu gieo 5.000 hố. Sau khi gieo 10-15 ngày, nếu thời tiết khô hanh, đất khô nên tưới nước để giữ ẩm, tạo điều kiện cho hạt mau nảy mầm. Sau khi gieo hạt độ 1 tháng, rễ bắt đầu mọc, mùa đông đến rễ đã dài 7 cm. Đến tháng 2-3, bỏ hết rơm phủ mặt luống. Lúc mầm nho lên khỏi mặt đất, cây chỉ có một lá hình tròn, sau nửa tháng mọc tiếp lá thứ hai. Khi cây đã mọc đều, cần nhổ cỏ, xới nhẹ trên mặt luống; chú ý đừng để gãy các mầm, chồi non cần chú ý cho ruộng sạch cỏ. Đến mùa mưa phải chú ý tiêu nước, đừng để nước đọng trên luống và rãnh. Xen giữa các hàng cây nên phủ rơm để chống cỏ và chống mưa làm xói gốc cây. Trước tiết lập thu chưa cần bón phân thúc, sau lập thu thời tiết lạnh dần, cần bón phân thúc tạo điều kiện cho cây qua đông thuận lợi, mỗi mẫu tưới 1.500-2.500 kg nước phân theo tỷ lệ một phân, sáu phần nước. Sau đó cứ nửa tháng bón một lần, lượng phân ít hơn, đến mùa đông vào khoảng tháng 10-12 bón thêm một lần, mỗi mẫu 1.500 kg. Khi bón phân cần chú ý: không để phân bám vào lá cây và tiếp xúc trực tiếp với rễ, bón phân vào khoảng giữa hai gốc cây, sau khi làm cỏ mới bón phân. Về mùa hè, thời tiết ấm, cỏ mọc nhiều, nên phủ trên luống một lớp rơm để giữ cho đất mất và chống cỏ. Cây con nếu chăm sóc tốt, năm thứ hai có thể đánh ra trồng, thông thường năm thứ ba mới đánh ra trồng được. Với hai cách nhân giống trên, mỗi cách đều có những ưu điểm riêng. Nếu trồng mẫu đơn trên diện tích rộng, cần nhiều giống, có thể phối hợp cả hai cách nhân giống, nhưng trồng mỗi loại trên các diện tích khác nhau.
  5. 2. Trồng sản xuất: a.Thời vụ: Tùy từng địa phương,có nơi bắt đầu trồng từ tháng 8-12, nhưng tốt nhất là từ tháng 9- 10.Có nơi từ cuối tháng 7 đến tháng 10, tốt nhất là từ tháng 8-9. b. Cách trồng: Trồng bằng cây con: cuốc thành hố, hố sâu hay nông là do cây con tốt hay xấu quyết định. Cây tốt, mỗi hố đặt 1 cây, cây xấu đặt 2 cây, cách nhau 10 cm. Khoảng cách 67x50 cm. Khi trồng phải đặt thẳng rễ, lấp đất chặt, khi lấp đất nhấc cây giống lên một ít để rễ được thẳng, sau mới ấn chặt đất, đoạn bỏ một nắm phân khô dầu đã ủ hoai, cuối cùng phủ kín đất, trên rải một lớp rơm rạ hoặc cỏ khô.
  6. - Trồng bằng nấm mốc: Trồng theo khoảng cách cây 83-100 cm, cuốc hố rộng 27 cm, sâu 50 cm, đặt miếng giống cho thẳng rễ vào hố, lấp đất chặt và cũng nhấc cây lên một ít như trên, cuối cùng lấp đất dùng bàn chân giẫm chặt đất và vun đất cao 13-17 cm cho thành từng mô đất nhỏ trên luống; mỗi mẫu trồng hết khoảng 800 miếng giống. 3. Chăm sóc: a. Làm cỏ, xới đất: Sau khi trồng, đến mùa động hoặc mùa xuân năm sau, vì mầm còn nhỏ, cây còn yếu nên người ta thường nhổ cỏ bằng tay, đến mùa thu rễ cây phát triển đã dài và nhiều rễ đã bám chặt vào đất, cây đã lớn mới làm cỏ bằng cuốc, và chỉ ủi sâu 3cm. Nếu ruộng nhiều cỏ, mỗi tháng làm hai lần. Năm thứ ba là năm thu hoạch không cần thiết làm cỏ nhiều. Có thể làm cỏ lần đầu vào mùa xuân, năm thứ hai, xới cách cây 7 cm, để đất được tơi xốp, mầm chồi dễ mọc lên khỏi mặt đất; sau lần này cứ cách nhau khoảng 15 ngày lại làm cỏ một lẫn,hễ thấy ruộng có cỏ là làm; riêng trong thời gian từ tháng 6-9, tùy theo tình hình cụ thể mà làm, lúc này cây đang phát triển dễ gây thiệt hại cho rễ và bộ lá cây. b. Bón phân thúc: Phân thường dùng là khô dầu, phân chuồng và phân bắc. Đối với khô dầu và phân bắc, moi hố xung quanh gốc cây rồi bón, còn phân chuồng có thể rải trên mặt đất, rồi lấp phủ đất. Bất kể bón phân gì cũng không nên bón sát gốc cây, phải bón xa gốc cây khoảng 5-7 cm.. Lượng phân bón mỗi lần: 250-350 kg, rồi tăng dần lền 400-500 kg, tốt nhất là sau khi bón 1-2 ngày thì có mưa để phân ngấm được sâu vào đất cho rễ cây hút. c. Ngắt hoa: Nếu trồng bằng mầm gốc, sau khi trồng một năm là cây đã có hoa, hoa tiêu hao nhiều chất dinh dưỡng của cây, nên ngắt kịp thời khi thấy xuất hiện nụ. Nếu trồng bằng cây con, năm thứ ba cây mới ra hoa, nếu cần giữ để lấy hạt nhân giống thì thôi, không cần ngắt như trên.
  7. d. Tỉa cành, ngắt lá khô: Sau mỗi đợt sương muối, mẫu đơn thường có một số lá bị khô héo. Qua mùa đông giá lạnh, một số cành cũng bị khô chết, nên cắt bỏ tất cả những cành khô, thu nhặt hết nm cỏ, phủ đất mùa đông.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2