Luận án tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận
lượt xem 26
download
Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về Phát triển du lịch và Phát triển du lịch trong liên kết vùng, luận án tập trung phân tích thực trạng Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp Phát triển du lịch của tỉnh trong liên kết vùng nhằm đạt hiệu quả cao về KT - XH và môi trường.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết Vùng phụ cận
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚ THẮNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC
- THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH – 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN PHÚ THẮNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN Chuyên ngành : Địa lí học Mã số : 62 31 05 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ ĐỊA LÍ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Sơn TS. Trương Văn Tuấn
- Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2019
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của cá nhân tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực. Mọi tài liệu tham khảo đều được trích dẫn chính xác. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về các kết quả công bố trong luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Phú Thắng
- ii LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án, tôi xin gửi lời cảm ơn đặc biệt tới PGS.TS Nguyễn Thị Sơn, TS Trương Văn Tuấn đã tận tình hướng dẫn, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn phòng Sau Đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Địa lí, các Thầy, Cô khoa Địa lí Trường Đại học Sư phạm TP Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu tại trường. Tôi xin chân thành cảm ơn đơn vị công tác – Bộ môn Địa lí – Khoa Sư phạm; các đồng nghiệp Khoa Du lịch – Văn hóa Nghệ thuật; Ban Giám hiệu cùng các Phòng, Ban của Trường Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh, đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình tham gia học tập và nghiên cứu tại TP Hồ Chí Minh. Tôi xin gửi lời cảm ơn Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch các tỉnh, thành An Giang, Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp; các Sở, Ban ngành có liên quan; các doanh nghiệp DL, các đồng nghiệp và cộng đồng địa phương trên địa bàn tỉnh An Giang, TP Cần Thơ, tỉnh Kiên Giang, tỉnh Đồng Tháp đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin, tư liệu cũng như đóng góp ý kiến cho việc nghiên cứu và hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình; các thầy, cô giáo; bạn bè, đồng nghiệp, sinh viên…đã chia sẻ, động viên tôi trong suốt thời gian học tập và thực hiện công trình này. Tôi xin cảm ơn những tình cảm tốt đẹp và quý báu đó. Tác giả luận án
- iii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT AN – CT An ninh – Chính trị CSHT Cơ sở hạ tầng CSVCKT Cơ sở vật chất kĩ thuật CTK Cục Thống kê ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long DL Du lịch EFA Exploratory Factor Analysis (Phân tích nhân tố khám phá) GDP Gross Domestic Product (Tổng sản phẩm quốc nội) GRDP Gross Regional Domestic Product (Tổng sản phẩm trên địa bàn) GTVT Giao thông vận tải KDL Khu du lịch KLN Khu lưu niệm KT – XH Kinh tế xã hội LS – VH Lịch sử văn hóa MDTA Mekong Delta Tourism Association (Hiệp hội DL ĐBSCL) MLRA Multiple Linear Regression Analysis (Hồi quy đa biến) NGTK Niên giám thống kê NQ Nghị quyết PTDL Phát triển du lịch QL Quốc lộ SPDL Sản phẩm du lịch TCDL Tổng cục Du lịch TCLTDL Tổ chức lãnh thổ du lịch TNDL Tài nguyên du lịch TP Thành phố TTLL Thông tin liên lạc TX Thị xã UBND Ủy ban Nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới VH – TT – DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch VPC Vùng phụ cận
- iv VQG Vườn quốc gia
- v MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN ...................................................................................................... i LỜI CẢM ƠN .......................................................................................................... ii DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ................................................................................ iii MỤC LỤC ................................................................................................................. v DANH MỤC BẢNG ................................................................................................ ix DANH MỤC HÌNH ................................................................................................. xi DANH MỤC BẢN ĐỒ ............................................................................................ xi PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Nhiệm vụ nghiên cứu ........................................................................................... 2 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ............................................................................... 2 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu .............................................................. 4 5.1. Quan điểm nghiên cứu ....................................................................... 4 5.2. Các phương pháp nghiên cứu .............................................................. 5 6. Lịch sử nghiên cứu .............................................................................................. 11 7. Đóng góp mới của đề tài .................................................................................... 20 8. Cấu trúc đề tài .................................................................................................... 20 PHẦN NỘI DUNG .................................................................................................. 21 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TRONG LIÊN KẾT VÙNG .................................... 21 1.1. Cơ sở lí luận .................................................................................................... 21 1.1.1. Về phát triển du lịch ....................................................................... 21 1.1.2. Về phát triển du lịch trong liên kết vùng ...................................... 43 1.2. Cơ sở thực tiễn ................................................................................................ 48 1.2.1. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong liên kết vùng ở Việt Nam ..................................................................................................................... 48 1.2.2. Khái quát tình hình phát triển du lịch trong liên kết vùng ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ................................................................................. 52 Tiểu kết chương 1 .................................................................................................. 54
- vi CHƯƠNG 2. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN ................................... 56 2.1. Khái quát về tỉnh An Giang và vùng phụ cận ................................................. 56 2.1.1. Khái quát về tỉnh An Giang ............................................................ 56 2.1.2. Khái quát về vùng phụ cận ............................................................ 58 2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang ........................ 60 2.2.1. Vị trí địa lí ...................................................................................... 60 2.2.2. Tài nguyên du lịch ........................................................................... 61 2.2.3. Cơ sở hạ tầng ................................................................................ 70 2.2.4. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch ............................................ 72 2.2.5. Các nhân tố kinh tế xã hội và an ninh, chính trị ........................... 73 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết du lịch giữa An Giang và vùng phụ cận 74 ................................................................................................................................. 2.3.1. Tài nguyên du lịch ........................................................................... 74 2.3.2. Cơ chế, chính sách phát triển du lịch trong liên kết vùng ............ 79 2.3.3. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật và các yếu tố công nghệ . 81 2.3.4. Vị trí, khoảng cách địa lí và các yếu tố bổ trợ ............................... 83 2.4. Đánh giá chung về các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận ......................................................................... 84 2.4.1. Thuận lợi ........................................................................................ 84 2.4.2. Khó khăn ......................................................................................... 85 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 85 CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN .................................................................. 86 3.1. Phát triển du lịch theo ngành ........................................................................... 86 3.1.1. Về khách du lịch ............................................................................. 86 3.1.2. Doanh thu du lịch ........................................................................... 91 3.1.3. Lao động du lịch ............................................................................. 93 3.1.4. Cơ sở vật chất kĩ thuật du lịch ...................................................... 95 3.1.5. Các sản phẩm, loại hình và địa bàn du lịch ................................... 98 3.1.6. Hoạt động xúc tiến, quảng bá du lịch .......................................... 100
- vii 3.2. Phát triển du lịch theo lãnh thổ ...................................................................... 101 3.2.1. Điểm du lịch ................................................................................. 101 3.2.2. Khu du lịch ................................................................................... 112 3.3. Thực trạng liên kết du lịch giữa An Giang với vùng phụ cận ..................... 117 3.3.1. Liên kết về khai thác tài nguyên và phát triển sản phẩm du lịch 117 3.3.2. Liên kết về xây dựng tuyến, chương trình du lịch ...................... 121 3.4. Đánh giá chung thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết với vùng phụ cận ....................................................................................................... 130 3.4.1. Về thực trạng phát triển du lịch tỉnh An Giang .......................... 130 3.4.2. Về thực trạng liên kết du lịch giữa tỉnh An Giang và vùng phụ cận ..................................................................................................................... 132 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 134 CHƯƠNG 4. ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH AN GIANG TRONG LIÊN KẾT VÙNG PHỤ CẬN ............................................ 135 4.1. Cơ sở khoa học của định hướng ................................................................... 135 4.1.1. Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và các địa phương vùng phụ cận đến năm 2020, tầm nhìn 2030 135 ........................................................................................................................... 4.1.2. Quy hoạch phát triển du lịch trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội tỉnh An Giang đến năm 2020, tầm nhìn 2030 ........................................ 139 4.1.3. Những điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận .................................. 141 4.2. Định hướng phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận . 143 . 4.2.1. Định hướng tổng quát ................................................................... 143 4.2.2. Định hướng cụ thể ....................................................................... 144 4.3. Giải pháp phát triển du lịch tỉnh An Giang trong liên kết vùng phụ cận 149 ..... 4.3.1. Nhóm giải pháp thúc đẩy phát triển ngành du lịch tỉnh An Giang 149 ........................................................................................................................... 4.3.2. Nhóm giải pháp thúc đẩy liên kết du lịch giữa tỉnh An Giang và vùng phụ cận ..................................................................................................... 173 Tiểu kết chương 4 ................................................................................................ 177 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ............................................................................... 178
- viii 1. Kết luận ............................................................................................. 178 2. Kiến nghị ............................................................................................ 179 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ...................... 181 CÓ LIÊN QUAN ĐẾN TÁC GIẢ ......................................................................... 181 TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................................... 184
- ix DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1. Tiêu chí về độ hấp dẫn ........................................................................ 33 Bảng 1.2. Tiêu chí về CSHT, CSVCKT ................................................................ 33 Bảng 1.3. Tiêu chí về khả năng quản lí ................................................................. 34 Bảng 1.4. Tiêu chí về môi trường .......................................................................... 35 Bảng 1.5. Tiêu chí về khả năng liên kết ................................................................ 36 Bảng 1.6. Tiêu chí về vị trí và khả năng tiếp cận .................................................. 36 Bảng 1.7. Tiêu chí về sức chứa .............................................................................. 37 Bảng 1.8. Tiêu chí về thời gian hoạt động DL ...................................................... 38 Bảng 1.9. Thang đánh giá mức độ so sánh ............................................................. 39 Bảng 1.10. Kết quả phân tích ma trận so sánh cặp ............................................... 39 Bảng 1.11. Trọng số trung bình của các tiêu chí đánh giá điểm DL .................... 40 Bảng 1.12. Phân loại chỉ số ngẫu nhiên RI ............................................................ 41 Bảng 1.13. Thang đánh giá thành phần điểm DL .................................................. 41 Bảng 1.14. Xác định tổng hợp và phân hạng điểm DL ........................................ 43 Bảng 1.15. Một số chỉ tiêu PTDL Việt Nam, năm 2007 và 2017 .......................... 49 Bảng 2.1. Các đơn vị hành chính tỉnh An Giang năm 2017 .................................... 56 Bảng 2.2. Số lượng di tích LS VH tỉnh An Giang năm 2017 ............................. 65 Bảng 2.3. Số lượng di tích được xếp hạng phân theo đơn vị hành chính ............. 65 Bảng 2.4. Ma trận giá trị TNDL đặc sắc, khác biệt của An Giang và VPC .......... 76 Bảng 2.5. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng liên kết một số điểm DL VPC và KDL Núi Sam (An Giang) ....................................................................................... 79 Bảng 2.6. Một số chỉ tiêu về cơ sở lưu trú, doanh nghiệp lữ hành ở An Giang và VPC năm 2017 ........................................................................................................ 82 Bảng 2.7. Vị trí của An Giang với Cần Thơ, Kiên Giang và Đồng Tháp .............. 83 Bảng 3.1. Số lượt khách DL đến An Giang, 2007 – 2017 ..................................... 87 Bảng 3.2. Lượt khách lưu trú, số ngày lưu trú tỉnh An Giang, 2007 2017 .......... 90 Bảng 3.5. Lao động trực tiếp trong ngành DL tỉnh An Giang, 2007 – 2015 .......... 93 Bảng 3.6. Đánh giá của khách DL về thái độ, kĩ năng nghiệp vụ nhân viên ........ 94 Bảng 3.7. Đánh giá của khách DL về CSVCKT DL .............................................. 98
- x Bảng 3.8. Đánh giá tổng hợp điểm DL ở An Giang (chưa có trọng số) ............. 102 Bảng 3.9. Đánh giá tổng hợp điểm DL ở An Giang (đã có trọng số) .................. 103 Bảng 3.10. Đánh giá, phân loại điểm DL phân theo địa phương tỉnh An Giang . 109 Bảng 3.11. Phân bậc đánh giá tiêu chí của điểm DL ở An Giang ....................... 110 Bảng 3.12. Đánh giá của khách DL về các điểm DL ở An Giang ....................... 111 Bảng 3.13. Đánh giá của khách DL đối với một số điểm DL tỉnh An Giang (theo trị số điểm trung bình mean) .............................................................................. 111 Bảng 3.14. Lượt khách DL ở một số KDL tỉnh An Giang, 2007 – 2017 ............. 113 Bảng 3.15. Liên kết TNDL và SPDL liên vùng giữa An Giang và VPC .............. 120 Bảng 3.16. Liên kết giữa một số đơn vị kinh doanh lữ hành, khách sạn nhà hàng ở An Giang với VPC ............................................................................................ 123 Bảng 3.17. Một số sản phẩm liên kết giữa các đơn vị kinh doanh lữ hành và khách sạn ở An Giang với đối tác ở Cần Thơ, Kiên Giang, Đồng Tháp ............ 126 Bảng 3.18. Mức độ liên kết PTDL giữa An Giang với VPC ............................... 128 Bảng 4.1. Phân tích ma trận SWOT PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC 141 .... Bảng 4.2. Dự báo nguồn nhân lực DL giai đoạn 2020 – 2030 (Người) .............. 146 Bảng 4.3. Dự báo số phòng giai đoạn 2020 – 2030 (Đơn vị: phòng) .................. 147 Bảng 4.4. Các tuyến DL ở An Giang ................................................................... 170
- xi DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Hệ thống tiêu chí đánh giá điểm DL tỉnh An Giang .............................. 38 Hình 3.1. Lượt khách nội địa của An Giang và các địa phương VPC, 2007 – 2017 88 ................................................................................................................................. Hình 3.2. Lượt khách quốc tế của An Giang và các địa phương VPC, 2007 2017 91 ................................................................................................................................. Hình 3.3. Số cơ sở lưu trú, công suất sử dụng phòng của An Giang và các địa phương VPC, năm 2017 .......................................................................................... 96 Hình 3.4. Loại hình DL yêu thích ........................................................................... 99 Hình 3.5. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng I ............................................... 106 Hình 3.6. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng II .............................................. 107 Hình 3.7. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng III ............................................ 107 Hình 3.8. Đánh giá tổng hợp các điểm DL hạng IV ............................................ 108 DANH MỤC BẢN ĐỒ Bản đồ hành chính tỉnh An Giang .......................................................................... 57 Bản đồ hành chính VPC ......................................................................................... 59 Bản đồ TNDL tỉnh An Giang ................................................................................. 62 Bản đồ TNDL VPC ................................................................................................ 78 Bản đồ thực trạng PTDL tỉnh An Giang .............................................................. 100 Lược đồ liên kết sản phẩm, tuyến DL giữa tỉnh An Giang và VPC ................... 129
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài DL là ngành kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, ngày càng khẳng định được vị thế và nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Trung ương cho đến địa phương. Ngày 09/08/2016 tại TP Hội An, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc về DL dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ngày 16 – 01 – 2017, Bộ Chính trị đã ban hành NQ số 08/NQTW về “PTDL trở thành ngành kinh tế mũi nhọn” gồm 5 quan điểm và 8 nhóm giải pháp. Đến ngày 06 – 10 – 2017, NQ 103/NQCP về chương trình hành động thực hiện NQ 08 đã được ban hành. Điều này cho thấy, PTDL là nhiệm vụ chiến lược quan trọng của cả nước cũng như các địa phương ở nước ta trong bối cảnh mới. Trong PTDL, xu thế liên kết vùng đang trở nên phổ biến bởi những lợi ích mà nó mang lại đối với địa phương và vùng liên kết. Liên kết vùng cho phép khai thác những lợi thế về tài nguyên, về vị trí, hạ tầng và các nguồn lực khác cho PTDL. Việc liên kết góp phần tăng cường năng lực cạnh tranh, thu hút đầu tư cũng như hấp dẫn khách du lịch đến địa bàn liên kết. Đối với một số lãnh thổ có tính tương đồng cao về tài nguyên, việc liên kết vùng sẽ cho phép hạn chế hiệu quả tình trạng manh mún và trùng lặp, tạo ra các SPDL đặc trưng của vùng và địa phương, duy trì lợi ích bền vững, lâu dài hơn từ PTDL (TCDL, 2016). Xác định được tầm quan trọng của PTDL trong liên kết vùng, các cấp ban ngành ở tỉnh An Giang đã tập trung PTDL thành ngành kinh tế mũi nhọn, đồng thời chú trọng tăng cường tính liên kết vùng trong PTDL với mục tiêu đưa An Giang trở thành một điểm đến DL hấp dẫn của toàn vùng và cả nước. Nằm ở phía Tây Nam ĐBSCL, An Giang có nhiều thế mạnh để PTDL. Năm 2017, ngành DL tỉnh thu hút 7,3 triệu lượt khách, đứng đầu toàn vùng ĐBSCL về tổng lượt khách (TCDL, 2018); tổng doanh thu DL tăng nhanh và đạt 3.700 tỉ đồng, đóng góp hơn 5,0% GRDP (Sở VH TT DL, 2018). Nhiều điểm, KDL thực sự hấp dẫn khách DL trong và ngoài nước như Miếu Bà Chúa Xứ Núi
- 2 Sam, rừng tràm Trà Sư, … Tuy nhiên, thực trạng PTDL còn nhiều hạn chế, chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có, đặc biệt sự liên kết DL với các địa phương lân cận còn chưa hiệu quả (Sở VH TT DL, 2017). Để thúc đẩy PTDL, cần định hướng An Giang trong mối liên kết với các lãnh thổ phụ cận nhằm phát huy hiệu quả các lợi thế so sánh của địa phương và vùng, tạo ra SPDL, tuyến DL đa dạng và hấp dẫn, nâng cao hiệu quả PTDL. Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn trên, đề tài “PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC” được chọn làm đề tài nghiên cứu cho luận án Tiến sĩ với mong muốn làm rõ được các thế mạnh và khả năng PTDL của An Giang trong mối liên kết DL với VPC, góp phần nâng cao vị thế của ngành DL trong hệ thống KT XH của tỉnh cũng như các địa phương vùng liên kết. 2. Mục tiêu nghiên cứu Vận dụng cơ sở lí luận và thực tiễn về PTDL và PTDL trong liên kết vùng, luận án tập trung phân tích thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC. Từ đó, đề xuất định hướng và các giải pháp PTDL của tỉnh trong liên kết vùng nhằm đạt hiệu quả cao về KT XH và môi trường. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan một số vấn đề lí luận và thực tiễn về PTDL và PTDL trong liên kết vùng để vận dụng vào địa bàn nghiên cứu. Xác định các tiêu chí đánh giá sự PTDL (theo ngành và theo lãnh thổ) trong liên kết VPC áp dụng vào địa bàn nghiên cứu. Đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến PTDL tỉnh An Giang trong liên kết VPC. Phân tích thực trạng PTDL và PTDL trong liên kết với VPC tỉnh An Giang dưới góc độ Địa lí học. Đề xuất định hướng và giải pháp cơ bản nhằm PTDL tỉnh An Giang trong mối liên kết với VPC. 4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu * Về nội dung nghiên cứu:
- 3 + Trong các nhân tố ảnh hưởng đến liên kết DL giữa An Giang và VPC, luận án tập trung phân tích 4 nhóm nhân tố gồm TNDL; cơ chế chính sách PTDL trong liên kết vùng, CSHT – CSVCKT và công nghệ; Vị trí, khoảng cách địa lí và các yếu tố bổ trợ. + Tập trung phân tích thực trạng PTDL tỉnh An Giang dưới góc độ Địa lí học: Theo ngành: dựa trên các tiêu chí (khách DL, doanh thu DL, lao động DL, CSVCKT DL…) Theo lãnh thổ: tập trung vào một số hình thức TCLTDL cấp tỉnh: điểm DL, KDL. Trong đó tập trung đánh giá hình thức điểm DL. + Tập trung phân tích và đánh giá nội dung liên kết DL giữa An Giang với VPC ở 2 phương diện (1) Liên kết trong khai thác tài nguyên và phát triển SPDL và (2) Liên kết trong xây dựng tuyến, tour, chương trình DL. * Về thời gian nghiên cứu: giai đoạn 2007– 2017, định hướng đến năm 2030. * Về không gian nghiên cứu được giới hạn ở phạm vi ranh giới: tỉnh An Giang và VPC (gồm 3 tỉnh, thành: Kiên Giang, Cần Thơ, Đồng Tháp). Điều này được luận giải như sau: Thứ nhất: Trong định hướng phát triển không gian DL ở Quy hoạch tổng thể PTDL vùng ĐBSCL đến năm 2030 (Bộ VH – TT DL, 2017), An Giang và các địa phương VPC được xác định nằm ở không gian PTDL phía Tây vùng ĐBSCL. Đây là khu vực có sự đa dạng về TNDL, chứa đựng các SPDL đặc thù của vùng. Vì vậy, việc liên kết giữa An Giang và VPC sẽ phát huy lợi thế so sánh của tỉnh và cụm liên kết, đồng thời góp phần thực hiện các mục tiêu về xây dựng SPDL và liên kết vùng. Thứ hai: Trong quy hoạch tổng thể PTDL tỉnh An Giang (Sở VH – TT – DL, 2014) nhấn mạnh quan điểm tăng cường liên kết với Cần Thơ, Kiên Giang – các đầu mối chính của ĐBSCL, đồng thời coi Đồng Tháp là một vệ tinh DL trong tương lai nhờ các lợi thế về DL sinh thái. Ở chiều ngược lại, Quy hoạch DL của
- 4 các địa phương VPC cũng nhấn mạnh tầm quan trọng của việc liên kết với An Giang trong việc PTDL địa phương. Như vậy, nghiên cứu phát triển DL tỉnh An Giang trong liên kết với các địa phương trên phù hợp với định hướng PTDL của địa phương và vùng. 5. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu 5.1. Quan điểm nghiên cứu 5.1.1. Quan điểm hệ thống Về mặt hệ thống, lãnh thổ DL bao gồm nhiều thành phần có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Khi nghiên cứu, phân tích DL ở An Giang trong mối liên kết VPC, cần chú trọng đề cao và thực hiện nhất quán các yêu cầu của quan điểm này. Việc vận dụng quan điểm hệ thống – cấu trúc giúp luận án có sự đánh giá đồng bộ, toàn diện hoạt động DL tỉnh An Giang trong liên kết VPC, từ đó thấy được những lợi thế cũng như thách thức của PTDL dựa trên việc liên kết lãnh thổ. 5.1.2. Quan điểm tổng hợp lãnh thổ Hệ thống lãnh thổ DL là một hệ thống được thành tạo bởi nhiều thành tố có mối quan hệ qua lại thống nhất và hoàn chỉnh: tự nhiên, văn hóa, lịch sử, con người… Vì vậy việc nghiên cứu, đánh giá các nguồn lực và thực trạng PTDL thường được nhìn nhận trong mối quan hệ về mặt không gian hay lãnh thổ nhất định để đạt được những giá trị đồng bộ về các mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Quan điểm này được vận dụng vào luận án thông qua việc phân tích, đánh giá các tiềm năng, thực trạng PTDL tỉnh An Giang trong mối quan hệ tương hỗ với hệ thống lãnh thổ DL toàn vùng ĐBSCL và VPC, đồng thời cũng được quán triệt vận dụng trong việc định hướng, đề xuất các giải pháp PTDL dựa trên liên kết của An Giang với các tỉnh thành trong VPC. 5.1.3. Quan điểm lịch sử viễn cảnh
- 5 Theo quan điểm này, mọi sự vật, hiện tượng đều có sự vận động, biến đổi hay phát triển theo thời gian. Nghiên cứu quá khứ để có được những đánh giá đúng đắn hiện tại, phân tích nguồn gốc phát sinh, phát triển và có cơ sở để đưa ra các dự báo về xu hướng phát triển. Áp dụng quan điểm lịch sử viễn cảnh vào luận án góp phần làm rõ nguồn gốc phát sinh, PTDL ở tỉnh An Giang trong hoàn cảnh lịch sử cụ thể và tính đến sự phát triển lâu dài về sau. 5.1.4. Quan điểm phát triển bền vững Quan điểm này nhấn mạnh rằng sự phát triển của DL phải tính đến việc bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo cảnh quan môi trường, đem lại cơ hội cho phát triển kinh tế, xã hội nhưng không làm tổn hại đến các yếu tố của hệ thống. Quan điểm này được vận dụng trong luận án thông qua việc quán triệt quan điểm hướng đến sự bền vững nhằm đảm bảo cả 3 lợi ích: bền vững về kinh tế, bền vững xã hội và bền vững về tài nguyên, môi trường trong phát triển và liên kết DL ở An Giang với VPC. 5.2. Các phương pháp nghiên cứu 5.2.1. Phương pháp thu thập, tổng hợp, phân tích tài liệu thứ cấp Phương pháp này được vận dụng trong luận án thông qua việc thu thập, tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu, số liệu.. có liên quan. Việc tiếp cận các nguồn dữ liệu thứ cấp đa dạng và có độ tin cậy cao như tài liệu chuyên khảo, quy hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, báo cáo… cho phép luận án tổng quan các vấn đề về lí luận và thực tiễn liên quan đến PTDL và liên kết trong PTDL trên thế giới và Việt Nam, xây dựng các phương pháp nghiên cứu phù hợp. Mặt khác, các tài liệu thứ cấp từ các cơ quan ban ngành cũng giúp luận án củng cố, xác lập và phân tích một cách đa diện về các nhân tố ảnh hưởng, thực trạng PTDL An Giang trong liên kết VPC. 5.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa Thực địa là phương pháp truyền thống trong nghiên cứu địa lí. Việc vận dụng phương pháp khảo sát thực địa cho phép luận án đánh giá một cách khoa học và thực tiễn các thực trạng phát triển của các điểm, KDL ở An Giang cũng
- 6 như mức độ liên kết DL giữa An Giang với các địa phương khác trong VPC. Trong luận án, phương pháp này được sử dụng kết hợp với phương pháp bản đồ, thu thập thông tin, phương pháp điều tra xã hội học các đối tượng khách DL và dân địa phương. Do địa bàn nghiên cứu lớn, đề tài đã thực hiện nhiều đợt khảo sát thực địa tại các điểm và KDL tỉnh An Giang và VPC. Cụ thể: Giai đoạn 1: Tìm hiểu khái quát toàn bộ địa bàn nghiên cứu, từ đó xây dựng hệ chỉ tiêu đánh giá; xác định các điểm, KDL và thời gian cần thực hiện điều tra ở An Giang và các địa phương VPC; Giai đoạn 2: Tiến hành khảo sát thực địa và thu thập thông tin theo hệ thống các tiêu chí đánh giá tại các điểm, KDL An Giang và VPC. Các thông tin thu thập ở giai đoạn này được sẽ được phân tích và xử lí để đưa ra các nhận định chính nghiên cứu của luận án; Giai đoạn 3: Dựa trên kết quả phân tích, việc tiến hành thực địa ở giai đoạn này nhằm đánh giá lại các kết quả nghiên cứu trong luận án, có những chỉnh sửa và cập nhập các thông tin mới. 5.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Phương pháp điều tra xã hội học được vận dụng nhằm phản ánh đầy đủ và khách quan cảm nhận của khách DL về các vấn đề liên quan đến nhân tố, thực trạng PTDL và liên kết trong PTDL của An Giang trong mối quan hệ với VPC. Phương pháp chọn mẫu thuận tiện được sử dụng để khảo sát. Trên cơ sở kết hợp với yêu cầu của phương pháp EFA, tổng số mẫu được thực hiện là 300 phiếu. Về quy trình, việc điều tra xã hội học được thực hiện như sau: Bước 1 – Xây dựng phiếu điều tra: Dựa trên các nghiên cứu trước đó và thực tiễn phát triển, bảng hỏi được xây dựng với hệ thống các chỉ tiêu liên quan; Bước 2 Điều tra thử: Nhằm khảo sát địa bàn, điều tra mẫu, phân tích kết quả về cấu trúc và nội dung của bảng hỏi. Trên cơ sở đó, kết hợp với ý kiến chuyên gia, hệ thống câu hỏi sẽ được điều chỉnh lại cho phù hợp;
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu quá trình đô thị hóa và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ
203 p | 423 | 66
-
Luận án Tiến sĩ Địa lí: Di cư và ảnh hưởng của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội ở vùng Đông Nam Bộ
177 p | 219 | 41
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Nghiên cứu đặc tính địa chất công trình của đất loại sét yếu amQ2 2-3 phân bố ở các tỉnh ven biển Đồng bằng sông Cửu Long phục vụ xử lý nền đường
27 p | 147 | 25
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa chất: Địa tầng và lịch sử phát triển các thành tạo Kainozoi đới đứt gãy Sông Ba và phụ cận
27 p | 139 | 22
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Nghiên cứu một số hình thức tổ chức lãnh thổ kinh tế ở tỉnh Đồng Nai
195 p | 157 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý học: Phát triển du lịch biển - đảo tỉnh Phú Yên
192 p | 99 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Nghiên cứu cơ sở khoa học và đề xuất giải pháp tiêu úng, thoát lũ sông Phan - Cà Lồ
0 p | 139 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thể chế địa phương tại Việt Nam
151 p | 51 | 16
-
Dự thảo tóm tắt luận án Tiến sĩ Địa lý: Đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên phục vụ tổ chức lãnh thổ du lịch tỉnh Vĩnh Phúc
26 p | 140 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Phát triển du lịch đường sông ở thành phố Đà Nẵng
168 p | 30 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 14 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học theo tiếp cận năng lực ở các trường trung học phổ thông chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 12 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý: Tổ chức lãnh thổ nông nghiệp tỉnh Phú Thọ theo hướng nâng cao hiệu quả
208 p | 26 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và môi trường: Đánh giá tài nguyên đất phục vụ sản xuất nông nghiệp bền vững trong điều kiện biến đổi khí hậu tỉnh Thái Bình và Nam Định
177 p | 18 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
158 p | 14 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý: Cơ sở địa lý học phục vụ phát triển du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng vùng Đông Bắc Việt Nam
32 p | 98 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Vật lý địa cầu: Bong bóng plasma và đặc trưng dị thường ion hóa xích đạo khu vực Việt Nam và lân cận
27 p | 12 | 1
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Địa lý tài nguyên và Môi trường: Nghiên cứu tích hợp hệ cảm biến và hệ thống thông tin địa lý phục vụ quản lý tài nguyên và môi trường
26 p | 8 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn