intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

Chia sẻ: Hương Hoa Cỏ Mới | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:191

54
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phát huy nhân tố con người và khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH KHAMPHETH SENGSOULATTANA PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ Mã số: 9229002 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. VŨ HỒNG SƠN 2. TS. LÊ HỒNG PHONG HÀ NỘI - 2022
  2. LỜI CAM ĐOAN Tôi xinn cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu được đưa ra trong luận án đều trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả KHAM PHETH SENGSOULATTANA
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến những vấn đề lý luận chung về nhân tố con người 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch 15 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch 22 1.4. Những giá trị của các công trình khoa học đã tổng quan và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 27 Chương 2: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 31 2.1. Quan niệm về nhân tố con người và nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 31 2.2. Vai trò của phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 46 2.3. Những nhân tố cơ bản tác động đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 57 Chương 3: PHÁT HUY NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 73 3.1. Khái quát chung về phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 73 3.2. Một số thành tựu cơ bản về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và nguyên nhân 79 3.3. Một số hạn chế cơ bản về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay và nguyên nhân 100 Chương 4: MỘT SỐ NHÓM GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM PHÁT HUY HIỆU QUẢ NHÂN TỐ CON NGƯỜI TRONG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO THỜI GIAN TỚI 113 4.1. Nhóm giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị và toàn xã hội về phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 113
  4. 4.2. Nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 121 4.3. Nhóm giải pháp về tạo môi trường gia tăng động lực nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 129 4.4. Nhóm giải pháp về sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 145 4.5. Nhóm giải pháp về nâng cao ý thức tự rèn luyện, học tập, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào thời gian tới 152 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 173
  5. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AEC : Association of Southeast Asian Nations Economic Community Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN : Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á 3T : Transport- elecommucation-Tourism Giao thông-Viễn thông-Du lịch CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DCT : Dual-Cooperative Training Đào tạo hợp tác kép ECTT : European Council on Tourism and Trade Hội đồng Du lịch và Thương mại Châu Âu IVET : Integrated Vocational Education and Training Giáo dục và đào tạo nghề tổng hợp LNCCI : Lao National Chamber of Commerce and Industry Phòng Thương mại và Công nghiệp Quốc gia Lào NDCM : Nhân dân cách mạng NQF : National Qualification Framework Khung trình độ quốc gia TVET : The national technical vocational education and training Giáo dục và đào tạo kỹ năng nghề quốc gia UNESCO : Tổ Chức Giáo Dục, Khoa Học Và Văn Hóa Liên Hiệp Quốc WTO : Tổ chức Thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Tên bảng Trang Bảng 2.1: Thực trạng hội nhập quốc tế của nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay 56 Bảng 2.2: Các lễ hội truyền thống của nước CHDCND Lào 66 Bảng 3.1: Công tác bồi dưỡng đội ngũ giảng viên du lịch tại CHDCND Lào trong giai đoạn 2011 đến nay 83
  7. DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Tên biểu đồ Nội dung biểu đồ Trang Biểu đồ 2.1 Tốc độ tăng trưởng kinh tế của nước CHDCND Lào từ năm 1996 đến năm 2020 58 Biểu đồ 3.1 Doanh thu của ngành kinh tế du lịch từ năm 2011 đến năm 2020 của nước CHDCND Lào 76 Biểu đồ 3.2 Số khách sạn, nhà nghỉ, nhà hàng, khu vui chơi nhằm đáp ứng sự phát triển KTDL ở nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2020 77 Biểu đồ 3.3 Đào tạo sinh viên tại các trường dạy nghề của CHDCND Lào từ năm 2011 đến 2018 80 Biểu đồ 3.4 Thực tiễn triển khai đào tạo cán bộ trong lĩnh vực du lịch của nước CHDCND Lào giai đoạn 2016 đến 2020 81 Biểu đồ 3.5 Công tác bồi dưỡng nhân tố con người trong các lĩnh vực ở nước CHDCND Lào từ năm 2011 đến năm 2018 82 Biểu đồ 3.6 Công tác bồi dưỡng nhân sự ngành du lịch của Bộ thông tin, văn hóa và du lịch giai đoạn 2016-2020 86 Biểu đồ 3.7 Công tác bồi dưỡng cán bộ quản lý du lịch của Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch từ năm 2016 đến năm 2020 86
  8. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nhân tố con người trong phát triển đất nước, các quốc gia trên thế giới trong thời gian qua đều có chương trình mang tính chất chiến lược về đầu tư và phát triển con người, coi con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển kinh tế - xã hội, đặt con người vào trung tâm của sự phát triển kinh tế - xã hội. Có thể nói, để phát triển kinh tế - xã hội của một đất nước trong thời đại ngày nay, con người là nhân tố quan trọng nhất và là yếu tố chủ đạo quyết định các nguồn lực khác. Bất cứ quốc gia, dân tộc nào muốn phát triển nhanh, bền vững cũng đều phải tính đến vấn đề nhân tố con người và phát huy nhân tố con người. Sự thành bại của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi nước là tùy thuộc vào những giải pháp về đào tạo, sử dụng và phát huy nhân tố con người. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào và Nhà nước Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào (CHDCND Lào) luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng con người, coi nhân tố con người như mục tiêu, động lực chủ yếu của sự phát triển. Hiện nay, CHDCND Lào đang ở trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Vì thế, việc đào tạo con người Lào phát triển toàn diện về chính trị, tư tưởng, trí tuệ, đạo đức, thể chất, năng lực sáng tạo càng trở nên cấp thiết. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã nhấn mạnh: “Nâng cao trình độ lực lượng sản xuất và xây dựng kinh tế tri thức, trong đó coi con người là đối tượng và là trung tâm của sự phát triển…” [129, tr.44]. Từ khi thực hiện công cuộc đổi mới từ Đại hội IV năm 1986 đến nay, nhất là trong hai nhiệm kỳ Đại hội IX và X, nền kinh tế của CHDCND Lào đã từng bước đi vào ổn định, phát triển hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế giới, nhờ đó cuộc sống của đại đa số nhân dân được nâng lên cả về vật chất lẫn tinh thần. Đặc biệt, kinh tế du lịch đã góp phần rất lớn trong việc phát triển kinh tế của đất nước Lào nhờ việc thúc đẩy phát triển các khu nghỉ dưỡng, ẩm thực, vui chơi giải trí, xây dựng kết cấu hạ tầng và thúc đẩy đô thị hóa, cũng như xóa đói giảm nghèo tại các vùng du lịch có người dân tộc thiểu số sinh sống. Đóng góp vào thành công này có nhiều yếu tố, trong đó việc chú trọng phát huy nhân tố con người có vai trò
  9. 2 quan trọng, giữ vị trí trung tâm giúp nước CHDCND Lào tận dụng được các ưu thế, cũng như thúc đẩy thu hút khách du lịch nước ngoài, qua đó giúp tăng trưởng kinh tế du lịch bền vững. Tuy vậy, mặc dù đất nước Lào có tiềm năng về phát triển du lịch nhưng việc phát huy nhân tố con người, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành du lịch vẫn chưa được thực hiện một cách có hiệu quả cao. Nguồn nhân lực hoạt động trong ngành du lịch của Lào tuy đông, nhưng trình độ chuyên môn chưa cao, chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu của khách du lịch, đặc biệt là du khách quốc tế. Nhiều đơn vị lữ hành trong nước vẫn không cạnh tranh được các công ty du lịch đa quốc gia hoặc công ty du lịch có vốn đầu tư nước ngoài, về cả trình độ chuyên môn lẫn năng lực cạnh tranh. Tỉ lệ nhân lực du lịch được đào tạo bài bản trong thời gian qua mặc dù có tăng lên, nhưng nhân lực chưa được đào tạo bài bản vẫn còn cao. Bên cạnh đó, tính cân đối trong nhân lực chưa phù hợp, thể hiện qua việc còn có sự mất cân đối trong cơ cấu nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực, cấp độ chuyên môn nghiệp vụ, mất cân đối về quy mô, số lượng và chất lượng nhân lực du lịch giữa các địa phương, vùng miền. Đồng thời, vấn đề xây dựng quy hoạch khai thác tài nguyên du lịch còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế, chẳng hạn như nhiều khu du lịch đưa vào khai thác không hiệu quả, nhiều nơi có tiềm năng du lịch nhưng chưa được đầu tư khai thác, việc khai thác tài nguyên du lịch còn cẩu thả và thiếu sự quản lý của cơ quan chính quyền; do vậy, dẫn đến tình trạng các tài nguyên du lịch bị suy kiệt, không phát huy được tiềm năng vốn có. Mặt khác, những vấn đề về đạo đức nghề nghiệp, tính chuyên nghiệp và tính nhạy cảm của người làm du lịch vẫn còn nhiều bất cập. Việc tiếp cận với cuộc cách mạng công nghệ lần thứ tư của các cơ sở đào tạo, đơn vị sử dụng lao động và bản thân người lao động còn hạn chế; từ đó, ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực du lịch nói chung, cũng như phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào nói riêng. Đặc biệt, hiện nay dịch bệnh Covid-19 đang ảnh hưởng lớn đến ngành kinh tế du lịch của tất cả các nước trên thế giới, và cũng đang tác động mạnh đến việc thu hút khách du lịch nước ngoài trong các hoạt động của ngành du lịch của CHDCND Lào, Chính phủ Lào và các bộ ngành liên quan thời gian qua đã hợp tác chặt chẽ với các nước ASEAN và các đối tác
  10. 3 trong việc thực hiện chiến lược phục hồi phát triển du lịch trong thời gian tới. Điều này đặt ra đòi hỏi cấp bách cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa Bộ Thông tin, Văn hóa và Du lịch với các ngành liên quan trong việc tổng kết, đánh giá, đưa ra được giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch nhằm phục hồi kinh tế du lịch và phát triển ngành du lịch theo hướng bền vững trong thời gian tới. Xuất phát từ những lý do này, tôi chọn đề tài: "Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở Cộng hoà Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" làm nội dung nghiên cứu của luận án Tiến sĩ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung về phát huy nhân tố con người và khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay, luận án đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ sau: Thứ nhất, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. Thứ hai, phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận chung về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào.. Thứ ba, khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay. Thứ tư, đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu phát huy hiệu quả nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là: Phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào.
  11. 4 - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào từ năm 2011 đến nay. - Phạm vi đối tượng khảo sát: Luận án tập trung khảo sát những người trong độ tuổi lao động, tham gia vào quá trình phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào hiện nay. - Luận án chủ yếu tập trung nghiên cứu nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. Do phạm vi của vấn đề nghiên cứu khá rộng, nghiên cứu sinh khó tiếp cận được nhiều tài liệu cần thiết liên quan đến chủ thể và phương thức phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, do vậy các nội dung mà đề tài nghiên cứu thực hiện sẽ không đi sâu vào chủ thể và phương thức phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. Nội dung luận án sẽ chủ yếu tập trung làm rõ 3 vấn đề chính của phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, đó là: đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào; sử dụng nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào và tạo môi trường thích hợp cho nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở nước CHDCND Lào, để từ đó bước đầu đề xuất nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Kaysone Phomvihane, các quan điểm, đường lối của Đảng NDCM Lào, chính sách của Nhà nước CHDCND Lào về vấn đề con người, phát huy nhân tố con người và kế thừa những kết quả nghiên cứu của các công trình đã công bố liên quan đến đề tài luận án. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp cụ thể như: phương pháp tổng kết thực tiễn và nghiên cứu tài liệu, phương pháp phân tích và tổng hợp, phương pháp logic và lịch sử, phương pháp thống kê, phương pháp so sánh, phương pháp quan sát, phương pháp phỏng vấn sâu... ngoài ra, luận
  12. 5 án còn sử dụng kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở trong nước có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp về mặt khoa học của luận án - Luận án góp phần phân tích cơ sở lý luận của việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. Trong đó luận án đã làm rõ quan niệm về nhân tố con người, nội dung phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, vai trò phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào và những nhân tố khách quan, chủ quan tác động đến phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. - Luận án góp phần khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian qua (từ năm 2011 đến nay) qua việc khái quát chung về phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào, phân tích thành tựu về công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân tố con người; sử dụng nhân tố con người và tạo môi trường tích hợi cho nhân tố con người. Đồng thời, luận án làm rõ một số hạn chế cũng như phân tích nguyên nhân của các hạn chế để làm cơ sở để đề xuất các giải pháp phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch. - Luận án đề xuất một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới như giải pháp về nâng cao nhận thức của hệ thống chính trị, toàn xã hội; nâng cao hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, tạo môi trường, sử dụng hiệu quả, hợp lý nhân tố con người và nâng cao ý thức rèn luyện của những người làm việc trong ngành du lịch. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần luận chứng dưới góc độ lý luận về việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. - Những kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm phong phú thêm những tài liệu tham khảo cho các hoạt động nghiên cứu, giảng dạy và học tập về phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào. - Những luận điểm cơ bản của luận án góp phần đề xuất những giải pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế du lịch ở CHDCND Lào thời gian tới. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung của luận án gồm 4 chương, 15 tiết.
  13. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN TỐ CON NGƯỜI 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Trần Thị Thủy, Nhân tố con người và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con người trong điều kiện đổi mới ở Việt Nam hiện nay [43]. Luận án của tác giả Trần Thị Thủy đã làm rõ các nội dung về: (1) Những vấn đề lý luận về nhân tố con người qua việc phân tích vấn đề con người trong mối quan hệ với nhân tố con người; nhân tố con người trong mối quan hệ với vấn đề phát huy nhân tố con người; (2) Vấn đề nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay qua việc phân tích ba nội dung về nhân tố con người Việt Nam với tư cách là chủ thể tổng hợp của sự phát triển xã hội; nhân tố con người Việt Nam với tư cách là nguồn lực quyết định thắng lợi của sự nghiệp CNH - HĐH đất nước; nhân tố con người Việt Nam với tư cách là nhân cách - giá trị văn hóa cao nhất, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế - xã hội; (3) Vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước với việc làm rõ nội dung về thực chất và nội dung của vấn đề phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp phát triển xã hội; vấn đề phát huy nhân tố con người Việt Nam trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng XHCN và những biện pháp nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt Nam trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước như: đổi mới ý thức hệ, tư duy của người lao động; kết hợp hài hòa nhu cầu lợi ích cá nhân và nhu cầu lợi ích xã hội; chú trọng tới các điều kiện hoạt động và tạo cơ hội cho mọi người; nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động. Nguyễn Thị Phi Yến, Tìm hiểu vai trò quản lý nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế [56]. Cuốn sách được kết cấu làm 3 chương, bàn về các nội dung cụ thể như: (1) Mối quan hệ giữa quản lý nhà nước với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế qua việc phân tích các nội dung về nhân tố con người và các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát huy nhân tố con người như tính chất và trạng thái của thể chế chính trị, nền kinh tế, trình độ học vấn và văn hóa chung trong xã hội, trình độ xã hội hóa, dân chủ hóa về thông tin, trình độ giao lưu và hội nhập quốc tế, năng lực phẩm chất của người quản lý;
  14. 7 làm rõ vấn đề và nội dung quản lý nhà nước với việc phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, như phát huy và sử dụng đúng đắn hệ thống động lực nhằm khai thác tính tích cực của nhân tố con người; xây dựng và hoàn thiện thể chế tổ chức và phương thức quản lý nhà nước để phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế; (2) Phân tích vai trò quản lý nhà nước đối với việc phát huy nhân tố con người thông qua cơ chế quản lý kinh tế trong quá trình phát triển kinh tế ở Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, tác giả đã làm rõ một số vấn đề đặt ra trong quá trình hình thành cơ chế quản lý mới, như phân phối chưa công bằng dẫn đến rối loạn lợi ích của người lao động; tình trạng thụ động, ỷ lại của người lao động vẫn chưa được khắc phục một cách cơ bản; tình trạng đối xử tùy tiện với người lao động có chiều hướng gia tăng; tình trạng cục bộ, bản vị, chia rẽ trong quan hệ tập thể vẫn còn tồn tại; tình trạng tham nhũng ở một số bộ phận cán bộ vẫn chưa được đẩy lùi triệt để; (3) Làm rõ nguyên tắc định hướng công tác quản lý vĩ mô của nhà nước nhằm phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế như cần phải coi nhân tố con người là nguồn lực quan trọng nhất; tạo điều kiện cho người lao động tham gia quản lý nhà nước, khuyến khích tính chủ động và sáng tạo của con người. Và đề xuất một số giải pháp nhằm tiếp tục phát huy nhân tố con người trong quá trình phát triển kinh tế, trong đó bao gồm các giải pháp về kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy nhà nước và nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ cán bộ; quan tâm đúng mức lợi ích kinh tế hợp pháp của người lao động, thực hiện dân chủ hóa đời sống kinh tế; phát triển giáo dục, đào tạo nâng cao mặt bằng dân trí và xây dựng môi trường hoạt động thuận lợi cho sự phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế. Lê Quang Hoan, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc phát huy nhân tố con người trong công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay [14]. Các nội dung trong luận án của tác giả Lê Quang Hoan hướng tới việc làm rõ những vấn đề sau đây: (1) Khái niệm con người và nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh, nguồn gốc và quá trình hình thành, phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh về con người. Theo tư tưởng Hồ Chí Minh thì nhân tố con người được hiểu là “hệ thống các thuộc tính, đặc trưng quy định vai trò chủ thể (cá nhân, tập thể, cộng đồng) tích cực, chủ động, sáng tạo của con người, bao gồm một chỉnh thể thống nhất giữa mặt hoạt động với tổng hòa các đặc trưng về phẩm chất, năng lực của con người mới
  15. 8 XHCN trong quá trình cách mạng Việt Nam” [tr.26]; (2) Phân tích nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về con người trong cách mạng Việt Nam qua các chủ đề con người là vốn quý nhất, yếu tố quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam; con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của tiến trình cách mạng Việt Nam; xây dựng con người mới XHCN là một chiến lược cơ bản, lâu dài ở Việt Nam; (3) Phát huy nhân tố con người trong CNH, HĐH dưới ánh sáng tư tưởng Hồ Chí Minh qua việc làm rõ vai trò nhân tố con người trong CNH, HĐH ở Việt Nam hiện nay. Hoàng Thái Triển, “Vấn đề phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế” [45]. Bài viết đã làm rõ một số nội dung chính sau: (1) Sự phát triển của xã hội ngày càng nhanh thì cũng ngày càng phải phát huy vai trò của nhân tố chủ quan của con người, điều này được chứng minh qua quá trình phát triển lịch sử - xã hội cả trong đời sống vật chất và tinh thần; (2) Vai trò của nhân tố chủ quan ngày càng tăng không có nghĩa là vai trò của nhân tố khách quan ngày càng giảm; (3) Nhân tố con người không phải là những tri thức, kiến thức về khoa học - công nghệ hiện đại mà còn là niềm tin và ý thức trách nhiệm đối với tương lai; (4) Trong phát triển kinh tế - xã hội hiện đại, những tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ ngày càng đóng vai trò quan trọng bao nhiêu thì nhân tố con người cũng ngày càng được đề cao bấy nhiêu. Trong mắt xích của cơ chế kinh tế, nhân tố con người luôn là một chìa khóa không thể thiếu. Nguyễn Minh Quang, Nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hoá ở nước ta [32]. Những nội dung trong luận án nghiên cứu bao gồm những vấn đề cơ bản, đó là: (1) Làm rõ vấn đề về sức sản xuất của lao động và vai trò của nhân tố con người trong phát triển sức sản xuất của lao động để thúc đẩy kinh tế hàng hóa qua các phần về: sức sản xuất của lao động và vai trò của nhân tố con người trong mỗi nhân tố của sức sản xuất lao động; mối quan hệ giữa sự phát triển sức sản xuất lao động với kinh tế hàng hóa và kinh nghiệm của một số nước về phát triển nhân tố con người để nâng cao sức sản xuất của lao động; (2) Làm rõ yêu cầu của nhân tố con người hiện nay như trình độ lành nghề của người lao động phải phù hợp với nhu cầu phát triển sản xuất cả về chất lượng và cơ cấu lành nghề; trình độ, chất lượng của người lao động cần được thúc đẩy song hành với các kỹ năng khác như kỹ năng ngoại ngữ, thuyết trình, làm việc nhóm, sáng tạo, làm việc dưới áp lực cao.
  16. 9 Nguyễn Văn Tài, Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người [39]. Bài viết đã làm rõ những vấn đề về: (1) Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đưa ra những quan điểm toàn diện và sâu sắc về con người, quan niệm về con người của Hồ Chí Minh thể hiện ở chỗ: con người là một chỉnh thể thống nhất giữa mặt sinh học và mặt xã hội, con người chủ thể của các mối quan hệ xã hội - lịch sử, là chủ thể sáng tạo và hưởng thụ các giá trị vật chất và tinh thần của xã hội; (2) Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là một thực thể mang tính xã hội, là sự thống nhất giữa con người cá nhân với con người xã hội, để giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa con người và cá nhân, Người quan tâm giải quyết mối quan hệ lợi ích và coi con người còn là sự thống nhất giữa con người giai cấp, dân tộc và nhân loại; (3) Tư tưởng Hồ Chí Minh về bản chất con người và vấn đề phát huy nhân tố con người là cơ sở khoa học cho đường lối, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. Phạm Công Nhất, Phát huy nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất ở Việt Nam hiện nay (Sách chuyên khảo) [27]. Cuốn sách được kết cấu làm 3 chương với các nội dung chủ yếu: (1) Phân tích nhân tố con người và vai trò của nhân tố con người trong phát triển lực lượng sản xuất thông qua việc làm rõ những nội dung về nhân tố con người và lực lượng sản xuất, đặc điểm và vai trò của nhân tố con người trong hệ thống sản xuất; (2) Làm rõ các yếu tố tác động đến việc phát huy nhân tố con người và sự cần thiết cần phải phát huy nhân tố con người trong quá trình đổi mới phát triển sản xuất hiện nay; (3) Đưa ra kinh nghiệm của một số quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới về việc phát huy nhân tố con người trong phát triển nền kinh tế của đất nước. Nguyễn Văn Thanh, Lê Trọng Tuyến, “Quan điểm của Đảng về con người và phát huy nhân tố con người trong nghị quyết đại hội XI” [40]. Các tác giả đã đưa ra và phân tích các nội dung chính về: (1) Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn trung thành, vận dụng đúng đắn, sáng tạo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề con người và phát huy nhân tố con người, đặc biệt là từ khi đổi mới đến nay; (2) Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người được bảo đảm bởi những tiền đề có tính hiện thực và khả thi cao; (3) Việc phát huy nhân tố con người được thực hiện qua chủ trương của Đảng về chính sách xã hội đúng đắn vì con người, kết
  17. 10 hợp đầy đủ vai trò của các thành phần trong xã hội; thông qua phát triển nền dân chủ XHCN bảo đảm quyền làm chủ của con người bằng pháp luật xã hội chủ nghĩa; thông qua chủ trương đại đoàn kết dân tộc dưới sự lãnh đạo của Đảng; thông qua việc thực hiện chủ trương của Đảng về xây dựng và phát huy nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Nguyễn Tùng Lâm, “Mấy suy nghĩ về nhân tố con người trong triết lý phát triển của Hồ Chí Minh” [22]. Tác giả đã làm rõ những vấn đề: (1) Lấy con người là mục tiêu của sự phát triển xã hội, theo Hồ Chí Minh đó là việc phát triển xã hội theo hướng nhân văn nhằm đáp ứng những khát vọng của con người để tạo điều kiện cho con người ngày càng phát triển toàn diện, hài hòa, như một chủ thể xã hội; (2) Làm rõ một số nội dung, biện pháp mà Hồ Chí Minh đã đưa ra để thúc đẩy tính tích cực hoạt động của con người, thúc đẩy phát triển xã hội, như: cần phát huy yếu tố động lực chính trị - tinh thần; coi trọng lý tưởng xã hội chủ nghĩa và đạo đức cách mạng. Trần Thị Hợi, Phát huy nhân tố con người từ tư tưởng Hồ Chí Minh đến thực tiễn Việt Nam hiện nay [15]. Cuốn sách bao gồm 3 chương, trong đó có những nội dung lý luận chính sau đây: (1) Phân tích nhân tố con người và phát huy nhân tố con người trong tư tưởng Hồ Chí Minh qua việc làm rõ khái niệm phát huy nhân tố con người, quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về con người và phát huy nhân tố con người khi coi phát huy nhân tố con người với tư cách vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng; (2) Phát huy nhân tố con người với tư cách là một thực thể thống nhất giữa phẩm chất và năng lực; phát huy nhân tố con người với tư cách là thực thể thống nhất giữa cá nhân và xã hội; (3) Làm rõ những giá trị lý luận và thực tiễn về phát huy nhân tố con người khi nó kết tinh thành những giá trị bền vững, những định hướng cho việc phát huy nhân tố con người trong phát triển KTTT định hướng XHCN. Đoàn Nam Đàn, “Sự phát triển nhận thức của Đảng về phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước” [6]. Tác giả đã làm rõ một số vấn đề về: (1) Đảng Cộng sản Việt Nam luôn khẳng định nguồn lực quý báu nhất, có vai trò quyết định nhất là con người Việt Nam, nhân tố con người chính là nguồn sức mạnh nội sinh của dân tộc Việt Nam; (2) Phân tích sự kế thừa và phát triển nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về phát huy nhân tố con người từ Đại hội VI đến Đại hội XII với việc xác định xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện phải trở thành một mục
  18. 11 tiêu của chiến lược phát triển; (3) Những quan điểm của Đảng đã góp phần nâng cao trình độ dân trí, phát triển kinh tế, nâng cao đời sống của nhân dân, con người được phát triển toàn diện, nhân dân ngày càng tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Nguyễn Hiền Lương, “Quan điểm của Đảng về phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam hiện nay” [23]. Tác giả đã làm rõ một số nội dung cơ bản, đó là: (1) Phân tích quan điểm của triết học mác xít về vai trò của con người trong lịch sử như là chủ thể của lịch sử; (2) Nhận thức của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nhân tố con người khi coi con người với tư cách là nguồn lực của mọi sự phát triển và coi trọng nhân tố con người không chỉ là thước đo trình độ văn minh của một xã hội mà còn là cơ sở đảm bảo cho sự phát triển và tiến bộ xã hội; (3) Làm rõ các động lực cơ bản phát huy vai trò của nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay như việc quan tâm đến lợi ích của con người, thực hiện dân chủ hóa mọi mặt của đời sống xã hội và nâng cao năng lực trí tuệ của con người Việt Nam. Nguyễn Trọng Chuẩn, “Nhân tố con người và văn hoá trong sự phát triển bền vững của đất nước” [2]. Bài viết đã làm rõ những nội dung sau: (1) Để phát triển bền vững đất nước đòi hỏi cần đặc biệt quan tâm đến sự phát triển bền vững của nhân tố con người - nhân tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững, đồng thời chính con người là trung tâm của chiến lược phát triển, là chủ thể của sự phát triển; (2) Đối với mỗi cá nhân, khi tự ý thức được bản thân là chủ thể trong quá trình phát triển, con người sẽ khơi dậy và tự bộc lộ được tất cả khả năng, từ khả năng tư duy cho đến khả năng hành động, cùng với sự tự ý thức về trách nhiệm công dân của mình để đóng góp cho quá trình đổi mới, phát triển đất nước; (3) Trong quá trình đổi mới chúng ta đã cố gắng khai thác tất cả các nguồn lực hiện có, đặc biệt là nguồn lực con người phục vụ cho công cuộc phát triển, tuy nhiên bên cạnh đó cũng còn những hạn chế nhất định. Trần Văn Phòng, “Một số giải pháp đột phá nhằm phát huy nhân tố con người trong phát triển đất nước” [29]. Tác giả đã làm rõ các nội dung Đảng, Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ hơn con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển đất nước và đề ra những giải pháp nhằm phát huy tối đa nhân tố con người trong sự nghiệp xây dựng đất nước, cụ thể là: (1) Đảng, Nhà nước đã có chiến lược đào tạo, phát triển nguồn lực con người Việt Nam; Đảng, Nhà nước đã có cơ chế, chính sách cán bộ tương đối toàn diện, đồng bộ từ quy hoạch nguồn, đào
  19. 12 tạo bồi dưỡng, luân chuyển, đánh giá, sử dụng và đãi ngộ; (2) Đảng, Nhà nước đã có chính sách thu hút nguồn nhân lực là người Việt Nam ở nước ngoài tham gia xây dựng và phát triển đất nước; xây dựng hệ thống các chính sách đối với từng giai tầng xã hội để phát huy tối đa tiềm năng, sức mạnh của toàn dân trong sự nghiệp đổi mới và hội nhập; (3) Đảng, Nhà nước khẳng định đại đoàn kết toàn dân là chiến lược lâu dài trong sự nghiệp cách mạng; thường xuyên quan tâm đến hoàn thiện các chính sách về tín ngưỡng, tôn giáo, phát huy các giá trị văn hóa đạo đức tốt đẹp của các tôn giáo. Hoàng Thái Triển, Phát huy nhân tố con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [46]. Nội dung cuốn sách được chia làm ba chương, đó là: (1) Nhân tố con người với vấn đề CNH, HĐH trong đó làm rõ các phương thức tiếp cận nhân tố con người, các vấn đề xung quanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và yêu cầu của nhân tố con người trước đòi hỏi của CNH, HĐH; (2) Phân tích nhân tố con người trong sản xuất thời kỳ CNH, HĐH đất nước, đặc biệt trong đó làm rõ nhân tố con người đối với quá trình phát triển lực lượng sản xuất và hoàn thiện quan hệ sản xuất trong quá trình CNH, HĐH và đưa đến kết luận về mâu thuẫn giữa hai quá trình này; (3) Khảo sát thực trạng phát huy nhân tố con người giai đoạn đẩy mạnh CNH, HĐH vừa qua, đồng thời đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy nhân tố con người ở Việt Nam hiện nay. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Sithaluon Khamphuvong, Phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở Lào là yêu cầu khách quan [139]. Bài viết đã đưa ra, làm rõ một số nội dung về: (1) Khái niệm cũng như nguyên nhân đòi hỏi cần phải chú trọng tới việc phát huy nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay; (2) Nhân tố con người hiện nay trong nước CHDCND Lào vẫn còn những hạn chế về trình độ, năng lực áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất, sự chênh lệch về trình độ của trình độ dân trí trong cả nước đã có những ảnh hưởng không tốt đến việc phát huy nhân tố con người trong phát triển kinh tế - xã hội ở đất nước; (3) Phân tích thực trạng nhân tố con người tại nước CHDCND Lào với tư cách là động lực của quá trình phát triển kinh tế nhằm hội nhập với khu vực và thế giới cũng như đòi hỏi đối với nhân tố con người trong quá trình này.
  20. 13 Xi Tha Lườn Khăm Phu Vông, Vai trò của chính sách xã hội đối với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay [55]. Luận án đã làm rõ một số nội dung về: (1) Chính sách xã hội với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay qua việc phân tích lý luận về nhân tố con người và phát huy nhân tố con người; chính sách xã hội, tầm quan trọng của chính sách xã hội trong việc phát huy nhân tố con người qua việc góp phần điều tiết các quan hệ xã hội, tạo việc làm cho người lao động, là cầu nối giữa kinh tế và đạo đức, đào tạo nguồn nhân lực và là sự hội tụ giữa ý Đảng và lòng dân; (2) Phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện chính sách xã hội ở Lào, như chính sách xã hội với việc phát huy nhân tố con người ở Lào hiện nay, về đào tạo tay nghề lao động, đền ơn đáp nghĩa, các tệ nạn xã hội, vấn đề môi sinh, môi trường và vấn đề đói nghèo trong xã hội; (3) Làm rõ những yêu cầu nhằm phát huy nhân tố con người, như đảm bảo sự thống nhất biện chứng giữa chính sách xã hội và chính sách kinh tế, gắn đổi mới chính sách xã hội với ổn định chính trị và an ninh, đổi mới chính sách xã hội với xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc. Khămpheng Thipmuntaly, “Phát triển nguồn lực con người - một số quan điểm và khái niệm về con người” [133]. Bài viết đã (1) Phân tích và làm rõ vấn đề cần phải coi trọng nhân tố con người, xem nhân tố con người như một động lực quan trọng đóng góp vào việc thúc đẩy quá trình phát triển các lĩnh vực của đời sống xã hội và phải có tầm nhìn chiến lược hơn để phát huy yếu tố con người để đáp ứng quá trình CNH, HĐH đất nước; (2) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến vấn đề nhân tố con người, thể hiện qua những nội dung cơ bản như: lợi ích vật chất và tinh thần, nhu cầu của mỗi cá nhân - đây là động lực tác động trực tiếp đến mỗi một cá nhân cũng như ảnh hưởng đến việc phát huy, thúc đẩy tính năng động, sáng tạo của con người trong lao động sản xuất. Sommad Phonesena, “Chiến lược đào tạo và phát triển nguồn nhân lực để đáp ứng cho công cuộc phát triển kinh tế - xã hội tại Lào” [34]. Tác giả bài viết góp phần làm rõ hơn những nội dung về: (1) Quá trình hội nhập của nền kinh tế đòi hỏi cần coi trọng, cũng như thực hiện đổi mới nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng cả về yếu tố tri thức, kiến thức, năng lực, kinh nghiệm; (2) Làm rõ vấn đề hiện nay nước CHDCND Lào đang phải đối mặt với nhiều thách thức, tác động không tốt đến vấn đề này mà một trong những tác động đó chính là nhân tố con
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2