intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa - Hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:220

66
lượt xem
19
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, luận án làm rõ lý luận cơ bản về tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa, phân tích thực trạng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, từ đó đề xuất phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT, góp phần hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa - Hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ THU HƯƠNG TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA NHỮNG HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ TẠI VIỆT NAM TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY Chuyên ngành: Luật hình sự Mã số: 62.38.40.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Văn Độ TP. HỒ CHÍ MINH - 2012
  2. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BCA : Bộ Công an BLHS : Bộ luật Hình sự BTP : Bộ Tư pháp CTTP : Cấu thành tội phạm HSH : Hình sự hóa LHS : Luật Hình sự KTTT : Kinh tế thị trường PHSH : Phi hình sự hóa PLHS : Pháp luật hình sự PTPH : Phi tội phạm hóa SHCN : Sở hữu công nghiệp SHTT : Sở hữu trí tuệ TANDTC : Tòa án nhân dân tối cao TNHS : Trách nhiệm hình sự TPH : Tội phạm hóa TTCK : Thị trường chứng khoán VKSNDTC : Viện Kiểm sát nhân dân tối cao XHCN : Xã hội chủ nghĩa XPTTQLKT : Xâm phạm trật tự quản lý kinh tế
  3. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM 13 HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Tội phạm hoá, phi tội phạm hoá; hình sự hoá, phi hình sự hoá - 13 những biện pháp để thực hiện chính sách hình sự 1.2 Những yếu tố quyết định phạm vi và mức độ tội phạm hóa, phi 43 tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa 1.3 Khái quát về tội phạm xâm phạm trật tự quản lý kinh tế trong 55 chính sách hình sự CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; 63 HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 2.1 Tội phạm và hình phạt đối với hành vi xâm phạm trật tự quản lý 63 kinh tế trong lập pháp hình sự 2.2 Thực tiễn áp dụng pháp luật hình sự đối với các tội xâm phạm 89 trật tự quản lý kinh tế CHƯƠNG 3. QUAN ĐIỂM VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TỘI PHẠM HÓA, 133 PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế trong 133 thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế 3.2 Phương hướng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi 142 hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế thời gian tới KẾT LUẬN 185 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC
  4. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Luật hình sự là một trong những công cụ sắc bén, hữu hiệu để đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm. Bảo vệ trật tự quản lý kinh tế bằng PLHS là một trong những nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với bất kỳ Nhà nước nào bởi chính sự tồn tại, phát triển của hệ thống những quan hệ xã hội trong lĩnh vực này có ý nghĩa góp phần quyết định đến sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế đất nước. Tội phạm trong lĩnh vực kinh tế nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng đã và đang diễn biến hết sức phức tạp ở nước ta trong những năm gần đây. Báo cáo tổng kết hằng năm của Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án đều nhận định số lượng các vụ án cũng như bị can về các tội XPTTQLKT không tăng đột biến nhưng phương thức, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm xảy ra phổ biến, nghiêm trọng trên các lĩnh vực, các ngành, nhất là những ngành và lĩnh vực trọng điểm. Thực tế đó đã ảnh hưởng không nhỏ đến trật tự quản lý kinh tế của đất nước, là rào cản tới sự ổn định, phát triển của nền KTTT định hướng xã hội chủ nghĩa. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình hình tội phạm về kinh tế nói chung, tội XPTTQLKT nói riêng như do công tác quản lý của các cơ quan chức năng, cơ chế quản lý, chính sách kinh tế của Nhà nước còn sơ hở, thiếu sót. Công tác đấu tranh, xử lý tội phạm XPTTQLKT còn nhiều khó khăn, hiệu quả chưa cao. Sự phối hợp giữa các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền còn hạn chế, chưa phát huy được sức mạnh tổng hợp trong phòng ngừa, đấu tranh, xử lý… Đặc biệt, trong giải quyết một số vụ án XPTTQLKT giữa các cơ quan tiến hành tố tụng còn mâu thuẫn, lúng túng, không thống nhất về quan điểm khi định tội danh, khi xác định ranh giới giữa tội phạm với không phải là tội phạm, cũng như khi quyết định hình phạt. Về mặt lý luận, trong những năm qua PLHS đã liên tục được nghiên cứu, bổ sung và hoàn thiện cho phù hợp với chính sách hình sự của Nhà nước ta qua mỗi thời kỳ. Chính sách hình sự là quan điểm của Đảng và Nhà nước đối với việc đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm bằng nhiều biện pháp khác
  5. 2 nhau, trong đó biện pháp PLHS là cốt lõi nhằm đảm bảo an ninh chính trị và trật tự, an toàn xã hội. Hoàn thiện chính sách hình sự nói chung, chính sách PLHS nói riêng là quá trình diễn ra song song hai xu hướng TPH, HSH, và PTPH, PHSH. Vì vậy, TPH, HSH, và PTPH, PHSH hành vi XPTTQLKT là những biện pháp thực hiện chính sách hình sự của Nhà nước đối với tội phạm kinh tế, nội dung thể hiện quan điểm thu hẹp hay mở rộng phạm vi xử lý hình sự thông qua hoạt động lập pháp. Giai đoạn hiện nay, tình hình tội phạm kinh tế đang tiếp tục có nhiều biến động phức tạp do những thay đổi về điều kiện khách quan của kinh tế - xã hội. Thực tiễn cho thấy trong quá trình phát triển kinh tế, lợi dụng chính sách khuyến khích sự năng động, sáng tạo của các chủ thể tham gia các quan hệ kinh tế nên xuất hiện một số hành vi vi phạm pháp luật, thể hiện tính nguy hiểm rất lớn cho xã hội, có nơi, có lúc diễn biến nghiêm trọng nhưng chưa được quy định trong BLHS là tội phạm. Ngược lại, cũng từ hoạt động thực tiễn của các cơ quan tiến hành tố tụng cho thấy, một số hành vi không còn mang tính nguy hiểm cho xã hội đến mức đáng kể, không còn phù hợp trong điều kiện nền KTTT hiện nay, thể hiện nhiều năm qua rất ít xảy ra, thậm chí chúng ta không xử lý về hình sự nên cần được nghiên cứu để PTPH. Hệ thống hình phạt quy định trong các tội XPTTQLKT nói chung đã nghiêm khắc và đáp ứng được mục đích trừng trị, giáo dục người phạm tội. Tuy nhiên quy định về hình phạt trong một số tội phạm cụ thể còn mâu thuẫn với phần chung. Mức chế tài quy định trong một số điều luật cụ thể còn thể hiện sự bất hợp lý khi so sánh trong mối tương quan chung, chưa tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Trước sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế đất nước, đặc biệt kể từ sau sự kiện Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại Thế giới đã mở ra cho chúng ta những thời cơ, thuận lợi để phát triển. Tuy nhiên, thách thức, khó khăn và những hệ quả tiêu cực kéo theo là không nhỏ. Dự báo tình hình tội phạm nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng trong thời gian tới còn tiếp tục tăng, phương thức thủ đoạn ngày càng tinh vi và gây khó khăn hơn trong điều tra, xử lý tội phạm. Giai đoạn hiện nay Đảng và Nhà nước ta đang tiếp
  6. 3 tục công cuộc cải cách tư pháp, cải cách hành chính nhằm xây dựng Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN. Một trong những yêu cầu đặt ra đối với công tác tư pháp được đề cập tại Nghị quyết số 08 Bộ Chính trị là: Công tác tư pháp phải ngăn ngừa có hiệu quả và xử lý kịp thời, nghiêm minh các loại tội phạm hình sự, bảo vệ trật tự, kỷ cương; bảo đảm và tôn trọng quyền dân chủ, quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức và công dân. Chính vì vậy, đẩy mạnh xây dựng pháp luật, giải thích, hướng dẫn, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là những công việc hết sức cần thiết. Nghị quyết số 49 - NQ/TW ngày 2 tháng 6 năm 2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 cũng đề ra một trong những phương hướng quan trọng, đó là hoàn thiện chính sách PLHS phù hợp với nền KTTT định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN Việt Nam của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Trên cơ sở những định hướng lớn của Đảng và Nhà nước về đấu tranh phòng chống tội phạm, nghiên cứu quy định trong BLHS hiện hành, cũng như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của BLHS năm 2009 về các tội XPTTQLKT chúng tôi thấy còn những khoảng trống, bất cập về lý luận. Vì vậy, nghiên cứu chính sách hình sự, lý luận về TPH, PTPH; HSH, PHSH trong mối quan hệ với chính sách hình sự; nghiên cứu thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT; nghiên cứu quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về phát triển kinh tế trong thời gian tới, từ đó xác định cơ sở, yêu cầu, đề xuất phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH góp phần hoàn thiện các quy định của PLHS về các tội XPTTQLKT là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, góp phần hoàn thiện chính sách hình sự. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả chọn vấn đề: “Tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận án. 2. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chính sách hình sự, trong đó có vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH là nội dung được nhiều nhà nghiên cứu lý luận trong và ngoài nước đề cập. Tội phạm kinh tế nói chung, tội phạm XPTTQLKT nói riêng luôn là vấn đề mang tính thời sự xuất phát từ tính “động” của nền kinh tế. Đặc biệt là tình hình
  7. 4 kinh tế - xã hội nước ta những năm qua với nhiều bước ngoặt lớn trong quan điểm về chính sách của Nhà nước càng làm cho lĩnh vực này luôn được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà lý luận cũng như thực tiễn. Vì vậy, những công trình nghiên cứu về chính sách hình sự, về tội phạm kinh tế nói chung khá nhiều, có thể ở góc độ LHS hoặc tội phạm học. Tác giả sắp xếp theo từng nhóm loại công trình có liên quan đến luận án như sau: - Thứ nhất, các công trình nghiên cứu về chính sách hình sự, về các tội XPTTQLKT dưới dạng tài liệu chuyên khảo, tham khảo, giáo trình, bình luận khoa học. Đây là những tài liệu mang tính chất phổ biến cung cấp những tri thức lý luận cơ bản nhất liên quan đến đề tài tác giả nghiên cứu. Có thể kể đến một số tài liệu cụ thể như: Một số công trình của các nhà nghiên cứu Xô Viết trước đây như: “Luật Hình sự và Xã hội học”, NXB Sách pháp lý, Matxcơva năm 1970 của tác giả Ghersengiôn A.A; “Tội phạm học và chính sách hình sự”, NXB Trường Đại học Tổng hợp Xvertlôv năm 1980 của Kôvalev M.I và Vôrônhin Iu.A; “Những vấn đề xã hội học của Luật Hình sự”, NXB Khoa học, Matxcơva năm 1983 của Babaev M.M; “Các căn cứ của điều cấm về hình sự”, NXB Khoa học, Matxcơva năm 1978 của Kuđriavtxev... Những năm gần đây, vấn đề này tiếp tục được nghiên cứu ở các góc độ khác nhau. Chẳng hạn công trình: “Chính sách hình sự và tình trạng phạm tội: Những vấn đề và các con đường giải quyết”, NXB Kiến thức, Matxcơva năm 1991 của Traađaev X.G; “Nhiệm vụ của chính sách hình sự. Tội phạm - hiện tượng xã hội tiêu cực” Matxcơva, Nxb Infra - M, 2008 của Franz Von Listz; “Luật Hình sự Nga. Phần Chung” Matxcơva, năm 2005 do tác giả L.L. Kruglikov làm chủ biên... Các công trình này nghiên cứu về chính sách hình sự dưới những góc độ khác nhau như luật hình sự, tội phạm học, hoặc xã hội học. Vì vậy các tác giả đã thể hiện những quan điểm khác nhau về chính sách hình sự, về mối tương quan giữa chính sách hình sự với chính sách xã hội, chính sách phòng ngừa tội phạm... Đặc biệt, vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH - biện pháp để thực hiện chính sách hình sự được nghiên cứu trong một số công trình như: “Luật hình sự liên bang nga. Tập bài giảng. Hai tập, Tập 1, Phần Chung”,
  8. 5 Máxcơva, 2004 của tác giả Na-u-mốp A.V bàn về khái niệm tội phạm hoá, phi tội phạm hoá; cơ sở của hình sự hoá; “Căn cứ của biện pháp cấm mang tính chất pháp lí hình sự: Tội phạm hoá và phi tội phạm hoá” của tác giả A.M. Iakôvlép; “Xu hướng chính sách hình sự của Nga thời kì hậu Xô Viết”, Tóm tắt luận án tiến sỹ luật học. Cheliabinsk, 2005 của tác giả Nhe-đốt-kô IU.V; “Quan niệm về mô hình hoá pháp luật hình sự trong lĩnh vực kinh tế” của Trung tâm nghiên cứu kinh tế và pháp luật, (trên cơ sở Uỷ thác của tổng thống Liên bang Nga, Uỷ thác số 3169 ngày 28.11.2009), phân tích cơ sở của việc tội phạm hoá nói chung, tội phạm hoá trong lĩnh vực kinh tế nói riêng và nêu ra các nguyên tắc tội phạm hoá trong lĩnh vực quan hệ kinh tế...Có thể nói đây là những công trình nghiên cứu lý luận về TPH, PTPH; HSH, PHSH trong lĩnh vực kinh tế của các nhà nghiên cứu nước ngoài làm cơ sở để tác giả tiếp cận, kế thừa trong luận án. Một số công trình của các nhà nghiên cứu trong nước như: Sách chuyên khảo: “Tội phạm học, Luật hình sự và Luật Tố tụng hình sự Việt Nam” của Viện Nghiên cứu Nhà nước và Pháp luật do TS Đào Trí Úc chủ biên, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 1995, từ trang 109 đến trang 119 về chính sách hình sự, trong đó tác giả phân tích TPH, PTPH; HSH, PHSH - những biện pháp để thực hiện chính sách hình sự; Sách chuyên khảo: “Một số vấn đề cơ bản về chính sách hình sự dưới ánh sáng Nghị quyết Đại hội IX của Đảng” của PGS.TS Hồ Trọng Ngũ, NXB Chính trị Quốc gia, năm 2002. Tác giả công trình nghiên cứu về chính sách hình sự trên quy mô rộng, trong đó phân tích quan điểm của Đảng và Nhà nước theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IX đối với các tội phạm về kinh tế ở mức độ khái quát; Sách chuyên khảo Sau đại học: “Những vấn đề cơ bản trong khoa học Luật Hình sự” của PGS.TSKH Lê Văn Cảm, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, năm 2005, từ trang 25 đến trang 140 tác giả nghiên cứu về Chính sách hình sự trong đó có phân tích nội dung của quá trình TPH, PTPH; HSH, PHSH; Sách chuyên khảo: “Chính sách hình sự trong thời kỳ đổi mới ở Việt Nam” do TS. Phạm Văn Lợi chủ biên, NXB Tư Pháp, năm 2007. Đây là cuốn
  9. 6 sách nghiên cứu về chính sách hình sự, là tư liệu có giá trị khoa học và thực tiễn, khắc họa những vấn đề lý luận cơ bản cho việc hoạch định chính sách pháp luật và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm trên thực tế trong giai đoạn tới. Chuyên đề “Luật Hình sự của một số nước trên thế giới”, năm 1998 và Chuyên đề “Những vấn đề cơ bản về pháp luật hình sự của một số nước trên thế giới”, năm 2002 - tập thể tác giả, Bộ Tư pháp đã cung cấp thông tin về luật hình sự của một số nước trên thế giới trong đó có tội phạm kinh tế. Đây là cơ sở để tác giả nghiên cứu, đối chiếu, so sánh với luật pháp hình sự Việt Nam về tội phạm kinh tế nói chung, tội XPTTQLKT nói riêng. Ngoài ra, các tài liệu liên quan đến luận án còn là hệ thống giáo trình, sách tham khảo, chuyên khảo, bình luận khoa học Bộ luật Hình sự đề cập đến tội phạm kinh tế nói chung, tội XPTTQLKT nói riêng như: Giáo trình LHS Việt Nam năm 2010 của Trường Đại học Luật Hà Nội; Giáo trình LHS Việt Nam năm 2003 của Trung tâm đào tạo từ xa Trường Đại học Huế; Giáo trình LHS Việt Nam của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội; Giáo trình LHS của Học viện Cảnh sát nhân dân…Trong tất cả các giáo trình này đều dành những chương viết về các tội XPTTQLKT trên cơ sở phân tích dấu hiệu pháp lý đặc trưng, yếu tố CTTP cụ thể ở mức độ khái quát; Sách tham khảo dành cho bậc đào tạo Sau Đại học của Trường Đại học Luật Hà Nội “Luật hình sự Việt Nam. Những vấn đề lý luận và thực tiễn” NXB Công an nhân dân, năm 1997, có bài “Hoàn thiện các quy định của LHS về các tội phạm kinh tế trong điều kiện hiện nay” của TS Trần Văn Độ nghiên cứu chuyên sâu về tội phạm kinh tế và tập trung phân tích cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn để sửa đổi, bổ sung BLHS 1985 về các tội phạm kinh tế; Sách “Bình luận khoa học BLHS Việt Nam năm 1999” của Viện Nghiên cứu Khoa học Pháp lý, Bộ Tư pháp, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, năm 2008 do tập thể tác giả biên soạn đã đề cập tới các tội XPTTQLKT tại Chương 16. Đây là công trình nghiên cứu về cấu thành các tội phạm cụ thể mang tính chất chuyên sâu dưới góc độ khoa học LHS, phân tích từng tội danh với những yếu tố cấu thành về khách thể, mặt khách quan, chủ thể và
  10. 7 mặt chủ quan của tội phạm. Hoặc “Bình luận chuyên sâu (tập VI)” của tác giả Đinh Văn Quế, NXB TP. HCM, năm 2004. Ngoài việc phân tích dấu hiệu pháp lý các tội XPTTQLKT, lịch sử lập pháp của từng tội danh, tác giả của công trình đã đưa ra, phân tích lý luận gắn với những ví dụ thực tế sinh động; Sách chuyên khảo: “Tội phạm kinh tế thời mở cửa” do PGS.TS Nguyễn Xuân Yêm, PGS.TS Nguyễn Hòa Bình làm chủ biên, NXB Công an nhân dân, năm 2003. Đây là cuốn sách chuyên khảo viết về tội phạm kinh tế và công tác đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế (theo nghĩa rộng) trong điều kiện đất nước hội nhập. Tuy nhiên các tác giả nghiên cứu về tội phạm kinh tế dưới góc độ tội phạm học. Vì vậy, những nội dung chính được đề cập trong cuốn sách này là tình hình, nguyên nhân và kết quả đấu tranh, phương hướng và các giải pháp đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế trong các ngành, lĩnh vực kinh tế trọng điểm; vai trò của cơ quan Công an và các cơ quan bảo vệ pháp luật, các doanh nghiệp trong đấu tranh phòng chống tội phạm kinh tế. - Thứ hai, là các công trình nghiên cứu thể hiện qua hệ thống các luận án tiến sĩ. Đây là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học trên cả phương diện lý luận và thực tiễn. Một số công trình liên quan đến đề tài như: Luận án Tiến sĩ của tác giả Bùi Minh Thanh: “Vi phạm pháp luật và đấu tranh chống vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế ở Việt Nam hiện nay” (năm 2003). Đây là luận án tiến sĩ nghiên cứu về vi phạm pháp luật trong lĩnh vực kinh tế nói chung. Các tội XPTTQLKT được tác giả nghiên cứu ở mối liên hệ chung với tội phạm kinh tế, các vi phạm pháp luật kinh tế khác. Đồng thời tác giả tiếp cận nghiên cứu dưới góc độ Lý luận chung về Nhà nước và pháp luật nên không nghiên cứu sâu ở góc độ LHS; Luận án tiến sĩ của tác giả Phạm Thư: “Chính sách hình sự và việc thực hiện chính sách hình sự ở nước ta” (năm 2004) nghiên cứu vấn đề lý luận về chính sách hình sự, chính sách về tội phạm và hình phạt, nghiên cứu về chính sách tổ chức đấu tranh phòng ngừa chống tội phạm. Chính sách về tội phạm và hình phạt đối với các tội XPTTQLKT chỉ được tác giả đề cập rất khái quát trong tổng thể các tội phạm của BLHS 1999;
  11. 8 Luận án Tiến sĩ của tác giả Mai Thế Bày: “Đấu tranh phòng chống các tội XPTTQLKT” (năm 2006). Đây là đề tài nghiên cứu về các tội XPTTQLKT dưới góc độ tội phạm học. Vì vậy nội dung luận án là phân tích thực trạng, nguyên nhân và đưa ra các giải pháp phòng chống đối với những hành vi XPTTQLKT; Luận án tiến sĩ của tác giả Nguyễn Văn Nam: “TNHS đối với các tội XPTTQLKT trong LHS Việt Nam” (năm 2007). Đây là đề tài nghiên cứu TNHS đối với các tội XPTTQLKT, tác giả nghiên cứu quy định của PLHS về các tội XPTTQLKT và thực tiễn xét xử nhóm tội phạm này tại Việt Nam từ năm 2000 đến 2005. Gần với hướng và nội dung nghiên cứu của đề tài nhất, song mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của tác giả không trùng lắp với luận án này. - Thứ ba, các công trình nghiên cứu thể hiện qua những bài viết trên các Tạp chí chuyên ngành, Hội nghị, Hội thảo. Đây là nguồn tài liệu phong phú nhất. Những công trình nghiên cứu này chủ yếu được đăng tải trên các tạp chí chuyên ngành luật có uy tín như Tạp chí Tòa án, Tạp chí Luật học, Tạp chí Khoa học pháp lý, tạp chí Nhà nước và Pháp luật, Tạp chí Dân chủ pháp luật, Tạp chí Kiểm sát, Tạp chí Công an nhân dân…Có thể kể ra một vài công trình ở dạng này như: - Tội phạm kinh tế và vấn đề đấu tranh với nó trong nền kinh tế thị trường ở nước ta. PGS.TS Phạm Hồng Hải, Tạp chí Luật học, số 6/1996. - Một số suy nghĩ về tội cố ý làm trái quy định của nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng, PGS.TS Trần Văn Độ, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2004. - Các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế và sự cần thiết phải hoàn thiện cơ chế đấu tranh chống tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Th.sĩ Mai Bộ, Tạp chí Toà án nhân dân số 7/2004. - Thực trạng xét xử các vụ án về các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế, Đinh Văn Quế, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 24/2004.
  12. 9 - Hình phạt áp dụng cho các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Những vướng mắc và giải pháp hoàn thiện, TS. Dương Tuyết Miên, Tạp chí Tòa án nhân dân số 19/2004. - Về vấn đề “HSH các quan hệ kinh tế, dân sự trong thực tiễn pháp lý ở nước ta hiện nay”, Hồ Trọng Ngũ, Tạp chí Công an nhân dân, số 2/2004. - Trách nhiệm hình sự đối với hành vi sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm, Th.sĩ Mai Bộ, Tòa án Quân sự Trung ương, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 22/2006. - Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và vấn đề truy tố đối với các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ ở Việt Nam, Th.s Trần Đại Thắng, Tạp chí Tòa án nhân dân, số 23/2006. - Những đặc điểm pháp lý và chính sách xử lý đối với tội phạm XPTTQLKT quy định trong BLHS 1999, Mai Thế Bày, Tạp chí Kiểm sát, số 1/2007. - Bàn về các quy định của BLHS về các tội XPTTQLKT và những vấn đề cần hoàn thiện, Th.s Nguyễn Văn Trượng, Tòa án Quân sự Trung ương, Tạp chí Kiểm sát, số 11, tháng 6/2008. - Cần sửa đổi, bổ sung các tội XPTTQLKT cho phù hơp với thực tiễn xét xử, Đinh Văn Quế, Chánh tòa Hình sự, TANDTC, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 2 tháng 1/2009. - Cần hoàn thiện quy định của BLHS về tình tiết định khung và hình phạt đối với nhóm tội phạm XPTTQLKT, Th.s Nguyễn Văn Trượng, Tòa án Quân sự Trung ương, Tạp chí Tòa án nhân dân, kỳ 1, tháng 3/2009. - Cơ sở thực tiễn của việc quy định trách nhiệm hình sự của tổ chức, pháp nhân. PGS.TS Trần Văn Độ, Tạp chí Khoa học pháp lý, số 2/2011... Nhìn chung đây là những công trình nghiên cứu tội phạm cụ thể (chủ yếu thể hiện nội dung lý luận, sau đó phân tích lý luận kết hợp thực tiễn, chỉ ra bất cập và giải pháp hoàn thiện luật); hoặc nghiên cứu về TNHS, hình phạt đối với các tội XPTTQLKT. Một số bài viết nghiên cứu về tội phạm kinh tế dưới góc độ tội phạm học thể hiện qua việc phân tích tình hình tội phạm, xác định nguyên nhân và đề xuất hướng phòng ngừa, đấu tranh.
  13. 10 Như vậy, hiện nay các công trình khoa học nghiên cứu về chính sách hình sự nói chung, về các tội XPTTQLKT ở các góc độ khác nhau khá nhiều. Quy định về tội phạm kinh tế luôn thể hiện tính thích ứng, phù hợp giữa sự phát triển, tác động của kinh tế xã hội đối với pháp luật hình sự ở những giai đoạn, những thời điểm nhất định. Chính vì vậy, mặc dù đã có nhiều công trình, đề tài nghiên cứu về vấn đề này, song vẫn còn những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, nhất là khi Việt Nam đang và sẽ có những bước chuyển mình quan trọng về kinh tế trong thời gian tới đây. Quá trình thu thập, sưu tầm, nghiên cứu tài liệu để hoàn thiện đề tài, tác giả nhận thấy hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu: Trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, luận án làm rõ lý luận cơ bản về TPH, PTPH; HSH, PHSH, phân tích thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT, từ đó đề xuất phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT, góp phần hoàn thiện quy định của BLHS hiện hành. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, đề tài tập trung nghiên cứu những nội dung cơ bản sau: - Lý luận cơ bản về chính sách hình sự, trong đó tập trung nghiên cứu vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH. - Thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam, trong đó tập trung nghiên cứu nội dung này trong BLHS hiện hành. - Kết quả TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thể hiện trong thực tiễn áp dụng PLHS thời gian qua. - Những vướng mắc, bất cập trong quy định và áp dụng pháp luật hình sự đối với hành vi XPTTQLKT.
  14. 11 - Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế trong điều kiện hội nhập quốc tế và yêu cầu, phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thời gian tới góp phần hoàn thiện PLHS. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu lý luận và thực tiễn TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong PLHS Việt Nam. 4.2 Phạm vi nghiên cứu: - Về nội dung: Dưới góc độ chuyên ngành luật hình sự, đề tài nghiên cứu lý luận về TPH, PTPH; HSH, PHSH; thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT qua các giai đoạn lập pháp hình sự và kết quả hoạt động này trong áp dụng PLHS; quan điểm, phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong thời gian tới. - Về thời gian: Thời gian khảo sát thực tiễn của đề tài là từ năm 2000 đến năm 2010. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận và phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng Hồ Chí Minh về Nhà nước và Pháp luật, những quan điểm của Đảng và Nhà nước ta thể hiện trong Chính sách hình sự về đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung, tội phạm kinh tế nói riêng qua các thời kỳ phát triển khác nhau của đất nước. Trên cơ sở các tài liệu tham khảo, số liệu về các tội XPTTQLKT của Cơ quan Công an, Viện Kiểm sát, Tòa án cung cấp, tác giả sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích, tổng hợp, lịch sử, thống kê, so sánh, khảo sát thực tiễn… 6. Những đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận án - Đây là luận án Tiến sĩ đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống, toàn diện và chuyên sâu về vấn đề TPH, PTPH; HSH, PHSH những hành vi XPTTQLKT trong khoa học Luật hình sự Việt Nam. Cụ thể là: + Trên cơ sở nhận thức về chính sách hình sự, luận án phân tích nội dung TPH, PTPH; HSH, PHSH trong mối liên hệ với chính sách hình sự và khẳng định đây là những biện pháp đầu tiên có ý nghĩa quyết định các biện
  15. 12 pháp khác để thực hiện chính sách hình sự, là sự thể hiện chính sách hình sự thông qua con đường lập pháp. + Luận án phân tích, làm rõ được thực trạng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT thể hiện qua lịch sử lập pháp đối với các tội phạm kinh tế trong PLHS Việt Nam (từ BLHS 1985 trở về trước), tội phạm XPTTQLKT (từ BLHS 1999 đến nay). + Luận án phân tích kết quả của TPH, PTPH; HSH, PHSH thông qua việc đánh giá thực tiễn áp dụng PLHS đối với hành vi XPTTQLKT trong thời gian từ năm 2000 đến năm 2010, chỉ ra những bất cập trong lập pháp, trong áp dụng pháp luật khi xác định hành vi phạm tội cũng như hệ thống chế tài đối với những hành vi này. + Trên nền tảng chính sách phát triển kinh tế và yêu cầu đấu tranh phòng chống tội phạm XPTTQLKT trong giai đoạn tới của Đảng và Nhà nước ta, luận án xác định cơ sở, yêu cầu và phương hướng TPH, PTPH; HSH, PHSH hành vi XPTTQLKT nhằm hoàn thiện PLHS về các tội XPTTQLKT. - Với những đóng góp mới về mặt khoa học như trên, luận án có ý nghĩa nhất định trong nghiên cứu lý luận cũng như hoạt động thực tiễn. Về lý luận, kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu chuyên sâu, tài liệu tham khảo về các tội XPTTQLKT trong LHS Việt Nam. Về thực tiễn, kết quả nghiên cứu của luận án với những phân tích, nhận định đưa ra có thể giúp các nhà lập pháp tham khảo trong quá trình hoàn thiện PLHS nói chung, hoàn thiện các tội XPTTQLKT nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm 3 chương: Chương 1. Lý luận cơ bản về tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương 2. Thực trạng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế. Chương 3. Quan điểm và phương hướng tội phạm hóa, phi tội phạm hóa; hình sự hóa, phi hình sự hóa hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế.
  16. 13 CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TỘI PHẠM HÓA, PHI TỘI PHẠM HÓA; HÌNH SỰ HÓA, PHI HÌNH SỰ HÓA HÀNH VI XÂM PHẠM TRẬT TỰ QUẢN LÝ KINH TẾ 1.1 Tội phạm hoá, phi tội phạm hoá; hình sự hoá, phi hình sự hoá - những biện pháp để thực hiện chính sách hình sự 1.1.1 Nhận thức về chính sách hình sự Trong hầu hết các ngôn ngữ, chính sách luôn đồng nghĩa với chính trị. Xét dưới góc độ ngôn ngữ, chính trị và chính sách là những từ có nghĩa rất gần nhau, đều có chung một gốc “chính” để chỉ sự đúng đắn, sáng suốt. Chính sách nói chung được hiểu là sách lược để thực hiện mục đích chính trị, đường lối chính trị là sách lược chính trị. Chính sách trước hết là chính trị. Chính sách bao giờ cũng mang tính mục tiêu chiến lược, sách lược của những người, những lực lượng đề xướng, phản ánh tập trung quyền lợi giai cấp, đồng thời phản ánh điều kiện, hoàn cảnh lịch sử cụ thể khi đề ra nó. Trong Tiếng Việt, chính trị và chính sách là hai khái niệm tuy rất gần nhau nhưng không phải lúc nào cũng đồng nghĩa với nhau. Theo Đại từ điển Tiếng Việt, chính trị là “những vấn đề về điều hành bộ máy nhà nước hoặc những hoạt động của giai cấp, chính đảng nhằm giành hoặc duy trì quyền điều hành Nhà nước…” [116, tr. 369]. Còn theo Từ điển Luật học, “chính trị là toàn bộ những hoạt động liên quan đến các mối quan hệ giữa các giai cấp, giữa các dân tộc, các tầng lớp xã hội mà cốt lõi của nó là vấn đề giành chính quyền, duy trì và sử dụng quyền lực nhà nước, sự tham gia vào công việc của Nhà nước; sự xác định hình thức tổ chức, nhiệm vụ, nội dung hoạt động của Nhà nước. Chính trị liên quan đến quyền lợi của giai cấp và Nhà nước…Trong điều kiện xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, chính trị trước hết là bảo đảm vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản, hiệu lực quản lý của Nhà nước, quyền làm chủ của nhân dân lao động trên tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [26, tr.141]. Còn chính sách là “chủ trương và các biện
  17. 14 pháp của một đảng phái, một chính phủ trong các lĩnh vực chính trị - xã hội…” [116, tr. 368]. Kể từ khi giành được chính quyền, Đảng và Nhà nước ta luôn coi pháp luật là một công cụ sắc bén trong xây dựng và bảo vệ đất nước, bảo vệ và củng cố các quan hệ xã hội. Toàn bộ công tác xây dựng pháp luật, áp dụng và thi hành pháp luật cũng như giáo dục, tuyên truyền pháp luật đều được tiến hành trên cơ sở đường lối, chính sách của Đảng. Đường lối đó thể hiện ý chí của giai cấp công nhân và nhân dân lao động. Nhiệm vụ xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền ở nước ta hiện nay được tiến hành trước hết trên nền tảng chính sách pháp luật phù hợp. Vì vậy, chính sách pháp luật được hiểu là tổng thể các đường hướng, các hình thức, nhiệm vụ, nội dung và mục đích hoạt động của Nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện và sử dụng pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội. Nói cách khác, đó là tổng thể những quan niệm, quan điểm của Đảng cầm quyền về việc xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện pháp luật trong thực tiễn để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Các quan hệ xã hội mà pháp luật điều chỉnh tồn tại trên từng lĩnh vực cụ thể và tương ứng với mỗi lĩnh vực là một chính sách pháp luật phù hợp như chính sách pháp luật trên lĩnh vực dân sự; chính sách pháp luật trên lĩnh vực hành chính nhà nước; chính sách pháp luật trên lĩnh vực kinh tế tài chính, tín dụng, ngân hàng, chứng khoán; chính sách pháp luật trên lĩnh vực đấu tranh phòng ngừa và chống tội phạm... Trong từng giai đoạn phát triển của đất nước, với tư cách là một bộ phận hợp thành không thể thiếu của chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung, chính sách pháp luật có nội hàm là tổng hợp những nguyên tắc, đường hướng cơ bản về xây dựng, hoàn thiện và sử dụng pháp luật, được hoạch định nhằm tạo lập cơ sở đúng đắn cho việc xây dựng và sử dụng một cách có hiệu quả các khả năng điều chỉnh của pháp luật, xác định một cách khoa học mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan pháp luật, xây dựng ý thức pháp luật cho cộng đồng. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định chính sách pháp luật, xây dựng và hoàn thiện các chế định, các
  18. 15 thiết chế tổ chức pháp lý. Hệ thống pháp luật không ngừng được hoàn thiện, ngày càng trở thành công cụ quan trọng để Nhà nước quản lý xã hội. Lý luận về chính sách hình sự là lý luận về sự kết hợp những nhân tố chính trị vào trong các biện pháp pháp luật để đảm bảo tính hệ thống, sự nhất quán của cơ chế bảo vệ và điều chỉnh bằng pháp luật các mối quan hệ xã hội trong lĩnh vực đấu tranh phòng chống tội phạm, bảo đảm phù hợp với bản chất và mục đích của Nhà nước. Khái niệm chính sách hình sự đã được sử dụng từ rất lâu, vào khoảng năm 1800 [119, tr. 862]. Đây là vấn đề luôn được các Đảng cầm quyền, các Nhà nước với chế độ chính trị, xã hội khác nhau quan tâm. Đảng cầm quyền khi đề ra các chính sách, đường lối của mình trước hết phải xuất phát từ lợi ích của giai cấp mà Đảng đó là hạt nhân lãnh đạo. Mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng từ trước đến nay về lý luận vẫn chưa có nhận thức chung thống nhất về khái niệm chính sách hình sự cũng như chưa có tiếng nói chung về nội hàm của nó. Ở Liên Xô trước đây đã có nhiều công trình nghiên cứu chính sách hình sự dưới các góc độ như: chính trị học, xã hội học pháp luật, LHS, tội phạm học… Ngày 26/3/1928, Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Liên Xô đã ban hành Nghị quyết “Về chính sách hình sự và thực trạng của nó trong thi hành án hình sự” [103, tr. 320]. Mặc dù nghị quyết không đưa ra khái niệm và nội hàm của chính sách hình sự nhưng bước đầu đã đề ra những định hướng cơ bản liên quan đến việc thực hiện chính sách hình sự trong thi hành án hình sự, đặt nền tảng quan trọng cho việc nghiên cứu vấn đề. Tuy nhiên, trong một khoảng thời gian dài, vấn đề chính sách hình sự không được quan tâm nghiên cứu. Mãi tới thập kỷ 60, nhiều công trình nghiên cứu về chính sách hình sự của giới khoa học pháp lý hình sự và tội phạm học Xô Viết mới xuất hiện rộng rãi. Quan điểm về chính sách hình sự được thể hiện ở các góc độ khác nhau. Có quan điểm cho rằng: Chính sách hình sự bao gồm không chỉ những biện pháp chuyên ngành (pháp lý hình sự, tố tụng hình sự, tội phạm học, thi hành án hình sự, điều tra hình sự) mà còn là những biện pháp mang tính xã hội (về kinh tế, tư tưởng, y học…) [118, tr. 179]; Hoặc coi chính sách hình sự là phương hướng hoạt động của Đảng và Nhà nước trong việc thực hiện các
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2