Luận án Tiến sĩ Luật học: Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay
lượt xem 8
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về XTDL và lý luận pháp luật về XTDL, đánh giá thực trạng XTDL của thương nhân kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm đề xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về XTDL cũng như việc tổ chức hiệu quả hoạt động đó của thương nhân.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Luật học: Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI CHÂU VŨ XÚC TIẾN DU LỊCH THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Luật Kinh tế Mã số: 9.38.01.07 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Lê Mai Thanh 2. TS. Phạm Thị Thúy Nga Hà Nội, năm 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Châu Vũ
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN.................... 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu............................................................................10 1.2. Những vấn đề đặt ra cần nghiên cứu đối với đề tài luận án.................................. 26 Kết luận Chương 1................................................................................................ 30 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH VÀ LÝ LUẬN PHÁP LUẬT VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH.................................................................. 31 2.1. Lý luận về xúc tiến du lịch.................................................................................... 31 2.2. Lý luận pháp luật về xúc tiến du lịch.................................................................... 51 Kết luận Chương 2................................................................................................ 69 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ XÚC TIẾN DU LỊCH CỦA CÁC THƯƠNG NHÂN VÀ THỰC TIỄN THỰC HIỆN.................. 70 3.1. Thực trạng pháp luật về khuyến mại du lịch của các thương nhân và thực tiễn thực hiện....................................................................................................................... 70 3.2. Thực trạng pháp luật về quảng cáo du lịch của các thương nhân và thực tiễn thực hiện....................................................................................................................... 79 3.3. Thực trạng pháp luật về giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch, hội chợ, triển lãm du lịch của các thương nhân và thực tiễn thực hiện..................................................... 94 3.4. Thực trạng pháp luật bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong xúc tiến du lịch của các thương nhân và thực tiễn thực hiện.............. 104 Kết luận Chương........................................................................................................ 116 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT XÚC TIẾN DU LỊCH TẠI VIỆT NAM 117 4.1. Phương hướng hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả xúc tiến du lịch của các thương nhân........................................................................................................... 117 4.2. Giải pháp cụ thể nhằm hoàn thiện pháp luật và tổ chức triển khai xúc tiến du lịch của các thương nhân tại Việt Nam........................................................................ 128 Kết luận Chương 4................................................................................................ 148 KẾT LUẬN................................................................................................................. 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ......................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................153
- DANH MỤC VIẾT TẮT ASEAN Association of South East Asian Nations (Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á) CRM Customer Relationship Management (Quản trị mối quan hệ khách hàng) KMDL Khuyến mại du lịch QCDL Quảng cáo du lịch PR Public Relations (Quan hệ công chúng) UNWTO World Tourism Organization (Tổ chức du lịch thế giới) TAB Hội đồng Tư vấn du lịch XTDL Xúc tiến du lịch XTTM Xúc tiến thương mại
- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Du lịch có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế - xã hội, đã trở thành một trong những ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng cho tăng trưởng và phát triển kinh tế trong quá trình hội nhập, công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Theo Tổ chức Du lịch thế giới, du lịch là trụ cột của nền kinh tế nhiều quốc gia và là cứu cánh cho hàng triệu người trên thế giới. Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới, du lịch Việt Nam có một vị trí đặc biệt quan trọng, nó góp phần vào việc thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế của đất nước. Trước khi xảy ra đại dịch COVID-19, ngành du lịch Việt Nam đã có bước tăng trưởng vượt bậc, trung bình 22,7%/năm trong giai đoạn 2015-2019. Năm 2019, toàn ngành đón trên 18 triệu lượt khách du lịch quốc tế, 85 triệu lượt khách du lịch nội địa; đóng góp trên 9,2% vào GDP và từng bước khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn (tỷ lệ đóng góp vào GDP năm 2015 là 6,3%). Du lịch Việt Nam đạt được nhiều giải thưởng danh giá do các tổ chức du lịch uy tín trên thế giới bình chọn đã khẳng định thương hiệu và chất lượng của du lịch Việt Nam trong khu vực và trên thế giới [107, tr.3]. Song, trong bối cảnh hợp tác và hội nhập quốc tế, những thách thức mà Việt Nam phải đối mặt là không nhỏ, đặc biệt cuộc khủng hoảng COVID-19 đã dẫn đến sự sụp đổ của du lịch quốc tế. Theo số liệu của Tổ chức Du lịch thế giới, ngành Du lịch thế giới thiệt hại khoảng 2,4 nghìn tỷ USD trong năm 2021; có 46 quốc gia, chiếm 21% điểm đến du lịch toàn cầu, phải đóng cửa hoàn toàn biên giới, dừng đón khách du lịch quốc tế và 55 quốc gia đóng cửa biên giới một phần. Lượng khách du lịch quốc tế giảm hơn 1 tỷ lượt, tương đương 73% so với năm 2020, trong đó ảnh hưởng nặng nề nhất là khu vực Đông Bắc Á, Đông Nam Á, Nam Á. Tỷ lệ thất nghiệp trong các ngành nghề liên quan đến du lịch cao gấp 4 lần so với các ngành nghề khác do việc đóng cửa các sân bay ở các quốc gia 1
- khác nhau để ngăn chặn sự lây lan của vi rút Corona. UNWTO cũng nhận định, du lịch toàn cầu phải mất 2,5 đến 4 năm để lấy lại đà tăng trưởng như năm 2019 [107]. Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng, phải đóng cửa biên giới ngay trong tháng 3/2020 khiến cho du lịch Việt Nam “đóng băng” trong đại dịch COVID-19. Trong 02 năm 2020, 2021, đại dịch COVID-19 tác động nặng nề tới toàn bộ đời sống, kinh tế - xã hội của Việt Nam. Hoạt động du lịch quốc tế phải tạm dừng hoàn toàn từ tháng 4/2020 đến tháng 11/2021. Hoạt động du lịch nội địa trải qua 4 lần gián đoạn tương ứng với 4 lần bùng phát dịch. Năm 2020, khách nội địa giảm 34%, tổng thu từ khách du lịch giảm 60% so với năm 2019. Năm 2021, khách du lịch nội địa đạt 40 triệu lượt, giảm 29% so với năm 2020. Năm 2022, lượng khách quốc tế đến Việt Nam đạt 3,66 triệu lượt người, gấp 23,3 lần so với năm 2021, nhưng vẫn giảm 79,7% so với năm 2019. Số lượng khách du lịch nội địa và quốc tế giảm mạnh, kéo theo doanh thu của các cơ sở lưu trú và lữ hành cũng sụt giảm nghiêm trọng; tổng thu từ khách du lịch đạt 180.000 tỷ đồng, giảm 42% so với cùng kỳ [108, tr.2]. Toàn ngành du lịch Việt Nam điêu đứng trước đại dịch. Hàng loạt doanh nghiệp ngừng hoạt động, sa thải hoặc cho nhân viên nghỉ việc, để cắt giảm tối đa chi phí, các khách sạn phải đóng cửa; các điểm du lịch hấp dẫn du khách bậc nhất Việt Nam trở nên vắng vẻ, đìu hiu. Các doanh nghiệp du lịch và lữ hành đối mặt với rất nhiều khó khăn chồng chất nhưng vẫn quyết tâm, nỗ lực tìm một hướng đi phù hợp mở đầu cho quá trình khôi phục lại nền kinh tế vốn hết sức nhạy cảm này. Do đó, đây là cơ hội rất lớn cho phát triển du lịch Việt Nam nói chung và việc xúc tiến, quảng bá du lịch nói riêng của các doanh nghiệp du lịch. Để đáp ứng nhu cầu cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, phục hồi kinh tế du lịch sau đại dịch COVID-19, các thương nhân, doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến các kỹ thuật thuyết phục khác nhau nhằm liên hệ với thị trường và công chúng để XTDL. Với hiệu quả đạt được trong tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội cung ứng dịch vụ, XTDL có khả năng mang lại lợi ích to lớn cho thương nhân, 2
- đồng thời có những ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích của đối thủ cạnh tranh và của người tiêu dùng. Pháp luật về XTDL là công cụ hữu hiệu của Nhà nước để ghi nhận quyền hoạt động XTDL của thương nhân, được thực hiện trong bối cảnh tự do thương mại, phục hồi phát triển kinh tế du lịch, là hàng rào pháp lý để ngăn chặn những ảnh hưởng tiêu cực của hoạt động này đối với cạnh tranh, đối với lợi ích của Nhà nước và cộng đồng. Có thể thấy, XTDL của thương nhân là các hành vi thương mại chuyên biệt của xúc tiến thương mại được điều chỉnh bởi Luật Thương mại ngày 14/6/2005, Luật Du lịch ngày 19/6/2017, ngoài ra còn được điều chỉnh bằng Luật Cạnh tranh ngày 12/6/2018, Luật Quảng cáo ngày 21/6/2012 và một số văn bản pháp luật khác có liên quan. Hoạt động này bao gồm nhiều hành vi thương mại như: Khuyến mại; quảng cáo; giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch; hội chợ và triển lãm du lịch… của các thương nhân nhằm khuyến khích, tuyên truyền, quảng bá và xâm nhập thị trường, thu hút khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch của họ. Thông qua hành vi thương mại XTDL của thương nhân, vừa thúc đẩy việc mua bán sản phẩm dịch vụ liên quan tới du lịch của thương nhân cho khách hàng trong và ngoài nước, góp phần tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy mạnh mẽ tiến trình phục hồi và phát triển du lịch, quảng bá hình ảnh thiên nhiên, cảnh vật và con người địa phương, đất nước Việt Nam, tạo thêm lực hấp dẫn đối với các du khách. Pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động XTDL của thương nhân từ ba góc độ: Tính thương mại của các hoạt động XTDL, tính cạnh tranh và yêu cầu bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Tuy nhiên, đứng dưới góc độ pháp lý, pháp luật điều chỉnh về XTDL đối với thương nhân còn nhiều bất cập, chưa theo kịp với các phương thức XTDL thời đại công nghệ số, chưa có quy định pháp luật điều chỉnh đối với các phương thức XTDL đa dạng phát sinh trong thực tiễn với các sản phẩm du lịch mới; còn sự chồng chéo, trùng lặp, thiếu rõ ràng trong các quy định pháp luật, còn nhiều quy định về khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ, hội chợ, triển 3
- lãm du lịch chưa đáp ứng đầy đủ yêu cầu của thực tiễn hoạt động du lịch, yêu cầu đảm bảo cạnh tranh lành mạnh và bảo vệ quyền lợi của người tiêu dùng. Pháp luật điều chỉnh về XTDL đối với thương nhân hiện hành thiếu sự thống nhất với pháp luật cạnh tranh, thiếu những quy định cần thiết để điều chỉnh kịp thời một số dịch vụ XTDL mới phát sinh trong nền kinh tế... Vì những lý do này, thực trạng thi hành pháp luật về XTDL cũng còn nhiều vấn đề vướng mắc, chưa đảm bảo toàn diện về yếu tố pháp lý để thực hiện các hoạt động XTDL của thương nhân, giúp du lịch Việt Nam vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay, cứu ngành du lịch, đặc biệt là các doanh nghiệp du lịch đang tổn thương nghiêm trọng, giảm bớt sự tan rã hệ thống đã được củng cố từ nhiều năm nay, từng bước phục hồi và tiếp tục phát triển trong bối cảnh mới. Để khai thác tiềm năng du lịch Việt Nam, cần loại bỏ những lý do cản trở từ pháp luật về XTDL. Vì vậy, việc nghiên cứu làm sáng tỏ nội dung của quyền hoạt động XTDL của thương nhân để trên cơ sở đó thể chế hoá kịp thời và đầy đủ những yêu cầu mà hoạt động XTDL đặt ra có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Các công trình đã công bố tập trung nghiên cứu về XTDL tiếp cận dưới góc độ kinh tế, Marketing là chủ yếu mà chưa quan tâm nhiều đến pháp luật về XTDL dưới góc độ hoạt động xúc tiến thương mại của các thương nhân, doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại Việt Nam. Chính vì lẽ đó, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài luận án “Xúc tiến du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay” để nghiên cứu những vấn đề lý luận về XTDL và pháp luật về XTDL, thực trạng pháp luật về XTDL ở Việt Nam đối với thương nhân, phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về XTDL là một nhu cầu bức thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là trên cơ sở những vấn đề lý luận và thực tiễn về XTDL và lý luận pháp luật về XTDL, đánh giá thực trạng XTDL của thương nhân kinh doanh du lịch theo pháp luật Việt Nam hiện nay nhằm đề 4
- xuất các giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật về XTDL cũng như việc tổ chức hiệu quả hoạt động đó của thương nhân. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận án có nhiệm vụ: - Xác định và làm rõ những vấn đề lý luận XTDL, lý luận pháp luật về XTDL đối với thương nhân kinh doanh du lịch. - Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật về XTDL của Việt Nam đối với thương nhân kinh doanh du lịch; chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế của pháp luật về XTDL đối với thương nhân để có cơ sở đề xuất kiến nghị tương ứng. - Đề xuất phương hướng và giải pháp cụ thể hoàn thiện pháp luật Việt Nam về XTDL cũng như về tổ chức thực hiện chúng. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Những vấn đề pháp lý và thực tiễn thực hiện pháp luật liên quan đến hoạt động XTDL của thương nhân kinh doanh du lịch cũng như các chính sách pháp luật của Nhà nước thúc đẩy XTDL trong một ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu * Phạm vi về nội dung nghiên cứu Luận án có phạm vi nghiên cứu là pháp luật điều chỉnh quan hệ về XTDL dưới góc độ hành vi thương mại của các thương nhân cung ứng dịch vụ du lịch thông qua các biện pháp khuyến mại, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm dịch vụ du lịch, hội chợ, triển lãm du lịch để thông tin, tiếp thị hoặc dành lợi ích cho khách hàng để tác động tới thái độ và hành vi sử dụng sản phẩm dịch vụ du lịch của khách hàng. Như vậy, luận án chỉ tập trung nghiên cứu sâu vấn đề pháp luật điều chỉnh hoạt động về XTDL do thương nhân tiến hành. Đối với một số nội dung cụ thể có liên quan như chính sách, pháp luật cũng như các hoạt động XTDL của Nhà nước nhằm thực hiện chức năng quản lý nhà nước, luận án chỉ đề cập sơ bộ ở 5
- mức độ nhất định, trong mối quan hệ cần thiết để bảo đảm tính thống nhất trong việc nhận diện môi trường chính sách pháp luật XTDL của các thương nhân. Luận án không đề cập chức năng quản lý nhà nước về XTDL như cấp phép, kiểm tra, thanh tra, xử lý vi phạm trong XTDL của chủ thể Nhà nước. Ngoài ra, luận án này tập trung nghiên cứu pháp luật điều chỉnh hành vi về XTDL của các thương nhân cung ứng dịch vụ du lịch tại Việt Nam mà không mở rộng ra các hoạt động kinh doanh cung ứng các dịch vụ chuyên nghiệp xúc tiến thương mại nói chung cũng như hoạt động XTDL của các doanh nghiệp du lịch tại nước ngoài. * Phạm vi về thời gian, không gian nghiên cứu Về thời gian, luận án nghiên cứu pháp luật về XTDL từ thời điểm năm 2013 đến năm 2023. Đây là khoản thời gian có nhiều văn bản pháp quy của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Thương mại năm 2005 và nhiều chính sách pháp luật có liên quan đến XTDL được ban hành. Về không gian nghiên cứu: Hành vi XTDL tại Việt Nam mà không mở rộng đến hành vi XTDL tại nước ngoài của doanh nghiệp Việt Nam (các hành vi này được điều chỉnh theo pháp luật nước sở tại). 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án Phương pháp luận được sử dụng trong luận án là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử. Luận án được tiếp cận nghiên cứu trên trục chính của ngành Luật Kinh tế. Ngoài ra trong quá trình nghiên cứu, tác giả cũng sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, đa ngành luật học và phương pháp nghiên cứu đan xen như phương pháp phân tích, thống kê, tổng hợp, hệ thống, so sánh, dự báo. Tùy thuộc nội dung pháp luật XTDL mà mỗi chương luận án luận giải, phân tích, cụ thể: - Phương pháp lịch sử nhằm xác định những vấn đề liên quan đến sự hình thành, phát triển và nhu cầu điều chỉnh của pháp luật XTDL, trên cơ sở đó nghiên cứu đối tượng nhằm xác định phạm vi, mục đích, nhiệm vụ của luận án. 6
- - Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng khi luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn theo câu hỏi nghiên cứu đã đặt ra. Trên cơ sở tổng hợp các số liệu mang tính định lượng và những vấn đề định tính, luận án đánh giá thực trạng, tính hiệu quả của pháp luật Việt Nam về XTDL. Phương pháp này sẽ được sử dụng trong suốt quá trình thực hiện luận án. - Phương pháp thống kê, hệ thống hóa được sử dụng nhằm thống kê thực tiễn thực hiện các nội dung, hoạt động XTDL làm cơ sở để phân tích, đánh giá cũng như đưa ra các kết luận và kiến nghị. - Phương pháp so sánh sẽ thực hiện dựa trên kinh nghiệm mục tiêu xây dựng và hoàn thiện pháp luật các nước và rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Ngoài ra luận án sử dụng số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng cục Du lịch, Hiệp hội Du lịch Việt Nam, Hội đồng Tư vấn du lịch trong việc nghiên cứu, đánh giá về thực tiễn XTDL ở Việt Nam. Trong quá trình thực hiện luận án, tùy thuộc vào đối tượng nghiên cứu của từng chương, mục trong luận án, tác giả vận dụng, chú trọng các phương pháp khác nhau cho phù hợp. Vậy nên, trong quá trình thực hiện luận án, các phương pháp này sẽ được sử dụng đan xen và tiếp cận theo hướng đa ngành, liên ngành để phù hợp cho việc phân tích, đánh giá toàn bộ các vấn đề đặt ra trong phạm vi nghiên cứu của đề tài. 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đã nghiên cứu một cách có hệ thống những vấn đề lý luận về XTDL và pháp luật về XTDL. Xây dựng được khái niệm pháp lý về “Xúc tiến du lịch” và khái niệm “Pháp luật về xúc tiến du lịch” ở góc độ thương mại; xác định nội dung và các yếu tố chi phối thực hiện pháp luật về XTDL. - Luận án đã phân tích và đánh giá một cách hệ thống thực trạng pháp luật về XTDL dưới góc độ hành vi thương mại, chỉ ra được những ưu điểm, nhược điểm trong các quy định và cách thức thực hiện các quy định đó, mà các công trình nghiên cứu đã công bố chưa từng nghiên cứu, từ đó làm cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật về XTDL và định hướng phát triển hoạt động này trong 7
- tương lai. - Luận án cũng chỉ ra những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu về lý luận cũng như thực tiễn, nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật về XTDL của thương nhân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. - Luận án đã đề ra được những định hướng và giải pháp cụ thể để khắc phục những hạn chế, bất cập của pháp luật Việt Nam về XTDL, tác giả mong rằng những giải pháp được đề xuất sẽ góp phần làm hoàn thiện hơn pháp luật về XTDL. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Đề tài nghiên cứu sẽ góp phần vào việc củng cố lý luận về XTDL và pháp luật về XTDL của thương nhân trong nền kinh tế thị trường hội nhập và phát triển về du lịch. Những kết luận trong luận án góp phần thúc đẩy việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung hệ thống pháp luật về XTDL của thương nhân trong thời gian tới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Những đề xuất, kiến nghị được đúc kết sau quá trình nghiên cứu pháp luật XTDL sẽ góp phần làm minh bạch hóa chính sách pháp luật của Nhà nước; bảo đảm thực hiện các quy định của Luật Thương mại, Luật Du lịch về quyền XTDL của thương nhân tiến hành các hoạt động kinh doanh du lịch cũng như đóng góp vào sự phát triển chung của nền kinh tế "không khói" của Việt Nam. Luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu và giảng dạy liên quan tới pháp luật về XTDL. Bên cạnh đó, luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho những chủ thể quản lý hoạt động XTDL nhằm nâng cao nhận thức về trách nhiệm liên quan tới hoạt động XTDL của thương nhân để một mặt phát triển du lịch nhưng đồng thời bảo vệ thị trường cạnh tranh lành mạnh, vì quyền lợi của người tiêu dùng dịch vụ du lịch. 8
- 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung luận án được kết cấu gồm 04 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài và các vấn đề đặt ra đối với đề tài luận án. Chương 2: Cơ sở lý luận về xúc tiến du lịch và lý luận pháp luật về xúc tiến du lịch. Chương 3: Thực trạng pháp luật Việt Nam về xúc tiến du lịch của các thương nhân và thực tiễn thực hiện. Chương 4: Phương hướng, giải pháp hoàn thiện pháp luật và tổ chức thực hiện pháp luật xúc tiến du lịch tại Việt Nam. 9
- Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ CÁC VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN Các công trình trong và ngoài nước tập trung nghiên cứu về XTDL theo nhiều góc độ khác nhau; trong đó có những công trình nghiên cứu chú trọng đến góc độ kinh tế, có công trình chú trọng đến góc độ quản lý nhà nước về XTDL, có công trình nghiên cứu dưới góc độ hành vi pháp lý XTDL thông qua hành vi xúc tiến thương mại. Tựu chung, các công trình có thể phân nhóm và đánh giá như sau: 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Nghiên cứu về lý luận xúc tiến thương mại và lý luận pháp luật về xúc tiến thương mại cũng như pháp luật về xúc tiến du lịch Nguyễn Thị Dung (2005), “Khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến việc hoàn thiện pháp luật về quảng cáo”, Tạp chí Nhà nước và Pháp luật, số 12 năm 2005 [38]. Nội dung bài viết chủ yếu tập trung phân tích về các khái niệm quảng cáo của một số quốc gia, trong đó, tác giả nhấn mạnh cần thiết phải thay đổi khái niệm quảng cáo trong pháp luật Việt Nam theo hướng quảng cáo đương nhiên là quảng cáo thương mại. Nội dung của Luật Quảng cáo hiện nay vẫn hiểu quảng cáo bao gồm cả quảng cáo thương mại và quảng cáo phi thương mại. Luận văn thạc sĩ “Chống hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong lĩnh vực quảng cáo ở Việt Nam” của tác giả Trịnh Thị Liên Hương (2006). Tác giả đã phân tích những cơ sở lý luận và pháp lý về quyền tự do cạnh tranh của các chủ thể trong nền kinh tế. Khẳng định quảng cáo là một trong những công cụ hữu hiệu để cạnh tranh và có thể trở thành hành vi cạnh tranh không lành mạnh khi hành vi này vượt ra khỏi khuôn khổ mà pháp luật cho phép. Luận văn cũng phân tích về các hành vi quảng cáo bị cấm như: Quảng cáo so sánh, quảng cáo đưa thông tin gian dối, hoặc gây nhầm lẫn cho khách hàng, hoạt động bắt chước một sản phẩm quảng cáo khác để gây nhầm lẫn cho khách hàng...; những thiếu 10
- sót của pháp luật khi chưa quy định cụ thể hơn về hành vi quảng cáo so sánh, nghĩa vụ chứng minh của người tiêu dùng... Nguyễn Thị Dung (2007), “Pháp luật về xúc tiến thương mại ở Việt Nam, những vấn đề lý luận và thực tiễn”, NXB Chính trị Quốc gia [40]. Nội dung tác phẩm có nêu ra một số giải pháp để giải quyết bất cập trong lĩnh vực quảng cáo. Tác giả đã phân tích những bất cập lớn về các quy định của pháp luật hiện nay trong hoạt động XTTM nói chung và hoạt động quảng cáo nói riêng. Nhận định về sự bất cập tồn tại hai văn bản quy phạm pháp luật cùng điều chỉnh về quảng cáo thương mại là không hợp lý và không thể tránh khỏi những chồng chéo trong quá trình áp dụng và cần thiết phải có Luật Quảng cáo. Thay đổi khái niệm quảng cáo theo hướng chỉ thừa nhận quảng cáo thương mại và phân tích những ảnh hưởng của việc thay đổi này đến hiệu quả xây dựng và áp dụng pháp luật về quảng cáo. Trịnh Xuân Dũng (2009), với ấn phẩm sách "Tuyên truyền, quảng cáo và xúc tiến du lịch" [42] giới thiệu những vấn đề cơ bản nhất về tuyên truyền, quảng cáo và XTDL từ những khái niệm, sự cần thiết, nguyên tắc, cách thức tuyên truyền quảng bá và xúc tiến, các phương tiện quảng cáo, cũng như những quy định của pháp luật sao cho đạt hiệu quả cao. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Lê Thành Công (2010), “Hoạt động xúc tiến của du lịch Hải Phòng nhằm thu hút khách du lịch Trung Quốc thực trạng và giải pháp” [34], tác giả tập trung hệ thống hóa một số vấn đề về điểm đến du lịch và đề xuất những điều kiện đảm bảo thành công của hoạt động xúc tiến điểm đến du lịch cho một thị trường nhất định. Đồng quan điểm với Lê Thành Công, tác giả Cao Như Hoàng (2014) với luận văn “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hà Tĩnh” [56] đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về xúc tiến điểm đến du lịch, thực trạng hoạt động XTDL Hà Tĩnh, đưa ra các đề xuất nhằm thúc đẩy và hoàn thiện hoạt động XTDL Hà Tĩnh. Phan Minh Châu (2013), trong luận văn “Định hướng xúc tiến quảng bá du lịch của huyện đảo Phú Quốc, Kiên Giang” [35], đã định hướng và hệ thống 11
- hóa những lý luận về xúc tiến quảng bá du lịch biển đảo, đánh giá tổng thể hoạt động XTDL biển đảo thông qua các nguyên tắc, tiêu chí, các yếu tố ảnh hưởng và sự khác biệt giữa XTDL biển đảo. Luận văn đã mở ra một hướng đi cho các doanh nghiệp trong hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch nói chung và XTDL biển đảo nói riêng. Võ Minh Tín (2015), với luận văn “Xúc tiến du lịch tỉnh Ninh Thuận” [85], tác giả đã đúc kết lại nội dung của hoạt động XTDL cho một địa phương (Ninh Thuận) bao gồm các nội dung: Trưng bày sản phẩm du lịch, giới thiệu hình ảnh, con người Việt Nam; nâng cao nhận thức cho cộng đồng về du lịch; xây dựng môi trường du lịch văn minh; xây dựng sản phẩm du lịch dưới góc độ Luật Du lịch. Luận văn thạc sĩ của các tác giả Bùi Văn Mạnh (2010),“Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Ninh Bình giai đoạn 2003 đến 2009” [67], Đào Thị Ngọc Lan (2011), “Nghiên cứu hoạt động xúc tiến du lịch Hải Dương giai đoạn 2005 - 2010” [63], Trần Thị Thủy (2012), “Hoạt động xúc tiến điểm đến cấp tỉnh Việt Nam nghiên cứu trường hợp tỉnh Nghệ An” [82], đã hệ thống hóa các bước xây dựng một chương trình XTDL cụ thể cho các doanh nghiệp du lịch địa phương; nghiên cứu các sản phẩm quảng cáo, trưng bày, giới thiệu du lịch tại địa phương tập trung vào: Ấn phẩm, tài liệu thông tin du lịch, quảng cáo, quan hệ công chúng, xúc tiến bán, hội chợ triển lãm du lịch và tiếp thị trên mạng internet và website. Phan Thị Thái Hà (2013), với luận văn “Phát triển hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch của các trung tâm xúc tiến du lịch tại các địa phương. Nghiên cứu trường hợp tại Hà Nội” [55]. Tác giả nghiên cứu sâu về thực trạng của hoạt động tuyên truyền quảng cáo du lịch do trung tâm XTDL tại địa phương thực hiện, từ đó đưa ra nhận định và giải pháp nhằm điều chỉnh hoạt động tuyên truyền quảng bá du lịch tại địa phương. Luận văn thạc sĩ kinh tế của tác giả Chu Khánh Linh (2013),“Hoạt động xúc tiến du lịch MICE ở tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu” [64], Nguyễn Thu Thủy (2006), với luận văn “Xây dựng chiến lược xúc tiến du lịch MICE cho điểm đến Hà Nội” [79], đã nghiên cứu và sử dụng các công cụ của hoạt động XTDL để 12
- phát triển loại hình du lịch MICE tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu và thành phố Hà Nội. Đinh Thị Trà Nhi (2010), với luận văn “Xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch Đà Nẵng” [70], tập trung nghiên cứu xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch, hoạch định chiến lược cụ thể từ thiết kế logo cho đến slogan nhằm quảng cáo cho các sản phẩm du lịch một địa phương. Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Huỳnh Thị Hòa (2021) ,“Xúc tiến du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam” [59]. Về mặt lý luận, luận án đã làm sâu hơn nội hàm của cụm du lịch theo nghĩa cụm ngành du lịch địa phương, được thực hiện ở góc độ liên kết chủ thể vĩ mô là chính quyền các địa phương. Về thực tiễn, luận án đã phân tích kinh nghiệm của các liên kết cụm du lịch ở trong và ngoài nước, cũng như thực tế tại cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Từ đó, luận án đã đưa ra một số giải pháp về XTDL nhằm đạt mục tiêu tăng cường thu hút khách quốc tế đến cụm du lịch Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam. Luận án có cách đánh giá, tiếp cận về chủ thể chính quyền địa phương trong hoạt động XTDL, làm cơ sở để người nghiên cứu tiếp sau có thể đi sâu nghiên cứu, tiếp cận chủ thể thương nhân trong XTDL. Ngoài ra, một số tác giả nghiên cứu hoạt động XTDL ở cấp độ vi mô theo các hoạt động xúc tiến của các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ du lịch như: Vũ Hoài Nam (2008), “Hoàn thiện công tác quảng bá du lịch của Công ty Cổ phần Du lịch Việt Nam tại Hà Nội đối với thị trường du lịch quốc tế trọng điểm Hoa Kỳ”; Hoàng Lê Minh (2008), “Tiếp thị trong kinh doanh du lịch”; Nguyễn Văn Dung (2009),“Chiến lược, chiến thuật quảng bá marketing du lịch”; Trần Ngọc Nam và Hoàng Anh (2009), “Cẩm nang nghiệp vụ tiếp thị du lịch và quy định pháp luật mới về kinh doanh du lịch, nhà hàng, khách sạn”. Ở cấp độ vi mô này, các tác giả đã đi sâu phân tích lý luận ở một số nội dung cụ thể dưới góc nhìn maketing về quảng cáo, giới thiệu dịch vụ du lịch, tiếp thị với khách du lịch. Dưới góc độ này, các công trình nghiên cứu nước ngoài mà tác giả biết đến đó là: Thu hút khách du lịch là một trong những mục tiêu của các chiến lược marketing du lịch, theo đó, nhiều tác giả đã đi sâu phân tích lý luận các yếu tố 13
- trong du lịch có thể ảnh hưởng tới ý định sử dụng mua dịch vụ du lịch tại một điểm đến nhất định nào đó. Hầu hết các nghiên cứu về vấn đề này đều áp dụng mô hình “Kim cương” của Porter và đã khảo sát tiềm năng cạnh tranh của ngành du lịch bằng cách sử dụng bốn loại lực lượng: Điều kiện cung, điều kiện cầu, bối cảnh cho chiến lược doanh nghiệp và sự cạnh tranh, các ngành công nghiệp thượng nguồn và hạ nguồn. Các bài nghiên cứu: “Tourist destination management”, (Eric law, 1995) [123]; “The international marketing of travel and tourism”, (Francois vellas, 1999) [131]; “Uban tourism”, (Stephen Page, 1995), chủ yếu nghiên cứu XTDL theo cách tiếp cận vùng, khu du lịch và nhấn mạnh cấu trúc của mỗi điểm đến du lịch; công nhận tầm quan trọng của các điểm du lịch là một trong những yếu tố quan trọng quyết định tính cạnh tranh của điểm đến. Điểm hấp dẫn du lịch được coi là các thuộc tính của điểm đến du lịch, với các đặc điểm cụ thể của chúng, thu hút hoặc thúc đẩy khách du lịch đến thăm điểm du lịch cụ thể. Điểm du lịch quyết định hướng cũng như cường độ phát triển du lịch trên khu vực tiếp nhận du lịch cụ thể. Khách du lịch không có động cơ hoặc mong muốn đi du lịch đến địa điểm du lịch cụ thể có nguồn cung cấp thấp và họ không cho là hấp dẫn. Để thành công trên thị trường du lịch quốc tế, các điểm đến cần đảm bảo rằng mức độ hấp dẫn tổng thể của họ ít nhất phải bằng hoặc tốt hơn là cao hơn mức độ hấp dẫn của các đối thủ cạnh tranh. Trong bài nghiên cứu “The power of travel promotion”, Spurring Growth, Creating Jobs (US. Travel Association, 2013) [129], đã quan tâm đến hoạt động xúc tiến quảng bá du lịch và khẳng định đó chính là một bước đầu tư khôn khéo và mang lại hiệu quả cho du lịch của địa phương. Cũng trong bài nghiên cứu này, các học giả của US. Travel Association đã khẳng định: “Nếu có những khoản đầu tư và chiến lược xúc tiến quảng bá du lịch hiệu quả thì lợi ích kinh tế mang lại gấp nhiều lần so với một chu kỳ của các ngành kinh tế khác. Chương trình xúc tiến du lịch sẽ thúc đẩy sự quan tâm của khách du lịch tiềm năng, từ đó lượt khách du lịch đến tham quan sẽ tăng lên đáng kể, và chi tiêu của du khách tại điểm đến du lịch cho các dịch vụ như lưu trú, ăn uống, tham 14
- quan mua sắm, các doanh nghiệp hoạt động trong ngành du lịch và các dịch vụ bổ sung cũng nhiều hơn. Chi tiêu từ du khách sẽ hỗ trợ về việc làm cho lao động tại điểm đến và đặc biệt tạo ra doanh thu cho ngành du lịch tại địa phương” [129, tr.3]. Bài nghiên cứu “Local Festivals and Tourism Promotion: The Role of Public Assistance and Visitor Expenditure” (Dainiel Felsenntein và Aliza Fleischer, 2003) [116], thì xem lễ hội truyền thống tại địa phương, văn hóa và các sự kiện xã hội (bao gồm văn hóa, giáo dục, xã hội, lịch sử và nghệ thuật), yếu tố về môi trường kinh tế - xã hội (bao gồm khí hậu, con người, môi trường kinh tế, các yếu tố về chính trị, kinh tế), điều kiện tự nhiên (gồm các nguồn lực tự nhiên, môi trường tự nhiên và bản chất của địa phương), các yếu tố về du lịch và mạo hiểm (thể hiện các động cơ đi du lịch của du khách), các yếu tố về cơ sở hạ tầng du lịch và các yếu tố hỗ trợ như là một công cụ XTDL hữu hiệu nhất để thu hút khách du lịch và xây dựng hình ảnh của điểm đến. Cùng quan điểm trên, nhưng trong bài nghiên cứu “Promoting tourism destination image”, (Robert Govers, Frank M.Go và Kuldeep kumar, 2007) [118], lại quan tâm và đưa ra những nhận định về XTDL bằng hình ảnh thiên về những mặt tiêu cực. Các yếu tố về điều kiện tự nhiên bao gồm tất cả những gì tồn tại trong tự nhiên và không phải do con người tạo ra hoặc gây ra. Trong lĩnh vực du lịch, môi trường tự nhiên bao gồm thời tiết, bãi biển, hồ, núi, sa mạc, v.v. Các đặc điểm tự nhiên là yếu tố hấp dẫn nhất, lôi kéo các du khách đến với các vùng đất mới. Du lịch tự nhiên và văn hóa là động lực quan trọng của du lịch quốc tế. Ngành du lịch phát triển dựa vào điều kiện thiên nhiên liên quan đến các hoạt động du lịch sinh thái, tham quan và thực hiện các hoạt động khác tại các khu vực tự nhiên, trong một số trường hợp có thể bao gồm các dịch vụ du lịch mạo hiểm để du khách có thể tận hưởng thiên nhiên một cách hoang sơ nhất. Trên thực tế cuộc sống bận rộn tại các thành phố đã khiến nhiều người mong muốn về với môi trường tự nhiên để có nhiều trải nghiệm và xả bớt những nỗi lo trong cuộc sống. Điều này đã dẫn tới xu hướng du lịch theo hướng dịch chuyển về với thiên nhiên. Các nhà cung cấp dịch vụ du lịch thiên nhiên trên cơ 15
- sở đó đã cung cấp các hình thức dịch vụ khác nhau đồng thời cố gắng cân bằng các hoạt động khai thác du lịch bên cạnh giữ gìn môi trường tự nhiên. Song tác giả lo ngại rằng XTDL sẽ làm cho sản phẩm du lịch bị phóng đại và khách hàng có thể thất vọng trong khi trải nghiệm dịch vụ. Bên cạnh đó, nghiên cứu “Synergism between online branding and promotion of tourism destination: Review in the context of destination management organizations (DMOS)”, (Vivek Sharma và Jeet Dogra, 2011), dựa trên mối liên hệ giữa xây dựng uy tín doanh nghiệp trực tuyến và xúc tiến điểm đến du lịch bằng những số liệu thực tế, tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của công nghệ, đặc biệt là mạng internet và phương pháp điều chỉnh công nghệ này trong việc xây dựng uy tín doanh nghiệp du lịch và xúc tiến điểm đến du lịch; điều này thật sự đã được kiểm chứng bằng những số liệu thực tế của các doanh nghiệp du lịch nước ngoài bởi phần lớn khách du lịch tìm hiểu những thông tin về điểm đến du lịch thông qua mạng internet. Đây là một công cụ XTDL mới trong thời đại công nghệ số. Đồng quan điểm với hai học giả trên, nghiên cứu “Online Promotion and Its Influence on Destination Awareness and Loyalty in the Tourism Industry” của tác giả (Wen Hsiang Lai và Nguyen Quang Vinh, 2013) [122], cũng khẳng định tầm quan trọng của internet trong việc XTDL. Nghiên cứu này còn cung cấp một thông tin rất hữu ích là xúc tiến trực tuyến thông qua mạng internet có thể cải thiện sự trung thành đối với điểm đến của khách du lịch. Ngoài ra còn có học giả Mustafa Boz và Duygu Unal trong nghiên cứu “Successful promotion strategy in destination tourism marketing through social media, Queensland, Australia case” [115], đã chứng minh sự hiệu quả của việc sử dụng internet trong XTDL thông qua phương tiện truyền thông xã hội. Ở cấp độ doanh nghiệp và cấp độ quốc gia, nhiều nghiên cứu và kế hoạch đã được thiết lập nhằm mục đích tăng cường phát triển du lịch. XTDL thường được nghiên cứu trong tổng thể chiến lược marketing về khách sạn và du lịch Theo đó, XTDL là một trong các chiến lược marketing mix trong du lịch, bao gồm 7P, ngoài 4P thông thường là product (sản phẩm), price (giá cả), place 16
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân ở Việt Nam hiện nay
185 p | 635 | 179
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về bồi thường khi nhà nước thu hồi đất nông nghiệp ở Việt Nam
178 p | 479 | 162
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên theo pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam
190 p | 399 | 114
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về xử lý vi phạm pháp luật trong thi hành án dân sự ở Việt Nam hiện nay
27 p | 247 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giao dịch dân sự có điều kiện theo quy định của pháp luật dân sự Việt Nam
304 p | 157 | 40
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo vệ quyền tác giả qua thực tiễn xét xử của tòa án nhân dân ở Việt Nam hiện nay
208 p | 80 | 36
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Bảo đảm thực hiện nguyên tắc suy đoán vô tội trong pháp luật tố tụng hình sự Việt Nam hiện nay
182 p | 84 | 33
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội dưới góc độ bảo vệ quyền làm mẹ của lao động nữ
134 p | 197 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam
305 p | 134 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Giải quyết tranh chấp giữa người tiêu dùng với thương nhân bằng tòa án theo pháp luật Việt Nam hiện nay
174 p | 59 | 20
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Quản lý tài sản phá sản theo pháp luật về phá sản ở Việt Nam hiện nay
204 p | 64 | 18
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về doanh nghiệp xã hội ở Việt Nam hiện nay
179 p | 66 | 18
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ logistics theo pháp luật Việt Nam hiện nay
27 p | 266 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
205 p | 26 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hoàn thiện pháp luật về giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
197 p | 63 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao trong các dự án về giao thông đường bộ theo pháp luật Việt Nam
163 p | 38 | 9
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật về sáp nhập doanh nghiệp ở Việt Nam
27 p | 55 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Luật học: Pháp luật an sinh xã hội về các dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam
23 p | 16 | 6
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn