intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam

Chia sẻ: Nguyễn Vương Cường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

160
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam trình bày lí luận về phương thức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong các doanh nghiệp, phân tích thực trạng phương thức trả lương linh hoạt cho lao động chuyên môn kỹ thuật cao ngành dầu khí Việt Nam (lấy Tập đoàn Dầu khí Việt Nam làm nòng cốt), quan điểm định hướng và các giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao động chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam

  1. i LỜI CAM ðOAN Tôi xin cam ñoan bản luận án này là công trình nghiên cứu ñộc lập của riêng tôi. Các số liệu và trích dẫn trong luận án có nguồn gốc rõ ràng và trung thực./. TÁC GIẢ
  2. ii LỜI CẢM ƠN Trước hết, cho phép tôi cảm ơn PGS.TS. Mai Quốc Chánh, PGS.TS. Trần Thị Thu ñã toàn tâm, toàn ý hướng dẫn tôi về mặt khoa học ñể hoàn thành bản luận án này. Tôi xin trân trọng cảm ơn PGS.TS. Trần Xuân Cầu, PGS.TS. Trần Thọ ðạt, PGS.TS. Hoàng Văn Cường, TS.ðinh Tiến Dũng và các Thầy Cô giáo, các cán bộ, nhân viên Khoa Kinh tế và Quản lý nguồn nhân lực, Viện ðào tạo sau ñại học – Trường ðại học Kinh tế Quốc dân và các nhà khoa học về những ý kiến ñóng góp thẳng thắn, sâu sắc và sự giúp ñỡ ñầy nhiệt huyết ñể tôi có thể hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu của mình. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Gia ñình, bạn bè và ñồng nghiệp, những người ñã kề vai sát cánh và thường xuyên ñộng viên ñể hoàn thành bản luận án này. Xin trân trọng cảm ơn!
  3. iii MỤC LỤC Trang Phụ bìa Lời cam ñoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục các chữ viết tắt vi Danh mục bảng biểu vii Danh mục biểu ñồ viii Danh mục sơ ñồ ix MỞ ðẦU 1 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG LINH HOẠT CHO LAO ðỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO TRONG CÁC DOANH NGHIỆP 14 1.1. Tiền lương, tiền lương linh hoạt và phương thức trả lương linh hoạt 14 1.1.1. Khái niệm tiền lương 14 1.1.2. Tiền lương linh hoạt, phương thức trả lương linh hoạt 22 1.1.3. ðặc trưng của tiền lương linh hoạt 27 1.1.4. ðặc trưng của phương thức trả lương linh hoạt 28 1.1.5. Nội dung của phương thức trả lương linh hoạt 33 1.2. Lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao 43 1.2.1. Khái niệm lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao 43 1.2.2. ðặc ñiểm lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao 48 1.3. Kinh nghiệm thực hiện phương thức trả lương linh hoạt của một số Tập ñoàn dầu khí trên thế giới 50 1.4. Sự cần thiết phải áp dụng phương thức trả lương linh hoạt cho lao 63 ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam
  4. iv Chương 2 PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG LINH HOẠT CHO LAO ðỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO NGÀNH DẦU KHÍ VIỆT NAM (LẤY TẬP ðOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM LÀM NÒNG CỐT). 68 2.1. Khái quát về Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. 68 2.1.1. Quá trình hình thành Tập ñoàn dầu khí Quốc gia Việt nam 68 2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của Tập ñoàn dầu khí Quốc gia VN 69 2.1.3. Các hoạt ñộng chính và kết quả sản xuất kinh doanh của Tập ñoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam 70 2.2. Những ñặc ñiểm sản xuất kinh doanh và tổ chức quản lý của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ảnh hưởng tới phương thức trả lương 73 linh hoạt 2.2.1. ðặc ñiểm sản phẩm và vị trí của ngành dầu khí 73 2.2.2. ðặc ñiểm công việc và dây chuyền sản xuất 74 2.2.3. ðặc ñiểm công nghệ sản xuất kinh doanh 75 2.2.4. ðặc ñiểm lao ñộng của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia VN 76 2.3. Phân tích thực trạng phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao thuộc Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 84 2.3.1. Biến ñộng về tiền lương của công nhân viên và lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam thời gian qua 84 2.3.2. Phân tích nội dung trả lương linh hoạt trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 86 2.4. Những kết quả ñạt ñược và những tồn tại cần khắc phục khi thực hiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao thuộc Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 135
  5. v Chương 3 MỘT SỐ QUAN ðIỂM ðỊNH HƯỚNG VÀ CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHƯƠNG THỨC TRẢ LƯƠNG LINH HOẠT CHO LAO ðỘNG CHUYÊN MÔN KỸ THUẬT CAO TẠI TẬP ðOÀN DẦU KHÍ QUỐC GIA VIỆT NAM. 144 3.1. Chiến lược phát triển Ngành Dầu khí Việt Nam ñến năm 2015 và ðịnh hướng ñến năm 2025 144 3.2. Một số quan ñiểm ñịnh hướng nhằm phát huy ưu thế của phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao tại Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam 148 3.3. Một số nhóm giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao tại Tập ñoàn Dầu khí Quốc 162 gia Việt Nam KẾT LUẬN 192 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ðà ðƯỢC CÔNG BỐ 195 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 196 PHỤ LỤC 201
  6. vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Xin ñọc là CBCNV: cán bộ, công nhân viên CNV: công nhân viên CMKT: chuyên môn kỹ thuật CHXHCNVN: Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam DK: Dầu khí GS.TS: Giáo sư, tiến sỹ KHKT: khoa học kỹ thuật KHXH: khoa học xã hội LðCMKTC: lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao NCS: nghiên cứu sinh NLð: người lao ñộng NSDLð: người sử dụng lao ñộng PGS.TS: Phó giáo sư, tiến sỹ PVN: Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam PTSC: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí PVDrilling: Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan Dầu khí PVEP: Tổng công ty Thăm dò Khai thác Dầu khí PMTC: Trường Cao ñẳng nghề Dầu khí SXKD: sản xuất kinh doanh TNHH: trách nhiệm hữu hạn TS: Tiến sỹ TƯLðTT: thỏa ước lao ñộng tập thể VN: Việt Nam
  7. vii DANH MỤC BẢNG BIỂU Biểu 2.1: Tài sản cố ñịnh hữu hình của PVN…………………………….. 76 Biểu 2.2: Lao ñộng của PVN phân theo lĩnh vực sản xuất kinh doanh…... 77 Biểu 2.3: Lao ñộng chuyên ngành của PVN…………………………….. 78 Biểu 2.4 :LðCMKTC trong các lĩnh vực,năm 2008……………………… 82 Biểu 2.5: LðCMKTC phân bố theo cách thức trả lương…………………. 83 Biểu 2.6: Biến ñộng tiền lương của CNV từ 2006-2008………………….. 84 Biểu 2.7: Kết quả SXKD và quỹ lương của NLð trong các ñơn vị………. 85 Biểu 2.8: ðịnh mức phục vụ và biên chế tàu dịch vụ kỹ thuật dầu khí…… 106 Biểu 2.10: ðịnh biên lao ñộng cho một kíp khoan dầu khí……………….. 108 Biểu 2.11: ðịnh biên lao ñộng một trạm lặn……………..……………….. 111 Biểu 2.12: Mức tiền lương ngày của các chức danh công việc.…………… 114 Biểu 2.13: Mức tiền lương ngày của lao ñộng nước ngoài………………... 115 Biểu 2.14: Mức tiền lương tháng của các chức danh công việc…………… 117 Biểu 2.15: ðiều chỉnh lương trả cho kỹ sư giám sát khoan, khai thác……. 120 Biểu 2.16: Hệ số lương chức danh khoan, khai thác………..…………….. 129 Biểu 2.17: Tiền lương khi làm việc trên biển của chức danh khoan………. 130 Biểu 2.18: Tiền lương khi vào bờ của chức danh khoan……….................. 131 Biểu 3.1. Các phương án trả lương cho LðCMKTC……………………… 182
  8. viii DANH MỤC BIỂU ðỒ Biểu ñồ 2.1: Kết quả tăng trưởng của PVN qua 2 năm 2007, 2008……….. 71 Biểu ñồ 2.2: Cơ cấu lao ñộng PVN theo ñộ tuổi…………………………… 77 Biểu ñồ 2.3: Cơ cấu lao ñộng PVN theo trình ñộ ñào tạo ….……………… 78 Biểu ñồ 2.4: Cơ cấu LðCMKTC PVN theo trình ñộ ñào tạo……………… 80 Biểu ñồ 2.5: Cơ cấu LðCMKTC PVN theo ñộ tuổi………….……………. 81 Biểu ñồ 2.6: Quy mô tăng trưởng LðCMKTC của PVN………….……… 82
  9. ix DANH MỤC SƠ ðỒ Sơ ñồ 1.1: Nội dung phương thức trả lương linh hoạt…………………….. 42 Sơ ñồ 1.2:Tích hợp kỹ năng lý thuyết và kỹ năng thực hành LðCMKTC…. 48 Sơ ñồ 3.1. Cơ chế quản lý ñiều hành công tác ñịnh mức lao ñộng ………… 179
  10. 1 MỞ ðẦU 1. Tính cấp thiết của ñề tài Lựa chọn phương thức trả lương phù hợp với tổ chức lao ñộng khoa học của doanh nghiệp là vấn ñề quan tâm của người chủ sử dụng lao ñộng nhằm thu hút và sử dụng người lao ñộng có trình ñộ chuyên môn kỹ thuật cao phù hợp với yêu cầu công việc, tạo ñộng lực lao ñộng và nâng cao kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Thực tế ñã có nhiều tập ñoàn kinh tế lớn trên thế giới áp dụng phương thức trả lương linh hoạt rất thành công, ñạt hiệu quả cao trong tổ chức và sử dụng ñội ngũ nhân lực có chất lượng cao, phát triển năng lực cạnh tranh và tiền lương thực sự tạo ñộng lực mạnh mẽ, là công cụ quan trọng trong quản lý doanh nghiệp. Trong những năm gần ñây ở Việt Nam, Dầu khí ñã trở thành một ngành công nghiệp có ñóng góp to lớn ñối với phát triển nền kinh tế quốc dân. Dây chuyền sản xuất và kinh doanh dầu khí gồm nhiều khâu và lĩnh vực, từ tìm kiếm, thăm dò ñến khai thác, vận chuyển, chế biến, tàng trữ và phân phối dầu khí. Nhiều công việc trên dây chuyền sản xuất, ñược thực hiện trong những ñiều kiện ñặc thù, không giống như các công việc công nghiệp thông thường. Ngành Dầu khí ñã từng bước hiện ñại hoá trang thiết bị kỹ thuật và xây dựng ñội ngũ nhân lực có trình ñộ cao, ñã và ñang dần dần thay thế lao ñộng phải thuê nước ngoài. Tuy nhiên, các chính sách quản lý sử dụng nhân lực nói chung, chính sách tiền lương ñối với lao ñộng chất lượng cao của ngành nói riêng còn nhiều bất cập. Phương thức trả lương hiện tại cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao, ñang áp dụng trong nhiều doanh nghiệp, ở nhiều khâu công việc của ngành dầu khí vẫn còn chứa ñựng những mâu thuẫn, nhất là tương quan giữa chế ñộ ñãi ngộ cho lao ñộng Việt nam với chế ñộ cho lao ñộng phải thuê của nước ngoài có cùng trình ñộ và kết quả thực hiện công việc. Trong khi ñó, cả trong và ngoài nước hiện chưa có nhiều công trình khoa học nghiên cứu toàn diện, sâu sắc về những thành công, tồn tại và những ñiều kiện ñể áp dụng trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao làm việc trong ñiều kiện ñặc thù. Vì vậy, tổng kết thực tiễn và
  11. 2 phát triển, hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao của các doanh nghiệp dầu khí ñang là một yêu cầu cấp bách. Với lý do ñó, ðề tài luận án ‘Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt nam’ ñược lựa chọn nghiên cứu. 2.Tổng quan các kết quả nghiên cứu trong và ngoài nước Tiền lương và các phương thức trả lương ñã ñược nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước giành thời gian nghiên cứu ở các cấp ñộ và hướng tiếp cận khác nhau: a. Nghiên cứu trong nước: Trước năm 1992 ñã có một số công trình nghiên cứu về tiền lương, nhưng nghiên cứu có tính tổng thể nhất, có ảnh hưởng khá sâu sắc và trực tiếp ñến người lao ñộng ở Việt Nam, ñó là ñề tài cấp nhà nước “Những vấn ñề cơ bản ñổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam”. ðề tài ñược nghiên cứu từ năm 1991 do PGS.TS. Trần ðình Hoan làm chủ nhiệm. ðề tài ñã tổng kết tương ñối toàn diện những vấn ñề lý luận cơ bản về tiền lương trong thời kỳ xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung và bước ñầu tiếp cận các khái niệm, ñặc trưng, bản chất, vai trò của tiền lương trong nền kinh tế thị trường, trong ñó ñặc biệt chú trọng ñến vấn ñề cải cách tiền lương theo cơ chế thị trường. Trên cơ sở ñó, ñề tài ñã ñề xuất xây dựng hệ thống thang, bảng lương cho khu vực hành chính sự nghiệp và hệ thống thang, bảng lương cho doanh nghiệp nhà nước. Từ những kết quả nghiên cứu của ñề tài, năm 1993 nhà nước ñã tiến hành ñổi mới hệ thống tiền lương trong cả nước. ðồng thời trong Bộ luật lao ñộng (năm 1995) ñã có những quy ñịnh về tiền lương theo cách tiếp cận của kinh tế thị trường như tiền lương tối thiểu, tiền lương thỏa thuận trong hợp ñồng lao ñộng, tiền lương ngừng việc. Sau ñó, nhằm tiếp tục phát triển nhận thức về bản chất, vai trò của tiền lương và cách thức thiết kế chính sách tiền lương theo những yêu cầu của kinh tế thị trường, trong chương trình cấp nhà nước KX.03.11 “Luận cứ khoa học của việc ñổi mới chính sách và cơ chế quản lý lao ñộng, tiền công, thu nhập trong nền kinh tế hàng
  12. 3 hóa nước ta” do cố GS.TS. Tống Văn ðường làm chủ nhiệm (1994). ðề tài này cũng ñã hệ thống hóa và làm rõ những vấn ñề lý luận cơ bản về tiền lương và thu nhập của người lao ñộng trong nền kinh tế hàng hóa ở nước ta. Kế thừa những nghiên cứu trước ñó và tính hình thực tế những năm ñổi mới ở nước ta, năm 2000 một ñề tài cấp nhà nước về tiền lương ñược nghiên cứu là “Luận cứ khoa học cải cách chính sách tiền lương nhà nước” do TS. Lê Duy ðồng làm chủ nhiệm. Dựa trên những bài học kinh nghiệm ñược rút ra từ các cuộc khảo sát, tìm hiểu , học tập tại một số nước trong khu vực và trên thế giới, ñề tài ñã tổng kết những vấn ñề lí luận, những quan ñiểm về tiền lương tối thiểu, nêu lên những ñịnh hướng cho việc hình thành cơ chế trả lương trong khu vực hành chính nhà nước, khu vực doanh nghiệp trong nước, khu vực doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài; ðề tài tiếp tục làm rõ hơn bản chất của tiền lương trong cơ chế thị trường, vai trò ñiều tiết của nhà nước. ðáng chú ý là ñề tài ñã ñưa ra cơ chế trả lương trong các loại hình doanh nghiệp theo hướng linh hoạt hơn như xác ñịnh tiền lương tối thiểu ñể tính chi phí tiền lương theo hiệu quả sản xuất kinh doanh, ñồng thời cũng bước ñầu ñịnh hướng ñể các doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài, chủ ñộng linh hoạt xây dựng hệ thống thang lương, bảng lương ñể trả lương cho người lao ñộng theo các hình thức tổ chức lao ñộng thực tế và phù hợp với giá công lao ñộng trên thị trường. Trong thời kỳ này cũng ñã có một số ñề tài cấp bộ nghiên cứu về tiền lương là: - ðề tài cấp bộ (1997): “cơ chế trả lương và quản lý nhà nước về tiền lương trong doanh nghiệp ngoài quốc doanh”, do TS. Nguyễn Quang Huề làm chủ nhiệm. ðề tài cũng ñã ñề cập ñến những vấn ñề về vai trò chủ ñộng, linh hoạt của doanh nghiệp trương việc xác ñịnh mức lương tối thiểu và xây dựng thang, bảng lương cho các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. - ðề tài cấp bộ (2002): “ Cơ chế trả công lao ñộng và tiền lương, thu nhập trong các lâm trường quốc doanh”, do TS. Nguyễn Tín Nhiệm làm chủ nhiệm. Ngoài việc hệ thống hóa những vấn ñề lý luận chung về tiền lương, tác giả ñã phân tích những ñặc thù trong quản lý lao ñộng, tổ chức sản xuất của các nông,
  13. 4 lâm trường quốc doanh, từ ñó ñề xuất cơ chế trả lương cho người lao ñộng, trên cơ sở khoán sản phẩm theo kết quả thực hiện công việc. ðây là một trong luận cứ bước ñầu ñể nghiên cứu về tiền lương linh hoạt. - ðề tài cấp bộ (2004): “ Nghiên cứu chi phí tiền lương trong giá trị mới sáng tạo ra trong một số ngành kinh tế chủ yếu”, do Thạc sỹ Nguyễn Thị Lan Hương làm chủ nhiệm. trên cơ sở những lý luận về tiền lương, giá trị mới sáng tạo ra và giá trị gia tăng ở cấp ngành, ðề tài tập trung làm rõ thực trạng giá trị mới sáng tạo thông qua ñiều tra khảo sát, 150 doanh nghiệp ngành dệt may và tỷ trọng chi phí tiền lương trong phần giá trị mới ñó. ðây là cơ sở ñể ñề tài ñề xuất với nhà nước sửa ñổi nghị ñịnh về quản lý tiền lương các doanh nghiệp nhà nước theo hướng linh hoạt hơn và phù hợp với thực tế của thị trường. - ðề tài cấp bộ (2006) của Nguyễn Anh Tuấn về “ðổi mới chính sách tiền lương trong bối cảnh kinh tế tri thức”. Sau khi nêu thực trạng tiền lương của nước ta hiện nay và những ñặc trưng của nền kinh tế tri thức trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, tác giả nêu lên những yêu cầu cấp bách phải ñổi mới toàn diện chính sách tiền lương hiện hành trên cơ sở hiệu quả công việc và giá trị lao ñộng. - Tác giả Nguyễn Anh Tuấn còn chủ trì nghiên cứu ñề tài cấp bộ(2006): “Nghiên cứu chuyển ñổi hệ thống tiền lương tại các doanh nghiệp cổ phần hóa”. ðề tài ñã ñề cập khá hệ thống các ñặc ñiểm của doanh nghiệp cổ phần hóa, những ưu việt của loại hình doanh nghiệp cổ phần hóa trong nền kinh tế thị trường. Từ ñó, tác giả tập trung nghiên cứu sâu vấn ñề quản lý lao ñộng trong các doanh nghiệp cổ phần hóa; ñộng lực của tiền lương ñối với người lao ñộng và ñề xuất cơ chế trả lương và quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp cổ phần hóa. - ðề tài của Tác giả Phạm Minh Huân (1995) về “ðổi mới chính sách tiền lương ở Việt Nam”. Trên cơ sở hệ thống hóa và tổng kết những nghiên cứu về tiền lương trước ñó, tác giả tập trung nghiên cứu chính sách tiền lương tối thiểu chung, tiền lương tối thiểu cho doanh nghiệp và thang, bảng lương cho khối
  14. 5 doanh nghiệp nhà nước. ðiểm ñáng chú ý của ñề tài là ñã ñề xuất về cơ chế quản lý tiền lương trong các doanh nghiệp nhà nước, theo ñó các doanh nghiệp có thể linh hoạt xây dựng mức tiền lương tối thiểu của mình, không thấp hơn mức lương tối thiểu chung của nhà nước; cơ chế ñiều hành lương tối thiểu và ñộ lớn của mức lương phụ thuộc vào mức hiệu quả và nguồn lực tài chính của doanh nghiệp. Trên nền ñó, các doanh nghiệp có thể chủ ñộng xây dựng thang lương cho mình, với những ñiều kiện như tốc ñộ tăng lương không vượt quá mức tăng năng suất lao ñộng và tỷ trọng lợi nhuận trên tiền lương kế hoạch trong năm không thấp hơn năm trước ñó. ðồng thời ñề tài cũng ñưa ra việc áp dụng lương tối thiểu cho các doanh nghiệp có vốn ñầu tư nước ngoài. - Trong thời gian này, ñáng chú ý về mặt lý luận và tổng kết thực tiễn còn có các nghiên cứu về chi phí tiền lương của các doanh nhiệp nhà nước trong nền kinh tế thị trường của NCS. Vũ Quang Thọ (1996). Luận án này ñã hệ thống hóa và phát triển lý luận cơ bản về tiền lương trong nền kinh tế thị trường. ðặc biệt, luận án cũng ñưa ra vấn ñề về quan hệ giữa chi phí tiền lương và chi phí cận biên, ñây là một lý luận quan trọng làm cơ sở cho việc nghiên cứu phương thức trả lương linh hoạt sau này. - Về cơ chế, chính sách của tiền lương cấp ngành ngành, luận án tiến sỹ của NCS.Chu Tiến Quang (1996): “ðổi mới mô hình tổ chức và cơ chế ñổi mới ngành chè”. Trong luận án này, tác giả ñã ñề cập ñến cơ chế trả lương ñặc thù cho lao ñộng trong các doanh nghiệp ngành chè phù hợp mô hình tổ chức sản xuất mới. - Luận án của NCS Vũ Văn Khang (2002): “Hoàn thiện cơ chế trả lương cho người lao ñộng ở các doanh nghiệp thuộc ngành dệt may ở Việt Nam”. Trong luận án này, tác giả ñã hệ thống hóa lý luận về tiền lương và cơ chế trả lương cho người lao ñộng tại các doanh nghiệp dệt may và ñề xuất các quan ñiểm, giải pháp nhằm hoàn thiện cơ chế trả lương khi ngành dệt may hội nhập vào kinh tế thị trường.
  15. 6 - Luận án của NCS Trần Thế Hùng (2008): “ Hoàn thiện công tác quản lý tiền lương trong ngành ðiện lực Việt Nam”. Trong luận án này, tác giả ñã hệ thống hóa lý luận về tiền lương và cơ chế quản lý tiền lương của ngành ðiện lực Việt Nam hoạt ñộng theo cơ chế thị trường ñịnh hướng xã hội chủ nghĩa. Trong ñó, ñáng lưu ý tác giả ñã nêu nên một cách khái quát về tiền lương linh hoạt trong doanh nghiệp. - Song hành với việc nghiên cứu về tiền lương, Luận án của NCS Nguyễn Tiệp (1995): “ Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc áp dụng các mô hình thời gian làm việc linh hoạt của Cộng hòa Liên bang ðức vào các doanh nghiệp ở Việt Nam”. Trong luận án này, tác giả ñã làm sáng tỏ một số vấn ñề lý luận, phương pháp luận về “thời gian làm việc linh hoạt”, ñây là cơ sở cho việc tổ chức lao ñộng linh hoạt và nghiên cứu trả lương linh hoạt cho người lao ñộng. - Bên cạnh việc nghiên cứu thời gian làm việc linh hoạt, ðoàn nghiên cứu khảo sát của Bộ Lao ñộng – Thương binh và Xã hội ñã khảo sát và nghiên cứu tiền lương linh hoạt trả cho loại lao ñộng có chuyên môn cao ở Singapore. Trong nhiệm vụ khảo sát này, ðoàn nghiên cứu ñã chỉ ra kinh nghiệm trả lương linh hoạt của Singapore, trong ñó ñặc biệt nhấn mạnh việc trả lương theo cơ chế thị trường và phù hợp với tổ chức thời gian làm việc linh hoạt của người lao ñộng. - Năm 2004, Tác giả hoàn thành luận văn thạc sỹ về “Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng Dịch vụ kỹ thuật Dầu khí thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam”. Trong luận văn này, tác giả ñã hệ thống hóa các lý luận về tiền lương, phát triển và làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về phương thức trả lương linh hoạt trong doanh nghiệp nói chung và trong lĩnh vực Dịch vụ kỹ thuật dầu khí thuộc Tổng công ty Dầu khí Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, luận văn mới ñề cập ñến khái niệm và ñặc trương cơ bản của phương thức trả lương linh hoạt trong doanh nghiệp, phạm vi nghiên cứu mới dừng lại ở lĩnh vực dịch vụ kỹ thuật thuộc ngành Dầu khí. Nhiều vấn ñề vấn ñề còn cần tiếp tục nghiên cứu như tiền lương linh hoạt, ñặc trưng của tiền lương linh hoạt, yêu cầu và những ñiều kiện
  16. 7 tiến hành trả lương linh hoạt cho ñội ngũ lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao thuộc ngành Dầu khí, phạm vi trả lương linh hoạt ở các lĩnh vực khác như tìm kiếm thăm dò … ðây cũng ñồng thời là lý do thôi thúc tác giả tiếp tục nghiên cứu ñể vừa bổ sung thêm lý luận, vừa ñóng góp thiết thực cho việc nâng cao hiệu quả quản lý và sử dụng nguồn nhân lực nói chung, ñội ngũ chuyên môn kỹ thuật cao nói riêng của ngành Dầu khí trong quá trình công nghiệp hóa và hiện ñại hóa ñất nước. b. Nghiên cứu ngoài nước: Ở các nước, vấn ñề tiền lương, cơ chế trả lương ñã ñược các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu tiếp cận từ nhiều giác ñộ khác nhau. Có thể nêu một số công trình có liên quan: - Meculloch, J.Huston (1981): “Tiếp cận vĩ mô về tiền lương tối thiểu”. Trong tài liệu này, tác giả ñã phân tích những nhân tố kinh tế vĩ mô ảnh hưởng ñến việc xác ñịnh tiền lương tối thiểu một cách linh hoạt, như lao ñộng, việc làm, thị trường lao ñộng, vấn ñề lạm phát. - Abowd,A (1982): “Tiền lương ảnh hưởng ñến phân phối thu nhập”. Trong tài liệu này, tác giả ñã phân tích vấn ñề tiền lương tối thiểu, tiền lương ảnh hưởng ñến phân phối thu nhập, so sánh vấn ñề này ñược giải quyết linh hoạt ở một số nước khác nhau. - David Begg, Stanley Fisher, Rudiger Dormbusch (1991): “Kinh tế học”. Trong tài liệu này, tác giả ñã ñưa ra khái niệm về tiền lương và tiền lương kinh tế, mối quan hệ giữa chi phí tiền lương và chi phí cận biên. - Ghellab, Youcef (1998): “Tiền lương tối thiểu và thất nghiệp ở lao ñộng trẻ”. Trong tài liệu này, tác giả phân tích mối quan hệ giữa tiền lương nói chung và tiền lương tối thiểu nói riêng với vấn ñề thất nghiệp của lao ñộng trẻ. Tác giả ñưa ra những số liệu và luận giải, nếu tiền lương trả cao sẽ dẫn ñến thất nghiệp cao ở nhóm lao ñộng trẻ.
  17. 8 - Cathrine Saget (2006): “mức tiền lương tối thiểu cứng ở các nước ñang phát triển”. trong tài liệu này, tác giả ñã phân tích việc ñưa ra mức tiền lương tối thiểu cứng ở các nước ñang phát triển, trong ñó có Việt Nam ñể từ ñó ñề xuất các thang, bảng lương là chưa phù hợp, không khuyến khích tăng năng suất lao ñộng và hạn chế sự tự chuyển ñổi lao ñộng trong thị trường lao ñộng. Trên cơ sở ñó, tác giả khuyến cáo cần phải có sự linh hoạt hơn trong việc ñiều chỉnh lương tối thiểu ñể ñiều chỉnh các mức lương cho người lao ñộng. Tóm lại, vì tiền lương là mối quan tâm lớn của toàn xã hội, là chính sách kinh tế quan trọng của một quốc gia, thể hiện triết lý, quan ñiểm và nghệ thuật quản lý nguồn nhân lực của các chủ doanh nghiệp, nên ñã có nhiều công trình nghiên cứu ở các phạm vi, cấp ñộ và những hướng tiếp cận khác nhau. Tuy vậy tại Việt Nam, trong các ngành ñặc thù như Dầu khí, ðiện lực, Bưu chính viễn thông, Dịch vụ du lịch,… hiện chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu toàn diện, sâu sắc ñể có khả năng làm rõ thực trạng phương thức trả lương linh hoạt cho người lao ñộng theo yêu cầu của kinh tế thị trường. Không những thế, cùng với việc hình thành các tập ñoàn kinh tế từ các tổng công ty nhà nước, ñã xuất hiện nhiều vấn ñề mới mẻ thuộc cơ chế quản lý. Do ñó cần có những thay ñổi sâu sắc về tư duy quản lý, cơ chế ñiều hành và tổ chức bộ máy trong ñó có công tác tổ chức trả lương cho người lao ñộng. ðây cũng chính là ñòi hỏi khách quan về ñổi mới công tác quản lý tiền lương trong mô hình tập ñoàn. Vì vậy luận án Hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho người lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt nam không chỉ có ý nghĩa về lý luận và thực tiễn, mà còn ñáp ứng những yêu cầu cấp bách từ việc hoàn thiện chính sách quản lý cũng như mô hình tổ chức ngành, trong quá trình hội nhập. 3. Mục ñích nghiên cứu của luận án 3.1. Hệ thống hoá và phát triển lý luận về tiền lương và phương thức trả lương trả lương linh hoạt trong các doanh nghiệp theo những yêu cầu của kinh tế thị trường.
  18. 9 3.2. Phân tích và ñánh giá thực trạng phương thức trả lương linh hoạt cho người lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành Dầu khí Việt Nam. 3.3. Tổng kết những bài học kinh nghiệm từ thực tiễn, những tồn tại, hạn chế trả lương hiện hành trong ngành Dầu khí ñang thực hiện ñể xác ñịnh các ñiều kiện cần thiết, hợp lý vận dụng phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành Dầu khí Việt Nam theo yêu cầu của công nghiệp hoá và hiện ñại hoá ñất nước. 4. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án ðối tượng nghiên cứu của ñề tài là phương thức trả lương linh hoạt cho người lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong ngành dầu khí Việt Nam. Tuy vậy, xét theo quy mô và phạm vi hoạt ñộng, Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam là một tổ hợp các doanh nghiệp hoạt ñộng trên tất cả các lĩnh vực của ngành dầu khí từ tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí (khâu ñầu) ñến chế biến dầu khí (khâu giữa), vận chuyển, phân phối sản phẩm dầu khí (khâu cuối). Do vậy, có thể nói rằng, nghiên cứu phương thức trả lương linh hoạt trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ñã phản ánh khá toàn diện việc thực hiện phương thức trả lương linh hoạt trong ngành Dầu khí Việt Nam. Bên cạnh ñó, theo tên ñề tài ñã lựa chọn thì ñối tượng ñể thực hiện trả lương linh hoạt là người lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao, tức không xét ñến các ñối tượng là lao ñộng quản lý (người sử dụng lao ñộng hoặc người ñược ủy quyền sử dụng lao ñộng) trong doanh nghiệp kể từ phó trưởng phòng trở lên. Phạm vi nghiên cứu của ñề tài ñược giới hạn trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, trong ñó lấy các doanh nghiệp thành viên của Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ñảm bảo hai tiêu chí: Thứ nhất, các doanh nghiệp bố trí lao ñộng theo tổ chức lao ñộng linh hoạt, theo ñó là các doanh nghiệp làm các nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, vận chuyển dầu khí. Thứ hai, có sử dụng lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao ñòi hỏi phải thực hiện trả lương linh hoạt ñể phù hợp với biến ñộng giá công công lao ñộng trên thị trường.
  19. 10 Xuất phát từ hai tiêu chí trên, phạm vi nghiên cứu trong luận án là các doanh nghiệp: Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), Tổng công ty cổ phần Khoan và Dịch vụ khoan dầu khí (PVDrilling), Trường cao ñẳng nghề dầu khí (PVMTC) và Tổng công ty Thăm dò khai thác dầu khí (PVEP). Các nguồn số liệu thời kỳ 2003 – 2009 ñược sử dung trong Luận án. 5.Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu: Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; nghiên cứu lý luận kết hợp với ñiều tra khảo sát, phân tích, so sánh, tổng hợp. Số liệu sử dụng trong nghiên cứu bao gồm 02 nguồn số liệu sơ cấp và thứ cấp. Số liệu sơ cấp là số liệu thu ñược từ bảng hỏi (Questionaires) do tác giả Luận án thực hiện. Số liệu thứ cấp chủ yếu từ các báo cáo của ngành Dầu khí và các kết quả nghiên cứu ñã ñược công bố của một số tác giả trong và ngoài nước. - ðiều tra bằng bảng hỏi: Việc thu thập số liệu, thông tin trong nghiên cứu ñược thực hiện qua ñiều tra bằng bảng hỏi với ñối tượng ñiều tra là các chuyên gia, cán bộ quản lý công tác lao ñộng tiền lương, lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Bảng hỏi (phiếu ñiều tra) ñược thiết kế cho 2 nhóm, nhóm 1 là lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trực tiếp thực hiện các công việc phải trả lương linh hoạt trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Nhóm 2 bao gồm các chuyên gia, cán bộ quản lý công tác lao ñộng tiền lương thuộc Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. ðối tượng ñiều tra là các ñơn vị ñang thực hiện trả lương linh hoạt trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phiếu ñiều tra cho nhóm 1 gồm 20 câu hỏi chia làm 4 phần. Phần 1 từ câu hỏi số 1 ñến câu hỏi số 5 có mục ñích xác ñịnh một số thông tin cá nhân ñể thống kê theo ñộ tuổi, theo chức danh công việc, số năm kinh nghiệm công tác và trình ñộ cá nhân. Phần 2 từ câu hỏi số 6 ñến câu hỏi số 11 với mục ñích thu nhập về
  20. 11 ñến ñiều kiện lao ñộng, tổ chức lao ñộng; ý kiến nhận xét về việc tổ chức lao ñộng. Phần 3 từ câu hỏi số 12 ñến câu hỏi số 18 với mục ñích thu thập thông tin về trả lương linh hoạt, chế ñộ ñãi ngộ ; ý kiến ñánh giá về phương thức trả lương linh hoạt, chế ñộ ñãi ngộ. Phần 4 từ câu hỏi số 19 ñến câu hỏi số 20 nhằm thu thập các ý kiến về ñề xuất hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt. Phiếu ñiều tra cho nhóm 2 gồm câu hỏi chia làm 3 phần. Phần 1 từ câu hỏi số 1 ñến câu hỏi số 4 có mục ñích xác ñịnh một số thông tin cá nhân ñể thống kê theo ñộ tuổi, theo chức danh công việc, số năm kinh nghiệm công tác và trình ñộ cá nhân. Phần 2 từ câu hỏi số 5 ñến câu hỏi số 9 với mục ñích thu nhập ý kiến ñánh giá về tổ chức lao ñộng, trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phần 3 từ câu hỏi số 10 ñến câu hỏi số 15 với mục ñích thu thập các ý kiến ñể hoàn thiện phương thức trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao trong Tập ñoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam. Phạm vi các ñơn vị ñiều tra là các ñơn vị thực hiện nhiệm vụ tìm kiếm, thăm dò, khai thác, dịch vụ kỹ thuật Dầu khí ñang thực hiện trả lương linh hoạt cho lao ñộng chuyên môn kỹ thuật cao nên quá trình tổ chức ñiều tra, phiếu ñiều tra ñược tác giả luận án gửi trực tiếp ñến các ñơn vị phía Nam chủ yếu ở khu vực Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh khi tác giả ñi công tác. Hầu hết kết quả ñiều tra ñược gửi trực tiếp ngược lại cho cán bộ quản lý nhân sự của các ñơn vị và sau ñó chuyển trực tiếp cho tác giả khi ra Hà Nội công tác hoặc khi tác giả vào công tác. Phiếu ñiều tra ngẫu nhiên cho từng nhóm ñối tượng. Kết quả ñiều tra: Tổng số phiếu phát ra là 550 phiếu, bao gồm 520 phiếu cho nhóm 1 và 30 phiếu cho nhóm 2. Số phiếu hợp lệ thu về là 425 phiếu cho nhóm 1 và 25 phiếu cho nhóm 2. Xử lý kết quả ñiều tra: sau khi làm sạch, kết quả ñiều tra ñược xử lý bằng phần mềm SPSS và tổng hợp kết quả ñược thể hiện ở phụ lục luận án. Thời gian ñiều tra và xử lý số liệu, lập báo cáo tổng hợp ñược tiến hành trong hai năm 2008 và 2009.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
11=>2