Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo
lượt xem 31
download
Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã Yên Thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã Yên Thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, Pentunia violacea và Pentunia inflata.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo
- Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa dạ yến thảo 1/ Giới thiệu Dã Yên Thảo là cây thân cỏ, thường được trồng trong chậu để trang trí cho các khu vườn và là cây hàng năm. Phần lớn Dã Yên Thảo chúng ta trồng ngày nay là Dã Yên Thảo đã được lai tạo từ Petunia axillaris, Pentunia violacea và Pentunia inflata. - Dã Yên Thảo kép: cây thân bò, rủ, hoa lớn với nhiều cánh (grandiflora), đường kính của hoa có thể lên tới 13 cm.
- - Dã Yên Thảo đơn: cây bụi, có rất nhiều hoa nhưng hoa chỉ có một lớp cánh (mulitflora), đường kính của hoa khoảng 5 – 7.5 cm, dễ trồng và ít bị ảnh hưởng bởi sâu bọ. - Hoa Dã Yên Thảo gốc có hình phễu, nhưng các loại Dã Yên Thảo lai tạo có hình dáng đa dạng và phong phú hơn nhiều. Cánh có thể đơn lớp hoặc đa lớp, dạng gợn sóng. Hoa có thể có sọc, đốm hoặc viền quanh cánh với nhiều màu sắc khác nhau như đỏ tía, màu hoa cà, màu oải hương, hồng, đỏ, trắng, vàng. Khi chạm vào lá và cuống hoa thấy hơi dính và có mùi thơm rất khác biệt (chỗ này Poin xin bổ sung thêm là hoa có mùi benzen). - Người ta thường trồng Dã Yên Thảo làm viền quanh cho khu vườn hoặc trồng thành từng luống. Loại Dã Yên Thảo cánh kép có thể trồng trong các chậu để trang trí, chậu hoa treo trong nhà, trong vườn vì là thân leo, sẽ rủ xuống rất đẹp. II/ Kỹ thuật trồng và chăm sóc Chọn giống: như tất cả mọi loại hoa khác việc chọn giống rất quan trọng ảnh hưởng lớn đến chất lượng khi hoa trưởng thành và thu hoạch.Hạt giống hoa Dã yên thảo các loại có thể tìm mua tại cửa hàng hạt giống Vườn Hoa Online . hoặc tại cửa hàng hạt giống cây trồng Tiến hành trồng hoa: Gieo hạt trong nhà vào những khay nhỏ và mang trồng ngoài vườn khi hết sương giá. Khi trồng ngoài vườn nhớ để khoảng cách giữa các cây 30 – 45 cm. Cũng có thể gieo hạt và trồng luôn trong chậu. Với Dã Yên Thảo dạng bụi nhớ kiếm cái chậu nào lớn lớn một chút. Ngắt ngọn để kích thích cây mọc thành bụi.Cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch
- vào giữa mùa hoa. Dã Yên Thảo là cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Hoa dã yên thảo dễ tìm các loại giống, dễ trồng và dễ chăm sóc. và sau một thời gian dài ra hoa bạn sẽ thấy hoa bắt đầu có dấu hiệu lụi tàn dần và như sắp chết và lúc đó bạn sẽ có 2 lựa chọn là trồng lại hoa mới hoặc tiến hành hồi sinh cho chậu hoa. Quá trình hồi sinh cho hoa: Sau một thời gian, khi những cái ngọn dạ yên thảo vươn dài, chùng xuống chung quanh cái chậu treo thì cũng là lúc những cái lá ở gốc vàng rụng.... và cái gốc trong châu nhìn rất chán, như thế này. Song vì chúng ta thấy ở đầu ngọn vẫn có hoa và hoa vẫn tươi nên chúng ta không cắt bỏ cành trơ, để thế "chịu đựng" một thời gian và cuối cùng chậu dạ yên thảo ra đi, bởi lẽ chúng đã... hết sức sống!
- Khi nhìn thấy dạ yên thảo "trơ gốc", việc chúng ta cần làm là... cắt bỏ hết những cành vươn dài. Trước khi cắt, chúng ta quan sát thật kỹ phần gốc sẽ thấy ở đó "dường như là" đang có những mầm tược mới, dù rất bé. Đó là tín hiệu tốt. Việc cần làm tiếp theo là...nhấc cả gốc dạ yên thảo ra khỏi chậu, nhẹ nhàng bỏ bớt phần đất ở đáy chậu, rồi cho thêm chất trồng mới vào và đặt lại cây vào chậu. Kinh nghiệm của chú blog là nhà vườn, khi trồng dạ yên thảo để bán cho chúng ta, đã dùng chất trồng khá xốp nên không cần phải thay. Chúng ta cho thêm chất trồng mới, có trộn thêm dinh dưỡng, để kích thích cây ra rễ mới. Cuối cùng là tưới tắm và theo dõi. Chỉ một thời gian ngắn sau đó, chúng ta sẽ thấy những mầm tược ở gốc lớn dần và chậu dạ yên thảo lại rực rỡ bông khi những cái tược này phát triển đúng độ. Chúng ta "buộc" dạ yên thảo hồi sinh được bởi vì ở VN, khí hậu không quá lạnh và dạ yên thảo thuộc chủng loại hoa "mùa hè" ở các nước ôn đới. Dạo qua một số "phố hoa" Sài Gòn, Dạ Yến Thảo nở tưng bừng, rực rỡ nhé Ngoài ra, một lưu ý nữa nếu bạn trồng dạ yên thảo là chúng nó rất "háu ăn" nên chúng ta phải thuờng xuyên bón phân, hoặc là bón qua lá hoặc là bón vào gốc. Và nếu chúng bị bệnh "nổi gân, vàng lá" thì chứng tỏ chúng ăn chưa đủ và/hoặc chất trồng có độ pH cao hơn nhu cầu của chúng. Lúc ấy bạn phải làm song song hai việc, tưới giấm pha loãng và tăng cường bón phân, ít nhất là mỗi tuần một lần. Dù là thế, tôi nghĩ rằng chậu dạ yên thảo cũng sẽ sớm tàn rụi bởi vì... cuối cùng chúng cũng chỉ là loại cây một mùa! Nhưng chí ít bạn cũng đã có thời gian thưởng thức vẻ đẹp của nó dài hơn khi bạn biết cách chăm sóc chúng. Chăm sóc hoa Dạ yên thảo là loài hoa rất dễ trồng, dễ sống nhưng cũng rất dễ bị lụi tàn nếu không được chăm sóc cẩn thận. Bạn hãy cắt thân khoảng 15 cm tính từ cuống hoa khi
- thấy các cành lan dài, mọc không đều, xô lệch vào giữa mùa hoa. Dạ yên thảo là loài cây ưa sáng. Tưới nước thường xuyên và vừa phải, không nhiều quá nhưng cũng không để đất khô quá. Hoa khỏe mạnh, cứng cáp, liên tục nở thêm nhiều hoa mới trong thời gian trung bình là 3 – 4 tháng. Hoa mang vẻ đẹp tinh tế, sang trọng, rất thích hợp trồng trên ban công, tán hoa có thể rủ xuống từ 40cm. Mỗi sáng trước khi đi làm, bạn nên tươi cây, nhặt lá dạ yến thảo khô, héo vì để lâu sẽ dễ khiến cây bị úng. Khi trồng cây, bạn cũng nên quan tâm một chút đến thời tiết trong ngày, nếu trời nắng to hoặc mưa to, bạn nên "di dời" cây vào trong nhà để đảm bảo cây và hoa được tốt tươi lâu hơn. Bạn nên lưu ý đặc điểm của dạ yên thảo là thân mềm và buông rủ, vì vậy hoa sẽ không thể trồng hoa dạ yến thảo từ dưới mặt đất và uống theo những thanh gỗ lên được. Bạn cần chọn những chậu hoa có thể đặt trên hoặc có móc cố định chắc chắn vào thanh ngang trên để những cành hoa có thể buông xuống, mềm mại và tự nhiên. Không chỉ làm đẹp bên ngoài ngôi nhà, những bông hoa này còn giúp che dấu những khuyết điểm của những hàng rào cũ (bong sơn, gỉ sét, cũ kỹ, thô cứng...). Bạn có thể kết hợp nhiều màu sắc của dã yên thảo hoặc với những loại hoa khác để thêm sự đa dạng. Chăm sóc hoa Dạ Yến Thảo: A. Đặc điểm: + Cây thân thảo có ba dạng cây: Cây bụi đứng và cây bụi rủ, dạ yến thảo biển sóng. + Có ba giống: Hoa đơn và hoa kép, dạ yến thảo biển sóng. + Hoa nở bốn mùa, có ba cỡ: Hoa nhỏ sấp sỉ 5cm, nhỡ 8cm, lớn 12cm. + Tránh nắng hay thiếu sáng một chút hoặc rét cây vẫn cho hoa đẹp.
- + Dinh dưỡng: Khoảng15 đến 20 ngày cung cấp nhẹ một lần. + Đất trồng: Thoáng, xốp, ưa ẩm, dinh dưỡng phì nhiêu. + Thường bị bệnh nấm thối rễ hoặc sẽ yếu nếu chăm bón và nước tưới thất thường. + Màu hoa trên thế giới khoảng 150màu. + Nơi trang trí: Khắp nơi nếu có thể + Hương thơm đặc biệt, phảng phất mùi Benzen đối với các loại hoa có màu sẫm dần. B.Nhược điểm: 1-Là cây thân thảo, nhạy cảm đặc biệt trước các thay đổi của thời tiết. 2-Không chịu được mưa nhiều, không chịu úng.(Chậu hoa nên đăt nơi không chịu mưa trực tiếp). 3-Bộ rễ rất nhạy cảm với nhiệt độ ngoại cảnh, dễ bị nẫu bộ rễ khi nhiệt độ lên cao trên 35oc (Nên che mát chậu trồng khi ở nhiệt độ này). 4-Bị nhiễm nấm làm nhũn thối cổ rễ, hoặc khô teo tại gốc các cành kết với thân do tổn thương khi đóng gói vận chuyển. 5-Cây sẽ bị chết ngay do mất nước( Khi tưới thiếu nước cây biểu hiện héo rũ, bổ sung nước lại cũng sẽ rất khó phục hồi do lá mỏng, hoa nhiều, thân rỗng)! C. Cách Quản lý: + Thường ngắt ngọn khi cây còn nhỏ và để cây gia tăng số lượng mầm. + Không trồng trong chậu quá nhỏ, đất thịt, đất mịn(Cây sẽ không khỏe,không bền). + Khi cây quá già chúng ta cắt bớt thân ngọn, giữ gìn các phần thân (Thực hiện vào ngày mát) có thể thay đất hoặc chậu to hơn (vào mùa xuân), bổ xung dinh dưỡng cây sẽ bật mầm lộc dày và trong thời gian ngắn lại tiếp tục cho Hoa nhiều vì cây được trẻ hóa, lưu ý đây là loài cây ưa ẩm, háu ăn nhưng chúng ta phải trồng bằng những giá thể thật xốp thoáng giàu chất hữu cơ. +Tránh đặt chậu cây nơi gió lớn, cây hoa dễ bị tổn thương. +Tưới nước thường xuyên, vừa đủ. + Khi cây già cỗi có biểu hiện lá nhỏ, cành gầy, sắc hoa không thắm, cần bổ xung thêm phân giàu đạm (có thể dùng nước giải pha loãng)
- + Nếu khéo chăm sóc và thực hiện đúng công đoạn, tại Việt Nam chúng ta chỉ cần đầu tư một lần và có chậu hoa lâu dài.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây cảnh trong chậu
5 p | 1355 | 311
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc mai
6 p | 407 | 81
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc hoa cúc
4 p | 304 | 65
-
Kỹ thuật Trồng và chăm sóc cam quýt
8 p | 232 | 61
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây bơ
5 p | 300 | 54
-
Kỹ thuật Trồng và chăm sóc cây lúa
10 p | 346 | 52
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Dâu
4 p | 309 | 50
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG KEO TAI TƯỢNGTên Việt Nam: KEO TAI TƯỢNG Tên
5 p | 225 | 38
-
Một số nét cơ bản về kỹ thuật trồng và chăm sóc cây Neem
6 p | 194 | 35
-
Bài giảng Kỹ thuật trồng và chăm sóc ngô
27 p | 210 | 33
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG KEO LÁ TRÀM
5 p | 232 | 30
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc Violet
4 p | 216 | 16
-
Kỹ thuật trồng rau
79 p | 110 | 15
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG KEO LAI HẠTTên Việt Nam: KEO LAI Tên khoa học:
5 p | 116 | 10
-
KỸ THUẬT TRỒNG VÀ CHĂM SÓC RỪNG GIÁNG HƯƠNG
4 p | 105 | 9
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cây phật thủ
6 p | 98 | 6
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc cam xoàn
16 p | 13 | 3
-
Kỹ thuật trồng và chăm sóc quýt đường
16 p | 7 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn