intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

Chia sẻ: Nguyen Manh Tien | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:0

1.956
lượt xem
531
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam trình bày lý luận và thực tiễn về chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam, giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam

  1. i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC.................................................................................................................i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................... v DANH MỤC CÁC BẢNG ..................................................................................... vii DANH MỤC CÁC BIỂU ...................................................................................... viii DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ ..................................................................................... ix PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ........................................................................................................................ 1 1. Sự cần thiết khách quan của vấn đề nghiên cứu .................................................... 1 2. Những nghiên cứu có liên quan ............................................................................. 4 2.1. Một số nghiên cứu nước ngoài............................................................................ 4 2.2. Những nghiên cứu trong nước ............................................................................ 6 2.3. Xác định phần lý luận và thực tiễn cần bổ sung ............................................... 10 3. Mục đích, đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................... 10 3.1. Mục đích nghiên cứu......................................................................................... 10 3.2. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 11 4. Câu hỏi và phương pháp nghiên cứu ................................................................... 16 4.1. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................... 16 4.2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 18 5. Ý nghĩa và những đóng góp của luận án ............................................................. 23 5.1. Ý nghĩa lý luận .................................................................................................. 23 5.2. Ý nghĩa thực tiễn ............................................................................................... 23 5.3. Những đóng góp mới của luận án ..................................................................... 24 6. Kết cấu của luận án .............................................................................................. 25 Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG DOANH NGHIỆP ............................................................ 26 1.1. Nguồn nhân lực và chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ................ 26 1.1.1. Nguồn nhân lực .............................................................................................. 26
  2. ii 1.1.2. Tầm quan trọng của nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .............................. 31 1.1.3. Chất lượng nguồn nhân lực ............................................................................ 32 1.1.4. Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ............................................................. 41 1.2. Cách phân loại và tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp ....................................................................................................................... 42 1.2.1. Phân loại nguồn nhân lực ............................................................................... 42 1.2.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp.......... 44 1.2.2.1. Trí lực ........................................................................................................... 45 1.2.1.2. Thể lực ........................................................................................................ 47 1.2.1.3. Tâm lực ....................................................................................................... 48 1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp .... 51 1.3.1. Những yếu tố bên ngoài ................................................................................. 51 1.3.1.1. Xu thế hội nhập quốc tế .............................................................................. 51 1.3.1.2. Chính sách phát triển nguồn nhân lực của Việt Nam ................................. 54 1.3.1.3. Nhu cầu thị trường lao động ....................................................................... 55 1.3.2. Những yếu tố bên trong .................................................................................. 56 1.3.2.1. Đánh giá nguồn nhân lực ............................................................................ 56 1.3.2.2. Giáo dục và đào tạo ..................................................................................... 57 1.3.2.3. Tuyển chọn nhân lực .................................................................................... 59 1.3.2.4. Điều kiện làm việc ....................................................................................... 60 1.3.2.5. Thù lao cho nguồn nhân lực......................................................................... 61 1.3.2.6. Văn hóa doanh nghiệp ................................................................................. 62 1.4. Mô hình nghiên cứu .......................................................................................... 67 1.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của các doanh nghiệp trên thế giới ..................................................................................................................... 70 1.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nhật Bản ....................................................................................................................... 70 1.5.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Hàn Quốc ....................................................................................................................... 72 1.5.3. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của doanh nghiệp Nam Phi73
  3. iii 1.5.4. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về đào tạo phát triển nguồn nhân lực để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ..................................................... 75 1.5.5. Bài học kinh nghiệm về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .............................................................. 76 Chương 2. THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM ......... 78 2.1. Khái quát ngành nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ........................... 78 2.1.1. Lịch sử phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam........................ 78 2.1.2. Đặc điểm ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ..................................... 80 2.1.3. Sự phát triển doanh nghiệp và đặc điểm nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .............................................................. 85 2.1.4. Tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm đồ gỗ ............................................. 93 2.2. Thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ..................................................................................................... 95 2.2.1. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua trí lực ................................................ 95 2.2.1.1. Trình độ học vấn ......................................................................................... 95 2.2.1.2. Kỹ năng nghề nghiệp .................................................................................. 97 2.2.1.3. Kiến thức chuyên môn .............................................................................. 102 2.2.1.4. Thâm niên làm việc ................................................................................... 104 2.2.2. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua thể lực ............................................. 105 2.2.2.1. Thể chất nguồn nhân lực ........................................................................... 105 2.2.2.2. Sức khỏe nguồn nhân lực .......................................................................... 108 2.2.3. Chất lượng nguồn nhân lực thông qua tâm lực ............................................ 110 2.2.3.1. Thái độ làm việc của nguồn nhân lực ....................................................... 110 2.2.3.2. Tâm lý và khả năng chịu áp lực công việc................................................ 113 2.3. Phân tích sự tác động của các yếu tố thực tế ảnh hưởng tới chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam .................. 114 2.3.1. Đánh giá nguồn nhân lực ............................................................................. 114 2.3.2. Đào tạo nguồn nhân lực ............................................................................... 115 2.3.3. Lựa chọn và tuyển dụng nhân lực ................................................................ 116
  4. iv 2.3.4. Mức độ an toàn trong lao động sản xuất ...................................................... 117 2.3.5. Việc thực hiện các quy định của Nhà nước và mức độ hài lòng của người lao động ..................................................................................................................... 118 2.3.6. Ảnh hưởng của văn hóa doanh nghiệp ......................................................... 122 2.4. Đánh giá thực trạng chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam................................................................................. 124 2.4.1. Những thành tựu .......................................................................................... 124 2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân hạn chế ..................................................... 125 Chương 3. GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGUỒN NHÂN LỰC TRONG CÁC DOANH NGHIỆP CÔNG NGHIỆP CHẾ BIẾN GỖ VIỆT NAM ..................................................................................................................... 129 3.1. Định hướng phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ................. 129 3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam................................................................................. 140 3.2.1. Nhóm giải pháp nâng cao trí lực nguồn nhân lực ........................................ 141 3.2.2. Nhóm giải pháp nâng cao thể lực và tâm lực cho nguồn nhân lực .............. 150 3.2.3. Nhóm giải pháp về cơ cấu tổ chức và hoạt động quản trị tại các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ hiện đại Việt Nam .......................................................... 160 3.3. Các kiến nghị nhằm góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam ................................................. 163 3.3.1. Kiến nghị với Nhà nước ............................................................................... 163 3.3.2. Kiến nghị với Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam ...................................... 165 Kết luận chương 3 .................................................................................................. 167 PHẦN KẾT LUẬN .............................................................................................. 169 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 172
  5. v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Bộ LĐTBXH Bộ Lao động Thương binh và Xã hội BQP Bộ Quốc phòng BYT Bộ Y tế CLNNL Chất lượng nguồn nhân lực CBG Chế biến gỗ CĐ Cao đẳng CN Công nghiệp CNCBG Công nghiệp chế biến gỗ CNCBGVN Công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ĐB Đồng bằng ĐH Đại học DN Doanh nghiệp DNLD Doanh nghiệp liên doanh DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNNNN Doanh nghiệp ngoài nhà nước GS.TS Giáo sư. Tiến sỹ HĐ Hợp đồng KCN Khu công nghiệp KD Kinh doanh KT Kinh tế KTXH Kinh tế - xã hội LĐ Lao động LĐPT Lao động phổ thông LLLĐ Lực lượng lao động NCS Nghiên cứu sinh NL Nhân lực NNL Nguồn nhân lực
  6. vi Nxb Nhà xuất bản PGS.TS Phó giáo sư. Tiến sỹ PTKT Phát triển kinh tế SP Sản phẩm SX Sản xuất SXKD Sản xuất kinh doanh TB Trung bình TC Trung cấp TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam TP.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VN Việt Nam WB World Bank (Ngân hàng thế giới) XH Xã hội XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  7. vii DANH MỤC CÁC BẢNG Số Tên bảng Trang 1 Quy mô mẫu và kết quả khảo sát 22 1.1 Phân loại sức khỏe theo thể lực 48 2.1. Số lượng và phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 86 2.2. Quy mô doanh nghiệp phân chia theo lao động 87 2.3 Quy mô doanh nghiệp phân chia theo nguồn vốn 88 2.4. Nguồn nhân lực trong các DNDNCBG Việt Nam 89 2.5. Phân loại doanh nghiệp chế biến gỗ theo thành phần kinh tế 91 2.6. Cơ cấu sử dụng nguyên liệu gỗ của các DNCNCBGVN 95 2.7. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ tại 3 thị trường chính 95 2.8. Số liệu khảo sát về trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN 97 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động SXKD của các 2.9. 98 DNCNCBGVN Kỹ năng làm việc theo nhóm của lao động trực tiếp trong các 2.10 100 DNCNCBG gỗ hiện đại Việt Nam Khả năng hiểu biết về hóa chất trong ngành của NNL trong các 2.11 101 DNCNCBG hiện đại Việt Nam 2.12 Tỷ lệ đào tạo nghề của NNL trong các DNCNCBG hiện đại 103 2.13 Số nhân lực đào tạo dài hạn về chế biến gỗ sau khi vào DN 104 2.14 Chiều cao của NNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam 107 2.15 Cơ cấu cân nặng của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN 108 Thực trạng sức khỏe NNL SX trực tiếp trong các DNCNCBG 2.16 109 hiện đại Việt Nam Mức độ ốm đau, điều trị của NNL sản xuất trực tiếp trong các 2.17 110 DNCNCBG hiện đại Việt Nam Tình hình sức khỏe của NNL SX trực tiếp trong các DNCNCBG 2.18 111 hiện đại Việt Nam Thái độ tại nơi làm việc của NNL SX trực tiếp trong các 2.19 112 DNCNCBG hiện đại Việt Nam
  8. viii Áp lực công việc đối với NNL SX trực tiếp trong các DNCNCBG 2.20 114 hiện đại Việt Nam 2.21 Công tác đào tạo NNL của các DNCNCBG hiện đại VN 117 Mức độ an toàn trong LĐ của nhân lực SX trực tiếp tại các 2.22 119 DNCNCBG hiện đại Việt Nam Doanh nghiệp tham gia thực hiện các khoản trích theo quy định 2.23 120 đối với NNL trong các DNCNCBG Việt Nam 2.24 Chế độ đãi ngộ NNL các DNCNCBG tại Bình Định 121 Mức độ hài lòng đối với chế độ đãi ngộ NNL trong các 2.25 122 DNCNCBG hiện đại Việt Nam Văn hóa ảnh hưởng đến cách làm việc của NNL trong các 2.26 124 DNCNCBG gỗ hiện đại Việt Nam 2.27 Những nguyên nhân nguồn nhân lực thích làm việc độc lập 124 3.1. Yêu cầu về trí lực NNL trong các DNDNCBGVN đến năm 2025 150 3.2 Yêu cầu về thể lực và tâm lực NNL trong các DNCNCBGVN 161 DANH MỤC CÁC BIỂU Số Tên biểu Trang 2.1. Sự phân bố doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam 87 2.2. Cơ cấu DNCNCBG gỗ chia theo quy mô nguồn vốn 89 2.3 Nguồn nhân lực trong CNCBG phân chia theo vùng kinh tế 90 2.4 Cơ cấu loại hình doanh nghiệp trong CNCBG Việt Nam 91 2.5 Cơ cấu thị trường xuất khẩu sản phẩm đồ gỗ Việt Nam 92 Tỷ lệ nhân lực làm việc tại các khâu chế biến trong quá trình sản 2.6 93 xuất tại các DNCNCBG hiện đại Việt Nam 2.7 Sự phân bố rừng nguyên liệu cho các DNCNCBGVN 94 2.8 Tỷ lệ trình độ học vấn NNL các DNCNCBGVN 97 2.9. Số lượng lao động trực tiếp được đào tạo kỹ năng nghề 99 Kỹ năng phối hợp làm việc theo nhóm của NNL trong các 2.10 100 DNCNCBG hiện đại Việt Nam
  9. ix Khả năng hiểu biết về hóa chất trong ngành của NNL trong các 2.11 102 DNCNCBG hiện đại Việt Nam 2.12. Kỹ năng thiết kế SP của NNL tại các DNCNCBG hiện đại VN 102 2.13 Thâm niên làm việc của NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN 105 2.14 Cơ cấu tuổi NNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam 106 2.15 Chiều cao NNL trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam 107 2.16 Tỷ lệ cân nặng NNL trong các DNCNCBG hiện đại VN 108 Mức độ nghỉ làm và xin phép khi nghỉ của nhân lực trực tiếp 2.17 113 trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam Mức độ tán gẫu và tranh cãi tại nơi làm việc của nhân lực trực 2.18 113 tiếp trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam Tự giải quyết khó khăn trong công việc của nhân lực trực tiếp 2.19 115 trong các DNCNCBG hiện đại Việt Nam Mức độ hài lòng của NNL đối với chế độ đãi ngộ của các 2.20 123 DNCNCBG hiện đại Việt Nam DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Số Tên sơ đồ Trang 1. Cấu thành quá trình công nghệ sản xuất sản phẩm mộc 13 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng NNL trong các 1.1 65 DNCNCBG hiện đại Việt Nam Mô hình các tiêu chí đánh giá chất lượng NNL trong các 1.2 70 DNCNCBG hiện đại Việt Nam
  10. x
  11. 0
  12. 1 PHẦN MỞ ĐẦU VÀ TỔNG QUAN VỀ CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN 1. Sự cần thiết khách quan của vấn đề nghiên cứu Công cuộc đổi mới của nước ta hơn hai mươi năm qua đã và đang thu được những thành tựu hết sức to lớn và quan trọng. Đóng góp vào những thành tựu đó là sự phát triển của các doanh nghiệp trong nền kinh tế quốc dân. Các doanh nghiệp này trong những năm qua không chỉ tăng lên về số lượng mà còn tăng lên cả về chất lượng, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), sự đóng góp của các doanh nghiệp (DN) này làm thay đổi diện mạo kinh tế nước ta. Trong 7 năm qua, ngành công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam (CNCBGVN) tăng trưởng với tốc độ bình quân khoảng 20%/năm về giá trị và sản xuất (SX) với lượng sản phẩm chất lượng cao cho xuất khẩu (XK)[91]. Đặc biệt tốc độ tăng trưởng rất cao sau khi Việt Nam (VN) thực hiện chính sách mở cửa để trở thành thành viên đầy đủ của WTO. Hiện nay, cơ hội để sản phẩm (SP) gỗ VN bước vào thị trường toàn cầu đang rộng mở. Tuy nhiên, ngành cũng đang đối mặt với nhiều thách thức từ thị trường nội địa và quốc tế. Những thách thức, khó khăn đó đòi hỏi cần có sự đánh giá đầy đủ nhằm duy trì mức tăng trưởng của ngành CBGVN. Trong những thách thức đó, chất lượng nguồn nhân lực (CLNNL) là yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển, thành công hay thất bại của DN. Hầu hết các DNCBVN có quy mô nhỏ và vừa (khoảng 97%)[103], trình độ tay nghề NNL trong ngành CBG thấp và chủ yếu do truyền nghề theo truyền thống, mặc dù cũng là đào tạo trong công việc nhưng hoàn toàn không thể hiện được đó là NNL đã qua đào tạo. Số lượng các DNCBG tăng lên ngày càng nhiều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số các DN trong cả cước, đã thu hút được lực lượng lao động (LLLĐ) tham gia và ngày càng tăng lên với mọi trình độ khác nhau, đặc biệt là NNL trẻ góp phần tăng trưởng và phát triển kinh tế (PTKT). Đó là những thành tựu có ý nghĩa về mặt kinh tế–xã hội (KTXH) mà các DN vừa và nhỏ mang lại: giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân cả nước. Trong bối cảnh người lao động VN nói chung vẫn còn chịu ảnh hưởng của lề lối, phong cách làm việc của cơ chế KT cũ nhưng môi trường kinh doanh (KD)
  13. 2 thường xuyên biến động và thị trường cạnh tranh ngày càng gay gắt, hội nhập KT khu vực và thế giới nên VN không thể đứng ngoài quỹ đạo phát triển chung toàn cầu. Do vậy, có những vấn đề cần quan tâm là NNL trong các DN này có đủ trình độ đáp ứng yêu cầu công việc trong hoàn cảnh mới không, có nâng cao trình độ để thích nghi với tốc độ phát triển, với xu hướng phát triển của nền KTXH của đất nước hay không? Trong các báo cáo chính thức, VN luôn khẳng định mình là một quốc gia có NNL dồi dào, có khả năng đáp ứng được yêu cầu phát triển KTXH. Tuy nhiên, trên thực tế CLNNL Việt Nam còn thấp và thiếu rất nhiều LĐ có trình độ cao, đặc biệt là LĐ trực tiếp. Ngành gỗ đang trong giai đoạn phát triển với tốc độ trung bình 20%/năm, là một trong 5 ngành hàng XK chủ lực của quốc gia. Năm 2010, kim ngạch XK gỗ và các SP gỗ đạt 3 tỷ USD trong 71 tỷ USD tổng kim ngạch XK hàng hóa. Năm 2011, kim ngạch XK gỗ và các SP gỗ chiếm 4,2 tỷ USD trong 96,3 tỷ USD[91]. NNL có tay nghề, đội ngũ quản lý trung cao cấp có trình độ là yêu cầu bức thiết đối với các DN. Nhưng tất cả còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được sự phát triển của ngành đang là bài toán khó giải khi VN chưa có đủ trường đào tạo nghề CBG cho ngành, bản thân DN cũng không đủ khả năng tự đào tạo. Thực tế hiện nay cầu về NNL của ngành CNCBG rất lớn nhưng cung không đáp ứng đủ cầu. Toàn ngành có khoảng 2600 DN, sử dụng khoảng 250.000 NL trong đó 96% là các DN ngoài nhà nước, chủ yếu là các DN có quy mô nhỏ và vừa cả về số NL và quy mô vốn[91,105]. Sau thời kỳ khủng hoảng KT toàn cầu, ngành CNCBGVN cũng đang đà phát triển trở lại nhưng sự thiếu hụt LĐ tham gia vào ngành tạo thành rào cản đối với Ngành. Số nhân lực chưa qua đào tạo chiếm đại đa số và chủ yếu là lao động phổ thông (LĐPT). Theo quan niệm về đào tạo, các LĐPT chỉ qua các lớp tập huấn, bồi dưỡng nghề theo hướng chỉ dẫn, chỉ việc thì chưa được coi là đã qua đào tạo. Thêm vào đó, khi thiếu NL các DN tìm cách thu hút nhân công [91] của nhau tạo nên biến động về NNL trong ngành rất lớn (20%–50%) . Đội ngũ công nhân kỹ thuật sử dụng máy móc thiết bị hiện đại và thợ mộc, trạm trổ, thiết kế mẫu…thực sự cần thiết nhưng lại khan hiếm, các LĐPT lại không phù hợp với yêu cầu công việc. Đó là một nghịch lý mà các DN trong ngành đang phải đối mặt.
  14. 3 Để nghiên cứu thực trạng NNL và nhu cầu thực tiễn về CLNNL trong các DNCNCBG hiện đại VN thông qua tìm hiểu thực trạng NNL tại các DNCNCBG hiện đại, qua thực tế thu hút và sử dụng lao động tại các DN, đồng thời tìm ra những nguyên nhân còn tồn tại để từ đó hình thành các giải pháp nâng cao CLNNL các DNCNCBG hiện đại VN. Đó là điều kiện cần để ngành CNCBG giữ vững tốc độ tăng trưởng và từng bước phát triển bền vững, để nâng cao được lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế, để gỗ luôn là ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Điều quan trọng nhất là hiện nay có rất nhiều tiêu chí khác nhau của các tác giả, các trường phái khác nhau đánh giá về CLNNL. Tuy nhiên, sự không thống nhất trong các quan điểm của các trường phái gây nên những tranh cãi, tạo ra nhiều cách hiểu khác nhau cho người đọc. Vì vậy, NCS thấy cần phải xây dựng một hệ thống các tiêu chí để đánh giá CLNNL cho ngành CNCBGVN, tạo sự thống nhất trong đánh giá về NNL trong các DNCNCBG hiện đại này là hết sức quan trọng và cần thiết. Đó còn là một sự trăn trở rất lớn đối với các nhà quản trị trong DN khi CLNNL ảnh hưởng đến tiến độ và hiệu quả hoạt động SXKD. NNL trong hoạt động sản xuất kinh doanh có vị trí và vai trò hết sức quan trọng. Doanh nghiệp có thể đầu tư máy móc thiết bị hiện đại nhưng máy móc không thể thay thế được toàn bộ công việc trong doanh nghiệp, máy móc thiết bị chỉ là công cụ hoạt động dưới sự điều khiển và quản trị của NNL. Nâng cao chất lượng NNL để NNL sử dụng, quản trị được máy móc, thiết bị tốt hơn và đặc biệt là quản trị được chính NNL tốt hơn. Do vậy, vị trí và vai trò của NNL và nâng cao chất lượng NNL là không thể thiếu, mang tính chất quyết định sự thành bại của DN. Về mặt tương lai lâu dài, đó chính là sự tăng trưởng và phát triển của DN trong ngành; là uy tín, thương hiệu của một ngành KT tạo nên sức cạnh tranh quốc gia. Như vậy, vấn đề đặt ra cần có câu trả lời thoả đáng và rất cần thiết cho các DNCNCBG là “Làm thế nào để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực?”. Đây là một câu hỏi rất cần thiết cho các nhà quản lý NNL không chỉ trong ngành CNCBG, mà có thể cho các ngành khác. Điều đó cần được tìm hiểu, phân tích, đánh giá thông qua nhu cầu thực tiễn về CLNNL về thái độ, kiến thức, kỹ năng, thể chất... của họ để tìm ra đâu là nguyên nhân khiến cho CLNNL trong các DNCNCBG thấp như hiện nay.
  15. 4 Xuất phát từ những yêu cầu lý luận và thực tiễn này, NCS chọn chủ đề “Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trong các doanh nghiệp công nghiệp chế biến gỗ Việt Nam” làm luận án tiến sỹ. 2. Những nghiên cứu có liên quan 2.1. Một số nghiên cứu nước ngoài Các nhà nghiên cứu và các học giả dưới các góc độ nghiên cứu khác nhau cũng có những nhận định về CLNNL theo giác độ tiếp cận và cái nhìn của họ. Susan M.Healthfield - một chuyên gia về NNL, là thành viên của Hiệp hội quản lý NNL và Hội đào tạo và phát triển Mỹ. Dưới góc độ là một chuyên gia nghiên cứu về NNL cũng như là một nhà quản lý, Susan Healthfield đã đưa ra những tiêu chí được coi là thước đo về CLNNL trong DN bao gồm: sự nhận thức, kỹ năng làm việc, ứng dụng công nghệ, thái độ, sự tin tưởng, sự nhạy cảm, đặc tính cá nhân… của NNL[146]. Đây hoàn toàn là cách đánh giá những nghiên cứu về NNL với tri thức, phong cách làm việc, suy nghĩ và hành động dựa trên môi trường làm việc hiện đại và phát triển. Trong cách đánh giá này đề cao ý thức, văn hóa, kỷ luật LĐ tốt dẫn đến nắm bắt, nhận thức và hội tụ được các kiến thức và kỹ năng cần thiết cho sự thực hiện công việc của NNL hiện đại. Trong cách nhìn nhận này cũng đề cao những tư tưởng và giá trị cá nhân, những cảm nhận của bản thân mỗi người về ý nghĩa của cuộc sống và những hoạt động để được xã hội công nhận công hiến của NNL. Tuy nhiên, nhược điểm của sự đánh giá này ở chỗ: những giá trị về mặt tư tưởng này không phải bất cứ một người nào, ở bất kỳ tầm nhận thức nào cũng có thể hiểu rõ được tư tưởng và giá trị đó. Do đó, có những hiện tượng biến cái tư duy đó thành cái tôi cá nhân và tôn thờ việc thỏa mãn cái tôi đó chứ không phải sự cống hiến trí tuệ để được công nhận trong xã hội (XH). Một nghiên cứu của William R.Racey trong cuốn The Human Resources Glossary: The Complete Desk Reference for HR Executives, Managers, and Practitioners (1991) đã nhìn nhận NNL của tổ chức là tất cả những người làm việc trong tổ chức đó, là tài sản của tổ chức đó nhưng không giống tài lực hay vật lực, mà tài sản này biết tạo ra các mối quan hệ, giao dịch và làm giàu cho tổ chức[153]. Chính vì có quan niệm như vậy nên việc đánh giá tài sản đó có chất lượng hay không
  16. 5 thì phải có kiến thức để làm việc, có ý thức làm việc để tạo ra của cải làm giàu cho tổ chức. Như vậy, có thể nói dưới mỗi góc nhìn khác nhau chúng ta lại có một quan điểm để đưa ra những nhận xét và sử dụng làm thước đo về CLNNL theo quan điểm tiêng đó. Để có những đánh giá thống nhất hơn đối với CLNNL, tổ chức Liên hợp quốc đã đưa ra một thang đo mang tính tổng hợp: đó là trình độ lành nghề, là kiến thức của toàn bộ cuộc sống của con người, là tiềm năng để phát triển KTXH và cho cộng đồng. Tuy nhiên, đây là một cách nhìn tổng quát về CLNNL chung cho tất cả các quốc gia, các ngành và các tổ chức có sử dụng nguồn lực con người. Nếu áp dụng cách đánh giá này cho các ngành riêng lẻ, cho từng DN trong mỗi lĩnh vực hoạt động khác nhau sẽ không có tính cụ thể và chính xác. Do đó, tùy theo từng khu vực, từng ngành nghề với môi trường sống và làm việc khác nhau cần có các tiêu thức chi tiết và cụ thể hơn để đánh giá về CLNNL. Tác giả Gill Palmer – Trường đại học Wollongong (New South Wales, Australia), Bà đã có rất nhiều nghiên cứu khoa học khác nhau. Đặc biệt trong cuốn British Industrial Relations (1993) cùng với tác giả Howard F.Gospel, đã tìm hiểu mối quan hệ giữa người LĐ và người sử dụng LĐ trong quan hệ LĐ ở Anh và đánh giá về CLNNL thông qua mối quan hệ đó[132]. Tuy nhiên, mỗi quốc gia lại có môi trường, điều kiện sống và làm việc, tốc độ phát triển kinh tế không giống nhau nên các đánh giá mang tính chất tham khảo, áp dụng trong từng thời kỳ hoặc thời điểm nhất định. Ian Saunders – Trường Queensland University of Technology trong đề tài nghiên cứu Understanding quality leadership (1996) đã chỉ ra các đặc điểm để đánh giá NNL nhưng chủ yếu là NNL quản lý. Ông cho rằng nếu người quản lý làm tốt chức năng và vai trò lãnh đạo của mình thì các nhân viên khác sẽ phục tùng và làm theo. Nếu người quản lý không thực hiện được đầy đủ, nghiêm túc vai trò của mình thì việc các nhân viên thực hiện nhiệm vụ không chuẩn, không sáng tạo thì không thể đổ lỗi cho nhân viên[133]. Theo quan điểm này, nghiên cứu sinh (NCS) thấy rằng khi đánh giá CLNNL thì cần đánh giá CLNNL làm công tác quản lý trước và lấy đó làm căn cứ để đánh giá NNL là các nhân viên, những người làm việc trực tiếp trong
  17. 6 DN hay tổ chức. Tuy nhiên, không phải bất cứ ngành nghề nào cũng có thể sử dụng được cách đánh giá này nên việc tham khảo áp dụng cũng cần được lựa chọn kỹ lưỡng đối với mỗi ngành nghề khác nhau. 2.2. Những nghiên cứu trong nước Trong những năm gần đây, một số các công trình nghiên cứu khoa học mang tính chuyên sâu có liên quan đến CLNNL trong các lĩnh vực khác nhau được công bố. Nhiều tác giả có sự quan tâm và thấy sự nhức nhối trong vấn đề NNL VN nói chung dồi dào về số lượng nhưng khan hiếm về chất lượng, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Do đó, sự tâm huyết thôi thúc các tác giả nghiên cứu về CLNNL trong các ngành, các lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế xã hội. PGS.TS. Phùng Rân với bài “Chất lượng nguồn nhân lực, bài toán tổng hợp cần có lời giải đồng bộ”[92] đã trăn trở với vấn đề CLNNL đã đưa ra nhận định rằng: sự hưng thịnh hay suy vong của một quốc gia (mang tầm vĩ mô) hay sự thành công của một tổ chức (tầm vi mô) đều dựa vào NNL và trình độ có được của NNL đó. Tuy nhiên, đến nay chưa có lời giải xác đáng cho vấn đề CLNNL này mặc dù luôn có chiến lược phát triển NNL cho quốc gia và các chính sách NNL cho việc thực hiện các chiến lược phát triển NNL đó. Vấn đề PGS.TS. Phùng Rân trăn trở không chỉ là vấn đề của một thời điểm hay một thời kỳ nhất định, mà đó là một vấn đề cần được quan tâm trong chiến lược phát triển tổng thể và dài hạn của một quốc gia, một ngành và của từng DN. Một quốc gia muốn phát triển, có sánh vai với tốc độ tăng trưởng và phát triển của các nước phát triển hiện đại được hay không chủ yếu nhờ vào lợi thế cạnh tranh về NNL. Đó là chìa khóa, là đầu mối của để có những quyết sách và chiến lược thành công. Cẩm nang ngành lâm nghiệp (2006) do kỹ sư Nguyễn Tôn Quyền – Phó chủ tịch hiệp hội gỗ và Lâm sản VN chủ biên cùng với các kỹ sư Trịnh Vỹ, Huỳnh Thạch và TS. Vũ Bảo đã cung cấp cho độc giả nói chung và những người nghiên cứu về ngành CNCBG nói riêng một tài liệu những vấn đề cơ bản nhất về ngành CNCBGVN: tài nguyên rừng VN, các cách phân loại gỗ và CBG cơ bản[88]. Từ những kiến thức này có thể thấy sự liên quan trong việc khai thác, bố trí và sử dụng NNL trong ngành.
  18. 7 Hiệp hội gỗ và Lâm sản VN là một trung tâm cung cấp rất nhiều thông tin về ngành cũng như về các đối tác nước ngoài cho các cá nhân và DN trong ngành CNCBG. Các DN lớn như Trường Thành không chỉ có nghiên cứu về thị trường KD trong nước và trên thế giới, mà Tổng giám đốc-Ông Võ Trường Thành-một người có rất nhiều thành công trong xây dựng và phát triển DN trong ngành CNCBG, đã có những trải nghiệm trong quản lý NNL và phát triển NNL của Trường Thành. Trường Thành là một doanh nghiệp lớn trong ngành CNCBG Việt Nam, có sự ảnh hưởng nhất định trong các hoạt động của ngành. Ngoài ra, Trường Thành còn liên kết với một trung tâm của Đức trong việc gây dựng Trung tâm đào tạo cho LĐ kỹ thuật cho DN và cho DN khác có nhu cầu và cho cả học viên nước ngoài. Đó là một trong những thắng lợi và tự hào của ngành CNCBGVN. Ngoài ra, với sự hiểu biết và tâm huyết của bản thân với Ngành CNCBGVN, kỹ sư Nguyễn Tôn Quyền còn nhiều bài viết, những nhận định và đánh giá về Ngành và NNL trong ngành ở từng giai đoạn khác nhau trong quá trình phát triển của Ngành[88]. Điều đó không chỉ giúp cho NCS trong quá trình nghiên cứu đề tài mà còn giúp cho ngành CNCBG có những thông tin, những nhận định giúp ích cho các DN trong ngành quản lý và định hướng các hoạt động của họ. Tác giả Phan Ánh Hè với những bài nói về thực trạng ngành công nghiệp CBG Việt Nam và giải pháp ứng phó với thay đổi của thị trường thế giới. Tác giả Phan Ánh Hè đã có những nghiên cứu về ngành CNCBGVN, tìm hiểu về thuận lợi và khó khăn của ngành tại thị trường trong nước và trên thế giới, những thách thức mà ngành còn đối mặt và đưa ra những giải pháp cho ngành trong những năm tới[45,46,47]. Đề tài nghiên cứu “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức quản lý Nhà nước đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa” của tác giả Nguyễn Bắc Sơn (2005) đi sâu phân tích thực trạng đội ngũ cán bộ công chức trong khu vực quản lý nhà nước để thấy rõ những ưu điểm và hạn chế còn tồn tại của NNL này, đồng thời tìm ra những nguyên nhân có được các ưu điểm cũng như những tồn đọng trong việc sử dụng đội ngũ cán bộ công chức, cán bộ quản lý Nhà nước trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước. Tuy nhiên, đó là nghiên cứu về NNL trong quản lý Nhà nước chứ không phải trong các DN hoạt động KD.
  19. 8 Đề tài nghiên cứu khoa học làm luận án tiến sỹ “Nâng cao chất lượng đội ngũ công chức hành chính nhà nước tỉnh Hải Dương” của tác giả Nguyễn Kim Diện (2008) cũng đã đề cập đến CLNNL trong lĩnh vực hành chính sự nghiệp. Những phân tích đánh giá thực trạng NNL thực hiện công tác hành chính với những thành công và hạn chế trong nhất định thuộc tỉnh Hải Dương, những phân tích đánh giá này có thể là điển hình đại diện cho đội ngũ công chức hành chính nói chung nhưng không đại diện cho NNL trong lĩnh vực hoạt động kinh tế. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước KHXH 05-03 (GS-TS. Nguyễn Phú Trọng làm chủ nhiệm đề tài) “Luận chứng khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước” đã đúc kết và đưa ra những quan điểm, sự định hướng trong việc sử dụng các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nói chung và trong các lĩnh vực khác nhau của đời sống KTXH. Nhưng như vậy, trong mọi hoạt động của đời sống KT không chỉ có đội ngũ cán bộ, mà tham gia vào lực lượng LĐ một quốc gia, một ngành còn có đội ngũ công nhân có thể qua đào tạo hoặc không qua đào tạo là LĐPT... Do đó, đề tài là một tài liệu được tham khảo hữu ích nhất trong trường hợp liên quan đến cán bộ là công chức trong các đơn vị hành chính sự nghiệp. Đề tài nghiên cứu khoa học “Nâng cao năng lực của cán bộ quản lý trong các doanh nghiệp quốc doanh ở Hà Nội” của tác giả Nguyễn Vĩnh Giang (2004) đặt trọng tâm tìm giải pháp nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý trong các DN quốc doanh. Đề tài cũng chưa chỉ rõ cần có các tiêu chí nào đánh giá năng lực của NNL làm công tác quản lý. Thông qua phân tích về năng lực thực tế làm việc của NNL làm công tác quản lý chính là một phần thể hiện CLNNL này. Tuy nhiên, hầu hết các DN không chỉ có đội ngũ cán bộ quản lý mà còn có các đối tượng khác. Do đó, đề tài này không thể là đại diện đầy đủ trong việc phân tích về CLNNL của một DN. Đề tài “Các giải pháp chủ yếu nâng cao CLNNL phục vụ nhu cầu CNH, HĐH đất nước” của tác giả Phan Thanh Tâm (2000) chú trọng phân tích thực trạng NNL trong nước và đưa ra các giải pháp có thể giúp nâng cao được CLNNL trong quá trình CNH, HĐH đất nước.
  20. 9 Với quan điểm phát triển NNL cũng nhằm nâng cao CLNNL, NCS tham khảo đề tài “Phát triển NNL trong DN vừa và nhỏ của Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế” của tác giả Lê Thị Mỹ Linh (2009) đã phân tích, đánh giá thực tiễn để hiểu rõ những mặt được và chưa được về phát triển NNL trong các DN vừa và nhỏ ở VN. Một trong những đặc điểm chung tương đồng trong đề tài của tác giả Lê Thị Mỹ Linh và NCS là: hầu hết là các DNCNCBG có quy mô vừa và nhỏ nên NCS tham khảo một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác phát triển NNL chủ yếu cho các DN vừa và nhỏ. Đề tài “Phát triển nguồn nhân lực cho CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn” của Đào Quang Vinh (2006) với góc nhìn cơ cấu NNL VN còn chiếm phần lớn trong SX nông nghiệp. Tham vọng giải quyết được vấn đề NNL nông thôn bằng việc phát triển cũng nhằm nâng cao CLNNL nông thôn cho quá trình CNH, HĐH đất nước. Đề tài “Giải pháp phát triển lực lượng lao động ngành công nghiệp của Tp.HCM theo hướng CNH, HĐH” của tác giả Đặng Ngọc Tùng (Chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam hiện nay) đã đi sâu phân tích về NNL trong công nghiệp của riêng Tp. HCM để đưa ra các giải pháp hỗ trợ phát triển NNL ngành công nghiệp theo hướng CNH, HĐH. Các tài liệu về quy hoạch phát triển các ngành công nghiệp theo vùng lãnh thổ đến năm 2010, tầm nhìn đến 2020, công tác qui hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp cho 6 vùng lãnh thổ (theo cách phân vùng của Bộ Công nghiệp), trong đó có ngành công nghiệp chế biến lâm sản. Sách của tác giả Đặng Văn Phan (chủ biên) (1991), Đánh giá hiện trạng kinh tế (công nghiệp, nông - lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung), Nxb Chính trị Quốc gia. Thông qua các số liệu từ các niên giám thống kê của Trung ương và địa phương, từ tài liệu điều tra cơ bản, từ các dự án qui hoạch của 7 tỉnh giáp biển miền Trung, hệ thống theo 4 lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và CNCB mà tác giả đã nghiên cứu và đưa ra những nhận định và đánh giá về hiện trạng về công nghiệp, nông lâm nghiệp, CNCB các tỉnh giáp biển miền Trung. Ngoài các đề tài trên, NCS còn nghiên cứu, tham khảo các bài viết, các công trình khoa học là các sách, các giáo trình, tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên khảo...
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2