Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa
lượt xem 9
download
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về dân số và đặc điểm dân số, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ Địa lí học, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa hợp lý trong tương lai.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ----- ----- NGUYỄN THỊ DUNG NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TỈNH THANH HÓA Chuyên ngành: Địa lí học Mã số: 9.31.05.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS Nguyễn Minh Tuệ 2. PGS.TS Lê Văn Trưởng HÀ NỘI - 2020
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, khách quan, có nguồn gốc rõ ràng. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung và kết quả nghiên cứu của luận án. Tác giả luận án Nguyễn Thị Dung
- LỜI CẢM ƠN Với tất cả tình cảm của mình, tôi xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc nhất của mình tới PGS.TS. Nguyễn Minh Tuệ và PGS.TS. Lê Văn Trưởng; những người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn cho tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện luận án này. Tôi trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, phòng Sau Đại học trường Đại học sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình làm Nghiên cứu sinh. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Chủ nhiệm khoa Địa lý, các thầy cô giáo trong bộ môn Địa lý KT - XH, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã động viên, đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong quá trình học cũng như thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Hồng Đức, Ban chủ nhiệm Khoa Khoa học xã hội, Bộ môn Địa lí đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận án theo quy định. Xin chân thành cảm ơn Tổng cục Thống kê; Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa; Cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình tỉnh Thanh Hóa; Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, cán bộ dân số tại địa bàn các huyện Tĩnh Gia, Nông Cống, Bá Thước, Mường Lát và Thành phố Thanh Hóa đã nhiệt tình hỗ trợ, giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập tài liệu, điều tra khảo sát và trao đổi kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn. Xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã luôn động viên, ủng hộ, chia sẻ và giúp đỡ tôi cả về tinh thần lẫn vật chất trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận án. Xin trân trọng cảm ơn! Tác giả luận án Nguyễn Thị Dung
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Tiếng Việt Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BĐDS Biến động dân số BPTT Biện pháp tránh thai CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CN Công nghiệp CCDS Cơ cấu dân số CCNN Cơ cấu nông nghiệp CLCS Chất lượng cuộc sống CSSK Chăm sóc sức khỏe DS - KHHGĐ Dân số - Kế hoạch hóa gia đình DV Dịch vụ ĐVHC Đơn vị hành chính GĐ Giai đoạn GTSX Giá trị sản xuất GTDS Gia tăng dân số GTTN Gia tăng tự nhiên GTCH Gia tăng cơ học Huyện/TX/TP Huyện/thị xã/thành phố KT - XH Kinh tế - xã hội KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế LĐ Lao động MĐDS Mật độ dân số NLTS Nông lâm thủy sản PLDS Pháp lệnh dân số PN Phụ nữ QĐDS Quá độ dân số QP Quốc phòng SKSS Sức khỏe sinh sản TĐC Tái định cư TĐTDS Tổng điều tra dân số TNBQ Thu nhập bình quân THPT Trung học phổ thông TSGT Tỉ số giới tính TX Thị xã UBND Ủy ban nhân dân
- Tiếng Anh Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ Nghĩa tiếng Việt ASFR Age Specific Fertility Rate Tỉ suất sinh đặc trưng theo tuổi ASDR Age Specific Death Rate Tỉ suất chết đặc trưng theo tuổi CBD Crude Birth Rate Tỉ suất sinh thô CDR Crude death Rate Tỉ suất tử thô IMR Infant Mortality Rate Tỉ suất chết trẻ sơ sinh NMR Net Migration Rate Tỉ suất di cư thuần RNI Rate of Natural Increase Gia tăng tự nhiên TFR Total Fertility Rate Tổng tỉ suất sinh
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................. ………………....1 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................................. 1 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ...................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................................ 2 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 3 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ............................................................................ 7 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................................... 7 PHẦN NỘI DUNG................................................................................................................ 8 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ ......................................... 8 1.1. Tổng quan ....................................................................................................................... 8 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam ..................................................... 8 1.1.2 Tình hình nghiên cứu ở tỉnh Thanh Hóa .....................................................................13 1.1.3 Vận dụng nghiên cứu tổng quan vào đề tài luận án .................................................... 14 1.2. Cơ sở lí luận.................................................................................................................. 14 1.2.1. Một số khái niệm......................................................................................................... 14 1.2.2 Các nội dung của đặc điểm dân số .............................................................................. 16 1.2.3 Mô hình và lý thuyết dân số ......................................................................................... 21 1.2.4. Các nhân tố ảnh hưởng tới đặc điểm dân số .............................................................. 27 1.2.5 Mối quan hệ giữa đặc điểm dân số và phát triển kinh tế - xã hội ............................... 33 1.2.6. Các tiêu chí đánh giá đặc điểm dân số vận dụng vào tỉnh Thanh Hóa ...................... 35 1.3. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................................. 37 1.3.1. Khái quát đặc điểm dân số Việt Nam giai đoạn 1999 - 2019.....................................37 1.3.2. Khái quát đặc điểm dân số vùng Bắc Trung Bộ giai đoạn 1999 - 2019 .................... 41 1.3.3. Bài học kinh nghiệm khi nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa ..................... 42 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ....................................................................................................... 43 CHƯƠNG 2: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TỈNH THANH HÓA ..................................................................................................................... 44 2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ ................................................................................ 44 2.2. Các nhân tố kinh tế - xã hội ........................................................................................ 44 2.2.1 Các đặc trưng nhân khẩu học...................................................................................... 44 2.2.2. Trình độ phát triển kinh tế và quá trình công nghiệp hoá.......................................... 47 2.2.3 Trình độ phát triển giáo dục, y tế, văn hóa .................................................................52 2.2.4 Cơ sở hạ tầng,.............................................................................................................. 54 2.2.5 Phong tục tập quán và tâm lí xã hội ............................................................................ 55 2.2.6 Chính sách dân số - kế hoạch hóa gia đình.................................................................56 2.3. Các nhân tố tự nhiên ...................................................................................................58 2.3.1 Địa hình ....................................................................................................................... 58 2.3.2 Khí hậu ........................................................................................................................ 60
- 2.3.3 Nguồn nước ................................................................................................................. 60 2.3.4 Tài nguyên đất ............................................................................................................. 61 2.3.5 Các tài nguyên khác ....................................................................................................63 2.4. Đánh giá chung ............................................................................................................ 63 2.4.1. Thuận lợi ..................................................................................................................... 63 2.4.2. Khó khăn và thách thức .............................................................................................. 64 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ....................................................................................................... 65 CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ TỈNH THANH HÓA ............................................. 66 3.1 Khái quát chung............................................................................................................ 66 3.2 Thực trạng đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa ............................................................ 67 3.2.1 Qui mô dân số đông và có nhiều biến động ................................................................ 67 3.2.2. Gia tăng dân số thấp với gia tăng tự nhiên giảm và gia tăng cơ học âm .................. 69 3.2.3 Cơ cấu dân số có nhiều thay đổi ................................................................................. 87 3.2.4 Phân bố dân cư không đều .......................................................................................... 95 3.3 Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa....... 101 3.3.1 Thống kê mô tả các chỉ tiêu về gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội .......... 102 3.3.2 Mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển KT - XH tỉnh Thanh Hóa .............. 104 3.3.3 Sự phân hóa các nhóm đơn vị hành chính theo các chỉ tiêu gia tăng dân số và phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa......................................................................................... 109 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ..................................................................................................... 126 CHƯƠNG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DÂN SỐ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2030 ...................................................................................... 127 4.1 Căn cứ định hướng và đề xuất giải pháp..................................................................127 4.1.1 Thành tựu và những vấn đề đặt ra đối với phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa .......... 127 4.1.2 Dự báo tình hình dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 .......................................... 129 4.2 Quan điểm, mục tiêu và định hướng phát triển dân số .......................................... 130 4.2.1 Quan điểm.................................................................................................................. 130 4.2.2 Mục tiêu ..................................................................................................................... 131 4.2.3 Định hướng và các mục tiêu phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa đến 2030 ............... 132 4.3 Các giải pháp phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 ........................... 135 4.3.1 Các giải pháp phát triển dân số chung ..................................................................... 135 4.3.2 Các giải pháp cụ thể ..................................................................................................143 4.3.3 Các giải pháp theo các nhóm đơn vị hành chính ...................................................... 145 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ..................................................................................................... 148 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................................ 152 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN PHỤ LỤC
- DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1. Số mẫu và đơn vị khảo sát 6 2 Bảng 1.2. Chỉ tiêu xác định cơ cấu dân số trẻ và già 19 3 Bảng 1.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu đặc điểm dân số 36 4 Bảng 1.4. Tỉ số phụ thuộc và chỉ số già hóa của Việt Nam, 1999 - 2019 39 5 Bảng 1.5. Mật độ dân số theo vùng KT - XH của Việt Nam năm 2009 và 2019 40 6 Bảng 2.1 Dân số chia theo các dân tộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 47 7 Bảng 2.2. Tốc độ tăng trưởng GRDP tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 48 (theo giá so sánh 1994 và 2010) 8 Bảng 2.3. Biến động diện tích, cơ cấu, bình quân diện tích đất/người theo mục 62 đích sử dụng của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018. 9 Bảng 3.1. Qui mô dân số của Thanh Hoá so với cả nước và vùng Bắc Trung 67 Bộ giai đoạn 1999 - 2018 10 Bảng 3.2. Tỉ lệ GTDS tỉnh Thanh Hóa so với vùng Bắc Trung Bộ và cả nước, 69 1999 - 2018 11 Bảng 3.3. Tỉ lệ gia tăng dân hàng năm và tỉ lệ tăng dân số bình quân giai đoạn 70 1999 - 2018 phân theo các ĐVHC tỉnh Thanh Hóa 12 Bảng 3.4. CBR và TFR của tỉnh Thanh Hoá so với cả nước giai đoạn 1999 - 72 2018 13 Bảng 3.5. Tỉ lệ sinh con thứ 3 + của Thanh Hóa, Bắc Trung Bộ và cả nước giai 76 đoạn 1999 - 2018 14 Bảng 3.6. Tỉ suất chết thô của Thanh Hoá và cả nước giai đoạn 1999 - 2018 77 15 Bảng 3.7. ASDR theo giới tính của Thanh Hóa năm 1999, 2009 và 2018 78 16 Bảng 3.8. Tỉ suất chết của trẻ em dưới 1 tuổi và dưới 5 tuổi của Thanh Hóa và 79 cả nước giai đoạn 1999 - 2018 17 Bảng 3.9. CDR và IMR của tỉnh Thanh Hóa phân các vùng miền và theo 80 ĐVHC, 1999 - 2018 18 Bảng 3.10. Gia tăng dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 83 19 Bảng 3.11. Số lượng và tỉ lệ người di cư của tỉnh Thanh Hóa qua các giai đoạn 84 20 Bảng 3.12. Di cư ở Thanh Hóa so với một số địa phương điển hình trong nước 84 năm 2004, 2009, 2014 và 2018 21 Bảng 3.13. Tình hình di cư theo các huyện/TX/TP của tỉnh Thanh Hóa giai 86 đoạn 2009 - 2018
- 22 Bảng 3.14. Dân số chia theo nam/nữ và tỉ số giới tính của Thanh Hóa giai 87 đoạn 1999 - 2018 23 Bảng 3.15. Tỉ số giới tính dân số tỉnh Thanh Hóa phân theo các ĐVHC giai 88 đoạn 1999 - 2018 24 Bảng 3.16. Tỉ số giới tính khi sinh (SRB) của Thanh Hóa và cả nước giai đoạn 90 1999 - 2018 25 Bảng 3.17. Cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của Thanh Hóa và cả nước giai đoạn 92 1999 - 2018 26 Bảng 3.18. Tỉ lệ dân số phụ thuộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 93 27 Bảng 3.19. Chỉ số già hóa và tỉ lệ phụ thuộc dân số già theo các huyện/TX/TP 94 tỉnh Thanh Hóa năm 2018. 28 Bảng 3.20. Mật dộ dân số tỉnh Thanh Hóa so với một số tỉnh, thành và cả 95 nước giai đoạn 1999 - 2018 29 Bảng 3.21. Mật độ dân số theo các vùng tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 98 2018 30 Bảng 3.22. Dân số, tốc độ tăng dân số bình quân năm và cơ cấu dân số theo 100 thành thị/nông thôn tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 31 Bảng 3.23. Tóm tắt một số đại lượng thống kê mô tả của các biến về gia tăng 102 dân số và phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa theo các ĐVHC 32 Bảng 3.24. Mối tương quan giữa các chỉ tiêu gia tăng dân số và các biến phát 104 triển KT - XH 33 Bảng 3.25. Hàm số tuyến tính biểu thị mối quan hệ giữa các chỉ tiêu gia tăng 106 dân số và phát triển kinh tế - xã hội 34 Bảng 3.26. Sự phân hóa các nhóm/cụm đơn vị hành chính theo chỉ tiêu gia 110 tăng dân số và phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa 35 Bảng 3.27. Các chỉ tiêu đo lường gia tăng dân số và phát triển KT - XH tỉnh 111 Thanh Hóa theo các nhóm đơn vị hành chính 36 Bảng 3.28. Thông tin về khu vực điều tra, khảo sát 116 37 Bảng 3.29. Thông tin về các hoạt động sinh kế khu vực điều tra, khảo sát 117 38 Bảng 3.30. Tổng hợp thông tin về đặc điểm dân số tại các địa bàn điều tra, 119 khảo sát (1) 39 Bảng 3.31. Tổng hợp thông tin về đặc điểm dân số tại các địa bàn điều tra, 121 khảo sát (2) 40 Bảng 3.32. Tương quan giữa gia tăng dân số với các biến phát triển KT - XH 124 tại các khu vực khảo sát 41 Bảng 4.1. Dự báo một số chỉ tiêu đặc điểm dân số chủ yếu của Thanh Hóa 130 năm 2030
- DANH MỤC HÌNH VẼ STT Tên hình Trang 1 Hình 1.1. Các kiểu tháp dân số cơ bản 20 2 Hình 1.2. Mô hình sinh sớm và sinh muộn 22 3 Hình 1.3. Mô hình tử vong dạng chữ U và J 23 4 Hình 1.4. Mô hình quá độ dân số cổ điển (sử dụng CBR và CDR) 23 5 Hình 1.5. Mô hình quá độ dân số hiện đại (sử dụng eo và TFR) 25 6 Hình 1.6. Mô hình di dân của S.Lee 26 7 Hình 1.7. Sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân số 28 8 Hình 1.8. Tháp dân số Việt Nam các năm 1979, 1989, 1999, 2009 và 2014 38 9 Hình 1.9. Cơ cấu dân số thành thị, nông thôn của Việt Nam năm 1999, 40 2009 và 2019 10 Hình 2.1. Cơ cấu tổng sản phẩm (GRDP) tỉnh Thanh Hóa (theo giá hiện 48 hành) giai đoạn 1999 - 2018 11 Hình 3.1. Sự biến động qui mô dân số theo các đơn vị hành chính tỉnh 68 Thanh Hoá năm 1999, 2018 12 Hình 3.2. Tỉ suất sinh, tử và gia tăng tự nhiên dân số tỉnh Thanh Hoá giai 71 đoạn 1999 - 2018 13 Hình 3.3. Tổng tỉ suất sinh (TFR) của Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 73 14 Hình 3.4. Chỉ số CBD và TFR theo vùng của tỉnh Thanh Hóa năm 2018 73 15 Hình 3.5. Mô hình sinh của phụ nữ tỉnh Thanh Hoá năm 1999, 2009 và 74 2018 16 Hình 3.6. Đồ thị thể hiện mô hình tử vong chia theo nhóm tuổi và giới 78 tính của tỉnh Thanh Hóa năm 1999, 2009 và 2018 17 Hình 3.7. Mô hình quá độ dân số tỉnh Thanh Hóa từ năm 1955 đến 2018 82 18 Hình 3.8. Tháp tuổi dân số tỉnh Thanh Hóa năm 1999, 2009 và 2014 91 19 Hình 3.9. Biến động qui mô dân số, dân số từ 60 tuổi trở lên và chỉ số già 93 hóa dân số ở Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 20 Hình 3.10. Sự thay đổi mật độ dân số theo các ĐVHC năm 2018 so với 96 năm 1999 tỉnh Thanh Hóa 21 Hình 3.11. Quy trình phân nhóm/kiểu lãnh thổ nghiên cứu đặc điểm dân 101 số tỉnh Thanh Hóa dựa trên mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển kinh tế - xã hội
- DANH MỤC BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ STT Tên bản đồ, lược đồ Trang 1 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thanh Hóa Sau trang 44 2 2.2. Bản đồ các nhân tố kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến đặc điểm Sau trang 48 dân số tỉnh Thanh Hóa 3 2.3. Bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến đặc điểm dân số Sau trang 60 tỉnh Thanh Hóa 4 3.1. Bản đồ qui mô dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 Sau trang 68 5 3.2. Bản đồ gia tăng dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 Sau trang 80 6 3.3. Bản đồ cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính tỉnh Thanh Hóa Sau trang 90 giai đoạn 1999 - 2018 7 3.4. Bản đồ phân bố dân cư tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 Sau trang 97 8 3.5. Bản đồ mối quan hệ giữa gia tăng dân số và phát triển KT - Sau trang 111 XH phân theo 5 nhóm đơn vị hành chính tỉnh Thanh Hóa 9 4.1. Bản đồ dự báo dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 Sau trang 129 10 Phụ lục 3.4. Bản đồ dân tộc tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 Sau PL - 9 11 Lược đồ nhập cư tỉnh Thanh Hóa thời kì 2009 - 2014 Sau trang 84 12 Lược đồ xuất cư tỉnh Thanh Hóa thời kì 2009 - 2014 Sau trang 85 13 Phụ lục 3.19. Lược đồ các địa bàn điều tra, khảo sát PL - 28
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nghiên cứu dân số có ý nghĩa khoa học và thực tiễn rất to lớn, bởi dân số chính là cơ sở và chủ thể của toàn bộ các quá trình diễn ra trong xã hội với khâu trung tâm là quá trình tái sản xuất xã hội. Dân số có thể là động lực cũng có thể là rào cản cho sự phát triển. Bởi vậy, quản lý và sử dụng tốt dân số, nguồn nhân lực là vấn đề quan trọng của tất cả các quốc gia, vùng lãnh thổ, nhất là đối với các nước đang phát triển. Từ năm 1999 đến nay, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu trong công tác DS - KHHGĐ, qua đó thúc đẩy các chương trình KT - XH, đóng góp vào công cuộc đổi mới của đất nước. Tuy nhiên, nước ta vẫn đang phải đối mặt với nhiều thách thức về qui mô dân số đông; về cơ cấu dân số theo tuổi, giới tính; phân bố dân cư không đều… Để thực hiện thành công sự nghiệp CNH, HĐH; Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc phát triển dân số, coi đó là một chỉ tiêu KT - XH quan trọng. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành TW Đảng khoá XII về công tác dân số trong tình hình mới (năm 2017) cũng đã nhấn mạnh các mục tiêu phát triển dân số hiện nay đó là: “Giải quyết toàn diện, đồng bộ các vấn đề về qui mô, cơ cấu, phân bố, chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ tác động qua lại với phát triển KT - XH. Duy trì vững chắc mức sinh thay thế; đưa tỉ số giới tính khi sinh về mức cân bằng tự nhiên; tận dụng hiệu quả cơ cấu dân số vàng, thích ứng với già hoá dân số; phân bố dân số hợp lý; nâng cao chất lượng dân số, góp phần phát triển đất nước nhanh, bền vững” [2]. Thanh Hóa là tỉnh đông dân thứ 3 cả nước với 3,64 triệu người, sau TP Hồ Chí Minh (8,99 triệu người) và thủ đô Hà Nội (8,05 triệu người) [59]. Trong những năm qua, dưới tác động của sự phát triển KT - XH, đặc điểm dân số của tỉnh có nhiều chuyển biến mạnh mẽ: tốc độ gia tăng tự nhiên đã được kiểm soát, cơ cấu dân số dần chuyển sang giai đoạn ổn định, trình độ học vấn của người dân được nâng lên... Tuy nhiên, Thanh Hóa vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập về các vấn đề: tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh, hiện tượng di cư tự phát, phân bố dân cư chưa hợp lý... Từ năm 1999 đến năm 2018 là giai đoạn chuyển giao giữa hai thế kỷ; có ý nghĩa đặc biệt quan trọng khi Thanh Hóa cùng cả nước đẩy mạnh quá trình CNH, HĐH và hội nhập quốc tế; bởi vậy, các nguồn lực bảo đảm cho sự phát triển KT - XH, đặc biệt là nguồn nhân lực là rất cần thiết. Bên cạnh đó, quá trình phát triển hiện nay cũng làm nảy sinh nhiều nhân tố mới ảnh hưởng tới qui mô, gia tăng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Chính vì vậy, phát triển dân số hợp lý trở thành một trong những mục tiêu quan trọng của chiến lược phát triển KT - XH ở tỉnh hiện nay. Để đạt được mục tiêu này, nghiên cứu đặc điểm dân số có một ý nghĩa quan trọng. Việc chỉ ra những đặc điểm, quy luật phát triển dân số sẽ là những căn cứ xây dựng chiến lược, ban hành chính sách phát triển KT - XH trên địa bàn tỉnh; đảm bảo phát triển bền vững của tỉnh Thanh Hóa thời kì mở cửa, hội nhập.
- 2 Từ những lí do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa” cho luận án của mình. Các câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận án là: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa dựa trên những cơ sở khoa học và thực tiễn nào? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa? Dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 có những đặc điểm gì nổi bật? Mối quan hệ giữa đặc điểm về gia tăng dân số với phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa như thế nào? Để phát triển hợp lí dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030 cần có những giải pháp gì? 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục tiêu Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước về dân số và đặc điểm dân số, mục tiêu chủ yếu của luận án là nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa dưới góc độ Địa lí học, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa hợp lý trong tương lai. 2.2 Nhiệm vụ - Hệ thống hóa cơ sở lí luận và thực tiễn về đặc điểm dân số để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. - Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng tới đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018 dưới góc độ Địa lí học và mối quan hệ giữa gia tăng dân số với phát triển KT - XH ở Thanh Hóa. - Đề xuất các giải pháp phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. 3. Phạm vi nghiên cứu 3.1 Giới hạn về nội dung Dưới góc độ Địa lí học, luận án nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa tập trung vào các nội dung sau: - Đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa theo 3 nhóm: vị trí địa lí và phạm vi lãnh thổ, các nhân tố KT - XH, các nhân tố tự nhiên. - Phân tích đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa theo thời gian, theo lãnh thổ, với 4 đặc điểm về: qui mô, gia tăng dân số (bao gồm gia tăng tự nhiên, gia tăng cơ học và gia tăng thực tế), cơ cấu dân số (bao gồm cơ cấu tuổi và giới tính), phân bố dân cư. - Làm rõ mối quan hệ giữa đặc điểm về gia tăng dân số với phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa, từ đó: (1) tiến hành phân nhóm đặc điểm dân số theo các đơn vị hành chính; (2) điều tra, khảo sát đại diện mỗi nhóm để thấy được những vấn đề đặt ra trong phát triển dân số ở từng nhóm. Luận án không đi vào phân tích nội dung chất lượng dân số do dung lượng số trang giới hạn; tuy nhiên tác giả cũng lồng ghép một số chỉ tiêu chất lượng dân số khi đánh giá tác động của các nhân tố và phân tích mối quan hệ giữa GTDS với phát triển KT - XH. Luận án cũng không đi vào đánh giá mối quan hệ của qui mô, cơ cấu, phân bố dân cư với phát triển KT - XH do thời gian và điều kiện thu thập số liệu hạn chế.
- 3 3.2 Giới hạn về không gian Đề tài nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa trong phạm vi 27 huyện/TX/TP; có so sánh với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và một số tỉnh tương đồng về qui mô dân số. Luận án đặc biệt chú ý đến sự phân hóa đặc điểm dân số của tỉnh theo các vùng miền (đồng bằng, ven biển, miền núi) dựa trên cách phân chia của Cục thống kê và Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa. Bên cạnh đó, luận án tiến hành khảo sát, điều tra đặc điểm dân số 11 phố/thôn/bản thuộc 10 xã/phường/thị trấn của 5 huyện/TX/TP là: phố Quang Trung, phố Bình Minh (phường Đông Hương), phố Đào Duy Từ (phường Lam Sơn) - TP Thanh Hóa; thôn Hậu Áng (xã Công Liêm), thôn 1 (xã Hoàng Giang) - huyện Nông Cống; thôn Xuân Hòa (xã Hải Hà), thôn Văn Yên (xã Hải Yến) - huyện Tĩnh Gia; thôn Khà (xã Ái Thượng), thôn Khò Mít (xã Điền Quang) - huyện Bá Thước; khu 2 (thị trấn Mường Lát), bản Pù Toong (xã Pù Nhi) - huyện Mường Lát. 3.3 Giới hạn về thời gian - Thời gian nghiên cứu của đề tài là giai đoạn 1999 - 2018, riêng mô hình quá độ dân số có sử dụng thêm số liệu trước năm 1999; thời gian dự báo là đến năm 2030. 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 4.1. Quan điểm nghiên cứu 4.1.1. Quan điểm hệ thống Dân số là một hiện tượng KT - XH đa dạng. Dân số có quá trình hình thành, phát triển trong mối quan hệ nhiều chiều giữa bản thân các quá trình dân số với nhau và giữa dân số với các hiện tượng khác. Sự thay đổi trong đặc điểm dân số chính là sự thay đổi của các hệ thống cấp thấp hơn như qui mô, gia tăng, cơ cấu dân số và phân bố dân cư. Các hệ thống này tương tác qua lại, bổ sung và điều chỉnh lẫn nhau. Vận dụng quan điểm hệ thống sẽ cho tác giả có kết quả nghiên cứu về đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa một cách logic, khoa học. 4.1.2. Quan điểm tổng hợp Đối tượng nghiên cứu của luận án là đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa, chịu tác động bởi hàng loạt nhân tố KT - XH và tự nhiên. Vì thế, đặc điểm dân số tỉnh tỉnh Thanh Hóa được nghiên cứu trong các mối quan hệ với tất cả các chỉnh thể mà bản thân nó là một bộ phận cấu thành. Từ đó, xác định và đánh giá đúng mức độ tác động của từng nhân tố, gọi tên các nhân tố có vai trò quyết định đối với sự phát triển của dân số trong bối cảnh nghiên cứu. 4.1.3. Quan điểm lãnh thổ Việc nghiên cứu đặc điểm dân số đòi hỏi phải đặt nó trong những điều kiện cụ thể ở những lãnh thổ nhất định. Những khác biệt trong điều kiện tự nhiên làm cơ sở cho những khác biệt trong sự phát triển KT - XH và chính điều này lại là cơ sở cho những khác biệt theo lãnh thổ của các đặc điểm dân số. Vận dụng quan điểm lãnh thổ giúp NCS có thể nghiên cứu, đánh giá sự phân hóa các chỉ tiêu đặc điểm dân số theo các vùng lãnh thổ khác nhau một cách khách quan và đầy đủ hơn.
- 4 4.1.4. Quan điểm lịch sử - viễn cảnh Các hiện tượng tự nhiên, dân cư, kinh tế và xã hội luôn luôn vận động theo thời gian và đương nhiên các tác động qua lại của chúng cũng mang tính lịch sử. Không thể có những quy luật dân số chung cho mọi thời đại. Bởi vậy, cần thiết phải nghiên cứu đặc điểm dân số trong quá khứ, và nhìn nhận những xu hướng thay đổi trong tương lai. Nếu tách rời quá khứ, thì khó có thể giải thích thỏa đáng những đặc điểm dân số hiện tại, cũng như không thể dự báo được tương lai đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa. Do vậy, trong quá trình thực hiện luận án, tác giả đặc biệt chú trọng tới quan điểm này. Ở quá khứ và hiện tại, luận án sử dụng số liệu từ năm 1999 đến năm 2018, và tương lai sử dụng số liệu dự báo đến 2030 từ Tổng cục dân số - KHHGĐ và Tổng cục thống kê. 4.1.5. Quan điểm phát triển bền vững Đây là cách tiếp cận chính xuyên suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Quán triệt quan điểm phát triển bền vững trong nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa đòi hỏi phải đảm bảo sự phát triển bền vững ở cả 3 mặt: kinh tế, xã hội, và môi trường. Về mặt kinh tế, đó là tốc độ gia tăng dân số phải được kiểm soát nhằm đảm bảo cho sự ổn định của nền kinh tế. Dưới góc độ xã hội, phải chú trọng đến việc xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống, tạo thêm việc làm cho người lao động, chú trọng an sinh cho người già... Còn về phương diện môi trường là phát triển dân số phải đảm bảo khai thác hiệu quả và bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên của từng vùng, giữ gìn sự đa dạng sinh học, giảm thiểu ô nhiễm và xuống cấp của môi trường do tác động của dân số. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu Phương pháp thu thập và xử lí tài liệu giúp NCS tiếp cận với những kết quả nghiên cứu đã có từ các công trình khoa học trước đó, từ đó có thể kế thừa, phát triển vấn đề mới hoặc những vấn đề chưa được giải quyết. Do phạm vi lãnh thổ và nội dung nghiên cứu của luận án tương đối rộng, nên NSC đã lựa chọn đây là phương pháp quan trọng và xuyên suốt quá trình làm luận án của mình. Phương pháp này được NCS đã vận dụng theo các bước sau: - Bước chuẩn bị: xác định đối tượng, nội dung và dạng thông tin cần thu thập theo mục tiêu đề tài. Đó là các tài liệu liên quan đến: cơ sở lí luận về đặc điểm dân số; điều kiện tự nhiên, KT - XH của tỉnh Thanh Hóa; đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa; chiến lược và các giải pháp phát triển dân số. Các dạng tài liệu bao gồm tài liệu viết (in giấy, file mềm), bản đồ, tranh ảnh... - Bước thu thập tài liệu theo kế hoạch và danh mục đã lập. Các tài liệu thứ cấp được thu thập từ 4 nguồn cơ bản: (1) Từ các cơ quan lưu trữ (thư viện Quốc gia, thư viện ĐHSP Hà Nội, thư viện tỉnh Thanh Hóa); (2) Từ các cơ quan chuyên môn (Tổng cục thống kê; Cục Thống kê tỉnh Thanh Hóa, Cục DS - KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa); (3) Từ các báo cáo, thống kê dân số hàng năm ở các huyện/TX/TP; các tạp chí chuyên ngành, các chuyên khảo... (4) Từ mạng Internet.
- 5 Các tài liệu sơ cấp được thu thập dưới 2 hình thức: (1) Quan sát, ghi chép ngoài thực địa; (2) Phỏng vấn, tham vấn ý kiến của các trưởng phố/thôn/bản và cán bộ dân số tại các xã/phường/thị trấn. - Bước xử lí các tài liệu đã thu thập được. Từ các số liệu, tài liệu thô, tác giả xử lí thành các số liệu tinh thông qua tính toán như: tốc độ tăng trưởng dân số bình quân năm, tỉ suất xuất cư, tỉ suất nhập cư, tỉ suất di cư thuần, tỉ số giới tính, tỉ lệ dân số phụ thuộc, chỉ số già hóa,... 4.2.2. Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp Các tài liệu, số liệu sau khi thu thập sẽ được phân tích, so sánh (theo thời gian, theo lãnh thổ); tổng hợp để rút ra những kết luận, đánh giá về nhân tố tác động, đặc điểm dân số và mối quan hệ giữa GTDS với phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa. NCS cũng tiến hành so sánh với cả nước, vùng Bắc Trung Bộ và một số tỉnh tương đồng về dân số, từ đó làm rõ những khác biệt về đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa. 4.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin Địa lí (GIS) Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lí (Geographic Information System - GIS) là phương pháp hiện đại, đặc trưng trong nghiên cứu địa lý. Cơ sở dữ liệu GIS được thu thập, phân tích, quản lý theo từng “lớp” gồm: dữ liệu nền (hành chính, giao thông, thủy văn, địa danh...); dữ liệu chuyên đề (qui mô dân số, cơ cấu tuổi, cơ cấu giới tính, phân bố dân số,...). Các kết quả nghiên cứu được trực quan hóa bằng phần mềm Map Info 12.5 với hệ thống 9 bản đồ chuyên đề: bản đồ các nhân tố KT - XH ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa; bản đồ các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa; bản đồ qui mô dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018; bản đồ gia tăng dân số tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018; bản đồ cơ cấu dân số theo tuổi và giới tính tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 1999 - 2018... 4.2.4. Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa Điều tra, khảo sát thực địa là một yêu cầu cần thiết nhằm thu thập nguồn thông tin thực tiễn mà số liệu thứ cấp không có được để đưa ra các kết quả có độ tin cậy, tính thực tiễn và giá trị khoa học. Vì vậy trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp điều tra, khảo sát thực địa với mục đích bổ sung thông tin định lượng để phân tích tương quan về các đặc điểm dân số của tỉnh Thanh Hóa. Đề tài nghiên cứu được tiến hành trên một lãnh thổ rộng và có sự phân hóa thành 27 huyện/TX/TP. Các số liệu về qui mô, gia tăng, cơ cấu, phân bố dân cư đến cấp huyện tác giả đã thu thập, phân tích và xây dựng bộ chỉ tiêu để đánh giá mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sự phát triển KT - XH ở tỉnh Thanh Hóa. Trên cơ sở phân tích mối quan hệ này, tác giả thấy có sự tương đồng về các chỉ tiêu ở một số huyện/TX/TP. Từ đó, tác giả tiến hành phân nhóm đặc điểm dân số theo các ĐVHC và điều tra, khảo sát tại 5 huyện/TX/TP đại diện cho 5 nhóm nhằm làm rõ những khác biệt về đặc điểm dân số của mỗi nhóm. - Về đối tượng khảo sát: cán bộ dân số xã/phường/thị trấn và trưởng phố/thôn/bản.
- 6 - Về mẫu nghiên cứu: Nghiên cứu đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa, mẫu khảo sát được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên thuận tiện, với số lượng là 21 cán bộ dân số và trưởng thôn đại diện cho cấp phường/xã mẫu của tỉnh Thanh Hóa. - Về nội dung phiếu điều tra, khảo sát: Phiếu điều tra, khảo sát gồm 3 phần: (xem thêm Phụ lục 1.1) Phần 1: Thông tin chung Phần 2: Về điều kiện tự nhiên, KT - XH Phần 3: Về đặc điểm dân số Phần 3 là trọng tâm của nội dung điều tra, khảo sát nhằm thu thập các thông tin về: qui mô; số trẻ sinh ra; số người chết đi; số người trên 60 tuổi; số người đến; số người đi; số hộ có từ 5 con trở lên; các dự án DS - KHGĐ tại phố/thôn/bản; phong tục cưới hỏi, sinh con; khả năng tiếp cận các dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe sinh sản; những khó khăn và đề xuất của người dân với chính quyền địa phương.... - Về phường/xã, thôn/bản khảo sát: Dựa trên cơ sở phân tích mối quan hệ giữa gia tăng dân số với sự phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa. Tác giả đã xác định 5 huyện/TX/TP đại diện cho 5 nhóm ĐVHC bằng phương pháp lựa chọn ngẫu nhiên thuận tiện để tiến hành điều tra thực địa như sau: Bảng 1.1: Số mẫu và đơn vị khảo sát TT Huyện/TX/TP Xã/Phường/Thị trấn Thôn/bản/phố Số mẫu Phố Quang Trung 2 Phường Đông Hương 1 TP. Thanh Hóa Phố Bình Minh 1 Phường Lam Sơn Phố Đào Duy Từ 2 Xã Công Liêm Thôn Hậu Áng 2 2 Nông Cống Xã Hoàng Giang Thôn 1 2 Xã Hải Hà Thôn Xuân Hòa 2 3 Tĩnh Gia Xã Hải Yến Thôn Văn Yên 2 Xã Ái Thượng Thôn Khà 2 4 Bá Thước Xã Điền Quang Thôn Khò Mít 2 Thị trấn Mường Lát Khu phố 2 2 5 Mường Lát Xã Pù Nhi Bản Pù Toong 2 - Thời gian điều tra, khảo sát: tháng 1/2018 đến tháng 8/2018. - Phương pháp xử lí kết quả điều tra: Để phân tích số liệu điều tra khảo sát, tác giả sử dụng phần mền Excel và SPSS để phân nhóm và phân tích tương quan về gia tăng dân số và phát triển KT - XH theo bộ chỉ tiêu cấp tỉnh (sử dụng nguồn số liệu thứ cấp) với các khu vực khảo sát (sử dụng nguồn số liệu sơ cấp). 4.2.5. Phương pháp chuyên gia Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã trực tiếp trao đổi và tham khảo ý kiến của các chuyên gia có kinh nghiệm về các vấn đề liên quan tới đề tài, đặc biệt là các chuyên gia về dân số ở Cục DS - KHHGĐ tỉnh Thanh Hóa, Cục thống kê tỉnh Thanh
- 7 Hóa, Ban dân tộc tỉnh Thanh Hóa, các nhà khoa học - những người đã và đang trực tiếp thực hiện nhiều đề tài, dự án về nghiên cứu về con người, dân cư Thanh Hóa.... (Xem thêm phụ lục 1.2). Dựa trên những ý kiến đóng góp của các chuyên gia, tác giả đã tháo gỡ những khó khăn và tìm ra được hướng đi cho luận án. Phương pháp chuyên gia còn giúp tác giả có thêm cách tiếp cận cũng như phương pháp triển khai thực hiện đề tài một cách hiệu quả, sát thực với đối tượng nghiên cứu. 4.2.6 Phương pháp dự báo Trên cơ sở phân tích khoa học về các dữ liệu được thu thập, phương pháp này dự báo những sự việc sẽ xảy ra trong tương lai. Khi tiến hành dự báo, tác giả căn cứ vào đường lối, chủ trương chính sách, Chiến lược của Đảng và Nhà nước về phát triển dân số; vào đặc điểm dân số của địa bàn nghiên cứu; vào xu hướng phát triển, bối cảnh thế giới và trong nước tác động. Từ đó, đưa ra những dự báo và định hướng phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa hợp lí đến năm 2030. Ngoài các phương pháp nói trên, trong luận án còn sử dụng một số phương pháp khác như: phương pháp thống kê, phương pháp đánh giá thang điểm, phương pháp phân tích Cluster (phân tích cụm thứ bậc)... 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5.1 Ý nghĩa khoa học Luận án đã góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn trong nghiên cứu đặc điểm dân số ở cấp tỉnh; lựa chọn các tiêu chí đánh giá và phương pháp nghiên cứu đặc điểm dân số phù hợp áp dụng cho tỉnh Thanh Hóa. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn - Làm rõ được những thuận lợi và khó khăn của các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa. - Phân tích được đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa chung và theo từng vùng lãnh thổ dựa vào các tiêu chí đã chọn và kết quả điều tra, khảo sát. - Đánh giá định lượng và định tính mối quan hệ giữa gia tăng dân số với phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Thanh Hóa. - Đề xuất được các giải pháp có cơ sở khoa học nhằm phát triển hợp lý dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Cơ sở khoa học về đặc điểm dân số Chương 2: Các nhân tố ảnh hưởng đến đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Đặc điểm dân số tỉnh Thanh Hóa Chương 4: Định hướng và các giải pháp phát triển dân số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2030
- 8 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ ĐẶC ĐIỂM DÂN SỐ 1.1. Tổng quan 1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam Những nghiên cứu về dân số đã có từ lâu và là đối tượng quan tâm của nhiều khoa học: Địa lí học, Dân số học, Kinh tế chính trị học… Đến thế kỷ XVIII, vấn đề dân số bắt đầu được nghiên cứu kĩ trong phạm vi từng nước và theo đó, ở mỗi vùng địa lý lại xem xét ở những phương diện và có những hướng nghiên cứu khác nhau. Nghiên cứu sinh chỉ tổng quan 2 hướng nghiên cứu có liên quan đến luận án. Hướng nghiên cứu về các đặc điểm dân số Luận án đã tiếp cận hệ thống tài liệu trình bày các khái niệm, thuật ngữ liên quan đến đặc điểm dân số. Các khái niệm cơ bản; cách phân biệt giữa tỉ lệ, tỉ suất trong nghiên cứu đặc điểm dân số; các công thức tính toán cùng ý nghĩa của nó được trình bày chi tiết trong bộ Reading in Population Research Methodology do Quỹ dân số Liên Hợp Quốc ấn hành [98]. Huw Jones với tác phẩm Population Geography, Hornby với tác phẩm An Introduction to Population Geography, cũng đã giới thiệu các khái niệm về dân số dưới góc độ của các nhà Địa lí học [91], [104]. Ở Việt Nam, các khái niệm về qui mô, gia tăng, cơ cấu dân số, phân bố dân cư... được trình bày chủ yếu trong các giáo trình, sách chuyên khảo và tài liệu tập huấn như “Sổ tay dân số” của Trung tâm nghiên cứu, thông tin và tư liệu dân số [44]; “Dân số học” của Tổng cục Dân số - KHHGĐ [60]. Giáo trình “Dân số học” của Phùng Thế Trường cũng giới thiệu công thức tính sự thay đổi số lượng dân trong cùng nhóm tuổi của cùng một dân số theo thời gian, đưa ra những chỉ tiêu đánh giá mức sinh theo thời kỳ như tỉ số trẻ em so với phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ, kinh nghiệm thực hiện chính sách dân số từ Hàn Quốc, Trung Quốc, Indonesia [68]. Những nghiên cứu về đặc điểm qui mô dân số thường gắn liền với các thống kê và điều tra dân số. Trên phạm vi thế giới, World Population data sheet mỗi năm đều cung cấp các số liệu và đánh giá về tình hình dân số trên thế giới. Ở Việt Nam, đã có 5 cuộc Tổng điều tra dân số và nhà ở (1/4/1979, 1/4/1989, 1/4/1999, 1/4/2009, 1/4/2019); phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá, xây dựng kế hoạch, qui hoạch phát triển dân số cho từng thời kỳ. Tổng cục Thống kê cũng xuất bản Kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm ¼ hàng năm. Thông qua các cuộc điều tra, các số liệu xác thực về thực trạng dân số Việt Nam là cơ sở quan trọng để các nhà nghiên cứu đưa ra những phân tích, đánh giá, dự báo biến động dân số. Luận án đã tiếp cận với các nghiên cứu về đặc điểm gia tăng dân số. Do dân số luôn vận động và phát triển, sự thay đổi đó là do biến động tự nhiên (sinh, chết) và biến động cơ học (xuất cư, nhập cư) tạo nên. Trong đó, mức sinh đóng vai trò quan trọng nhất đối với sự vận động của dân số. Ngay từ thế kỉ XVII, đã có nhiều nghiên cứu được đưa ra nhằm giải thích động lực sinh sản và để trả lời câu hỏi: Vì sao mức sinh cao? mức sinh thấp? Trong đó, có thể kể 3 lý thuyết nổi bật dưới đây:
- 9 Lý thuyết động lực sinh học: Năm 1798, Thomas R.Malthus viết cuốn sách“Bàn về quy luật nhân khẩu”, thể hiện quan điểm: sinh sản của con người mang bản chất sinh vật, vì thế dân số tăng lên theo cấp số nhân [35]. Malthus và những người theo trường phái của ông đã dùng những quy luật sinh học để giải thích quá trình tái sản xuất dân cư và các quan điểm về mối quan hệ giữa gia tăng và sinh tồn, Malthus tin rằng nó sẽ đạt được cân bằng qua tác động hủy diệt của chiến tranh, nạn đói, dịch bệnh. Quan điểm này được nhiều người tán thành và cũng nhiều người phản đối. Cho đến nay, nó vẫn còn ảnh hưởng, bởi vì chính Malthus là người thiết lập một cách rõ ràng mối quan hệ giữa dân số và nhu cầu về lương thực, thực phẩm. Lý thuyết động lực xã hội: Năm 1836 nhà triết học người Anh - Morton cho rằng: “động lực thăng tiến xã hội là nguyên nhân căn bản dẫn đến giảm sinh”[dẫn theo 23]. Lý thuyết này có thể gợi ý cho những nghiên cứu mang tính chất dự báo cho dân số. Kinh tế thị trường đang thúc đẩy quá trình phân tầng xã hội diễn ra mạnh mẽ và đương nhiên không ai lại muốn ở vị trí đáy xã hội. Thực hiện qui mô gia đình nhỏ là một trong những phương thức để thăng tiến xã hội trong điều kiện mới. Lý thuyết động lực kinh tế: giữa thế kỷ XX, xuất hiện cách lý giải mức sinh từ động lực kinh tế của các bậc cha mẹ. Năm 1957, Liebenstein - nhà khoa học Áo cho rằng:“cha mẹ quyết định sinh đẻ trên cơ sở so sánh lợi ích và chi phí sinh con”, so sánh chi phí/lợi ích sẽ khuyến khích lựa chọn ít con [dẫn theo 23]. Những nghiên cứu mức chết cũng đã được tìm hiểu từ rất lâu. Tác giả David Lucas & Paul Meyer đã đánh giá một nghiên cứu kinh điển của John Grant khi ông này cho rằng mức chết tuân thủ theo quy luật sinh học [26]. Ông nhận thấy, nữ giới có khả năng sống lâu hơn nam giới mặc dù phụ nữ có thể mắc nhiều bệnh. Tuy nhiên, Grant lại khẳng định rằng, sự khác biệt về mức chết giữa nam và nữ là do sự khác biệt về lối sống của hai giới gây nên. Một nghiên cứu về mức chết khác cũng được đề cập ở ấn phẩm của Georges Tapious năm 1982. Ông cho rằng, “mức chết trước tiên phụ thuộc vào yếu tố sinh vật và di truyền học”. Theo ông, mặc dù cơ chế liên quan chưa chỉ ra rõ nhưng hình như khả năng di truyền về trường thọ vẫn có thể có [33]. Di cư có tác động rất lớn gia tăng dân số; vấn đề di cư được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và xây dựng nên các lý thuyết di cư. Trong đó, nổi bật nhất là 3 lý thuyết của EG. Ravenstein, Everett S.Lee và Zelinski. Lý thuyết EG. Ravenstein ra đời trong những năm 80 của thế kỷ XIX. Ravenstein đã nghiên cứu các cuộc di chuyển ở nước Anh và xây dựng lý thuyết mang tính chất tổng quát hoá như: phần lớn các cuộc di chuyển chỉ diễn ra trong một khoảng cách ngắn, giới nữ chiếm ưu thế trong số lượng người di chuyển; đối với mỗi dòng di dân đều có di dân ngược, động cơ chính yếu của di dân là kinh tế... [96]. Lý thuyết của Everett S.Lee lại khá phổ biến để giải thích quá trình di dân. S. Lee chia các nhân tố ảnh hưởng đến sự di dân thành 4 nhóm: nhóm nhân tố gắn liền với nơi xuất phát, nơi gốc của di dân; nhóm nhân tố gắn liền với nơi đến của di dân; những trở ngại, trở lực xuất hiện giữa hai nơi xuất phát và nơi đến mà người di dân phải vượt qua, gọi là
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 424 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 99 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 139 | 17
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 140 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di sản thế giới Khu trung tâm Hoàng thành Thăng Long - Hà Nội gắn với phát triển du lịch
272 p | 23 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đội ngũ giảng viên theo tiếp cận vị trí việc làm ở các trường đại học địa phương
310 p | 22 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 28 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 18 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 98 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 8 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 12 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn