intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:172

30
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục đích của luận án là nghiên cứu lý luận và thực tiễn của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam, từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÔ VĂN CHÂU PH¸P LUËT VÒ THùC HIÖN D¢N CHñ TRONG HO¹T §éNG CñA C¥ QUAN HµNH CHÝNH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật HÀ NỘI - 2016
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH TÔ VĂN CHÂU PH¸P LUËT VÒ THùC HIÖN D¢N CHñ TRONG HO¹T §éNG CñA C¥ QUAN HµNH CHÝNH NHµ N¦íC ë VIÖT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật Mã số: 62 38 01 01 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. PHAN TRUNG LÝ HÀ NỘI - 2016
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Tô Văn Châu
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Nhận xét về tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án 26 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 30 2.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 30 2.2. Nội dung của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 52 2.3. Các tiêu chí đánh giá và các yếu tố tác động đến quá trình hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 62 Chương 3: QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 72 3.1. Khái quát quá trình hình thành và phát triển của pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 72 3.2. Thực trạng pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam hiện nay 80 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ THỰC HIỆN DÂN CHỦ TRONG HOẠT ĐỘNG CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC Ở VIỆT NAM 121 4.1. Quan điểm hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 121 4.2. Các giải pháp hoàn thiện pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 153
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT CNXH : Chủ nghĩa xã hội CQHCNN : Cơ quan hành chính nhà nước HĐND : Hội đồng nhân dân KTTT : Kinh tế thị trường KTNN : Kiểm toán Nhà nước QPPL : Quy phạm pháp luật THDC : Thực hiện dân chủ TTHC : Thủ tục hành chính UBND : Ủy ban nhân dân UBTVQH : Ủy ban Thường vụ Quốc hội XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Dân chủ là khát vọng gắn liền với lịch sử phát triển nhân loại. Ngày nay, đề cao dân chủ và thượng tôn pháp luật là một trong những tiêu chí không thể thiếu của nhà nước pháp quyền. Dân chủ trên thực tế chứ không chỉ được ghi trên những biểu ngữ. Dân chủ sẽ không còn là những khẩu hiệu chung chung, nếu như các yêu cầu về dân chủ được thể chế hóa thành các quy định pháp luật và được bảo đảm bởi hành động của toàn bộ hệ thống chính trị. Nói cách khác, dân chủ sẽ không còn là những khẩu hiệu chung chung, nếu trên toàn lãnh thổ và trong toàn bộ hoạt động của nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân được pháp luật hóa và được hiện thực hóa. Thực tiễn cho thấy, thực hiện dân chủ (THDC) trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước (CQHCNN) là đòi hỏi tất yếu, xuất phát từ yêu cầu bảo đảm quyền lực thuộc về nhân dân và từ tính chất phục vụ của nền hành chính nhà nước. Để bảo đảm mọi người dân, cơ quan, tổ chức sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật, thì THDC trong hoạt động của CQHCNN không thể không được thể chế hóa bằng pháp luật. Mặc dù vậy, pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam vẫn còn nhiều hạn chế. Biểu hiện rõ nhất là các quy định pháp luật rời rạc, chưa đầy đủ, chồng chéo, thiếu tính khả thi, thậm chí mâu thuẫn. Hậu quả đương nhiên là hiện tượng mất dân chủ vẫn đang phổ biến, đi đôi với nó là suy giảm niềm tin của người dân và sự kém hiệu lực, hiệu quả trong hoạt động của các CQHCNN. Tại Đại hội lần thứ XI của Đảng, một yêu cầu đã được đặt ra cho cả hệ thống chính trị là đến năm 2020, phải “tạo cơ chế để nhân dân thực hiện đầy đủ quyền làm chủ” [42, tr.100], “có cơ chế cụ thể để nhân dân thực hiện trên thực tế quyền làm chủ trực tiếp” [42, tr.239] nhằm phát huy mạnh mẽ mọi khả năng sáng tạo và bảo đảm đồng thuận trong xã hội, tạo động lực phát triển đất nước. Vừa
  7. 2 qua, Quốc hội khóa XIII, tại kỳ họp thứ 6, đã thông qua Hiến pháp mới (Hiến pháp năm 2013) bổ sung nhiều nội dung liên quan đến quyền cơ bản của công dân và cơ chế thực hiện các quyền đó. Điều này đặt ra đòi hỏi các văn bản QPPL phải nhanh chóng được sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện để các quyền của công dân trong Hiến pháp không chỉ nằm trên giấy, mà đi vào thực tiễn. Tuy nhiên, đây là một nhiệm vụ không hề dễ, nếu không muốn nói là còn nhiều khó khăn. Để góp phần giải quyết những vấn đề lý luận, cũng như thực tiễn đang đặt ra cho pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN, nghiên cứu sinh đã chọn vấn đề: “Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu lý luận và thực tiễn của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam, từ đó đưa ra các quan điểm, giải pháp hoàn thiện hệ thống các quy định pháp luật trong lĩnh vực này. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có các nhiệm vụ nghiên cứu: - Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến nội dung nghiên cứu của luận án, đánh giá giá trị của các công trình nghiên cứu đó và chỉ ra các vấn đề luận án cần tiếp tục làm sáng tỏ. - Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam: khái niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN. Nghiên cứu chỉ ra: các tiêu chí đánh giá, các yếu tố tác động đến quá trình hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN; những kinh nghiệm có liên quan từ các nước có thể áp dụng vào quá trình hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở nước ta. - Đánh giá khách quan, đầy đủ ưu điểm, nhược điểm và xác định đúng nguyên nhân của những ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về THDC trong
  8. 3 hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam hiện nay, thông qua nghiên cứu: Quá trình hình thành, phát triển và thực trạng pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam. - Luận chứng và đề xuất các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam dưới góc độ của chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Để đạt được mục đích nghiên cứu, luận án nghiên cứu các quan điểm, QPPL ở trong cũng như ngoài nước về THDC trong hoạt động của CQHCNN. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về góc độ nghiên cứu: Nghiên cứu nội dung, hình thức “Pháp luật về thực hiện dân chủ trong hoạt động của cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam” dưới góc độ của khoa học Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. Trong quá trình nghiên cứu, nội dung của luận án hướng chủ yếu vào hoàn thiện pháp luật trong lĩnh vực này. Về không gian: Nghiên cứu các quy định pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN từ cấp huyện trở lên. Bởi vì, các quy định pháp luật về THDC ở xã, phường, thị trấn điều chỉnh các quan hệ xã hội với những đặc thù riêng đã được các công trình khác nghiên cứu, mặt khác theo quy định của Bộ Giáo dục, nội dung luận là có hạn, nếu phạm vi nghiên cứu rộng sẽ khó bảo đảm. Về thời gian: Nghiên cứu pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN từ sau đổi mới, đặc biệt là giai đoạn từ sau Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 18.2.1998 của Bộ Chính trị (khóa VIII) về xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở (trong đó bao gồm cả THDC trong hoạt động của CQHCNN) đến nay và trong quá trình đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới đất nước.
  9. 4 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên nền tảng lý luận của Học thuyết Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các chủ trương, chính sách của Đảng về nhà nước và pháp luật, về dân chủ XHCN, đặc biệt là về pháp luật THDC trong hoạt động của CQHCNN, đồng thời tham khảo các công trình có liên quan đến đề tài đã được công bố. Trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của triết học Mác-Lênin, luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể, như: phương pháp lôgic, phương pháp hệ thống, phương pháp lịch sử cụ thể, phương pháp xã hội pháp luật, phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, để phát hiện và xử lý tất cả các vấn đề lý luận, cũng như thực tiễn có liên quan, từ đó giải quyết toàn diện nội dung của đề tài một cách lôgic, khoa học: - Chương 1 sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích, lôgic, hệ thống, so sánh, tổng hợp để xác định các vấn đề đã được nghiên cứu toàn diện, sâu sắc; những vấn đề cần được tiếp tục nghiên cứu trong luận án. - Chương 2 sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích, lôgic, hệ thống, so sánh để xác định và trình bày một cách có hệ thống: quan niệm, đặc điểm, vai trò, nội dung, tiêu chí đánh giá pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN. - Chương 3 sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích, lôgic, hệ thống, so sánh, tổng hợp, lịch sử cụ thể, xã hội học pháp luật trong quá trình làm rõ và trình bày một cách có hệ thống những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế trong pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN. - Chương 4 sử dụng các phương pháp nghiên cứu cơ bản: phân tích, lôgic, hệ thống, lịch sử cụ thể để kiến giải, đề xuất và sắp xếp một cách lôgic các quan điểm, giải pháp hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN.
  10. 5 5. Những đóng góp về khoa học Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách tương đối toàn diện, có hệ thống và sâu sắc về cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN và vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp luật này trong những năm tới, vì vậy, có những đóng góp mới về khoa học, như sau: - Xây dựng được khái niệm, xác định đặc điểm, nội dung của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam; làm rõ vai trò của pháp luật trong lĩnh vực này đối với: sự lãnh đạo của Đảng; tổ chức và hoạt động của Nhà nước; thực hiện quyền dân chủ của nhân dân, cán bộ, công chức; sự ổn định và phát triển kinh tế - xã hội. - Làm rõ các yếu tố tác động vào quá trình hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN. - Làm rõ quá trình hình thành, phát triển, đánh giá đúng những thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở Việt Nam. - Đề xuất các quan điểm và giải pháp phù hợp nhằm phát huy thành tựu, khắc phục những hạn chế của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN ở nước ta trong những năm tới. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn - Ý nghĩa lý luận: Với những đóng góp mới của mình về khoa học, Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận của pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN cho chuyên ngành Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật. - Ý nghĩa thực tiễn: + Luận án có giá trị tham khảo cho hoạt động xây dựng và hoàn thiện pháp luật về THDC trong hoạt động của CQHCNN, cũng như pháp luật thực hiện dân chủ nói chung. + Luận án cũng có giá trị tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về Nhà nước và pháp luật trong các cơ sở nghiên cứu, đào tạo. 7. Kết cấu của Luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết.
  11. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu được công bố ở trong nước Để thuận lợi cho việc thực hiện Đề tài luận án, các công trình nghiên cứu đã được công bố ở trong nước có liên quan được chia thành các nhóm cơ bản. Nhóm thứ nhất, các công trình nghiên cứu liên quan đến dân chủ, THDC, gồm các công trình tiêu biểu sau: - Về đề tài khoa học, sách + Báo cáo Tổng quan Đề tài khoa học cấp bộ: “Mối quan hệ giữa các yếu tố tâm lý xã hội với quá trình thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn hiện nay” của Trần Ngọc Khuê [74] đã phân tích làm rõ tác động qua lại giữa một số yếu tố tâm lý xã hội cơ bản với việc thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ qua đó đưa ra một số giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả Quy chế dân chủ ở cơ sở nông thôn trong thời kỳ mới. + Báo cáo Tổng quan kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp cơ sở: “Mở rộng và phát triển các hình thức dân chủ trực tiếp” của Tào Thị Quyên [119] đã nghiên cứu, khái quát lịch sử ra đời, phát triển của dân chủ, khẳng định vai trò của dân chủ XHCN, làm rõ và nhấn mạnh vai trò, ý nghĩa của dân chủ trực tiếp, các hình thức dân chủ trực tiếp. Đánh giá thực trạng thực hiện các hình thức dân chủ trực tiếp ở Việt Nam và đưa ra một số kiến nghị về mở rộng và phát huy các hình thức dân chủ trực tiếp. + “Dân chủ tư sản và dân chủ XHCN” của Thái Ninh, Hoàng Chí Bảo [103] đã rút ra những kết luận hết sức quan trọng về: Dân chủ và tiến bộ của lịch sử; Dân chủ tư sản, lý luận và thực tiễn; Dân chủ XHCN: Bản chất và sự hình thành; Một số vấn đề cấp bách của dân chủ hóa ở nước ta hiện nay. Theo đó, chúng ta cần nghiên cứu, kế thừa các khẳng định: xem xét tiến bộ lịch sử
  12. 7 trong mối liên hệ với CNXH hiện thực với tính cách là sự lựa chọn tất yếu hợp lý, có triển vọng của lịch sử. Xét về mặt thực tiễn, CNXH và dân chủ XHCN chưa trở thành một hiện thực phổ biến, nó còn ở trong quá trình hình thành, phát triển. Dân chủ là yếu tố hợp thành nội dung của tiến bộ lịch sử. Đời sống xã hội có bao nhiêu lĩnh vực và các mối liên hệ qua lại lẫn nhau giữa cá nhân và xã hội, thì cần đến bấy nhiêu những tác động và ảnh hưởng của dân chủ và dân chủ hóa, trong đó dân chủ trong kinh tế và dân chủ trong chính trị là quan trọng nhất. Dân chủ là một hiện tượng lịch sử-xã hội, là sản phẩm trực tiếp của đời sống chính trị, của sự vận động của các giai cấp trong đấu tranh giai cấp. Dân chủ là thước đo về trình độ giải phóng con người và xã hội loài người đạt được trong mỗi thời đại. Dân chủ trở thành thước đo của tiến bộ xã hội. Dân chủ trở thành một hình thức tổ chức nhà nước, là cơ sở và nguyên tắc của lãnh đạo và quản lý xã hội. Chế độ tập trung dân chủ là cần thiết khách quan để tổ chức một xã hội phù hợp với văn hóa dân chủ và nền văn minh chính trị XHCN... + “Mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân công dân với Nhà nước” của Trần Ngọc Đường, Chu Văn Thành [49] đã phân tích và lý giải mối quan hệ bình đẳng về quyền và nghĩa vụ pháp lý giữa Nhà nước và công dân dưới CNXH. Sở dĩ như vậy là vì, dưới chế độ CNXH không thể cho phép một bên chỉ có quyền, bên kia chỉ có nghĩa vụ, đó là mối quan hệ biện chứng. Các tác giả phân tích các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân theo Hiến pháp năm 1992 của nước ta. Đồng thời, các tác giả cũng đã phân tích các yếu tố bảo đảm pháp lý về cơ chế, về hệ thống các quyền và nghĩa vụ trong mối quan hệ giữa Nhà nước và cá nhân công dân. + “Một số suy nghĩ về xây dựng nền dân chủ ở Việt Nam hiện nay” của Đỗ Trung Hiếu [63], trong đó chương 1 trình bày kết quả nghiên cứu về dân chủ và nhà nước và có những kết luận quan trọng: dân chủ là một khái niệm đa diện; không phải nhà nước sinh ra xã hội công dân, mà xã hội công dân sinh ra nhà nước; công dân là chủ thể đích thực của nhà nước, xét về bản chất
  13. 8 nhà nước không có chủ quyền, mà chủ quyền ấy thuộc về nhân dân; không nên đánh đồng mục tiêu dân chủ XHCN với hiện thực dân chủ. Chương 2 có những khẳng định quan trọng về quan hệ giữa dân chủ và nhà nước trong tiến trình lịch sử, như: dân chủ hóa là nhu cầu nội tại của nhà nước; hiện nay, phần lớn người dân ở các nền dân chủ phương Tây chấp nhận các hình thức cải cách cho phép người dân tham gia nhiều hơn vào hoạch định chính sách và ra quyết định... Chương 3 khẳng định về vai trò hết sức to lớn của Nhà nước XHCN trong tạo dựng nền dân chủ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế. + “Dân chủ và dân chủ cơ sở ở nông thôn trong tiến trình đổi mới” của Hoàng Chí Bảo [12] đã dành một phần trình bày quan điểm về dân chủ XHCN (tr.37-51) cần nghiên cứu, kế thừa: Dân chủ XHCN được xây dựng và hình thành trong tiến trình xây dựng CNXH, mang bản chất của giai cấp công nhân, bảo đảm quyền làm chủ thực sự của đông đảo quần chúng nhân dân đối với xã hội; nhà nước pháp quyền thực sự là chế độ ủy quyền của dân, chống được quan liêu và tham nhũng... + “Cơ chế giám sát của nhân dân đối với hoạt động của bộ máy Đảng và Nhà nước: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn” của Đào Trí Úc [150] đã trình bày quan điểm về Bản chất của nền dân chủ XHCN ở nước ta (tr.19 - 38): dân chủ là bản chất của CNXH, bản chất đó thể hiện ở chế độ dân chủ cho nhân dân; đòi hỏi Nhà nước phục vụ lợi ích, ý chí và nguyện vọng của nhân dân, chịu sự kiểm soát của nhân dân; dân chủ trước hết là quyền lực thuộc về nhân dân, vì lợi ích của nhân dân; dân chủ XHCN là một hình thức chính trị - nhà nước của xã hội, thừa nhận quyền tự do, bình đẳng của công dân, thừa nhận nhân dân là chủ thể của quyền lực; chất lượng dân chủ của một xã hội được đo bằng sự chuẩn bị thông tin, cung cấp thông tin đầy đủ, đa chiều, có thực chất; bằng sự thảo luận, chất vấn các vấn đề được nêu ra một cách thấu đáo; sự thảo luận và phản biện có thực chất; quyết định có hiệu lực và được nhân dân đồng tình; dân chủ được thực hiện cơ bản bằng dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện...
  14. 9 + “Phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực với việc sửa đổi Hiến pháp năm 1992” của Trần Ngọc Đường [50] đã dành một phần phân tích, lý giải trong xã hội dân chủ, quyền lực nhân dân là quyền lực tối cao. Quyền lực nhà nước là do một phần cơ bản quyền lực nhân dân ủy lại. Phần quyền lực còn lại của nhân dân do nhân dân tự thực hiện. Quyền lực nhà nước là của nhân dân nhưng nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực của mình mà giao cho nhà nước, đó là lý do tất yếu làm nảy sinh đòi hỏi chính đáng và tự nhiên là phải kiểm soát quyền lực nhà nước. Nội dung phân công, phối hợp quyền lực và kiểm soát quyền lực trong xây dựng nhà nước pháp quyền thực chất là giải quyết các mối quan hệ cơ bản: giữa Đảng và Nhà nước; giữa nhân dân và Nhà nước; giữa các thành tố cấu thành bộ máy nhà nước (giữa lập pháp, hành pháp và tư pháp) và giữa quyền lực nhà nước ở Trung ương và quyền lực nhà nước ở địa phương. Sau khi đánh giá thực trạng, tác giả đã đưa ra các phương hướng, giải pháp tiếp tục hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước, trong đó có hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước giữa nhân dân và Nhà nước; hoàn thiện việc phân công, phối hợp và kiểm soát quyền lực nhà nước trong tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước... - Các luận án, luận văn là kết quả nghiên cứu ở bậc sau đại học: “Vai trò của Nhà nước đối với việc thực hiện quyền dân chủ của nhân dân ở Việt Nam hiện nay” của Trần Thị Băng Thanh [129] đã có cái nhìn khá toàn diện về dân chủ dưới góc độ triết học: dân chủ là một hiện tượng phức tạp, đa diện, “có lẽ không thể có một khái niệm, một quan niệm, một định nghĩa duy nhất”, mà “phải hình thành một quan niệm chung về nó” “từ những đặc trưng bản chất của dân chủ”, như: bao giờ cũng liên hệ với nhân dân, nguyện vọng, lợi ích và quyền lực của họ; là hiện tượng phức tạp và đa diện, được biểu hiện khác nhau trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống... Bước đầu, Luận án đưa ra quan niệm có giá trị tham khảo về Quyền dân chủ: là các yêu cầu, các giá trị được thể chế hóa thành luật, được bảo đảm bằng hệ thống pháp luật.., là tổng số các quyền có nội dung, tính chất dân chủ, mà mỗi một
  15. 10 người với tư cách là thành viên của chế độ dân chủ, chủ thể của quyền lực có thể và cần phải được hưởng. Nhà nước XHCN ngày càng thể hiện rõ vai trò không thể thiếu được trong THDC, thực hiện các quyền dân chủ của nhân dân, đem lại và tạo ra cho họ những khả năng thực tế để thực hiện quyền dân chủ và hưởng thụ thành quả của dân chủ. Luận án khẳng định tiếp tục xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân và vì dân là phương hướng chủ yếu nâng cao vai trò, hiệu quả của Nhà nước trong thực hiện quyền dân chủ của nhân dân... - Công trình nghiên cứu công bố trên các báo, tạp chí: + “Củng cố các hình thức dân chủ vì sự vững mạnh của Nhà nước ta”, của Đào Trí Úc [149] đã góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề về dân chủ, như: dân chủ thể hiện thế giới quan chính trị của giai cấp, là một giá trị trong từng xã hội; dân chủ là hình thức của chế độ Nhà nước và là phạm trù chỉ trạng thái của cơ cấu chính trị, của xã hội. Bài viết cũng phân tích quan hệ giữa dân chủ và tự quản, kết hợp dân chủ trực tiếp với dân chủ đại diện nhằm thu hút sự tham gia của đông đảo nhân dân vào việc giải quyết công việc của Nhà nước và xã hội, đồng thời để xác định rõ phạm vi trách nhiệm của các cơ quan nhà nước đối với nhân dân; tăng cường phát huy dân chủ là một quy luật khách quan. + “Từ di sản của V.I. Lênin về dân chủ” của Phạm Xuân Mỹ [99] đã trình bày các quan điểm của mình qua nghiên cứu quan điểm V.I. Lênin về dân chủ với phát triển, chế độ dân chủ tư sản, chế độ dân chủ vô sản, dân chủ trong XHCN. Theo đó, tác giả cũng có một số khẳng định có ý nghĩa quan trọng về dân chủ, như: không bao giờ quên bản chất giai cấp của dân chủ; dân chủ luôn gắn với tự do; bản chất của dân chủ vô sản biểu hiện ở khả năng sáng tạo vô hạn và phong phú của quần chúng; bất cứ nền dân chủ nào, xét đến cùng đều do các quan hệ sản xuất trong một xã hội nhất định quyết định, nếu tách dân chủ trong sản xuất ra khỏi các thứ dân chủ khác thì không có ý nghĩa gì cả; dân chủ XHCN không phải là tự do vô Chính phủ mà dân chủ phải đi đôi với kỷ luật...
  16. 11 + “Dân chủ và mối quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với dân chủ” của Trần Hậu Thành [133] đã đề cập dưới nhiều góc độ khác nhau, nhưng chung quy lại đều thống nhất ở luận điểm: dân chủ là quyền lực thuộc về nhân dân. Đặc trưng của dân chủ vô sản là làm cho đại đa số quần chúng lao động bị áp bức và bóc lột trước đây thực sự tham gia công việc quản lý nhà nước, làm cho người lao động có thể thực sự hưởng thụ những thành quả văn hóa, văn minh của nhân loại. Dân chủ là bản chất của CNXH. Quan hệ biện chứng giữa dân chủ và pháp luật là đặc trưng của nhà nước pháp quyền. Không thể có dân chủ tách ra khỏi pháp luật và cũng không thể có pháp luật mà không có dân chủ. Quan hệ giữa nhà nước pháp quyền với dân chủ là quan hệ biện chứng: muốn có nhà nước pháp quyền với đầy đủ ý nghĩa của nó, thì phải xây dựng được nhà nước thật sự dân chủ. Nhà nước pháp quyền XHCN, chính quyền dân chủ nhân dân phải luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Mối quan hệ Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý và nhân dân làm chủ là cơ chế hữu hiệu của nền dân chủ XHCN trong điều kiện nhà nước pháp quyền. + “Tư tưởng dân chủ của V.I. Lê nin, Hồ Chí Minh - Một di sản quý báu trong quá trình đổi mới hệ thống chính trị và dân chủ hóa đời sống xã hội ở Việt Nam hiện nay” của Lương Văn Duyên [37] đã trình bày quá trình Đảng ta vận dụng các quan điểm của V.I. Lê nin, Hồ Chí Minh về dân chủ vào xây dựng chế độ chính trị, phát triển kinh tế-xã hội của đất nước từ sau Đại hội lần thứ VIII của Đảng. + “Về Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân” của Hoàng Văn Hảo [55; 56] đã phân tích, kiến giải, đưa ra những quan điểm liên quan đến vấn đề dân chủ, THDC, mối quan hệ giữa nhà nước và dân chủ. Theo đó, dân chủ có mối quan hệ hữu cơ với nhà nước pháp quyền; dân chủ thực sự gắn với pháp luật, gắn với một nhà nước được tổ chức chặt chẽ bằng pháp luật, hoạt động theo pháp luật, đặt mình dưới pháp luật, một nhà nước pháp quyền; giá trị đích thực, bền vững của nhà nước pháp quyền trong lịch sử: một là nhà nước pháp quyền khẳng định nguồn gốc của chính quyền nhà
  17. 12 nước là ở nhân dân, hai là nhà nước pháp quyền đề cao tính hợp hiến, hợp pháp trong tổ chức và hoạt động của nhà nước, rằng “nhà nước chỉ được làm những điều pháp luật cho phép” còn nhân dân “được làm tất cả những điều pháp luật không cấm”. Bài viết cho rằng, Nhà nước của các nước XHCN tồn tại lâu trong cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp, dường như không có nhu cầu phát triển dân chủ, dẫn tới tình trạng mất động lực phát triển. Tác giả nêu ra những nét đặc thù tạo nên những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân, như là những định hướng suy nghĩ. + “Vấn đề dân chủ và các đặc trưng của mô hình tổng thể Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam” của Hoàng Văn Hảo [57] đã có những khẳng định khái quát về dân chủ và nhà nước pháp quyền: yêu cầu phát triển dân chủ đòi hỏi nhà nước phải trở thành nhà nước pháp quyền và đến lượt mình, nhà nước pháp quyền lại thành điều kiện cơ bản để phát triển nền dân chủ. Mối quan hệ biện chứng giữa dân chủ và nhà nước pháp quyền là vấn đề mang tính quy luật của sự phát triển đời sống chính trị xã hội. Những nét đặc thù tạo nên những đặc điểm cơ bản của nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân: Mục đích của nhà nước pháp quyền XHCN là bảo đảm và phát triển quyền công dân, quyền con người; Nhân dân trong “nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân” là nhân dân lao động; Nhà nước pháp quyền XHCN quản lý xã hội bằng pháp luật, tăng cường pháp chế XHCN, bảo đảm nguyên tắc tập trung dân chủ trong tổ chức và hoạt động của nhà nước; Sự lãnh đạo của Đảng cộng sản đối với nhà nước pháp quyền. + “Vấn đề dân chủ XHCN: Nội dung, hình thức biểu hiện, điều kiện bảo đảm” của Phạm Ngọc Quang [109] đã đề cập đến những khía cạnh cơ bản của dân chủ XHCN: Cách mạng XHCN lấy việc giải phóng con người khỏi mọi sự tha hóa, bất công làm mục tiêu cơ bản; CNXH sẽ không duy trì được thắng lợi, nếu không thực hiện đầy đủ chế độ dân chủ; dân chủ XHCN trước hết là dân chủ đối với quần chúng nhân dân lao động và những người đang đấu tranh cho lợi ích của nhân dân; dân chủ vô sản là chế độ dân chủ vì lợi ích
  18. 13 của đa số; dân chủ trong CNXH bao quát tất cả các mặt của đời sống xã hội, trong đó dân chủ trên lĩnh vực kinh tế là cơ sở; dân chủ XHCN kiên quyết đấu tranh chống lại mọi hành vi đi ngược lại những chuẩn mực dân chủ; dân chủ và pháp luật, dân chủ và kỷ cương không loại trừ và phủ định nhau, trái lại là tiền đề tồn tại và phát triển của nhau; mặc dù có sự khác nhau về bản chất giai cấp nhưng các dạng thức dân chủ có một số giá trị chung, đó là quyền tự do cá nhân, nhưng quyền của cá nhân này không được làm ảnh hưởng đến quyền của cá nhân khác... Nói riêng trên lĩnh vực chính trị, dân chủ có nghĩa là tất cả quyền lực thuộc về nhân dân, nhân dân là chủ thể chân chính và duy nhất của quyền lực xã hội; mọi người đều bình đẳng trước pháp luật, có quyền tự do tư tưởng, tự do ý chí; nguyên tắc thiểu số phục tùng đa số, tôn trọng quyền của thiểu số... + “Quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” của Tô Huy Rứa [122] đã khẳng định quan điểm của Hồ Chí Minh: quản lý xã hội bằng pháp luật là dân chủ, tiến bộ và có tính chất phổ biến đối với các xã hội đương đại. Pháp luật dân chủ ở Hồ Chí Minh được xem xét trong các quan hệ hết sức đặc trưng. Trong quan niệm về thực chất dân chủ, thì: khi chưa đưa ra kết luận thì tha hồ bàn cãi, nhưng khi đã quyết định rồi thì không được bàn cãi nữa, có bàn cãi cũng chỉ là để bàn cách thi hành, không phải để đề nghị không thực hiện, phải cấm chỉ những hành động tự do quá trớn. Trong xác định giới hạn của quyền tự do cá nhân, thì mỗi người có tự do của mình, nhưng phải tôn trọng tự do của người khác, người nào sử dụng quyền tự do của mình quá mức là phạm đến tự do của người khác, là phạm pháp, không thể có tự do cho bạn phá hoại tự do của nhân dân. Trong xử ký quan hệ giữa quyền và nghĩa vụ của công dân, thì pháp luật dân chủ vừa thể hiện các quyền, lợi ích của công dân, nhưng cũng quy định rõ các nghĩa vụ mà người dân phải thực hiện. Pháp luật phải nghiêm minh, phát huy hiệu lực và để được như vậy, thì: pháp luật phải đúng và phải đủ, phải đến được với dân, đi vào giữa dân gian, cán
  19. 14 bộ trực tiếp thực thi pháp luật phải công tâm và nghiêm minh. Theo Người pháp luật không phải là để trừng trị con người mà là công cụ bảo vệ, thực hiện lợi ích của con người. + “Nền dân trị Mỹ và tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước của dân, do dân, vì dân” của Đỗ Thị Ngọc Lan [77] đã nghiên cứu tác phẩm Nền dân trị Mỹ của Alexis de Tocqueville, bài viết khẳng định cốt lõi của “nhà nước của dân, do dân, vì dân” - đó là “nhà nước dân chủ” - nhà nước mà ở đó quyền làm chủ của người dân được thực hiện - đó là sự cai trị bằng quyền làm chủ của người dân - cai trị bằng dân chủ. Qua đó, tác giả bài viết khẳng định, quan niệm của Hồ Chí Minh và Abraham Lincohn về nhà nước không hoàn toàn giống nhau, dẫn đến việc tổ chức, xây dựng quyền làm chủ của nhân dân ở Việt Nam không giống Mỹ. Thứ nhất, để thực hiện quyền làm chủ thực sự của người dân, ngay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh yêu cầu tổ chức Tổng tuyển cử, để toàn thể người dân Việt Nam thực hiện quyền bầu ra cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất; Người nhận thức sâu sắc rằng quyền lực nhà nước bắt nguồn từ nhân dân, tất cả quyền lực thuộc về nhân dân. Thứ hai, Người chủ trương thống nhất quyền lực và có sự phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong thực hiện quyền lực nhà nước. Với Abraham Lincohn quyền lực nhà nước chia theo nguyên tắc tam quyền, phân lập. Thứ ba, theo Hồ Chí Minh, dân chủ thực sự, trước hết đó là quyền của con người trong tham gia quản lý nhà nước thông qua các cơ chế khác nhau, quyền làm thành viên bình đẳng trong một tập thể nào đó, quyền có điều kiện thể hiện quan điểm của mình và được lắng nghe... + “Dân chủ trong hệ thống mục tiêu đổi mới phát triển” của Phan Tân [126] đã phân tích mối quan hệ giữa dân chủ với các mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, làm rõ quan niệm về dân chủ ở Việt Nam trên cơ sở tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta về dân chủ; phân tích một số vấn đề đặt ra từ việc thực hành dân chủ trong tình hình mới. + “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về dân chủ và thực hành dân chủ (trước và từ khi đổi mới đến nay)" của Nguyễn Viết Thông [139] đã
  20. 15 hệ thống hóa quan điểm của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ trong giai đoạn trước và từ khi đổi mới đất nước đến nay, nhận thức của Đảng về dân chủ, thực hành dân chủ ngày càng sâu sắc hơn, đúng đắn hơn. Những quan điểm của Đảng về dân chủ và thực hành dân chủ được thể chế hóa bằng Hiến pháp, pháp luật. + “Dân chủ trực tiếp trên thế giới và những gợi mở cho Việt Nam” của Vũ Công Giao [51], trong Kỷ yếu hội thảo về: "Một số vấn đề lý luận, thực tiễn về dân chủ trực tiếp, dân chủ cơ sở trên thế giới và ở Việt Nam" đã có một phần khái lược về dân chủ trực tiếp đề cập đến nền dân chủ Athens cổ đại, nền dân chủ Thụy Sĩ hiện nay, bốn hình thức dân chủ trực tiếp mà các quốc gia trên thế giới đang áp dụng. Phần hai của bài viết cho thấy tình hình sử dụng các hình thức dân chủ trực tiếp ở các nước trên thế giới đang gia tăng đáng kể trong những thập niên gần đây. Tiếp theo, tác giả đề cập tình hình áp dụng hình thức dân chủ trực tiếp ở Việt Nam. Cuối cùng tác giả đưa ra một số nhận xét, kết luận cả về ưu điểm, nhược điểm của dân chủ trực tiếp và một số đề xuất nhằm thúc đẩy dân chủ trực tiếp ở Việt Nam. Nhóm thứ hai, các công trình nghiên cứu liên quan đến pháp luật THDC và pháp luật về THDC trong hoạt động của cơ quan hành chính, gồm các công trình tiêu biểu: - Về đề tài khoa học, sách, luận án, luận văn cao học: + “Dân chủ và pháp luật dân chủ” của Ngô Huy Cương [34] đã được chia thành 3 chương. Chương I trình bày nhận thức chung về dân chủ: tính tất yếu, bản chất, cũng như mặt trái và bổ khuyết của dân chủ... Chương II bàn về tiêu chuẩn và đánh giá tính dân chủ trong pháp luật... Chương III đề cập xây dựng dân chủ, pháp luật dân chủ ở Việt Nam, như: xây dựng nền văn hóa chính trị, xây dựng Hiến pháp dân chủ; xây dựng chính quyền dân chủ... Đây là chuyên khảo khá công phu của tác giả. Với mục tiêu xuyên suốt là dân chủ, pháp luật và mối quan hệ giữa chúng, tác giả trình bày nhiều khía cạnh, tình huống của các vấn đề cơ bản: dân chủ, tính dân chủ trong pháp luật, vấn đề
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2