intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đổi mới chương trình giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp

Chia sẻ: Quenchua Quenchua | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:298

95
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án nghiên cứu thực trạng giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non của trường ĐHSP Hà Nội 2. Đổi mới chương trình giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp và đánh giá hiệu quả đổi mới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Giáo dục học: Đổi mới chương trình giáo dục thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HÀ ĐỔI MỚI CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 THEO HƯỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC HÀ NỘI – 2018
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN KHOA HỌC THỂ DỤC THỂ THAO ––––––––––––––––––––––– NGUYỄN THỊ HÀ ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 THEO HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP Tên ngành: Giáo dục học Mã ngành: 9140101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ GIÁO DỤC HỌC Cán bộ hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Hồ Đắc Sơn 2. PGS.TS. Vũ Đức Thu HÀ NỘI – 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả trong luận án là trung thực và chưa tác giả nào công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Hà
  4. MỤC LỤC Trang Trang bìa Trang phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các bảng biểu, biểu đồ Danh mục các từ viết tắt PHẦN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 5 1.1. ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON TRƢỚC YÊU CẦU ĐỔI MỚI GIÁO 5 DỤC THEO HƢỚNG CĂN BẢN VÀ TOÀN DIỆN 1.1.1 Đào tạo giáo viên ở Việt Nam – quá trình hình thành và phát 5 triển 1.1.2 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về đổi mới đào tạo đại học 6 và đào tạo giáo viên 1.1.3 Đào tạo giáo viên theo định hướng đổi mới căn bản và toàn 9 diện 1.1.4 Đào tạo giáo viên ở một số nước trên thế giới 11 1.2 ĐẶC ĐIỂM ĐÀO TẠO GIÁO VIÊN MẦM NON Ở BẬC ĐẠI HỌC 14 1.2.1 Đặc điểm của chương trình đào tạo giáo viên Mầm non theo 14 học chế tín chỉ 1.2.1.1. Đặc điểm của học chế tín chỉ 14 1.2.1.2. Đặc điểm của chương trình đào tạo giáo viên Mầm non theo 14 học chế tín chỉ 1.2.2 Đặc điểm đào tạo giáo viên Mầm non ở bậc đại học 16 1.2.3 Đặc điểm hoạt động nghề nghiệp của giáo viên Mầm non 17 1.2.3.1. Vị trí của người giáo viên Mầm non trong xã hội hiện đại 17 1.2.3.2. Đặc thù lao động của giáo viên Mầm non 18 1.2.3.3. Yêu cầu chuẩn nghề nghiệp của giáo viên Mầm non 18 1.3 GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG GIÁO DỤC MẦM NON VÀ ĐÀO TẠO 19 GIÁO VIÊN MẦM NON 1.3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về Giáo dục Thể chất trong 19 đào tạo thế hệ trẻ 1.3.2 Giáo dục Thể chất trong Giáo dục Mầm non 24
  5. 1.3.2.1. Vị trí của Giáo dục Thể chất trong Giáo dục Mầm non 24 1.3.2.2. Nhiệm vụ của Giáo dục Thể chất trong Giáo dục Mầm non 26 1.3.3 Giáo dục Thể chất trong đào tạo giáo viên Mầm non 27 1.4 CÁC KHÁI NIỆM, LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ VÀ CÁC CÔNG 29 TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1.4.1 Các khái niệm 29 1.4.2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu 37 1.4.3 Các công trình nghiên cứu có liên quan 40 CHƢƠNG 2 46 ĐỐI TƢỢNG, PHƢƠNG PHÁP VÀ TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƢỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU 47 2.1.1 Đối tượng nghiên cứu 47 2.1.2 Khách thể nghiên cứu 47 2.2 PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 47 2.2.1 Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu 47 2.2.2 Phương pháp phỏng vấn 48 2.2.3 Phương pháp quan sát sư phạm 50 2.2.4 Phương pháp nhân trắc 51 2.2.5 Phương pháp kiểm tra sư phạm 51 2.2.6 Phương pháp thực nghiệm sư phạm 54 2.2.7 Phương pháp toán học thống kê 55 2.3 TỔ CHỨC NGHIÊN CỨU 56 2.3.1 Địa điểm và cơ quan phối hợp nghiên cứu 56 2.3.2 Kế hoạch nghiên cứu 56 CHƢƠNG 3 59 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 3.1 THỰC TRẠNG GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO SINH VIÊN 59 CHUYÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON 3.1.1 Thực trạng nội dung Giáo dục Thể chất trong Giáo dục Mầm 59 non 3.1.1.1. Khái quát chương trình Giáo dục Mầm non 59 3.1.1.2. Thực trạng nội dung chương trình Giáo dục Thể chất trong 61 Giáo dục Mầm non 3.1.2 Thực trạng năng lực triển khai hoạt động Giáo dục Thể chất 64 cho trẻ Mầm non của giáo viên Mầm non 3.1.2.1. Thực trạng kiến thức và kỹ năng vận dụng phương pháp Giáo 66 dục Thể chất của giáo viên Mầm non
  6. 3.1.2.2. Thực trạng kiến thức và kỹ năng vận dụng các nguyên tắc về 67 phương pháp trong Giáo dục Thể chất của giáo viên Mầm non 3.1.2.3. Thực trạng kiến thức và kỹ năng lập kế hoạch và xây dựng tiến 67 trình Giáo dục Thể chất của giáo viên Mầm non 3.1.2.4. Thực trạng kiến thức và kỹ năng lựa chọn bài tập để thực hiện 68 nội dung Giáo dục Thể chất của giáo viên Mầm non 3.1.2.5. Thực trạng kiến thức và kỹ năng sử dụng các yếu tố thiên 68 nhiên và đồ dùng dạy học phục vụ Giáo dục Thể chất của giáo viên Mầm non 3.1.2.6. Thực trạng kiến thức và kỹ năng sử dụng lượng vận động và 69 đánh giá hiệu quả Giáo dục Thể chất của giáo viên Mầm non 3.1.2.7. Thực trạng năng lực thực hiện nội dung Giáo dục Thể chất 69 thuộc chương trình Giáo dục Mầm non của giáo viên Mầm non 3.1.3 Thực trạng Giáo dục Thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên 70 ngành Giáo dục Mầm non của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.1.3.1. Khái quát chương trình đào tạo giáo viên Mầm non trong các 71 trường Đại học Sư phạm 3.1.3.2. Thực trạng Giáo dục Thể chất theo chương trình thuộc khối 73 kiến thức chung 3.1.3.3. Thực trạng Giáo dục Thể chất thuộc khối kiến thức nghiệp vụ 81 3.1.4 Nhu cầu đổi mới chương trình Giáo dục Thể chất thuộc khối 86 kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non 3.1.5 Bàn luận về thực trạng Giáo dục Thể chất trong đào tạo giáo 87 viên Mầm non 3.2 ĐỔI MỚI CHƢƠNG TRÌNH GIÁO DỤC THỂ CHẤT TRONG ĐÀO TẠO 94 SINH VIÊN NGÀNH GIÁO DỤC MẦM NON THEO HƢỚNG NÂNG CAO NĂNG LỰC NGHỀ NGHIỆP 3.2.1 Căn cứ và định hướng đổi mới chương trình 94 3.2.1.1. Căn cứ tiến hành đổi mới chương trình 94 3.2.1.2. Định hướng đổi mới chương trình 95 3.2.2 Xác định nguyên tắc đổi mới chương trình 100 3.2.2.1. Nguyên tắc đảm bảo tính pháp lý 100 3.2.2.2. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 101
  7. 3.2.2.3. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 101 3.2.2.4. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 102 3.2.2.5. Nguyên tắc đảm bảo tính hiệu quả 103 3.2.3 Đổi mới chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo sinh 104 viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp 3.2.3.1. Đổi mới mục tiêu chương trình 104 3.2.3.2. Đổi mới nội dung chương trình 106 3.2.3.3. Đổi mới tổ chức thực hiện chương trình 109 3.2.3.4. Đổi mới yêu cầu kiểm tra đánh giá kết quả học tập của sinh 110 viên 3.2.4 Chương trình môn học Giáo dục Thể chất theo định hướng 111 nghề nghiệp dành cho sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.2.4.1. Chương trình môn học Giáo dục Thể chất theo định hướng 111 nghề nghiệp 3.2.4.2. Thẩm định và đánh giá chương trình 117 3.2.5 Tổ chức thực nghiệm đánh giá hiệu quả chương trình đổi mới 118 trong thực tiễn đào tạo giáo viên Mầm non của trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 3.2.5.1. Lựa chọn cơ sở thực nghiệm và đối tượng thực nghiệm 118 3.2.5.2. Xác định nội dung thực nghiệm 118 3.2.5.3. Kế hoạch thực nghiệm 118 3.2.5.4. Nội dung và tiêu chí đánh giá chương trình đổi mới thông qua 119 thực nghiệm 3.2.6 Kết quả thực nghiệm chương trình đổi mới 121 3.2.6.1. Kết quả học tập của sinh viên 121 3.2.6.2. Hiệu quả của đổi mới chương trình đối với sự phát triển năng 123 lực tự học của sinh viên 3.2.6.3. Hiệu quả của đổi mới chương trình đối với việc tích cực hóa 125 hoạt động học tập của sinh viên 3.2.6.4. Mức độ phát triển thể lực của sinh viên 125 3.2.6.5. Năng lực triển khai chương trình Giáo dục Thể chất cho trẻ 132 Mầm non của sinh viên lớp thực nghiệm thông qua thực tập sư phạm tại các trường Mầm non 3.2.6.6. Đánh giá về chương trình sau quá trình thực nghiệm 133
  8. 3.2.7 Bàn luận về chương trình đổi mới và hiệu quả đổi mới 134 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 142 KẾT LUẬN 143 KIẾN NGHỊ 144 CÁC CÔNG TRÌNH Đ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  9. DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Tên Số Nội dung Trang 1.1 Số liệu thống kê về số lượng GV và trẻ Mầm non trong các 28 năm học từ 2009 – 2010 đến 2013 – 2014 3.1 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng vận dụng Sau trang phương pháp GDTC (n = 1576) 66 3.2 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng vận dụng Sau trang các nguyên tắc về phương pháp GDTC (n = 1576) 67 3.3 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng lập kế Sau trang hoạch và xây dựng tiến trình GDTC (n = 1576) 67 3.4 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng lựa chọn Sau trang bài tập để thực hiện nội dung GDTC (n = 1576) 68 3.5 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng sử dụng Sau trang Bảng các yếu tố thiên nhiên và đồ dùng dạy học phục vụ GDTC 68 (n = 1576) 3.6 Tự đánh giá của GVMN về kiến thức và kỹ năng sử dụng Sau trang lượng vận động và đánh giá hiệu quả GDTC (n = 1576) 69 3.7 Tổng hợp kết quả đánh giá về năng lực thực hiện nội dung 70 GDTC của GVMN trong thực tiễn giảng dạy (n = 67) 3.8 Đánh giá của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Sau trang Nội 2 về chương trình GDTC thuộc khối kiến thức chung 75 (n = 326) 3.9 Tự đánh giá của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Sau trang Hà Nội 2 về tính tích cực trong học tập môn học GDTC (n 75 = 326)
  10. 3.10 Kết quả học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức 76 chung của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN (n = 326) 3.11 Thực trạng thể lực ban đầu của SV K37 và K38 chuyên 77 ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 (n = 326) 3.12 Xếp loại thể lực ban đầu của SV năm thứ nhất K37, K38 chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 theo tiêu 78 chuẩn đánh giá của Bộ GD&ĐT (n = 326) 3.13 Đánh giá sự phát triển thể lực của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 sau một năm tập 79 luyện (n = 326) 3.14 Đánh giá sự phát triển thể lực của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 sau hai năm tập 80 luyện (n = 326) 3.15 Khung chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ Bảng Sau trang trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN của các trường 82 ĐHSP 3.16 Đánh giá của giảng viên và chuyên viên về chương trình Sau trang GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo 82 GVMN (n = 91) 3.17 Đánh giá của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Sau trang Nội 2 về chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp 82 vụ (n = 326) 3.18 Tự đánh giá của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Sau trang Hà Nội 2 về tính tích cực học tập môn học GDTC thuộc 83 khối kiến thức nghiệp vụ (n = 326) 3.19 Kết quả học tập môn học GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của SV K37 và K38 chuyên ngành GDMN 84 trường ĐHSP Hà Nội 2 (n = 326)
  11. 3.20 Tự đánh giá của SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Sau trang Hà Nội 2 về năng lực thực hiện chương trình GDTC cho trẻ 85 Mầm non (n = 326) 3.21 Kết quả khảo sát GVMN về nhu cầu đổi mới chương trình Sau trang GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo SV 86 chuyên ngành GDMN (n = 1576) 3.22 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý các trường Mầm non về Sau trang nhu cầu đổi mới chương trình thuộc khối kiến thức nghiệp 86 vụ trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN (n = 107) 3.23 Kết quả khảo sát SV chuyên ngành GDMN về nhu cầu đổi Sau trang mới chương trình GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ (n 86 = 326) 3.24 Kết quả khảo sát giảng viên, chuyên viên, chuyên gia Sau trang GDTC về định hướng đổi mới chương trình GDTC theo Bảng 99 định hướng nghề nghiệp (n = 91) 3.25 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà trường Mầm non về Sau trang định hướng đổi mới chương trình GDTC theo định hướng 99 nghề nghiệp (n = 107) 3.26 Kết quả khảo sát GVMN về định hướng đổi mới chương Sau trang trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp (n = 1576) 99 3.27 Kết quả khảo sát SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Sau trang Hà Nội 2 về định hướng đổi mới chương trình GDTC theo 99 định hướng nghề nghiệp (n = 326) 3.28 Kết quả khảo sát giảng viên, chuyên viên, chuyên gia Sau trang GDTC về chương trình GDTC theo định hướng nghề 117 nghiệp (n = 91) 3.29 Kết quả khảo sát cán bộ quản lý nhà trường Mầm non về Sau trang chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp (n = 117
  12. 107) 3.30 Kết quả khảo sát GVMN về chương trình GDTC theo định Sau trang hướng nghề nghiệp (n = 1576) 117 3.31 Kết quả khảo sát SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Sau trang Hà Nội 2 về chương trình GDTC theo định hướng nghề 117 nghiệp (n = 326) 3.32 Thống kê kết quả học tập theo chương trình đổi mới của SV 122 lớp thực nghiệm K39 (n = 197) 3.33 So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm K39 với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức chung của SV 123 K37 và K38 3.34 So sánh kết quả học tập của lớp thực nghiệm K39 với kết quả học tập môn GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của 123 SV K37 và K38 3.35 Đánh giá của cán bộ quản lý đào tạo và giảng viên về hiệu Sau trang quả đổi mới chương trình đối với sự phát triển năng lực tự Bảng 124 học của SV (n = 8) 3.36 Tự đánh giá của SV lớp thực nghiệm K39 về hiệu quả đổi Sau trang mới chương trình đối với sự phát triển năng lực tự học của 124 bản thân (n = 197) 3.37 Đánh giá của giảng viên về hiệu quả của đổi mới chương Sau trang trình đối với việc tích cực hóa hoạt động học tập của SV (n 125 = 8) 3.38 Tự đánh giá của SV lớp thực nghiệm K39 về hiệu quả của Sau trang đổi mới chương trình đối với việc tích cực hóa hoạt động 125 học tập của bản thân (n = 197) 3.39 Kết quả kiểm tra thể lực ban đầu của SV lớp thực nghiệm 126 K39 chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 (n =
  13. 197) 3.40 So sánh kết quả kiểm tra thể lực ban đầu của SV K37 với 126 SV lớp thực nghiệm K39 3.41 So sánh kết quả kiểm tra thể lực ban đầu của SV K38 với 126 SV lớp thực nghiệm K39 3.42 Đánh giá thể lực ban đầu của SV lớp thực nghiệm K39 theo 127 tiêu chuẩn qui định của Bộ GD&ĐT (n = 197) 3.43 Kết quả kiểm tra thể lực của SV K39 sau một và hai năm 128 thực nghiệm (n = 197) 3.44 So sánh trình độ thể lực của SV lớp thực nghiệm K39 sau một năm học tập theo chương trình đổi mới với thể lực ban 128 đầu (n = 197) 3.45 Đánh giá sự phát triển thể lực của SV lớp thực nghiệm sau 129 hai năm học tập theo chương trình đổi mới (n = 197) 3.46 Xếp loại thể lực của lớp thực nghiệm K39 sau hai năm thực 130 nghiệm theo tiêu chuẩn qui định của Bộ GD&ĐT (n = 197) Bảng 3.47 So sánh trình độ thể lực sau hai năm học môn GDTC của 131 SV K37 với SV lớp thực nghiệm K39 3.48 So sánh trình độ thể lực sau hai năm học môn GDTC của 131 SV K38 với SV lớp thực nghiệm K39 3.49 Tự đánh giá của SV lớp thực nghiệm K39 về năng lực triển Sau trang khai chương trình GDTC trong thực tiễn GDMN (n= 197) 132 3.50 Đánh giá của cán bộ quản lý và giảng viên về năng lực triển Sau trang khai chương trình GDTC trong thực tiễn GDMN của SV 133 lớp thực nghiệm (n= 8) 3.51 Đánh giá về Chương GDTC theo định hướng nghề Sau trang nghiệp của cán bộ quản lý và giảng viên trực tiếp tham gia 133 thực nghiệm (n = 8)
  14. 3.52 Đánh giá về Chương GDTC theo định hướng nghề Sau trang nghiệp của SV lớp thực nghiệm K39 (n = 197) 133 3.1 So sánh kết quả học tập thuộc khối kiến thức chung của SV Sau trang K37, K38 với kết quả học tập của lớp thực nghiệm K39 123 3.2. So sánh kết quả học tập thuộc khối kiến thức nghiệp vụ của Sau trang SV K37, K38 với SV lớp thực nghiệm K39 123 3.3 Biểu đồ đánh giá nhịp tăng trưởng sau một - hai năm tập 129 Biểu luyện của SV K39 đồ 3.4 So sánh kết quả xếp loại thể lực sau hai năm học tập môn 130 học GDTC của SV K37, K38 với lớp thực nghiệm K39 theo qui định của Bộ GD&ĐT 3.5 So sánh trình độ thể lực sau hai năm học của SV K37, K38, 131 K39
  15. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ CĐSP Cao đẳng Sư phạm ĐHSP Đại học Sư phạm GD&ĐT Giáo dục và Đào tạo GDMN Giáo dục Mầm non GDTC Giáo dục thể chất GV Giáo viên GVMN Giáo viên mầm non HSSV Học sinh, sinh viên NCKH Nghiên cứu khoa học SV Sinh viên TCSP Trung cấp Sư phạm TDTT Thể dục thể thao THPT Trung học phổ thông
  16. DANH MỤC CÁC ĐƠN VỊ ĐO LƢỜNG SỬ DỤNG TRONG LUẬN ÁN cm Centimét kg Kilogam m Mét s Giây
  17. 1 PHẦN MỞ ĐẦU Lý do chọn đề tài Đối với nền giáo dục Quốc dân, GDMN có một vị trí đặc biệt quan trọng nhằm: “Giúp trẻ em phát triển về thể chất, tình cảm, trí tuệ, thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị cho trẻ em vào học lớp một”; là khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ, đặt nền móng cho sự phát triển bền vững đối với nguồn nhân lực có chất lượng cao của xã hội hiện đại [93]. Khác với cấp học khác, trẻ Mầm non đến trường để được học, được dạy dỗ không thông qua chữ viết và các phép tính; GV dạy học không thông qua phấn và bảng. Vì thế, đào tạo GVMN là một loại hình đào tạo đặc biệt trong hệ thống đào tạo của các nhà trường Sư phạm. SV được đào tạo kiến thức và kỹ năng nuôi và chăm sóc trẻ; kiến thức và kỹ năng giáo dục trẻ những hiểu biết ban đầu về tự nhiên và xã hội, về âm nhạc và hội họa; kiến thức và kỹ năng tổ chức cho trẻ vui chơi và hoạt động. Do đó, năng lực hoạt động nghề nghiệp của người GVMN là một loại hình năng lực đặc biệt, được cấu thành từ nhiều năng lực chuyên biệt khác nhau. Quá trình đào tạo mỗi năng lực chuyên biệt đó đều hướng về tính nghề, mang đặc trưng của hoạt động đào tạo nghề. GDTC cho trẻ không chỉ là năng lực dạy trẻ mà còn là năng lực giáo dục và chăm sóc trẻ của GVMN. Trong nhà trường Mầm non, mục tiêu và hoạt động GDTC được diễn ra hàng ngày, dưới nhiều hình thức hoạt động khác nhau: Trò chơi, trò chơi vận động, hoạt động vận động ngoài trời, các bài tập vận động cơ bản, các bài tập rèn luyện thể lực và tư thế, tác phong. Có thể nói, GDTC là nội dung cơ bản của hoạt động giáo dục trong các nhà trường. Do đó, kiến thức và kỹ năng về GDTC là một trong những điều kiện cần thiết để hình thành và phát triển năng lực nghề nghiệp của người GVMN. Tính đến năm 2014, cả nước có 34 trường ĐHSP và khoa Sư phạm trong các trường đại học đa ngành, 42 trường CĐSP và khoa Sư phạm đảm nhiệm
  18. 2 công tác đào tạo GVMN. Đào tạo năng lực tiến hành hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non là một nội dung cơ bản thuộc chương trình đào tạo GV loại hình này của hệ thống các nhà trường Cao đẳng và ĐHSP [33]. Xu thế đổi mới giáo dục đang đặt ra những yêu cầu mới về phẩm chất, năng lực của người GVMN. Trước hết, đó phải là nhà giáo dục, một công dân gương mẫu, có tư cách đạo đức, có lối sống lành mạnh, hăng hái tham gia vào sự phát triển cộng đồng. GVMN không chỉ đóng vai trò nuôi và dạy trẻ, mà còn là người tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ, giúp trẻ nhận thức về thế giới quan, bước đầu cung cấp cho trẻ những kiến thức và kỹ năng sống đầu đời, dạy cho trẻ những kỹ năng vận động cơ bản. Giáo dục đạt chất lượng cao được coi là linh hồn của xã hội tri thức, là công cụ tạo ra sự phát triển bền vững và chất lượng của đội ngũ GV chính là yếu tố quyết định làm nên điều đó. Thực tiễn giáo dục Việt Nam đã chứng minh: Chất lượng chuyên môn của đội ngũ GV luôn gắn liền với chất lượng đào tạo của các nhà trường Sư phạm; đổi mới và chất lượng đổi mới giáo dục là hệ quả, là sản phẩm trực tiếp của đổi mới trong đào tạo của các nhà trường Sư phạm. Chính vì lẽ đó, trước những yêu cầu của quá trình phát triển xã hội, đổi mới và nâng cao hiệu quả đào tạo của các nhà trường Sư phạm là một tất yếu khách quan, là động lực quan trọng để tạo ra hiệu quả đối với toàn bộ hệ thống GDMN. Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX đã chỉ rõ: “Phát triển GD&ĐT là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, là điều kiện để phát huy nguồn lực con người – yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững” [13]. Đổi mới và nâng cao chất lượng đào tạo của hệ thống các nhà trường Sư phạm luôn gắn liền với đổi mới chương trình đào tạo theo hướng khoa học và hiện đại, là biểu hiện cao nhất những giá trị cốt lõi về năng lực nghề nghiệp mà
  19. 3 người GVMN tương lai phải đạt được, là bước chuyển hóa quan trọng giữa nhu cầu thực tiễn giáo dục với khả năng đáp ứng của cơ sở đào tạo. Trước thực tiễn chất lượng, hiệu quả GD&ĐT còn thấp so với yêu cầu, năm 2013 Ban chấp hành Trung ương Đảng đã ban hành Nghị quyết số 29 – NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT nhằm “tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD&ĐT; xây dựng một nền giáo dục mở, thực học, thực nghiệp theo hướng coi trọng phát triển phẩm chất, năng lực của người học”. Đó cũng chính là định hướng quan trọng trong đào tạo loại hình GVMN của các nhà trường Sư phạm nói chung, của Trường ĐHSP Hà Nội 2 nói riêng [16]. Thực tiễn đào tạo năng lực triển khai hoạt động GDTC cho GVMN của Trường ĐHSP Hà Nội 2 đã bộc lộ một số hạn chế cơ bản: Chương trình đào tạo và tổ chức đào tạo thiếu đồng bộ, thiếu hiệu quả. Cùng một thời điểm, SV được học hai chương trình GDTC hướng tới hai mục tiêu hoàn toàn độc lập, một chương trình nhằm phát triển thể chất, một chương trình nhằm trang bị phương pháp GDTC cho trẻ Mầm non. Nội dung GDTC không hướng tới trang bị cho SV kỹ năng thực hiện nội dung GDTC, kỹ năng thực hiện và sử dụng các bài tập vận động nhằm phát triển thể chất cho trẻ. Chính điều đó đã hạn chế đáng kể tính toàn diện và hiệu quả của môn học; hạn chế năng lực triển khai hoạt động GDTC của giáo viên trong thực tiễn GDMN. Vì vậy, tích hợp hai nội dung GDTC nêu trên, đồng thời giải quyết hai mục tiêu: Vừa phát triển thể chất, vừa trang bị cho SV kiến thức và kỹ năng giảng dạy môn học GDTC tại các nhà trường Mầm non là vấn đề cấp thiết, có ý nghĩa góp phần nâng cao năng lực hoạt động nghề nghiệp cho SV khi ra trường. Đó là quá trình gắn GDTC với quá trình đào tạo nghề, hiện thực hóa định hướng đào tạo đáp ứng nhu cầu xã hội trong lĩnh vực đào tạo GVMN.
  20. 4 Với lí do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đổi mới chương trình Giáo dục Thể chất trong đào tạo sinh viên chuyên ngành Giáo dục Mầm non trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp”. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tích hợp hai chương trình: GDTC thuộc khối kiến thức chung và GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo chuyên ngành GDMN của trường ĐHSP Hà Nội 2 thành “Chương trình GDTC theo định hướng nghề nghiệp”, nhằm đồng thời nâng cao hiệu quả GDTC và hiệu quả trang bị cho SV kiến thức, kỹ năng triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non. Mục tiêu nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu, đề tài xác định 2 mục tiêu nghiên cứu sau: Mục tiêu 1. Nghiên cứu thực trạng GDTC trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN của trường ĐHSP Hà Nội 2. Mục tiêu 2. Đổi mới chương trình GDTC trong đào tạo SV chuyên ngành GDMN trường ĐHSP Hà Nội 2 theo hướng nâng cao năng lực nghề nghiệp và đánh giá hiệu quả đổi mới. Giả thuyết khoa học của đề tài GDTC thuộc khối kiến thức chung và GDTC thuộc khối kiến thức nghiệp vụ trong đào tạo chuyên ngành GDMN của trường ĐHSP Hà Nội 2 chưa đạt yêu cầu, thiếu hiệu quả. Nguyên nhân cơ bản là do giữa 2 chương trình thiếu sự gắn kết và đồng bộ về mục tiêu, nội dung và tổ chức thực hiện. Nếu tích hợp 2 chương trình theo hướng: lấy tính nghề làm động lực để nâng cao hiệu quả GDTC, lấy nội dung GDTC để kết hợp trang bị cho SV kiến thức và kỹ năng triển khai hoạt động GDTC cho trẻ Mầm non, thì những hạn chế nêu trên sẽ cơ bản được khắc phục.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2