Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội
lượt xem 19
download
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội trình bày lý luận đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp, thực trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội, giải pháp hoàn thiện trạng đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Đào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp dệt may Hà Nội
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN VÂN THÙY ANH ðÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (KINH TẾ LAO ðỘNG) Mã số: 62340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. TRẦN THỊ THU 2. PGS.TS. CAO VĂN SÂM Hà Nội, 2014
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO TRƯỜNG ðẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN NGUYỄN VÂN THÙY ANH ðÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI Chuyên ngành: QUẢN TRỊ NHÂN LỰC (KINH TẾ LAO ðỘNG) Mã số: 62340404 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 3. PGS.TS. TRẦN THỊ THU 4. PGS.TS. CAO VĂN SÂM Hà Nội, 2014
- LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chưa ñược công bố trong bất kỳ công trình của các tác giả nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Vân Thùy Anh
- LỜI CẢM ƠN ðể hoàn thành luận án, tác giả ñã ñược sự giúp ñỡ nhiệt tình và tạo ñiều kiện của rất nhiều người, sau ñây là lời cảm ơn chân thành của tác giả tới: Trước hết, xin chân thành cảm ơn cô giáo hướng dẫn PGS.TS. Trần Thị Thu và thầy giáo hướng dẫn PGS.TS.Cao Văn Sâm về sự hướng dẫn nhiệt tình và những ý kiến ñóng góp ñể luận án ñược hoàn thành tốt hơn. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới PGS.TS. Trần Xuân Cầu - Trưởng khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực về việc tạo ñiều kiện thuận lợi và những ý kiến ñóng góp quý báu của thầy trong suốt quá trình làm luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các cán bộ Viện ðào tạo Sau ñại học ñã hỗ trợ tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và viết luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các phó giáo sư, tiến sỹ, các thầy cô trong khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực về những ý kiến ñóng góp cho luận án. Xin gửi lời cảm ơn chân thành tới một số cán bộ thuộc Tcty May 10 - CTCP, Tcty Dệt May Hà Nội, CTCP Thương mại ðà Lạt, CTCP Dệt Công nghiệp, CTCP Dệt 10-10, CTCP ðáp Cầu, trường Cao ñẳng nghề Long Biên, Tập ñoàn Dệt May Việt Nam, Tạp chí Dệt May và Thời trang Việt Nam và Viện Dệt May về việc cung cấp các thông tin phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Xin chân thành cảm ơn thạc sĩ Trần Hoài Nam, giảng viên khoa Thống kê ñã giúp ñỡ xử lý dữ liệu phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Xin chân thành cảm ơn một số sinh viên của khoa Kinh tế và Quản lý Nguồn nhân lực ñã hỗ trợ tác giả trong việc thu thập thông tin bằng bảng hỏi phục vụ cho việc phân tích trong luận án Xin chân thành cảm ơn các cán bộ quản lý trong một số doanh nghiệp Dệt May ở Hà Nội và một số nhà nghiên cứu ñã dành thời gian trả lời phỏng vấn sâu ñể giúp tác giả có những thông tin cần thiết phục vụ cho việc phân tích trong luận án. Cuối cùng, xin chân thành cảm ơn bố mẹ, chồng con tôi ñã giúp ñỡ công việc gia ñình và ñộng viên tôi trong suốt thời gian viết luận án.
- MỤC LỤC Lời cam ñoan Lời cảm ơn Danh mục chữ viết tắt Danh mục sơ ñồ Danh mục hình Danh mục biểu Danh mục bảng MỞ ðẦU 1 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN ðÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NHÂN KỸ 10 THUẬT TRONG DOANH NGHIỆP 1. 1 Các khái niệm cơ bản 10 1.1.1. Khái niệm và phân loại công nhân kỹ thuật 10 1.1.2. Khái niệm ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 13 1.2. Nội dung ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 21 1.2.1. Xác ñịnh nhu cầu và xây dựng kế hoạch ñào tạo và phát triển 23 1.2.2. Thiết kế các hoạt ñộng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh 25 nghiệp 1.2.3. Triển khai ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 29 1.2.4. ðánh giá kết quả ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 34 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng ñến ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong 38 doanh nghiệp 1.3.1. Các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai hoạt ñộng ñào tạo và phát triển công nhân 38 kỹ thuật trong doanh nghiệp 1.3.2. Các yếu tố thuộc về cá nhân người công nhân kỹ thuật 41 1.3.3. Các tác ñộng từ môi trường bên ngoài 41 CHƯƠNG 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN THÔNG TIN 44 2.1. Nghiên cứu ñịnh tính 44 2.1.1. Nghiên cứu sâu thực trạng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật tại 7 doanh 44 nghiệp Dệt May Hà Nội ñiển hình 2.1.2 Phỏng vấn sâu và nghiên cứu các tấm gương công nhân kỹ thuật ñiển hình về phát 45 triển nghề nghiệp 2.1.3. Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý, các chuyên gia 46 2.2. Nghiên cứu ñịnh lượng 46 2.2.1. Quy mô và cơ cấu mẫu tiến hành khảo sát 46 2.2.2. Thiết kế các công cụ khảo sát 49 2.2.3. Thu thập thông tin 51 2.2.4. Xử lý số liệu 51 2.3. Kế thừa và sử dụng thông tin từ các nguồn thứ cấp 54 CHƯƠNG 3. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG ðÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG 56 NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 3.1. Các ñặc ñiểm ảnh hưởng ñến ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong 56 các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.1.1. Một số ñặc ñiểm chung của ngành Dệt May Việt Nam 56
- 3.1.2. Một số ñặc ñiểm của lao ñộng trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội ảnh 58 hưởng ñến ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 3.2. Thực trạng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp 64 Dệt May Hà Nội 3.2.1.Tổng quan về ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt 64 May Hà Nội 3.2.2. Thực trạng xác ñịnh nhu cầu và xây dựng kế hoạch ñào tạo và phát triển công 78 nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.2.3. Thực trạng thiết kế các hoạt ñộng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong 81 các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.2.4. Thực trạng triển khai ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh 82 nghiệp Dệt May Hà Nội 3.2.5. ðánh giá kết quả ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp 88 Dệt May Hà Nội 3.3. ðánh giá tác ñộng của các yếu tố ảnh hưởng ñến kết quả ñào tạo và phát triển 89 công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.3.1. ðánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thiết kế-triển khai ñến kết quả ñào tạo 89 và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.3.2. ðánh giá ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về cá nhân người công nhân kỹ thuật 96 ñến kết quả ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 3.3.3. ðánh giá tác ñộng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài ñến kết ñào tạo và 101 phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp Dệt May Hà Nội CHƯƠNG 4. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN ðÀO TẠO VÀ PHÁT TRIỂN 106 CÔNG NHÂN KỸ THUẬT TRONG CÁC DOANH NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI 4.1. ðịnh hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam ñến năm 2025 và dự báo nhu 106 cầu nguồn nhân lực và nhu cầu công nhân kỹ thuật của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.1.1. ðịnh hướng phát triển ngành Dệt may Việt Nam ñến năm 2025 106 4.1.2. Dự báo nhu cầu nguồn nhân lực và nhu cầu công nhân kỹ thuật của các doanh 107 nghiệp Dệt May Hà Nội giai ñoạn 2014-2020 và ñịnh hướng ñến năm 2025 4.2. Quan ñiểm ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp 112 Dệt May Hà Nội 4.2.1. Quan ñiểm 1: ðào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật ngành Dệt May phù hợp 112 với chủ trương “trí thức hóa giai cấp công nhân” của ðảng và Nhà nước 4.2.2. Quan ñiểm 2: ðào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật vừa là giải pháp nâng cao 113 năng lực cạnh tranh, ñảm bảo phát triển bền vững cho các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội, vừa là công cụ kích thích tinh thần với người lao ñộng 4.2.3. Quan ñiểm 3: ðổi mới ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh 114 nghiệp Dệt May Hà Nội theo phương pháp tiếp cận theo năng lực 4.3. Các giải pháp hoàn thiện ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các 115 doanh nghiệp Dệt may Hà Nội
- 4.3.1. Hoàn thiện việc xác ñịnh nhu cầu và xây dựng kế hoạch ñào tạo và phát triển công 115 nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.3.2. Hoàn thiện việc thiết kế các hoạt ñộng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 120 trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.3.3. Hoàn thiện việc triển khai ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các 124 doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.3.4. Hoàn thiện hệ thống ñánh giá kết quả ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật 130 trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.3.5. Hoàn thiện công tác phát triển nghề nghiệp cho công nhân kỹ thuật trong các 133 doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.3.6. Các giải pháp khác nhằm hỗ trợ và thúc ñẩy ñào tạo và phát triển công nhân kỹ 135 thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4.4. Một số kiến nghị 140 4.4.1. Một số kiến nghị ñối với Chính phủ 140 4.4.2. Một số kiến nghị ñối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội 142 4.4.3. Một số kiến nghị ñối với các cơ quan quản lý Nhà nước 143 4.4.4. Một số kiến nghị ñối với Tập ñoàn Dệt May Việt Nam 143 4.4.5. Một số kiến nghị ñối với các cơ sở ñào tạo 144 KẾT LUẬN 147 Danh mục công trình khoa học của tác giả và tham gia thực hiện Tài liệu tham khảo tiếng Việt Tài liệu tham khảo tiếng Anh Phụ lục
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Cụm từ tiếng Việt Cụm từ tiếng Anh ATLð An toàn lao ñộng BCHTW Ban chấp hành Trung ương Bộ LðTB&XH Bộ Lao ñộng-Thương binh và xã hội CBQL Cán bộ quản lý CNKT Công nhân kỹ thuật CTCP Công ty cổ phần DM Dệt May DN Doanh nghiệp ðGTHCV ðánh giá thực hiện công việc ðT&PT ðào tạo và phát triển FDI Vốn ñầu tư trực tiếp nước ngoài Foreign Direct Investment FTA Khu vực thị trường tự do Free Trade Area MMTB Máy móc thiết bị GDP Tổng sản phẩm nội ñịa Gross Domestic Product GVDN Giáo viên dạy nghề KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm Hanosimex Tổng công ty Dệt May Hà Nội Hanoi Textile and Garment Joint Stock Corporation HN Hà Nội LBC Trường Cao ñẳng nghề Long Biên Longbien College Lð Lao ñộng NLð Người lao ñộng NNL Nguồn nhân lực PCCN Phòng chống cháy nổ SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh Tcty Tổng công ty TVET Hệ thống ñào tạo dạy nghề Technical and Vocational Education and Training UBND Ủy ban nhân dân Vinatex Tập ñoàn Dệt May Việt Nam Vietnam National Textile and Garment Group VN Việt Nam WTO Tổ chức Thương mại Thế giới World Trade Organisation XN Xí nghiệp y/c Yêu cầu
- DANH MỤC SƠ ðỒ STT Tên sơ ñồ Trang 1 Sơ ñồ 1.1. Các giai ñoạn phát triển nghề nghiệp 20 2 Sơ ñồ 1.2. Quy trình ñào tạo của O’Connor 22 3 Sơ ñồ 1.3. Mô hình Quy trình học hỏi qua kinh nghiệm của D.Kolb 27 4 Sơ ñồ 1.4. Khung lý thuyết nghiên cứu về ñào tạo và phát triển công 39 nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 5 Sơ ñồ 4.1. Quá trình xác ñịnh nhu cầu ñào tạo và phát triển CNKT 119 trong các DN DM HN 6 Sơ ñồ 4.2. Cơ cấu tổ chức theo kiểu vệ tinh 135
- DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 1 Hình 2.1. Cơ cấu CNKT khảo sát theo ñộ tuổi, giới tính và thâm niên 48 2 Hình 2.2. Cơ cấu CBQL khảo sát trong một số DN DM HN theo chức 49 danh, tuổi, giới tính, thâm niên và trình ñộ 3 Hình 3.1. Cơ cấu nguồn nhân lực và cơ cấu lực lượng công nhân kỹ 61 thuật (theo nghề) của các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội 4 Hình 3.2. Cơ cấu công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May 62 Hà Nội theo giới tính và theo ñộ tuổi 5 Hình 3.3. Cơ cấu công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May 62 Hà Nội theo thâm niên và trình ñộ lành nghề 6 Hình 3.4. Tổng hợp cơ cấu giáo viên dạy nghề theo trình ñộ, thâm niên 82 và theo loại chuyên trách/kiêm nhiệm 7 Hình 3.5. Ảnh hưởng của tính bài bản, hệ thống của phương pháp tổ 92 chức lớp cạnh DN với mức ñộ ñáp ứng yêu cầu công việc sau ñào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp 8 Hình 3.6. Ảnh hưởng của kiến thức của GVDN với mức ñộ ñáp ứng 93 yêu cầu công việc sau ñào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp 9 Hình 3.7. Ảnh hưởng của kỹ năng nghề của GVDN với mức ñộ ñáp 94 ứng yêu cầu công việc sau ñào tạo của CNKT về kỹ năng và khả năng phát triển nghề nghiệp 10 Hình 3.8. Ảnh hưởng của năng lực sư phạm của GVDN với mức ñộ ñáp 94 ứng yêu cầu công việc sau ñào tạo của CNKT về kiến thức và kỹ năng 11 Hình 3.9. Ảnh hưởng của các chính sách khuyến khích ðT&PT của DN 95 với mức ñộ ñáp ứng yêu cầu công việc sau ñào tạo của CNKT về kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp 12 Hình 3.10. Kết quả ðT&PT CNKT phân theo giới tính 97 13 Hình 3.11. Kết quả ðT&PT CNKT phân theo ñộ tuổi 98 14 Hình 3.12. Kết quả ðT&PT CNKT phân theo thâm niên nghề nghiệp 99 15 Hình 3.13. Kết quả ðT&PT CNKT phân theo cấp bậc công nhân 100
- DANH MỤC BIỂU STT Tên biểu ñồ Trang 1 Biểu ñồ 2.1. Cơ cấu ñối tượng phỏng vấn về phát triển nghề nghiệp 46 2 Biểu ñồ 2.2. Cơ cấu phỏng vấn chuyên gia 46 3 Biểu ñồ 3.1 Thống kê số doanh nghiệp Dệt May Hà Nội theo sản phẩm 59 4 Biểu ñồ 3.2. So sánh thu nhập bình quân ñầu người của cả nước, Hà 60 Nội và các DN Dệt May HN 5 Biểu ñồ 3.3. Thống kê số lượt người tham gia ðT&PT CNKT hàng 65 năm của các DN DM HN 6 Biểu ñồ 3.4. Phân bố các DN theo hình thức xác ñịnh nhu cầu ðT&PT 78 CNKT hàng năm của các DN DM HN 7 Biểu ñồ 3.5. Tổng hợp ý kiến ñánh giá về chất lượng văn bản Tiêu 78 chuẩn cấp bậc kỹ thuật sử dụng trong ðT&PT CNKT của DN DM HN 8 Biểu ñồ 3.6. ðánh giá các phương pháp ñào tạo 81 9 Biểu ñồ 3.7. ðánh giá về ñãi ngộ người lao ñộng sau khi ñược ñào tạo 85 10 Biểu ñồ 3.8. Thống kê về các hỗ trợ người lao ñộng trong thời gian ñào 85 tạo 11 Biểu ñồ 3.9. ðánh giá về chính sách hỗ trợ của DN với người lao ñộng 86 trong thời gian ñào tạo 12 Biểu ñồ 3.10. Ý kiến ñánh giá về mức ñộ bồi thường chi phí ñào tạo 86 13 Biểu ñồ 3.11. Tổng hợp ý kiến ñánh giá của CBQL về công tác tổ chức 87 và phục vụ các chương trình ñào tạo 14 Biểu ñồ 3.12. ðánh giá mức ñộ ñáp ứng yêu cầu công việc sau ñào tạo 88 của công nhân kỹ thuật 15 Biểu ñồ 3.13. Ảnh hưởng của các yếu tố thuộc môi trường bên ngoài 102 ñến kết quả ðT&PT CNKT trong các DN DM HN 16 Biểu 4.1. Biểu mẫu kế hoạch phát triển cá nhân 118
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 1 Bảng 1.1: Các công cụ kích thích vật chất và tinh thần trong ñào tạo và 32 phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp 2 Bảng 1.2: Mô hình ñánh giá ñào tạo 4 mức ñộ 34 3 Bảng 3.1: Tổng hợp CNKT nghề sợi-dệt-may theo trình ñộ lành nghề 63 4 Bảng 3.2: Tổng hợp CNKT nghề sợi-dệt-may theo trình ñộ ñào tạo 63 5 Bảng 3.3.Thống kê số cán bộ quản lý các cấp và cán bộ chuyên môn 72 nghiệp vụ ñược phát triển từ công nhân kỹ thuật năm 2011 6 Bảng 3.4. Cơ cấu lao ñộng của XN May 5-CTCP May 10 tính ñến cuối 79 năm 2011 7 Bảng 3.5. Nhu cầu ñào tạo CNKT của XN May 5-CTCP May 10 năm 80 2012 8 Bảng 3.6. Tổng hợp lý do tham gia ñào tạo và ñãi ngộ sau ñào tạo 84 9 Bảng 3.7. Kết quả kiểm ñịnh Chi-bình phương 90 10 Bảng 3.8. ðánh giá mức ñộ ảnh hưởng của các yếu tố thuộc về thiết kế- 91 triển khai ñến kết quả ðT&PT CNKT trong DN DM HN 11 Bảng 4.1. Chiến lược phát triển ngành Dệt May Việt Nam ñến năm 2020 107 12 Bảng 4.2. Dự báo nhu cầu nhân lực của các doanh nghiệp Dệt May Hà 109 Nội giai ñoạn 2014-2015 và 2016-2020 13 Bảng 4.3. Dự báo nhu cầu cán bộ quản lý các cấp của các doanh nghiệp 110 Dệt May Hà Nội giai ñoạn 2014-2015 và giai ñoạn 2016-2020 14 Bảng 4.4 : Dự báo nhu cầu công nhân kỹ thuật các nghề của các doanh 111 nghiệp Dệt May Hà Nội giai ñoạn 2014 – 2015 và 2016-2020 15 Bảng 4.5. Dự báo nhu cầu công nhân kỹ thuật sợi-dệt-may của các doanh 111 nghiệp Dệt May Hà Nội giai ñoạn 2014-2015 và 2016-2020 16 Bảng 4.6: Dự báo nhu cầu ñào tạo CNKT sợi-dệt-may của các DN DM 112 HN giai ñoạn 2014-2015 và 2016-2020 17 Bảng 4.7. Kế hoạch ñào tạo và phát triển tổng thể năm 2014-Cty A 118 18 Bảng 4.8. Vai trò của GVDN trong hoạt ñộng giảng dạy 125 19 Bảng 4.9. Nhu cầu lao ñộng phục vụ quy hoạch ñịnh hướng phát triển 136 ngành dệt may của Vinatex giai ñoạn 2014-2015 và 2016-2020
- 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Kinh tế Việt Nam ñang trên ñà phát triển mạnh mẽ và ngày càng hội nhập sâu sắc với nền kinh tế thế giới. Thành phố Hà Nội, thủ ñô, trung tâm kinh tế - chính trị- xã hội của cả nước, là ñịa phương ñứng thứ hai về ñóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế của cả nước. Theo số liệu báo cáo của Cục Thống kê thành phố Hà Nội [18, tr.59], năm 2011, tổng sản phẩm nội ñịa của thành phố ñạt khoảng 283.767 tỷ ñồng, chiếm 11,2% tổng sản phẩm quốc nội của cả nước. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm của Hà Nội (HN) giai ñoạn 2006-2010 ñạt 10,4%, trong ñó tỷ trọng tăng trưởng công nghiệp và xây dựng chiếm khoảng 43%. Hiện nay, thành phố có gần 100.000 cơ sở hoạt ñộng sản xuất kinh doanh (SXKD) ở nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Trong số ñó, ngành dệt may có 18.483 cơ sở sản xuất (chiếm 18,5% tổng số cơ sở sản xuất công nghiệp của thành phố), ñóng góp khoảng 17,3% tổng sản phẩm nội ñịa của thành phố Hà Nội hàng năm. Các doanh nghiệp Dệt May (DN DM) có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố Hà Nội, tạo công ăn việc làm cho người dân thành phố và các tỉnh lân cận. Hội nhập kinh tế quốc tế ñem ñến nhiều cơ hội mở rộng thị trường ñối với các DN DM nhưng kéo theo nhiều thách thức. ðó là những thách thức về sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt của thị trường quốc tế hóa cao ñộ. ðó còn là những sức ép từ sự ñổi mới công nghệ, từ những quy ñịnh, hiệp ước quốc tế và những rào cản kỹ thuật trong SXKD. ðó là những ñòi hỏi ngày càng khắt khe của khách hàng về chất lượng và mẫu mã sản phẩm. Muốn tồn tại và phát triển trong cạnh tranh, các DN DM HN phải ñảm bảo ñược năng suất lao ñộng cao, chất lượng sản phẩm tốt và giá thành hợp lý, thực hiện nghiêm túc các quy ñịnh quốc tế trong sản xuất sản phẩm. Rõ ràng, một trong những ñiều kiện ñể DN có thể ñạt ñược hiệu quả sản xuất kinh doanh cao chính là một nguồn nhân lực chất lượng tốt, ñặc biệt là lực lượng công nhân kỹ thuật (CNKT) ñáp ứng ñược những ñòi hỏi nghiêm ngặt về tay nghề và sự cập nhật kiến thức, kỹ thuật, công nghệ sản xuất mới, có ñạo ñức, thái ñộ làm việc nghiêm túc, gắn bó với DN. Vai trò của CNKT xuất phát từ tầm quan trọng của yếu tố con người – yếu tố trung tâm của quá trình SXKD của DN. CNKT chính là chủ thể của quá trình sản xuất, thực hiện các hoạt ñộng tác nghiệp, trực tiếp sản xuất ra sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cho DN. ðể thực hiện quá trình tác nghiệp, công nhân sử dụng các loại máy móc thiết bị, công cụ, dụng cụ, tác ñộng và làm biến ñổi nguyên vật liệu ñể sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ. Biết cách vận hành hiệu quả, an toàn các loại máy móc thiết bị, sử dụng hợp lý các công cụ, dụng cụ, tiết kiệm nguyên vật liệu, người lao ñộng (NLð) có thể ñóng góp rất lớn vào việc giúp DN sử dụng hiệu quả
- 2 nguồn vốn ñầu tư và tiết kiệm một phần ñáng kể các chi phí biến ñổi cho công cụ, dụng cụ và nguyên vật liệu. Sự thực hiện công việc của họ có ảnh hưởng trực tiếp và quyết ñịnh ñến số lượng và chất lượng sản phẩm, dịch vụ mà DN cung cấp trên thị trường, ñến hình ảnh và uy tín của DN trên thị trường và ñối với khách hàng, và vì vậy, cũng ảnh hưởng ñến khả năng cạnh tranh và sự phát triển bền vững của DN. ðặc thù của các DN DM là sử dụng nhiều lao ñộng. Hiện nay, ngành Dệt May HN sử dụng khoảng 111.600 lao ñộng [18, tr.131-132]. Trong ñó, công nhân kỹ thuật chiếm tỷ trọng 84,5% (tương ñương 98.865 người). Trên thực tế, trình ñộ hiểu biết về công nghệ và sản xuất, nhất là trình ñộ ñào tạo về kiến thức và kỹ năng nghề nghiệp của CNKT trong các DN DM HN còn nhiều hạn chế, chưa ñáp ứng ñược những yêu cầu của hoạt ñộng SXKD ngày càng ñược hiện ñại hóa. Những hạn chế ñó gây ảnh hưởng không nhỏ ñến năng suất lao ñộng, sản lượng, chất lượng sản phẩm, và từ ñó, ảnh hưởng ñến hiệu quả SXKD và giảm sức cạnh tranh của các DN. Một lực lượng CNKT ñáp ứng ñược yêu cầu công việc, yêu cầu SXKD hiện tại và trong tương lai cả về số lượng và chất lượng là một nguồn lực vô cùng quý giá, một lợi thế cạnh tranh mà các ñối thủ cạnh tranh không thể dễ dàng bắt chước. Tuy nhiên, ñể có thể tạo nên và duy trì ñược lợi thế cạnh tranh từ lực lượng lao ñộng thành thạo tay nghề, giỏi kiến thức, nghiêm túc trong ý thức và thái ñộ làm việc, cam kết và trung thành, DN dứt khoát phải quan tâm ñến ñầu tư cho ñào tạo và phát triển (ðT&PT) CNKT một cách nghiêm túc và hợp lý. ðây có thể coi là một trong những vấn ñề cốt lõi, có tính quyết ñịnh ñến sự thành công không chỉ trong SXKD của các DN DM HN mà xa hơn là của cả quá trình công nghiệp hóa hiện ñại hóa ñất nước, ñòi hỏi cấp bách phải ñược giải quyết. Chính vì vậy, nghiên cứu ñề tài “ðào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” là thực sự cần thiết. 2. Tổng quan các nghiên cứu ñiển hình trong và ngoài nước Nghiên cứu về ðT&PT CNKT trong DN trước hết cần dựa trên cơ sở lý luận ðT&PT nguồn nhân lực (NNL) trong các tổ chức. Trên thế giới, các nghiên cứu về ðT&PT NNL có thể tạm thời chia thành bốn nhóm lớn. Nhóm thứ nhất là các lý thuyết về thiết kế hệ thống ñào tạo, ñiển hình là lý thuyết của Goldstein [120] và O’Connor [126]. Nhóm thứ hai là các lý thuyết giải thích cơ chế học tập của con người như: lý thuyết Cải biến hành vi của Skinner [22, tr.135], lý thuyết Học tập của người lớn - Adults Learning của M. Knowles [119] và Quy trình học hỏi qua kinh nghiệm của D. Kolb [126, tr.132]. Nhóm thứ ba là các nghiên cứu dựa trên cơ sở của các học thuyết về tạo ñộng lực: mô hình các giai ñoạn phát triển nghề nghiệp của
- 3 J.Ivancevich [115, tr.196-199], mô hình ARCS của J. Keller [131]. Nhóm thứ tư là các lý thuyết về ñánh giá kết quả ñào tạo: Mô hình ðánh giá ñào tạo 4 mức ñộ của Kirkpatrick [117], mô hình 4 mức ñộ của Kirkpatrick + ROI do J.Phillips phát triển [127], mô hình CIPP của Stufflebeam [128]. Tuy nhiên, các lý thuyết này không ñi sâu vào ðT&PT loại lao ñộng cụ thể là CNKT trong DN. Do vậy, luận án chỉ kế thừa các lý thuyết và vận dụng, phát triển cơ sở lý luận về ðT&PT CNKT trong DN. Các nghiên cứu về lý luận và thực tiễn ðT&PT CNKT ở Việt Nam có thể chia theo hai hướng chính: một là các nghiên cứu về dạy nghề, ðT&PT nguồn nhân lực CNKT của một tỉnh, một thành phố hay một ngành, hai là các nghiên cứu về ðT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện nhằm ñáp ứng nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD của mình. Một số nghiên cứu nổi bật về dạy nghề, ðT&PT CNKT ở cấp vĩ mô như sau: Luận án tiến sĩ ñề tài ðào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh ở Việt Nam của tác giả Nguyễn Trọng Cảnh [13] ñưa ra một số khái niệm về lao ñộng chuyên môn kỹ thuật, ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyên môn kỹ thuật cho một lĩnh vực ñặc thù là dò tìm xử lý bom mìn vật nổ sau chiến tranh. Trong nghiên cứu này, tiến sĩ Nguyễn Trọng Cảnh cũng ñề cập ñến thực tế có nhiều công nhân không có văn bằng (chứng chỉ) mà có tay nghề tương ñương công nhân bậc 3 cũng ñược xem như là lao ñộng chuyên môn kỹ thuật. Luận án ñã ñề xuất mô hình quản lý công tác ðT&PT NNL chuyên môn kỹ thuật trong lĩnh vực dò tìm bom mìn vật nổ, cũng như ñề cập ñến những yếu tố bên ngoài tác ñộng ñến công tác này. Tuy nhiên, ñây là cách tiếp cận từ phía những người quản lý và hoạch ñịnh chính sách, nên ñề xuất những giải pháp và kiến nghị về Bộ Quốc phòng và Nhà nước nhằm hỗ trợ, khuyến khích công tác này. Luận án cũng chưa ñi sâu ñánh giá ñược tác ñộng của các yếu tố ñến việc thực hiện công tác này trong ngành. Trong luận án Nghiên cứu việc làm của lao ñộng qua ñào tạo nghề ở Việt Nam [27], tiến sĩ Bùi Tôn Hiến ñã sử dụng mô hình vốn nhân lực, phân tích nhân tố ảnh hưởng ñến việc làm của lao ñộng ñã qua ñào tạo nghề (gồm các yếu tố tác ñộng ñến việc tạo ra và giải quyết việc làm và các nhân tố các chính sách sử dụng và phát triển ñội ngũ lao ñộng qua ñào tạo nghề). Tác giả Bùi Tôn Hiến cũng ñã ñề cập ñến các khái niệm về ñào tạo nghề, lao ñộng ñã qua ñào tạo nghề và ñặc biệt, khái niệm về công nhân kỹ thuật. Các khái niệm trên ñã ñược kế thừa trong luận án này. ðề tài Cải thiện sự phù hợp của Hệ thống ñào tạo dạy nghề (TVET) ở Việt Nam nhằm ñáp ứng nhu cầu của khu vực doanh nghiệp do Viện Nghiên cứu quản lý kinh
- 4 tế Trung ương và Viện Nghiên cứu khoa học dạy nghề [81] hợp tác tiến hành phân tích thực trạng hệ thống ñào tạo nghề tại 2 tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc. Nghiên cứu cho thấy các vấn ñề chính tồn tại trong hệ thống TVET ở Việt Nam bao gồm: sự rời rạc trong tổ chức và quản lý hệ thống TVET, năng lực của ñội ngũ quản lý các cơ sở TVET còn yếu kém, năng lực của ñội ngũ giáo viên TVET còn yếu kém, các khóa ñào tạo không tương thích với yêu cầu thị trường, người nghèo tại các khu vực nông thôn bị hạn chế về thông tin cũng như khả năng tiếp cận hệ thống TVET. Kết qủa nghiên cứu này cũng giúp tác giả lý giải những bất cập công tác ðT&PT CNKT trong các DN DM HN và các nguyên nhân của chúng, cũng như những tác ñộng từ bên ngoài, ñặc biệt từ hệ thống dạy nghề của ngành Dệt May. Các tác giả Phạm Trương Hoàng và Nguyễn Thị Xuân Thúy trình bày kết quả khảo sát tại 76 DN sản xuất trong lĩnh vực ñiện-ñiện tử và cơ khí tại Việt Nam trong bài báo “Nguồn nhân lực công nghiệp Việt Nam từ góc nhìn của doanh nghiệp” [30]. Bài báo nhận ñịnh những vấn ñề nổi cộm với ñào tạo nguồn nhân lực kỹ thuật tại Việt Nam hiện nay là các DN không ñánh giá cao chất lượng lao ñộng mới ra trường, xu hướng phát triển theo chiều sâu của các DN sản xuất công nghiệp kéo theo nhu cầu về lao ñộng quản lý, các trường dạy nghề cần tập trung vào ñào tạo các kỹ năng cứng, còn kỹ năng mềm thì DN có thể ñào tạo bổ sung sau khi tốt nghiệp. Bài báo ðào tạo công nhân kỹ thuật- Kinh nghiệm quốc tế và giải pháp cho khu kinh tế Dung Quất của Lê Quang Sơn, Nguyễn Hồng Tây [51] ñã tổng kết các kinh nghiệm ñào tạo CNKT của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore, phân tích bài học thực tiễn về ñào tạo CNKT cho khu kinh tế Dung Quất, từ ñó, ñề xuất một số giải pháp quản lý ñào tạo CNKT nhằm ñáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực phục vụ phát triển khu kinh tế Dung Quất. ðáng chú ý, các tác giả ñã ñề xuất ñánh giá chất lượng sản phẩm ñào tạo thông qua ñánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp của người học sau khi học xong một chương trình ñào tạo. Các tiêu chí ñánh giá năng lực chuyên môn nghề nghiệp này là: kiến thức, kỹ năng và thái ñộ/hành vi. Mặc dù các tiêu chí ñánh giá này chưa ñược phân tích sâu, nhưng ñây cũng có thể coi là những gợi ý cho tác giả trong việc ñề xuất các chỉ tiêu ñánh giá kết quả ðT&PT CNKT trong các DN DM HN. Trong khuôn khổ hợp tác giữa Tổng cục Dạy nghề, Bộ Lao ñộng-Thương binh và Xã hội (Bộ LðTB&XH) với Hiệp hội thúc ñẩy Giáo dục và ðào tạo ở nước ngoài (APEPE-Cộng ñồng người Bỉ nói tiếng Pháp) và Tổ chức Pháp ngữ Quốc tế (OIF), bộ tài liệu hướng dẫn triển khai Phương pháp tiếp cận theo năng lực trong ñào tạo nghề [29] ñề cập ñến những nội dung cần triển khai nhằm ñổi mới, nâng cao chất lượng dạy nghề, áp dụng cho hệ thống các trường dạy nghề ở Việt Nam. Quan ñiểm
- 5 ñào tạo theo năng lực, tức là ñào tạo con người biết vận dụng kiến thức, kỹ năng, thái ñộ vào giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn, cung cấp cho họ những năng lực cần thiết, phù hợp ñể thực hiện tốt các yêu cầu hoạt ñộng nghề nghiệp. Tác giả ñã kế thừa quan ñiểm tiếp cận ñào tạo theo năng lực, vận dụng một số cơ sở lý luận và các hướng dẫn triển khai nhằm thiết kế các giải pháp hoàn thiện ðT&PT CNKT trong các DN DM HN. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu về ðT&PT CNKT ñều tập trung vào hướng nghiên cứu ở tầm vĩ mô, ñánh giá thực trạng ñào tạo CNKT và ñưa ra các giải pháp ñể nâng cao chất lượng lực lượng lao ñộng này trong một ngành nhất ñịnh, hoặc kiến nghị các chính sách quản lý vĩ mô nhằm giải quyết thực trạng thừa thày thiếu thợ trong hoạt ñộng giáo dục ñào tạo hiện nay, kiến nghị các chính sách về dạy nghề cho lao ñộng nông thôn nhằm kích thích chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện ñại hoá. Hướng nghiên cứu thứ hai, ðT&PT CNKT trong DN, do các DN tự thực hiện nhằm ñáp ứng nhu cầu nhân lực của mình chưa ñược nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Các nghiên cứu về ðT&PT CNKT trong DN ñáng chú ý như sau: Tác giả ðoàn ðức Tiến ñi sâu vào ñánh giá chất lượng ñào tạo CNKT trong luận án tiến sĩ với ñề tài Nghiên cứu chất lượng ñào tạo công nhân kỹ thuật trong công nghiệp ðiện lực Việt Nam [61]. Tác giả ðoàn ðức Tiến ñã sử dụng mô hình ñánh giá chương trình ñào tạo 4 mức ñộ của Kirkpatrick ñể ñánh giá chất lượng các chương trình ñào tạo CNKT ngành ñiện. Ông cũng ñã ñưa ra một số khái niệm về CNKT, ñào tạo CNKT và chất lượng ñào tạo CNKT. Cách tiếp cận của luận án nghiêng về phân tích hoạt ñộng ñào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề, các trường dạy nghề CNKT của ngành ñiện mà chưa ñi sâu phân tích ñược thực trạng ðT&PT do các DN tự triển khai ñối với lực lượng CNKT của mình. Hơn nữa, mô hình Kirkpatrick phù hợp với ñánh giá từng chương trình ñào tạo, nhưng chưa ñủ khái quát ñể ñánh giá tổng thể hoạt ñộng ðT&PT CNKT của một DN cụ thể. Trong bài báo Một số giải pháp nâng cao chất lượng vốn nhân lực của các doanh nghiệp may Việt Nam [28], tác giả Hoàng Xuân Hiệp ñề xuất ñánh giá chất lượng vốn nhân lực của các DN DM bằng tiêu chí số năm ñi học, số năm kinh nghiệm, thu nhập bình quân của NLð và tỷ lệ biến ñộng lao ñộng. Tác giả Hoàng Xuân Hiệp ñánh giá chất lượng vốn nhân lực trong các DN may rất thấp do sản xuất theo kiểu gia công, sử dụng nhiều nhân lực chưa qua ñào tạo, số năm kinh nghiệm thấp, thu nhập bình quân thấp, tỷ lệ biến ñộng lao ñộng cao. Tuy nhiên, theo ý kiến của tác giả luận án, những ñánh giá về chất lượng vốn nhân lực này chưa cho cái nhìn rõ ràng và sâu sắc về năng lực, tay nghề thực sự của NLð cũng như chưa ñánh
- 6 giá ñược những ñóng góp của hoạt ñộng ðT& PT NNL của bản thân DN ñối với chất lượng vốn nhân lực của DN ñó. Nghiên cứu về thực tiễn ðT&PT CNKT trong DN, do các DN tự tiến hành nhằm ñáp ứng các nhu cầu nhân lực phục vụ SXKD chưa nhiều và chưa sâu. Có thể nói, cho ñến nay, chưa có nghiên cứu nào xây dựng cơ sở lý luận ñầy ñủ cho ðT&PT CNKT trong DN. Các nghiên cứu trên cũng chưa ñánh giá kết quả của ðT&PT CNKT của DN một cách tổng thể và rõ ràng, chưa xem xét ñược ñầy ñủ tác ñộng của các yếu tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng ñến hoạt ñộng ðT&PT CNKT của DN. ðây là những khoảng trống ñặt ra các câu hỏi nghiên cứu sau: Thứ nhất, cơ sở lý luận nào có thể áp dụng cho ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp? Thứ hai, ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội có ñáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không? Tại sao? Thứ ba, những giải pháp nào ñể hoàn thiện ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội. 3. Mục ñích nghiên cứu: Với cách tiếp cận từ quan ñiểm quản lý nguồn nhân lực và tiếp cận theo năng lực, doanh nghiệp cần tự tiến hành các hoạt ñộng ñào tạo và phát triển nhằm xây dựng nguồn nhân lực công nhân kỹ thuật có năng lực ñáp ứng những yêu cầu công việc hiện tại và những ñịnh hướng phát triển trong tương lai. Những mục ñích nghiên cứu của luận án cụ thể như sau: - Hệ thống hoá và phát triển cơ sở lý luận về ðT&PT NNL, và cụ thể, phát triển cơ sở lý luận về ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong DN. - ðánh giá thực trạng ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các DN Dệt May Hà Nội: nội dung, kết quả, các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng ñến kết quả ðT&PT CNKT. - ðề xuất những giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các DN Dệt May Hà Nội với ñịnh hướng ñến năm 2025. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu ðối tượng nghiên cứu là ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội. Phạm vi nghiên cứu - Công nhân kỹ thuật trong các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội gồm công nhân chính các nghề Sợi-Dệt-May, trực tiếp ñứng máy, tham gia sản xuất sản phẩm. Luận án không nghiên cứu ðT&PT các công nhân phụ, công nhân phục vụ quá trình sản xuất về công nghệ, cơ ñiện, vệ sinh.
- 7 - Luận án nghiên cứu “ðào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật trong doanh nghiệp”, tức là nghiên cứu những hoạt ñộng ñào tạo CNKT và phát triển CNKT do DN tự thực hiện nhằm có ñược lực lượng CNKT ñáp ứng các yêu cầu sản xuất và những ñịnh hướng phát triển tổ chức. ðào tạo CNKT trong DN bao gồm các hoạt ñộng ñào tạo kỹ năng và dạy nghề ñối với một số nghề tương ñối ñơn giản, phù hợp với ñiều kiện cơ sở vật chất-kỹ thuật của DN. Phát triển CNKT trong DN bao gồm các hoạt ñộng phát triển nghề nghiệp và phát triển quản lý. - Về không gian: “các doanh nghiệp Dệt May Hà Nội” ñược hiểu là các DN sản xuất sợi, dệt- nhuộm, may và các DN tổ hợp các hoạt ñộng sản xuất này hoạt ñộng tại thành phố Hà Nội hoặc thuộc quản lý của thành phố Hà Nội. Do xu hướng dịch chuyển sản xuất công nghiệp ra khỏi khu vực nội thành thành phố Hà Nội và chủ trương di chuyển DN về các khu vực nông thôn của ngành Dệt May Việt Nam nên hiện nay, rất nhiều DN DM lớn tại Hà Nội chuyển ñịa bàn hoạt ñộng sang các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Thái Bình, Hà Nam, Nam ðịnh… Mặc dù vậy, các DN này vẫn chịu sự quản lý của thành phố Hà Nội hoặc trực thuộc các DN DM lớn của Hà Nội. - Về thời gian: tiến hành các nghiên cứu và khảo sát thực tế về ðT&PT CNKT của 60 DN Dệt May Hà Nội trong khoảng thời gian từ 2009 ñến 2012. 5. Phương pháp nghiên cứu Nghiên cứu ñịnh tính: + Nghiên cứu sâu thực trạng ðT&PT CNKT tại 7 DN DM HN ñiển hình. + Phỏng vấn sâu và nghiên cứu các tấm gương CNKT ñiển hình về phát triển nghề nghiệp + Phỏng vấn sâu các cán bộ quản lý (CBQL) và các chuyên gia Nghiên cứu ñịnh lượng Luận án ñã tiến hành khảo sát ý kiến ñánh giá về ðT&PT CNKT của 2 loại ñối tượng: người học (các CNKT, sử dụng BH-CN) và người sử dụng lao ñộng (các CBQL các cấp, sử dụng BH_QL). Khảo sát ñược thực hiện tại 60 DN Dệt May Hà Nội, trong 2 năm 2011 và 2012. Kết quả khảo sát ñược xử lý bằng phần mềm SPSS. Bên cạnh ñó, ñề tài sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như: kế thừa và sử dụng thông tin từ các nguồn thứ cấp, phương pháp diễn giải và quy nạp, phương pháp tổng hợp và phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp thu thập và phân tích thống kê dữ liệu sơ cấp và thứ cấp. 6. Những ñóng góp của luận án Luận án hệ thống hóa và phát triển cơ sở lý luận về ðT&PT CNKT trong DN trên nền tảng những lý thuyết về ñào tạo và phát triển nguồn nhân lực trong các tổ chức. Kế thừa các mô hình ñánh giá kết quả ñào tạo trong các nghiên cứu trước ñây, luận án ñã ñề xuất ñánh giá kết quả hoạt ñộng ðT&PT CNKT của DN thông qua
- 8 ñánh giá mức ñộ ñáp ứng các yêu cầu của công việc của CNKT sau khi ñược ñào tạo về kiến thức, kỹ năng, thái ñộ làm việc và khả năng phát triển nghề nghiệp trong tương lai. Tiêu chí khả năng phát triển nghề nghiệp của người học sau ñào tạo là ñóng góp mới của luận án so với các nghiên cứu lý thuyết về ñánh giá kết quả ñào tạo trước ñây [28], [61], [116]. Luận án cũng vận dụng Mô hình các giai ñoạn phát triển nghề nghiệp của Ivancevich [115, tr.196-199] ñể giải thích mối quan hệ giữa ðT&PT CNKT và sự thay ñổi nhu cầu và kỳ vọng của mỗi cá nhân người CNKT theo các giai ñoạn của quá trình phát triển nghề nghiệp. Kết quả nghiên cứu sâu các tấm gương CNKT ñiển hình về phát triển nghề nghiệp trong các DN DM HN cho thấy: (i) nền tảng ñào tạo ban ñầu và các hoạt ñộng ðT&PT trong DN có tác ñộng tích cực ñến sự phát triển nghề nghiệp của CNKT và (ii) bản thân sự trưởng thành trong công việc và các cơ hội thăng tiến nghề nghiệp có ý nghĩa kích thích ñộng lực lao ñộng lớn. Do vậy, ðT&PT CNKT còn cần ñược nhìn nhận là một công cụ tạo ñộng lực lao ñộng phi tài chính quan trọng ñối với CNKT. Luận án ñã tiến hành một số nghiên cứu ñịnh tính và ñịnh lượng nhằm ñánh giá tác ñộng của ba nhóm yếu tố: các yếu tố về thiết kế và triển khai hoạt ñộng ðT&PT CNKT trong DN, các yếu tố thuộc về cá nhân người CNKT và các yếu tố thuộc về môi trường bên ngoài ñến kết quả ðT&PT CNKT trong các DN DM HN. Trong ñó, nhóm yếu tố thiết kế-triển khai do DN chủ ñộng kiểm soát và có thể hoàn thiện ñể ñem lại kết quả ñào tạo tốt, nên luận án tập trung nghiên cứu sâu hơn. Nhóm yếu tố thiết kế-triển khai bao gồm: (i) xác ñịnh nhu cầu ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật, (ii) lựa chọn phương pháp ñào tạo phù hợp, (iii) chất lượng giáo viên dạy nghề, (iv) chính sách và sự quan tâm của DN, và (v) tổ chức và quản lý các chương trình ñào tạo. Kết quả nghiên cứu cho thấy CNKT sau khi ñược ðT&PT trong DN có kỹ năng và thái ñộ lao ñộng ñạt yêu cầu nhưng kiến thức và khả năng phát triển nghề nghiệp còn rất hạn chế, do một số nguyên nhân chủ yếu: (i) kiến thức chuyên môn và năng lực sư phạm của các giáo viên dạy nghề còn yếu, (ii) các chính sách ñào tạo và ñãi ngộ còn ít tác dụng khuyến khích về vật chất và tinh thần với người lao ñộng, làm giảm ñộng lực học tập của người học, (iii) các phương pháp ñào tạo ñang ñược áp dụng trong các doanh nghiệp chủ yếu là các phương pháp ñào tạo trong công việc, kém tính bài bản và hệ thống, (iv) DN không muốn ñầu tư vào ñào tạo và phát triển công nhân kỹ thuật do e ngại công nhân thành thạo tay nghề bỏ việc và không thu hồi ñược chi phí ñào tạo. ðể hoàn thiện ðT&PT CNKT, luận án ñề xuất các DN DM HN cần nhìn nhận ðT&PT CNKT vừa là giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh, ñảm bảo phát triển bền vững cho DN vừa là công cụ kích thích tinh thần với NLð và ñổi mới quan ñiểm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Huy động nguồn lực tài chính từ kinh tế tư nhân nhằm phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam
228 p | 631 | 164
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 492 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 295 | 31
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 174 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 235 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích tác động của thiên tai đến tăng trưởng kinh tế và lạm phát tại Việt Nam
209 p | 193 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 18 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 21 | 11
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 17 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 19 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 64 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 8 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 16 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 11 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 17 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
215 p | 6 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Chính sách phát triển bảo hiểm thương mại của một số quốc gia Đông Nam Á và bài học cho Việt Nam
27 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn