Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
lượt xem 45
download
Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ nông nghiệp bị thu hồi đất và các bên có liên quan.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
- 9 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP. HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ: 62.38.01.07 Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐỖ VĂN ĐẠI PGS. TS. PHẠM HỮU NGHỊ TP. HỒ CHÍ MINH - 2017
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Kết quả nghiên cứu nêu trong luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án
- MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU 1 1. Tính cấp thiết đề tài 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án 3 5. Những điểm mới của luận án 3 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN 5 CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 5 1.1.1. Tình hình nghiên cứu 5 1.1.2. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu 15 1.2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp nghiên cứu 17 1.2.1. Cơ sở lý thuyết 17 1.2.2. Phương pháp nghiên cứu 19 1.3. Kết cấu của luận án 20 CHƯƠNG 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT 21 THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP 2.1. Lý luận về thu hồi đất nông nghiệp 21 2.1.1. Khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp 21 2.1.2. Đặc điểm của việc Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 25 2.1.3. Khái niệm thu hồi đất nông nghiệp 36 2.2. Lý luận pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.1. Cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 39 2.2.2. Nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 41 2.3. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta trong giai đoạn từ 47 năm 1945 đến trước ngày 01/7/2004 2.3.1. Giai đoạn từ năm 1945 đến năm 1980 47 2.3.2. Giai đoạn từ năm 1980 đến trước ngày 01/7/2004 49 2.4 Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số nước và những 55 gợi mở đối với Việt Nam
- 2.4.1. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa Pháp 55 2.4.2. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Úc 56 2.4.3. Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của Cộng hòa nhân dân Trung 58 Hoa 2.4.4. Một số gợi mở đối với Việt Nam trong quá trình xây dựng và hoàn 59 thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp Kết luận Chương 2 60 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT 61 NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 3.1. Quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất - Cơ sở pháp lý ban 61 đầu để Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 3.1.1. Quy định về vai trò của quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất 61 3.1.2. Quy định về nguyên tắc lập, công bố quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch 61 sử dụng đất 3.1.3. Quy định về thẩm quyền quyết định quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 63 3.2. Quy định về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 67 3.2.1. Quy định về các trường hợp thu hồi đất nông nghiệp 67 3.2.2. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất nông nghiệp 80 3.2.3. Quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp 83 3.3. Quy định về bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông 90 nghiệp 3.3.1. Quy định về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 90 3.3.2. Quy định về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 100 3.4. Quy định về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 111 Kết luận Chương 3 112 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN 114 PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT VỀ THU HỒI ĐẤT NÔNG NGHIỆP Ở VIỆT NAM 4.1. Quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu 114 hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam 4.1.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam 114 4.1.2. Những yêu cầu đặt ra trong việc hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông 116 nghiệp ở nước ta hiện nay
- 4.2. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông 123 nghiệp 4.2.1. Hoàn thiện quy định pháp luật về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 123 4.2.2. Hoàn thiện quy định pháp luật về nội dung; trình tự, thủ tục thu hồi 124 đất nông nghiệp 4.2.3. Hoàn thiện quy định pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất 138 nông nghiệp 4.2.4. Hoàn thiện quy định pháp luật về hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất 145 nông nghiệp 4.2.5. Hoàn thiện quy định pháp luật về khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất 148 nông nghiệp 4.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về 150 thu hồi đất nông nghiệp Kết luận Chương 4 153 Kết luận 155 Những công trình liên quan đến luận án đã được công bố 157 Danh mục Tài liệu tham khảo 158 Phần Phụ lục 175
- DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN BLDS Bộ Luật Dân sự GCN Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất HĐND Hội đồng nhân dân HP Hiến pháp HVHC Hành vi hành chính LĐĐ Luật Đất đai NĐ Nghị định NQ Nghị quyết NSDĐ Người sử dụng đất QĐ Quyết định QĐHC Quyết định hành chính QH, KHSDĐ Quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất QSDĐ Quyền sử dụng đất UBND Ủy ban nhân dân VPĐKQSDĐ Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất
- 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Sau ba mươi năm tiến hành công cuộc đổi mới, để đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách, pháp luật để cải thiện cuộc sống, thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế. Đất đai đã được coi là một trong những nguồn vốn quan trọng, được đưa vào tham gia vốn liên doanh với một bên là doanh nghiệp Nhà nước và bên kia là đối tác tham gia vốn lưu động, thiết bị, khoa học công nghệ, tiêu thụ sản phẩm,… Đất đai là nguồn tài nguyên quốc gia vô cùng quý giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt không có gì thay thế được, là thành phần quan trọng của môi trường sống và là địa bàn phân bổ các khu dân cư, xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng. Trong những năm qua, đất đai đã đóng góp đáng kể trong quá trình hội nhập và xây dựng phát triển kinh tế xã hội đất nước. Đặc thù ở nước ta có khoảng 70% dân số sống bằng nghề nông, họ đã gắn bó đất đai với cả đời người1; do vậy việc Nhà nước tiến hành thu hồi đất nông nghiệp để sử dụng cho dù với mục đích gì, với lý do gì cũng là vấn đề dẫn đến đảo lộn sinh kế, tập quán canh tác, sinh hoạt,… của một cộng đồng dân cư không nhỏ, cần được các nhà hoạch định chính sách quan tâm, nhằm đảm bảo an sinh xã hội. Theo thống kê, trong tổng số các đơn khiếu nại, ước tính có khoảng 80% số vụ việc liên quan đến lĩnh vực quản lý và sử dụng đất, trong đó có liên quan đến việc thu hồi đất2. Mặc dù ở nước ta, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ cơ bản thuộc về các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất. Bên cạnh đó, QSDĐ lại có nguồn gốc hình thành từ nhiều nguồn khác nhau; trong đó có việc Nhà nước công nhận QSDĐ. Ngoài ra NSDĐ còn được giao đất có thu tiền hay không thu tiền sử dụng đất hoặc nhận chuyển QSDĐ từ phía Nhà nước, từ các chủ thể sử dụng đất khác. Việc Nhà nước thu hồi đất chính là thu hồi quyền tài sản, và cũng là tài sản của người sử dụng đất - điều chưa được quy định trong Hiến pháp năm 1992 trở về trước, chỉ đến khi thông qua Hiến pháp năm 2013 mới đề cập với nội dung: “Nhà nước thu hồi đất do tổ chức, cá nhân đang sử dụng trong trường hợp thật cần thiết do luật định vì mục đích quốc phòng, an ninh; phát triển kinh tế - xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng. Việc thu hồi đất phải công khai, minh bạch và được bồi thường theo quy định của pháp luật.”3. 1 Đỗ Mai Thành (2015), Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam: Lý luận và thực tiễn, truy cập tại địa chỉ: http://dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/lich-su-dang/doc-593020159515846.html, ngày 30/01/2017. 2 Thanh tra Chính phủ (2010), Báo cáo số 2280/BC-TTCP Tổng kết việc thi hành Luật khiếu nại, tố cáo (từ năm 2005 đến tháng 6/2009), ngày 04/8, tr. 1. Nguyễn Thanh Hải - Thảo Trang (2014), Một số vấn đề về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai, truy cập tại địa chỉ: http://noichinh.vn/nghien-cuu-trao-doi/201404/mot-so-van-de-ve-khieu-nai-to- cao-va-giai-quyet-khieu-nai-to-cao-trong-linh-vuc-dat-dai-294276/, ngày 13/02/2017. 3 Quốc hội (2013), Hiến pháp, Khoản 3 Điều 54.
- 2 Nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp - vấn đề tương đối bức xúc trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu sử dụng đất cho các mục đích khác nhau của Nhà nước và của các thành phần kinh tế; tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai; đồng thời thỏa mãn nguyện vọng, quyền và lợi ích hợp pháp của các bên: Nhà nước, nhà đầu tư, đảm bảo đời sống, sinh kế của người đang sử dụng đất nông nghiệp bị thu hồi; tác giả chọn đề tài: “Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam” để thực hiện luận án Tiến sĩ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu là trên cơ sở làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp, đề tài đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ nông nghiệp bị thu hồi đất và các bên có liên quan. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nêu trên, luận án đặt ra những nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Nghiên cứu một số nội dung lý luận về thu hồi đất nông nghiệp: Luận giải để làm rõ khái niệm, vai trò của đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; đặc điểm, khái niệm thu hồi đất nông nghiệp; cũng như lý luận về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp như: Cơ sở xây dựng pháp luật, nội dung pháp luật thu hồi đất nông nghiệp; nội dung pháp luật có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp qua các giai đoạn; tìm hiểu pháp luật của một số quốc gia về thu hồi đất nông nghiệp. - Phân tích thực trạng các quy định của pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn trong quá trình áp dụng; những kết quả đã đạt được cũng như những bất cập trong các quy định của pháp luật nước ta liên quan đến nội dung Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. - Trên cơ sở quan điểm và những yêu cầu đặt ra về hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam, luận án đã đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài bao gồm những vấn đề sau: - Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về tiếp tục đổi mới chính sách, pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới; trong đó có nội dung liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp. - Một số công trình nghiên cứu khoa học về thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp đã được công bố trong thời gian qua.
- 3 - Pháp luật đất đai hiện hành và các quy định pháp luật có liên quan đến nội dung Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Luận án cũng nghiên cứu pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp của một số quốc gia trên thế giới như: Cộng hòa Pháp, Úc, Trung Quốc. - Các số liệu, vụ việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Thu hồi đất nông nghiệp là vấn đề rất rộng. Trong phạm vi của luận án, tác giả tập trung nghiên cứu những vấn đề là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Ngoài ra, trong phạm vi nghiên cứu của Luận án, tác giả không có điều kiện nghiên cứu việc thu hồi các loại đất trong nhóm đất nông nghiệp: đất đồng cỏ dùng vào chăn nuôi, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng, đất làm muối. Bên cạnh đó, do LĐĐ năm 2013 mới có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2014 nên những phân tích pháp luật thực định, cũng như thực tiễn áp dụng pháp luật, tác giả có so sánh, đề cập tình huống đã xảy ra trong thời gian áp dụng LĐĐ năm 2003, song những bất cập đó vẫn chưa được giải quyết trong LĐĐ năm 2013. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Về phương diện lý luận, luận án đã góp phần làm sáng tỏ những vấn đề có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp, pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp bao gồm: cơ sở xây dựng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, nội dung của pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp Về phương diện thực tiễn, nội dung kiến nghị của luận án sẽ góp phần nâng cao việc bảo đảm thực hiện pháp luật đối với cả cơ quan nhà nước có thẩm quyền, người được nhà nước trao quyền và người bị thu hồi đất nông nghiệp. Kết quả nghiên cứu mà luận án đưa ra có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, giảng dạy chuyên ngành luật đất đai trong các trường đào tạo về luật, quản lý đất đai hoặc có thể sử dụng trong việc xem xét, áp dụng pháp luật của các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền liên quan đến công tác thu hồi đất nông nghiệp. 5. Những điểm mới của luận án Luận án là công trình khoa học nghiên cứu tương đối toàn diện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Luận án có những điểm mới sau đây: Thứ nhất, luận án là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về thu hồi đất nông nghiệp; trong đó đã luận giải, làm rõ bản chất của việc thu hồi đất nông nghiệp là thu tài sản của NSDĐ. Thứ hai, luận án phân tích một cách cụ thể về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam theo các nội dung là: Các quy định về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; quy
- 4 định về nội dung, trình tự, thủ tục thu hồi đất nông nghiệp; quy định về bồi thường, hỗ trợ và khiếu nại khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp. Qua đó tìm ra những điểm hợp lý và chưa hợp lý, xác định tính khả thi của các quy phạm pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp hiện hành nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của Nhà nước, nhà đầu tư và người có đất bị thu hồi. Đồng thời cần tăng cường việc giám sát của cơ quan quyền lực nhằm phát huy hiệu quả của thiết chế dân chủ đại diện. Thứ ba, cần thiết phải đặt việc xây dựng các quy định về bồi thường cây trồng, đất đai trong mối quan hệ với các quy luật sinh học, nhằm đảm bảo quyền lợi của NSDĐ. Bên cạnh đó cần quan tâm tới sự biến đổi môi trường, gìn giữ giá trị văn hóa của cả cộng đồng dân cư do tác động của việc thu hồi đất nông nghiệp với diện tích lớn gây ra. Thứ tư, trên cơ sở phân tích các quy định pháp luật về hỗ trợ được áp dụng tại các địa phương trong phạm vi cả nước cho thấy bản chất của việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp không những phải đảm bảo nguyên tắc ngang giá mà còn là việc hướng đến sự cân bằng lợi ích giữa Nhà nước và người có đất nông nghiệp bị thu hồi, thể hiện ở kinh phí hỗ trợ đôi khi gấp nhiều lần giá trị tài sản bị thiệt hại. Thứ năm, qua phân tích, tham khảo nội dung có liên quan trong pháp luật của một số nước, kết hợp với việc đánh giá thực trạng pháp luật nêu trên, luận án đề xuất phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật Việt Nam về thu hồi đất nông nghiệp.
- 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ NHỮNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN 1.1. Tình hình nghiên cứu và đánh giá tỏng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu Theo tổng hợp của nghiên cứu sinh, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở cấp độ Tiến sĩ, các công trình khoa học thuộc nhiều cấp khác nhau đã được in thành sách, cũng như các bài viết khoa học được đăng trên các tạp chí chuyên ngành đề cập nội dung có liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp với các nội dung sau: Thứ nhất, về mặt lý luận có liên quan đến chế độ sở hữu đất đai, về quyền sử dụng đất, các khái niệm pháp lý, quyền được tiếp cận thông tin đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu sau: - Bài viết: “Quyền sử dụng đất - một khái niệm pháp lý, một khái niệm kinh tế” của tác giả Lê Văn Tứ, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu kinh tế số 232, tháng 9/1997. Trên cơ sở nghiên cứu các quy định của Luật Đất đai 1993 và các văn bản có liên quan, tác giả đã nhận xét nội dung QSDĐ với tư cách là một khái niệm pháp lý rộng hơn nghĩa của từ QSDĐ rất nhiều, còn với tư cách là một khái niệm kinh tế, QSDĐ là một tài sản của NSDĐ hợp pháp. Đây là khái niệm rất quan trọng, tạo cơ sở để nhận thức và giải quyết nhiều vấn đề thực tế có liên quan đến QSDĐ như chuyển nhượng, thế chấp, cho thuê, thừa kế,… - Cuốn sách: “Chuyên khảo Luật Kinh tế”của tác giả Phạm Duy Nghĩa, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2004, trong phần “Pháp luật tài sản” đã nêu, QSDĐ của tổ chức, cá nhân là quyền tài sản tư cần được nhà nước tôn trọng và bảo hộ. QSDĐ là một khái niệm sở hữu kép, một khái niệm sở hữu đa tầng, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, song QSDĐ lại thuộc về cá nhân hoặc tổ chức. Trong giáo trình “Luật Kinh tế”, Nxb. Công an nhân dân năm 2011 của cùng tác giả, đã khẳng định, QSDĐ tuy chưa đạt tới quyền sở hữu tư, song đã trở thành một quyền tài sản quan trọng. - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Xã hội học: “Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kỳ đổi mới (Nghiên cứu trường hợp tỉnh Hà Tây)” (năm 2008) của Phan Văn Tân, Học viện Chính trị Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh. Trong Luận án, tác giả đã đề cập đến tình trạng xung đột đòi công bằng trong đền bù, đòi hỗ trợ kinh tế khi Nhà nước tổ chức thu hồi đất, phân tích và đề xuất: (i) Công tác quy hoạch các khu công nghiệp phải gắn liền với an ninh lương thực; (ii) Công tác đền bù phải đảm bảo tính công bằng, công khai, minh bạch; (iii) Cần gắn quy hoạch khu công nghiệp với việc tạo việc làm cho nông dân; (iv) Tạo dựng mối quan hệ tự nguyện giữa người dân với doanh nghiệp; (v) Xung đột về đất đai chủ yếu liên quan đến thu hồi đất nông nghiệp để xây dựng cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu đô thị. Tác giả đưa ra dự báo, sẽ xuất hiện loại hình xung đột
- 6 mới là xung đột giữa cơ quan quản lý nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân thuê đất tại địa phương về “quyền sở hữu” và “sử dụng” đất đai. - Bài viết: “Vấn đề lí luận xung quanh khái niệm bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” được đăng trên Tạp chí Luật học, số tháng 1/2009 của tác giả Nguyễn Quang Tuyến. Trên cơ sở phân tích khái niệm bồi thường theo Luật Đất đai năm 2003, tác giả đã phân biệt giữa “bồi thường” với “đền bù” khi Nhà nước thu hồi đất; phân biệt “bồi thường thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất với “bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng” trong pháp luật dân sự; phân biệt giữa “bồi thường thiệt hại” khi Nhà nước thu hồi đất với khái niệm “bồi thường nhà nước” trong Dự thảo Luật bồi thường nhà nước. Quan điểm của tác giả, sử dụng thuật ngữ “bồi thường” là phù hợp. - Công trình nghiên cứu “Báo cáo khảo sát tình hình công khai thông tin trong quản lý đất đai” của nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chính sách và Phát triển (DEPOCEN) theo yêu cầu của World Bank (Ngân hàng Thế giới) và Bộ Phát triển Quốc tế Vương quốc Anh (DFID), Hà Nội, 2011. Trên cơ sở thu thập dữ liệu về thông tin liên quan đến đất đai cần công bố trên trang web, đối chiếu với số liệu khi đi kiểm tra thực tế; tác giả đã phát hiện những vướng mắc trong việc công khai, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận thông tin và đưa ra các khuyến nghị: (i) Cần phổ biến cho người dân biết các quyền của mình về tiếp cận thông tin trong lĩnh vực đất đai; (ii) Thực hiện việc công bố thông tin một cách toàn diện cả cấp huyện và cấp xã; (iii) Tăng cường đầu tư nguồn lực vật chất và con người cho chính quyền địa phương để hỗ trợ cho việc công khai thông tin. Kết quả nghiên cứu với việc triển khai điều tra và tổng hợp số liệu thứ cấp là tài liệu quan trọng cho nghiên cứu sinh trong việc kế thừa, đề nghị hoàn thiện quy định pháp luật có liên quan. - Bài viết: “Vấn đề đất đai trong quá trình thực hiện Hiến pháp năm 1992” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế, số 105, tháng 2/2012 của Vũ Tiến Anh. Tác giả đã đề nghị: (i) Việc đổi mới chính sách phát triển kinh tế xã hội hiện nay trước hết phải bao hàm đổi mới quan điểm về chế độ sở hữu đối với đất đai, chuyển từ quan điểm và hệ thống quản lý dựa trên hình thức sở hữu duy nhất và một tầng sang hệ thống sở hữu nhiều hình thức, nhiều tầng; (ii) Để điều tiết việc sử dụng đất, Nhà nước không cần phải nắm quyền sở hữu, mà sử dụng công cụ quy hoạch, kế hoạch và các công cụ quản lý hành chính, pháp lý và kinh tế khác; (iii) Tiến trình chuyển mục đích sử dụng đất, “hàng hóa hóa” và “vốn hóa” đất đai trong kinh tế thị trường và công nghiệp hóa đất nước phải luôn đi liền với việc đảm bảo lợi ích hợp pháp của nông dân. Do vậy, lối suy nghĩ “thu hồi” và “cưỡng chế’ phải được thay thế bằng tư duy “trao đổi bình đẳng” và “đồng thuận”, nhằm đảm bảo cho tiến trình phát triển bền vững cả về kinh tế và xã hội ở mỗi địa phương và trên phạm vi cả nước.
- 7 - Bài viết: “Quyền sử dụng đất - Một số quan điểm tiếp cận và đề xuất hướng giải quyết trong khoa học pháp lý của Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Khoa học Pháp lý, số 04/98 năm 2016 của Nguyễn Thùy Trang. Tác giả đã phân tích ba cách tiếp cận quyền sử dụng đất trong khoa học pháp lý Việt Nam: là một quyền năng trong quyền sở hữu, là vật quyền, là tài sản hoặc được nhận định tùy thuộc vào từng điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Từ đó tác giả đề xuất: (i) Quy định về “quyền sở hữu đối với quyền sử dụng đất”; (ii) Sửa đổi đăng ký đất đai thành đăng ký quyền sử dụng đất; (iii) Xây dựng cơ chế quản lý quyền sử dụng đất trên cơ sở tách biệt quản lý hoạt động sử dụng đất và quản lý quyền sử dụng đất với tư cách là tài sản. Thứ hai, về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là cơ sở pháp lý ban đầu để Nhà nước tiến hành thu hồi đất đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu sau: - Bài viết: “Quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất theo pháp luật đất đai Việt Nam: Thực trạng và kiến nghị” được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 10/2008 của tác giả Phạm Hữu Nghị - Viện Nhà nước Pháp luật. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những bất cập của các quy định hiện hành về QH, KHSDĐ như: Tính tương thích, gắn kết giữa các loại QH, chưa tập trung giải quyết những vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với phát triển kinh tế - xã hội của mỗi cấp, chưa đảm bảo tính bền vững, minh bạch, tính dự báo chưa cao; quản lý quy hoạch kém, còn có tình trạng lợi ích cục bộ;…; tác giả đã đề xuất phương hướng hoàn thiện. Kết quả nghiên cứu trên có ý nghĩa trong việc xem xét, sửa đổi luật đất đai, bởi lẽ, quy hoạch sử dụng đất là nền tảng cơ bản trong việc thực hiện nhiệm vụ quản lý đất đai của cơ quan Nhà nước các cấp, trong đó có nội dung quản lý Nhà nước về công tác thu hồi đất nói chung và thu hồi đất nông nghiệp nói riêng. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện luật đất đai” (năm 2011) của Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các tác giả đã đề nghị sửa đổi, bổ sung các nội dung có liên quan đến thu hồi đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng như sau: (i) LĐĐ cần quy định rõ mục đích, vai trò và vị trí của QH, KHSDĐ trong tổng thể quy hoạch, kế hoạch phát triển của cả nước, ngành, vùng và cấp địa phương, có thời hạn đủ dài (25 - 50 năm), có tính đến các kịch bản biến đổi khí hậu và các dự báo khác; (ii) Ban hành Luật Quy hoạch để điều chỉnh mối quan hệ giữa quy hoạch phát triển kinh tế xã hội - QHSDĐ - quy hoạch các ngành; (iii) Đề nghị bỏ QH, KHSDĐ cấp huyện. - Bài viết: “Đảm bảo quyền lợi của người sử dụng đất trong công tác quy hoạch sử dụng đất” được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 4/2012 của tác giả Đặng Anh Quân. Từ cách tiếp cận, mục đích của QH SDĐ không chỉ nhằm định hướng cho việc sử dụng đất được hiệu quả, bền vững, mà hơn hết là vì lợi ích của người dân - chủ sở hữu
- 8 đất đai, tác giả đã đề xuất: (i) Đảm bảo quyền được thông tin đóng góp ý kiến đối với QH SDĐ của người dân bằng cách quy định về quy trình lấy ý kiến, cũng như cơ chế tiếp thu, xem xét, phản hồi; (ii) Đảm bảo cuộc sống của người dân khi quy hoạch bằng cách Nhà nước không giới hạn quyền lợi của người có đất thuộc khu QH trong việc khai thác, sử dụng bất động sản trên đất; (iii) Cho phép và đảm bảo NSDĐ có quyền khiếu nại đối với công tác QH, KHSDĐ khi quyền lợi của họ bị xâm hại. - Bài viết: “Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với vấn đề hoàn thiện pháp luật đất đai”, được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 1/2015 của tác giả Lưu Quốc Thái. Trên cơ sở đánh giá những nội dung mới của pháp luật đất đai thể hiện tinh thần Hiến pháp năm 2013, tác giả đã nêu một số vấn đề đặt ra cho pháp luật đất đai hiện nay; trong đó có nội dung: Pháp luật chưa quy định về việc sử dụng ý kiến đóng góp của nhân dân về QH, KHSDĐ trong trường hợp đa số người dân trong khu vực lấy ý kiến không đồng tình với QH, KHSDĐ dự kiến của Nhà nước4. Thứ ba, về nội dung, trình tự thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu sau: - Bài viết: “Cơ sở hiến định về thu hồi đất vì mục đích công cộng ở Việt Nam” được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 12(128), tháng 8/2008 và “Pháp luật về thu hồi đất khi thực hiện quy hoạch và chế định trưng dụng đất trong pháp luật Việt Nam” đăng trên Tạp chí Luật học số 3/2011 của cùng tác giả Phan Trung Hiền đã đề nghị quy định việc thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia trong Hiến pháp; đồng thời cần thiết phải xây dựng một đạo luật về thể thức thu hồi vì mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng. - Cuốn sách “Land in transition: Reform and Poverty in Rural Vietnam” (Đất đai trong thời kỳ chuyển đổi: Cải cách và Nghèo đói ở Nông thôn Việt Nam) của World Bank (Ngân hàng Thế giới), Nxb. Văn hóa Thông tin năm 2008 đã chỉ ra rằng, đối với người nghèo ở các nước đang phát triển, đất đai là một phương tiện quan trọng nhất để tạo ra sinh kế, và là phương tiện chính cho đầu tư, tích lũy của cải và chuyển giao giữa các thế hệ. Đất đai cũng là một yếu tố chính trong tài sản của hộ gia đình. Do vậy, thu hồi đất nông nghiệp liên quan trực tiếp đến sinh kế của người dân. - Luận án Tiến sĩ Luật học: “Pháp luật về thị trường quyền sử dụng đất - Thực trạng và hướng hoàn thiện” của nghiên cứu sinh Lưu Quốc Thái (năm 2009), Trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh đã đề cập đến quan hệ thu hồi đất và bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất; trong đó có nội dung: (i) Thu hồi đất về cơ bản là việc Nhà nước “tước quyền sử dụng đất” của người đang sử dụng đất bằng một QĐHC; (ii) QSDĐ là 4 Lưu Quốc Thái (2015), Triển khai thi hành Hiến pháp năm 2013 với vấn đề hoàn thiện pháp luật đất đai, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 1(321)/2015, tr. 27-34.
- 9 quyền tài sản; do vậy trong trường hợp Nhà nước thu hồi đất, để đảm bảo thị trường của quan hệ đất đai, quyền và lợi ích của hai bên: Nhà nước và NSDĐ cần phải được đảm bảo. Ngoài ra tác giả còn đề cập về giá đất bồi thường phải được hình thành trên cơ sở thương lượng giữa hai bên, có sự tham khảo thực tế và giá đất đưa ra của các tổ chức dịch vụ về tư vấn giá đất. Đây là những cơ sở lý luận nhằm xây dựng pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NSDĐ. - Bài viết: “Pháp luật về trình tự, thủ tục thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng và những vướng mắc nảy sinh trong quá trình áp dụng” được đăng trên Tạp chí Luật học số 11/2010 của tác giả Nguyễn Thị Nga. Sau khi nghiên cứu quy định pháp luật trong lĩnh vực nói trên, tác giả đề nghị: (i) Quy định quyền khiếu nại, tố cáo của người dân được thực hiện ở tất cả các công đoạn của quá trình thu hồi đất; (ii) Cần quy định việc giải quyết khiếu nại ở quy trình, công đoạn nào thì phải được giải quyết dứt điểm ngay trong thời hạn luật định ở quy trình công đoạn đó, sau đó mới thực hiện các trình tự, thủ tục tiếp theo của việc thu hồi đất, bồi thường và giải phóng mặt bằng. - Công trình nghiên cứu: “Báo cáo rà soát Luật Đất đai” của tác giả Trần Quang Huy và Công ty Luật LEADCO được công bố trên website http://www.vibonline.com.vn. năm 2011. Trên cơ sở rà soát các quy định pháp luật có liên quan dựa trên các tiêu chí: tính minh bạch, tính thống nhất, tính hợp lý và tính khả thi, các tác giả đã khuyến nghị các vấn đề liên quan đến công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư như sau: (i) UBND cấp tỉnh ban hành QĐ thu hồi đất đối với tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất để thực hiện các dự án đầu tư sau khi QH, KHSDĐ đã được cấp có thẩm quyền xét duyệt và giao cho Tổ chức phát triển quỹ đất quản lý, kêu gọi đầu tư để thực hiện quy hoạch. Trên cơ sở đó, UBND cấp huyện QĐ thu hồi đất đối với hộ gia đình, cá nhân; (ii) Cần quy định sự tham gia bắt buộc của Nhà nước vào việc thu hồi đất trong trường hợp doanh nghiệp đã thỏa thuận bồi thường từ 70% - 80% các hộ dân trong khu đất quy hoạch và gặp khó khăn trong các hộ dân còn lại; (iii) Cần có hướng dẫn để UBND cấp tỉnh xác định và công khai giá đất cho từng giai đoạn thu hồi đất, bao gồm giá đất theo mục đích ban đầu, giá đất sau khi QH, giá đất sau khi QH vào mục đích khác và giá đất sau khi đầu tư cơ sở hạ tầng. - Cuốn sách “Compulsory land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam: The conceptual approach, land valuation and grience redress mechanisms” (Cơ chế Nhà nước thu hồi đất và chuyển dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam: Phương pháp tiếp cận, Định giá đất và Giải quyết khiếu nại của dân) do The World Bank (Ngân hàng Thế giới) xuất bản năm 2011, trong đó có đề cập đến nội dung chuyển dịch đất đai bắt buộc (Nhà nước thu hồi đất và giao đất), chuyển dịch đất đai tự nguyện (các nhà đầu tư trực tiếp nhận chuyển nhượng QSDĐ của người đang sử dụng đất) ở Việt Nam. Cuốn sách đã có khuyến nghị về hoàn thiện chính sách Nhà nước thu hồi đất và cơ chế chuyển
- 10 dịch đất đai tự nguyện ở Việt Nam với các nội dung: Đề xuất đổi mới, điều chỉnh cơ chế chuyển dịch đất đai tự nguyện, bắt buộc; Xác định giới hạn cơ chế chuyển dịch đất đai bắt buộc và chuyển dịch đất đai tự nguyện; Các biện pháp tăng hiệu quả của triển khai thực tế. - Cuốn sách: “Chế độ pháp lý về sở hữu và quyền tài sản đối với đất đai” của tác giả Phạm Văn Võ, Nxb. Lao động năm 2012 đã đề cập việc thực hiện chế độ sở hữu toàn dân đối với đất đai, thu hồi đất và những vấn đề đặt ra; trong đó nội dung: (i) Các trường hợp thu hồi đất như quy định từ Khoản 2 đến Khoản 12 Điều 38 Luật Đất đai năm 2003 là hợp lý, phù hợp với quản lý và sử dụng đất đai hiện nay; (ii) Khó có thể chấp nhận đối với trường hợp thu hồi đất vào mục đích phát triển kinh tế để giao QSDĐ cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án đầu tư kinh doanh. Ngoài ra, tác giả còn đề cập đến một số vấn đề bất cập trong việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất như: đối tượng được bồi thường thiệt hại; đơn giá để tính thiệt hại về đất, tài sản có trên đất và chính sách hỗ trợ, tái định cư. Những nội dung có liên quan đến công tác thu hồi đất được tác giả đưa ra là cơ sở của việc tiếp tục nghiên cứu, nhằm góp phần vào việc hoàn thiện pháp luật đất đai. - Giáo trình: “Luật Đất đai” của Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb. Tư pháp năm 2013. Trong nội dung “Các quy định về thu hồi đất”; tác giả đã lần lượt trình bày các vấn đề: (i) Đưa ra định nghĩa về thu hồi đất; (ii) Trên cơ sở Điều 38, Điều 40 LĐĐ năm 2003, dưới giác độ khoa học, tác giả đã phân chia thành 4 loại: Thu hồi đất do nhu cầu Nhà nước; Nhà nước thu hồi vì lý do đương nhiên; Thu hồi do vi phạm pháp luật đất đai và thu hồi đất vì mục đích phát triển kinh tế; (iii) Các quy định về bồi thường, tái định cư cho người bị thu hồi đất; quy định về thẩm quyền thu hồi đất. Đây là tài liệu cần thiết cho nghiên cứu sinh trong quá trình nghiên cứu thực hiện Luận án. - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Quản lý đất đai: “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất đổi mới pháp luật về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư” (năm 2014) của nghiên cứu sinh Đào Trung Chính, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. Theo tác giả, quy định của LĐĐ năm 2003 về thu hồi đất để sử dụng vào các mục đích: “mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng”, “mục đích phát triển kinh tế” chưa được rõ ràng trong các trường hợp vì mục đích phát triển kinh tế dẫn tới sự không đồng thuận của người dân vì họ cho rằng đã không được quan tâm đến quyền lợi chính đáng, Nhà nước đang đứng về phía doanh nghiệp. Do vậy cần đảm bảo công bằng cho NSDĐ. - Bài viết: “Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường”, được đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 15/2015 của Lưu Quốc Thái; trong đó tác giả khẳng định, thu hồi đất là một quan hệ của thị trường bất động sản, tuy nhiên nội dung này chưa được pháp luật đất đai giải quyết thỏa đáng bởi các lý do: (i) Cơ
- 11 chế xác định giá đất tính tiền bồi thường chưa phù hợp; (ii) Trách nhiệm bồi thường chưa được quy định hợp lý; (iii) Thu hồi đất để sử dụng vào mục đích phát triển kinh tế - xã hội chưa có cơ chế bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư5. - Bài viết: “Trình tự, thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng theo Luật Đất đai năm 2013” được đăng trên Tạp chí Nhà nước và Pháp luật số 2(322)/2015 của tác giả Nguyễn Quang Tuyến và Nguyễn Vĩnh Diện. Sau khi đánh giá những thành công các quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và giải phóng mặt bằng, các tác giả đã đưa ra những hạn chế như: (i) Việc thông báo thu hồi đất; (ii) Việc bồi thường, hỗ trợ tái định cư của một số địa phương dựa vào thông báo, công văn của UBND cấp tỉnh, cấp huyện; (iii) Việc tham vấn, đối thoại khi xây dựng và thực hiện kế hoạch thu hồi đất, điều tra, khảo sát, đo đạc, kiểm đếm chỉ tiến hành qua quýt, chiếu lệ; (iv) Không ban hành QĐ thu hồi đất đến từng người sử dụng đất; (v) Việc lấy ý kiến của người bị thu hồi đất. Trên cơ sở đó, các tác giả có kiến nghị với từng lĩnh vực như đã nêu trên. Thứ tư, về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất, trong đó có đất nông nghiệp đã được một số tác giả đề cập đến trong các công trình nghiên cứu sau: - Cuốn sách: “Thu nhập, đời sống, việc làm của người có đất bị thu hồi để xây dựng các khu công nghiệp, các khu đô thị, kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, các công trình phúc lợi công cộng phục vụ lợi ích quốc gia” do tác giả Lê Du Phong (Chủ biên), Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản năm 2007. Các tác giả đã kiến nghị: (i) Chính phủ nên chuyển một bộ phận đáng kể đất đai, trong đó có đất nông nghiệp sang làm công nghiệp, phát triển đô thị và kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội. Bên cạnh đó cần nghiên cứu nâng cao năng suất sản xuất của đất nông nghiệp; (ii) Kiên quyết chuyển một bộ phận lao động gắn với đất đai này sang làm công nghiệp và dịch vụ ở các thành phố và khu công nghiệp, không để họ quay trở về với con đường làm nông nghiệp; (iii) Kết quả điều tra cho thấy, có tới trên 73% những người lao động có đất bị thu hồi chưa được đào tạo dưới bất kỳ một hình thức nào; do vậy các tác giả đã kiến nghị: một số giải pháp thu hồi đất phải để chính quyền các cấp làm, kiên quyết không giao cho các chủ dự án; thành lập Quỹ hỗ trợ đào tạo nghề cho dân có đất bị thu hồi. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Vấn đề bồi thường trong thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam: Thực trạng chính sách và giải pháp hoàn thiện” (năm 2009) của Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (thuộc Bộ Kế hoạch đầu tư) do tác giả Nguyễn Mạnh Hải - Chủ nhiệm đề tài. Trên cơ sở nghiên cứu, đánh giá những bất cập trong công tác thu hồi, bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp; các tác giả đã đề xuất một 5 Lưu Quốc Thái (2015), Bản chất, vai trò của hoạt động thu hồi đất trong điều kiện kinh tế thị trường, Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp, số 15/2015, tr. 19 - 24.
- 12 số nội dung chính sau: (i) Thành lập Tòa án riêng để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực thu hồi đất; (ii) Xác định rõ tiêu chí “giá chuyển nhượng trên thị trường trong điều kiện bình thường” đối với đất nông nghiệp; (iii) Xây dựng phương án chi tiết về đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp đối với từng đối tượng; thời gian hỗ trợ phải bằng 2 - 3 chu kỳ sản xuất nông nghiệp để người dân có thời gian điều chỉnh cho việc tìm sinh kế mới. - Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Kinh tế chính trị: “Quan hệ tổ chức - Quản lý đất đai trong nông nghiệp và phát triển nông thôn thời kỳ chuyển đổi kinh tế ở Việt Nam” (năm 2010) của nghiên cứu sinh Nguyễn Tấn Phát, Trường Đại học Kinh tế - Luật. Trong Luận án, tác giả đã kiến nghị: (i) Nâng cao hiệu quả về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với nông dân có đất bị thu hồi để thực hiện dự án; (ii) Hạn chế sự tác động của việc phát triển các khu chế xuất, khu công nghiệp, khu dân cư dẫn đến việc thu hẹp đất nông nghiệp; các địa phương nên chủ động quy hoạch các khu chế xuất, khu công nghiệp ở những vùng đất hoang hóa, đồi núi và lộ trình xây dựng để nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và cam kết hỗ trợ các doanh nghiệp; (iii) Bỏ quy định về thời hạn sử dụng đất nông nghiệp của nông dân; đồng thời xem xét bỏ hoặc mở rộng hạn điền để nông dân có thể tích tụ và tập trung ruộng đất phát triển sản xuất hàng hóa; (iv) Xem xét ban hành Luật chống đầu cơ đất nông nghiệp và chống lãng phí đất nông nghiệp; (v) Kỳ QHSDĐ là 50 năm, nhằm hạn chế các địa phương tùy tiện trong việc điều chỉnh QH, dẫn đến thu hồi đất tràn lan; (vi) Xem xét lại thẩm quyền thu hồi đất và chuyển mục đích sử dụng đất cấp tỉnh, cấp huyện. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ: “Nghiên cứu cơ sở lý luận, thực tiễn và đề xuất việc sửa đổi, bổ sung hoàn thiện luật đất đai” (năm 2011) của Viện Chiến lược Chính sách Tài nguyên và Môi trường (thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường). Các tác giả đã đề nghị nội dung có liên quan đến công tác bồi thường là: (i) Định hướng tổ chức phát triển quỹ đất là loại hình doanh nghiệp nhà nước; (ii) Cho phép các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế được tham gia dịch vụ thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ và tái định cư trên cơ sở ký hợp đồng với Tổ chức phát triển quỹ đất, với nhà đầu tư; (iii) Nhà nước thành lập quỹ bồi thường, hỗ trợ và tái định cư từ ngân sách nhà nước, từ quyên góp xã hội để thực hiện tốt hơn trong việc hỗ trợ dài hạn cho các cộng đồng, người dân bị thiệt hại trong quá trình chuyển đổi đất đai; (iv) Thực hiện chặt chẽ quy trình định giá đất theo giá thị trường do các tổ chức định giá cung cấp dịch vụ để làm căn cứ cho cơ quan nhà nước QĐ giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư;… - Cũng trong cuốn sách “Compulsory land acquisition and voluntary land conversion in Vietnam: The conceptual approach, land valuation and grience redress mechanisms” đã đề xuất về hoàn chỉnh quy định của pháp luật định giá đất áp dụng cho bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm: (i) Quy định về phương pháp định giá đất phù
- 13 hợp với thị trường; (ii) Hoàn chỉnh hệ thống khung pháp luật cho hoạt động cung cấp dịch vụ định giá đất; (iii) Bổ sung quy định về trình tự, thủ tục thực hiện định giá đất, QĐ về giá đất phục vụ tính bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. - Luận án Tiến sĩ Kinh tế chính trị: “Tác động của đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội” (năm 2012) của nghiên cứu sinh Nguyễn Thị Hải Vân, Học viện Khoa học Xã hội. Trong luận án, tác giả đã phân tích thực trạng của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội; từ đó, tác giả đã đề ra các giải pháp cơ bản điều tiết tác động của đô thị hóa tới việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội; trong đó có nội dung hoàn thiện các chính sách về đất đai, đền bù thu hồi đất nông nghiệp trong quá trình đô thị hóa. - Văn bản số: 193/BC-TNMT ngày 06/9/2012 của Bộ Tài nguyên và Môi trường “Tổng kết tình hình thi hành LĐĐ 2003 và định hướng sửa đổi luật đất đai” đã đề cập đến những vướng mắc, bất cập và nguyên nhân trong việc thu hồi đất; trong đó có nội dung: (i) Thẩm quyền thu hồi đất đã phân cấp cho UBND cấp tỉnh, cấp huyện, trong đó có dự án thu hồi diện tích lớn, thu hồi đất trồng lúa, đất rừng để chuyển sang đất phi nông nghiệp ảnh hưởng đến đời sống và việc làm của nhiều hộ dân, nhưng thực hiện còn thiếu cân nhắc, tính toán, trong khi việc kiểm tra, giám sát của cơ quan cấp trên còn thiếu chặt chẽ; (ii) Trong trường hợp nhà đầu tư thực hiện cơ chế tự thỏa thuận đã tạo ra sự chênh lệch lớn về giá đất so với dự án do Nhà nước thu hồi trong cùng khu vực, việc giải phóng mặt bằng chậm do người có đất trong khu vực không hợp tác với nhà đầu tư; (iii) Các quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thường xuyên thay đổi, dẫn tới tình trạng so bì, khiếu nại của người có đất bị thu hồi qua các dự án hoặc trong một dự án nhưng việc thực hiện thu hồi đất qua nhiều năm; (iv) Việc chuẩn bị phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa được các cấp chính quyền quan tâm đúng mức, nhất là phương án giải quyết việc làm cho người bị thu hồi đất; một số nơi chưa chú trọng tạo việc làm mới, chuyển đổi nghề cho người có đất bị thu hồi; (v) Giá đất bồi thường chủ yếu thực hiện theo bảng giá nên còn thấp so với giá đất thị trường, có tình trạng chưa có sự thống nhất về cơ chế bồi thường giữa các dự án đầu tư có nguồn vốn trong nước và dự án từ vốn vay của các ngân hàng nước ngoài; (vi) Nhà nước chưa thu được đầy đủ phần giá trị tăng thêm từ đất do chuyển mục đích sử dụng đất mà không do nhà đầu tư mang lại để điều tiết chung; (vii) Bất cập trong việc giải quyết khiếu kiện về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, trong đó có vướng mắc trong thực hiện cưỡng chế thu hồi đất. - Bài viết: “Hoàn thiện các quy định của Luật Đất đai về Nhà nước điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai không do đầu tư của người sử dụng đất mang lại” được đăng trên Tạp chí Luật học, số 7(146)/2012 của các tác giả: Nguyễn Quang Tuyến và Đỗ Xuân Trọng. Tác giả đã kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật về điều tiết phần giá trị tăng thêm từ đất đai không do người sử dụng đất tạo ra như sau: (i) Sửa đổi, bổ sung quy định
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 639 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 481 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 402 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 248 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 171 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 87 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 199 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 135 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 62 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 267 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 27 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 57 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn