Luận án Tiến sĩ: Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau
lượt xem 29
download
Luận án nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau; hệ thống hóa và phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm; đánh giá được thực trạng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ: Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙNG GIANG HẢI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN TÔM THƯƠNG PHẨM Ở TỈNH CÀ MAU LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC NÔNG NGHIỆP - 2015
- HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM PHÙNG GIANG HẢI LIÊN KẾT TRONG SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN TÔM THƯƠNG PHẨM Ở TỈNH CÀ MAU CHUYÊN NGANH: KINH TẾ NÔNG NGHIỆP Mã số : 62 62 01 15 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. PHẠM BẢO DƯƠNG 2. TS. NGUYỄN THỊ DƯƠNG NGA HÀ NỘI, NĂM 2015
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án này là trung thực, khách quan và chưa từng dùng bảo vệ để lấy bất kỳ học vị nào. Tôi xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều được chỉ rõ nguồn gốc. Hà Nội, ngày tháng năm 2015 Tác giả luận án Phùng Giang Hải i
- LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và thực hiện luận án, tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình và lời chỉ bảo chân tình của tập thể và cá nhân, các cơ quan trong và ngoài Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Trước tiên, tôi xin được cảm ơn sâu sắc PGS.TS. Phạm Bảo Dương và TS. Nguyễn Thị Dương Nga là những thầy, cô giáo đã trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ tôi về mọi mặt để hoàn thành luận án tiến sĩ này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, tập thể giáo viên và cán bộ Khoa Kinh tế và Phát triển nông thôn, các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Kinh tế Nông nghiệp và Chính sách đã giúp đỡ để tôi có thể hoàn thành quá trình học tập và thực hiện luận án. Tôi trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của các Cục, Vụ, Viện thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và những đồng nghiệp thuộc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cà Mau đã tạo điều kiện cho tôi thu thập số liệu và những thông tin cần thiết phục vụ cho việc nghiên cứu và hoàn thành Luận án. Tôi cũng xin bày tỏ sự cảm ơn đối với gia đình, bạn bè, đồng nghiệp của tôi đã phối hợp, cộng tác, cùng động viên, chia sẻ những khó khăn về tinh thần, vật chất với tôi trong thời gian qua. Sự động viên ấy chính những điều đó đã tạo cho tôi niềm tin và sức mạnh vượt qua mọi khó khăn hoàn thành tốt luận án tiến sĩ như hiện nay. Tôi xin trân trọng cảm ơn! Tác giả Luận án Phùng Giang Hải ii
- MỤC LỤC Lời cam đoan i Lời cảm ơn ii Mục lục iii Danh mục chữ viết tắt vi Danh mục bảng vii Danh mục hình viii Danh mục hộp ix Trích yếu luận án x Thesis abstract xii PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1 1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1 1.2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 3 1.3 Phạm vi nghiên cứu 4 1.4 Những đóng góp mới của đề tài 4 1.5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 5 PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 6 2.1 Cơ sở lí luận về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm 6 2.1.1 Khái niệm, bản chất, hình thức và vai trò 6 2.1.2 Tính hiệu quả, hiệu lực và bền vững 21 2.2 Cơ sở thực tiễn về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm 24 2.2.1 Tổng quan các bài học kinh nghiệm về phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến tôm 24 2.2.2 Bài học rút ra 30 2.3 Tóm tắt 32 PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 34 3.1 Địa điểm nghiên cứu 34 3.2 Thời gian nghiên cứu 36 3.3 Đối tượng nghiên cứu 37 3.4 Nội dung nghiên cứu 37 iii
- 3.4.1 Thực trạng liên kết ngang 37 3.4.2 Thực trạng liên kết dọc 37 3.4.3 Hiệu quả của liên kết 38 3.4.4 Yếu tố ảnh hưởng đến liên kết 38 3.5 Phương pháp nghiên cứu 46 3.5.1 Phương pháp tiếp cận 46 3.5.2 hương pháp thu thập số liệu 48 3.5.3 Phương pháp phân tích thông tin, số liệu 49 3.5.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 53 3.6 Tóm tắt 57 PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 58 4.1 Trình bày kết quả 58 4.1.1 Đặc điểm về liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 58 4.1.2 Quyền lợi và nghĩa vụ trong liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 60 4.1.3 Hiệu quả của liên kết ngang trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 63 4.1.4 Đặc điểm về liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 66 4.1.5 Quyền lợi và nghĩa vụ trong liên kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 67 4.1.6 Kết quả liên của kết dọc trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 68 4.1.7 Mức độ thực thi của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 69 4.1.8 Hiệu quả của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 72 4.1.9 Ảnh hưởng của yếu tố cơ chế chính sách đến phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến tôm 74 4.1.10 Ảnh hưởng của yếu tố đầu tư công đến phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến tôm 79 iv
- 4.1.11 Ảnh hưởng của yếu tố dịch vụ công đến phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến tôm 83 4.1.12 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết ngang giữa những người nuôi tôm ở Cà Mau 85 4.1.13 Các yếu tố ảnh hưởng đến liên kết dọc giữa người nuôi tôm và doanh nghiệp chế biến tôm ở Cà Mau 93 4.1.14 Giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau 103 4.2 Thảo luận 128 4.2.1 Các phát hiện chính của đề tài 128 4.2.2 So sánh với kết quả nghiên cứu đã công bố 129 4.2.3 Kết quả và ý nghĩa của đề tài 129 4.2.4 Hạn chế của đề tài 130 PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 132 5.1 Kết luận 132 5.2 Kiến nghị 134 Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án 135 Tài liệu tham khảo 136 Phụ lục 140 v
- DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng Phát triển châu Á CASEP Hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Cà Mau CSHT Cơ sở hạ tầng GTSX Giá trị sản xuất KHCN Khoa học công nghệ HTX Hợp tác xã NHTM Ngân hàng thương mại NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn TBKT Tiến bộ kĩ thuật UBND Ủy ban nhân dân VSATTP Vệ sinh an toàn thực phẩm VASEP Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam WCED Ủy ban Môi trường và Phát triển Thế giới vi
- DANH MỤC BẢNG STT Tên bảng Trang 3.1 Sản lượng và công suất chế biến tôm ở Cà Mau 34 3.2 Diện tích và sản lượng nuôi tôm các huyện thị tại Cà Mau 2012 36 3.3 Phân bố mẫu khảo sát 49 4.1 Thông tin chung về các hợp tác xã và tổ hợp tác nuôi tôm 60 4.2 Hiện trạng các HTX nuôi tôm tại Cà Mau 62 4.3 Hiệu quả sử dụng giống và thức ăn của HTX so với sản xuất cá thể 63 4.4 Hiệu quả sử dụng thuốc và hóa chất của các HTX so với nuôi tôm cá thể 64 4.5 Hiệu quả về sử dụng lao động của các HTX so với sản xuất cá thể 64 4.6 Hiệu quả về sử dụng CSHT, quản lí dịch bệnh và tiêu thụ sản phẩm của các HTX so với sản xuất cá thể 65 4.7 Các loại hình liên kết dọc 66 4.8 Các nội dung liên kết dọc 67 4.9 Lợi ích đạt được khi tham gia liên kết 68 4.10 Tình hình thực hiện hợp đồng liên kết trong nuôi tôm ở Cà Mau 69 4.11 Hình thức thể hiện liên kết 70 4.12 So sánh hiệu quả giữa nuôi tôm có và không có liên kết 72 4.13 Vốn đầu tư của tỉnh Cà Mau giai đoạn 2010-2012 80 4.14 Khối lượng đầu tư cho thủy lợi ở Cà Mau giai đoạn 2005-2010 81 4.15 Hiệu quả sản xuất theo liên kết ngang so với sản xuất cá thể 89 4.16 Các yếu tố khác có tác động đến hiệu quả của liên kết ngang 90 4.17 Hiện trạng các cơ sở hạ tầng chính 94 4.18 Chi phí sản xuất bình quân/ha 96 4.19 Quy mô sản xuất 98 vii
- DANH MỤC HÌNH STT Tên hình Trang 2.1 Liên kết ngang giữa những người nuôi tôm 9 2.2 Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến 10 2.3 Liên kết nội bộ giữa các công đoạn trong doanh nghiệp chế biến 13 2.4 Liên kết trực tiếp giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm 14 2.5 Liên kết gián tiếp giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm 15 3.1 Bản đồ tỉnh Cà Mau 34 3.2 Khung phân tích về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau 47 4.1 Sơ đồ liên kết ngang giữa các doanh nghiệp chế biến ở Cà Mau 58 4.2 Sơ đồ liên kết ngang thành các hợp tác xã nuôi tôm ở Cà Mau 59 4.3 Đất đai và quy hoạch 86 4.4 Quyền lợi khi tham gia các liên kết ngang của người nuôi tôm 87 4.5 Nghĩa vụ khi tham gia các liên kết ngang của người nuôi tôm 88 4.6 Mức độ thực thi của liên kết ngang 92 4.7 Vi phạm và xử lí vi phạm trong liên kết ngang 93 4.8 Hình thức thể hiện các hợp đồng liên kết 100 4.9 Cách thức giải quyết các vi phạm hợp đồng liên kết 100 viii
- DANH MỤC HỘP STT Tên hộp Trang 4.1 Liên kết ngang giữa các doanh nghiệp lỏng lẻo 58 4.2 Thiếu khung pháp lí về liên kết 61 4.3 Thiếu minh bạch nên liên kết thiếu bền vững 61 4.4 Thiếu khung pháp lí về liên kết 74 4.5 Thiếu cơ chế đảm bảo thực hiện quy hoạch 75 4.6 Quy hoạch còn nhiều bất cập 77 4.7 CSHT có ảnh hưởng lớn đến phát triển liên kết 79 4.8 Cần có vai trò của Nhà nước trong phát triển cơ sở hạ tầng 80 4.9 Thủy lợi có tác động lớn đối với hiệu quả sản xuất tôm 82 4.10 Chuyển giao TBKT còn hạn chế 83 ix
- TRÍCH YẾU LUẬN ÁN 1. Tóm tắt - Tên tác giả: Phùng Giang Hải - Tên Luận án: Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau - Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp - Mã số: 62 62 01 15 - Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam 2. Nội dung bản trích yếu - Mục đích nghiên cứu của Luận án: nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau. - Các phương pháp nghiên cứu đã sử dụng: + Nghiên cứu tiếp cận theo loại liên kết (dọc và ngang) nhằm nghiên cứu các mô hình liên kết giữa doanh nghiệp chế biến và người nuôi tôm. + Nghiên cứu tiếp cận theo kinh tế thể chế nhằm phân tích rõ quan hệ lợi ích và nghĩa vụ của các bên trong liên kết + Số liệu đã công bố và số liệu mới được thu thập từ các cơ quan quản lí nhà nước, các cơ quan nghiên cứu và khảo sát thực địa tại địa bàn tỉnh Cà Mau + Các phương pháp phân tích thống kê mô tả, phân tổ so sánh, kiểm định và ước lượng mô hình toán đã được sử dụng để phân tích các số liệu thu thập được. - Các kết quả, phát hiện chính và kết luận: + Về lí luận, bản chất của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm không khác nhiều so với các liên kết khác trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, do các đặc trưng về kinh tế kĩ thuật của “con tôm” với giá trị cao, mức độ nhạy cảm với dịch bệnh lớn, yêu cầu về mặt bằng sản xuất phức tạp… nên liên kết trong sản xuất và chế biến tôm bao gồm thêm một số điều kiện đặc thù. Cụ thể: Diện tích nuôi tôm phải đủ lớn; x
- Vị trí của các ao nuôi tôm cần ở gần nhau; Hình thức thể hiện các liên kết này cần được pháp lí hóa ở mức độ cao; Doanh nghiệp chế biến phải đóng vai trò trung tâm trong liên kết; Quyền lợi và trách nhiệm cần được cân đối một cách hợp lí; Vai trò của Nhà nước cần được duy trì một cách thường xuyên và hiệu quả. + Về thực tiễn, luận án đã xác định diện tích nhỏ lẻ, manh mún là một trong những yếu tố quan trọng cản trở sự phát triển của các liên kết và do vậy ảnh hưởng của quy hoạch đối với sự phát triển của các liên kết cũng đáng kể hơn. Về CSHT, giao thông mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn cho thấy tác động thuận chiều đối với khả năng tăng cường liên kết trong nuôi và chế biến tôm. Khung pháp lí có tác động lớn nhưng theo xu hướng tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển của các loại hình liên kết do sự lỏng lẻo trong các quy định và hiệu quả xử lí vi phạm thấp. Người nuôi tôm không liên kết có mức chi phí cao hơn đáng kể so với chi phí của những người nuôi tôm có liên kết. Kích cỡ tôm bình quân thu hoạch từ khu vực nuôi có liên kết lớn hơn so với khu vực nuôi không liên kết. Tóm lại, các yếu tố chi phí thấp hơn, chất lượng tôm thu hoạch cao hơn và giá bán tốt hơn là những yếu tố chủ chốt thu hút sự tham gia vào các liên kết đối với những người nuôi tôm thương phẩm ở Cà Mau. Về giải pháp tăng cường liên kết, tập trung vào i) giải pháp về chính sách; ii) giải pháp về đầu tư công và dịch vụ công; iii) giải pháp riêng cho tăng cường liên kết ngang; iv) giải pháp riêng cho tăng cường liên kết dọc và v) giải pháp khác (phòng chống rủi ro, đẩy mạnh áp dụng TBKT…) để hỗ trợ tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau. xi
- THESIS ABSTRACT 1. Summary - Author: Phung Giang Hai - Thesis title: Linkages in commercial shrimp production and processing in Ca Mau province - Speciality: Agricultural economics - Code: 62 62 01 15 - Name of education institution: Vietnam Agriculture Academy 2. Contents - Objectives of Thesis: to propose solutions for strengthening linkages between production and processing stages of commercial shrimp in Ca Mau province - Methodology: + Type of linkage (vertical and horizontal linkages) approach to analyse the details of linkages between shrimp processing enterprises and farmer. + Institutional economics approach to analyze the relationships of benefits and duties inside inkages. + Data is collected from gorvernmental offices, research bodies and field survey at Ca Mau province. + Description analysis and quatitative analysis are all used in the thesis. - Key findings: + On theoretical side, the shrimp production areas have to be large enough (average areas of aquaculture in linkages with enterprises are all 3 ha, at least) to directly link to the processing enterprises. In the horizontal linkage, the position of ponds has to be closed to facilitate the seasonal calendar and infrastructure development. The formulation of linkage should be a contract which is ensured by the Authority to confirm its effectiveness. In the structure of vertical linkage, enterprises are always a key factor to ensure the right direction for the whole linkage. + On practical side, analysis results show that the small scale and scattered characteristics of shrimp production areas are the key constrains with linkage xii
- development. So, impacts of planning to the development of linkages is also stronger. About the infrastructure, transportation is not significant but is quite fit with the reality when showing a supported impact to possibility of linkage development. Legal framework has big impacts but following a negative way to the establishment and development of linkages due to the lack and ineffectiveness of regulations. Production cost of the shrimp farmer with linkages is quite lower than of shrimp farmer without linkages. Size of harvested shrimp from shrimp production areas with linkages is much bigger than shrimp size of production areas without linkages. In brief, lower production cost, size of harvested shrimp and higher price of shrimp are main factors supporting linkage development in shrimp production of Ca Mau province. + On the solutions to strengthen linkage, it is specially focus on the measures to develop the horizontal linkage to making bases for vertical linkages’ development. Besides, the measure of legal supports should be an emphasized to ensure legality of the linkages. xiii
- PHẦN 1. MỞ ĐẦU 1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Ngành tôm của Việt Nam đã và vẫn đang tiếp tục gặt hái được nhiều thành công đáng kể, đóng góp không nhỏ cho sự phát triển chung của đất nước (Tổng cục Thủy sản, 2012). Tuy nhiên, ngành này hiện cũng đang phải đối mặt với nhiều vấn đề nghiêm trọng, trong đó vấn đề cấp thiết nhất trong trước mắt cũng như dài hạn là phải đảm bảo khả năng cung cấp tôm nguyên liệu ổn định, có chất lượng cao cho chế biến. Số liệu thống kê của tỉnh Cà Mau - tỉnh có nghề nuôi tôm lớn hàng đầu Việt Nam, nguồn tôm nguyên liệu vào thời điểm chính vụ cũng chỉ đáp ứng tối đa 60% công suất các nhà máy chế biến trong tỉnh (Hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Cà Mau - CASEP, 2013). Nguyên nhân được xác định là do phần lớn các diện tích nuôi tôm hiện nay vẫn phát triển tự phát, manh mún với cơ sở hạ tầng (CSHT) ít được đầu tư bài bản, quy trình nuôi không thống nhất nên dịch bệnh nhiều, chất lượng tôm thấp. Bên cạnh đó, sự thiếu kết nối giữa khu vực chế biến và khu vực sản xuất nguyên liệu trong ngành tôm cũng góp phần tạo nên sự mất cân đối nghiêm trọng về cung cầu giữa 2 khu vực này. Vùng đồng bằng sông Cửu Long hiện có 206 nhà máy chế biến thủy sản, chủ yếu là chế biến cá tra và tôm, với tổng công suất chế biến hơn 1,1 triệu tấn/năm (Viện Kinh tế và Quy hoạch thủy sản, 2011). Tuy nhiên, sự phát triển quá nhanh số lượng các nhà máy chế biến trong khi nguồn nguyên liệu có hạn và ngày càng bị hạn chế do sự gia tăng các rủi ro từ thiên nhiên, dịch bệnh… khiến cho các nhà máy chế biến ngày càng lâm vào cảnh thiếu nguyên liệu triền miên. Tại Cà Mau, năm 2013 sản lượng chế biến của toàn tỉnh Cà Mau là khoảng 85 ngàn tấn tương đương với 40% tổng công suất thiết kế của các nhà máy chế biến tại Cà Mau (CASEP, 2014). Điều này cho thấy sự bất cập trong nhiều khâu đã dẫn đến tình trạng phát triển tự phát của cả về cung cấp nguyên liệu và chế biến, đe dọa đến tính bền vững của cả chuỗi sản phẩm với tình trạng “khát nguyên liệu” thường xuyên. Mặt khác, thiếu liên kết còn tạo ra khoảng trống lớn trong giám sát chất lượng nguyên liệu đưa vào chế biến - theo thống kê, chỉ trong 10 tháng đầu năm 2014, các doanh nghiệp chế biến tôm của Cà Mau đã phải bị trả lại hơn 1,1 ngàn tấn sản phẩm do vi phạm các quy định về 1
- dư lượng kháng sinh, ước tính thiệt hại khoảng 12,3 triệu USD (UBND tỉnh Cà Mau, 2014). Tuy nhiên, con số thiệt hại này mới chỉ là bề nổi của tảng băng vì những thiệt hại về uy tín của sản phẩm tôm Việt Nam cộng với những chi phí phát sinh do tỷ lệ tôm Việt Nam bị đưa vào kiểm nghiệm trước khi nhập khẩu tăng lên (có thời gian 100% sản phẩm tôm Việt Nam phải bị kiểm soát về dư lượng kháng sinh khi nhập khẩu vào Nhật Bản) sẽ còn lớn hơn gấp nhiều lần - hàng chục, thậm chí hàng trăm triệu USD. Trong khi thiếu liên kết giữa khâu chế biến với khâu nuôi tôm là một trong những nguyên nhân chính gây mất cân đối cung cầu thì thiếu liên kết giữa những người nuôi tôm cũng làm mất đi khả năng tạo ra được một lượng cung tôm đủ lớn và ổn định, đủ tiêu chuẩn chất lượng. Tính đến hết năm 2013, toàn tỉnh Cà Mau có hơn 266 ngàn ha nuôi tôm, chủ yếu theo hình thức quảng canh và mô hình tổ chức sản xuất chính là các hộ gia đình cá thể (Sở NN&PTNT Cà Mau, 2013). Chính hình thức sản xuất này đã tạo nên tính manh mún, nhỏ lẻ và phân tán của hoạt động sản xuất, dẫn đến khả năng phát triển CSHT đồng bộ và hiệu quả là rất thấp ảnh hưởng lớn đến sản lượng tôm nuôi do năng suất thấp và rủi ro cao - năng suất bình quân tôm nuôi của vùng Cà Mau năm 2013 chỉ đạt khoảng 500 kg/ha (UBND tỉnh Cà Mau, 2013). Thời gian gần đây, nhiều nỗ lực của Chính phủ nhằm khuyến khích, thúc đẩy tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến, tiêu thụ nông sản vẫn chưa thực sự đi vào cuộc sống. Một trong những nguyên nhân chính làm cho liên kết chưa phát triển được là do thiếu sự rõ ràng trong việc xác định “quyền, lợi và trách nhiệm của người tham gia liên kết - tức là phải có lợi mới làm, có quyền mới làm được và phải gắn với trách nhiệm mới thành công” (Hà Xuân Thông, 2010). Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg ngày 24 tháng 06 năm 2002 của Thủ tướng Chính phủ là bước đột phá theo hướng hình thành liên kết 4 nhà tuy nhiên Quyết định này lại chỉ “khuyến khích” các doanh nghiệp kí hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với người sản xuất chứ không yêu cầu bắt buộc nên đã dẫn tới nhiều sai lệch trong quá trình thực hiện, làm giảm tác dụng của Quyết định. Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Quyết định số 80/2002/QĐ-TTg của Bộ NN&PTNT đã chỉ ra rằng nhiều địa phương mặc dù đã triển khai mô hình liên kết 4 nhà nhưng thực chất chỉ là những mối quan hệ lỏng lẻo giữa doanh nghiệp và nông dân và chính việc ký kết hợp đồng chỉ là khuyến khích, không bắt buộc nên trách nhiệm giữa các bên không có sự ràng buộc chặt chẽ làm nảy sinh một số bất cập 2
- và khó khăn trong việc triển khai việc liên kết, mặc dù ai cũng biết việc kí kết hợp đồng là có lợi cho cả các bên. Đã có nhiều nghiên cứu về phát triển liên kết trong sản xuất và chế biến nông sản bao gồm cả ngành sản xuất và chế biến tôm. Trong đó, đặc biệt phải kể đến nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị tôm sú ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Lê Xuân Sinh và cộng sự năm 2010 đã đề xuất một số giải pháp liên quan đến tăng cường năng lực và vai trò cho từng tác nhân trong chuỗi để hỗ trợ phát triển liên kết chuỗi. Nghiên cứu “Liên kết nông dân trong ngành tôm ở đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Hồ Thị Minh Hợp năm 2012 đã kiến nghị một số giải pháp liên quan đến quy hoạch, dự báo, phát triển tổ chức nông dân… nhằm hỗ trợ phát triển liên kết trong ngành này. Nghiên cứu “Phân tích chuỗi giá trị trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ cá tra, tôm sú” của tác giả Lê Văn Gia Nhỏ và cộng sự năm 2012 cũng tiếp cận sâu về các vấn đề liên kết trong ngành tôm ở đồng bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, đến nay chưa có một nghiên cứu nào cụ thể và toàn diện về phát triển liên kết theo cả chiều ngang và dọc trong sản xuất và chế biến tôm ở Cà Mau - địa bàn cung cấp đến hơn 30% cả về sản lượng và diện tích nuôi tôm nước lợ của cả nước. Các kết quả nghiên cứu trước đây chưa chỉ rõ và phân tích được về các yếu tố ảnh hưởng để có thể xây dựng các giải pháp tăng cường liên kết trong lĩnh vực này một cách hiệu quả và bền vững. Trong bối cảnh như vậy, đề tài luận án là rất cần thiết và cấp bách nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm ở tỉnh Cà Mau và góp phần xây dựng cơ sở khoa học đề xuất các giải pháp, chính sách hỗ trợ phát triển bền vững cả ngành sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm Việt Nam. 1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1. Mục tiêu tổng quát Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau. 1.2.2. Mục tiêu cụ thể Hệ thống hóa và phát triển hệ thống lý luận và thực tiễn về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm; Đánh giá được thực trạng liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau; 3
- Đề xuất giải pháp tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau. 1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1.3.1. Đối tượng nghiên cứu Các chính sách về liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm; Các vấn đề lý luận và thực tiễn trong liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm; Các tác nhân tham gia liên kết trong ngành tôm thương phẩm. 1.3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: Nghiên cứu chỉ tập trung trong địa bàn tỉnh Cà Mau - tỉnh đứng đầu về nuôi tôm của cả nước. Về thời gian: Các số liệu thống kê thứ cấp được thu thập trong khoảng thời gian 5 năm từ 2008-2013 và thu thập số liệu sơ cấp tại thời điểm năm 2014. Về đối tượng: Nghiên cứu chỉ tập trung vào tôm thương phẩm (tôm làm nguyên liệu chế biến hoặc tiêu dùng), tôm giống không thuộc phạm vi nghiên cứu này. Về nội dung: Nghiên cứu sẽ chỉ tập trung phân tích, đánh giá về các liên kết theo chiều ngang giữa những người nuôi tôm, giữa các doanh nghiệp chế biến và liên kết theo chiều dọc giữa người nuôi và doanh nghiệp chế biến tôm ở Cà Mau. Nghiên cứu sẽ chỉ tập trung vào đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường liên kết giữa sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở Cà Mau. Các giải pháp nhằm phát triển ngành hàng tôm nói chung không thuộc phạm vi nghiên cứu này. 1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA ĐỀ TÀI Về lí luận, luận án đã xác định bản chất của liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm không khác nhiều so với các liên kết khác trong nông nghiệp. Tuy nhiên, do đặc trưng của “con tôm” là đối tượng sản xuất có giá trị cao, độ nhạy cảm với dịch bệnh lớn, yêu cầu về mặt bằng sản xuất phức tạp… nên liên kết trong sản xuất và chế biến cần có thêm một số điều kiện: i) Diện tích nuôi tôm phải đủ lớn để tham gia liên kết dọc trực tiếp với các doanh nghiệp chế biến; ii) Vị trí các ao nuôi tôm phải gần nhau để có thể tham gia liên kết ngang; iii) Nhà nước phải có vai trò thường xuyên và quan trọng (chứng thực, trọng tài, hỗ trợ…) để đảm bảo các hợp đồng liên kết luôn có hiệu lực và hỗ trợ kịp thời cho các liên kết trong trường hợp cần thiết. 4
- Về thực tiễn, luận án đã xác định diện tích nhỏ lẻ, manh mún là một trong những yếu tố quan trọng cản trở sự phát triển của các liên kết và do vậy ảnh hưởng của quy hoạch đối với sự phát triển của các liên kết cũng đáng kể hơn. Về CSHT, giao thông mặc dù không có ý nghĩa thống kê nhưng vẫn cho thấy tác động thuận chiều đối với khả năng tăng cường liên kết trong nuôi và chế biến tôm. Khung pháp lí có tác động lớn nhưng theo xu hướng tiêu cực đối với sự hình thành và phát triển của các loại hình liên kết do sự lỏng lẻo trong các quy định và hiệu quả xử lí vi phạm thấp. Người nuôi tôm không liên kết có mức chi phí cao hơn đáng kể so với chi phí của những người nuôi tôm có liên kết. Kích cỡ tôm bình quân thu hoạch từ khu vực nuôi có liên kết lớn hơn so với khu vực nuôi không liên kết. Tóm lại, các yếu tố chi phí thấp hơn, chất lượng tôm thu hoạch cao hơn và giá bán tốt hơn là những yếu tố chủ chốt thu hút sự tham gia vào các liên kết đối với những người nuôi tôm thương phẩm ở Cà Mau. 1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI Các phát hiện mới của đề tài sẽ giúp bổ sung lý thuyết về tổ chức liên kết trong ngành tôm ở Việt Nam nói chung và Cà Mau nói riêng với vai trò của điều kiện tự nhiên, nguồn lực và yếu tố thể chế. Điều này sẽ giúp giải quyết dần tính tự phát của các liên kết trong thời gian qua đồng thời hỗ trợ quy chuẩn hóa quá trình hình thành và vận hành các liên kết. Các kết luận của đề tài cũng sẽ giúp đề xuất nhiều giải pháp để tăng cường liên kết trong sản xuất và chế biến tôm nói chung, góp phần giải quyết tình trạng thiếu tôm nguyên liệu trầm trọng hiện nay và ổn định nguồn cung tôm nguyên liệu trong dài hạn phục vụ chế biến. 5
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phân tích chuỗi giá trị và tổ chức quan hệ liên kết của các doanh nghiệp may xuất khẩu ở Việt Nam
0 p | 200 | 68
-
Luận án Tiến sĩ : Phát triển đội ngũ trí thức ở Tây Nguyên thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
176 p | 99 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển du lịch tỉnh Phú Thọ theo hướng liên kết và hội nhập
179 p | 28 | 14
-
Luận án Tiến sĩ: Không gian văn hóa Huế với sự hình thành nhân cách Hồ Chí Minh
169 p | 99 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm sữa bò ở tỉnh Lâm Đồng
277 p | 42 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Vai trò của nhà nước trong hình thành và phát triển cụm liên kết ngành ở Việt Nam: Trường hợp ngành dệt may và đồ gỗ
197 p | 18 | 12
-
Luận án Tiến sĩ: Chất lượng đội ngũ cán bộ quản lí nhà nước về kinh tế cấp thành phố ở Hà Nội
180 p | 72 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển cụm liên kết ngành tại vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trong bối cảnh hội nhập quốc tế
192 p | 17 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết doanh nghiệp và nhà trường đào tạo lao động có tay nghề trong bối cảnh hội nhập
189 p | 24 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghiên cứu giải pháp thúc đẩy liên kết trong phát triển rừng gỗ nguyên liệu khu vực miền Trung Việt Nam
232 p | 34 | 8
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thương phẩm ở tỉnh Cà Mau
28 p | 101 | 7
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Phát triển chuỗi liên kết nhằm nâng cao giá trị xuất khẩu rau quả tươi Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam
30 p | 22 | 6
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kinh tế: Liên kết vùng trong phát triển kinh tế ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
28 p | 25 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Cơ học: Nghiên cứu dao động tự do của kết cấu vỏ liên hợp bằng vật liệu có cơ tính biến thiên được bao quanh bởi nền đàn hồi
156 p | 27 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
248 p | 13 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lí liên kết đào tạo của trường đại học tư thục với doanh nghiệp tại thành phố Hồ Chí Minh đáp ứng yêu cầu thị trường lao động
28 p | 5 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: Vai trò của chính quyền cấp tỉnh đối với liên kết du lịch - Nghiên cứu tại vùng Nam Đồng bằng sông Hồng
224 p | 10 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn