intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:156

46
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu đặc điểm giọng nữ cao trong opera Việt Nam (vị trí của giọng nữ cao, sự khắc họa tính cách nhân vật giọng nữ cao bằng âm nhạc, đặc điểm âm nhạc qua các tiết mục đơn ca giọng nữ cao và các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao, các mối liên hệ giữa giọng nữ cao với các yếu tố, thành phần trong opera); Từ đó, nhận diện được đặc điểm âm nhạc, các mối liên hệ và vị trí, vai trò của giọng nữ cao trong các opera Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Âm nhạc học: Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam

  1. BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN KHÁNH TRANG GIỌNG NỮ CAO (SOPRANO) TRONG OPERA VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC HÀ NỘI, NĂM 2021
  2. BỘ VĂN HÓA THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN ÂM NHẠC QUỐC GIA VIỆT NAM NGUYỄN KHÁNH TRANG GIỌNG NỮ CAO (SOPRANO) TRONG OPERA VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH ÂM NHẠC HỌC MÃ SỐ: 62 21 02 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ÂM NHẠC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. LÊ ANH TUẤN HÀ NỘI, NĂM 2021
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án Giọng nữ cao (Soprano) trong Opera Việt Nam là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng công bố trong bất cứ công trình nào, của ai. Các thông tin trích dẫn trong luận án này đều được ghi rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Tác giả luận án NGUYỄN KHÁNH TRANG
  4. ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................................... i MỤC LỤC .............................................................................................................. ii MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ................................................................................................. 1 2. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 2 3. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 10 4. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 11 5. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................................... 11 6. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 11 7. Những đóng góp của luận án ............................................................................. 12 8. Bố cục của luận án............................................................................................. 13 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ................................................ 14 1.1. Các khái niệm ................................................................................................. 14 1.1.1. Giọng hát ..................................................................................................... 14 1.1.2. Giọng nữ cao (soprano) ............................................................................... 15 1.1.3. Bel canto..................................................................................................... 16 1.1.4. Opera ........................................................................................................... 17 1.2. Tóm tắt tiến trình phát triển và các đặc điểm của giọng nữ cao [25], [32] ....... 19 1.2.1. Tóm tắt tiến trình phát triển giọng nữ cao .................................................... 19 1.2.2. Âm vực giọng nữ cao ................................................................................... 21 1.2.3. Các loại giọng nữ cao .................................................................................. 21 1.2.4. So sánh đặc điểm giọng nữ cao Việt Nam và giọng nữ cao thế giới ............. 23 1.2.5. Các nghệ sĩ giọng nữ cao Việt Nam ............................................................. 26 1.3. Hát tiếng Việt với kỹ thuật bel canto ............................................................... 30 1.3.1. Kỹ thuật bel canto ........................................................................................ 30 1.3.2. Áp dụng kỹ thuật bel canto trong hát tiếng Việt ........................................... 32 1.4. Khái quát về sự hình thành và phát triển opera Việt Nam ............................... 35 1.4.1. Giai đoạn tiền đề cho đến trước năm 1959 (tóm tắt từ các tài liệu số [44], [46], [48]) .............................................................................................................. 36 1.4.2. Opera Việt Nam giai đoạn 1959 - 1975 ........................................................ 37 1.4.3. Opera Việt Nam giai đoạn sau 1975 ............................................................. 39 Tiểu kết ................................................................................................................. 44 CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM GIỌNG NỮ CAO TRONG OPERA VIỆT NAM ......... 45 2.1.Vị trí và tính cách nhân vật giọng nữ cao trong opera Việt Nam ...................... 45 2.1.1.Vị trí giọng nữ cao trong opera Việt Nam ..................................................... 45 2.1.2.Khắc họa tính cách nhân vật giọng nữ cao bằng âm nhạc .............................. 53 2.2.Giọng nữ cao trong các tiết mục opera Việt Nam ............................................. 64
  5. iii 2.2.1.Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục đơn ca viết cho giọng nữ cao .............. 64 2.2.2.Đặc điểm âm nhạc của các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao ......................... 72 2.3.Giọng nữ cao trong mối quan hệ với dàn nhạc ................................................. 83 2.3.1.Kỹ thuật đồng âm ......................................................................................... 83 2.3.2.Các kiểu phối hợp khác giữa dàn nhạc và giọng nữ cao ................................ 85 Tiểu kết ................................................................................................................. 88 CHƯƠNG 3 KỸ THUẬT GIỌNG NỮ CAO TRONG OPERA VIỆT NAM ........... 90 3.1. Thể hiện kỹ thuật bel canto trong các tiết mục giọng nữ cao ........................... 90 3.1.1. Hát liền giọng (cantilena) ............................................................................. 90 3.1.2. Hát nói (recitative) ....................................................................................... 92 3.1.3. Hát lướt nhanh (passage) ............................................................................. 94 3.1.4. Hát với sắc thái to nhỏ (hát từ nhỏ tới to và từ to tới nhỏ) ............................ 95 3.1.5. Hát rung láy (trillo) ...................................................................................... 98 3.1.6. Hát âm nảy (staccato) .................................................................................. 99 3.2. Vấn đề phát âm tiếng Việt ............................................................................. 100 3.2.1.Một số vấn đề kỹ thuật phát âm tiếng Việt .................................................. 100 3.2.2.Lời ca trong các tiết mục giọng nữ cao ....................................................... 107 3.2.3.Tầm cữ của các tiết mục giọng nữ cao ........................................................ 111 3.3. Thể hiện yếu tố âm nhạc dân tộc trong các tiết mục giọng nữ cao ................. 114 3.3.1.Chất liệu âm nhạc dân tộc ........................................................................... 114 3.3.2.Kỹ thuật thanh nhạc thể hiện chất liệu âm nhạc dân tộc .............................. 119 3.4. Giải pháp về đào tạo và biểu diễn giọng nữ cao trong opera Việt Nam .......... 128 3.4.1.Về tài liệu ................................................................................................... 128 3.4.2.Về đào tạo................................................................................................... 129 3.4.3.Về luyện tập và biểu diễn............................................................................ 129 3.4.4.Một vài lưu ý .............................................................................................. 132 Tiểu kết ............................................................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ...................................................................... 137 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ............................................. 141 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 142 PHỤ LỤC............................................................................................................ 149
  6. iv DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT btgy : Bài tập gợi ý CHDC : Cộng hòa dân chủ ĐH : Đại học GS : Giáo sư QGVN : Quốc gia Việt Nam NGƯT : Nhà giáo ưu tú NS : Nhạc sĩ NSND : Nghệ sĩ nhân dân NSƯT : Nghệ sĩ ưu tú NXB : Nhà xuất bản PGS : Phó giáo sư pl : Phụ lục TNXP : Thanh niên xung phong TP. HCM : Thành phố Hồ Chí Minh TS : Tiến sĩ XHCN : Xã hội chủ nghĩa vd : Ví dụ VH và TT : Văn hóa và Thông tin VH, TT và DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
  7. v DANH MỤC CÁC HÌNH VÀ BẢNG BIỂU Bảng 1.1: So sánh những điểm khác nhau giữa giọng nữ cao trên thế giới và giọng nữ cao Việt Nam .................................................................................... 26 Hình 1.1: Quá trình phát triển của opera Việt Nam .......................................... 42 Bảng 2.1. Bảng tổng kết: so sánh tỷ lệ các tiết mục giọng nữ cao tham gia trong các vở opera Việt Nam ............................................................................ 50 Hình 2.1. Tiết mục đơn ca cho các loại giọng hát ............................................. 55 Hình 2.2. Tiết mục hợp ca ................................................................................ 56 Hình 2.3. Tiết mục song ca – tam ca ................................................................ 56
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Sự hình thành và phát triển của thanh nhạc Việt Nam và nghệ thuật opera Việt Nam chỉ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XX. Trải qua hơn nửa thế kỷ, nghệ thuật opera Việt Nam đã đạt được một số thành tựu nhất định. Hàng chục vở kịch âm nhạc được hình thành, nhiều vở opera Việt Nam được khai sinh, được dàn dựng và biểu diễn bên cạnh sự dàn dựng những vở opera nổi tiếng thế giới. Đội ngũ nghệ sĩ được hình thành, đó là những người đã dành cả cuộc đời và sự nghiệp cho nghệ thuật biểu diễn opera, cho đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp. Tuy nhiên, theo nhà sư phạm thanh nhạc Nguyễn Trung Kiên: “... Nếu nhìn nhận một cách khách quan, chúng ta vẫn chưa thực sự có một nền nghệ thuật opera chuyên nghiệp mang tính bền vững, ổn định. Cần phải có sự đầu tư, quan tâm nhiều hơn nữa nhất là trong lĩnh vực sáng tác...” 1 Một vài vở opera Việt Nam chỉ mới được khôi phục, dàn dựng trên sân khấu trong vài năm gần đây 2. Việc khai thác các tiết mục thanh nhạc trong các vở opera Việt Nam đối với biểu diễn còn quá ít ỏi, cho thấy sự quan tâm chưa đúng mức đến thể loại này. Ở phương diện đào tạo, chương trình giảng dạy ít sử dụng các tiết mục trong opera Việt Nam, tài liệu về opera Việt Nam hầu như không phổ biến. Trong các cuộc thi học kỳ, thi tốt nghiệp, các giải thưởng chuyên nghiệp về thanh nhạc hay các chương trình biểu diễn âm nhạc kinh viện, việc sử dụng các tiết mục thanh nhạc trong opera Việt Nam thật hiếm hoi, đơn lẻ. Tuy số lượng tác phẩm opera Việt Nam chưa nhiều, 8 vở (theo cách nhận diện, gọi tên của các tác giả, nhà chuyên môn), nhưng các tiết mục đơn ca, song ca, tam ca... cho các loại giọng trong các vở opera Việt Nam vẫn có đủ chất lượng chuyên môn để được sử dụng độc lập trong biểu diễn, giảng 1 Trích phỏng vấn tại Nhạc viện TP. HCM tháng 5/2015. 2 Năm 2016, NS Đỗ Hồng Quân phối khí và dàn dựng lại vở Cô Sao của NS Đỗ Nhuận và năm 2019, ông cũng dàn dựng lại vở Người tạc tượng của NS Đỗ Nhuận (NS Đỗ Nhuận là thân sinh của NS Đỗ Hồng Quân).
  9. 2 dạy. Đây luôn là những tiết mục ghi dấu ấn của vở diễn về nội dung, vai diễn, kỹ thuật hát, từ đó tạo nên dấu ấn cho người nghệ sĩ biểu diễn, đặc biệt là những tiết mục viết cho giọng nữ cao, loại giọng luôn chiếm ưu thế và thường giữ vai nữ chính trong vở diễn. Mặt khác, nguồn vốn các tiết mục viết cho các loại giọng có thể sử dụng thành tiết mục trong biểu diễn và giảng dạy vẫn chưa có sự đầu tư nghiên cứu, hệ thống, giới thiệu về những đặc trưng nghệ thuật, về kỹ thuật thể hiện với đặc thù của giọng hát, về kỹ thuật xử lý tác phẩm… Đặc biệt là các tiết mục viết cho giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Những yêu cầu về kỹ thuật thể hiện giọng hát với mối quan hệ cấu trúc - hệ thống (như sự kết nối với các thành phần khác như nội dung vở diễn, dàn nhạc giao hưởng, mối liên hệ với các vai diễn khác, giọng hát khác...) nhằm nâng cao hiệu quả biểu diễn, đạt yêu cầu của thể loại opera, nhất là với opera Việt Nam là những vấn đề khoa học thực hành biểu diễn của ngành âm nhạc học mà cho đến nay vẫn chưa có nhiều công trình nghiên cứu. Với những lý do nêu trên, chúng tôi chọn đề tài “Giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam” để nghiên cứu và thực hiện luận án tiến sĩ (TS) tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (Học viện Âm nhạc QGVN). 2. Lịch sử nghiên cứu Cho đến nay, nghệ thuật thanh nhạc và opera của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã có những công trình nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau. Liên quan đến nội dung nghiên cứu của đề tài, có những tài liệu trong nước và nước ngoài như sau: 2.1. Tài liệu nước ngoài Những tài liệu nghiên cứu chuyên sâu về giọng nữ cao: - "The structure of singing" [72] của Miller R., Collier Macmillian Publishers - London (1986) là tư liệu chuẩn và cần thiết cho ca sĩ, giảng viên, những nhà nghiên cứu thanh nhạc trong việc hát và dạy hát. Sách tập trung đề
  10. 3 cập cơ sở học thuật lẫn các bài tập thực hành thanh nhạc như: kiểm soát hơi thở, tạo khoảng vang, giữ vị trí âm thanh ổn định, mở rộng âm vực... Đây là tài liệu thiết thực khi nghiên cứu giọng hát. Sách mang tính học thuật, sư phạm và thực hành cao. - “Training soprano voice” [74] của Miller R., Oxford University Press (2004) cuốn sách đưa ra tiêu chuẩn cơ bản, nền tảng trong việc huấn luyện các loại giọng nữ cao. Phân chia giọng nữ cao thành 9 loại, và ở mỗi loại giọng đều có những khảo sát thực tế, từ đó đưa ra cách thức xây dựng, luyện tập giọng hát đạt hiệu quả. Sách thiết kế các bài tập kỹ thuật phù hợp cho từng loại giọng: lyric (trữ tình), colorature (màu sắc), dramatic (kịch tính)... - “Soprano Voice: A Personal Guide to Acquiring a Superior Singing Technique” [66] của Frisell A., Branden Publising Company, US (2007) là sách hướng dẫn cách huấn luyện giọng nữ cao từ trình độ sơ cấp đến nâng cao, giải thích cơ chế hoạt động các bộ phận phát âm khi hát, nhằm kiểm soát âm vực của giọng, cách phát âm các nguyên âm và những vấn đề khác... - “Technique for the coloratura soprano” [100] của Cathy P. Website (2013) bài viết chỉ rõ vấn đề khi huấn luyện giọng nữ cao màu sắc giống giọng nữ cao trữ tình, hay huấn luyện giọng nữ cao màu sắc giống giọng nữ trung - cao là không có tác dụng, là sai lầm vì giữa các giọng không có cùng vị trí âm thanh, sự thanh thoát khi chuyển giọng. Tác giả nêu rõ những bài tập của Garcia Cuperto có tác dụng với giọng nữ cao màu sắc khi luyện tập đúng, chính xác trong khoảng một thời gian dài. Tác giả cũng đưa ra những gợi ý, hướng dẫn các bài luyện tập đúng cách nhằm nâng cao kỹ thuật cho giọng nữ cao màu sắc. - “Lessons for the high voice” [63] Vol.1468 của G. Concone (dành cho giọng nữ cao và nam cao) và “Practical Method of Italia singing”, High Soprano, Book/CD (Schirmer’s library of musical classic) [80] của Vaccai (2013) là các tài liệu về luyện tập kỹ thuật thanh nhạc đã được phổ biến rộng
  11. 4 rãi ở hầu hết các trường âm nhạc chuyên nghiệp trong cả nước. Những tài liệu nghiên cứu liên quan đến thực hành biểu diễn opera: - “Phonetics and Diction in singing, Minneapolis” [70] của Kurt A., University of Minnesota Press (1967) là công trình nghiên cứu các bài hát và các vở opera bằng ngôn ngữ Ý, Pháp, Tây Ban Nha, Đức… Cung cấp thông tin tóm lược, toát yếu như một cuốn sổ tay, giáo trình cần thiết cho các giảng viên thanh nhạc, ca sĩ, sinh viên, đạo diễn… Sách cung cấp những nghiên cứu, thảo luận chuyên đề về opera, ngữ âm học, phát âm trong ca hát. Sách cũng đưa ra các mô phỏng, minh họa bằng hình vẽ về kỹ thuật và một số ví dụ (vd) thanh nhạc điển hình. - "The Opera of Verdi" (3 volumes) [61] và "Publications" [98] của Budden, J. (1973; 1983; 1992; 2002). Đây là những công trình nghiên cứu thuộc chuyên ngành Thực hành biểu diễn. Tác giả giới thiệu toàn bộ các opera của G. Verdi, opera của G. Puccini, phân tích nội dung, cách thể hiện, những đặc trưng âm nhạc, các kỹ thuật thanh nhạc qua các tiết mục hát, nhằm gợi mở cách thể hiện trên sân khấu, giới thiệu chương trình biểu diễn các opera... - “Dynamics of the singing voice” [71] của Meribeth A. Burch, Springer Verlag - New York (1982) sách được thiết kế như một tài liệu tham khảo đáng tin cậy cho giảng viên thanh nhạc, ca sĩ, chỉ huy hợp xướng, bác sĩ thanh học, nhà tâm lý, chuyên gia ngôn ngữ học... giúp chúng ta hiểu biết sâu rộng về cách giọng hát vận hành và các yếu tố ảnh hưởng. Sách có bàn về khía cạnh tâm sinh lý, âm nhạc và cảm xúc của giọng hát, giọng nói... - “On the Art of singing” (Reprint edition) [75] của Miller R. Oxford University Press, (2011) sách hướng dẫn xử lý các khía cạnh của nghệ thuật ca hát, từ tâm sinh lý và âm học của giọng hát, đến biểu diễn, xây dựng nghề nghiệp... sách thích hợp cho cả người học hát và dạy hát. Sách có bốn phần chính: kỹ thuật giọng, phong cách biểu diễn, sự chuẩn bị chuyên nghiệp, và sư phạm thanh nhạc...
  12. 5 - “Solutions for singers: Tools for performers and Teacher” [73] của Miller R., Oxford University Press (2004) sách cung cấp hiểu biết chung về sự kết hợp giữa kỹ thuật thanh nhạc, diễn xuất, nghệ thuật biểu hiện của nghệ sĩ ở các vai diễn trong opera. Có thể nói, những nghiên cứu về giọng nữ cao trên thế giới khá phong phú và đa dạng, đặt biệt là những nghiên cứu về kỹ thuật thanh nhạc cho giọng nữ cao. Những tài liệu này giúp giải quyết vấn đề kỹ thuật âm thanh là chủ yếu. Riêng vấn đề kỹ thuật xử lý ngôn ngữ thì có nhiều khác biệt với ngôn ngữ đơn âm, đa thanh của người Việt Nam. 2.2. Tài liệu trong nước Những tài liệu về chuyên ngành thanh nhạc, kỹ thuật thanh nhạc, về xử lý tiếng Việt trong ca hát: - “Sách học thanh nhạc” (1997), NXB Trẻ của tác giả Mai Khanh. Sách có đề cập đến những kiến thức cơ bản nhất giúp cho những người dạy hát và học hát hiểu và nắm được một cách cơ bản nhất về: Bộ máy phát âm, hơi thở, các kỹ thuật hát... - “Nghiên cứu nội dung tác phẩm, rèn luyện khả năng sáng tạo” (1998), Nhạc viện Hà Nội của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Kiên. Đây là một cuốn sổ tay cần thiết cho các vấn đề : Lựa chọn tác phẩm, tìm hiểu nội dung, cách thể hiện tác phẩm... dành cho nhiều đối tượng như: Giảng viên thanh nhạc, học viên, ca sĩ... - “Phương pháp sư phạm thanh nhạc” (2001), NXB Văn hóa Dân tộc của nhà nghiên cứu Nguyễn Trung Kiên. Đây là công trình lớn đầu tiên của chuyên ngành thanh nhạc. Sách đưa ra những nguyên tắc sư phạm thanh nhạc, nội dung được tổng hợp đầy đủ qua 14 chương, sách là cẩm nang về phương pháp sư phạm thanh nhạc cho các cơ sở đào tạo âm nhạc tại Việt Nam ở bậc ĐH, Cao học... - “Phương pháp giữ gìn tiếng hát” (2005), NXB Khoa học và kỹ thuật
  13. 6 2005) của hai tác giả Trần Ngọc Lan và Phạm Thị Bích Đào. Cuốn sách trình bày chi tiết, rõ ràng về cấu tạo, chức năng, cơ chế hoạt động của bộ máy phát âm... Sách chỉ rõ những bệnh lý thường gặp và cách phòng tránh, điều trị để giữ gìn giọng hát. Đây là tài liệu hữu dụng cho người dạy, người học, ca sĩ biểu diễn... - “Phương pháp dạy thanh nhạc” (2008), NXB Tự điển Bách Khoa của tác giả Hồ Mộ La. Sách cung cấp những kiến thức cơ bản trong giảng dạy thanh nhạc, tác giả có chia sẻ những kinh nghiệm, những yêu cầu cần thiết đã được đúc rút trong quá trình giảng dạy thanh nhạc. - “Những vấn đề sư phạm thanh nhạc” (2014), NXB Âm nhạc của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Đây là một tài liệu dành cho thực hành giảng dạy thanh nhạc. Sách đặc ra những vấn đề thực hành thanh nhạc dưới ánh sáng học thuyết I.Palov, có nhiều vấn đề được đưa ra thông qua 100 câu hỏi - đáp, nội dung trình bày rõ ràng, dễ hiểu. - "Âm nhạc W.A. Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam" (2017), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Nguyễn Thị Phương Nga. Thông qua âm nhạc của Mozart, đặc biệt là các trích đoạn TN trong những vở opera, tác giả đưa ra các giải pháp về kỹ thuật trong thể hiện tác phẩm, làm rõ những vấn đề cần thiết, quan trọng của âm nhạc Mozart trong đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam. - "Đào tạo giọng Soprano chất lượng cao" (2019), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Nguyễn Thị Tân Nhàn. Luận án đưa ra những vấn đề thực tiễn trong đào tạo thanh nhạc tại Việt Nam, đặc biệt là trong đào tạo giọng soprano chất lượng cao. Từ đó đưa ra những kỹ thuật hát, những giải pháp trong đào tạo giọng nữ cao màu sắc (colorature soprano) chất lượng cao. - “Nâng cao chất lượng đào tạo hát tiếng Việt” (2010), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của Trần Thị Ngọc Lan . Luận án là công trình nghiên
  14. 7 cứu tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát truyền thống và nghệ thuật hát mới. Luận án đưa ra một số giải pháp, ứng dụng và bài tập nâng cao chất lượng hát tiếng Việt. Những khảo sát và ứng dụng của công trình được thực hiện ở thể loại ca khúc Việt Nam. Năm 2011, luận án được NXB Giáo dục xuất bản thành sách với tên “Phương pháp hát tốt tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát”. -“Phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát” (2011), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Võ Văn Lý . Công trình nghiên cứu về những vấn đề phát âm tiếng Việt, có nêu các đặc trưng của tiếng Việt và việc phát âm trong nghệ thuật ca hát, nội dung có phần ứng dụng nhằm nâng cao hiệu quả phát âm tiếng Việt trong dạy thanh nhạc và các môn học âm nhạc tại các trường sư phạm. -“Quá trình hình thành và phát triển nghệ thuật hát chuyên nghiệp Việt Nam” ( 2007), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Trương Ngọc Thắng. Công trình nghiên cứu về tính lịch đại, khảo sát về lĩnh vực biểu diễn và đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp ở Việt Nam chủ yếu là giai đoạn sau 1954. - "Một số giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp trong giai đoạn mới" (2015), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Lê Thị Minh Xuân. Luận án đã khái quát được sự hình thành và phát triển nền sư phạm thanh nhạc phương Tây, hệ thống lại công tác đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp tại Việt Nam, đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả đào tạo thanh nhạc chuyên nghiệp Việt Nam trong giai đoạn mới. Nội dung kỹ thuật thanh nhạc - hát tiếng Việt còn được mở rộng hơn trong một số sách nghiên cứu về phát âm trong ca hát, ngôn ngữ tiếng Việt như: -“Sự tròn vành rõ chữ của tiếng hát dân tộc” (1976), NXB Bộ Văn hoá của tác giả Vĩnh Long. Sách đã đặt vấn đề chung về phát âm tiếng Việt trong nghệ thuật ca hát, khẳng định việc hát rõ lời là thuộc tính tất yếu của nghệ thuật ca hát, cần phải nắm vững cấu âm tiếng Việt để bảo đảm sự rõ lời của
  15. 8 tiếng hát dân tộc. Sách có đề cập đến cách xử lý tiếng Việt trong “tiếng hát mới của dân tộc”, vấn đề cần nắm vững đặc điểm của ngữ âm dân tộc không chỉ ở người hát mà cũng rất quan trọng với cả người sáng tác. Tuy nhiên, tác giả chỉ nêu chung về quan điểm, định hướng, phân tích hiện tượng và những nhận định, gợi ý… về chuyên môn thanh nhạc đối với ngữ âm dân tộc, công trình chưa có những gợi ý cụ thể về cách giải quyết, xử lý ngôn ngữ. -“Thanh điệu tiếng Việt và âm nhạc cổ truyền” (2001), Viện Âm Nhạc Hà Nội của tác giả Hoàng Kiều. Sách có công bố những nghiên cứu về thanh điệu tiếng Việt trong âm nhạc cổ truyền Việt Nam nói chung và nêu một số quan niệm của ông từ thanh điệu Tiếng Việt đưa đến vấn đề thang âm, điệu, điệu thức trong âm nhạc cổ truyền. Công trình có nghiên cứu kỹ về các thể thơ trong âm nhạc, về tác động to lớn của thanh điệu trong ngôn ngữ Việt Nam đến âm nhạc, về các nhân tố cấu thành giai điệu như âm luyến, trọng âm, bắt vần... Đây là những cơ sở cho luận án khi bàn đến những vấn đề liên quan. - Một tài liệu cổ xưa: mục Âm - Tượng, sách“Vũ trung tùy bút” (2012), NXB Trẻ của tác giả Phạm Đình Hổ có viết: “Âm hưởng tiếng nói nước ta khác với nước Trung Hoa, song cung đàn ta có… xem vậy ta thấy tiếng nói có ảnh hưởng sâu sắc như thế nào tới âm nhạc nói chung và ca hát nói riêng” [17, tr. 48]. Đây là một trong những bàn luận về thanh nhạc sớm nhất của Việt Nam. Những nghiên cứu về ngữ âm học cũng có phân tích tỉ mỉ, chi tiết, rõ ràng về đặc điểm ngữ âm dân tộc, thanh điệu tiếng Việt v.v... điều này cũng cho chúng tôi những kinh nghiệm quí báu, những khó khăn phải vượt qua và những điều sẽ khắc phục khi nghiên cứu đề tài này. Hầu như chưa có công trình nào đề cập đến các loại giọng hát trong opera Việt Nam, đặc biệt là nghiên cứu giọng nữ cao (soprano) trong thể hiện kỹ thuật hát, kỹ thuật phát âm, xử lý ngôn ngữ tiếng Việt. Những tài liệu nghiên cứu về nghệ thuật opera, opera Việt Nam: - “Nghệ thuật Opera” (2004), NXB Văn hoá Dân tộc của nhà sư phạm
  16. 9 thanh nhạc Nguyễn Trung Kiên. Cuốn sách là tổng quan về các nội dung cần thiết khi muốn tìm hiểu về nghệ thuật opera. Sách giới thiệu những giai đoạn cơ bản của lịch sử nghệ thuật opera, những thể loại thanh nhạc trong opera, giới thiệu những nghệ sĩ opera nổi tiếng trên thế giới, những nhà hát opera... - “Lịch sử nghệ thuật thanh nhạc phương Tây” (2005), NXB Từ điển Bách Khoa của tác giả Hồ Mộ La. Thông qua cuốn sách, tác giả đã giới thiệu sự hình thành và phát triển của lịch sử thanh nhạc phương Tây với sự hiện diện của nghệ thuật opera thế giới qua các thời kỳ: Trung cổ, Phục hưng, Tiền cổ điển, Cổ điển, Lãng mạn... - “Opera trong sự phát triển nền âm nhạc chuyên nghiệp Việt Nam” (2010), luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai. Năm 2014, công trình được NXB Âm Nhạc xuất bản thành sách “Opera Việt Nam”. Cuốn sách làm rõ sự hình thành và phát triển opera, tác giả, tác phẩm... sách có phần “Phương thức xây dựng khúc mở màn và các tiết mục thanh nhạc...”, một số ý mang tính gợi mở về kỹ thuật sáng tác và giới thiệu các hình thức thanh nhạc thông qua các tiết mục. Tuy nhiên, do mục tiêu của sách chủ yếu bàn đến lịch sử opera Việt Nam nên chỉ nêu chung các vấn đề có liên quan đến chuyên ngành thanh nhạc... - “Lược sử Opera” (2011), NXB Từ điển Bách Khoa của tác giả Nguyễn Trung Kiên. Cuốn sách được trình bày một cách rõ ràng, chi tiết về 50 vở opera chọn lọc trên thế giới qua các phần: giới thiệu tác giả tác phẩm, cốt truyện, lịch sử dàn dựng, các giọng hát... đây là tài liệu tham khảo hữu dụng trong học tập và giảng dạy và nghiên cứu về opera. - “Đào tạo ca sĩ hát opera tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam", (2017) luận án TS, Học viện Âm nhạc QGVN của tác giả Đỗ Quốc Hưng. Tác giả đề cập và so sánh đến mô hình đào tạo opera trên thế giới và tại Việt Nam, đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lương đào tạo nghệ sĩ hát opera tại Học viện Âm nhạc QGVN.
  17. 10 Ngoài các công trình giới thiệu opera thế giới của Nguyễn Trung Kiên, Hồ Mộ La, còn có những công trình có đề cập đến lịch sử hình thành - phát triển opera Việt Nam của tác giả Nguyễn Thị Tố Mai, những nghiên cứu của các tác giả Đỗ Quốc Hưng, Nguyễn Thị Phương Nga, Nguyễn Thị Tân Nhàn... nhằm mục đích đào tạo ca sĩ hát opera một cách qui chuẩn, góp phần xây dựng nền nghệ thuật opera Việt Nam nói riêng và thanh nhạc chuyên nghiệp nói chung. Trên đây là những cuốn sách, những công trình khoa học trong nước và nước ngoài có liên quan trực tiếp đến đề tài chúng tôi nghiên cứu. Thông qua quá trình tìm hiểu, tham khảo, học tập... các tài liệu trên đã gợi mở cho chúng tôi những vấn đề còn bỏ ngỏ, những vấn đề chưa được nghiên cứu. Có thể khẳng định, chưa có một công trình nghiên cứu nào ở Việt Nam nghiên cứu opera Việt Nam ở góc độ chuyên ngành thanh nhạc từ góc nhìn của người giảng dạy, biểu diễn với những yêu cầu xử lý tác phẩm, kỹ thuật biểu diễn... dành cho một loại giọng cụ thể, điển hình là giọng nữ cao (soprano), loại giọng luôn chiếm ưu thế, giữ vai trò quan trọng trong các vở opera. 3. Mục đích nghiên cứu - Luận án nghiên cứu đặc điểm giọng nữ cao trong opera Việt Nam (vị trí của giọng nữ cao, sự khắc họa tính cách nhân vật giọng nữ cao bằng âm nhạc, đặc điểm âm nhạc qua các tiết mục đơn ca giọng nữ cao và các tiết mục hợp ca có giọng nữ cao, các mối liên hệ giữa giọng nữ cao với các yếu tố, thành phần trong opera); Từ đó, nhận diện được đặc điểm âm nhạc, các mối liên hệ và vị trí, vai trò của giọng nữ cao trong các opera Việt Nam. - Nghiên cứu kỹ thuật thanh nh thanh nhạc giọng nữ cao trong các tiết mục của các vở opera Việt Nam, chủ yếu ở các phương diện phát âm tiếng Việt, kỹ thuật bel canto và sự thể hiện các yếu tố âm nhạc dân tộc bằng các kỹ thuật hát. Từ đó, luận án cũng đưa ra các giải pháp về đào tạo và biểu diễn của giọng nữ cao trong opera Việt Nam.
  18. 11 4. Đối tượng nghiên cứu Luận án xác định đối tượng nghiên cứu là giọng nữ cao trong opera Việt Nam với hai khía cạnh cụ thể là đặc điểm giọng nữ cao và kỹ thuật giọng nữ cao trong các vở opera Việt Nam. 5. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các tiết mục giọng nữ cao tham gia trong 7 vở opera Việt Nam: Vở “Cô Sao” của NS Đỗ Nhuận (1965); Vở “Bên bờ K'rông Pa” của NS Nhật Lai (1967); Vở “Người tạc tượng” của NS Đỗ Nhuận (1971); Vở “Tình yêu của em” của NS Nguyễn Đình Tấn (1981); Vở “Nguyễn Trãi ở Đông quan” của NS Đỗ Nhuận (1980); Vở “Người giữ cồn” của NS Ca Lê Thuần (2009); Vở “Lá đỏ” của NS Đỗ Hồng Quân (2016). Luận án không nghiên cứu, xem xét các tiết mục giọng nữ cao trong opera Việt Nam từ góc độ diễn xuất kịch mà chỉ tập trung nghiên cứu phần biểu diễn thanh nhạc. Luận án không nghiên cứu vở “Bông Sen” vì vở này không có giọng nữ cao. Do điều kiện lưu trữ ở Việt Nam chưa quy chuẩn, do chiến tranh… một số vở opera chỉ còn được giữ lại ở dạng bản chép tay, hoặc chỉ có bản viết cho piano (không có phần dàn nhạc) nên luận án chỉ có thể tiếp cận, nghiên cứu thông qua các văn bản tác phẩm opera Việt Nam thu thập được. 6. Phương pháp nghiên cứu Để nghiên cứu đề tài “Giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam”, luận án sử dụng tổ hợp các phương pháp nghiên cứu như sau: - Phương pháp phân tích âm nhạc hướng đến việc nghiên cứu giọng nữ cao trong opera Việt Nam. - Phương pháp phân tích dữ liệu: luận án thực hiện các thao tác thu thập thông tin, phân tích, đối chiếu, chọn lọc thông tin, góp phần xây dựng cơ sở lý luận, nghiên cứu. - Phương pháp hệ thống - cấu trúc: Luận án đặt giọng nữ cao trong các mối quan hệ với nội dung âm nhạc, với các yếu tố, thành phần của một vở
  19. 12 opera để nghiên cứu vị trí, vai trò, của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Đồng thời, luận án sử dụng phương pháp hệ thống cấu trúc để nghiên cứu mối quan hệ giữa giai điệu, ca từ và nội dung vở diễn, giữa kỹ thuật bel canto với việc thể hiện chất liệu âm nhạc dân tộc trong opera Việt Nam. - Phương pháp thực hành sư phạm: từ việc nhận diện các đặc điểm và kỹ thuật của giọng nữ cao trong opera Việt Nam, luận án xây dựng các bài tập kỹ thuật thanh nhạc và các giải pháp sư phạm khác nhằm giúp các ca sĩ, sinh viên khoa thanh nhạc khắc phục được những hạn chế, giải quyết từng bước những khó khăn khi thể hiện giọng nữ cao trong các tiết mục opera Việt Nam. 7. Những đóng góp của luận án - Luận án là công trình nghiên cứu chuyên sâu về giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Nghiên cứu mang tính ứng dụng, nằm trong chuỗi nghiên cứu về thể hiện giọng hát trong các opera Việt Nam. - Luận án góp phần làm rõ đặc điểm âm nhạc của giọng nữ cao trong opera Việt Nam. Từ đó, cung cấp cho người đọc những hiểu biết về nội dung âm nhạc, vị trí, vai trò, tính cách nhân vật, mối quan hệ với dàn nhạc… của giọng nữ cao trong các vở opera việt Nam để có thể ứng dụng trong thực hành nghề nghiệp. - Kết quả nghiên cứu của luận án về những đặc điểm kỹ thuật thể hiện những tiết mục đơn ca hoặc hợp ca có giọng nữ cao tham gia (trong opera Việt Nam) đóng góp cho việc thực hành biểu diễn và giảng dạy thanh nhạc chuyên nghiệp. Những gợi ý về kỹ thuật, về bài tập kỹ thuật được nêu trong luận án có thể được sử dụng trong giảng dạy và biểu diễn thanh nhạc chuyên nghiệp. - Việc giới thiệu các tiết mục giọng nữ cao trong opera Việt Nam góp phần bổ sung vào chương trình giảng dạy tại khoa thanh nhạc của các cơ sở đào tạo. - Luận án có thể được sử dụng như tài liệu tham khảo cho các nhạc sĩ
  20. 13 sáng tác thể loại opera, nghiên cứu đặc trưng giọng nữ cao trong opera, là tài liệu tham khảo cho các công trình liên quan. 8. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn giọng nữ cao (soprano) trong opera Việt Nam - Chương 2: Đặc điểm giọng nữ cao trong opera Việt Nam - Chương 3: Kỹ thuật giọng nữ cao trong opera Việt Nam
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2