intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:173

46
lượt xem
18
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích tổng quát của luận án "Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc" là đề xuất hệ thống giải pháp nhằm cải thiện quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế liên quan thực trạng quan hệ 2 nước.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THANH THANH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ HÀ NỘI - 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI PHAN THANH THANH QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - TRUNG QUỐC VIỆN HÀN LÂM Chuyên n nh: K nh tế h nh trị KHOA số: 9.31.01.02 VIỆT NAM Mã HỌC XÃ HỘI HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NCS: PHAN THANHKHOA HỌC: NGƯỜI HƯỚNG DẪN THANH 1. TS. Lê Xuân Sang Chuyên đề 1: 2. PGS.TS Đ nh Văn Th nh ―Qu n hệ th n m h n h h nh n h V ệt N m- Trun Quố ‖ LỜI CAM ĐOAN HÀ NỘI – 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tá ả luận án Phan Thanh Thanh
  4. MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƢỚC CÓ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......... 6 1.1. Nghiên cứu ở trong nƣớc ........................................................................... 6 1.2. Nghiên cứu ở nƣớc ngoài ........................................................................ 23 1.3. Khoảng trống nghiên cứu ......................................................................... 25 CHƢƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƢƠNG GIỮA HAI QUỐC GIA VÀ KINH NGHIỆM MỘT SỐ NƢỚC VỀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA SONG PHƢƠNG ............................................................................................ 28 2.1. Một số lý luận về thƣơng mại quốc tế...................................................... 28 2.2. Những nhân tố ảnh hƣởng tới sự phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hóa song phƣơng .................................................................................................... 49 2.3. Kinh nghiệm của một số nƣớc trong phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hóa với Trung Quốc và bài học rút ra cho Việt Nam ...................................... 56 CHƢƠNG 3..................................................................................................... 66 THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA........................... 66 GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC ....................................................... 66 3.1. Chính sách kinh tế, thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc ....................... 66 3.2. Thực trạng trao đổi thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc........................ 77 3.3. Đánh giá quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc........................... 97 3.4. Nguyên nhân tạo nên lợi ích, hạn chế trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc ........................................................................................ 104 CHƢƠNG 4. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƢƠNG MẠI HÀNG HÓA GIỮA VIỆT NAM VỚI TRUNG QUỐC...................... 124 4.1.Bối cảnh mới ảnh hƣởng tới sự phát triển quan hệ kinh tế thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc trong thời gian tới ................................................ 124 4.2. Định hƣớng chung đối với quan hệ kinh tế thƣơng mại Việt Nam — Trung Quốc trong thời gian tới ..................................................................... 133 4.3. Định hƣớng giải pháp nhằm cải thiện cán cân thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới ..................................................................... 138 KẾT LUẬN ................................................................................................... 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......................... 151 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ ....................... 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................... 152 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 160
  5. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT Viết tắt Giải nghĩa tiếng Việt Giải nghĩa tiếng Anh Hiệp định thƣơng mại tự do giữa các ASEAN-China Free Trade ACFTA quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc Area ADB Ngân hàng phát triển châu Á Asian Deveỉopment Bank Cộng đồng Kinh tế ASEAN ASEAN Economic AEC Community Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN ASEAN Free Trade Area AFTA Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Asia - Pacific Economic APEC Bình Dƣơng Cooperation Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á Association of Southeast Asia ASEAN Nations Hiệp định Thƣơng mại hàng hóa ASEAN ASEAN Trade in Goods ATIGA Agreement CCTM Cơ cấu thƣơng mại Chƣơng trình Thuế quan quan ƣu đãi có Common Effective Preferential CEPT hiệu lực chung Tariff FDI Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài Foreign Direct Investment FTA Khu vực mậu dịch tự do Free Trade Area GL Grubel và Lloyd Chỉ số đo lƣờng mức độ thƣơng mại nội GPN Mạng lƣới sản xuất toàn cầu Global Production Network ngành HI Chỉ số tập trung xuất khẩu Herfindahl Index Hệ thống điều hòa Harmonised commodity HS description and coding system
  6. International Trade Centre Trung tâm Thƣơng mại Quốc tế, là cơ ITC quan chung của Tổ chức thƣơng mại thế giới và Liên hợp quốc KNNK Kim ngạch nhập khẩu KNXK Kim ngạch xuất khẩu NER Tỷ lệ xuất khẩu thuần Net Export Ratio NK Nhập khẩu Viện trợ Phát triển chính thức Official Development ODA Assistance Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Organization for Economic OECD Co-operation and R&D Nghiên cứu và phát triển Research & Development Development SXCN Sản xuất công nghiệp Trade Intensity Index Chỉ số đo lƣờng mức độ tập trung thƣơng TII mại TNCs Công ty xuyên quốc gia Transnational Corporations Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lƣợc Trans-Pacific Strategic TPP xuyên Thái Bình Dƣơng Economic Partnership Diễn đàn Liên hợp quốc về thƣơng mại và Agreement United Nations Conference on UNCTAD phát triển Trade and Development Ủy ban Thống kê Liên hợp quốc United Nations Statistics UNSD Division USD Đô la Mỹ Phòng Thƣơng mại và Công nghiệp Việt Vietnam Chamber of VCCI Nam Commerce and Industry WCO Tổ chức Hải quan thế giới World Customs Organization WTO Tổ chức Thƣơng mại thế giới World Trade Organization XK Xuất khẩu XNK Xuất nhập khẩu
  7. DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU BẢNG Bảng 3. 1: Thƣơng mại Việt Nam sang Trung Quốc so với ra thế giới giai đoạn 2011-2019..................................................................................................................77 Bảng 3.2: Tỷ trọng xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam sang/từ Trung Quốc, 2011- 2022 ...........................................................................................................................78 Bảng 3.3: Thị trƣờng xuất khẩu chính (năm 2019) của Việt Nam ...........................79 Bảng 3.4: Thị trƣờng nhập khẩu chính (năm 2019) của Việt Nam...........................79 Bảng 3.5: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019 .........................................................................................................80 Bảng 3.6: Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019 (Theo giá trị) ..................................................................................81 Bảng 3.7: Thay đổi giá trị Xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019 ..................................................................................81 Bảng 3.8: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019..................................................................................................................82 Bảng 3.9: Nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019..................................................................................................................83 Bảng 3.10: Thay đổi giá trị nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc theo mức độ gia công, giai đoạn 2011-2019 ..................................................................................83 Bảng 3.11: Cán cân thƣơng mại của Việt Nam sang Trung Quốc theo nhóm mặt hàng giai đoạn 2011-2019 (tỷ USD) .........................................................................84 Bảng 3.12: Các mặt hàng xuất khẩu chính sang thị trƣờng Trung Quốc 2020-202185 Bảng 3.13: Các mặt hàng nhập khẩu chính từ Trung Quốc, 2020-2021...................86 Bảng 3.14: Thị trƣờng xuất khẩu mặt hàng điện thoại ..................................................88 và linh kiện năm 2021 .................................................................................................88 Bảng 3.15: Thị trƣờng xuất khẩu máy tính và linh kiện điện tử năm 2021 ..............89
  8. Bảng 3.16: Các nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu sang Trung Quốc trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2020 ...................................................................................89 Bảng 3.17: Các nhóm mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu từ Trung Quốc trên 1 tỷ USD của Việt Nam năm 2020 ...................................................................................90 Bảng 3.18: Nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may của Việt Nam ..............................99 Bảng 3.19: Nhập khẩu vải các loại của Việt Nam từ một số thị trƣờng ................100 Bảng 3.20: Nhập khẩu xơ, sợi dệt các loại từ một số thị trƣờng ...........................100 Bảng 3.21: Thị trƣờng nhập khẩu máy móc, thiết bị năm 2021 ............................101 Bảng 3.22: Năng lực cạnh tranh của Việt Nam giai đoạn 2018-2020 ....................108 Bảng 3.23: Cơ cấu kinh tế của Trung Quốc qua các năm .......................................109 BIỂU Biểu đồ 1.1: Khung phân tích của luận ánCHƢƠNG 2 ............................................27 Biểu 3.1: Xuất nhập khẩu của Việt Nam theo phân nhóm hàng hóa năm 2021 .......84 Biểu 3.2: Xuất khẩu nông lâm thủy sản Việt Nam sang Trung Quốc ......................91 Biểu 3.3: Thƣơng mại biên mậu của Việt Nam với Trung Quốc, 2011-2018 ...........94
  9. MỞ ĐẦU 1. T nh ấp th ết ủ đề t Từ khi bình thƣờng hóa quan hệ năm 1991 đến nay, về tổng thể, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc khôi phục nhanh, phát triển mạnh. Năm 2008, hai nƣớc thiết lập quan hệ ―đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện‖. Tiếp xúc cấp cao đƣợc duy trì với nhiều hình thức, góp phần tăng cƣờng tin cậy chính trị, thúc đẩy hợp tác, tạo điều kiện để hai bên từng bƣớc giải quyết tranh chấp, bất đồng. Hai nƣớc đã ký nhiều hiệp định và văn kiện hợp tác, đặt cơ sở pháp lý cho quan hệ hợp tác lâu dài. Năm 2022, Trung Quốc và Việt Nam là thành viên của Hiệp định kinh tế khu vực toàn diện (RCEP). Kể từ khi bình thƣờng hóa quan hệ, kim ngạch thƣơng mại Việt - Trung tăng rất mạnh, từ 32 triệu USD năm 1991 lên gần 180 tỷ USD năm 2022. Trung Quốc là đối tác nhập khẩu thứ 1 và đối tác xuất khẩu thứ 2 của Việt Nam, nói chung là đối tác thƣơng mại lớn nhất của Việt Nam. Trung Quốc cũng là thị trƣờng xuất khẩu nhiều mặt hàng nông sản lớn nhất của Việt Nam, là nguonf tạo công ăn, việc làm, thu nhập cho nhiều doanh nghiệp và nông dân Việt Nam. Tuy đƣợc cải thiện nhiều mặt gần đây, Việt Nam cũng gặp không ít vấn đề, thách thức từ thƣơng mại từ Trung Quốc nhƣ phụ thuộc quá mức vào Trung Quốc, gắn với những vấn đề về môi trƣờng, nợ công, an ninh và xã hội. Trong bối cảnh nhiều bất định, nhất là xung đột tiềm tang từ sự gia tăng căng thảng từ chiến sự Nga- Ucraina, Tranh chấp lãnh thổ tiềm tang giữa Trung Quốc với Đài Loan, thì việc phụ thuộc quá mức về thƣơng mại vào nƣớc này đặt ra sự lệ thuộc lớn hơn về kinh tế và chính trị, có thể gây hại choi an ninh kinh tế, toàn vẹn lãnh thổ của Nam. Trong bối cảnh mới khi nhiều rui ro địa kinh tế, địa chính trị leo thang, trong khi Việt Nam tiếp tục đẩy mạnh quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc (RCEP), những thay đổi ban đầu trong xu hƣớng giải khu vực hóa, toàn cầu hóa và tác động sâu rộng hơn của Cách mạng công nghiệp lần thứ tƣ thì việc nhìn nhận lại chính sách thƣơng mại, mở cửa đầu tƣ và thực thi các cam kết nói chung và liên quan đến Trung Quốc nói riêng đặt ra yêu cầu cấp bách về lý luận và thực tiễn chính sách để thúc đẩy quan hệ 1
  10. kinh tế Việt Nam – Trung Quốc bền vững hơn, hiệu quả hơn và nâng cao đƣợc lợi ích quốc gia của 2 bên là rất có ý nghĩa cho Việt Nam. Tình hình trên đòi hỏi phải có một nghiên cứu cơ bản và toàn diện về hoạt động thƣơng mại giữa hai nƣớc, nhằm đánh giá đúng đắn những mặt tích cực và hạn chế những phát sinh không thuận lợi, từ đó có những kiến nghị cụ thể, sát thực, phù hợp với những hoạch định về chính sách phát triển kinh tế đối ngoại của Đảng và nhà nƣớc ta. Xuất phát từ yêu cầu đó, tôi chọn đề tài: ―Quan hệ thương mại Việt Nam - Trung Quốc”. 2. Mụ đ h n h ên ứu v nh ệm vụ n h ên ứu ủ luận án 2.1. Mụ đ h n h ên ứu Mục đích tổng quát của Luận án là đề xuất hệ thống giải pháp nhằm cải thiện quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, dựa trên cơ sở lý luận, kinh nghiệm quốc tế liên quan thực trạng quan hệ 2 nƣớc. 2.2.Nh ệm vụ n h ên ứu  Hệ thống hoá, làm rõ đƣợc những cơ sở lý luận của quan hệ thƣơng mại song phƣơng giữa hai nền kinh tế, nhất là dƣới góc độ kinh tế chính trị;  Tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm một số nƣớc trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam;  Đánh giá thực trạng, những đặc điểm nổi bật và nguyên nhân trong quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc; xác định đƣợc những thành tựu, hạn chế trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc và chỉ ra nguyên nhân;  Đề xuất đƣợc hệ thống những giải pháp đối với Việt Nam để cải thiện quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. 3. Đố t ợn v ph m v n h ên ứu ủ luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc. 2
  11. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Nội dung: quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt Nam - Trung Quốc về các mặt: cán cân thƣơng mại, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sang Trung Quốc và nhập khẩu của Việt Nam từ Trung Quốc về cơ cấu mặt hàng và phƣơng thức thƣơng mại, chính sách thƣơng mại; những thành tựu, hạn chế của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc. Luận án chỉ xem xét quan hệ thƣơng mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với Trung Quốc chứ không xem xét thƣơng mại dịch vụ, chỉ đánh giá một số tiêu chí quan trọng của dòng thƣơng mại trực tiếp giữa Việt Nam với Trung Quốc mà không xem xét tất cả các tiêu chí vì số liệu bị hạn chế. Phạm vi thời gian: Luận án chỉ tập trung xem xét thực trạng thƣơng mại hàng hóa Việt Nam -Trung Quốc chủ yếu giai đoạn 2011 – 2020 (đối với hệ thống dữ liệu đồng bộ, nhất quán quốc tế); một số ít cập nhật đến 2022, đề xuất giải pháp đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Không gian: Việt Nam, Trung Quốc đại lục (không nghiên cứu Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao), tham khảo kinh nghiệm có chọn lọc của Thái Lan, Philippines và Ấn Độ trong quan hệ thƣớng mại với Trung Quốc. Về chủ thể (góc độ nghiên cứu): Ở cấp vĩ mô: Nhà nƣớc, Chính phủ, Bộ, Ngành, chính quyền các địa phƣơng. Ở cấp vi mô: các doanh nghiệp, với tƣ cách là các đơn vị thực hiện các hoạt động kinh doanh XNK hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc. 4. Ph n pháp luận v ph n pháp n h ên ứu ủ luận án 4.1. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu Phƣơng pháp luận: sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu chung và phƣơng pháp nghiên cứu cụ thể. Phƣơng pháp chung sử dụng: Phƣơng pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử (kinh tế chính trị nói chung), kinh tế quốc tế. Phƣơng pháp nghiên cứu định tính: thống kê, so sánh, tổng hợp, và Điểm mạnh, Điểm yếu, Cơ hội và Thách thức (SWOT) 3
  12. Phƣơng pháp so sánh: đƣợc sử dụng để so sánh cán cân thƣơng mại, các chỉ số liên quan thƣơng mại giữa Việt Nam - Trung Quốc và một số nƣớc với Trung Quốc. Phƣơng pháp thu thập thông tin sử dụng là nghiên cứu tài liệu: sử dụng các nguồn thứ cấp và nhiều bằng chứng từ tài liệu trên internet, sách, báo, hội thảo, tivi, đài. Phƣơng pháp phân tích tƣ liệu: phân tích kết hợp diễn dịch và qui nạp. Dùng phân tích diễn dịch để từ cơ sở lý thuyết, phân tích, đánh giá thành tựu và hạn chế trong thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc. Dùng phân tích qui nạp để từ thực tiễn bối cảnh dự báo tƣơng lai thƣơng mại quốc tế, khu vực, Trung Quốc và Việt Nam; và từ các đánh giá thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc, để đƣa ra giải pháp phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc trong tƣơng lai sắp tới. 4.2. Hướng tiếp cận Hƣớng tiếp cận hệ thống: Nhìn nhận kết quả quan hệ thƣơng mại qua các nhân tố ảnh hƣởng tác động đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc. Hƣớng tiếp cận liên ngành: kinh tế quốc tế, kinh tế chính trị, lịch sử kinh tế chính trị trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc. 5. Đ n p mớ về kho họ ủ luận án Tuy đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến quan hệ thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc, song chƣa cập nhật bối cảnh thời gian hiện nay và đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các đóng góp mới về khoa học của luận án nhƣ sau: Một là, luận án nhìn nhận sâu trên cả phƣơng diện kinh tế quốc tế và kinh tế chính trị trong quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam-Trung Quốc, đƣợc đặt trong bối cảnh quốc tế mới gần đây và trong trung và dài hạn. Hai là, hƣớng tiếp cận của luận án là nghiên cứu trực tiếp thực trạng quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc đƣợc nhìn nhận dƣới góc độ kinh 4
  13. tế chính trị chủ yếu là lợi ích (của quốc gia, doanh nghiệp, cá nhân) và vấn đề mâu thuẫn lợi ích. Ba là, luận án phát hiện những vấn đề mới nảy sinh, đề xuất những giải pháp cải thiện quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc hơn nữa, phù hợp với những lợi ích kinh tế, chính trị của Việt Nam và Trung Quốc trong thới gian tới. 6. Ý n hĩ lý luận v thự t ễn ủ luận án Về mặt lý luận: Góp phần hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về thƣơng mại quốc tế, nhấn mạnh các phƣơng diện chính trị, nhất là trong các yếu tố ảnh hƣởng đến thƣơng mại quốc tế giữa nƣớc (cả chính ngạch lẫn biên mậu). Về mặt thực tiễn: Tổng kết một số kinh nghiệm quan hệ thƣơng mại của các nƣớc với Trung Quốc và rút ra bài học. Đánh giá chuyên sâu thực trạng quan hệ thƣơng mại (chính ngạch lẫn tiểu ngạch) giữa Việt Nam và Trung Quốc, làm rõ các nguyên nhân liên quan; qua đó, đề xuất hệ thống giải pháp để cải thiện về chất của quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh mới. 7. C ấu ủ luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án bao gồm 4 chƣơng: Chƣơng 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nƣớc có chủ đề liên quan đến đề tài luận án Chƣơng 2: Cơ sở lý luận về quan hệ thƣơng mại hàng hóa song phƣơng giữa hai quốc gia và kinh nghiệm một số nƣớc về phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hóa song phƣơng. Chƣơng 3: Thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc Chƣơng 4: Giải pháp thúc đẩy phát triển quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam với Trung Quốc. 5
  14. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC CÓ CHỦ ĐỀ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Trong xu thế toàn cầu hoá, khu vực hoá và tự do hoá thƣơng mại đang phát triển mạnh mẽ nhƣ hiện nay, hợp tác kinh tế, thƣơng mại và hội nhập vào kinh tế thế giới đang là những vấn đề thực tiễn nóng bỏng, sôi động đƣợc cả giới khoa học quan tâm. Vì thế, việc nghiên cứu quan hệ hợp tác thƣơng mại giữa Việt Nam và Trung Quốc không phải là chủ đề hoàn toàn mới. Cũng đã có một số công trình nghiên cứu có liên quan đến vấn đề này, song chƣa nhiều và đề cập với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Các công trình nghiên cứu có thể phân loại theo các nhóm nhƣ sau. 1.1. N h ên ứu ở tron n ớ 1.1.1. Những công trình nghiên cứu cung cấp các lý thuyết về quan hệ thương mại giữa các nước Viết về quan hệ thƣơng mại nói chung, có một số công trình nghiên cứu sau: Nghiên cứu quan hệ thƣơng mại Việt- Trung trong liên kết kinh tế khu vực và thế giới, có sách ―Trung Quốc và Ấn Độ trỗi dậy: Tác động và đối sách của các nƣớc Đông Á‖ của tác giả Phạm Thái Quốc chủ biên (2013) Cuốn sách đề cập đến bối cảnh quốc tế cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI và sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ; Tác động của sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ đối với thế giới nói chung, các nƣớc Đông Á nói riêng và một số đối sách của các nƣớc Đông Á; Tóm lƣợc quan hệ giữa Việt Nam với Trung Quốc và Ấn Độ, từ đó đƣa ra một số gợi ý cho Việt Nam cần tranh thủ khai thác cơ hội cũng nhƣ chủ động đối phó với những thách thức trƣớc sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ. Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Phú Thái với đề tài ―Vai trò của ngoại thƣơng đối với phát triển kinh tế Trung Quốc từ khi cải cách và mở cửa‖. Trong luận án này tác giả phân tích với cách tiếp cận hệ thống xem xét quan hệ thƣơng mại ở nhiều khía cạnh: nhƣ vai trò của quan hệ thƣơng mại với chuyển dịch cơ cấu kinh tế, gắn với phân công lao động quốc tế. 6
  15. Viết về quan hệ thƣơng mại dƣới góc độ kinh tế chính trị, có luận án của Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016) ―Quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nƣớc ASEAN phát triển‖. Luận án là làm rõ thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hóa hai chiều giữa Việt Nam với 4 nƣớc ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia) trong thời gian 2001- 2014; trên cơ sở đó, luận án đƣa ra một số hàm ý chính sách cho việc điều chỉnh chính sách thƣơng mại của Việt Nam trong thời gian tới [45]. Luận án đã tập trung phân tích chi tiết quan hệ thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam với 4 nƣớc ASEAN phát triển. Kết quả phân tích cho thấy: (1) các nƣớc ASEAN nói chung và 4 nƣớc ASEAN phát triển nói riêng có vị trí rất quan trọng trong quan hệ thƣơng mại hàng hóa quốc tế của Việt Nam. (2) Từ trƣớc đến nay và khả năng cả trong tƣơng lai việc quan hệ thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam với 4 nƣớc ASEAN phát triển (Singapore, Thái Lan, Indonesia, Malaysia) sẽ chi phối kết quả thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam với cả khối ASEAN. (3) Trong quan hệ thƣơng mại hàng hóa của Việt Nam với 4 nƣớc ASEAN phát triển, tuy có nhiều nhóm hàng hóa có đặc tính tƣơng đồng - yếu tố gây cạnh tranh khi cùng xuất hiện trên thị trƣờng thế giới, nhƣng đây cũng chính là điều kiện quyết định sự thành công của các nƣớc nếu cùng thực hiện tốt chính sách hợp tác, liên kết, tạo thành nhóm trong chuỗi sản xuất sản phẩm chi phối thị trƣờng thế giới. (4) Thực tiễn đặt ra yêu cầu, Việt Nam phải chủ động, tích cực thực hiện đầy đủ các cam kết song phƣơng, khu vực và đa phƣơng; có chính sách, biện pháp cải cách và điều chỉnh thích hợp. Cũng theo Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016), không phải mọi mặt hàng xuất khẩu và nhập khẩu trong thƣơng mại nội ngành đều có quan hệ cạnh tranh lẫn nhau. Tùy từng trƣờng hợp cũng có thể là quan hệ cạnh tranh hoặc quan hệ bổ trợ lẫn nhau [45]. Theo Phạm Bích Ngọc (2016) có trích dẫn một nghiên cứu của Valentino Piana (2004), cho rằng cán cân thƣơng mại giữa hai nƣớc (thƣơng mại song phƣơng) là một chỉ số biểu hiện mối quan hệ phụ thuộc kinh tế giữa hai nƣớc. Một nghiên cứu của Valentino Piana (2004) phân loại quan hệ kinh tế giữa hai nƣớc thành bốn mức độ sau đây: Phụ thuộc hay lệ thuộc (dependence): là tình trạng 7
  16. nƣớc A cần tới nƣớc B, trong khi nƣớc B không cần tới nƣớc A; Địa vị trội hơn hay chiếm ƣu thế hơn (dominance): là tình trạng nƣớc A có thể từ bỏ quan hệ với nƣớc B, trong khi nƣớc B cần tới nƣớc A; Liên kết cân đối hay bình đẳng (symmetric integration): là tình trạng quan hệ cả hai nƣớc đều cần đến nhau; Không có quan hệ (absence): là tình trạng mà hai nƣớc không hoặc không cần quan hệ với nhau [37]. 1.1.2. Những công trình nghiên cứu về quan hệ thương mại Việt Nam và Trung Quốc Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2016 của tác giả Phạm Bích Ngọc với đề tài ―Vấn đề nhập siêu trong quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc‖; Luận án tiến sĩ kinh tế năm 2016 của tác giả Hà Thị Hồng Vân với đề tài ―Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020‖; Sách ―Quan hệ kinh tế - văn hoá Việt Nam - Trung Quốc hiện trạng và triển vọng : Kỷ yếu hội thảo‖, năm 2001; Sách ―Quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc trong bối cảnh hội nhập‖ của tác giả Trịnh Thị Thanh Thủy, Nguyễn Anh Sơn chủ biên, năm 2017; Sách ―Quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ của Việt Nam với Trung Quốc‖, của tác giả Trần Đình Thiên chủ biên (2016); Luận án của Dƣơng Hoàng Anh (2019) đề tài ―Phát triển quan hệ thƣơng mại Việt Nam với các nƣớc Đông Á đến năm 2030‖; Sách ―Giấc mơ Trung Quốc: Tƣ duy nƣớc lớn và định vị chiến lƣợc trong thời đại hậu Mỹ‖, của tác giả Lƣu Minh Phúc, do Nguyễn Hải Hoành dịch (2011); Sách ―Quan hệ Việt – Trung trƣớc sự trỗi dậy của Trung Quốc‖, của tác giả Nguyễn Đình Liêm (chủ biên), (2013); Sách ―Điều chỉnh chiến lƣợc của Trung Quốc và những tác động tới quan hệ Mỹ - Trung Quốc‖ của tác giả Cù Chí Lợi (chủ biên) (2018); Sách ―Quan hệ "hai bờ, bốn bên" trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖ của tác giả Vũ Thùy Dƣơng (chủ biên) (2013); Sách: ―Một số vấn đề an ninh phi truyền thống ở khu vực biên giới Việt - Trung‖ của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa (chủ biên) (2018); Đề tài cấp bộ ―Bốn mƣơi năm cải cách mở cửa kinh tế của Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam‖ của Hoàng Thế Anh (2018); Đề tài cấp bộ ―Cải cách kinh tế ở Trung Quốc sau đại hội XIX và hàm ý chính sách đối với Việt Nam‖ của Bùi Thị Thanh Hƣơng (2019) ... 8
  17. Các bài báo: Quan hệ hợp tác kinh tế Việt - Trung năm 2017, của tác giả Nguyễn Đình Liêm (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, trang 36, số tháng 2 năm 2018), Cộng đồng kinh tế ASEAN và tác động đối với quan hệ kinh tế Việt - Trung, của tác giả Nguyễn Cao Đức (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, trang 13, số tháng 10 năm 2018), Nhìn lại đầu tƣ trực tiếp của Trung Quốc tại Việt Nam từ năm 2014 đến nay, của tác giả Nguyễn Thị Phƣơng Hoa và Nguyễn Đình Liêm (tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, trang 44, số tháng 11 năm 2018),..nghiên cứu các khía cạnh khác nhau ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại Việt Nam - Trung Quốc… Dƣới đây là nội dung cụ thể của một số công trình tiêu biểu về các vấn đề liên quan tới Đề tài Luận án: Một l , về ph n pháp n h ên ứu. Luận án Tiến sĩ kinh tế của Nguyễn Thị Hồng Tâm (2016) với đề tài ―Quan hệ thƣơng mại hàng hóa giữa Việt Nam với một số nƣớc ASEAN phát triển‖ sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu trong khoa học xã hội, phù hợp với chuyên ngành kinh tế chính trị, bao gồm phƣơng pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phƣơng pháp phân tích thống kê, phƣơng pháp nghiên cứu so sánh, phƣơng pháp phân tích và tổng hợp. Luận án sử dụng các số liệu thống kê chính thống của các cơ quan nhà nƣớc để phân tích và tổng hợp thực trạng quan hệ thƣơng mại hàng hóa Việt Nam với ASEAN-4; phân tích và tổng hợp kinh nghiệm quốc tế trong việc cải thiện cơ cấu thƣơng mại hàng hóa song phƣơng. Luận án tổng quan các lý luận về thƣơng mại trong môn kinh tế học. Luận án, so sánh thƣơng mại Việt Nam với các quan hệ thƣơng mại song phƣơng của các quốc gia khác. Thực trạng thƣơng mại hàng hóa song phƣơng đƣợc so sánh, đối chiếu theo các giai đoạn lịch sử thƣơng mại Việt Nam - ASEAN-4. Luận án tiến sĩ kinh tế quốc tế của Hà Thị Hồng Vân (2016) với đề tài ―Quan hệ thƣơng mại Việt Nam – Trung Quốc 10 năm đầu thế kỷ XXI và triển vọng đến năm 2020‖ dùng các phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành định tính kết hợp với định lƣợng, chuyên gia, phân tích, đánh giá, so sánh, tổng hợp. Một số 9
  18. nghiên cứu trƣờng hợp cụ thể từ kết quả khảo sát từ một số tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam và Quảng Tây, Trung Quốc và tình hình quan hệ thƣơng mại của một số ngành cũng đƣợc sử dụng nhằm minh họa rõ nét hơn các xu thế, đặc điểm của vấn đề nghiên cứu của Luận án. Bên cạnh đó, nghiên cứu so sánh trƣờng hợp của các nƣớc ASEAN-5 so sánh với Việt Nam trong quan hệ thƣơng mại với Trung Quốc để thấy đƣợc những điểm khác biệt và tƣơng đồng. Từ đó, lý giải đƣợc rõ hơn bản chất của vấn đề cần nghiên cứu. Mô hình hồi quy đƣợc sử dụng để nhằm đánh giá tác động của thƣơng mại hai nƣớc đối với Việt Nam. Về mặt dữ liệu, luận án sử dụng một số tƣ liệu có chọn lọc từ các nghiên cứu từ một số nghiên cứu về quan hệ thƣơng mại giữa các tỉnh biên giới phía Bắc Việt Nam với các tỉnh biên giới Trung Quốc. Bên cạnh đó, tác giả khảo sát tại các địa bàn Lai Châu, Hà Giang, Lào Cai, Điện Biên, Lạng Sơn, Quảng Ninh (Việt Nam), Nam Ninh, Phòng Thành (Quảng Tây, Trung Quốc), Cao Bằng. H l , về qu n hệ k nh tế h nh trị vớ á n ớ khá , đặ b ệt l h ến tr nh th n m Mỹ -Trun ảnh h ởn đến k nh tế h nh trị tron qu n hệ th n m V ệt N m- Trun Quố Lê Xuân Sang (2019) cho rằng cuộc chiến tranh thƣơng mại Mỹ-Trung (CTTM) bắt đầu diễn ra từ giữa năm 2018 đã có ảnh hƣởng tới quan hệ thƣơng mại và đầu tƣ giữa 2 nƣớc và kinh tế của từng nƣớc. Một tác động tƣơng đối rõ nét của CTTM lên đầu tƣ là có sự dịch chuyển đáng kể nguồn đầu tƣ của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động từ Trung Quốc sang các nƣớc lân cận trong đó có Việt Nam. Một hậu quả của việc CTTM là một số doanh nghiệp Trung Quốc/Việt Nam đã thay đổi xuất xứ hàng hóa để xuất khẩu sang Mỹ. CTTM trong ngắn hạn có thể mang lại cho Việt Nam một số lợi thế nhất định trong khi có thể để lại những nguy cơ trả đũa của Mỹ đối với thƣơng mại/doanh nghiệp Việt Nam và hàng Trung Quốc nhập khẩu đổi xuất xứ để xuất sang Mỹ. Điều này đòi hỏi hai bên phải lƣu tâm để có đối sách phù hợp [44]. Sách ―Điều chỉnh chiến lƣợc của Trung Quốc và những tác động tới quan hệ Mỹ - Trung Quốc‖ của tác giả Cù Chí Lợi (chủ biên) (2018) [35]. Cuốn sách tập 10
  19. trung chủ yếu vào việc phân tích những điều chỉnh chiến lƣợc gần đây của Trung Quốc, những thách thức đặt ra đối với Mỹ cũng nhƣ những phản ứng của Mỹ đối với chiến lƣợc mới của Trung Quốc và ảnh hƣởng của quan hệ Mỹ - Trung tới Việt Nam. Sách chỉ nêu một khía cạnh ảnh hƣởng đến quan hệ thƣơng mại Việt Nam và Trung Quốc là bối cảnh quan hệ Mỹ - Trung Quốc [35]. Sách ―Quan hệ "hai bờ, bốn bên" trong quá trình trỗi dậy của Trung Quốc và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam‖ của tác giả Vũ Thùy Dƣơng (chủ biên) (2013). Cuốn sách nghiên cứu về chính sách kinh tế của Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao; nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đại lục, Đài Loan, Mỹ trong quan hệ giữa hai bờ eo biển để làm rõ tác động của các chính sách đó đến quan hệ kinh tế giữa các bên; làm rõ thăng trầm của mối quan hệ giữa hai bờ eo biển… Từ đó đƣa ra những dự báo về triển vọng hợp tác trong khu vực ―hai bờ bốn bên‖ trong tƣơng lai; đồng thời đánh giá mối quan hệ giữa Việt Nam với khu vực ―hai bờ bốn bên‖, cũng nhƣ với mỗi bên trong khu vực này; gợi mở những đối sách nhằm tăng cƣờng quan hệ hợp tác giữa Việt Nam với Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao [12]. Cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung Quốc sẽ tác động đến việc chuyển hƣớng xuất, nhập khẩu hàng hóa; nguy cơ lẩn tránh xuất xứ hàng hóa của một số nƣớc vào Việt Nam; thay đổi chuỗi cung ứng; thay đổi dòng vốn đầu tƣ. Hơn nữa, việc Việt Nam tham gia các FTA nên Trung Quốc cũng có thể lợi dụng Việt Nam để tránh các rào cản thƣơng mại từ các nƣớc khác. Đề tài cấp bộ ―Bốn mƣơi năm cải cách mở cửa kinh tế của Trung Quốc và một số gợi mở đối với Việt Nam‖ của Hoàng Thế Anh (2018) chủ nhiệm đã chỉ ra việc Trung Quốc tham gia vào quản trị kinh tế quốc tế, tham vọng mở rộng vai trò, trở thành ngƣời đƣa ra luật chơi trên bàn cờ kinh tế thế giới [4]. Đề tài cấp bộ ―Cải cách kinh tế ở Trung Quốc sau đại hội XIX và hàm ý chính sách đối với Việt Nam‖ của Bùi Thị Thanh Hƣơng (2019) [29] chủ nhiệm có nói đến cuộc chiến thƣơng mại Mỹ - Trung. Trong đề tài nhấn mạnh đến cuộc chiến công nghệ hiện nay: Mỹ cáo buộc Huawei, doanh nghiệp khoa học công nghệ của 11
  20. Trung Quốc, là hỗ trợ chính phủ Trung Quốc xâm phạm nhân quyền và theo dõi trên qui mô lớn. Mỹ cũng cáo buộc các chƣơng trình ứng dụng do Trung Quốc phát triền nhƣ TikTok, WeChat, các doanh nghiệp nhƣ Alibaba đánh cắp thông tin, gây đe dọa lớn với Mỹ. Đây là cơ sở để Mỹ mở rộng loại bỏ doanh nghiệp Trung Quốc ra khỏi nƣớc Mỹ. Trung Quốc cũng đang chuẩn bị cho tƣơng lai không dựa vào Mỹ về các công nghệ thiết yếu. Đề tài đƣa ra giải pháp để hạn chế hoạt động chuyển hƣớng và ngụy trang hàng hóa Trung Quốc thành sản phẩm của Việt Nam, các chính quyền trung ƣơng và địa phƣơng của Việt Nam cần áp dụng chính sách có chọn lọc hơn trong việc thu hút FDI. Các chính quyền địa phƣơng cần kiểm tra kỹ lƣỡng và từ chối những dự án có dấu hiệu chuyển hƣớng ngụy trang. B l , về ảnh h ởn ủ v ệ V ệt N m th m v o á FTA thế hệ mớ , v h ệp định RCEP đến qu n hệ th n m V ệt-Trung Việt Nam tham gia vào các FTA thế hệ mới, nên có nhiều đối tác thƣơng mại, không quá lệ thuộc xuất nhập khẩu vào Trung Quốc. Việc tham gia vào các Hiệp ƣớc thƣơng mại quốc tế là CPTTP, FTA với EU và FTA với Hàn Quốc là những Hiệp ƣớc có ảnh hƣởng tích cực mạnh mẽ nhất đến nền kinh tế Việt Nam và sẽ giúp Việt Nam giảm lệ thuộc vào kinh tế Trung Quốc. Đặc biệt là thƣơng mại hàng hóa với mục tiêu chính là giảm thuế và những rào cản hàng hóa dịch vụ. Khi Việt Nam tham gia, sẽ có cơ hội gia tăng số lƣợng hàng hóa xuất khẩu đến các quốc gia CPTTP. Với nguyên tắc là đòi hỏi nguyên liệu phải nhập từ các nƣớc CPTTP thay vì nhập từ Trung Quốc, sẽ tạo cơ hội cho Việt Nam giảm nhập nguyên phụ liệu từ Trung Quốc, thu hút đầu tƣ từ các nƣớc CPTTP và có thị trƣờng xuất khẩu từ nƣớc này mà không phải cạnh tranh với Trung Quốc. Theo Hà Thị Hồng Vân (2016), lĩnh vực đầu tƣ của Trung Quốc vào Việt Nam có sự thay đổi, trong đó tập trung vào lĩnh vực dệt may. Với mức đầu tƣ tăng đột biến trong năm 2013 và đầu năm 2014 trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam, các nhà đầu tƣ Trung Quốc đã nhanh nhạy trong việc đầu tƣ vào lĩnh vực này để đƣợc hƣởng những ƣu đãi của hiệp định TPP. Điều này đáng lo ngại cho các doanh nghiệp Việt Nam sức cạnh tranh còn yếu và chủ yếu vẫn là gia công, phụ thuộc vào 12
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
7=>1