Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt
lượt xem 13
download
Mục đích nghiên cứu của luận án là mô tả, khái quát hóa mô hình cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa cơ bản giữa hai phát ngôn có chức năng khác nhau trong văn bản (chủ ngôn - phát ngôn đứng làm chủ và kết ngôn – phát ngôn liên kết với chủ ngôn) của nhóm từ nối tương phản; tìm ra sự tương đồng hoặc khác biệt về đặc điểm cấu trúc và đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ nối tương phản trong một số loại thể văn bản được khảo sát: văn bản văn học nghệ thuật, văn bản chính luận, văn bản khoa học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THU LAN TỪ NỐI THUỘC PHẠM TRÙ TƯƠNG PHẢN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 9 22 90 20 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Phạm Văn Tình HÀ NỘI – 2023 i 1
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những tư liệu và số liệu trong luận án là trung thực. Đề tài và các kết quả nghiên cứu chưa được ai công bố. Tác giả luận án Lê Thu Lan ii
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT .......................................................................................................... 8 1.1. Dẫn nhập ................................................................................................... 8 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 8 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở nước ngoài .............. 8 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở trong nước ............. 13 1.3. Cơ sở lí luận của luận án ....................................................................... 20 1.3.1. Quan niệm và hướng tiếp cận của luận án ......................................... 21 1.3.2. Giới thuyết về phát ngôn, câu, văn bản, diễn ngôn ........................... 21 1.3.3. Vấn đề tính liên kết ............................................................................ 26 1.3.4. Mạch lạc trong văn bản...................................................................... 35 1.3.5. Phép nối và từ nối .............................................................................. 37 1.3.6. Ngữ nghĩa học (Semantics) ............................................................... 51 1.3.7. Nghiên cứu từ nối theo hướng Ngữ nghĩa học .................................. 53 1.4. Tiểu kết .................................................................................................... 55 CHƯƠNG 2. LIÊN KẾT CẤU TRÚC CỦA NHÓM TỪ NỐI TƯƠNG PHẢN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT .................................................. 57 2.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 57 2.2. Phân loại nhóm từ nối theo phạm trù tương phản ............................. 58 2.2.1. Quan điểm và tiêu chí phân loại ........................................................ 58 2.2.2. Kết quả phân loại ............................................................................... 60 2.3. Cơ chế liên kết của kết cấu tương phản ............................................... 61 2.3.1. Liên kết tường minh .......................................................................... 61 2.3.2. Liên kết ngữ nghĩa ............................................................................. 64 2.3.3. Mối quan hệ đối ứng giữa chủ ngôn và kết ngôn với 4 mô hình cơ bản65 iii
- 2.4. Cấu trúc tương phản điển hình qua từ nối “nhưng/song” ................. 70 2.4.1. Xác định cấu trúc nghĩa ..................................................................... 70 2.4.2. Mô hình liên kết của từ "nhưng" ....................................................... 72 2.4.3. Phạm vi liên kết của từ "nhưng" ........................................................ 82 2.5. Đặc điểm cấu trúc nghĩa trong mô hình .............................................. 86 2.5.1. Chức năng tạo nghĩa tương phản trong thành phần câu .................... 86 2.5.2. Chức năng biểu hiện nghĩa lâm thời .................................................. 87 2.5.3. Tổ hợp "nhưng cũng"......................................................................... 88 2.5.4. Tổ hợp "nhưng mà" ........................................................................... 91 2.6. Tiểu kết .................................................................................................... 95 CHƯƠNG 3. LIÊN KẾT NGỮ NGHĨA CỦA NHÓM TỪ NỐI TƯƠNG PHẢN TRONG VĂN BẢN TIẾNG VIỆT .................................................. 97 3.1. Dẫn nhập ................................................................................................. 97 3.2. Ngữ nghĩa liên kết của các từ nối theo phạm trù tương phản ......... 106 3.2.1. Từ nối “nhưng/ song” ...................................................................... 106 3.2.2. Từ nối “tuy nhiên/ tuy vậy” ............................................................. 117 3.2.3. Từ nối “mặc dù/ mặc dầu” ............................................................... 122 3.2.4. Từ nối “dẫu sao/ dù sao” ................................................................. 124 3.2.5. Từ nối “trái lại/ ngược lại” .............................................................. 127 3.3. Tiểu kết .................................................................................................. 137 KẾT LUẬN .................................................................................................. 140 CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN............................................................................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 144 iv
- QUY ƯỚC TRÌNH BÀY 1. Để tiện theo dõi, các chú thích sẽ được đánh số thứ tự cho toàn bộ luận án. 2. Các ví dụ, cụm ví dụ được đặt trong ngoặc vuông, số đầu tiên là số của chương, tiếp theo là số thứ tự của cụm ví dụ trong chương, cả hai ngăn cách bằng dấu hai chấm. Nếu cụm đó có nhiều ví dụ thì mỗi ví dụ sẽ được kí hiệu tiếp là a), b), c),... Thí dụ : [2:1] a) b) c) ... có nghĩa chỉ cụm ví dụ thứ 1 của chương 2, cụm này gồm 3 ví dụ : a), b), c),... 3. Luận án cố gắng hạn chế tối đa việc viết tắt, ngoại trừ một số trường hợp: Ø : kí hiệu trống, chỉ lược ngữ (yếu tố bị tỉnh lược) A, B, C,… : kí hiệu chỉ phát ngôn trong văn bản Nxb : Nhà xuất bản r : kí hiệu chỉ từ nối, cụm từ nối VB : văn bản VD : ví dụ v
- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Dù trong bất kì hoàn cảnh nào, thời đại nào thì con người vẫn luôn có nhu cầu giao tiếp và trao đổi thông tin. Cuộc sống hiện đại có thể mang đến cho chúng ta rất nhiều phương tiện khác nhau, giúp cho con người có thể trao đổi thông tin được nhanh chóng và tiện lợi. Tuy nhiên, phương tiện cơ bản và quan trọng nhất để con người thực hiện chức năng giao tiếp vẫn chính là ngôn ngữ. Tuy nhiên, ngôn ngữ gồm những đơn vị nào cấu thành và đơn vị nào là đơn vị cuối cùng của hệ thống ngôn ngữ? Theo M.A.K. Halliday (1960) thì “Đơn vị cơ bản khi chúng ta sử dụng ngôn ngữ, không phải là từ hay câu mà là văn bản”. Như thế, chúng ta thực hiện chức năng giao tiếp không phải là một từ, một câu hay những câu rời rạc mà bằng những phát ngôn có liên quan với nhau, tạo thành một văn bản. Chính vì ý nghĩa này mà văn bản đã trở thành đối tượng nghiên cứu của nhiều nhà ngôn ngữ học. Bộ môn Ngôn ngữ học văn bản (Textual Lingguistics, Text Lingguistics) ra đời vào những năm 60 của thế kỉ XX và được phát triển qua hai giai đoạn. Dù ở thời điểm nào thì lĩnh vực Ngôn ngữ học văn bản vẫn luôn nhận được sự quan tâm, chú ý của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Có thể kể ra đây những đại diện tiêu biểu như: L. Hjelmslev (1953), M.A.K. Halliday & R. Hasan (1960), H. Harmann (1965), H.Weinrich (1966), W. Dressler (1970), O. I. Moskal’skaja, I. P. Gal’perin (1987), J. R. Martin (1992), David Nunan (2008), Trần Ngọc Thêm (1985, 1999, 2001), Diệp Quang Ban (1994), Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình (2002), Nguyễn Chí Hòa (2006), Nguyễn Thiện Giáp (2009), ... Khi nói tới văn bản thì người ta sẽ nhắc đến một đặc trưng cơ bản và quan trọng nhất đó là tính liên kết (cohesion). Để tạo thành văn bản thì các câu trong đó phải gắn bó với nhau theo một nguyên tắc cơ bản với những phương thức liên kết nhất định. Trong số rất nhiều các phương thức liên kết được sử dụng 1
- trong văn bản như phép đối, phép lặp, phép liên tưởng, phép nối, phép thế, phép tỉnh lược, phép tuyến tính,… thì phép nối được dùng khá phổ biến. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa của phép liên kết nói chung, phép nối nói riêng mà chúng tôi thấy rằng đây là một trong những vấn đề đáng được quan tâm trong phạm vi ngữ nghĩa văn bản. Mọi phát ngôn trong văn bản đều có sự nối kết với nhau bằng các phép liên kết mà mỗi phép đều có một đặc trưng chỉ dấu hiệu riêng (phép lặp, phép đối, phép nối, phép tỉnh lược, phép liên tưởng, phép tuyến tính). Bản thân trật tự tuyến tính (không có dấu hiệu hiển hiện trong văn bản) nhưng cũng là một biểu hiện của sự liên kết (liên kết tuyến tính). Nhưng chỉ khi xuất hiện các phương tiện nối thì mới gọi là phép nối. Phép nối là phép liên kết dùng các phương tiện nối (cụ thể là các từ/ cụm từ nối) để tạo nên sự nối kết trong văn bản. Các từ/ cụm từ nối rất nhiều, đa dạng và được phân loại theo các phạm trù khác nhau: phạm trù hợp – tuyển, phạm trù nguyên nhân – kết quả, phạm trù thời gian – không gian, phạm trù khái quát – cụ thể, phạm trù tương phản – nhượng bộ, … Thực tế đã có nhiều nghiên cứu bước đầu về các đơn vị từ ngữ nối thuộc các phạm trù nói trên, nhưng nghiên cứu một cách có hệ thống và đưa ra mô hình khái quát về những từ nối thuộc phạm trù tương phản trong tiếng Việt thì hầu như chưa được quan tâm nhiều. Vì thế, đi sâu vào nghiên cứu nhóm từ nối theo phạm trù này về mặt cấu trúc và ngữ nghĩa một cách hệ thống, phản ánh đúng bản chất liên kết của từ nối trong phạm vi văn bản là một việc rất cần thiết. Thông qua nghiên cứu này, chúng tôi muốn làm rõ giá trị liên kết cũng như khả năng tạo giá trị biểu đạt của nhóm từ nối thuộc phạm trù tương phản, cụ thể là xem chúng được sử dụng như thế nào, chức năng liên kết trong văn bản ra sao, mô hình khái quát hóa của từng từ, của cả nhóm từ này được thể hiện có gì đặc biệt, … để từ đó có thể đem lại những ứng dụng hữu ích trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ; biên soạn giáo trình giảng dạy ngôn ngữ; biên soạn giáo trình chuyên khảo; biên soạn và biên tập từ điển, biên soạn giáo trình tiếng Việt 2
- cho người nước ngoài; phục vụ trực tiếp việc giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài (tại nơi mà tôi đang công tác); hoặc có thể là cơ sở để cho những nghiên cứu về sau. Càng đi sâu vào từ nối và các phương tiện nối, ta càng thấy rõ “bức tranh” liên kết đa dạng và thú vị của từ nối tiếng Việt. Nhưng thực tế trong giới Việt ngữ học, chưa có một công trình nghiên cứu đầy đủ, hệ thống về riêng nhóm từ tương phản trong tiếng Việt. Đây chính là lí do khiến chúng tôi bắt tay thực hiện đề tài luận án “Từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt”. Từ nối là một chỉ dấu liên kết văn bản. Khảo sát, miêu tả và phân tích để làm sáng tỏ mối liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ theo phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt sẽ là công việc chính của luận án này. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận án là mô tả, khái quát hóa mô hình cấu trúc, đặc điểm ngữ nghĩa cơ bản giữa hai phát ngôn có chức năng khác nhau trong văn bản (chủ ngôn - phát ngôn đứng làm chủ và kết ngôn – phát ngôn liên kết với chủ ngôn) của nhóm từ nối tương phản; tìm ra sự tương đồng hoặc khác biệt về đặc điểm cấu trúc và đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm từ nối tương phản trong một số loại thể văn bản được khảo sát: văn bản văn học nghệ thuật, văn bản chính luận, văn bản khoa học. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án cần phải giải quyết những nhiệm vụ sau: (1) Xác lập cơ sở lí luận thông qua việc trình bày một số vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học văn bản, trong đó đi sâu về những tri thức liên quan tới phép liên kết, cụ thể là phép nối và từ nối. Trên cơ sở đó xác định các tiêu chí nhận diện từ nối thuộc phạm trù tương phản; 3
- (2) Thống kê, miêu tả, phân tích và đối chiếu về mặt cấu trúc hình thức của nhóm từ nối trên. Xác lập mô hình ở bình diện cấu trúc hình thức để có những đặc điểm cấu tạo và vị trí chức năng ngữ pháp của loại từ nối này trong phát ngôn; (3) Thống kê, miêu tả, phân tích và đối chiếu đặc điểm về chức năng ngữ nghĩa (trong phạm vi một ngữ cảnh xác định) của nhóm từ nối trên. Đặc điểm ngữ nghĩa của các từ nối này được xem xét qua đặc điểm liên kết và giá trị ý nghĩa trong văn bản; (4) Tổng hợp lại tất cả các kết quả trên để đưa ra những mô hình khái quát và cố gắng lí giải khái quát được chức năng ngữ pháp ngữ nghĩa của nhóm từ nối này. 3. Đối tượng, phạm vi và ngữ liệu nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án được xác định là những từ nối thuộc phạm trù tương phản trong văn bản tiếng Việt (qua văn bản văn học nghệ thuật, văn bản chính luận và một số văn bản khoa học xã hội. Mỗi loại thể văn bản được lựa chọn sao cho phù hợp cho việc khảo sát và khai thác hiệu quả cho việc miêu tả, phân tích của luận án). 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án sẽ xem xét nhóm từ nối thuộc phạm trù tương phản; được sử dụng trong các phát ngôn gắn kết với nhau trong văn bản chứ không phải ở trong các phát ngôn giao tiếp (lời nói), cũng không phải là các phát ngôn riêng lẻ; đặc biệt là trong các văn bản thuộc thể loại văn học nghệ thuật, chính luận, khoa học vốn tàng ẩn nhiều vấn đề có thể khai thác. Luận án nghiên cứu từ nối tương phản theo hai bình diện: liên kết hình thức (cấu trúc) và liên kết ngữ nghĩa để có cái nhìn bao quát nhất. Vì vậy, các nhân tố như: cấu trúc phát ngôn, cấu trúc liên kết, các yếu tố ngữ cảnh (quan hệ giao tiếp, không gian, thời gian…), các yếu tố tâm lí, văn hóa… góp phần quan trọng 4
- tạo nên ngữ nghĩa thông báo của phát ngôn. Khái niệm ngữ nghĩa trong luận án được xem xét không chỉ là nghĩa của một từ nối thông thường (không thể tách ra như một hư từ bình thường trong từ điển) mà trong phạm vi liên kết mà từ nối đó thực hiện (ngữ cảnh cần và đủ), từ đó mà nhận chân được giá trị ngữ nghĩa của cả đoạn văn có tác động của từ nối liên kết. 3.3. Ngữ liệu nghiên cứu Dựa trên tiêu chí chức năng, các nhà nghiên cứu đã phân loại văn bản thành: văn bản hành chính, văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản báo chí, văn bản nghệ thuật… . Trong khuôn khổ của luận án, chúng tôi sẽ tập trung vào ngữ liệu nghiên cứu dựa trên ba loại văn bản: văn học nghệ thuật, văn bản khoa học và văn bản chính luận theo những đặc trưng và chức năng riêng của các loại này (các tác phẩm làm ngữ liệu được thống kê ở phần Nguồn ngữ liệu). 4. Phương pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài, luận án sẽ sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp phân tích diễn ngôn: Đây là phương pháp chủ đạo cho các công trình nghiên cứu liên quan tới văn bản, diễn ngôn. Phương pháp này được dùng trong luận án để xem xét các phát ngôn (câu) có từ nối tương phản trong mối quan hệ các phát ngôn trong từng ngữ cảnh cụ thể. - Phương pháp miêu tả: Miêu tả là một cách tiếp cận, nhận diện, xem xét, phân tích đối tượng. Luận án quan sát trực tiếp các phát ngôn (câu) được thể hiện tường minh trên văn bản, qua đó phân tích và làm rõ các đặc điểm về cấu trúc liên kết, đặc điểm về ngữ nghĩa của nhóm từ nối thuộc phạm trù tương phản. - Thủ pháp thống kê định lượng: Dùng để xem xét, thống kê (cụ thể và tổng thể) các tài liệu, ngữ liệu từ các công trình nghiên cứu, sách, bài báo khoa học, luận văn, luận án, ngữ liệu nghiên cứu,... 5
- - Thủ pháp thống kê phân loại: Dùng để thu thập các thông tin định lượng cần thiết cho việc mô tả, nhận xét, đánh giá về đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa, cách dùng của từ nối tương phản, đồng thời phân loại chúng theo các tiểu nhóm, phục vụ cho quá trình nghiên cứu. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án là công trình khảo sát, phân tích, miêu tả toàn diện, hệ thống, cụ thể về nhóm từ nối thuộc phạm trù tương phản trong tiếng Việt trên phương diện cấu trúc phát ngôn và ngữ nghĩa liên kết trong phạm vi nguồn ngữ liệu là các văn bản văn học nghệ thuật, văn bản chính luận và một số văn bản khoa học xã hội. Đi xa hơn, luận án miêu tả, phân tích và làm rõ các đặc điểm về mặt ngữ nghĩa trong chuỗi phát ngôn (mà từ nối thuộc phạm trù tương phản trong tiếng Việt đảm nhận) mang nghĩa suy luận, lập luận qua các mối quan hệ liên kết cũng như các mô hình liên kết từ ngữ nối loại này thể hiện, đặc biệt là trong các văn bản khoa học, chính luận. Qua việc phân tích giá trị ngữ nghĩa, cấu trúc lập luận mà nhóm từ ngữ nối này thể hiện, luận án cho thấy giá trị liên kết cũng như khả năng tạo giá trị biểu đạt của các từ ngữ nối tương phản cũng như khẳng định vai trò quan trọng của chúng trong việc tạo lập văn bản trên cơ sở các phát ngôn (trong chuỗi phát ngôn). Luận án góp phần trả lời một câu hỏi mang tính giả thuyết: “Nếu coi từ nối là một chỉ dấu liên kết thì vai trò của hai loại liên kết (liên kết cấu trúc và liên kết ngữ nghĩa) được biểu hiện như thế nào?” 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án Về lí luận: Mở rộng “biên độ nghiên cứu”, từ một phạm vi nghiên cứu cụ thể, luận án góp phần làm phong phú, sáng tỏ thêm lí thuyết về các phép liên kết và phương tiện liên kết trong tiếng Việt (theo lí thuyết của Ngôn ngữ học văn bản và 6
- lí thuyết Phân tích diễn ngôn), đồng thời góp phần làm phong phú thêm lí thuyết về dạy tiếng Việt cho người nước ngoài. Về thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận án đem lại những ứng dụng hữu ích trong thực tiễn sử dụng ngôn ngữ; có thể ứng dụng để biên soạn từ điển, biên soạn giáo trình chuyên khảo, giảng dạy ngôn ngữ; giúp người dạy và học hiểu và sử dụng chính xác hơn ngôn ngữ tiếng Việt, trong một chừng mực nhất định, góp phần hỗ trợ việc giảng dạy tiếng Việt như một ngoại ngữ cho người nước ngoài. Nhờ đó mà người học cũng như người dạy, thậm chí cả các nhà nghiên cứu có thể sử dụng từ, ngữ, câu một cách chính xác về nghĩa và lập luận trong quá trình tạo lập văn bản (cả nói và viết). Nghiên cứu này cũng góp thêm một tiếng nói trong xu hướng nghiên cứu phong cách văn bản nói chung và liên kết văn bản nói riêng. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Nguồn ngữ liệu khảo sát, nội dung chính của luận án được cấu trúc thành ba chương. Chương 1 là chương có vai trò làm nền tảng, xuất phát điểm về lí luận. Hai chương tiếp theo có nhiệm vụ rõ ràng, riêng biệt. Chương 2 xem xét từ nối về mặt cấu trúc hình thức. Chương 3 là chương đi sâu phân tích ngữ nghĩa, cụ thể là chỉ ra giá trị lập luận của các phát ngôn có từ nối: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết. Chương 2: Liên kết cấu trúc của nhóm từ nối tương phản trong tiếng Việt. Chương 3: Liên kết ngữ nghĩa của nhóm từ nối tương phản trong tiếng Việt. 7
- CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. Dẫn nhập Luận án đặt vấn đề nghiên cứu nhóm từ nối tương phản, thuộc nhóm từ nối nói chung và thuộc phạm trù từ hư trong ngôn ngữ. Do đó, những công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài này sẽ bao gồm vấn đề văn bản, từ nối và liên kết văn bản. Để có một cái nhìn tổng quát về việc nghiên cứu phép nối và các từ nối, chúng tôi sẽ tiến hành tổng hợp và hệ thống hoá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài của chúng tôi như sách, giáo trình, chuyên khảo, luận án, luận văn, bài báo khoa học và các công trình nghiên cứu ở trong và ngoài nước liên quan đến đề tài. Nội dung phần tổng quan được sắp xếp theo trình tự thời gian, theo vấn đề nghiên cứu từ khái quát đến cụ thể, từ cái chung đến cái riêng nhằm làm nổi bật sự thay đổi trong cách nhìn nhận và nghiên cứu. Trên cơ sở đánh giá kết quả và phạm vi nghiên cứu của các tác giả qua các công trình, chúng tôi tìm kiếm khoảng trống về đối tượng nghiên cứu, đồng thời tìm và xác định phạm vi đối tượng nghiên cứu cho đề tài của luận án. 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.2.1. Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở nước ngoài 1.2.1.1 Những công trình nghiên cứu về văn bản và liên kết Ngôn ngữ học Văn bản ra đời và có lịch sử phát triển chưa dài. Manh nha từ những năm thuộc thập kỉ 50, nó chỉ được thừa nhận là một chuyên ngành ngôn ngữ học độc lập vào cuối những năm thuộc thập niên 60 và 70 của thế kỉ XX. Không dừng ở cấp độ câu, các nhà ngữ học đã mở rộng việc nghiên cứu ngôn ngữ trong phạm vi rộng hơn, tức là các đơn vị “siêu cú pháp” (Lúc đầu được các nhà Nga ngữ học gọi bằng những thuật ngữ như “chỉnh thể cú pháp phức hợp” (сложное синтаксическое целое), “thể thống nhất trên câu” 8
- (сверхфразовое единство). Ngay sau đó là rất nhiều bài báo, những công trình nghiên cứu xuất hiện và giới ngôn ngữ học đã chính thức ghi nhận một trào lưu nghiên cứu mới. Đầu tiên chính là cuộc hội thảo khoa học về ngữ pháp văn bản năm 1975 được hai tổ chức ngôn ngữ của nước Cộng hòa Dân chủ Đức và Tiệp Khắc thực hiện ở Berlin - thủ đô nước Cộng hòa Dân chủ Đức. Sau đó là năm 1981, hội nghị về ngôn ngữ học văn bản tại Trường Đại học Sư phạm mang tên Hồ Chí Minh ở Jarkusk thuộc Liên Xô (cũ) đã được diễn ra. Cuốn “Cohesion in English” - Phép liên kết trong tiếng Anh" của M.A.K Halliday và R. Hassan ra đời năm 1976 (đồng xuất bản tại London và New York) được xem là công trình đầu tiên nghiên cứu về phép nối với tư cách là một phương tiện liên kết liên câu (có sự xuất hiện các từ nối). Sau đó, từ những kết quả đã đạt được, Halliday đã tiếp tục khảo sát thêm tư liệu, nghiên cứu mở rộng, bổ sung hướng nghiên cứu của mình, đặc biệt là về tính liên kết văn bản. Halliday lưu ý và phân tích khá kĩ khái niệm cú (clause) và coi cú là đơn vị cơ sở để làm rõ các góc độ xem xét văn bản. Ngoài cuốn sách của D. Nunan (1998), nhan đề “Introduction Discourse Analysis” (Dẫn nhập phân tích diễn ngôn), còn có thêm một số công trình nghiên cứu khác, chẳng hạn của K. Boost, Z.S. Harris, Halliday, Hasan, W. Koch, L.M. Loseva, Crystal, v.v… . tất cả các nhà nghiên cứu đều thống nhất coi liên kết là đặc trưng quan trọng của văn bản, khi xem xét phép nối, các tác giả đã chỉ ra 4 loại quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu của phép liên kết này: 1) nghịch đối, 2) bổ sung, 3) thời gian, 4) nguyên nhân. Chính những nghiên cứu này đã mở ra cánh cửa nghiên cứu về liên kết văn bản và phép nối trong tiếng Việt cho các nhà Việt ngữ học trong nước như: Trần Ngọc Thêm (1985, 1999, 2001), Diệp Quang Ban (2002, 2009), Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Phạm Văn Tình (1983, 2002), v.v… 9
- 1.2.1.2. Nghiên cứu về liên kết và phép nối Năm 1976, việc ra đời của công trình nghiên cứu mang tên “Cohesion in English” (Phép liên kết trong tiếng Anh) của M.A. K. Halliday và R. Hasan (Nxb London và New York) được xem là công trình mở đầu, giữ vai trò quan trọng trong giai đoạn nghiên cứu về tính liên kết và phép nối trong văn bản. Các kết quả nghiên cứu về tính liên kết trong văn bản tiếng Anh đã chính thức đặt vấn đề cho các nhà ngữ học quan tâm nghiên cứu về vai trò của từ nối trong phép nối. Theo hai tác giả này, khi xem xét phép nối “phải dựa trên mối quan hệ về nghĩa giữa chúng và cái theo sau được kết nối một cách hệ thống với cái đi trước”. Các tác giả cũng đã phân chia phép nối thành 4 loại dựa trên quan hệ về nghĩa của chúng. Đó là “quan hệ bổ sung (additive), quan hệ đối lập (adversative), quan hệ nhân quả (causal) và quan hệ thời gian (temporal)”. Ngoài ra, trong công trình này, các tác giả cũng đã khảo sát, thống kê, miêu tả và phân tích một số liên từ cơ bản có vai trò thể hiện mối quan hệ ngữ nghĩa của phép nối. Cũng trong cuốn sách này, quan niệm về liên kết văn bản đã được làm sáng tỏ, không giống như các nhà ngôn ngữ học khác, coi liên kết chỉ thuộc về cấu trúc. Hai tác giả đã thể hiện cách hiểu liên kết văn bản theo hướng: coi văn bản “là một hệ thống (cấu trúc – ngữ nghĩa)”, coi hệ thống “là phạm trù trung tâm của lí thuyết”. Người đầu tiên nghiên cứu kĩ về phép nối ở cả bình diện hệ thống và cấu trúc không thể không nhắc tới chính là J. R. Martin. Công trình English Text – System and Structure (Văn bản tiếng Anh – Hệ thống và Cấu trúc, Amsterdam, 1992) đã được tác giả tiến hành nghiên cứu văn bản tiếng Anh trên bình diện hệ thống – cấu trúc. Với việc khảo cứu và phân tích sự biểu hiện của các phép liên kết, tác giả đã đặc biệt lưu ý tới sự nối kết văn bản qua phép nối (có các từ nối hiện diện). Dựa trên các ngữ liệu được phân tích, cũng như căn cứ vào các từ nối xuất hiện trong và ngoài phát ngôn, có hai dạng thức nối được tác giả phân biệt: nối bên trong (internal relations) và nối bên ngoài (external 10
- relations)1 theo các quan hệ bổ sung (addictive relations), nhân quả (consiquential relations), so sánh (comparative relations), thời gian (temporal) và định vị (locative relations). Trước đó, rất nhiều tác giả quan niệm từ nối chỉ là một hư từ (từ ngữ pháp) thông thường, đặc biệt là không xem xét từ nối vượt ra ngoài phạm vi câu mà người ta không nhìn ra giá trị “liên kết liên câu” của nó. Các công trình sau này (tiêu biểu là Trần Ngọc Thêm), từ nối được “cấp” cho một chức năng chỉ dấu và định vị phạm vi liên kết văn bản. Cũng nghiên cứu theo hướng này còn có công trình “An Introduction to Functional Grammar” (Dẫn luận Ngữ pháp Chức năng) (Tác giả M.A.K. Halliday, Hoàng Văn Vân dịch, 1998). Trong tác phẩm này, Halliday đã làm rõ hơn khái niệm “tính liên kết” (cohesion), các phương thức liên kết tạo nên văn bản và sự mạch lạc (coherence) văn bản theo quan điểm của Ngữ pháp Chức năng. Khác với một số nhà nghiên cứu (về văn bản) trước đó, Halliday cho rằng, các phương tiện liên kết (các phép liên kết) bao gồm: phép quy chiếu, phép thay thế và tỉnh lược, phép nối, phép liên kết từ vựng (Trong giới Việt ngữ học Việt Nam, người áp dụng tiêu chí phân loại này là Diệp Quang Ban). Điều đáng lưu ý là với phép nối, ông đã phân chia theo 3 phạm trù: chi tiết hóa (elaboration), mở rộng (extension), tăng cường (enhancement). Từ 3 phạm trù này, ta có thể nhận ra mối quan hệ, phạm vi và mức độ liên kết ngữ nghĩa của các từ nối trong văn bản. Cũng chỉ ra bốn loại quan hệ ngữ nghĩa chủ yếu trong phép nối chính là: nghịch đối, bổ sung, thời gian và nguyên nhân trong công trình “Introduction Discourse Analysis” – Dẫn nhập phân tích diễn ngôn của David Nunan (1998) (Hồ Mỹ Huyền và Trúc Thanh dịch). Tác giả cũng đã đề cập đến các vấn đề 1 Vấn đề “nối bên trong” (nối trong phạm vi phát ngôn, câu) và “nối bên ngoài” (nối giữa các phát ngôn (câu) với nhau, sẽ được chúng tôi nói kĩ hơn ở phần sau của chương này. 11
- liên kết, trong đó có phép nối. Đây cũng sẽ được xem là cơ sở lí thuyết để nghiên cứu ngữ nghĩa, ngữ dụng của phép nối trong tiếng Việt. Năm 2000, công trình “English Grammar - An Introduction” (Tác giả: Peter Collins và Carmella Hollo) được tái bản. Quyển sách gồm hai phần Grammatical Decription (Mô tả ngữ pháp) và Looking at language in context (Xem xét ngôn ngữ trong ngữ cảnh). Ở phần thứ 2, mục Cohesion – Liên kết và Analysis of Cohesion in sample texts – Phân tích phép liên kết trong những văn bản tiêu biểu, vấn đề liên kết và phép nối đã được tác giả đề cập đến. Theo hai tác giả, các loại phép liên kết ở cấp độ vĩ mô có: deictic (trực chỉ), generic (loại thể) và logical signposts (dấu hiệu logic). Còn các loại liên kết: đồng sở chỉ (co-reference), thay thế (substitution) và tỉnh lược (ellipsis) ở cấp độ vi mô. Theo hai tác giả này, trực chỉ (deictic) là những đơn vị định vị các nhân vật tham gia giao tiếp, định vị không gian, thời gian (ngữ cảnh hội thoại và thời gian hội thoại). Cụ thể đó là: participant identification (nhận ra người tham gia giao tiếp), place and time indicators (yếu tố chỉ không gian, thời gian), temporal ordering expressions (sự diễn đạt theo trật tự thời gian) và tense and aspect (thì và thể - cũng là một yếu tố xác định thời gian của hành động). Về loại thể (generic), đó là những yếu tố làm cho bố cục của văn bản trở nên rõ ràng, theo một mẫu thức xác định: “in set patterned ways”, chẳng hạn như phân chia văn bản thành từng chapter (chương), paragraphs (đoạn), … . Về dấu hiệu logic (logical signposts), đó là những dấu hiệu trình bày ngữ liệu theo một chuỗi logic, chuỗi trật tự thời gian như: first (đầu tiên), then (sau đó)…, on one hand (một mặt), on the other hand (mặt khác), … . Tóm lại, những quan hệ ý nghĩa chỉ thời gian, không gian và trật tự diễn đạt chính là ba ý nghĩa ở cấp độ vĩ mô. Và hai tác giả đi sâu vào từng khía cạnh: Text Orientation (Định hướng văn bản), Grammatical cohesion (Liên kết ngữ pháp), Logical connectors (Những yếu tố liên kết logíc) và Lexical Cohesion (Liên kết từ vựng). Trong mỗi phần vừa nêu, Peter Collins và Carmella Hollo 12
- đều có đề cập ít nhiều đến phép nối. Tác giả cũng đưa ra bốn loại liên kết logic: addictive (bổ sung), adversative (tương phản), causal (nhân-quả) và temporal (thời gian) [64, tr.171-172]. Đây cũng là những loại phép nối mà M.A.K. Halliday và các tác giả khác đã nêu. Qua những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới, phép nối tuy không được nghiên cứu rộng rãi nhưng so với các phép liên kết khác thì phép nối cũng đã đạt được những kết quả đáng chú ý. Điều quan trọng là các tác giả đã phân biệt và xác định rõ ràng hiện tượng nối có liên từ (hay quan hệ từ) trong văn bản. Chính từ đây mà việc nhận diện và phân loại các từ nối với chức năng ngữ pháp của từng loại cụ thể từng bước được xem xét trong phạm vi liên kết liên câu. Đây có thể xem là nền tảng quan trọng về mặt lí luận để có thể tiến hành nghiên cứu phép nối theo các mối quan hệ khác nhau, tức là những kiểu loại ý nghĩa khác nhau về phạm trù phản ánh trong các văn bản, ngôn bản cụ thể. 1.2.2. Tình hình nghiên cứu về văn bản và phép nối ở trong nước 1.2.2.1. Nghiên cứu về văn bản Vào những năm cuối của thập kỉ 80 thế kỉ XX, Việt ngữ học mới thực sự tiếp cận với Ngôn ngữ học văn bản. Trên thế giới, chuyên ngành ngôn ngữ này phát triển khá rầm rộ vào những năm 70 của thế kỉ XX. Thực ra, từ năm 1973, hai tác giả Nguyễn Tài Cẩn và N.V. Stankevich đã phần nào đưa ra ý tưởng nghiên cứu các đơn vị trên câu, trong bài viết “Góp thêm một số ý kiến về hệ thống các đơn vị ngữ pháp” (Ngôn ngữ, s. 2, 1973). Nhưng người có vai trò tiên phong và đóng góp nhiều tâm huyết và công sức nhất phải kể đến là Trần Ngọc Thêm. Năm 1985, qua công trình “Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt” (Nxb Khoa học Xã hội, tái bản ở Nxb Giáo dục 1999, 2001), ông đã trình bày một cách hệ thống, đầy đủ về những vấn đề lí thuyết của Ngôn ngữ học văn bản và được vận dụng vào nghiên cứu thực tiễn tiếng Việt. Đến nay (2023), sau gần 13
- bốn chục năm, giới Việt ngữ học vẫn coi đây là tác phẩm đáng tham khảo nhất trong việc nghiên cứu các đơn vị trên câu “siêu cú pháp”. Tiếp theo đó, không thể không nhắc đến hai nhà Việt ngữ học có nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến phép liên kết văn bản và phép nối. Đó chính là Đỗ Hữu Châu (1994) và Nguyễn Thị Việt Thanh (1994, 1999). Các tác giả đã nghiên cứu phép nối ở hai bình diện chức năng và ngữ dụng. Việc nghiên cứu này vừa tiếp thu được ngôn ngữ truyền thống lại vừa tiếp cận với ngôn ngữ văn bản hiện đại, đồng thời mở ra hướng nghiên cứu mới là hướng hoạt động của phép nối về mặt nghĩa. Một trong những tác giả có đóng góp quan trọng vào những thành tựu của ngôn ngữ học văn bản không thể không nhắc đến là Diệp Quang Ban. Ông đã có rất nhiều bài báo, chuyên luận viết về lĩnh vực này. Cụ thể là bài viết: “Đọc sách Hệ thống lên kết văn bản tiếng Việt của Trần Ngọc Thêm”, đăng trên tạp chí Ngôn ngữ, số 3, 1986; “Về mạch lạc trong văn bản”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1998; Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998; “Ứng dụng cách nhìn dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, tạp chí Ngôn ngữ, số 6, 2001; Sau đó là các công trình dài hơi nghiên cứu về văn bản, điển hình là cuốn “Giao tiếp - Văn bản - Mạch lạc - Liên kết - Đoạn văn” ( Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2002) đã tập hợp một cách đầy đủ, hệ thống, có cập nhật các quan điểm nghiên cứu mới về văn bản và diễn ngôn ở Việt Nam và trên thế giới. Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu của tác giả Lê Xuân Thại (1998), Phạm Văn Tình (2002), Lương Đình Dũng (2005), Lương Đình Khánh (2006), Bùi Văn Năm (2010)… . Cùng với đó là những luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ cũng đã nghiên cứu về vấn đề liên kết trong văn bản như: Phạm Thu Trang (2001), Dương Thị Bích Hạnh (2003), Thái Thị Như Quỳnh (2013), Nguyễn Thị Thu (2014), Lê Thị Thùy Linh (2015), Võ Thị Hường (2017), Nguyễn Thị Tố Hoa (2021)… Các công trình này ít nhiều cung cấp những kết 14
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn