Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long
lượt xem 6
download
Nội dung của đồ án trình bày đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai trên địa bàn nghiên cứu; phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro của nông hộ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ; đề xuất một số giải pháp giảm thái độ sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế nông nghiệp: Thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp của nông hộ ở đồng bằng Sông Cửu Long
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ VĂN DỄ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT BẮP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 Cần Thơ, 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ LÊ VĂN DỄ THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT BẮP CỦA NÔNG HỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP MÃ NGÀNH: 9 62 01 15 HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM LÊ THÔNG Cần Thơ, 2021
- TÓM TẮT Nghiên cứu này đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro của nông hộ đến hiệu quả kinh tế trong canh tác bắp lai của nông hộ ở đồng bằng sông Cửu Long. Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thu thập được từ một cuộc khảo sát 256 nông hộ trồng bắp lai trên địa bàn nghiên cứu. Thái độ đối với rủi ro được đo lường bằng phương pháp thực nghiệm của Eckel & Grossman, bằng trò chơi lựa chọn rủi ro có trả thưởng thật sự. Hệ số e sợ rủi ro trong trò chơi được xác định dựa vào hàm hữu dụng với giả định rủi ro từng phần không đổi (CPRA). Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỉ lệ nông hộ có thái độ cực kỳ sợ rủi ro chiếm đến 46,48%; có thái độ rất sợ chiếm 21,88%; có thái độ sợ ở mức trung bình chiếm 13,28%; có thái độ e ngại rủi ro vừa phải chiếm 6,25%; có thái độ ít e ngại đến trung dung đối với rủi ro chiếm 2,34% và 9,77% có thái độ ưa thích đối với rủi ro. Kết quả ước lượng từ mô hình hồi quy logit thứ tự (Ordered logit Regression) còn cho thấy rằng, các yếu tố: học vấn, sự tham gia các tổ chức đoàn thể tại địa phương, kinh nghiệm sản xuất, tham gia tập huấn sản xuất của nông dân và sự đa dạng hóa thu nhập có ảnh hưởng đến thái độ rủi ro của nông hộ. Việc kiểm định về mối quan hệ của thái độ rủi ro và việc sử dụng đầu vào tối ưu trong sản xuất, kết quả chưa thấy rõ mối quan hệ của thái độ đối với rủi ro khác nhau và quyết định sử dụng đầu vào tối ưu của các nông hộ. Nhìn chung, các nông hộ đều không chọn được mức đầu vào tối đa hóa lợi nhuận trong sản xuất. Ngoài ra, nghiên cứu này còn ước lượng hiệu quả kinh tế và phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, được ước lượng từ hệ phương trình đồng thời của hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên Cobb-Douglas và hàm phi hiệu quả. Kết quả ước tính cho thấy hiệu quả kinh tế trung bình đạt được là 70,65%. Hiệu quả kinh tế có sự chênh lệch giữa các nông hộ là do sự khác biệt về trình độ kỹ thuật canh tác và khả năng lựa chọn đầu vào tối ưu giữa các nông hộ. Ngoài ra, các yếu tố có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế là thái độ sợ rủi ro của nông dân, trình độ học vấn của chủ hộ, số lao động trong hộ gia đình, diện tích canh tác và tỷ lệ thu nhập từ sản xuất bắp trong tổng thu nhập của nông hộ. Dựa trên kết quả nghiên cứu, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm giảm bớt thái độ e sợ rủi ro của nông hộ và nâng cao hiệu quả kinh tế trong iii
- sản xuất: Thứ nhất, xây dựng và phát triển liên kết trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Thứ hai, nông hộ cần đa dạng hóa thu nhập thông qua đa dạng hóa sản xuất trên cơ sở phân bổ lại nguồn lực sản xuất, đặc biệt là nguồn lao động trong hộ. Thứ ba, nhà nước nên định hướng xây dựng mô hình dịch vụ bảo hiểm nông nghiệp thí điểm trên cây bắp. Thứ tư, nhà nước tiếp tục tuyên tuyền, nhằm nâng cao nhận thức của nông dân trong việc quyết định sử dụng các nguồn lực đầu vào trong sản xuất, cũng như kiến thức kinh tế, thị trường cho nông dân. Thứ năm, khuyến khích mở rộng diện tích, quy mô sản xuất cấp nông hộ gắn với sự hỗ trợ của nhà nước trong xây dựng mối liên kết sản xuất tiêu thụ, và định hướng thị trường. Cuối cùng, nhà nước cần phải quy hoạch và phân vùng tập trung sản xuất, để có chiến lược đầu tư và tổ chức sản xuất có hiệu quả. Ngoài ra, kết quả của nghiên cứu còn có một số ý nghĩa về mặt học thuật, đóng góp phong phú thêm cho tư liệu nghiên cứu thực nghiệm trong đo lường rủi ro, làm sơ sở cho việc nghiên cứu trên các đối tượng khác trong nông nghiệp. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn là tư liệu khoa học cho cơ quan chuyên môn có thể tham khảo vận dụng xây dựng chính sách trong việc quản lý nông nghiệp. iv
- ABSTRACT This study attempts to measure risk attitudes of hybrid maize farmers and analyze the influence of farmers' risk attitudes on the economic efficiency in hybrid maize cultivation in the Mekong Delta. The study uses the data collected from a household survey of 256 maize farmers in the Mekong Delta. Attitudes towards risk of maize farmers are measured by the Eckel Grossman's empirical method, using an experimental gambling approach with real payoffs. Risk aversion coefficients are determined by the utility function under constant partial risk assumption (CPRA). The estimation results show that the percentage of extremely risk-averse farmers is 46.48%; 21.88% of farmers are severely risk-averse; 13.28% are intermediate; 6.25% are moderate; 2.34% are slight to neutral toward risk and 9.77% are neutral to preferring risk. The estimation results of the Ordered logistic regression model show that education, participation in social organizations and in training programs, production experience of the farmers and household income diversification are the main factors influencing risk attitudes of the farmers. The test of the relationship of farmers' risk attitudes and optimal use of inputs in production, the results of which do not clearly see the relationship of attitudes to different risks and the decision to use optimal inputs of the farmers. In general, most of farmers are unable to choose the optimal levels of inputs. In addition, this study also attempts to estimate economic efficiency and its determinants by jointly estimating the Cobb-Douglas stochastic profit frontier function and the inefficiency function. The estimation results show that the mean of economic is 70.65%. The economic efficiency largely varies across farms due to the big gap in farming techniques and the ability of choosing optimal inputs across farms. In addition, significant determinants of efficiency are risk attitude of farmers, education level of the household head, number of labours in the household, cultivated area, ratio of maize income to total household income. Based on the research results, the author has proposed solutions to reducing the risk aversion of farmers and improving economic efficiency in production. First, building and develop links in the production and consumption. Second, household income diversification are also the solution to reducing risk aversion through diversifying household production based on v
- reallocating production resources, especially labor resources in the household. Third, the state should orient the building of model of agricultural insurance service in production maize. Fourth, the state continues to propagate, to raise awareness of farmers in deciding to use input resources in production, as well as economic knowledge, market for farmers. Fifth, encourage the expansion of production acreage and scale at the farm household level in association with the State's support in building production and consumption linkages, and orienting the marke. Finally, the state should plan production areas towards concentration, in order to have a better investment strategy for production. Besides, the results of the study also have some academic implications, enriching the empirical literature in risk measurement, serving as a basis for research on other subjects in Agriculture. In addition, the research results are also scientific documents for agencies to refer to and develop policies in agricultural management. vi
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN ............................................................................................ i LỜI CAM ĐOAN ..................................................................................... ii TÓM TẮT ................................................................................................ iii ABSTRACT .............................................................................................. v MỤC LỤC ............................................................................................... vii DANH MỤC BẢNG ................................................................................. x DANH MỤC HÌNH ................................................................................. xi DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. xii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU ..................................................................... 1 1.1 Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết ............................................................. 1 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn ............................................................. 3 1.2 Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................... 5 1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu ............................................................ 5 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu ............................................................ 5 1.3 Câu hỏi nghiên cứu ..................................................................................... 5 1.4 Các giả thuyết nghiên cứu ........................................................................... 6 1.5 Phạm vi nghiên cứu ..................................................................................... 6 1.5.1 Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 6 1.5.2 Phạm vi không gian .............................................................................. 6 1.5.3 Phạm vi thời gian .................................................................................. 7 1.5.4 Phạm vi nội dung nghiên cứu ............................................................... 8 1.6 Cấu trúc của luận án .................................................................................... 9 1.7 Đóng góp của luận án ................................................................................ 10 1.8 Hạn chế của luận án .................................................................................. 11 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ... 12 2.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................. 12 2.1.1 Lý thuyết rủi ro và đo lường thái độ đối với rủi ro ............................. 12 vii
- 2.1.2 Hiệu quả kinh tế và phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế ............ 28 2.1.3 Thái độ rủi ro với việc sử dụng đầu vào và hiệu quả sản xuất............40 2.1.4 Kiểm định việc sử dụng đầu vào tối ưu..............................................45 2.1.5 Mô hình lý thuyết về mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế ..........................................................................................47 2.2 Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................... 49 2.2.1 Tổng quan nghiên cứu về đo lường rủi ro .......................................... 49 2.2.2 Thái độ rủi ro với hiệu quả và các quyết định khác trong sản xuất ... 56 2.3 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 59 2.3.1 Cách tiếp cận và khung nghiên cứu.................................................... 59 2.3.2 Phương pháp thu thập số liệu ............................................................. 60 2.3.3 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu ................................................. 61 2.4 Tóm tắt chương .......................................................................................... 73 CHƯƠNG 3 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .............. 75 3.1 Tổng quan về vùng ĐBSCL ...................................................................... 75 3.1.1 Vị trí địa lý và một số điều kiện tự nhiên ........................................... 75 3.1.2 Một số điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................ 78 3.1.3 Chính sách chuyển đổi trong xuất nông nghiệp của vùng.................. 79 3.1.4 Tình hình chuyển đổi sản xuất trên địa bàn khảo sát ......................... 82 3.2 Tình hình sản xuất bắp của Việt Nam và ĐBSCL ..................................... 84 3.2.1 Tình hình sản xuất bắp của Việt Nam ................................................ 84 3.2.2 Tình hình sản xuất bắp ở Đồng bằng sông Cửu Long ........................ 89 3.2.3 Tình hình sản xuất bắp trên địa bàn khảo sát ..................................... 92 3.3 Tóm tắt chương .......................................................................................... 94 CHƯƠNG 4 THÁI ĐỘ ĐỐI VỚI RỦI RO CỦA NÔNG HỘ VÀ HIỆU QUẢ KINH TẾ TRONG SẢN XUẤT BẮP LAI ........................................ 96 4.1 Các đặc điểm nông hộ trồng bắp lai trên địa bàn nghiên cứu ................... 96 4.1.1 Các đặc điểm về nhân khẩu học ......................................................... 96 4.1.2 Các đặc điểm nguồn lực và điều kiện sản xuất .................................. 99 4.1.3 Hiệu quả tài chính trong sản xuất ..................................................... 104 4.2 Phân tích thái độ đối với rủi ro của nông hộ ............................................ 111 viii
- 4.2.1 Sự phân bố thái độ đối với rủi ro của nông hộ ................................. 111 4.2.2 Sử dụng đầu vào theo thái độ đối với rủi ro ..................................... 114 4.2.3 Kiểm định lượng đầu vào tối ưu để đạt hiệu quả kinh tế ................. 117 4.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro .............................. 120 4.3 Hiệu quả kinh tế trong sản xuất ............................................................... 123 4.3.1 Mối quan hệ giữa giá đầu vào, giá trị yếu tố cố định và lợi nhuận .. 124 4.3.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế ..................................... 126 4.4 Thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế ............................................... 130 4.4.1 Sự phân bố của hiệu quả kinh tế....................................................... 132 4.4.2 Lợi nhuận thất thoát do kém hiệu quả kinh tế, theo thái độ rủi ro ... 134 4.5 Một số giải pháp hạn chế thái độ sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai ................................................................................. 135 4.5.1 Giải pháp hạn chế thái độ sợ rủi ro của nông hộ .............................. 135 4.5.2 Đối với các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh tế.............................. 137 4.6 Tóm tắt chương ........................................................................................ 138 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ...................................... 140 5.1 Kết luận .................................................................................................... 140 5.2 Kiến nghị những hướng nghiên cứu tiếp theo ......................................... 142 ix
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng bắp của vùng, giai đoạn 2014-2018 .............. 4 Bảng 2.1 Các lựa chọn xác định thái độ đối với rủi ro .................................... 63 Bảng 2.2 Các lựa chọn xác định hệ số rủi ro ................................................... 64 Bảng 2.3 Các lựa chọn với giá trị nhận thưởng tăng lên ................................. 66 Bảng 3.1 Cơ cấu chuyển đổi đất lúa tại Trà Vinh, giai đoạn 2014-2017 ........ 83 Bảng 3.2 Cung và cầu bắp Việt Nam, giai đoạn 2014-2018 ........................... 87 Bảng 3.3 Diện tích và sản lượng bắp theo vùng miền, 2014 - 2018 ............... 89 Bảng 3.4 Diện tích và sản lượng bắp theo từng địa phương, 2014 – 2018 ..... 92 Bảng 4.1 Trình độ học vấn của chủ hộ ............................................................ 98 Bảng 4.2 Số lượng khẩu và lao động trong hộ ................................................ 99 Bảng 4.3 Diện tích sản xuất trên nông hộ ...................................................... 100 Bảng 4.4 Các loại rủi ro trong sản xuất của nông hộ ..................................... 104 Bảng 4.5 Các loại chi phí trong sản xuất ....................................................... 105 Bảng 4.6 Doanh thu trong sản xuất bắp của nông hộ .................................... 109 Bảng 4.7 Kết quả tài chính trong hoạt động sản xuất bắp lai ........................ 109 Bảng 4.8 Kết quả thực hiện trò chơi 1 ........................................................... 111 Bảng 4.9 Hệ số thái độ đối với rủi ro trong trò chơi 2 ................................... 112 Bảng 4.10 Kết quả thực hiện trò chơi 2 và 3 ................................................. 113 Bảng 4.11 Lượng đầu vào sử dụng theo thái độ đối với rủi ro ...................... 115 Bảng 4.12 Kết quả ước lượng hàm sản xuất .................................................. 118 Bảng 4.13 Hệ số hiệu quả phân phối (k) của các nguồn lực đầu vào ............ 119 Bảng 4.14 Các đặc điểm nông hộ theo thái độ đối với rủi ro ........................ 120 Bảng 4.15 Kết quả ước lượng hệ số mô hình hồi quy Ordered logit ............. 121 Bảng 4.16 Thống kê mô tả các biến số trong hàm lợi nhuận biên ................ 123 Bảng 4.17 Kết quả ước lượng hàm lợi nhuận biên ngẫu nhiên ..................... 126 Bảng 4.18 Hiệu quả kinh tế theo thái độ đối với rủi ro ................................. 131 Bảng 4.19 Phân bố mức hiệu quả kinh tế ...................................................... 132 Bảng 4.20 Lợi nhuận mất đi do kém hiệu quả kinh tế ................................... 134 x
- DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Địa phương được khảo sát .................................................................. 7 Hình 2.1 Hữu dụng theo giá trị phúc lợi của người sợ rủi ro .......................... 17 Hình 2.2 Hữu dụng theo giá trị phúc lợi của người thích rủi ro ...................... 18 Hình 2.3 Hữu dụng với giá trị phúc lợi của người bàng quan với rủi ro ......... 18 Hình 2.4 Mô hình lý thuyết hữu dụng của sự lựa chọn liên quan đến rủi ro ... 21 Hình 2.5 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả phân phối định hướng đầu vào ........ 29 Hình 2.6 Hiệu quả kỹ thuật và phân phối định hướng đầu ra ......................... .30 Hình 2.7 Quyết định sản xuất trong điều kiện rủi ro ....................................... 42 Hình 2.8 Giá trị sản xuất biên dưới điều kiện rủi ro ........................................ 44 Hình 2.9 Khung nghiên cứu ............................................................................. 60 Hình 3.1 Bản đồ hành chính vùng ĐBSCL ..................................................... 76 Hình 3.2 Diễn biến diện tích, sản lượng và năng suất bắp thế giới ................. 85 Hình 3.3 Diễn biến giá bắp trên các thị trường nhập khẩu lớn của Việt Nam.88 Hình 3.4 Diện tích sản xuất theo từng địa phương trong vùng ....................... 90 Hình 3.5 Diễn biến năng suất bắp theo từng vùng miền ................................. 91 Hình 3.6 Năng suất bắp theo từng địa phương trong vùng.............................. 91 Hình 3.7 Năng suất bắp theo từng tỉnh ở địa bàn khảo sát .............................. 93 Hình 4.1 Cơ cấu các loại chi phí trong tổng chi phí sản xuất ........................ 107 Hình 4.2 Phân bố mức thái độ đối với rủi ro qua các trò chơi thực nghiệm . 114 Hình 4.3 Sự phân bố mức hiệu quả kinh tế theo thái độ rủi ro ...................... 133 xi
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BTB Bắc Trung Bộ DHMT Duyên Hải Miền Trung ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐBSH Đồng bằng Sông Hồng ĐNB Đông Nam Bộ HQKT Hiệu quả kinh tế TDMNPB Trung du Miền núi Phía Bắc TN Tây Nguyên TĐĐVRR Thái độ đối với rủi ro AE Allocative efficiency Hiệu quả phân phối AMIS Agricultural market information Hệ thống thông tin thị system trường nông nghiệp CARA Constant absolute risk aversion E sợ rủi ro tuyệt đối không đổi CCAFS Climate Change, Agricultural Biến đổi khí hậu, Nông and Food Securiy nghiệp và An ninh lương thực CE Certainty Equivalence Sự chắc chắn tương đương CPRA Constant partial risk assumption Giả định rủi ro từng phần không đổi DEA Data Envelopment Analysis Phân tích màng bao dữ liệu DARA Decreasing Absolute Aversion Giảm sợ rủi ro tuyệt đối DM Decision maker Người quyết định DPRA Decreasing Partial Risk Giảm sợ rủi ro từng phần Aversion E(U) Expected utility Hữu dụng kỳ vọng EE Economic efficiency Hiệu quả kinh tế EMV Expected money value Giá trị tiền kỳ vọng xii
- Từ viết Diễn giải tắt Tiếng Anh Tiếng Việt FAOSAT Food and Agriculture Thống kê của tổ chức lương Organization statistic thực và nông nghiệp Liên Hiệp Quốc MFC Marginal factors cost Chi phí yếu tố cận biên EUT Expected utility theory Lý thuyết hữu dụng kỳ vọng MLE Maximum Likehood Estimates Ước lượng thích hợp cực đại MPL Multiple price list Danh sách nhiều giá MVP Marginal value products Giá trị sản phẩm biên (Giá trị sản phẩm biên tế) IRRA Increasing Relative Risk Tăng e sợ rủi ro tương đối Aversion IPRA Increasing Partical Risk Tăng e sợ rủi ro từng phần Aversion OLS Ordinary least squares Bình phương nhỏ nhất UOP Unit output price Giá sản lượng đơn vị SFA Stochastic Frontier Analysis Phân tích biên ngẫu nhiên TE Technical efficiency Hiệu quả kỹ thuật TC Total cost Tổng chi phí xiii
- CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài 1.1.1 Tính cấp thiết về mặt lý thuyết Sản xuất nông nghiệp được xem là hoạt động có nhiều rủi ro, do bị tác động của điều kiện tự nhiên, biến động của thị trường và sự bất trắc xã hội. Việc đối mặt với rủi ro buộc nông hộ phải đưa ra các quyết định sản xuất trong một môi trường không chắc chắn (Ellis, 1993). Tùy thuộc vào thái độ đối với rủi ro, mỗi nông hộ có thể có những quyết định khác nhau (Reynaud và Couture, 2012). Những nông hộ sợ rủi ro thường không sẵn lòng hay chậm áp dụng các cải tiến hơn so với các nông hộ khác, mặc dù nông hộ biết rằng sự cải tiến có thể cải thiện năng suất và thu nhập của hộ (Antle và Crissman, 1990; Ellis, 1993; Liu, 2013). Do sợ rủi ro, các nông hộ hoài nghi về hiệu quả của các cải tiến khi họ không có đầy đủ thông tin về chúng và không biết rõ liệu sự đổi mới có phù hợp với họ không (Ellis, 1993). Ngoài ra, nông hộ có thái độ sợ rủi ro thường sẽ có xu hướng đầu tư các nguồn lực cho hoạt động sản xuất thấp hơn mức tối ưu về mặt kinh tế cho nên sẽ không thể đạt lợi nhuận tối đa. Trong khi, những hộ chấp nhận rủi ro sẽ lựa chọn các mức đầu tư có suất sinh lợi cao hơn với sự đánh đổi của rủi ro (Lipton, 1968; Ellis, 1993; Larson và Plessmann, 2009). Chính vì thế hiểu rõ thái độ đối với rủi ro của nông hộ rất quan trọng trong việc hiểu biết hành vi của nông hộ, từ đó hoạch định chiến lược quản lý sản xuất, chuyển giao công nghệ và xây dựng chính sách hỗ trợ sản xuất nông nghiệp (Young, 1979). Mặc dù các nhà nghiên cứu đều cho rằng, nông dân ở các nước đang phát triển, nhìn chung là những nhà sản xuất nhỏ, nghèo cho nên sợ rủi ro, nhưng rất ít nghiên cứu thực nghiệm được thực hiện để đo lường thái độ đối với rủi ro và sự phân phối các nông hộ theo thái độ đối với rủi ro của họ. Ngoài ra, thái độ đối với rủi ro của các nông hộ có thể thay đổi cùng với sự thay đổi của các điều kiện kinh tế, xã hội của nông hộ, đặc biệt là thu nhập của hộ (Yesuf và Bluffstone, 2009). Do vậy, thái độ đối với rủi ro cần được đo lường trong từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, nhằm để cung cấp bằng chứng thực nghiệm kịp thời về hành vi của nông hộ. Các nghiên cứu đo lường thái độ đối với rủi ro, thường được thực hiện theo hai nhóm phương pháp chính. Thứ nhất là nhóm phương pháp sử dụng các mô hình toán để ước lượng (khách quan). Thông qua việc sử dụng các mô 1
- hình kinh tế lượng, các nhà nghiên cứu ước lượng các tham số của phân phối của thái độ đối với rủi ro của tổng thể các nhà sản xuất, dựa trên hành vi thực tế của các cá nhân với giả định tối đa hóa hữu dụng kỳ vọng (Moscardi và de Janvry, 1977, Antle, 1987, Wik và cộng sự, 2004). Tuy nhiên, phương pháp này có thể bị nhiễu do bị tác động bởi những ràng buộc nguồn lực mà người ra quyết định gặp phải (Eswaran và Kotwal, 1990). Thứ hai là nhóm phương pháp thực nghiệm (chủ quan). Các hệ số rủi ro được tính thông qua kỹ thuật suy luận thực nghiệm dựa trên những câu hỏi giả thiết về những phương án rủi ro hay những trò chơi rủi ro có hay không có trả thưởng. Phương pháp thực nghiệm cũng có hạn chế là dựa trên các câu hỏi mô phỏng về các phương án lựa chọn rủi ro nên người tham gia trò chơi có thể không bộc lộ hành vi thực sự của mình (Robison, 1982). Tuy nhiên, hạn chế này có thể được khắc phục bằng cách áp dụng trò chơi có trả thưởng thực tế (Binswanger, 1980, 1981 và 1982). Mục tiêu của nghiên cứu này nhằm vận dụng phương pháp kỹ thuật thực nghiệm vào việc đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), phân tích mối quan hệ giữa thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ. Kết quả nghiên cứu đóng góp vào lý luận thực nghiệm về thái độ đối với rủi ro của cá nhân ở các khía cạnh sau. Thứ nhất, tác giả có thể là tiên phong thiết kế trò chơi thực nghiệm theo phương pháp của Eckel và Grossman (2002) để đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ trồng bắp lai tại ĐBSCL. Trò chơi có trả thưởng thật sự được thiết kế đơn giản phù hợp với trình độ của nông dân trong vùng nên có thể cho kết quả đáng tin cậy về hành vi của nông dân. Do vậy, phương pháp này, sau đó, có thể được vận dụng rộng rãi để đo lường thái độ đối với rủi ro của các nông hộ với các hoạt động sản xuất khác nhau trong vùng. Thứ hai, việc phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thái độ đối với rủi ro của nông hộ giúp tăng cường hiểu biết về hành vi của nông hộ. Thái độ đối với rủi ro của nông hộ có thể thay đổi theo các điều kiện kinh tế, xã hội đặc thù của vùng nghiên cứu. Việc nhận dạng đúng đắn nông dân với thái độ đối với rủi ro khác nhau giúp thiết kế chính sách hỗ trợ sản xuất phù hợp với nhóm nông hộ khác nhau. Thứ ba, tác giả phân tích mối quan hệ về thái độ đối với rủi ro, đặc điểm hộ và hoạt động sản xuất với hiệu quả kinh tế trong sản xuất nhằm kiểm định giả thuyết về sự khác biệt trong việc sử dụng đầu vào tối ưu của các nông hộ với các thái độ đối với rủi ro khác nhau. Cuối cùng, nghiên cứu được thực hiện trên các nông hộ trồng bắp lai. Đây là loại cây trồng được Chính Phủ khuyến khích phát triển để đáp ứng nhu cầu trong nước. Tuy nhiên, việc sản xuất loại cây trồng này còn nhiều rủi ro (Hồ Cao Việt, 2015). Việc 2
- hiểu rõ thái độ của nông hộ và sự phân phối các hộ theo thái độ giúp thiết kế các chính sách hỗ trợ nông hộ hiệu quả hơn, giảm thái độ e sợ rủi ro của nông hộ góp phần phát triển ổn địn hoạt động sản xuất. 1.1.2 Tính cấp thiết về mặt thực tiễn Bắp, có tên khoa học là Zea mays L, là một trong những nguồn nguyên liệu quan trọng trong các ngành công nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi, sản xuất thực phẩm và một số ngành công nghiệp khác (nhiên liệu, dược phẩm, …). Trong đó, bắp được sử dụng chủ yếu làm nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp (chiếm 80-90%). Hiện tại, diện tích sản xuất bắp cả nước có khoảng 1,12 triệu ha và sản lượng đạt gần 5,15 triệu tấn/năm (số liệu bình quân trong giai đoạn 2014-2018) nhưng diện tích và sản lượng đang có xu hướng giảm, tốc độ giảm bình quân khoảng 3%/năm về diện tích và gần 1,5%/năm về sản lượng (Tổng cục thống kê, 2019). Sản lượng được sản xuất trong nước hiện nay mới chỉ đáp ứng khoảng 40% nhu cầu tiêu thụ trong nước. Vì vậy, Việt Nam phải nhập khẩu với sản lượng bình quân trên 6-7 triệu tấn/năm, với giá trị khoảng 1,4 tỉ USD (số liệu bình quân trong giai đoạn 2014-2018) và sản lượng nhập khẩu có xu hướng ngày càng gia tăng, với tốc độ tăng bình quân 15%/năm do nhu cầu nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi luôn tăng cao (AMIS, 2018; FAO, 2018). Agroinfo (2018) dự báo nhu cầu bắp làm nguyên liệu thức ăn còn tiếp tục tăng, do hoạt động chăn nuôi công nghiệp tiếp tục tăng trưởng trong những năm tới, với tốc độ tăng trưởng 3% mỗi năm. Chính vì thế, Chính phủ và ngành nông nghiệp đã có các chính sách phát triển sản xuất đối với cây bắp. Theo Quyết định số 899/QĐ-TTg của Chính Phủ (năm 2013) về đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững, diện tích canh tác bắp sẽ được mở rộng nhằm gia tăng sản lượng được sản xuất trong nước lên 8,5 triệu tấn/năm vào năm 2020, đáp ứng nhu cầu trong nước và giảm phụ thuộc nhập khẩu. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng đã ban hành quyết định 3367/QĐ- BNN (năm 2014) về chuyển đổi sang sản xuất cây bắp trên những diện tích lúa kém hiệu quả. Theo đó, cả nước sẽ chuyển đổi 236.000 ha đất lúa kém hiệu quả sang canh tác bắp lai trong giai đoạn từ năm 2014 đến năm 2020, riêng vùng ĐBSCL chuyển đổi 83.000 ha. Hiện nay, ĐBSCL có diện tích sản xuất bắp thấp nhất so với các vùng khác trong cả nước, chỉ chiếm khoảng 2,8% (khoảng 36 nghìn ha/năm, trong giai đoạn 2014-2018) so với diện tích bắp cả nước (Tổng cục Thống kê, 2018). Tuy nhiên, ĐBSCL là một trong những vùng sản xuất có năng suất đạt cao, 3
- bình quân cao gấp 1,3 lần năng suất bình quân của cả nước (Tổng cục thống kê, 2018). Hoạt động sản xuất bắp lai trên nền đất lúa kém hiệu quả tại vùng còn giúp nông hộ có mức thu nhập cao gấp 1,8 – 2,3 lần so với sản xuất lúa (Trương Vĩnh Hải và cộng sự, 2016). Ngoài ra, cây bắp lai còn là cây trồng có hiệu quả sử dụng nước cao hơn lúa nên thích hợp tốt với điều kiện thiếu nước. Những kết quả trên cho thấy, trồng bắp lai khá thích hợp với vùng và có nhiều triển vọng mở rộng để có thể phát triển trên những diện tích sản xuất lúa kém hiệu quả của vùng trong tương lai. Tuy nhiên, việc sản xuất bắp lai ở ĐBSCL cũng còn đang nhiều khó khăn và trở ngại. Thứ nhất, trình độ kỹ thuật sản xuất bắp lai của phần lớn nông dân còn khá hạn chế do từ lâu các nông hộ đã quen với sản xuất lúa, cùng với việc ứng dụng cơ giới hóa sản xuất còn thấp. Thứ hai, hoạt động sản xuất rất manh mún, nhỏ lẻ nên gặp khó khăn trong kêu gọi doanh nghiệp liên kết tiêu thụ sản phẩm. Hầu hết nông hộ phải bán sản phẩm cho thương lái với giá cả rất bấp bênh. Vì thế, giá thành sản phẩm cao, sản phẩm sản xuất ra kém lợi thế cạnh tranh hơn so với sản phẩm được nhập khẩu từ Argentina, Brazil, Hoa Kỳ và một số nước Đông Âu. Điều này dẫn đến nhiều doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi chọn sản phẩm nhập khẩu. Thứ ba, hệ thống hạ tầng phục vụ sản xuất và hạ tầng logistic chưa phù hợp, chưa có chính sách vĩ mô cho ngành hàng bắp từ quy hoạch vùng sản xuất cho đến thị trường tiêu thụ (Hồ Cao Việt và cộng sự, 2015). Cuối cùng, hiệu quả sản xuất đạt được của các nông hộ có sự biến động rất lớn theo từng vùng sinh thái, số nông hộ sản xuất bị lỗ còn khá cao (Hồ Cao Việt và cộng sự, 2015). Những khó khăn và trở ngại trên có thể là rủi ro cho hoạt động sản xuất và là nguyên nhân làm cho hiệu quả kinh tế trong sản xuất mà các nông hộ đạt thấp. Chính vì thế, nhiều nông hộ trong vùng đã chuyển đổi qua sản xất các loại cây trồng khác nhằm né tránh rủi ro và có hiệu quả kinh tế mang lại cao hơn so với sản xuất bắp. Điều này dẫn đến diện tích sản xuất bắp của vùng có xu hướng giảm trong các năm qua. Năm 2014, diện tích bắp toàn vùng ĐBSCL là 38,10 nghìn ha, đến năm 2016 chỉ còn 34,80 nghìn ha và năm 2018 tiếp tục giảm chỉ còn 33 nghìn ha, đặc biệt có sự giảm mạnh trong những năm gần đây. Do đó, sản lượng bắp của vùng cũng giảm qua các năm, sản lượng đạt được trong năm 2014 là 229,4 nghìn tấn, đến năm 2016 giảm xuống còn 193,4 nghìn tấn và tiếp tục giảm chỉ còn 189,5 nghìn tấn trong năm 2018. Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng bắp của vùng, giai đoạn 2014-2018 Chỉ tiêu 2014 2015 2016 2017 2018 Diện tích (nghìn ha) 38,10 38,20 34,80 35,10 33,00 Sản lượng (nghìn tấn) 229,40 219,50 193,40 200,20 189,50 Nguồn: Tổng cục Thống kê, năm 2018 4
- Vì vậy, việc nghiên cứu về thái độ đối với rủi ro, mối quan hệ của thái độ đối với rủi ro và hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ tại ĐBSCL là cần thiết. Kết quả nghiên cứu sẽ là cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp góp phần giảm thái độ sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế, góp phần nâng cao thu nhập cho nông hộ và phát triển ổn định diện tích trồng bắp tại ĐBSCL. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1.2.1 Mục tiêu chung của nghiên cứu Mục tiêu chung của luận án là đo lường thái độ đối với rủi ro và phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro đến hiệu quả kinh tế trong canh tác bắp lai của nông hộ ở ĐBSCL, từ đó có cơ sở khoa học để đề xuất một số giải pháp giảm thái độ e sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ. 1.2.2 Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu (1) Phân tích tình hình sản xuất bắp ở ĐBSCL. (2) Đo lường thái độ đối với rủi ro của nông hộ sản xuất bắp lai trên địa bàn nghiên cứu. (3) Phân tích ảnh hưởng của thái độ đối với rủi ro của nông hộ đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của nông hộ trên địa bàn. (4) Trên sở đó, đề xuất một số giải pháp giảm thái độ sợ rủi ro và nâng cao hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai, góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ. 1.3 Câu hỏi nghiên cứu Tình hình sản xuất bắp lai của các nông hộ ở ĐBSCL như thế nào? Nông hộ sản xuất bắp lai trên địa bàn là những người có thái độ rất sợ rủi ro, sợ rủi ro trung bình hay không sợ rủi ro? Thái độ đối với rủi ro của nông hộ bị ảnh hưởng bởi những yếu tố nào? Mức hiệu quả kinh tế trong sản xuất bắp lai của các nông hộ đạt được là bao nhiêu? Thái độ đối với rủi ro, các đặc điểm của nông hộ và hoạt động sản xuất có ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong sản xuất của nông hộ như thế nào? 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các yếu tố ảnh hưởng tới sự lựa chọn điểm đến của người dân Hà Nội: Nghiên cứu trường hợp điểm đến Huế, Đà Nẵng
0 p | 490 | 38
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Ảnh hưởng của độ mở nền kinh tế đến tác động của chính sách tiền tệ lên các yếu tố kinh tế vĩ mô
145 p | 290 | 31
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kinh nghiệm điều hành chính sách tiền tệ của Thái Lan, Indonesia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
193 p | 102 | 27
-
Luận án Tiễn sĩ Kinh tế: Chiến lược kinh tế của Trung Quốc đối với khu vực Đông Á ba thập niên đầu thế kỷ XXI
173 p | 171 | 24
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu hiệu quả kinh tế khai thác mỏ dầu khí cận biên tại Việt Nam
178 p | 227 | 20
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Thúc đẩy tăng trưởng bền vững về kinh tế ở vùng Đông Nam Bộ đến năm 2030
27 p | 209 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế tập thể trong nông nghiệp tỉnh Long An
253 p | 53 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò Nhà nước trong thu hút đầu tư phát triển kinh tế biển ở thành phố Hải Phòng
229 p | 14 | 10
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển kinh tế biển Kiên Giang trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế
27 p | 53 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển tập đoàn kinh tế tư nhân ở Việt Nam
217 p | 9 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Các nhân tố ảnh hưởng đến tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ tại các doanh nghiệp kinh doanh lưu trú du lịch các tỉnh Duyên hải Nam Trung Bộ Việt Nam
265 p | 15 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Kế toán doanh thu, chi phí và kết quả kinh doanh tại các doanh nghiệp khai thác than thuộc Tập đoàn công nghiệp Than – Khoáng sản Việt Nam
232 p | 14 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển doanh nghiệp khoa học và công nghệ trên địa bàn thành phố Hà Nội
216 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Nghiên cứu tác động của thay đổi công nghệ đến chuyển dịch cơ cấu lao động trong ngành công nghiệp chế biến chế tạo ở Việt Nam
217 p | 10 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế quốc tế: Ứng dụng thương mại điện tử trên nền tảng di động tại doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
217 p | 7 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Bất bình đẳng trong sử dụng dịch vụ y tế ở người cao tuổi
217 p | 3 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế học: Tác động của đa dạng hóa xuất khẩu đến tăng trưởng kinh tế - Bằng chứng thực nghiệm từ các nước đang phát triển
173 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn