Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh - Việt
lượt xem 13
download
Luận án "Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh - Việt" này đã dựa trên khung lý thuyết về NNH tri nhận để tìm ra, lý giải, và so sánh đối chiếu các mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên cứ liệu các truyện ngắn Anh và Việt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh - Việt
- ] VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ HƢƠNG ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH - VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2023
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH THỊ HƢƠNG ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH - VIỆT Ngành: Ngôn ngữ học so sánh, đối chiếu Mã số: 9222024 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Hà Quang Năng 2. PGS.TS. Nguyễn Đăng Sửu Hà Nội - 2023
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Cách thức giải quyết các vấn đề đặt ra cũng như các kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Đinh Thị Hương
- MỤC LỤC MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................................................................7 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................7 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm ...................................................7 1.1.2.Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm về tình yêu ...............................12 1.2. Cơ sở lý luận .....................................................................................................20 1.2.1. Cơ sở lý luận về ẩn dụ ý niệm................................................................20 1.2.2. NNH đối chiếu và đối chiếu các ngôn ngữ ..........................................35 1.2.3. Cơ sở lý luận về văn hoá Việt – Anh ...................................................38 1.3. Tiểu kết ..............................................................................................................39 Chƣơng 2: ẨN DỤ CẤU TRÚC VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH - VIỆT ...............................................................................................41 2.1. Hệ thống ẨN DỤ CẤU TRÚC về tình yêu .....................................................42 2.2. Các lƣợc đồ hình ảnh cơ bản trong ẩn dụ cấu trúc tình yêu .......................43 2.2.1. Lƣợc đồ hình ảnh ĐƢỜNG DẪN (PATH) ..........................................44 2.2.2. Lƣợc đồ hình ảnh LỰC ........................................................................45 2.3. Mô hình chiếu xạ giữa miền nguồn đến miền đích TÌNH YÊU ...................47 2.3.1. Miền nguồn KINH DOANH ...............................................................47 2.3.2. Miền nguồn NGHỆ THUẬT ................................................................59 2.3.3. Miền nguồn CUỘC ĐI SĂN ...............................................................67 2.4. Các đặc điểm tƣơng đồng và dị biệt trong ẩn dụ cấu trúc về tình yêu Anh – Việt ............................................................................................................................75 2.4.1. Các đặc điểm tƣơng đồng .....................................................................75 2.4.2. Các đặc điểm dị biệt .............................................................................77 2.5. Tiểu kết ..............................................................................................................79 Chương 3: ẨN DỤ BẢN THỂ VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH - VIỆT ............................................................................................................81 3.1. Hệ thống ẩn dụ bản thể về tình yêu ................................................................81 3.2. Lƣợc đồ hình ảnh trong AD bản thể về tình yêu ................................................83 3.2.1. Lƣợc đồ hình ảnh VẬT CHỨA (CONTAINER) .................................83
- 3.2.2. Lƣợc đồ hình ảnh VẬT THỂ (OBJECT) .............................................86 3.3. Mô hình chiếu xạ đến miền đích TÌNH YÊU ................................................89 3.3.1. Miền nguồn CHẤT LƢU .....................................................................89 3.3.2. Miền nguồn GÁNH NẶNG .................................................................94 3.3.3. Miền nguồn CHẤT LIỆU ....................................................................97 3.3.4. Miền nguồn RƢỢU ............................................................................100 3.4. Tƣơng đồng và dị biệt trong mô hình ẩn dụ bản thể và lƣợc đồ hình ảnh về tình yêu ..............................................................................................................102 3.4.1. Các đặc điểm tƣơng đồng ...................................................................102 3.4.2. Các đặc điểm dị biệt ...........................................................................104 3.5. Tiểu kết ............................................................................................................107 Chƣơng 4: ẨN DỤ ĐỊNH HƢỚNG VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH – VIỆT .............................................................................................108 4.1. Hệ thống ẩn dụ định hƣớng về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt ...108 4.2. Đối chiếu các loại ẩn dụ định hƣớng về tình yêu.........................................109 4.2.1. Ẩn dụ định hƣớng CÓ TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG LÊN, MẤT TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG XUỐNG ........................................................................109 4.2.2. Ẩn dụ CÓ TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG VÀO TRONG, MẤT TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG RA NGOÀI ...................................................................126 4.2.3. AD định hƣớng CÓ TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG LẠI GẦN, MẤT TÌNH YÊU LÀ HƢỚNG RA XA ................................................................138 4.3. Các đặc điểm tƣơng đồng và dị biệt trong ẩn dụ định hƣớng về tình yêu144 4.3.1. Các đặc điểm tƣơng đồng ...................................................................144 4.3.2. Các đặc điểm dị biệt ...........................................................................145 4.4. Tiểu kết ............................................................................................................146 KẾT LUẬN ............................................................................................................148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ..........................................................................152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................153 PHỤ LỤC ...............................................................................................................167
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AD: Ẩn dụ BT: Biểu thức CMT: Conceptual Metaphor Theory (Khung lý thuyết về ẩn dụ ý niệm) MIP: Metaphor Identification Procedure (Quy trình nhận dạng ẩn dụ) MĐ: Miền đích MN: Miền nguồn NNH: Ngôn ngữ học TA: Tiếng Anh TV: Tiếng Việt
- DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Lƣợc đồ ánh xạ từ miền nguồn HÀNH TRÌNH đến miền đích TÌNH YÊU ..................................................................................................................28 Bảng 1.2: Phân loại lƣợc đồ hình ảnh của Johnson (1987) .......................................30 Bảng 1.3: Phân loại lƣợc đồ hình ảnh của Clausner và Croft ...................................30 Bảng 2.2: Lƣợc đồ hình ảnh của các ẩn dụ cấu trúc .................................................44 Bảng 2.8: AD cấu trúc bậc thấp về tình yêu trong ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ KINH DOANH ............................................................................................................48 Bảng 2.9: Sơ đồ ánh xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ THỊ TRƢỜNG .........................48 Bảng 2.10: Các thuộc tính chiếu xạ trong ẩn dụ cấu trúc TÌNH YÊU LÀ THỊ TRƢỜNG .........................................................................................................49 Bảng 2.11: Lƣợc đồ chiếu xạ từ miền nguồn HỢP ĐỒNG KINH DOANH đến miền đích TÌNH YÊU ......................................................................................52 Bảng 2.12: Các thuộc tính chiếu xạ trong ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ HỢP ĐỒNG KINH DOANH .................................................................................................52 Bảng 2.13: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ HÀNG HOÁ ..............................................57 Bảng 2.14: Các thuộc tính chiếu xạ trong ẩn dụ HÀNG HOÁ .................................57 Bảng 2.15: Ẩn dụ cấu trúc tình yêu bậc thấp của AD TÌNH YÊU LÀ NGHỆ THUẬT.............................................................................................................60 Bảng 2.16: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ MỘT VỞ KỊCH ........................................60 Bảng 2.17: Các thuộc tính chiếu xạ của ẩn dụ TÌNH YÊU LÀ MỘT VỞ KỊCH ....61 Bảng 2.18: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ KHIÊU VŨ ................................................63 Bảng 2.19: Các thuộc tính chiếu xạ của ẩn dụ KHIÊU VŨ ......................................64 Bảng 2.20: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ ÂM NHẠC ................................................66 Bảng 2.21: Các thuộc tính chiếu xạ của ẩn dụ ÂM NHẠC ......................................66 Bảng 2.22: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ CUỘC ĐI SĂN .........................................67 Bảng 2.23: Các thuộc tính chiếu xạ của ẩn dụ CUỘC ĐI SĂN ................................68 Bảng 2.24: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ NHỮNG CON VẬT BỊ SĂN ...................71 Bảng 2.25: Các thuộc tính chiếu xạ trong ẩn dụ cấu trúc NHỮNG NGƢỜI YÊU NHAU LÀ NHỮNG CON VẬT BỊ SĂN ........................................................72 Bảng 3.1: Hệ thống AD BẢN THỂ về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt .......81
- Bảng 3.2: Lƣợc đồ hình ảnh trong các AD ý niệm về tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt .....................................................................................................83 Bảng 3.3: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ CHẤT LƢU ................................................89 Bảng 3.4: Các thuộc tính chiếu xạ trong AD bản thể TÌNH YÊU LÀ CHẤT LƢU ..................................................................................................................90 Bảng 3.5: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ GÁNH NẶNG .............................................94 Bảng 3.6: Các thuộc tính chiếu xạ trong AD bản thể TÌNH YÊU LÀ GÁNH NẶNG...............................................................................................................94 Bảng 3.7: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ CHẤT LIỆU ................................................97 Bảng 3.8: Các thuộc tính chiếu xạ của ẩn dụ CHẤT LIỆU ......................................97 Bảng 3.9: Ẩn dụ TRẠNG THÁI TỒN TẠI CỦA CHẤT LIỆU ..............................99 Bảng 3.10: Lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ RƢỢU .....................................................101 Bảng 3.11: Các thuộc tính chiếu xạ trong AD bản thể TÌNH YÊU LÀ RƢỢU .....101
- DANH MỤC HÌNH Hình 2.1: Các ẩn dụ ý niệm tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt ........................41 Hình 2.2. Tần suất xuất hiện của các tiểu loại AD trong AD cấu trúc .....................42 Hình 2.3: Sơ đồ ẩn dụ cấu trúc về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt...............43 Hình 2.4: Lƣợc đồ hình ảnh ĐƢỜNG DẪN .............................................................44 Hình 2.5: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh TIẾN TRÌNH ...............................................44 Hình 2.6: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh ÁP LỰC .......................................................45 Hình 2.7: Lƣợc đồ hình ảnh LỰC ĐỐI KHÁNG .....................................................46 Hình 2.8: Lƣợc đồ hình ảnh CHUYỂN DỊCH KIỀM CHẾ .....................................47 Hình 3.1: Biểu đồ biểu diễn lƣợc đồ hình ảnh VẬT CHỨA ....................................84 Hình 3.2: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh ĐẦY - VƠI ..................................................84 Hình 3.3: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh LƢỢNG .......................................................85 Hình 3.4: Lƣợc đồ hình ảnh VẬT THỂ ....................................................................87 Hình 3.5: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh BỘ PHẬN – TOÀN THỂ ............................87 Hình 3.6: Lƣợc đồ hình ảnh phái sinh SỐ - LƢỢNG ...............................................89 Hình 4.1: Thống kê số lƣợng biểu thức chứa dụ dẫn trong các miền không gian của ẩn dụ định hƣớng .....................................................................................108 Hình 4.2: Lƣợc đồ hình ảnh định hƣớng HƢỚNG THẲNG ĐỨNG .....................110 Hình 4.3: Lƣợc đồ hình ảnh TRONG – NGOÀI ....................................................126 Hình 4.4: Lƣợc đồ hình ảnh biểu diễn định hƣớng HƢỚNG LẠI GẦN ................138 Hình 4.5: Lƣợc đồ hình ảnh định hƣớng HƢỚNG RA XA ....................................142
- MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ẩn dụ luôn đƣợc coi là một hiện tƣợng ngôn ngữ và là công cụ sắc bén của các nhà hùng biện và phê bình văn học. Theo Aristole ―ẩn dụ là việc gọi tên một sự vật thông qua một sự vật khác‖ (Ricoeur, 1978, tr.13). Quan điểm này đã thống trị lý thuyết ẩn dụ phƣơng Tây trong nhiều thế kỷ. Cũng theo cách hiểu này, ẩn dụ đƣợc coi là công cụ hỗ trợ cơ bản, tô điểm thêm cho nhiều biểu thức ngôn ngữ mang nghĩa bóng, khác với các hệ thống ngôn ngữ thƣờng ngày. Tuy nhiên, vào giữa những năm 1980, ngôn ngữ học tri nhận (NNH) nổi lên nhƣ một thành tựu tổng hợp của khoa học tri nhận và nhận thức về ngôn ngữ, mang lại những quan điểm mới cho cách tiếp cận ẩn dụ. Thay vì đƣợc hiểu nhƣ một hình thức trang trí của ngôn ngữ, phép ẩn dụ lúc này đƣợc sử dụng nhƣ một công cụ hiệu quả nhất giúp định hình cách chúng ta cảm nhận thế giới quan mà chúng ta trải nghiệm.Đó là vấn đề của tƣ duy hơn là của ngôn ngữ. Các trạng thái cảm xúc - trải nghiệm cá nhân - có thể nói là rất phi vật chất, mơ hồ và mang tính chủ quan. Cảm xúc có liên quan đến tƣ duy nhận thức, điều này hoàn toàn khác với những cảm giác thân thể đơn thuần. Cảm xúc cũng là một cách thể hiện kinh nghiệm của con ngƣời, đặt trong sự vận động của bối cảnh xã hội. Điều đó chứng tỏ một điều, tính nghiệm thân của chủ thể tri nhận bao giờ cũng mang đậm dấu ấn văn hóa, tƣ tƣởng của một dân tộc. Do đó, ẩn dụ là một công cụ hữu ích giúp mô hình hoá các cảm xúc đa dạng. Khám phá các ý niệm tình cảm không chỉ đáp ứng nhu cầu của các NNH tri nhận, mà còn có giá trị trong các nghiên cứu ngôn ngữ học và nghiên cứu văn hóa học. Chủ đề tình yêu cho đến nay đã đƣợc khai thác đáng kể theo cả hai hƣớng truyền thống và tri nhận, trong các lĩnh vực đa dạng nhƣ triết học, tâm lý học, nhân học, v.v. Theo khung lý thuyết của NNH tri nhận, đã có rất nhiều các nghiên cứu trong và ngoài nƣớc nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm về tình yêu của một tác giả, trên một ngôn ngữ cụ thể. Bên cạnh đó cũng có các nghiên cứu đa văn hoá, khai thác đối chiếu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên cứ liệu các tác phẩm thơ, ca trong và ngoài nƣớc. Tuy nhiên, trong Việt ngữ học, chƣa có nghiên cứu nào đối chiếu ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt. Xác định đƣợc các điểm còn bỏ ngỏ nhƣ trên, chúng tôi lựa chọn đề tài ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ TÌNH YÊU TRONG TRUYỆN NGẮN ANH - VIỆT cho luận án của 1
- mình. Trên cơ sở phân tích các cách thức biểu đạt tình yêu trong các biểu thức (BT) ngôn ngữ thông qua các mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu, các lƣợc đồ hình ảnh, luận án sẽ tiến hành làm sáng tỏ các đặc điểm tƣơng đồng và khác biệt về văn hóa cũng nhƣ tƣ duy trong cách thức biểu đạt tình yêu của các nhà văn Anh và Việt. Từ đó, cung cấp cho ngƣời học ngôn ngữ, giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ có thêm góc nhìn về phƣơng thức tƣ duy về thế giới khách quan của cộng đồng Anh – Việt và những biểu hiện của tƣ duy này trong cách biểu đạt tình yêu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án này đã dựa trên khung lý thuyết về NNH tri nhận để tìm ra, lý giải, và so sánh đối chiếu các mô hình ẩn dụ ý niệm về tình yêu trên cứ liệu các truyện ngắn Anh và Việt, từ đó tập trung: (i) Làm sáng tỏ thêm các cơ chế và nguyên tắc tri nhận về tình yêu của con ngƣời; (ii) Xác định các đặc điểm tƣơng đồng và dị biệt về lƣợc đồ ánh xạ, cơ sở tri nhận nghiệm thân thông qua các BT ngôn ngữ biểu đạt ý niệm tình yêu và quá trình ý niệm hóa tình yêu. Trên cơ sở đó, tƣờng giải và làm rõ những nếp tƣ duy mang bản sắc văn hóa – dân tộc đƣợc thể hiện trong tiếng Anh và tiếng Việt; nói cách khác là tƣ duy đặc thù của ngƣời phƣơng Tây và phƣơng Đông đặt trong sự tƣơng quan giữa tính phổ quát và tính đặc thù của từng dân tộc; (iii) Kết quả khảo sát có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc biên soạn giáo trình, từ điển đối chiếu Anh-Việt/Việt-Anh, cũng nhƣ xây dựng, biên tập và dịch thuật các chƣơng trình đào tạo tiếng Anh cao cấp. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu nhƣ sau: (i) - Xác định một số vấn đề lí luận của AD ý niệm có liên quan. Tổng hợp và hệ thống hoá các cơ sở lý luận phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận án và tập hợp thành tựu cũng nhƣ những khoảng trống còn bỏ ngỏ của các nghiên cứu liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài cho đến nay. (ii) Phân tích và luận giải cơ chế ánh xạ của ẩn dụ ý niệm về tình yêu thông qua các lƣợc đồ hình ảnh và mô hình ánh xạ tƣơng đƣơng giữa miền nguồn và miền đích trên cơ sở ngữ liệu tiếng Anh và tiếng Việt; xây dựng lƣợc đồ tầng bậc của các ý niệm và mối quan hệ giữa ngôn ngữ - văn hoá – tƣ duy. 2
- (iii) So sánh các lƣợc đồ hình ảnh, mô hình ánh xạ để tìm ra những điểm giống và khác nhau giữa cách diễn đạt ẩn dụ tình yêu trong tiếng Anh và tiếng Việt; từ đó làm sáng tỏ những yếu tố có ảnh hƣởng đến những điểm tƣơng đồng và khác biệt này. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong các truyện ngắn tiếng Việt và tiếng Anh. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận án là các loại ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt. Những vấn đề trọng yếu của luận án đƣợc xác định và giới hạn nhƣ sau. Thứ nhất, ngoại trừ tình yêu đôi lứa, các BT ẩn dụ của các loại tình yêu khác nhƣ tình yêu gia đình, tình bạn bè, tình yêu tôn giáo và tình yêu phổ quát không đƣợc khảo cứu. Thứ hai, các biểu thức (BT) ẩn dụ về tình yêu đƣợc tổng hợp từ các truyện ngắn Anh và Việt cuối thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 21 để thuận tiện cho quá trình khảo sát các miền nguồn mới, bên cạnh các miền nguồn đã đƣợc tìm thấy trƣớc đó. Bởi lẽ, theo nhƣ quan điểm của Tissari (2001) và Gavelin (2015) các ẩn dụ ý niệm về tình yêu có sự biến đổi tƣơng đối theo tiến trình thời gian, từ các miền nguồn không gian, thời gian và giác quan , đặt trong sự vận động của xã hội. Thứ ba, đây là một phân tích đối chiếu song song, luận án xử lý dữ liệu ngang bằng giữa tiếng Anh và tiếng Việt; không có ngôn ngữ nguồn cũng nhƣ ngôn ngữ đích trong quá trình đối chiếu. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu và ngữ liệu nghiên cứu 4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu Để giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu nhƣ sau: - Phương pháp miêu tả: đƣợc sử dụng để miêu tả các ẩn dụ ý niệm trong kho ngữ liệu. Bên cạnh đó, thủ pháp phân tích ý niệm cũng đƣợc sử dụng để hỗ trợ phƣơng pháp này, cho phép phân tích cơ sở nghiệm thân của các biểu ngữ ẩn dụ ý niệm về tình yêu tiếng Anh và tiếng Việt, và khai thác quá trình, cơ chế ý niệm hóa của các BT ẩn dụ. - Phương pháp so sánh- đối chiếu. Trong nghiên cứu này, phân tích đối chiếu song song đƣợc áp dụng với tiếng Anh và tiếng Việt để (i) tìm ra những ý niệm điển mẫu của tình yêu trong mỗi ngôn ngữ thông qua các BT ẩn dụ; (ii) kiểm tra xem có bất kỳ sự tƣơng đồng hoặc quan hệ nào trong việc sử dụng các hình ảnh ẩn dụ giữa hai ngôn ngữ hay không; (iii) xác định sự giống và khác nhau của cách diễn đạt ẩn dụ tình yêu giữa tiếng Anh và tiếng Việt. Quá trình này đƣợc thực hiện dựa trên sự phân tích ý nghĩa và các yếu tố văn hóa để tìm ra sự khác biệt. 3
- - Quy trình nhận diện ẩn dụ tri nhận MIP (Metaphor Identification Procedure Vrije Universiteit – MIPVU). Các bƣớc xác định ẩn dụ (MIP), đƣợc Nhóm Pragglejaz tại Đại học Vrije, Amsterdam phát triển là một trong những phƣơng pháp đƣợc các nhà NNH sử dụng để nhận dạng ẩn dụ trong diễn ngôn nói và viết. Bên cạnh đó là thao tác phân tích ngữ nghĩa theo hướng tri nhận. Thao tác này sẽ đƣợc sử dụng để khai thác các lƣợc đồ hình ảnh, các ánh xạ bậc cao và bậc thấp trong các Chƣơng 2,3, và 4. - Thủ pháp thống kê, phân loại: giúp tập hợp, thống kê và phân loại các loại ẩn dụ ý niệm trong các truyện ngắn Anh - Việt. 4.2. Ngữ liệu nghiên cứu Nghiên cứu sử dụng ngữ liệu gồm 3635 BT ẩn dụ về tình yêu trong TA và TV, trong đó có 1856 BT TV và 1779 BT TA. Để đảm bảo tính đại diện cho hai nền văn hóa, chúng tôi chỉ lựa chọn các truyện ngắn đã đƣợc xuất bản và thịnh hành trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam và Anh. Thời gian thu thập dữ liệu kéo dài từ tháng 12 năm 2020 đến tháng 7 năm 2021. Các BT có chứa ẩn dụ sau khi đƣợc thu thập đƣợc đánh máy và phân thành hai nhóm: ẩn dụ tiếng Việt và ẩn dụ tiếng Anh, và đƣợc chia nhỏ về các loại lƣợc đồ hình ảnh và ba loại AD, cũng nhƣ các tiểu loại AD. Với ngữ liệu TA, chúng tôi sử dụng bản dịch sẵn có của các dịch giả Việt cho các BT ngôn ngữ và đặt bản dịch này trong ngoặc đơn sau BT tiếng Anh nhằm làm sáng rõ ý niệm đƣợc sử dụng trong các AD ý niệm trong truyện ngắn TA. Luận án xử lý dữ liệu theo 2 bƣớc: Trƣớc tiên, chúng tôi tiến hành xác định các AD đƣợc sử dụng trong các truyện ngắn thuộc kho ngữ liệu nghiên cứu theo các bƣớc đƣợc nêu trong Chƣơng 1 để nhận dạng AD, đồng thời chia nhỏ chúng thành các tiểu loại AD. Sau đó, chúng tôi so sánh AD đƣợc tìm thấy, dựa trên bối cảnh văn hóa, ngôn ngữ và xã hội để luận giải những điểm tƣơng đồng và khác biệt giữa hai ngôn ngữ. 5. Đóng góp mới của luận án Luận án đã rút ra các kết luận về ẩn dụ ý niệm trong các truyện ngắn Anh – Việt. Theo đó, các loại và tiểu loại ẩn dụ đã đƣợc khai thác, các mô hình ánh xạ, tần suất xuất hiện của ẩn dụ và các lƣợc đồ chiếu xạ của ẩn dụ trong truyện ngắn đã đƣợc khai thác, đặt trong sự đối chiếu song song giữa hai ngôn ngữ. Từ những kết luận nhƣ trên, một số những đóng góp nhất định của luận án về lý luận và thực tiễn đƣợc rút ra nhƣ sau: 5.1. Đóng góp về lý luận Trên cơ sở các các khung lý thuyết trƣớc đó, luận án đã tổng hợp và phân loại các khái niệm cốt lõi về NNH tri nhận và AD ý niệm, khai thác chi tiết các lƣợc đồ hình ảnh cơ bản và phái sinh, các ẩn dụ ý niệm cơ sở cũng nhƣ các ý niệm phái sinh và tƣờng giải những tƣơng đồng và dị biệt về ý niệm tình yêu giữa hai ngôn ngữ. Từ đó, luận án đã góp 4
- phần làm sinh động và tƣơi mới hơn các ý niệm mang tính phổ niệm thông qua khối ngữ liệu nghiên cứu, góp phần làm phong phú và sáng rõ hơn các đặc trƣng văn hoá, tƣ duy thấm nhuần tính cộng đồng của hai dân tộc Anh và Việt khi ý niệm hoá tình yêu. 5.2. Đóng góp về thực tiễn Luận án đã thiết lập một hệ thống tầng bậc của các lƣợc đồ hình hình ảnh và ba loại ẩn dụ ý niệm; so sánh đối chiếu về lƣợc đồ hình ảnh, tần suất, mô hình ánh xạ và bản sắc văn hoá cộng đồng đặc trƣng của các ẩn dụ; luận giải sự tƣơng đồng cũng nhƣ dị biệt trong hệ thống AD giữa TA và TV dựa trên các đặc trƣng tƣ duy và văn hoá dân tộc. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc giảng dạy dịch và phiên dịch Anh-Việt/Việt-Anh; giúp ngƣời học ngoại ngữ, giáo viên và các nhà nghiên cứu có thêm góc nhìn về lối tƣ duy thế giới khách quan của ngƣời Việt và ngƣời Anh và biểu hiện của lối tƣ duy này trong trong cách biểu đạt tình yêu. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu trên 3635 BT AD ý niệm về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt đã góp phần khẳng định tính hiệu quả của mô hình ẩn dụ ý niệm, với ba loại AD ý niệm chính: AD cấu trúc, AD bản thể và AD định hƣớng. Luận án đã khảo sát và bổ sung thêm các miền nguồn mới, độc đáo, góp phần kiểm chứng tính ổn định của ẩn dụ ý niệm nhƣng cũng không nằm ngoài sự biến thiên theo tiến trình phát triển của xã hội. Thế giới vật chất có thể đƣợc hiểu thông qua giao tiếp dƣới dạng các cơ quan xúc giác, hoạt động tƣ duy và giao tiếp dƣới hình thức ngôn ngữ. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án giúp ngƣời đọc hiểu thêm về những giá trị văn hóa trong cách biểu thức ẩn dụ về tình yêu trong truyện Anh và Việt. Kiến thức về tính biến thiên văn hóa kết hợp với kiến thức về ánh xạ cũng có thể đƣợc áp dụng cho việc học tập, giảng dạy và biên-phiên dịch. Ở một mức độ nhất định, các kết quả thu đƣợc từ nghiên cứu sẽ có ích cho ngƣời dạy trong quá trình khai thác, luận giải các nội dung ngữ nghĩa đa dạng của biểu ngữ ẩn dụ tình yêu trong tiếng Anh để truyền đạt cho ngƣời học. Ngoài ra, nghiên cứu này cũng sẽ mang lại lợi ích cho ngƣời học khi thụ đắc ngôn ngữ, cảm thụ và hiểu biết hơn về các đặc trƣng tƣ duy trong quá trình sử dụng từ biểu đạt tình yêu, dƣới góc độ tri nhận nghiệm thân và tƣ duy của ngƣời bản ngữ. Cuối cùng, những nội dung đƣợc thảo luận và minh họa trong tác phẩm có thể góp phần bổ sung nguồn tƣ liệu liên quan đến khả năng vận dụng các kết quả nghiên cứu của luận án vào việc giảng dạy biên phiên dịch Việt-Anh/Anh-Việt, biên soạn giáo 5
- trình và từ điển đối chiếu Việt-Anh/ Anh-Việt, hoặc có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo để xây dựng những chƣơng trình đào tạo tiếng Anh nâng cao và biên-phiên dịch. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án đƣợc chia thành 4 chƣơng nhƣ sau: Chƣơng 1 – Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận. Trong chƣơng này, luận án tổng hợp và phân tích các nghiên cứu có liên quan đến ẩn dụ ý niệm và ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Bên cạnh đó, một số vấn đề lý luận chung về ẩn dụ ý niệm, ngữ nghĩa học tri nhận, NNH đối chiếu, và văn hóa cũng đƣợc trình bày trong chƣơng này. Chƣơng 2 – Ẩn dụ cấu trúc về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt. Chƣơng 2 của luận án xác định lƣợc đồ hình ảnh cơ bản và phái sinh, các miền nguồn đƣợc sử dụng để hình thành nên ẩn dụ cấu trúc và ánh xạ của mỗi ẩn dụ. Dựa trên các đặc điểm miền nguồn, các ẩn dụ bậc cao và bậc thấp đƣợc xác định và phân tầng, sau đó đƣợc so sánh dựa trên các đặc điểm văn hóa dân tộc. Chƣơng 3 – Ẩn dụ bản thể về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt. Chƣơng này tìm hiểu hệ thống các lƣợc đồ hình ảnh cơ bản và phái sinh của ẩn dụ bản thể, các ẩn dụ bản thể xuất hiện trong các truyện ngắn của hai ngôn ngữ, tìm hiểu mô hình chiếu xạ và tần suất xuất hiện của các ẩn dụ bản thể, so sánh các điểm giống và khác nhau trong tƣ duy ẩn dụ giữa hai ngôn ngữ dựa trên cơ sở văn hóa dân tộc. Chƣơng 4 - Ẩn dụ định hƣớng về tình yêu trong truyện ngắn Anh – Việt. Luận án dành chƣơng cuối cùng tập trung khai thác các ẩn dụ định hƣớng trong truyện ngắn TV và TA cùng các lƣợc đồ hình ảnh trong mỗi tiểu loại của chúng. Mỗi tiểu loại ẩn dụ đều đƣợc so sánh đối chiếu để rút ra các điểm tƣơng đồng và dị biệt; sau đó tƣờng giải chúng dựa trên các đặc trƣng văn hóa dân tộc. 6
- Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm 1.1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới NNH tri nhận đã bắt đầu nghiên cứu từ những năm 50 nhƣ một hƣớng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, phải đến những năm 80 của thế kỷ XX, trong tác phẩm kinh điển Metaphor We Live by (1980), Lakoff và Johnson đƣa ra tuyên bố mang tính đột phá khi cho rằng―AD không đơn thuần là vấn đề về ngôn ngữ mà còn là vấn đề của tƣ duy và hành động‖. Trong những thập kỷ gần đây, nghiên cứu về ẩn dụ đã mang lại những thay đổi lớn. Lĩnh vực nghiên cứu không chỉ giới hạn trong ngôn ngữ mà đã chuyển sang AD não bộ, hƣớng nghiên cứu về tƣ duy và nhận thức thế giới quan của con ngƣời đƣợc mở ra, vƣơn tới các lĩnh vực triết học và tâm lý học, và khoa học thần kinh. Theo Lakoff và Kövecses, các phép ẩn dụ về cảm xúc nhƣ sự tức giận và sợ hãi của con ngƣời xuất hiện trong ngôn ngữ và bắt nguồn từ nền tảng văn hóa và sinh lý của con ngƣời (Lakoff, 1987; Kövecses, 1986, 1990). Đến đầu những năm 90, Evans và Green (2006) trong tác phẩm Cognitive Linguistics An Introduction đã phát hiện ra rằng ẩn dụ ý niệm không chỉ nằm ở lĩnh vực thời gian, mà còn có ở trong các lĩnh vực nhƣ sự kiện, nhân quả và đạo đức. Lakoff và Johnson (1987), Quinn (1991), Csordas (1994), Talmy (2000) và Langacker (2004) đã đóng góp một phần quan trọng trong nghiên cứu về luận điểm nghiệm thân. Do đó, tổ chức của tâm trí con ngƣời và các khái niệm là một chức năng của cách cơ thể chúng ta tƣơng tác với môi trƣờng mà chúng ta đang sống. Tƣơng tác cá nhân với thế giới vật chất và xã hội, bao gồm nhận thức môi trƣờng, chuyển động cơ thể, tạo lực và nhận thức lực … (tr.64). Các phạm trù, ý niệm, lập luận và quy trình của tâm trí con ngƣời đƣợc hình thành dựa trên những trải nghiệm tƣơng tác nhƣ vậy. Nhƣ Quinn (1991) chỉ ra, nhiều trải nghiệm cơ thể của chúng ta bắt nguồn từ bối cảnh văn hóa xã hội, và những trải nghiệm cơ bản nhƣ lƣợc đồ trực quan không chỉ do cơ thể mang lại mà còn do sự tƣơng tác với thế giới khách quan của con ngƣời vốn đã chịu sự chế ƣớc của văn hóa. Nhà nhân học Csordas (1994) cũng chứng minh rằng, trong nhiều nền văn hóa, tập tục văn hóa bản địa tạo ra những kinh nghiệm trải nghiệm cơ bản, con ngƣời đã tích lũy vào đó những giá trị văn hóa và quá trình trải nghiệm 7
- bản thân (tr.40-43). Các nghiên cứu đã đƣa ra nhiều chứng cứ hỗ trợ cho nhận định trải nghiệm thân thể của con ngƣời trong thế giới tạo sinh ẩn dụ. Luận án sẽ phân tích ẩn dụ ý niệm về tình yêu đƣợc thể hiện thông qua các tác phẩm văn học lãng mạn nổi tiếng trong và ngoài nƣớc nhằm cung cấp chứng cứ hơn nữa hỗ trợ cho nhận định trên. Trong chƣơng 2, chƣơng 3 và chƣơng 4 của luận án sẽ dành cho việc xác định quá trình kiến tạo và lí giải các ý niệm về tình yêu phải nhờ vào khả năng ẩn dụ; hơn thế nữa, tính nghiệm thân sẽ thể hiện rõ nét trong cả quá trình ánh xạ ẩn dụ để hình thành nghĩa của ẩn dụ ý niệm về tình yêu. Năm 1997, Grady và Johnson liên kết các ẩn dụ ý niệm với các lý thuyết khoa học thần kinh. Kết quả cho thấy nhận thức của mọi ngƣời, trải nghiệm thuần túy hàng ngày và trải nghiệm cảm xúc là cơ sở để đánh giá chủ quan về nhận thức ngôn ngữ. Cùng theo hƣớng đó, tác giả Narayanan (1997) đã nghiên cứu về ngữ nghĩa của động từ bằng cách vận dụng mô hình điện toán. Một đặc điểm mới lạ của mô hình này là sử dụng các cụm động từ chuyển động động nhƣ walk, push, slide, slip … những động từ có thể đƣợc sử dụng để kiểm soát và điều khiển cũng nhƣ quy chiếu mô phỏng thời gian thực trong quá trình nhận thức ngôn ngữ của con ngƣời. Nghiên cứu đã góp phần lý giải ẩn dụ nghiệm thân thông qua bản đồ thần kinh, kết nối hệ thống cảm giác với các khu vực cao hơn nằm ở vỏ não thông qua các kỹ thuật điện toán của mô hình thần kinh. Năm 2002, lý thuyết không gian pha trộn của Fauconnier và Turner kết hợp với lý thuyết ngôn ngữ thần kinh đã xem xét các loại không gian tinh thần tƣởng tƣợng. Trong đó, các ánh xạ ẩn dụ đƣợc xây dựng trên cùng những nền tảng vật chất nhƣ bản đồ thần kinh và cấu thành cơ chế thần kinh tự nhiên trong các suy luận ẩn dụ. Năm 2006, Evans và Green đã xem xét vai trò của AD nhƣ một công cụ để con ngƣời suy nghĩ và nhận thức về thế giới. Trong lĩnh vực văn thơ, có tồn tại một mối quan hệ vô cùng mật thiết giữa các bài thơ và ẩn dụ. Aristotle (1954) đã nghiên cứu một số luật phổ quát của ẩn dụ trong công trình tiên phong của mình Rhetoric and Poetic. Ẩn dụ đã đƣợc quan tâm nhiều hơn từ lý thuyết văn học, triết học và tâm lý học nhận thức. Đối với các nhà ngôn ngữ học tri nhận, phép ẩn dụ không chỉ là một công cụ trang trí bề mặt của ngôn ngữ mà còn là một hiện tƣợng thể hiện quá trình tƣ duy của con ngƣời. Ngôn ngữ học tri nhận đã chuyển trọng tâm của sự chú ý từ phép ẩn dụ sang ngôn ngữ để ẩn dụ trong tâm trí hay còn gọi là ẩn dụ ý niệm. More (1989), Lakoff và Turner (1987) đã chứng minh ẩn dụ ý 8
- niệm thƣờng nằm ở trung tâm của các loại văn học, đặc biệt là tục ngữ. More (1989) đã chỉ ra, việc sáng tạo ẩn dụ của nhà thơ không nhất thiết nằm ở việc tạo ra tƣ tƣởng mới của ẩn dụ, mà nằm trong cơ chế ánh xạ ẩn dụ. Các cơ sở ẩn dụ về chiều kích, đạo đức trong văn học trở nên rõ ràng từ các cuộc thảo luận về ẩn dụ và đạo đức của Johnson (1993), của Lakoff (1996) về chính trị và đạo đức, Lakoff và Johnson (1999) về triết học, Lakoff và Nuner (2000) về toán học. Có thể nói, ẩn dụ ý niệm theo góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận là một phần của cách thức tƣ duy thƣờng nhật của con ngƣời, bắt nguồn sâu xa từ vốn kinh nghiệm của chúng ta. Sẽ là thiếu sót nếu không điểm đến ứng dụng của lý thuyết ẩn dụ ý niệm trong các lĩnh vực tâm lí học. Vào giữa những năm 50 của thế kỷ XX, sự ra đời của ngành tâm lí-ngôn ngữ học đã đánh dấu một bƣớc phát triển mới trong việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận ứng dụng trong tâm lí học, làm sáng tỏ những hiện thực tâm lí của những giả thuyết ngôn ngữ học, đặt cơ sở tâm lí học cho những giả thuyết đó. Các nhà ngôn ngữ học và tâm lí học đều thống nhất giữa hai lĩnh vực này có sự bổ sung cho rằng, vì sự hành chức của ngôn ngữ phải dựa vào cơ chế tâm lí học. Các nghiên cứu của Gibbs (1994), ẩn dụ cảm xúc của Lakoff (1987) hay ẩn dụ nghiệm thân của Kövecses (1990), nghiên cứu về tâm trí, bộ nhớ, và sự chú ý của Johnson (1999) đã mở ra một hƣớng đi mới cho việc nghiên cứu về nhận thức tâm lí, là bằng chứng sống cho sự đổi mới tƣ tƣởng so với quan điểm cũ khi nghiên cứu về nhận thức tâm lí cho rằng khái niệm nằm ở các con chữ và nghĩa. Nhƣ vậy trải qua một chặng đƣờng phát triển, ẩn dụ ý niệm đã và đang khẳng định đƣợc vị trí quan trọng của mình trong các lĩnh vực thơ ca, chính trị, tâm lí học, vật lí, toán học, triết học,… Thông qua các nghiên cứu chuyên sâu này, cấu trúc ẩn dụ đã góp phần làm sáng tỏ cách thức con ngƣời tri nhận trong các lĩnh vực tri thức cụ thể, đồng thời cũng góp phần khẳng định đƣợc hƣớng nghiên cứu liên ngành, đa ngành của khoa học xã hội tại Việt Nam cũng nhƣ trên toàn thế giới. 1.1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở trong nước Là một khuynh hƣớng nghiên cứu mới mẻ về ngôn ngữ, ngôn ngữ học tri nhận đến với Việt Nam nhờ công sức dịch thuật và nghiên cứu của các nhà khoa học tiên phong là Nguyễn Lai, Lý Toàn Thắng, Trần Văn Cơ, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn Hiệp, Nguyễn Đức Tồn,… Nghiên cứu theo hƣớng tri nhận đƣợc coi gần nhƣ là sớm nhất không thể không kể đến tác giả Nguyễn Lai (1990) trong công trình Nhóm từ chỉ 9
- vận động trong tiếng Việt. Dựa trên lý thuyết về thuyết nghiệm thân, nghiên cứu đã đi sâu vào tìm hiểu quá trình phát triển ngữ nghĩa của nhóm các từ chỉ hƣớng vận động ra - vào, lên - xuống, đến - tới, lại - qua, sang - về. Tác giả Lý Toàn Thắng có thể nói là ngƣời đầu tiên đƣa ngôn ngữ học tri nhận vào Việt Nam một cách có hệ thống theo khung lý thuyết cụ thể, với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận – từ lí thuyết đại cương đến thực tế tiếng Việt xuất bản năm 2005. Khởi đầu bằng việc tóm lƣợc sự hình thành, phát triển của khuynh hƣớng, sau đó tác giả giới thuyết các vấn đề có ý nghĩa trung tâm của ngôn ngữ học tri nhận nhƣ nguyên lí cơ bản, sự ý niệm hóa, điển dạng, phạm trù tri nhận,… Tác giả Trần Văn Cơ với cuốn Ngôn ngữ học tri nhận (ghi chép và suy ngẫm) (2006) cùng cuốn Khảo luận về ẩn dụ tri nhận (2008) đã đi sâu vào nhiều vấn đề phức tạp của ngôn ngữ học tri nhận, làm sáng tỏ nhiều vấn đề trƣớc đó mới đƣợc khơi nới. Tiếp tục tháng 11/2010, trên Tạp chí Ngôn ngữ, ông đã bao quát toàn bộ quá trình phát triển của ngôn ngữ học tri nhận tại Việt Nam và đề xuất thành lập bộ môn Việt ngữ học tri nhận để mở rộng hƣớng phát triển của bộ môn này trong bài viết Ngôn ngữ học tri nhận (Phác thảo một hướng nghiên cứu tiếng Việt) Các nghiên cứu sau này tại Việt Nam tập trung nhiều vào tính ứng dụng của các lý thuyết NNH tri nhận qua phân tích tác phẩm văn học hoặc các thể loại văn học nhƣ ca dao, tục ngữ, … Trong đó, các nghiên cứu về ẩn dụ ý niệm trên cứ liệu thơ ca chiếm tỷ lệ cao. Các tác giả Phan Thế Hƣng (2008), Ly Lan (2012), Trần Bá Tiến (2012), Vi Trƣờng Phúc (2014),… đều đã góp phần khẳng định yếu tố ngôn ngữ, kinh nghiệm nghiệm thân và sự tác động của thế giới bên ngoài, mà cụ thể là văn hóa của cộng đồng đã tạo ra những ẩn dụ ý niệm vừa mang tính phổ quát, vừa thấm nhuần tƣ duy dân tộc. Mỗi dân tộc với các điều kiện đặc trƣng về phong tục tập quán, điều kiện địa lý và khí hậu sẽ tạo nên nét dị biệt hay tính chủ quan trong nét tƣ duy và mô hình tri nhận trong các BT ngôn ngữ. Nghiên cứu cấu trúc và tính hệ thống của ẩn dụ dựa trên các nguyên tắc phân loại của lý thuyết nguyên mẫu, luận án ―Ẩn dụ tiếng Việt nhìn từ lý thuyết nguyên mẫu (so sánh với tiếng Anh và tiếng Pháp)‖ của tác giả Võ Kim Hà (2011) đã tập trung phân tích miền ―dòng chảy‖ và miền đích ―suy nghĩ‖ trong tiếng Việt. Phạm vi đối chiếu, tác giả chọn yếu tố ―tay‖ trong tiếng Việt để so sánh với ―hand‖ trong tiếng Anh và ―main‖ trong tiếng Pháp. Điểm mạnh của luận án là tác giả đã vận dụng lý thuyết NNH tri nhận để phân tích và kiến giải cơ chế tri nhận của một 10
- số ẩn dụ và hoán dụ khá chi tiết. Kết hợp đƣợc kiến thức liên ngành ngôn ngữ, văn hóa và khoa học tri nhận để giải quyết vấn đề. Tuy nhiên, luận án đã bao quát khá nhiều vấn đề nên kết quả nghiên cứu còn dàn trải, chung chung, chƣa tập trung vào một vấn đề cụ thể. Trong một nghiên cứu vào năm 2015, tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh đã đi sâu vào khảo sát và lý giải các mô hình ẩn dụ ý niệm trong ca từ Trịnh Công Sơn trên các bình diện ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ định hƣớng. Tác giả đã vận dụng lý thuyết phân tâm học và các luận điểm của triết học hiện sinh phƣơng Tây vào việc lý giải các mô hình ý niệm, nghiên cứu những mạng lƣới liên tƣởng trong ngôn ngữ và hình ảnh đƣợc thể hiện trong thế giới nhạc ngữ của Trịnh Công Sơn, giúp khám phá ra những ám ảnh mà nhạc sĩ luôn ôm ấp trong đời sống cũng nhƣ trong những giấc mơ giữa đời thƣờng của mình. Cùng trong mạch đó, tác giả Phạm Thị Hƣơng Quỳnh (2017) trong công trình nghiên cứu ―Ẩn dụ ý niệm trong thơ Xuân Quỳnh‖ đã tiến hành khảo sá 100 bài thơ của Xuân Quỳnh để tìm hiểu về mô hình tri nhận. Công trình đã khái quát hóa đƣợc 14 ẩn dụ ý niệm theo 6 phạm trù: tình yêu, cuộc đời, con người, thời gian, đất nước, tình cảm với 498 BT ngôn ngữ. Kết quả chỉ ra rằng các ẩn dụ ý niệm tập trung ở hai nhóm là ẩn dụ cấu trúc và ẩn dụ bản thể; tạo nên nét riêng trong cảm nhận của Xuân Quỳnh về thế giới. Tác giả Trần Văn Nam (2018) trong luận án tiến sĩ Ẩn dụ ý niệm về tình yêu trong Thơ mới 1932 -1945 đã tập trung làm sáng tỏ mối quan hệ giữa ngôn ngữ, văn hóa và tƣ duy đƣợc thể hiện trong các ẩn dụ ý niệm về tình yêu của các nhà Thơ mới. Thông qua quá trình so sánh đối chiếu với cách thức ý niệm hóa tình yêu của các nhà Thơ mới với các nhà thơ trung đại, tác giả đã chỉ rõ tình yêu trong Thơ mới đƣợc dựa trên nền tƣ duy ―dĩ nhân vi trung‖ tạo nên cái tôi bản ngã. Trong thời kỳ Thơ mới, tình yêu trần tục của con ngƣời đã tạo đƣợc những bƣớc bứt phá mà thời kỳ trung đại chƣa hề có, chẳng hạn nhƣ tình yêu là cuộc chiến, tình yêu là vật trao đổi, tình yêu là trò chơi, tình yêu là sự gần gũi … Có thể nói AD ý niệm đến nay đã đạt đƣợc những bƣớc thành công đáng kể trong việc nghiên cứu ngữ nghĩa của ngôn ngữ, cung cấp những quan điểm và nhận thức lí luận cũng nhƣ thực tế cho việc nghiên cứu đặc trƣng văn hóa tƣ duy dân tộc, một nhân tố quan trọng liên quan đến quá trình cũng nhƣ phƣơng thức nhận thức của con ngƣời. Các lĩnh vực đƣợc quan tâm nhiều nhƣ cách thức tri nhận, định vị không gian, thời gian, các ẩn dụ ý niệm ca từ, ẩn dụ trong sự hành chức cụ thể trong các tác 11
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm ngôn ngữ của từ ngữ xưng hô trong Phật giáo Việt Nam,
188 p | 208 | 62
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Nhóm động từ chỉ hoạt động nhận thức trong Tiếng Việt (liên hệ với Tiếng Anh)
204 p | 167 | 45
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ Việt - Anh về tình yêu, hôn nhân và gia đình
213 p | 110 | 26
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi xin phép và hồi đáp trong tiếng Anh và tiếng Việt
158 p | 157 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thành ngữ, tục ngữ có thành tố chỉ con số trong tiếng Anh và tiếng Việt
263 p | 77 | 23
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu diễn ngôn quảng cáo Anh - Việt
249 p | 38 | 17
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ trách trong tiếng Việt và việc sử dụng của giáo viên ở môi trường sư phạm
200 p | 39 | 17
-
Luận án tiến sĩ Ngôn ngữ học: Câu đảo ngữ tiếng Anh và tiếng Việt
206 p | 120 | 16
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu ngôn ngữ của bài báo tạp chí tài chính tiếng Anh và tiếng Việt từ quan điểm ngữ pháp học chức năng hệ thống
293 p | 35 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đối chiếu thuật ngữ ngành ô tô trong tiếng Anh và tiếng Việt
295 p | 20 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm của thuật ngữ thủy sản tiếng Anh và các tương đương trong tiếng Việt
215 p | 27 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Đặc điểm vốn từ và phát ngôn của trẻ tự kỉ từ 3 đến 6 tuổi (Khảo sát một số trẻ tự kỉ trên địa bàn Hà Nội)
226 p | 23 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hồi chỉ Zéro trong hội thoại qua một số truyện ngắn và tiểu thuyết tiêu biểu Việt Nam từ 1986 đến 2000
169 p | 19 | 6
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
200 p | 17 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Phương tiện biểu hiện nghĩa tình thái ở hành động hỏi tiếng Anh và tiếng Việt
27 p | 124 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ Việt Nam: Hành động ngôn ngữ trong Truyện Kiều
29 p | 22 | 2
-
Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
236 p | 3 | 2
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Ngôn ngữ học: Hành động ngôn ngữ “khen”, “chê” tiếng Anh và tiếng Việt trong truyện dành cho thiếu nhi
27 p | 2 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn