Luận án tiến sĩ Kinh tế: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận án nhằm làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tham gia chủ động và hiệu quả, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Kinh tế: Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MINH ĐỨC DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ THỊ MINH ĐỨC DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN Ngành : Quản lý kinh tế Mã số : 9340410 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng 2. PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc HÀ NỘI - 2019
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của Luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Hà Thị Minh Đức
- LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành và lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Lãnh đạo Học viện Khoa học Xã hội cùng các thầy cô giáo tham gia giảng dạy đã cung cấp những kiến thức cơ bản, sâu sắc và đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập nghiên cứu. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Chiến Thắng và PGS.TS. Nguyễn Bá Ngọc – những người thầy hướng dẫn khoa học đã tận tâm giúp đỡ và chỉ dẫn cho tôi những kiến thức cũng như phương pháp luận trong suốt thời gian hướng dẫn nghiên cứu, hoàn thành Luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các Bộ, Ban, Ngành và tổ chức, đơn vị có liên quan đã cung cấp tài liệu, các bạn đồng nghiệp, gia đình, bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi và hỗ trợ hết lòng cho tôi trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành Luận án này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày …… tháng …… năm 2019 Hà Thị Minh Đức
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ................ 9 1.1 Tổng quan các nghiên cứu ngoài nước ................................................................... 9 1.1.1. Các nghiên cứu lý thuyết .............................................................................. 9 1.1.2 Các nghiên cứu về di chuyển lao động quốc tế và di chuyển lao động trong khu vực ........................................................................................................ 10 1.2. Những nghiên cứu của các tác giả trong nước .................................................... 14 1.2.1. Về di chuyển lao động quốc tế nói chung và di chuyển lao động trong ASEAN ................................................................................................................. 14 1.2.2. Về di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN ..................................... 17 1.3. Những khoảng trống nghiên cứu.......................................................................... 19 1.4. Câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và khung nghiên cứu của đề tài Luận án ........................................................................................................................ 20 1.4.1. Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 20 1.4.2. Giả thuyết nghiên cứu................................................................................. 20 1.4.3. Khung nghiên cứu ...................................................................................... 21 Chƣơng 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG KHỐI KINH TẾ KHU VỰC ....................................................... 23 2.1. Một số khái niệm cơ bản ...................................................................................... 23 2.2 Một số lý thuyết liên quan đến di chuyển lao động .............................................. 31 2.3 Bản chất, nội dung di chuyển lao động kỹ năng ................................................... 35 2.3.1 Bản chất ....................................................................................................... 35 2.3.2 Nội dung và yêu cầu .................................................................................... 36 2.3.3 Các dòng di chuyển ..................................................................................... 37 2.3.4 Các hình thức di chuyển .............................................................................. 38 2.4. Quản lý di chuyển lao động kỹ năng đi trong khối kinh tế khu vực .................... 38 2.4.1. Xây dựng khung khổ, chính sách ............................................................... 39 2.4.2. Quản lý, phát triển kỹ năng trước khi di chuyển ........................................ 40 2.4.3. Quản lý quá trình thực hiện di chuyển ....................................................... 40
- 2.4.4. Quản lý sử dụng lao động kỹ năng sau khi trở về ...................................... 41 2.5. Nhân tố ảnh hưởng đến dòng di chuyển của lao động kỹ năng đi làm việc trong khối kinh tế khu vực .......................................................................................... 42 2.5.1. Nhu cầu lao động kỹ năng .......................................................................... 42 2.5.2. Khả năng cung cấp lao động kỹ năng ......................................................... 44 2.5.3. Khung pháp lý, mô hình phát triển và năng lực thực hiện của khối kinh tế khu vực và của từng nước thành viên ....................................................... 46 2.6. Tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước trong khối kinh tế khu vực .................................................................................................................... 47 2.6.1. Quy mô và số lượng di chuyển ................................................................... 47 2.6.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển ................................... 48 2.6.3. Hiệu quả quản lý nhà nước ......................................................................... 49 2.7. Lợi ích của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực .............. 50 2.7.1.Lợi ích kinh tế trực tiếp trong thu hẹp khoảng cách phát triển ................... 50 2.7.2. Lợi ích về tri thức và công nghệ ................................................................. 52 2.7.3. Cải thiện kỹ năng và tính linh hoạt trên thị trường lao động ..................... 54 2.8. Kinh nghiệm một số nước và bài học cho Việt Nam ........................................... 56 2.8.1. Kinh nghiệm các nước ................................................................................ 56 2.8.2. Bài học rút ra cho Việt Nam ....................................................................... 64 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN .............................................. 68 3.1. Bối cảnh kinh tế vĩ mô và thị trường lao động Việt Nam giai đoạn 2006- 2018 ............................................................................................................................. 68 3.1.1. Kinh tế vĩ mô giai đoạn 2006-2018 ............................................................ 68 3.1.2. Lực lượng lao động..................................................................................... 69 3.1.3. Lao động kỹ năng và trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động Việt Nam .... 70 3.1.4. Việc làm ...................................................................................................... 71 3.2. Thực trạng dòng di chuyển đi của lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN........................................................................................................................ 74 3.2.1. Quy mô lao động kỹ thuật của Việt Nam di chuyển .................................. 74
- 3.2.2. Cơ cấu và chất lượng lao động tham gia di chuyển trong ASEAN............ 76 3.2.3. Lợi ích của di chuyển lao động đối với Việt Nam ..................................... 79 3.2.4. Hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam ........................................................................................................ 82 3.3. Thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến di chuyển lao động kỹ năng của lao động Việt Nam trong ASEAN .................................................................................... 87 3.3.1. Nhu cầu lao động của các nước trong ASEAN .......................................... 87 3.3.2. Khả năng cung cấp của Việt Nam .............................................................. 97 3.4. Khuôn khổ chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN và việc thực hiện tại Việt Nam .................................................................................. 104 3.4.1. Khuôn khổ, chính sách chung về di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN ............................................................................................................... 104 3.4.2 Thực hiện các cam kết khu vực của Việt Nam .......................................... 109 3.5. Đánh giá chung .................................................................................................. 111 3.5.1. Kết quả đạt được ....................................................................................... 111 3.5.2 Hạn chế, tồn tại .......................................................................................... 112 3.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế.............................................................. 113 Chƣơng 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP CHO DI CHUYỂN LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG CỦA VIỆT NAM TRONG CỘNG ĐỒNG ASEAN.................. 116 4.1. Bối cảnh di chuyển lao động kỹ năng ASEAN trong điều kiện mới ................. 116 4.2. Dự báo các kịch bản di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN giai đoạn 2018-2025.................................................................................................................. 119 4.3. Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam ............................................................. 121 4.4. Quan điểm di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN.............. 123 4.5. Giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN .... 126 4.5.1. Chủ động tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong ASEAN thông qua đổi mới mô hình tăng trưởng trong bối cảnh Cách mạng công nghiệp 4.0 ............. 126 4.5.2. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả và năng lực quản lý di chuyển ................ 128 4.5.3. Cải thiện chất lượng nguồn nhân lực ........................................................ 132 4.5.4. Nâng cao hiệu quả hoạt động của các hệ thống dịch vụ hỗ trợ ................ 140
- 4.5.5. Thúc đẩy và tăng cường hợp tác về lao động giữa Việt Nam với các nước thành viên ASEAN và các đối tác có liên quan ........................................ 142 4.6. Các giải pháp cụ thể thúc đẩy thực hiện MRAs tại Việt Nam. ......................... 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 152
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Danh mục chữ viết tắt tiếng Anh ACIA : Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN (ASEAN Comprehensive Investment Agreement) ADB : Ngân hàng Phát triển Châu Á (The Asian Development Bank) AFAS : Hiệp định khung ASEAN về Dịch vụ (ASEAN Framework Agreement on Services) AQRF : Khung tham chiếu trình độ ASEAN (ASEAN Qualification Reference Framework) ASEAN : Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations) BMET : Cục Nguồn nhân lực, Việc làm và Đào tạo của Băng-la-đét (Bureau of Manpower, Employment and Training) EU : Liên minh Châu Âu (European Union) FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment) GDP : Tổng sản phẩm quốc dân (Gross Domestics Products) ICT : Công nghệ thông tin và truyền thông (Information and Communication Technology) ILO : Tổ chức Lao động Quốc tế (International Labour Organization) ILMIS : Thống kê thông tin di cư lao động quốc tế (International Migration Information Statistics) IT/BPO : Công nghệ thông tin/Thuê ngoài quy trình kinh doanh (Information Technology/Business Process Outsource) MNP : Di chuyển thể nhân (Movement of Natural Persons) MRA : Thỏa thuận công nhận lẫn nhau (Mutual Recognition Arrangement) MRS : Công nhận lẫn nhau về kỹ năng (Mutual Recognition of Skills) NGO : Tổ chức Phi chính phủ (Non-governmental organization) NSQAS : Hệ thống đảm bảo Chất lượng kỹ năng nghề quốc gia (National Skills Quality Assurance System) UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hợp quốc (United Nations Educational Scientific and Cultural Organization)
- UN WOMEN : Cơ quan Liên Hợp quốc về Bình đẳng giới và trao quyền cho Phụ nữ (United Nations Entity for Gender Equality and Empowerment of Women) TBT : Hàng rào kỹ thuật trong thương mại (Technical Barriers to Trade) AEC : Cộng đồng Kinh tế ASEAN (ASEAN Economic Community) WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization) TESDA : Cơ quan phát triển giáo dục và kỹ năng nghề (Phi-líp-pin) (Technical Education and Skills Development Authority) 3D : Ô nhiễm, nguy hiểm, khó khăn (Dirty, Dangerous, Difficult) Danh mục chữ viết tắt tiếng Việt LĐTB&XH : Lao động – Thương binh và Xã hội VHTTDL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch CLMV : Cam-pu-chia, Lào, My-an-ma, Việt Nam CN 4.0 : Công nghiệp 4.0 CMCN 4.0 : Cách mạng công nghiệp lần thứ tư CMKT : Chuyên môn kỹ thuật CN&XD : Công nghiệp và xây dựng DN : Doanh nghiệp DGNN : Giáo dục nghề nghiệp DV : Dịch vụ GD&ĐT : Giáo dục và Đào tạo KTĐQG : Khung trình độ quốc gia LĐ : Lao động LLLĐ : Lực lượng lao động NSLĐ : Năng suất lao động NLTS : Nông nghiệp – lâm nghiệp – thủy sản QLNN : Quản lý Nhà nước TCTK : Tổng cục Thống kê TTLĐ : Thị trường lao động XKLĐ : Xuất khẩu lao động
- DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 3.1: Quy mô và tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp/chứng chỉ theo trình độ chuyên môn kỹ thuật, 2007-2016 .................................................. 70 Bảng 3.2: Quy mô và cơ cấu lao động có việc làm phân theo ngành kinh tế, 2006-2016 .................................................................................................. 72 Bảng 3.3: Lao động ASEAN đi làm việc trong ASEAN và trên thế giới 2012-2016 ... 75 Bảng 3.4: Tình hình đăng bạ chuyên gia ASEAN, 2018 .................................... 78 Bảng 3.5: Kiều hối các nước ASEAN giai đoạn 2010 – 2017 ............................. 80 Bảng 3.6: Dòng di chuyển lao động trong và ngoài ASEAN ............................... 89 Bảng 3.7: Các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng nhiều lao động các ASEAN giai đoạn 2003 – 2013 và sau 2015 ............................................... 93 Bảng 3.8: Số lao động trong 7 ngành nghề theo MRAs trong AEC ..................... 98 Bảng 3.9: Xếp hạng theo chỉ số thông thạo tiếng Anh EF EPI của ASEAN 2018 ....... 99
- DANH MỤC ĐỒ THỊ, HÌNH VẼ Hình 3.1: Tăng trưởng kinh tế Việt Nam, 2008-2018............................................... 69 Hình 3.2: Tăng trưởng kinh tế và tăng trưởng việc làm, 2006-2016 ........................ 71 Hình 3.3: Cơ cấu lao động theo nghề, năm 2007 và 2016 ........................................ 73 Hình 3.4: Lao động Việt Nam đi ASEAN và ngoài ASEAN ................................... 74 Hình 3.5: Các ngành nghề người lao động Việt Nam làm việc tại Thái Lan năm 2015 ......................................................................................................... 77 Hình 3.6: Số lượng lao động Việt Nam làm việc tại Ma-lai-xia theo ngành nghề ... 78 Hình 3.7. Quy mô và tỷ trọng kiều hối so với GDP của Việt Nam 2000-2007 ........ 81 Hình 3.8: Bình quân GDP/người, mức lương tháng và năng suất lao động ............. 89 Hình 3.9: Lao động di chuyển đến Thái Lan và Ma-lai-xia theo bậc kỹ năng ......... 90 Hình 3.10: Lao động làm việc tại Thái Lan và Ma-lai-xia theo nghề, 2017 ............. 91 Hình 3.11: Chất lượng nguồn nhân lực của các nước ASEAN cho tương lai của sản xuất ........................................................................................................... 100 Hình 3.12: Năng lực cạnh tranh du lịch và lữ hành của Việt Nam 2017 ................ 101 Hình 3.13: Đánh giá năng lực cạnh tranh nguồn nhân lực và thị trường lao động một số nước ASEAN ...................................................................................... 102 Hình 3.14: Tổng số lao động của ASEAN và số lao động theo MRA ................... 102 DANH MỤC HỘP Hộp 1: Kiều hối gửi về của người lao động .............................................................. 82 Hộp 2: Kết quả điều tra xã hội học về AEC và mong muốn của người lao động trong ngành du lịch ......................................................................................... 103
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu, rộng, biên giới giữa các nước đang dần được mở rộng bởi sự phát triển của khoa học, công nghệ, của việc ký kết các hiệp định, các thỏa ước, và của việc thành lập các khối cộng đồng khu vực. Theo đó, việc di chuyển lao động giữa các quốc gia đã và đang trở thành phổ biến và tất yếu, nhất là giữa các nước đang phát triển và phát triển. Xuất phát từ vấn đề lợi ích, sự chênh lệch điều kiện kinh tế - xã hội của các quốc gia là tiền đề cho sự di chuyển các nguồn lực như vốn, công nghệ và lao động. Sự gần gũi về khoảng cách địa lý, tương đồng về kinh tế - xã hội và những cam kết hợp tác thống nhất giữa các quốc gia thành viên trong một khối kinh tế là điều kiện tốt cho xu hướng di chuyển lao động nhằm phát triển kinh tế hiệu quả hơn cho mỗi quốc gia và thúc đẩy liên kết và tăng trưởng kinh tế khu vực. Cộng đồng ASEAN trong đó có Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) được thành lập ngày 31/12/2015 đã đánh dấu mốc quan trọng trong hội nhập quốc tế của khu vực. AEC tạo nền tảng cơ bản để xây dựng một cơ sở sản xuất ASEAN thống nhất, một khu vực kinh tế cạnh tranh, phát triển kinh tế bình đẳng và hội nhập thành công vào nền kinh tế toàn cầu. Một trong số các cam kết về kinh tế nổi bật mà các thành viên trong ASEAN đưa ra là ưu tiên hội nhập trong 12 ngành, trong đó có: 7 ngành sản xuất hàng hóa bao gồm nông sản, thủy sản, sản phẩm cao su, sản phẩm gỗ, dệt may, điện tử, ô tô; 2 ngành dịch vụ là hàng không và e- ASEAN; 2 ngành y tế và công nghệ thông tin vừa là hàng hóa vừa là dịch vụ; và ngành thứ 12 là ngành hậu cần (logistics). Trong AEC, lao động trong 8 nhóm nghề/lĩnh vực được lựa chọn là trong số lao động có kỹ năng để tự do di chuyển đầu tiên giữa các nước thành viên bao gồm các dịch vụ kỹ sư, kiến trúc sư, khảo sát (trắc địa), bác sĩ, nha sĩ, điều dưỡng, kế toán và du lịch. Quyết sách này mở ra nhiều cơ hội mới cũng như thách thức cho thị trường lao động của các nước thành viên. Cơ hội luôn đi liền với cạnh tranh, và sự phát triển của thị trường lao động cũng không là ngoại lệ. Trong bối cảnh hội nhập đó, dù về mặt lợi ích chung AEC sẽ thu hút được nhiều lao động có kỹ năng của các quốc gia thành viên cho sản xuất khu vực, song AEC cũng đặt ra bài toán cạnh tranh với các lao động của từng quốc gia (nơi mà trình độ lao động không đồng đều và khả năng cung cấp lao động kỹ năng của từng nước là rất khác nhau) và sự cạnh tranh của chính các lao động có kỹ năng. Việc giải bài toán này là mối quan tâm lớn của hầu hết các quốc gia thành viên trong bối cảnh hội nhập ngày càng sâu rộng của ASEAN. 1
- Việt Nam có số lao động khoảng 54,8 triệu người, chiếm 1/6 tổng lực lượng lao động của khu vực ASEAN (khoảng 320 triệu người). Năm 2017, tỷ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc đã qua đào tạo các cấp, chứng chỉ đạt 21,4% (cao hơn mức 20,6% của năm 2016), trong đó tỷ lệ này ở nông thôn chỉ đạt 13,7% và ở thành thị là đạt 37% [40]. Theo dự báo, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng từ thêm 6 triệu vào năm 2025 [2, tr.55]. Trong đó, các ngành có nhiều cơ hội gia tăng việc làm mạnh mẽ nhất gồm sản xuất lúa gạo, xây dựng, vận tải, dệt may và chế biến lương thực. AEC sẽ tạo ra tiềm năng lớn để Việt Nam có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ dựa trên các ngành có năng suất lao động thấp sang các ngành có năng suất lao động cao cũng như tạo áp lực để chuyển đổi cơ cấu lao động từ lao động không có kỹ năng hay kỹ năng thấp sang lao động có kỹ năng cao. Đó là xét về trong nội tại nền kinh tế. Hội nhập AEC còn mang lại nhiều cơ hội của di chuyển của bản thân người lao động trong khu vực, khuyến khích và tạo điều kiện cho lao động có kỹ năng tìm cơ hội tốt hơn về thu nhập, về việc làm không chỉ trong nước mà còn ở tầm khu vực và quốc tế nhờ những luồng đầu tư tăng lên và các cơ chế tạo thuận lợi của di chuyển trong kênh kinh tế hay những hợp tác cụ thể trong kênh giáo dục, dạy nghề thông qua công nhận kỹ năng. Tuy nhiên, nếu lao động Việt Nam không có kỹ năng hoặc năng lực không đảm bảo theo quy định khu vực thì sẽ không có cơ hội di chuyển và đảm bảo được rằng lao động Việt Nam hội nhập tốt vào thị trường lao động khu vực. Đồng thời, nếu Nhà nước không tăng cường các khung pháp lý và các chính sách hỗ trợ di chuyển phù hợp, đặc biệt là về giáo dục đào tạo, dự báo, thông tin và tư vấn, bảo vệ người lao động di cư…thì cũng sẽ hạn chế khả năng tham gia di chuyển của lao động kỹ năng trong khu vực. Do vậy, nghiên cứu làm rõ những cơ sở lý luận như bản chất, nội hàm, yêu cầu đối với quản lý di chuyển lao động kỹ năng, các nhân tố ảnh hưởng, các tiêu chí đánh giá sự tham gia di chuyển trong khối kinh tế khu vực; đánh giá thực trạng khả năng tham gia, kết quả đạt được cũng như những hạn chế chủ yếu trong di chuyển lao động kỹ năng Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN và từ đó đề xuất những lựa chọn của Việt Nam…là những vấn đề rất thời sự và cấp thiết. Đề tài nghiên cứu của Luận án với tiêu đề: ”Di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN” sẽ góp phần đánh giá toàn diện, khách quan về cơ sở khoa học, thực trạng, bối cảnh, thách thức và đề ra quan điểm, giải pháp cải thiện khả năng di chuyển lao động kỹ năng trong khối kinh tế khu vực, nâng cao năng lực cạnh tranh của lao động Việt Nam trong quá trình hội nhập. 2
- 2. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chung Làm rõ cơ sở khoa học và thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, từ đó đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tham gia chủ động và hiệu quả, đảm bảo lợi ích quốc gia và lợi ích của người lao động trong di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trên thị trường lao động ASEAN. Mục tiêu cụ thể - Phân tích làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam (dòng lao động kỹ năng đi) trong quá trình Việt Nam tham gia Cộng đồng Kinh tế ASEAN; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trong việc hỗ trợ và quản lý di chuyển lao động kỹ năng trong khu vực. - Đánh giá, phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN giai đoạn 2006-2017; những kết quả chính, những hạn chế còn tồn tại bao gồm cả về quản lý nhà nước, cơ hội, thách thức và tác động của sự di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và với bản thân người lao động Việt Nam. - Đánh giá vai trò và các công cụ can thiệp của Cộng đồng ASEAN (các tuyên bố, hiệp định, chính sách, thể chế, chương trình thực hiện để hỗ trợ di chuyển lao động trong ASEAN). - Đề xuất các giải pháp về cơ chế, chính sách phát triển và quản lý di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được các mục tiêu trên, Luận án sẽ tập trung thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu sau: • Giải quyết vấn đề khoa học: - Hệ thống hóa và bổ sung lý luận về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN. - Nội hàm, những nhân tố ảnh hưởng và các tiêu chí đánh giá hiệu quả di chuyển lao động có kỹ năng của các nước thành viên trong Cộng đồng ASEAN. 3
- • Giải quyết vấn đề thực tiễn: - Phân tích thực trạng tham gia vào di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong ASEAN thời gian qua, chỉ ra xu hướng vận động của các dòng di chuyển lao động kỹ năng giữa Việt Nam và các nước thành viên ASEAN, đánh giá thành công, hạn chế, tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thành công và hạn chế trên. - Nghiên cứu, đánh giá những lợi ích và chi phí cơ hội của Việt Nam khi di chuyển lao động kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN. - Kiến nghị, đề xuất chính sách để thúc đẩy di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN trong thời gian tới. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu - Sự di chuyển của lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN. - Quản lý di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam. 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Thời gian nghiên cứu: Các số liệu thống kê của Luận án sẽ được tập hợp theo cả ba giai đoạn trước, trong và sau khi Việt Nam gia nhập Cộng đồng ASEAN. Các số liệu sẽ được cập nhật từ 2006– 2017 để thấy rõ những xu hướng thay đổi, làm căn cứ đưa ra dự đoán trong thời gian tới. Trong điều kiện cho phép, các số liệu sẽ được cập nhật đến năm 2018. - Khách thể nghiên cứu: Đề tài chỉ giới hạn tìm hiểu dòng di chuyển chính thức của lao động kỹ năng Việt Nam đến các nước ASEAN theo quy định của pháp luật Việt Nam và các nước ASEAN. Luận án này cũng không đặt vấn đề nghiên cứu các đối tượng thuộc phạm vi bao phủ của Hiệp định di chuyển thể nhân (MNP) của ASEAN. Tuy nhiên, mối quan hệ trong sự so sánh với các hình thức này liên quan đến cơ cấu, quy mô, chất lượng vàvcác chính sách bảo vệ người lao động và kinh nghiệm về quản lý sẽ được xem xét trong quá trình nghiên cứu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu 4.1 Phương pháp luận và cách tiếp cận nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để nghiên cứu. Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng trong quá trình xem xét các kết quả nghiên cứu trước về di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong cộng 4
- đồng ASEAN, bao gồm: các số liệu, nhận định, các chính sách quốc gia và khu vực đã ban hành ở từng giai đoạn. Các kết quả này là cơ sở nghiên cứu của Luận án theo mục tiêu đã đề ra. Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng trong việc xem xét sự tác động của di chuyển lao động có kỹ năng trong khối ASEAN tới kinh tế - xã hội của các quốc gia thành viên và ngược lại. Phương pháp luận duy vật biện chứng cũng được thể hiện qua khung lý thuyết nghiên cứu của Luận án. Khung lý thuyết này sẽ được kiểm chứng bằng việc xem xét các điều kiện khách quan (những yếu tố mới nổi, sự vận động của thị trường lao động, nhu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng và của các cá nhân, tổ chức) và chủ quan (ý chí của các chính phủ), do các quy luật khách quan chi phối, nghiên cứu kinh nghiệm trong chiến lược thúc đẩy và quản lý di chuyển lao động kỹ năng của các nước liên quan, làm cơ sở đưa ra các kết luận và khoảng trống trong việc di chuyển lao động có kỹ năng vào Cộng đồng ASEAN của Việt Nam. Về cách tiếp cận, Luận án tiếp cận từ lý thuyết đến thực tế, so sánh đối chiếu thực tế với lý luận. Theo đó, Luận án kế thừa các quan điểm, các lý thuyết về di cư đã được thừa nhận rộng rãi để đưa ra và phân tích các khái niệm, các vấn đề lý luận liên quan đến khả năng tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập ASEAN; các lý thuyết về di cư; thuyết tân cổ điển; thuyết mạng lưới xã hội; lý thuyết vốn con người (vốn nhân lực – human capital); lý thuyết hội nhập và hợp tác xuyên quốc gia và khu vực; lý thuyết thị trường lao động và các lý thuyết quản lý. Đặc biệt, những vấn đề mới ảnh hưởng đến di chuyển lao động có kỹ năng như Cách mạng công nghiệp 4.0 cũng được Luận án đề cập đến như một khoảng trống cũng như trong các nội dung phân tích về bối cảnh, cơ hội của di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN. Luận án tiếp cận tổng thể, hệ thống vấn đề nghiên cứu. Theo đó, Luận án nghiên cứu năng lực tham gia di chuyển lao động của lao động có kỹ năng Việt Nam trong mối quan hệ với hệ thống chính sách của AEC về di chuyển lao động với các điều kiện kinh tế, chính trị và đặc điểm văn hóa- xã hội… hệ thống chính sách của Việt Nam và nước tiếp nhận về di chuyển lao động; những thành tựu và thách thức trong di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng. 4.2 Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp, trong đó các phương pháp chủ yếu sau: 5
- 4.2.1 Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Nghiên cứu của Luận án dựa trên kết quả phân tích các thông tin và tài liệu thứ cấp của các Bộ, ngành, các học giả trong và ngoài nước có liên quan tới đối tượng và nội dung nghiên cứu của Luận án. Đây là các công trình nghiên cứu, các báo cáo khoa học và báo cáo hành chính, các ấn phẩm, bản tin, bài báo có liên quan đến di chuyển lao động có kỹ năng của ASEAN và của Việt Nam. Các thông tin mà Luận án thu thập đều được đối chiếu, so sánh và kiểm chứng với các nguồn cung cấp khác để lựa chọn và đưa vào sử dụng trong Luận án. Các nguồn số liệu được lựa chọn trở thành căn cứ khoa học cho các mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án và giúp tác giả nghiên cứu, tổng hợp các quan điểm cũng như đưa ra kết luận của mình và các ý tưởng đóng góp mới của Luận án trong lĩnh vực này. 4.2.2 Phương pháp phỏng vấn chuyên gia Tham vấn các ý kiến của Ban Thư ký ASEAN, của các chuyên gia trong nước và quốc tế (những người đã và đang làm công tác quản lý nhà nước hay nghiên cứu về lĩnh vực việc làm ngoài nước của lao động Việt Nam và di chuyển lao động của ASEAN, di chuyển lao động quốc tế) đã được thực hiện trong quá trình nghiên cứu của Luận án. Các ý kiến này đều được ghi chép lại trong kho tư liệu của Luận án. Việc tham vấn này nhằm mục đích tìm hiểu sâu thực trạng về di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam và của ASEAN, kiểm chứng các thông tin và trao đổi các quan điểm liên quan để từ đó đưa ra các nhận định, đánh giá và cả các giả định, các kịch bản, giải pháp... của Luận án.. 4.2.3 Phương pháp thống kê mô tả và so sánh Các thông tin, số liệu sau khi được thu thập được xử lý bằng phương pháp thống kê mô tả, so sánh là chủ yếu. Các nguồn số liệu được lựa chọn trở thành căn cứ khoa học và bằng chứng cho các mô tả, phân tích, nhận xét, đánh giá, trả lời cho các câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu của Luận án cũng như đưa ra các ý tưởng đóng góp mới của Luận án trong lĩnh vực này. Ngoài ra, luận án sử dụng phương pháp thống kê mô tả đối với các số liệu thống kê thu thập được để lập bảng biểu, sơ đồ, đồ thị mô tả về thực trạng kinh tế vĩ mô của Việt Nam (dân số, việc làm, tỷ lệ thất nghiệp, cơ cấu ngành nghề...), thực trạng tham gia 6
- vào di chuyển lao động có kỹ năng trong ASEAN của Việt Nam nói riêng và các nước trong ASEAN nói chung (xu hướng di chuyển, đặc điểm dòng di chuyển, nhu cầu của ASEAN và các nước...). Phương pháp được sử dụng rất nhiều ở Chương 3 để làm rõ bức tranh về thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào ASEAN. Từ các mô tả thực trạng về di chuyển lao động của Việt Nam dựa trên các nguồn số liệu thống kê sẵn có, luận án kiểm chứng lại các giả thuyết đã đưa ra, so sánh giữa lý thuyết, giả thuyết với thực tế số liệu để tìm kiếm những điểm tương đồng và sai khác. Từ đó, luận án có được các khám phá mới, những nhận định mới, kết luận mới, làm căn cứ cho việc đề xuất các hướng giải pháp để thúc đẩy dịch chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam vào Cộng đồng ASEAN hiệu quả hơn. 5. Dự kiến những đóng góp mới của Luận án * Về lý luận: - Hệ thống hóa lý luận về hoạt động di chuyển lao động quốc tế, đặc biệt là di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực trong bối cảnh hội nhập và dưới sự tác động của CMCN 4.0. - Xác định nội hàm, yêu cầu của quản lý di chuyển, những nhóm nhân tố ảnh hưởng và tiêu chí đánh giá di chuyển lao động kỹ năng của một nước đến các quốc gia khác trong khối kinh tế khu vực. * Về thực tiễn: - Nghiên cứu, đánh giá bối cảnh kinh tế vĩ mô, thị trường lao động và lợi ích của việc tham gia vào di chuyển lao động nội khối ASEAN tới kinh tế - xã hội Việt Nam. - Phân tích thực trạng di chuyển lao động kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN thời gian qua, hiệu lực hiệu quả của quản lý di chuyển; chỉ ra những nhân tố ảnh hưởng chủ yếu, những thành công và hạn chế của Việt Nam, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến hạn chế. - Đánh giá rõ bối cảnh, xu hướng, cơ hội và thách thức, dự báo các kịch bản di chuyển lao động có kỹ năng trong thời gian tới. - Sử dụng các kết quả nghiên cứu, phân tích và đánh gía của Luận án đề xuất quan điểm, giải pháp và khuyến nghị để Việt Nam lựa chọn và tham gia di chuyển lao động kỹ năng trong Cộng đồng ASEAN một cách chủ động và hiệu quả trong bối cảnh hội nhập sâu rộng của Cộng đồng và dưới tác động của CMCN 4.0. 7
- 6. Kết cấu Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, Luận án có kết cấu gồm 4 chương, cụ thể như sau: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu liên quan đến đề tài Chương 2: Cơ sở khoa học về di chuyển lao động có kỹ năng trong khối kinh tế khu vực Chương 3: Thực trạng di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN Chương 4: Quan điểm và giải pháp cho di chuyển lao động có kỹ năng của Việt Nam trong Cộng đồng ASEAN. 8
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 11 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn