intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai

Chia sẻ: Mi Sa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:2

152
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai Sau khi sinh, tình trạng sức khoẻ của bạn cũng tuỳ thuộc vào lúc bạn mang thai có tập thể dục hay không. Có nhiều cách để tập thể dục thích hợp cho bà bầu mà không cần làm cơ thể quá căng thẳng. Tuy nhiên thời điểm mang thai không phải là lúc bạn tập thể dục để giảm cân. Tập thể dục làm tâm trạng bạn tích cực hơn, làm cơ thể đỡ mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn. Nó cũng giúp bạn chuẩn bị cho việc sinh...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai

  1. Lợi ích của việc tập thể dục khi mang thai Sau khi sinh, tình trạng sức khoẻ của bạn cũng tuỳ thuộc vào lúc bạn mang thai có tập thể dục hay không. Có nhiều cách để tập thể dục thích hợp cho bà bầu mà không cần làm cơ thể quá căng thẳng. Tuy nhiên thời điểm mang thai không phải là lúc bạn tập thể dục để giảm cân. Tập thể dục làm tâm trạng bạn tích cực hơn, làm cơ thể đỡ mệt mỏi và giúp ngủ ngon hơn. Nó cũng giúp bạn chuẩn bị cho việc sinh nở bằng cách giúp tăng sức dẻo dai cũng như cơ bắp, giúp cho bạn có được vóc dáng cũ nhanh hơn. Tập thể dục đúng cách giúp bạn kiểm soát cân nặng tốt hơn mà không làm cho bạn và thai nhi quá căng thẳng. Các cách tập thể dục Đi bộ: đây là cách tập thể dục tốt nhất cho bạn vì nó làm bạn mạnh khoẻ nhưng không làm đau gót chân và đầu gối. Có thể tiến hành ở mọi nơi mà không cần thêm dụng cụ nào ngoài một đôi giày thể thao. Bạn có thể tập nó suốt chín tháng thai kỳ. Bơi lội: bác sĩ cho rằng bơi lội là loại thể dục tốt nhất và an toàn nhất cho thai phụ. Bơi lội tốt vì bạn có thể vận dụng các cơ bắp lớn là tay và chân và bạn không cảm thấy trọng lượng cơ thể mình khi bơi mặc dù đã tăng ký nhiều.
  2. Aerobic (mức độ nhẹ): việc tập thể dục aerobic theo lớp giúp bạn dành hẳn một khoảng thời gian để tập thể dục, điều nhiều thai phụ thường quên. Nếu đi học theo lớp aerobic dành riêng cho bà bầu, các động tác được thiết kế thích hợp cho bạn và cũng là dịp bạn gặp gỡ những bà mẹ tương lai khác. Nhảy: bạn có thể nhảy theo DVD hay nhạc ở ngay tại nhà mình hoặc ở lớp nhảy. Tuy nhiên tránh những động tác phải nhảy cao, xoay người. Yoga: yoga làm cơ bắp săn chắc và giúp bạn dẻo dai với rất ít sức đè lên các khớp xương. Nhưng bạn cần kết hợp với bơi lội hay đi bộ để trái tim cũng được tập thể dục. Co giãn cơ: co giãn cơ giúp cơ thể bạn thư giãn và ngăn ngừa bị chuột rút. Bạn nên thêm động tác này sau khi bơi hay đi bộ để hoàn tất chu trình thể dục. Tập tạ: nếu bạn tập tạ trước khi mang thai, bạn nên tiếp tục mặc dù bạn cần giảm bớt lượng tạ (bạn có thể nâng tạ nhiều lần nhưng với tạ nhỏ). Nếu bạn dùng đúng kỹ thuật (chậm và chắc), tập tạ là cách tốt để làm cơ bắp khoẻ. Kinh nghiệm của người viết là tập khi mang thai, bạn nên tránh các động tác mà bạn phải nằm xuống (tập cơ ngực) hay phải nâng tạ lên quá đầu (tập cơ lưng). Còn lại tập cơ chân, tay và mông thì an toàn. Ai không nên tập thể dục khi mang thai? Đôi lúc việc tập thể dục là nghiêm cấm cho thai phụ cũng như thai nhi. Trong các trường hợp sau:  Bị bệnh tim, bệnh về phổi  Bệnh về cổ tử cung  Mang thai song sinh hay sinh ba  Chảy máu trong thai kỳ thứ 2 hay 3  Thai ngoài tử cung  Thai có dấu hiệu sinh non  Vỡ nước ối  Tiểu đường Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiến hành tập thể dục. Những môn thể thao nên tránh:  Thể thao với nguy cơ cao như lặn, cỡi ngựa, trượt tuyết, trượt nước.  Đạp xe đạp nên tránh khi đã vào thai kỳ thứ 2, 3 vì bà bầu thường mất thăng bằng lúc này.  Bạn cũng nên tránh chạy.  Sau thai kỳ thứ nhất, nên tránh tập cơ bụng hay động tác nào mà bạn phải nằm xuống.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2