Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ
lượt xem 5
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm nhận diện biểu hiện, đặc điểm và giá trị văn hóa, nghệ thuật tạo hình của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ. Để hiểu rõ hơn về đề tài, mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết luận án!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Lê Thị Thanh NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT Hà Nội – 2021
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ---------------------------------------------------------------------- Lê Thị Thanh NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ Chuyên ngành: Lý luận và Lịch sử Mỹ thuật Mã số: 9210101 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGHỆ THUẬT NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS Lê Văn Tạo Hà Nội – 2021
- i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đề tài luận án Nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ là công trình nghiên cứu của tôi thực hiện. Các trích dẫn, số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và có xuất xứ rõ ràng, chƣa từng công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào trƣớc đây. Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2021 Tác giả luận án Lê Thị Thanh
- ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .............................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .............................................................. iv MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG ................................... 14 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 14 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về làng nghề đúc đồng ....................................... 14 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về đồ thờ chất liệu đồng của tác giả trong nước16 1.1.3. Tình hình nghiên cứu về đồ thờ chất liệu đồng của tác giả nước ngoài ......................................................................................................................... 27 1.2. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 30 1.2.1. Khái niệm và thuật ngữ ......................................................................... 30 1.2.1.1. Khái niệm ........................................................................................... 30 1.2.1.2. Thuật ngữ ........................................................................................... 33 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu ............................................................................. 39 1.2.2.1. Lý thuyết về Tiếp biến văn hóa........................................................... 39 1.2.2.2. Lý thuyết về tính tương đối văn hóa ................................................... 41 1.3. Khái quát về đồ thờ chất liệu đồng .......................................................... 43 1.3.1. Khái quát về đồng bằng Bắc Bộ............................................................ 43 1.3.2. Khái quát về đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ ..................... 46 Tiểu kết ............................................................................................................ 52 Chƣơng 2: BIỂU HIỆN CỦA NGHỆ THUẬT TẠO HÌNH ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ ...................................................... 54 2.1. Đề tài và mô típ trên đồ thờ chất liệu đồng .............................................. 54 2.1.1. Đề tài và mô típ linh thú, động vật........................................................ 54 2.1.2. Đề tài và mô típ thực vật và tranh dân gian ......................................... 67 2.1.3. Đề tài và mô típ đồ vật và chữ Hán – Việt ............................................ 78 2.2. Bố cục trong nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng .......................... 81 2.2.1. Bố cục cân xứng .................................................................................... 82 2.2.2. Bố cục phi cân xứng .............................................................................. 86
- iii 2.2.3. Bộ cục tự do........................................................................................... 89 2.3. Đƣờng nét, hình khối, chất liệu và màu sắc trong nghệ thuật tạo hình đồ thờ .................................................................................................................... 91 2.3.1. Đường nét .............................................................................................. 91 2.3.2. Hình khối ............................................................................................... 93 2.3.3. Chất liệu ................................................................................................ 98 2.3.4. Màu sắc ............................................................................................... 101 2.4. Các thủ pháp của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ................. 104 2.4.1. Thủ pháp cách điệu ............................................................................. 104 2.4.2. Thủ pháp hiện thực.............................................................................. 105 2.4.3. Thủ pháp kết hợp điêu khắc và trang trí ............................................. 108 2.5. Kỹ thuật tạo hình .................................................................................... 109 Tiểu kết .......................................................................................................... 112 Chƣơng 3: BÀN LUẬN VỀ ĐẶC ĐIỂM VÀ GIÁ TRỊ VĂN HÓA, NGHỆ THUẬT CỦA ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 114 3.1. Đặc điểm của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ....................... 116 3.1.1. Tính đa dạng trong bố cục, đồ án trang trí ......................................... 116 3.1.2. Sự phong phú về hình thức biểu đạt .................................................... 127 3.1.3. Sự tích hợp đa dạng các yếu tố tạo hình ............................................. 130 3.1.4. Tính dân gian, bản địa trong trang trí ................................................ 138 3.1.5. Sự tiếp thu và biến đổi các yếu tố tạo hình ngoại sinh ....................... 142 3.2. Giá trị văn hóa, nghệ thuật của tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ............. 147 3.3.1. Ghi dấu ấn giai đoạn lịch sử ............................................................... 147 3.3.2. Tính thẩm mỹ ....................................................................................... 149 3.2.3. Một số vấn đề rút ra ............................................................................ 151 Tiểu kết .......................................................................................................... 155 KẾT LUẬN ................................................................................................... 157 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................... 160 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 161 PHỤ LỤC ...................................................................................................... 175
- iv DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BTLSVN Bảo tàng lịch sử Việt Nam BTLSQGVN Bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam H Hình MTTH Mỹ thuật tạo hình MTƢD Mỹ thuật ứng dụng NCS Nghiên cứu sinh NTTH Nghệ thuật tạo hình Nxb Nhà xuất bản PL Phụ lục STT Số thứ tự TK Thế kỷ TP Thành phố TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh tr. Trang
- 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài 1.1. Việc thờ cúng thần linh và ngƣời quá cố là một ứng xử văn hóa - tín ngƣỡng của loài ngƣời. Những di sản văn hóa nổi tiếng của nhân loại còn lại ngày nay trên thế giới cho thấy một tỷ lệ lớn là thể loại di sản văn hóa tín ngƣỡng, tôn giáo nhƣ các nhà thờ, đền, miếu, lăng tẩm… Cùng với đó là hệ thống các di vật văn hóa vốn là công cụ liên quan đến các hình thức biểu hiện, nghi lễ tín ngƣỡng và tôn giáo. Việc thờ cúng của ngƣời Việt đã có từ thời sơ sử, qua quá trình diễn biến phát triển kinh tế và văn hóa đã làm cho hình thức và nội dung của nghi lễ cúng tế trở nên đa dạng và giàu sắc thái. Đồ thờ đƣợc ngƣời Việt coi trọng trên phƣơng diện ý nghĩa văn hóa và tính thực tiễn. 1.2. Đồ đồng gắn với nhân dân ta trong suốt chiều dài lịch sử. Đây là kim loại quý có giá trị cao từ xa xƣa, đƣợc xem là kim loại thiêng để đúc tƣợng thờ và nhiều đồ tế khí nhƣ trống đồng và chuông đồng. Bên cạnh đó, đồ đồng vẫn gắn với cuộc sống sinh hoạt tín ngƣỡng và đời sống của mọi tầng lớp ngƣời dân trong xã hội phong kiến Việt Nam. Nghệ thuật đồ đồng của nƣớc ta nằm trong dòng chảy nghệ thuật tạo hình truyền thống. Đặc biệt trong đồ thờ bằng đồng đã thể hiện đƣợc những điểm đặc sắc của chất liệu quí, kết hợp với sự khéo léo của những ngƣời nghệ nhân có tay nghề cao. Không những thế, nghệ thuật tạo hình đồ thờ bằng đồng là sự kết hợp của hình khối điêu khắc và trang trí trên bề mặt thể hiện nhân sinh quan về tín ngƣỡng, vũ trụ và đời sống sinh hoạt của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. 1.3. Đồ thờ không chỉ mang tính thiêng mà còn phản ánh một bề dày truyền thống thẩm mỹ của ngƣời Việt, đặc biệt là ở ngay tại cái nôi đồng bằng Bắc Bộ. Thế nhƣng, do ảnh hƣởng của chiến tranh, các đồ thờ bằng đồng hầu hết đã bị cƣớp phá hoặc bị tiêu hủy. Chỉ trong vòng mấy chục năm gần đây, vì nhiều nguyên nhân, các đồ thờ và tƣợng thờ bằng đồng của ngƣời Việt đƣợc
- 2 làm rất nhiều, cho thấy một sự hồi sinh mạnh mẽ của các làng nghề đúc đồng truyền thống Việt Nam. 1.4. Nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở bằng đồng Bắc Bộ là thể loại nghệ thuật dân gian. Một số món thờ có mạch nguồn tạo hình tƣơng đồng với đồ thờ cung đình thời Nguyễn, hay còn gọi là nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ, đã ảnh hƣởng đến đồ đồng ở cung đình Nguyễn ở Huế ở một mức độ nhất định. Đồ thờ chất liệu đồng cũng nhƣ đồ thờ chất liệu khác, ban đầu chủ yếu nhằm cung cấp phƣơng tiện, công cụ trong nghi lễ, nhƣng sau này yếu tố thẩm mỹ đƣợc chú trọng nhiều hơn. Yếu tố tạo hình thể hiện trong tạo dáng, tạo khối và đặc biệt trong trang trí bề mặt của đồ thờ cũng đƣợc nâng cao. Mặt khác, ở cuối TK XX, khi kinh tế dân sinh phát triển, không gian thờ cũng mở rộng, vấn đề số lƣợng và kích cỡ đồ thờ cũng thay đổi. Đồng thời, việc kết hợp nhiều đồ thờ chất liệu khác nhau trên một điện thờ cũng đƣợc xử lý một cách hài hòa. Nhƣ vậy, đồ thờ chất liệu đồng không chỉ đƣợc chế tạo để thực hiện chức năng thờ cúng đơn thuần, mà còn đƣợc nghệ nhân Việt trau chuốt, chạm trổ, sơn thếp tinh tế để trở thành các tác phẩm nghệ thuật làm đẹp cho không gian thờ cúng thiêng liêng. Sự xuất hiện của các tƣợng thờ, đồ thờ chất liệu đồng có hình thức trang trí phù hợp với từng nơi thờ, kết hợp với các đồ thờ chất liệu khác đã làm tăng giá trị của không gian kiến trúc. Là những ngƣời học tập và nghiên cứu lý luận và lịch sử mỹ thuật, chúng tôi nhận thấy đề tài Nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ là một vấn đề khoa học cần đƣợc khảo sát và bàn luận và có thể đóng góp về mặt lý luận cũng nhƣ lịch sử mỹ thuật, cung cấp tƣ liệu giảng dạy mỹ thuật nhằm kế thừa những tinh hoa mỹ thuật truyền thống của ngƣời Việt.
- 3 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Luận án nghiên cứu về yếu tố tạo hình biểu hiện trong đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ; phân tích và làm rõ đặc điểm nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng so với đồ thờ chất liệu khác. Bên cạnh đó. Luận án cũn làm rõ những vấn đề tƣơng tác giữa chức năng thiêng và yêu cầu về hình thức thẩm mỹ trong đồ thờ chất liệu đồng ở một không gian và thời gian nhất định là ở đồng bằng Bắc Bộ - một vùng văn hóa có tính căn bản trong lịch sử Việt Nam. Từ đó chúng tôi rút ra đƣợc những kiến giải xác đáng về giá trị tạo hình trong đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể Luận án nghiên cứu tổng quan tài liệu của các tác giả đi trƣớc để tìm khoảng trống chƣa đề cập liên quan đến đề tài để tìm tính mới của luận án. Luận án tiếp cận các đồ thờ chất liệu đồng tại một số thiết chế thờ tự tôn giáo, tín ngƣỡng và không gian thờ tự tƣ gia để nghiên cứu các biểu hiện của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ. Chúng tôi xây dựng hƣớng nghiên cứu của luận án dƣới góc độ đặc điểm và ý nghĩa tạo hình thông qua các biểu hiện nghệ thuật nhƣ đề tài, mô típ, bố cục, đƣờng nét, hình khối, màu sắc, chất liệu và thủ pháp tạo hình. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tƣợng nghiên cứu là đồ thờ bằng đồng của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Đó là các bộ đồ thờ mang vẻ đẹp của mỹ thuật dân gian, mang yếu tố thủ công mỹ nghệ, đƣợc lựa chọn trong các vựng tập đã đƣợc các nhà nghiên cứu đi trƣớc thẩm định về niên đại trong các sách Cổ Vật Việt Nam của BTLSQGVN và Bảo tàng Thủ đô Bắc Kinh [7]; cuốn Cổ vật Thăng Long - Hà Nội của Nguyễn Văn Hùng, Nguyễn Đình Chiến [62] và đề tài nghiên cứu
- 4 khoa học cấp cơ sở Đồ Đồng thời Lê – Nguyễn thế kỷ XV – XX tại Bảo tàng Lịch sử quốc gia của tác giả Đinh Phƣơng Châm [19]; các tƣ liệu mà chúng tôi thu thập đƣợc trong quá trình nghiên cứu và khảo sát thực tế, điền dã thông qua các biểu hiện tạo hình ở hai thể loại đồ thờ nhân dạng và đồ thờ phi nhân dạng. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Đồ thờ của ngƣời Việt có nhiều loại chất liệu: gỗ sơn son thếp vàng, đồ gốm, sứ, đá, vàng bạc, đồng… Do đặc điểm chất liệu đồng thuộc nhóm quý hiếm, nên sự bảo tồn qua các giai đoạn lịch sử là rất khó khăn. Qua nghiên cứu khảo sát các tƣ liệu của những nhà nghiên cứu đi trƣớc và kết quả từ việc phỏng vấn một số nghệ nhân đúc đồng ở đồng bằng Bắc Bộ, chúng tôi đƣợc biết đồ thờ chất liệu đồng ở các giai đoạn trƣớc TK XIX bị tái chế trong các giai đoạn lịch sử. Do vậy, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu giới hạn là đồ thờ chất liệu đồng hiện tồn từ TK XIX đến TK XX. Sau TK XX, đồ thờ chất liệu đồng bị tính thƣơng mại hàng hóa thị trƣờng lấn át; sự nhân bản hàng loạt để giảm giá thành sản phẩm với tạo hình chung chung, sơ lƣợc hoặc đẩy vào chi tiết quá vụn, nệ thực. Bên cạnh đó sự khoa trƣơng chất liệu nhƣ dát vàng toàn bộ lên đồ thờ mà không chú ý đến tạo hình tổng thể hay ý nghĩa nguyên bản của mỗi hình tƣợng, đã làm giá trị nghệ thuật suy giảm. 3.2.1. Phạm vi về không gian cụ thể Phạm vi nghiên cứu của luận án là đồng bằng Bắc Bộ, chủ yếu ở các tỉnh: Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội, Bắc Ninh, Sơn Tây và Phú Thọ. Đồng thời, chúng tôi mở rộng nghiên cứu đối sánh với một số đồ thờ tại các di tích ở Thanh Hóa; di tích ở Cố Đô Huế, Hội An và thành phố Hồ Chí Minh Chúng tôi đƣa ra các tiêu chí chọn điểm khảo sát nhƣ sau: Về không gian nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn đồng bằng Bắc Bộ,bởi vì đồng bằng Bắc Bộ thuộc lƣu vực sông Hồng và các chi lƣu của nó, vốn là vùng phát triển kinh tế, văn hóa sớm. Đồng thời, nơi này hiện hữu các hệ
- 5 thống đình, đền, chùa cũng nhƣ kết cấu văn hóa làng xã mang tính căn bản trong lịch sử Việt Nam, có nhiều di tích cổ cũng nhƣ làng nghề đúc đồng truyền thống, từ đó tiềm năng phát hiện di vật đồ thờ chất liệu đồng cao hơn. Về địa điểm nghiên cứu, chúng tôi chọn các di tích là nơi có hiện vật đồ thờ chất liệu đồng thuộc loại hiện vật đơn chiếc (thƣờng là tƣợng thờ); hoặc di vật đồ thờ chất liệu đồng có chất lƣợng tạo hình đảm bảo (thƣờng là đồ thờ chế tác đơn chiếc theo đơn đặt hàng của một di tích do nghệ nhân là thợ cả gia công tinh tế sau đúc). Chúng tôi cũng chọn các xƣởng đúc đồng do một số dòng họ đứng tên. Đây là nơi có lƣu giữ hiện vật đảm bảo tính tạo hình tiêu biểu có sự gia công sau đúc đã đạt đến một yêu cầu nhất định về nghệ thuật tạo hình. 3.2.2. Phạm vi về thời gian Chúng tôi thực hiện nghiên cứu trong phạm vi từ TK XIX đến TK XX Đồng thời xác định một số mốc phân kỳ: từ đầu thế kỷ XIX đến 1954; từ sau 1954 đến 1986; và từ sau 1986 đến 2000. Trên thực tế, các hiện vật thƣờng không có niên đại tuyệt đối. Do vậy, chúng tôi phải dựa vào phong cách nghệ thuật để đoán định niên đại và xác định thời gian nghiên cứu của luận án chỉ tập trung từ đầu TK XIX đến cuối TK XX là khả thi nhất. Tiêu chí phân kỳ trong nghiên cứu đảm bảo Tính khoa học và tính thực tiễn đối với loại hình đồ thờ vốn chịu ảnh hƣởng từ yếu tố kinh tế và văn hóa một cách mạnh mẽ. Giai đoạn từ đầu thế kỷ XIX đến 1954: đầu TKXIX tức mốc thời gian Vua Nguyễn lên ngôi (1802) Bắc Kỳ là vùng đất từ Ninh Bình trở ra, kinh tế thuần nông; Giai đoạn từ sau 1954 đến 1986: đây là giai đoạn miền Bắc đƣợc hòa bình theo Hiệp nghị Giơ ne vơ; Giai đoạn từ sau 1986 đến 2000: đây là thời kỳ đổi mới kinh tế xã hội của Việt Nam và đƣợc xem là thời hiện đại đối với mỹ thuật.
- 6 4. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 4.1. Câu hỏi nghiên cứu 4.1.1. Ngôn ngữ tạo hình, thể loại đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX được biểu hiện như thế nào ? 4.1.2. Đặc điểm nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu TK XIX đến năm 2000 ? 4.1.3. Giá trị văn hóa nghệ thuật của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX ? 4.2. Giả thuyết nghiên cứu 4.2.1. Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi 1: (Ngôn ngữ tạo hình, thể loại đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX được biểu hiện như thế nào ?) Đồ thờ chất liệu đồng của ngƣời Việt có thể xuất hiện từ thời văn hóa Đông Sơn, xem trống đồng nhƣ một vật linh. Sự tích Thần đồng cổ ở núi Đan Nê (Thanh Hóa) thời Lý có thể đƣợc xem nhƣ một cơ sở để suy ngẫm. Tuy nhiên, đồ thờ chất liệu đồng đƣợc nghệ nhân Việt sáng tạo từng bƣớc đã đạt đến trình độ thẩm mỹ nhất định, yếu tố tạo hình luôn đƣợc chú trọng và đổi mới qua mỗi giai đoạn lịch sử. Các đồ thờ thời kỳ này không bị giới hạn trong khuôn mẫu và những ràng buộc về yêu cầu mang tính công cụ, kỹ thuật phục vụ cho nghi lễ tôn giáo và tín ngƣỡng. Đồ thờ của ngƣời Việt đƣợc xem nhƣ một vật thiêng, lại vừa là một tác phẩm, công trình sáng tạo mỹ thuật. Yếu tố tạo hình thể hiện trên các bộ đồ thờ chất liệu đồng của ngƣời Việt tập trung chủ yếu ở đỉnh đồng (dùng thắp hƣơng hay trầm) và đôi chim hạc đứng trên tƣợng rùa (dùng làm cây đèn và nến). Ở đầu TK XIX đến năm 1954, chúng tôi nhận thấy chƣa có sự xuất hiện của các đồ thờ chất liệu đồng của ngƣời Việt theo kiểu nhƣ bộ tam sự,
- 7 ngũ sự mà chỉ khảo sát đƣợc các hiện vật thờ riêng lẻ trong các cơ sở thờ tự. Ở giai đoạn này, đồ thờ thƣờng có tỷ lệ thấp, bé, mô típ trang trí hết sức giản lƣợc, ít gia công tạo hình sau đúc.... Từ 1954 đến năm 1986, xuất hiện các bộ đồ tam sự với hình thức đỉnh trầm đứng giữa, 2 chân nến hình hoa sen đứng hai bên đăng đối, có hai cách tạo hình: là khối hộp để trơn hoặc là trang trí nổi khối dạng phù điêu. Từ sau năm 1986 đến 2000, có sự xuất hiện của các bộ ngũ sự và chất liệu đồng tam khí. Đây là thời kỳ sản xuất đồ thờ hàng loạt. Loại này có thêm hai chân đèn hình hạc cƣỡi rùa đứng đăng đối hai bên trái, phải và cùng hàng với bộ tam sự, tỉ lệ các bộ đồ thờ cao lớn và thanh mảnh hơn, đồng thời có thêm các bộ thất sự (là thêm bộ 2 chiếc bình hoa đứng 2 bên) của bộ ngũ sự và đối với bộ cửu sự có thêm đôi mâm bồng đăng đối ngoài cùng của bộ thất sự. Nhƣ vậy, chúng tôi nhận thấy rất rõ tính đa dạng về tạo dáng, hình khối, chủ đề và mô típ cũng nhƣ các đồ án trang trí trên đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ ở TK XIX đến TK XX 4.2.2. Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi 2: (Đặc điểm nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ đầu TK XX đến 2000 ?) Từ đầu TK XX đến 1954, xã hội tạm ổn định kinh tế thƣơng mại và nông thôn bắt đầu phát triển. Tầng lớp địa chủ, quan lại sung túc đã xây dựng khá nhiều nhà thờ và lăng mộ. Nhu cầu về đồ thờ chất liệu đồng trở nên cao. Đồ đồng trơn có thể rẻ hơn, chủ yếu dành cho tầng lớp phú hào. Đồ đồng chạm khắc trang trí thƣờng công phu hơn, có thể dành cho quan lại giàu có hơn. Từ 1954 đến 1986, sự hội nhập với thế giới ngày càng mạnh mẽ, Việt Nam phát triển, vận động theo hƣớng kinh tế thị trƣờng đã thúc đẩy nhiều mặt văn hóa xã hội phát triển. Trong đó vấn đề kinh tế cá thể, kinh tế hộ gia đình từng bƣớc có vai trò nhất định. Từ đây, vấn đề “văn hóa doanh gia” hình
- 8 thành và ảnh hƣởng nhất định trong cộng đồng xã hội. Cũng trong giai đoạn này, nhiều công trình phúc lợi, văn hóa, du lịch đƣợc đầu tƣ xây dựng, tuy nhiên chủ nghĩa hình thức cũng nảy sinh từ đây. Nhiều công trình kiến trúc văn hóa du lịch có diện mạo trang trí thiếu sáng tạo, thiếu tinh thần văn hóa truyền thống dân tộc xuất hiện. Việc quá chú trọng đến sự phô trƣơng về hình thức kích cỡ, quy mô, hào nhoáng đã làm cho tính thẩm mỹ bị mờ nhạt. Tƣơng tự nhƣ vậy, nghệ thuật đồ thờ chất liệu đồng thời kỳ này cũng nảy sinh nhiều vấn đề cần phân tích sâu sắc hơn. Từ 1986 đến 2000, đặc điểm cung cầu trong sản xuất đồ thờ chất liệu đồng thể hiện hai mặt tích cực và hạn chế một cách rất rõ ràng. Đó là khuynh hƣớng sản xuất hàng loạt với công nghệ xử lý kỹ thuật đúc phôi, xử lý tạo hình sau đúc, xử lý màu sắc, trang trí cuối cùng đều bị xem nhẹ dẫn đến sản phẩm kém thẩm mỹ. Ở giai đoạn này, nhờ cung cầu mạnh mẽ của thị trƣờng đồ thờ, nhiều làng nghề đúc đồng đã có sự chấn hƣng và xuất hiện nhiều nghệ nhân có tâm huyết đầu tƣ sáng tạo mẫu mới, chú trọng đến sản phẩm cao cấp mang tính tạo hình chuẩn mực hơn. Cuối TK XX, đồ thờ chất liệu đồng vùng đồng bằng Bắc Bộ có khuynh hƣớng phục hồi những giá trị truyền thống kết hợp với những thành tựu trong công nghệ kỹ thuật. Nghệ thuật tạo hình mới đã làm cho các bộ đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ có những khuynh hƣớng phát triển đa dạng, mẫu mã phong phú, quy mô kích thƣớc to lớn so với TK XIX. Đồng thời xuất hiện khuynh hƣớng sản xuất đồ thờ đơn chiếc, đồ thờ xuất khẩu, đồ thờ nội địa sản xuất hàng loạt. 4.2.3. Giả thuyết nghiên cứu cho câu hỏi 3: (Giá trị văn hóa nghệ thuật của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc bộ từ TK XIX đến TK XX ?) Nghiên cứu về mặt tạo hình của đồ thờ chất liệu đồng vùng đồng bằng Bắc Bộ TK XIX đến TK XX, chúng tôi nhận thấy:
- 9 Nguồn gốc và yêu cầu của đồ thờ ban đầu chủ yếu chỉ là công cụ, phƣơng tiện phục vụ nghi lễ tôn giáo tín ngƣỡng và chủ yếu là đồ thờ phi nhân dạng. Đồ thờ chất liệu đồng đƣợc nghệ nhân Việt từng bƣớc sáng tạo nâng cao nhờ các yếu tố tạo hình đƣợc lồng ghép thông qua kỹ thuật xử lý ở mỗi công đoạn trên mỗi sản phẩm chất liệu đồng. Nghệ thuật tạo hình trên đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX của nghệ nhân Việt cho thấy sự kết hợp một cách hài hòa giữa kỹ thuật công nghệ gia công kim khí hiện đại với kỹ thuật, kỹ xảo của các làng thợ đúc đồng truyền thống. Ngôn ngữ tạo hình trên đồ thờ nhân dạng chất liệu đồng cho thấy tính tƣơng đồng với chất liệu khác (đá, gỗ, đất nung). Tuy nhiên đồ thờ nhân dạng chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX đƣợc biểu đạt hình, mảng, khối, có những đặc điểm riêng do yếu tố kỹ thuật gia công kim loại chi phối. Đồ thờ chất liệu phi nhân dạng TK XIX đến TK XX lại diễn biến khác hơn. Đó là sự tích hợp các giá trị mỹ thuật truyền thống của ngƣời Việt từ đồ thờ ở các TK trƣớc bao gồm: việc tiếp tục sử dụng hình khối, họa tiết giản đơn đến các hoa văn kỷ hà, dây leo, linh thú; từ cách tạo khối nông, khối vạch nét đến khối bong hay chạm lộng ở đỉnh hƣơng; việc sử dụng các tác phẩm tranh dân gian, tranh phong cảnh, lễ hội trang trí lên bề mặt các đỉnh đồng; từ cách tạo hình thƣa thoáng đến các chi tiết dày đặc; từ việc tạo hình khối diễn tả chất mộc mạc khỏe khắn đến sự biểu đạt một cách tinh tế, vi diệu... Đó là những bƣớc đi mang tính tìm tòi, đổi mới của nhiều thế hệ nghệ nhân đúc đồng ngƣời Việt rất đáng đƣợc coi trọng. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Chúng tôi đã tham khảo rất nhiều tài liệu lý thuyết của các học giả đi
- 10 trƣớc từ các nguồn sách báo, tạp chí chuyên ngành, công trình khoa học, báo cáo thống kê các vựng tập ảnh liên quan đến đồ thờ chất liệu đồng... để hiểu rõ đối tƣợng nghiên cứu và tìm ra các khoảng trống mà các nhà khoa học đi trƣớc chƣa đề cập đến, nhằm bảo vệ tính mới của đề tài. 5.2. Phương pháp điền dã Trong quá trình nghiên cứu, tác giả luận án đã đi điền dã thực tế tại các cơ sở thờ tự tiêu biểu ở đồng bằng Bắc Bộ (nơi có các đồ thờ và tƣợng thờ chất liệu đồng), tiến hành đo đạc, thu thập các số liệu kích thƣớc các đối tƣợng nghiên cứu; chụp ảnh, tìm tƣ liệu liên quan (lịch sử nơi thờ, các bút tích, các truyền thuyết để lại…) tới đối tƣợng là đồ thờ chất liệu đồng từ TK XIX đến TK XX để giúp cho việc nghiên cứu có giá trị thực tiễn. Việc sử dụng phƣơng pháp điền dã đƣợc chúng tôi xem trọng đặc biệt bởi thể loại đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ ở đầu TK XIX đến TK XX là thể loại nghệ thuật dân gian, địa chỉ lƣu giữ chủ yếu trong dân và các đình, chùa, tuy nhiên do tính sản xuất hàng hóa càng ngày càng mạnh mẽ nên tìm ra những di vật có niên đại xa hơn là khó khăn rất nhiều. Khi khảo sát điền dã ở nhiều cơ sở chúng tôi nhận thấy nhiều đồ thờ là sản phẩm sản xuất hàng loạt ngày nay đƣợc sắp đặt bên cạnh các đồ thờ có niên đại sớm hơn. Cơ sở xác định niên đại đƣợc chúng tôi thông qua nhận biết khi khảo sát từ 3 bình diện: 1. màu sắc và độ sáng, độ phản quang của bề mặt đồ đồng; 2. phong cách tạo hình: khối, nét, hình tƣợng vật linh trên nắp và các tay quai, chân đỉnh đồng; 3. Mô típ hay đồ án trang trí trên đồ đồng. Việc khảo sát trực tiếp đồ thờ hiện tồn mang lại những mỹ cảm cũng nhƣ cứ liệu trực tiếp, khách quan, chân thực rất cần thiết đối với đối tƣợng là các đồ thờ chất liệu đồng. 5.3. Phương pháp thống kê, so sánh Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này trong luận án vì đã đi điền dã rất nhiều đến các làng nghề, các xƣởng đúc đồng, các bảo tàng và các cơ sở thờ
- 11 tự, ... để thống kê số lƣợng đồ thờ nhân dạng, đồ thờ phi nhân dạng, thống kê các loại nội dung, đồ án trang trí... nhằm làm sáng tỏ những vấn đề cần minh chứng, nhƣ: số lƣợng đồ thờ phi nhân dạng nhiều hơn đồ thờ nhân dạng; đề tài tứ linh nhiều hơn tứ quý, những đồ án tiếp thu từ ngoại sinh của văn hóa Trung Hoa nhiều hơn tạo hình bản địa. Thủ pháp cách điệu nhiều hơn thủ pháp tả thực (hoặc đồng hiện cả 2 tủ pháp trên nhƣ: mặt Phật thƣờng diễn tả rất cách điệu trang trí, tuy nhiên tay Phật bế em bé lại có thủ pháp tả thực cao) nêu rõ quá trình biến đổi của đối tƣợng nghiên cứu về mặt tạo hình; so sánh để tìm ra bản chất và các thành tố nhƣ bố cục, đƣờng nét, màu sắc. 5.4. Hướng tiếp cận liên ngành Hƣớng tiếp cận liên ngành trong lĩnh vực văn hóa đƣợc xem nhƣ một giải pháp hiệu quả nhất định trong nghiên cứu văn hóa. Vấn đề đặt ra trong nghiên cứu hiện đại là cần nhìn nhận một sự kiện từ nhiều hƣớng, nhiều góc độ. Sự hiệu quả, chân xác hơn khi nghiên cứu một vấn đề (đặc biệt vấn đề xã hội học, trong đó có nghệ thuật) đƣợc tích hợp, vận dụng từ nhiều chuyên ngành khác liên quan. Rõ ràng khi nghiên cứu nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ, tác giả luận án nhận thấy cần tiếp cận từ nhiều góc độ chuyên môn khác nhau: Tôn giáo - tín ngƣỡng học, mỹ thuật học, dân tộc học, văn hóa học, kinh tế văn hóa học… Ví dụ, khi nhìn nhận sự bung ra sản xuất đồ thờ chất liệu đồng mang tính thƣơng mại ở thời kỳ hiện nay ở các làng nghề Đại Bái (Bắc Ninh), Tống Xá (Nam Định), Ngũ Xã (Hà Nội) … cho thấy 2 khuynh hƣớng phát triển rõ rệt gồm: 1. Vấn đề kinh tế thị trƣờng và vấn đề tâm linh đƣợc xã hội chú trọng đã thúc đẩy cung – cầu trong sản xuất và sáng tạo đồ thờ chất liệu đồng. 2. Vấn đề cạnh tranh kinh tế, lợi nhuận của nhà sản xuất, nhà đầu tƣ kinh doanh đồ thờ chất liệu đồng cùng với việc lạm dụng công nghệ mới ở một số công đoạn chế tác, đặc biệt khâu gia công sau đúc, đã làm hạn chế sự sáng tạo mang cá tính của nghệ nhân trong loại
- 12 hình mỹ thuật dân gian này… Đây là những phƣơng pháp nghiên cứu chính của luận án nhằm xây dựng một khung phân tích trên cơ sở các dữ liệu thu thập đƣợc qua điền dã để tiếp cận đối tƣợng, phân loại, đánh giá, khái quát, khảo tả, nắm bắt các chi tiết tạo hình nhằm làm rõ những diễn biến nghệ thuật và giá trị thẩm mỹ của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX. 6. Những đóng góp mới của luận án Luận án tập hợp đƣợc tƣ liệu của những ngƣời đi trƣớc nghiên cứu về nghệ thuật đúc đồng của ngƣời Việt. Hệ thống và phân tích đƣợc đặc điểm của ngôn ngữ, phong cách tạo hình của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ theo các giai đoạn: từ đầu TK XIX – 1954; từ 1954 đến năm 1986 và từ 1986 đến 2000. Phân tích rõ mối quan hệ giữa MTƢD và MTTH trong đồ thờ chất liệu đồng, đồng thời khẳng định yếu tố tạo hình rất đậm nét ở một số món thờ nhƣ đỉnh trầm và chân đèn hình tƣợng chim hạc. Phân tích diễn biến của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX theo hƣớng kết hợp một cách hài hòa giữa các yếu tố truyền thống và kỹ thuật kim khí hiện đại. Phân tích và nhận định giá trị của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ từ TK XIX đến TK XX. Luận án cung cấp tƣ liệu khoa học cho những ngƣời quan tâm đến đồ thờ nói chung và đồ thờ chất liệu đồng nói riêng. Luận án làm rõ hơn dấu ấn nghệ thuật của loại hình đồ thờ chất liệu đồng của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ trong lịch sử mỹ thuật của ngƣời Việt. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu 13 (trang); Kết luận (3 trang), Tài liệu tham khảo (14 trang), Phụ lục (93 trang). Nội dung luận án gồm 3 chƣơng:
- 13 Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận và khái quát về đồ thờ chất liệu đồng (40 trang). Chƣơng 2: Biểu hiện của nghệ thuật tạo hình đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ (59 trang). Chƣơng 3: Bàn luận về đặc điểm và giá trị văn hóa, nghệ thuật của đồ thờ chất liệu đồng ở đồng bằng Bắc Bộ (42 trang).
- 14 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KHÁI QUÁT VỀ ĐỒ THỜ CHẤT LIỆU ĐỒNG 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về làng nghề đúc đồng Nhiều học giả đi trƣớc đã thực hiện nghiên cứu về làng nghề đúc đồng của ngƣời Việt. Tựu chung các tài liệu này đều quan tâm đặc biệt đến lịch sử hàng trăm năm nay của những ngôi làng có nghề đúc đồng phát triển. Điều làm nên nét độc đáo trong nghệ thuật đúc đồng của các làng nghề này chính là trình độ khéo léo của những ngƣời thợ thủ công đã đạt đến đỉnh cao. Chính bằng tài năng vƣợt trội này, những ngƣời thợ của các làng nghề đúc đồng đã cho ra đời các sản phẩm đồ thờ cúng, đồ gia dụng, đồ mỹ nghệ lớn và một số tác phẩm tƣợng đồng còn vinh dự đại diện cho nghệ thuật tƣợng đài dân tộc. Tác giả Trƣơng Minh Hằng (chủ biên) đã công bố bộ sách Tổng tập nghề và làng nghề truyền thống Việt Nam. Ở tập 2 [51], Phần thứ hai: Nghề đúc đồng, nhóm tác giả khẳng định: nghề đúc đồng mở đầu cho các dạng nghề sử dụng nguyên liệu chính là kim loại (đồng, vàng, bạc…). Ngay từ khi xuất hiện, nghề đúc đồng đã phát triển nhanh và lan rộng tới các vùng lãnh thổ. Cũng nhƣ đồ gốm, đồ đồng trở thành vật chứng tiêu biểu nhất chứng minh các giai đoạn phát triển của lịch sử dân tộc. Đây là sáng tạo của ngƣời Việt cổ về kỹ thuật đúc, nghệ thuật tạo dáng và trang trí. Vì vậy, chúng tôi coi đây nhƣ là một tài liệu đánh dấu mốc quan trọng trong kỹ thuật đúc đồng truyền thống của ngƣời Việt để đối chiếu và chỉ ra những kế thừa trong quy trình tạo hình và đúc đồng thủ công thời hiện đại. Cuốn sách Một số tổ nghề, các nghệ nhân làng nghề tiêu biểu [134] của Uỷ ban nhân dân Thành phố Hà Nội - Bách khoa thƣ Hà Nội đã giới thiệu về: tổ nghề làm quai thao; tổ nghề đúc đồng Ngũ Xã; tổ nghề gốm sứ; tổ nghề kim hoàn Định Công;.... đây là tài liệu giúp tác giả luận án hiểu thêm về một
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí khảm sành sứ trên kiến trúc thời Khải Định (1916-1925) tại quần thể di tích cố đô Huế
303 p | 55 | 19
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật sân khấu cải lương Nam Bộ qua tác động của các phương thức quản lý
27 p | 153 | 15
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy âm nhạc Chèo truyền thống cho đàn Tam thập lục tại Học viện âm nhạc Quốc gia Việt Nam
50 p | 105 | 14
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu công nghệ xử lý photoresist phế thải
27 p | 123 | 11
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật công cộng - Nghiên cứu trường hợp đô thị Hà Nội từ 1975 đến nay
27 p | 121 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật âm nhạc: Giảng dạy một số ca khúc nước ngoài lời Việt tại trường Trung cấp Văn hóa nghệ thuật Vĩnh Phúc
98 p | 95 | 9
-
Luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật xây dựng nhân vật phim truyện hoạt hình Walt Disney
163 p | 56 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình đồ chơi gỗ tại Việt Nam
241 p | 24 | 8
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu ứng dụng công nghệ trắc địa hiện đại trong xây dựng và khai thác đường ô tô ở Việt Nam
24 p | 167 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại Quần thể di tích Cố đô Huế
280 p | 35 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật năng lượng: Nghiên cứu mô hình dự báo ngắn hạn công suất phát của nhà máy điện mặt trời sử dụng mạng nơ ron hồi quy
120 p | 15 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu thiết kế hệ thống phân loại nông sản hiệu suất cao sử dụng công nghệ xử lý ảnh kết hợp trí thông minh nhân tạo
235 p | 22 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật tạo hình tranh thờ của người Sán Chay (nhóm Cao Lan) ở tỉnh Tuyên Quang
270 p | 10 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật trang trí trên các di vật đồ đồng tiêu biểu tại quần thể di tích cố đô Huế
27 p | 21 | 5
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ: Nghệ thuật Guitar đương đại nửa sau thế kỷ XX trong đào tạo Guitar chuyên nghiệp tại Việt Nam
27 p | 135 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật: Nghiên cứu tối ưu hóa một số thông số công nghệ và bôi trơn tối thiểu khi phay mặt phẳng hợp kim Ti-6Al-4V
228 p | 9 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Nghệ thuật: Nghệ thuật minh họa báo Phong Hóa (1932-1936)
257 p | 8 | 3
-
Luận án Tiến sĩ Kỹ thuật ô tô: Nghiên cứu áp dụng công nghệ dầu từ trường trong hệ thống phanh bổ trợ ô tô
202 p | 13 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn