Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị
lượt xem 17
download
Sử dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu quản lý di sản văn hóa, luận án đi sâu khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hai hệ tiểu hệ thống quản lý vĩ mô và vi mô trong quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị để đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Quản lý văn hóa: Quản lý di tích lịch sử quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** DƯƠNG THỊ VÂN ANH QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA HÀ NỘI, 2022
- BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** DƯƠNG THỊ VÂN ANH QUẢN LÝ DI TÍCH LỊCH SỬ QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ Chuyên ngành: Quản lý văn hóa Mã số: 9319042 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức 2. TS. Lê Thị Thu Hà HÀ NỘI, 2022
- LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS. Trịnh Thị Minh Đức và TS. Lê Thị Thu Hà. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực. Việc tham khảo các tài liệu đã được trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án Dương Thị Vân Anh
- 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ....................................................................................................................... 1 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT ............................................................................... 2 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ ....................................................................... 3 MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 4 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT, KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ........................................................ 10 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ......................................................................... 10 1.2. Cơ sở lý luận về quản lý di tích quốc gia đặc biệt .............................................. 22 1.3. Khái quát về các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị............................... 35 Tiểu kết....................................................................................................................... 54 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ ..................................................................................................... 56 2.1. Hệ thống các chủ thể quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị và nguồn nhân lực phục vụ cho công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt ................... 56 2.2. Thực trạng quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị ........................... 64 2.3. Đánh giá chung ................................................................................................. 105 Tiểu kết..................................................................................................................... 111 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ TRONG THỜI GIAN TỚI ................... 113 3.1. Một số quan điểm và căn cứ để đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích lịch sử văn hoá .................................................................................................. 113 3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị .........................................................................................................124 Tiểu kết..................................................................................................................... 145 KẾT LUẬN ................................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................ 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................... 152 PHỤ LỤC .................................................................................................................... 162
- 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BQL Ban quản lý BQLDAĐTXDCTDD&CN Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình dân dụng và công nghiệp BQLDT Ban Quản lý Di tích CNH Công nghiệp hóa DSVH Di sản văn hoá ĐA Đề án ĐTH Đô thị hóa HĐH Hiện đại hóa HĐND Hội đồng nhân dân NCS Nghiên cứu sinh NQ Nghị quyết Nxb Nhà xuất bản Phòng VHTT Phòng Văn hoá – Thông tin QĐ Quyết định QGĐB Quốc gia đặc biệt QGĐB Quốc gia đặc biệt TTBTDT Trung tâm bảo tồn di tích TTQLDT&BT Trung tâm Quản lý di tích và Bảo tàng tỉnh UBND Uỷ ban nhân dân UNESCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên Hiệp Quốc VHTT Văn hóa thông tin VHTT&DL Văn hoá, Thể thao và Du lịch
- 3 DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ Bảng 2.1. Thống kê nguồn vốn đầu tư cho bảo tồn và phát huy di tích Quốc gia Đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị giai đoạn 1996 – 2017 .................................................................82 Bảng 2.2. Thống kê các dự án đầu tư cho bảo tồn và phát huy giá trị di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2018 – 2020 ..............................................................82 Bảng 2.3. Thống kê kế hoạch bảo quản, tu sửa, sưu tầm, bổ sung hiện vật hàng năm tại các di tích quốc gia đặc biệt giai đoạn 2013 - 2020 .......................................................85 Bảng 2.4. Số lượt khách đến Quảng Trị qua các năm ....................................................96 Bảng 2.5. Số lượt khách đến thăm các di tích Quốc gia đặc biệt của tỉnh Quảng Trị qua các năm ...........................................................................................................................97 Bảng 2.6. Số lượng khách tham quan di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải................97 Bảng 2.7. Số lượng khách tham quan di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh ........................................................................................................................98 Bảng 2.8. Tổng lượng khách đến Thành cổ Quảng Trị qua các năm .............................98 Hình 2.1. Hệ thống quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị .........................57 Hình 2.2. Cơ cấu cán bộ TTQLDT&BT tỉnh QT theo trình độ đào tạo.........................63 Hình 2.3. Biểu đồ tăng trưởng lượng khách tham quan đến các di tích Quốc gia đặc biệt tỉnh Quảng Trị qua các năm ...........................................................................................97 Hình 2.4: Biểu đồ tăng trưởng khách du lịch ở di tích Quốc gia đặc biệt hàng năm .....98
- 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Quảng Trị là vùng đất nổi danh trong lịch sử đấu tranh thống nhất đất nước của dân tộc ta ở thế kỷ XX, nơi đây ghi dấu lịch sử của một giai đoạn chia cắt và thống nhất, bi tráng và anh hùng… biểu tượng cho tinh thần, ý chí, sức chịu đựng, sự sáng tạo của con người Việt Nam dưới mưa bom bão đạn. Cùng với chặng đường lịch sử hào hùng đó đã hình thành nên các địa điểm mà ngày nay đã trở thành các di tích – những bằng chứng vật chất đặc biệt ghi dấu lịch sử, ghi dấu những chiến công, sự anh hùng bất khuất của quân và dân ta, với những ý nghĩa và giá trị đó, nhiều địa điểm di tích đã được xếp hạng quốc gia đặc biệt. Các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị đều là các di tích lưu niệm những sự kiện lịch sử trọng đại, có ý nghĩa bước ngoặt trong lịch sử dân tộc. Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải mang trên mình nỗi đau chia cắt dân tộc hơn 20 năm và trở thành biểu tượng của khát vọng thống nhất non sông của mọi người dân Việt Nam; địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh mà thực chất là di tích của một làng chiến đấu trong lòng đất, là biểu tượng của tinh thần kiên cường bám đất giữ làng, tính sáng tạo văn hóa của người Việt Nam trong việc kiến tạo và duy trì cuộc sống và chiến đấu trong lòng đất trong một thời gian dài với tinh thần “ngày Bắc, đêm Nam”; khu di tích Thành cổ Quảng Trị là biểu tượng cho lòng dũng cảm, ý chí kiên cường của bộ đội chủ lực miền Bắc đã góp phần đẩy chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” của Đế quốc Mỹ đến bờ vực thẳm; di tích Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh đoạn đi qua tỉnh Quảng Trị, con đường huyền thoại biểu tượng cho khí phách anh hùng, bản lĩnh, trí tuệ của người dân Việt Nam. Với những giá trị đặc biệt và riêng có của các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị, vấn đề đặt ra là làm thế nào để bảo tồn và phát huy giá trị các di tích QGĐB một cách hiệu quả nhất, vừa bảo tồn được di tích, vừa đáp ứng được nhu cầu thưởng thức văn hóa của công chúng và góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Trị. Trong những năm qua công tác quản lý các di tích QGĐB được quan tâm, đầu tư và có nhiều chuyển biến góp phần đáp ứng nhu cầu tìm hiểu lịch sử, giáo dục truyền thống của cộng đồng. Tuy nhiên công tác quản lý di tích vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế như phân cấp quản lý chưa phù hợp với yêu cầu của công tác quản lý trong tình hình mới, vai trò của các bên liên quan chưa thực sự được đánh giá đúng mực, còn có sự chồng chéo trong quản lý, các hoạt động chống xuống cấp, xử lý lấn chiếm đất đai, khoanh vùng bảo vệ di tích, còn nhiều hạn chế. Công tác thanh tra, kiểm tra di tích chưa
- 5 được thực hiện thường xuyên. Việc thu hút khách tham quan còn chưa tương xứng với tiềm năng sẵn có,… Điều này đòi hỏi phải có các giải pháp đồng bộ mang tính hệ thống để cải thiện nâng cao hiệu quả công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích. Các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị đã có khá nhiều bài viết dưới góc độ đánh giá giá trị, các sự kiện có liên quan đến di tích, tuy nhiên các nghiên cứu này mới cho người đọc thấy được sự phong phú, đa dạng và giá trị của các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị, nhưng chưa có một công trình khoa học chuyên biệt nào tập trung đi sâu nghiên cứu về quản lý di tích nói chung và di tích quốc gia đặc biệt ở địa phương này. Xem xét bộ máy quản lý di tích QGĐB trong một chỉnh thể thống nhất là một hệ thống gồm nhiều tiểu hệ thống khác nhau, phân tích, đánh giá các tiểu hệ thống đó để làm rõ những ưu điểm và hạn chế trong công tác quản lý di tích và để từ đó thấy được những thành công cũng như những hạn chế trong các hoạt động quản lý. Đồng thời từ nghiên cứu những thực trạng đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý di tích QGĐB trong bối cảnh hiện nay là một vấn đề rất cấp thiết. Trước thực trạng và sự cấp thiết của vấn đề nghiên cứu, trên cơ sở khoa học, thực tiễn, tiếp thu những công trình khoa học đi trước, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Quản lý các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị” làm nội dung nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Sử dụng lý thuyết hệ thống trong nghiên cứu quản lý di sản văn hóa, từ hiện trạng bảo tồn và phát huy giá trị các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị từ khi được công nhận là di tích QGĐB đến cuối năm 2020, luận án đi sâu khảo sát phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động của hai hệ tiểu hệ thống quản lý vĩ mô và vi mô trong quản lý di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị để đề xuất một số giải pháp cụ thể, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung giải quyết những nhiệm vụ cụ thể sau: + Tổng hợp và phân tích các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, trên cơ sở đó khái quát những nội dung cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án. + Nghiên cứu phân tích cơ sở lý luận, lý thuyết áp dụng trong đề tài luận án. + Giới thiệu khái quát giá trị tiêu biểu của các di tích quốc gia đặc biệt, là đối tượng nghiên cứu quản lý.
- 6 + Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị để tìm ra những thành tựu cũng như những hạn chế trong công tác quản lý di tích. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý di tích quốc gia đặc biệt nói riêng và di tích lịch sử văn hóa nói chung của tỉnh Quảng Trị trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Công tác quản lý các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi thời gian: Khảo sát tình hình quản lý các di tích quốc gia đặc biệt từ năm 2013, 2014 từ khi các di tích được xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt cho đến năm 2020. - Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu tại các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị: Di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải (huyện Vĩnh Linh và Gio Linh); di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh (huyện Vĩnh Linh) và di tích Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972 (Thị xã Quảng Trị). - Phạm vi nội dung: Sử dụng lý thuyết hệ thống áp dụng phân tích đánh giá hệ thống quản lý di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị, NCS tập trung vào đánh giá thực trạng công tác quản lý đối với 3 di tích nêu trên để làm rõ mục đích nghiên cứu. Mặc dù ở tỉnh Quảng Trị có 4 di tích QGĐB, tuy nhiên những địa điểm thuộc di tích Đường Trường Sơn – Đường Hồ Chí Minh trên địa bàn tỉnh Quảng Trị là thuộc quyền quản lý của Binh đoàn 12, Bộ Quốc phòng, là đơn vị kế thừa và phát huy truyền thống Bộ đội Trường Sơn, được Đảng, Nhà nước, Quân đội giao trọng trách khảo sát, đánh giá thực trạng để có biện pháp khôi phục, bảo tồn những di tích trong hệ thống Đường Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh. Công tác quản lý di tích ở các địa điểm thuộc di tích Đường Trường Sơn trên địa bàn tỉnh Quảng Trị xét dưới góc độ công tác quản lý nhà nước thuộc cơ quan quản lý nằm ngoài hệ thống quản lý mà luận án đi sâu phân tích. Vì vậy để nhằm giải quyết các vấn đề mà luận án đặt ra, NCS chỉ khảo sát trên 3 di tích QGĐB như đã nêu trên. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết những vấn đề mà nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra, luận án sử dụng phương pháp cụ thể như sau:
- 7 - Phương pháp phân tích, tổng hợp, thống kê và phân loại: Tổng hợp và phân tích các nguồn tài liệu của Việt Nam và quốc tế nhằm xem xét, đánh giá các lý thuyết, các quan điểm nghiên cứu có liên quan đến đối tượng nghiên cứu của luận án. Nguồn tài liệu nghiên cứu đi trước sẽ được tìm hiểu theo các vấn đề liên quan như quản lý DSVH, quản lý di tích lịch sử văn hóa, các nghiên cứu về các di tích QGĐB cụ thể ở Quảng Trị với tư cách là đối tượng quản lý, các vấn đề xây dựng chiến lược, xây dựng dự án nhằm bảo tồn và phát huy giá trị DSVH, di tích lịch sử văn hóa. Tổng hợp và phân tích các số liệu, thống kê và phân loại di tích, các nguồn lực cho việc bảo tồn, phát huy giá trị di tích, số lượng khách tham quan qua một số năm,... Trong hoạt động quản lý, cơ hội tiềm năng và những thách thức đặt ra đối với công tác quản lý sẽ tạo cho người quản lý chủ động trong công tác của mình từ đó đưa ra những quyết sách định hướng phát triển, phương pháp phù hợp với đối tượng. Trên cơ sở nghiên cứu điều kiện tự nhiên, tiềm năng về di sản cũng như thực trạng hoạt động quản lý di tích lịch sử văn hóa hiện nay, định hướng phát triển của địa phương, luận án sẽ phân tích để thấy rõ những ưu điểm, hạn chế, chỉ ra những thuận lợi và thách thức trong hoạt động quản lý di tích. Đó là cơ sở để luận án có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý di tích theo tình hình thực tế của địa phương. - Phương pháp tiếp cận liên ngành: Khi xem xét thực trạng quản lý di tích với tư cách là một đối tượng nghiên cứu và xem xét nó như một hệ thống thì hệ thống đó bao gồm rất nhiều thành tố cấu thành. Ví dụ như tiểu hệ thống chính trị bao gồm hàng loạt các chính sách của các cấp, ngành liên quan tác động vào di tích nhằm mục đích của nhà quản lý, tiểu hệ thống về kinh tế là các nguồn kinh phí dùng cho công tác quản lý di tích, tiểu hệ thống về nhân sự… vì vậy để nghiên cứu làm rõ các vấn đề của hệ thống tổng thể bắt buộc phải áp dùng đồng thời nhiều lý thuyết của nhiều ngành khoa học khác nhau như lịch sử, kinh tế, khảo cổ học, kinh tế học,… hay nói cách khác trong quá trình nghiên cứu về quản lý di sản văn hoá phải thay đổi “cách nhìn” đối tượng từ chỗ chỉ xuất phát từ một hệ quy chiếu sang hệ phức hợp. - Khảo sát nghiên cứu tại các điểm di tích, các cơ quan quản lý di tích để thu thập thông tin, số liệu các báo cáo của tổ chức quản lý, các đề án, dự án thực hiện,.. - Phương pháp điều tra xã hội học: Để thu được nhiều nguồn thông tin nhằm làm sáng tỏ các vấn đề cần nghiên cứu của luận án, tác giả sử dụng cách tiếp cận của xã hội học văn hóa với các phương pháp cụ thể của ngành khoa học này. Trong đó có phương pháp nghiên cứu định tính (quan sát, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn
- 8 nhóm…vv..) Với mục đích thu được các thông tin trực tiếp từ các cá nhân bằng việc áp dụng các câu hỏi rộng để định hướng cuộc trao đổi, trong đó cho phép đưa ra các câu hỏi nhằm nâng cao kết quả thảo luận bao gồm việc xác định mục tiêu và nhu cầu thông tin cần hỏi và thiết lập. Thống nhất về đối tượng phỏng vấn như các cán bộ quản lý, nhân viên làm việc tại các khu di tích, cộng đồng người dân, khách du lịch, …. Sử dụng các câu hỏi trước khi phỏng vấn để đảm bảo phù hợp và hiệu quả. Phân tích thông tin thu được từ các cuộc phỏng vấn. - Phương pháp tham vấn chuyên gia: Tham khảo xin ý kiến các chuyên gia trong lĩnh vực quản lý di tích về các vấn đề có liên quan đến các nội dung quản lý từ tổ chức bộ máy, nhiệm vụ và thực thi quản lý của các chủ thể trong hệ thống, về các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý di tích QGĐB. - Phương pháp mô hình hoá: đây là một phương pháp được sử dụng phổ biến trong khoa học quản lý. Sử dụng lý thuyết hệ thống nghiên cứu thực trạng công tác quản lý các di tích QGĐB, từ đó dựa trên các kết quả nghiên cứu thực tiễn, tác giả khái quát lại các vấn đề và xây dựng một mô hình quản lý phù hợp. Phương pháp này có thể giúp mô tả và làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu cũng như áp dụng vào thực nghiệm. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được sự dụng để so sánh sự khác biệt trong các mô hình quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam để thấy sự khác nhau và tìm ra được những điểm mạnh, điểm yếu để khắc phục trong việc xây dựng, tổ chức bộ máy quản lý một cách hợp lý và có hiệu quả cao. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu Từ lựa chọn lý thuyết nghiên cứu của đề tài luận án là lý thuyết hệ thống NCS đặt ra các câu hỏi nghiên cứu cụ thể như sau: 1/ Chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các tiểu hệ thống trong hệ thống quản lý các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị được xác định như thế nào? Việc phân công theo các chức năng nhiệm vụ đó đã phát huy hết hiệu quả hay chưa? 2/ Từ việc phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống quản lý di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị đã cho thấy kết quả quản lý của các tiểu hệ thống đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chung của cả hệ thống như thế nào? 3/ Phân tích những hạn chế cụ thể bộc lộ trong quá trình quản lý và cần có những giải pháp gì để nâng cao hiệu quả quản lý di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị?
- 9 5.2. Giả thuyết khoa học Hệ thống tổ chức bộ máy quản lý di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị gồm 2 tiểu hệ thống quản lý vĩ mô và vi mô. Các tiểu hệ thống này hoạt động theo phân cấp chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, tuy nhiên trong quá trình hoạt động bộc lộ nhiều tồn tại hạn chế, vì vậy đã ảnh hưởng đến hiệu quả quản lý chung của toàn bộ hệ thống. Vấn đề đặt ra là phải có những giải pháp hiệu quả để nâng cao hiệu quả quản lý các di tích QGĐB trong thời gian tới. 6. Những đóng góp mới của luận án Về mặt khoa học: Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống về công tác quản lý các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị và bước đầu đề xuất được một số giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý các di tích này. Đồng thời việc triển khai luận án bằng áp dụng lý thuyết hệ thống cung cấp một cái nhìn mới về quản lý di tích trong giai đoạn hiện nay. Kết quả của luận án có thể trở thành tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý di sản văn hóa, quản lý di tích lịch sử văn hóa và một số cơ sở đào tạo về quản lý di sản văn hóa. Về mặt thực tiễn: Đây là công trình nghiên cứu khái quát và chi tiết về những mặt đạt được và chưa đạt được trong công tác quản lý các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị trong thời gian từ sau khi được xếp hạng là di tích QGĐB, từ năm 2013 đến năm 2020. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu khoa học từ công trình này sẽ cung cấp cho nhà quản lý các di tích QGĐB này một cách nhìn toàn diện về công tác quản lý của mình trong thời gian qua và xác định được những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý các di tích trong thời gian tới. Trên cơ sở những nhận định khách quan, khoa học từ kết quả nghiên cứu của luận án, những giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý khu di tích là một kênh tham khảo mang tính ứng dụng thực tế để các cấp quản lý có thể tham khảo áp dụng trong thực tiễn thực hiện nhiệm vụ công tác quản lý các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị. 7. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 3 chương như sau: - Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý luận về quản lý di tích quốc gia đặc biệt, khái quát về các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị - Chương 2: Thực trạng quản lý các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị - Chương 3: Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý cho các di tích quốc gia đặc biệt trong thời gian tới
- 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT, KHÁI QUÁT VỀ CÁC DI TÍCH QUỐC GIA ĐẶC BIỆT Ở TỈNH QUẢNG TRỊ 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích lịch sử văn hóa Từ thế kỷ thứ XIX, quản lý di sản văn hóa bắt đầu được đề cập trên thế giới. Theo nhà nghiên cứu Peter Howard trong cuốn Di sản: Quản lý diễn giải và bản sắc đã cho rằng việc quản lý di sản bắt đầu vào khoảng thế kỷ thứ XIX với mục đích ban đầu là họ bảo tồn những di sản vì lợi ích của công chúng với lòng say mê dành cho di sản. Sang thế kỷ thứ XX, việc quản lý di sản bắt đầu được định hình và đi vào thực tế với sự ra đời của các Hiệp hội di sản ở Châu Âu, việc nghiên cứu di sản “đã phát triển với các khía cạnh thực tế, thường xuyên được nói ngắn gọn bằng từ “quản lý di sản” và phát triển mạnh vào nửa sau thế kỷ XX, Peter Howard cũng phân các lĩnh vực của di sản thành: thiên nhiên, cảnh quan, đài kỷ niệm, khu di tích, đồ tạo tác, hoạt động và con người [143]. Quan điểm của các nhà nghiên cứu theo hướng hiện đại lại cho rằng DSVH là một ngành công nghiệp và quản lý DSVH là quản lý một ngành công nghiệp đặc thù. Đi theo quan điểm này có các nhà nghiên cứu như G.J.Ashworth, P.J.Larkham, Zhan Chang Yuan. Các nhà nghiên cứu này cho rằng quản lý DSVH cần phải có những phương thức của một ngành công nghiệp với các thức quản lý phù hợp với những đặc điểm của di sản. Zhan Chang Yuan trong giáo trình Quản lý công nghiệp văn hoá còn cho rằng việc quản lý DSVH như một ngành công nghiệp cần chú ý đến các yếu tố như nguồn tài nguyên, nhân lực thực hiện,… [146] Trong các nghiên cứu khi nói đến vấn đề quản lý di sản đều thường đề cập đến hai khía cạnh của QLVH đó là bảo tồn và phát huy giá trị di sản. Làm thế nào để cân bằng hai yếu tố này luôn là câu hỏi mà các nhà quản lý phải đặt ra. Peter Howard cho rằng các nhà quản lý luôn phải đặt ra câu hỏi: chúng ta cần bảo tồn cái gì? Tại sao? Và cho ai? Việc bảo tồn nhằm giữ lại tối đa những giá trị của di sản, làm cơ sở để phát huy những giá trị đó trong đời sống. Còn việc phát huy giá trị di sản là làm cho di sản trở thành một phần của hiện tại. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là khai thác như thế nào là đúng? Khai thác phải quan tâm đến sự bền vững, không làm tổn hại đến di sản. Authur Perdersen trong Tài liệu hướng dẫn thực tiễn cho các nhà quản lý khu di sản trên thế giới đã đề ra các phương án quản lý di sản trước sự tác động của du lịch cần khoanh vùng cho các hoạt động tương thích, giảm bớt số lượng khách vào một số khu vực, thậm chí đóng cửa một
- 11 số khu vực di sản. Hay Brian Garrod, Alan Fayall trong nghiên cứu quản lý di sản và du lịch đã thừa nhận cần có sự cân bằng giữa bảo tồn và khai thác, nếu di sản không được bảo vệ, giữ gìn thì sẽ bị mất, không còn gì cho thế hệ mai sau … [143]. Ở nước ta hiện nay, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chính sách nhằm bảo vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhằm bảo tồn các DSVH phục vụ cho sự phát triển của xã hội và cộng đồng, trong xu thế đó các nhà nghiên cứu ở Việt Nam cũng có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu tập trung xoay quanh các vấn đề về lý luận, kinh nghiệm thực tiễn của hoạt động quản lý, bảo tồn phát huy giá trị DSVH trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, hội nhập và phát triển, từ đó đề ra các giải pháp, kiến nghị cho từng trường hợp cụ thể. Các bài viết theo dạng này chiếm số lượng khá lớn. Trong bài Mấy vấn đề hoạt động tu bổ, phục hồi di tích lịch sử văn hoá [118], khi đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn di tích, tác giả Lưu Trần Tiêu cho rằng, hoạt động bảo tồn di tích thể hiện ở 3 mặt gồm bảo vệ di tích về mặt pháp lý và khoa học, bảo vệ di tích về mặt vật chất kỹ thuật, cuối cùng là sử dụng di tích phục vụ nhu cầu của xã hội. Cụ thể trong công tác quản lý tập trung vào 3 vấn đề là: xếp hạng di tích, quản lý cổ vật và phân cấp quản lý di tích. Còn tác giả Đặng Văn Bài trong bài viết Vấn đề quản lý nhà nước trong lĩnh vực bảo tồn DSVH, đã đưa ra một số nội dung chủ yếu của công tác quản lý nhà nước đối với DSVH bao gồm: Quản lý nhà nước bằng văn bản pháp quy (gồm có các văn bản pháp quy về bảo vệ, phát huy giá trị DSVH; quyết định về cơ chế, tổ chức quy hoạch và kế hoạch phát triển; quyết định phân cấp quản lý…); Việc phân cấp quản lý di tích; Hệ thống tổ chức ngành bảo tồn – bảo tàng và đầu tư ngân sách cho các cơ quan quản lý di tích – là yếu tố có tính chất quyết định nhằm tăng cường hiệu quả quản lý [2, tr.11-13]. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ Bảo vệ DSVH trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế [63] tác giả Nguyễn Thế Hùng làm chủ nhiệm cũng đã đề cập đến những ảnh hưởng của sự đổi mới, CNH-HĐH đến việc bảo vệ DSVH. Đề tài nghiên cứu về thực trạng hoạt động bảo vệ, phát huy trên các lĩnh vực vật thể và phi vật thể trên phạm vi cả nước với những thành tựu đạt được cũng như hạn chế trong hoạt động này. Tác giả đề xuất 6 nhóm giải pháp chính nhằm đẩy mạnh sự nghiệp bảo vệ và phát huy giá trị DSVH như: tăng cường công tác quản lý nhà nước; củng cố hoàn thiện bộ máy ngành; chính sách đầu tư; xã hội hóa; đào tạo nguồn lực con người; tăng cường hợp tác quốc tế…. Trong cuốn Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập quốc tế của hai tác giả Phan Hồng Giang và Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) đã đề cập đến nhiều lĩnh vực cụ thể của hoạt động quản lý văn hóa ở nước ta hiện nay trong đó có quản lý DSVH. Ở lĩnh vực này các tác giả đưa ra thực trạng quản lý di tích lịch sử văn
- 12 hóa, bảo tàng và DSVH phi vật thể. Nội dung quản lý được đề cập trên hai khía cạnh: 1/Công tác quản lý nhà nước: bao gồm việc ban hành các văn bản pháp quy, các văn bản thể hiện chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước về bảo tồn DSVH dân tộc; 2/ Công tác phát triển sự nghiệp: tập trung phân tích đánh giá hoạt động bảo tồn di tích và đề ra những giải pháp cụ thể cho từng lĩnh vực của di tích [43, tr. 486]. Giáo trình Quản lý di sản văn hóa với phát triển du lịch do tác giả Lê Hồng Lý chủ biên [76], nêu một số khái niệm về DSVH, quản lý, quản lý DSVH, các nguyên tắc và nội dung của công tác quản lý DSVH, vai trò của di sản đối với sự phát triển của du lịch hiện nay. Cuốn sách chủ yếu đề cập đến khai thác DSVH phục vụ phát triển du lịch là chính, ở góc độ hẹp hơn tư liệu có đề cập đến vấn đề quản lý nhà nước. Ngoài ra một số giáo trình như Lược sử quản lý văn hóa ở Việt Nam, Giáo trình quản lý di sản văn hoá [67] chủ yếu được dùng để giảng dạy và học tập của giảng viên và sinh viên chuyên ngành quản lý văn hóa. Các cuốn sách đã đề cập tới nội dung của quản lý lĩnh vực văn hóa như quản lý đời sống văn hóa ở cơ sở, môi trường bảo tồn DSVH, giao lưu quốc tế… Tuy nhiên đây là các cuốn sách mang tính đại cương, nội dung khá sơ lược, giới thiệu về một số vấn đề quản lý các lĩnh vực văn hóa. Những công trình nghiên cứu của các nhà khoa học đề cập đến vấn đề quản lý di sản văn hóa tại một địa phương cụ thể có thể kể đến chuyên luận Nghiên cứu thực trạng và giải pháp bảo tồn DSVH tại các vùng đang trong quá trình CNH-ĐTH ở đồng bằng sông Hồng [65] của tác giả Phạm Thị Thu Hương. Nghiên cứu thực trạng bảo vệ DSVH vật thể và phi vật thể ở một số địa phương vùng đồng bằng sông Hồng- đây là các khu vực có tốc độ phát triển mạnh mẽ, có tác động rõ nét tới DSVH. Tác giả đi sâu phân tích, làm rõ quá trình CNH, ĐTH có tác động theo hai hướng tích cực và tiêu cực đến DSVH. Đánh giá sự tác động hai chiều của quá trình CNH, ĐTH đến việc bảo tồn và phát huy giá trị DSVH. Cùng nghiên cứu về sự tác động của quá trình CNH – ĐTH, Luận án tiến sĩ Quản lý di tích lịch sử văn hóa ở Bắc Ninh trong quá trình công nghiệp hóa – đô thị hóa của tác giả Trần Đức Nguyên lựa chọn địa bàn nghiên cứu ở tỉnh Bắc Ninh [79]. Công trình nghiên cứu Bảo tồn, phát huy giá trị DSVH vật thể Thăng Long – Hà Nội do tác giả Nguyễn Chí Bền chủ biên thuộc nhánh của chương trình Khoa học cấp Nhà nước KX.09 [12], đã trình bày, phân tích khá rõ những vấn đề về lý luận, thực tiễn cũng như những kinh nghiệm bảo tồn, phát huy giá trị của DSVH vật thể Thăng Long – Hà Nội, tiếp thu những quan điểm mới về quản lý di sản của nhiều nước trên thế giới để có thể áp dụng vào thực tiễn nước ta. Luận án tiến sĩ Quản lý di sản văn hoá và phát triển du lịch ở đô thị cổ Hội An, tỉnh Quảng Nam của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà [44] tác giả đi sâu nghiên cứu mối quan hệ hữu cơ giữa quản lý di sản và phát triển du lịch ở
- 13 đô thị cổ Hội An. Xác định và đánh giá các trạng thái trong mối quan hệ có thể tồn tại giữa phát triển du lịch và quản lý di sản văn hoá ở Hội An. Đánh giá mô hình quản lý di sản Hội An từ đó đưa ra gợi ý về một số vấn đề có liên quan đến mô hình quản lý di sản nói chung để xây dựng sự hợp tác toàn vẹn trong mối quan hệ giữa quản lý di sản và phát triển du lịch. Luận án tiến sỹ của tác giả Nguyễn Bá Linh (2018) “Quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa” nghiên cứu một cách toàn diện, trực tiếp về thực trạng quản lý tại khu di sản thế giới Thành Nhà Hồ, phân tích thực trạng quản lý di sản, qua đó xây dựng mô hình quản lý khu di sản Thành Nhà Hồ phù hợp với thực tiễn khu di sản và đáp ứng yêu cầu quản lý di sản. Bàn về quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở Việt Nam hiện nay có luận án tiến sỹ của tác giả Hà Thúy Mai “Quản lý di tích lịch sử cách mạng ATK”, luận án nghiên cứu chuyên sâu, phân tích thực trạng công tác quản lý tại các di tích ATK Tân Trào, Định Hóa, Chợ Đồn kể từ sau khi các di tích được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt, trong đó đi sâu vào hai nội dung cơ bản là quản lý khu di sản tiếp cận từ vai trò quản lý nhà nước và sự tham gia trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di tích của cộng đồng. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về các di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị 1.1.2.1. Các công trình viết về Thành cổ Quảng Trị Về tư liệu thành Quảng Trị - Trung tâm hành chính, chính trị của tỉnh Quảng Trị trước đây được Quốc sử quán triều Nguyễn chép trong Đại Nam thực lục; Đại Nam nhất thống chí; Khâm định Đại Nam hội điển sử lệ; Đồng Khánh dư địa chí,… Đây là những nguồn tư liệu quan trọng và đáng tin cậy nhất để nghiên cứu về Thành Quảng Trị. Về sau trên cơ sở các ghi chép này, các nhà nghiên cứu đã tiếp cận Thành Quảng Trị, nghiên cứu sâu hơn về lịch sử xây dựng và phác thảo diện mạo kiến trúc của toà thành qua các thời kỳ. “Thành Quảng Trị trong tiến trình lịch sử dân tộc” của tác giả Nguyễn Bình (Luận án Tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử Việt Nam, 2003) [19]. Tác giả phân tích thành Quảng Trị và vai trò của nó từ khi xây dựng 1809 đến năm 1971. Phần lớn nội dung luận án miêu tả thành Quảng Trị trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972, những ý nghĩa và giá trị lịch sử của nó. Tác giả Lê Đức Thọ “Lỵ sở - Trung tâm hành chính Quảng Trị thời Nguyễn và thời thuộc Pháp” trong tập “20 năm Bảo tàng Quảng Trị” (2009) đưa ra những tư liệu mới, phác thảo lại diện mạo kiến trúc cũng như vị thế của thành cổ Quảng Trị dưới thời Nguyễn và thời thuộc Pháp. Từ đó đánh giá vai trò, vị trí quan trọng của thành Quảng Trị trong lịch sử. Sách xuất bản viết về Chiến dịch giải phóng Trị - Thiên năm 1972 và cuộc chiến đấu chống phản kích, tái chiếm bảo vệ Thành cổ và Thị xã Quảng Trị 81 ngày đêm tiêu biểu như: “Quảng Trị 1972 (Văn Nhĩ, Ty Văn hoá thống tin Bình – Trị - Thiên, 1982); “Hướng tiến công chiến lược Trị - Thiên năm 1972 (Viện lịch
- 14 sử quân sự Việt Nam, 1985); “Tổng kết tác chiến bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972” (Viện Lịch sử quân sự Việt Nam – Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội, 2006); 40 năm giải phóng Quảng Trị và chiến đấu bảo vệ Thành cổ (1972 – 2012)” (Tỉnh uỷ Quảng Trị - Bộ Quốc phòng, NXB Chính trị Quốc gia, 2012), “Huyền thoại thành cổ Quảng Trị - 81 ngày đêm mùa hè đỏ lửa – 1972 (Nxb Quân đội nhân dân, 2011), “Một thời Quảng Trị” (Nguyễn Huy Hiệu, 2008), “Trận địa tiến công của Vũ Trung Thướng” (Phòng Chính trị, Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Hà Tây, 1972), “Một số trận đánh trên chiến trường Quảng Trị năm 1972” (Bộ tư lệnh quân đoàn I, 1992). Ngoài ra có một số công trình nghiên cứu cũng như bài viết của các tác giả có đề cập đến sự kiện lịch sử năm 1972 với cách nhìn khách quan, đánh giá những chiến công oanh liệt của quân và dân ta, cũng như những bài học kinh nghiệm trong cuộc chiến đấu chống đế quốc Mỹ dưới góc độ lịch sử như: luận văn tốt nghiệp chuyên ngành Lịch sử Việt Nam “Phong trào đấu tranh cách mạng của quân và dân Quảng Trị năm 1972” của Nguyễn Lộc (1990) [68], “Cuộc chiến đấu để giải phóng Quảng Trị” của Trần Thị Vinh (Kỷ yếu Hội nghị 10 năm giải phóng Quảng Trị, 1982), “Chiến thắng Quảng Trị” (Hữu Tiến, Tạp chí Văn hóa – Thông tin, số 5, 1991) [116]. Những công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo quý giá cho NCS trong việc đánh giá những giá trị tiêu biểu của di tích Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị (2004) “Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị” [98] viết về các điểm di tích trong cụm di tíchThành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972. Trong đó khái quát lại lịch sử xây dựng, quá trình tồn tại của di tích trải qua các thời kỳ. Đặc biệt nhấn mạnh các sự kiện tiêu biểu đã diễn ra tại di tích làm nên giá trị đặc biệt của cụm di tích. Giá trị nổi bật của di tích Thành cổ Quảng Trị được đánh giá là nơi toả sáng chủ nghĩa anh hùng cách mạng và sự hi sinh của hàng ngàn người con nằm lại nơi chiến trường thành cổ để bảo vệ cho độc lập dân tộc. Trung tâm bảo tồn di tích danh thắng tỉnh Quảng Trị (2013) “Hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Thành cổ Quảng Trị và những địa điểm lưu niệm sự kiện 81 ngày đêm năm 1972” (tài liệu lưu hành nội bộ) lưu trữ tại Phòng lưu trữ Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị tập trung khảo tả di tích, những sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích và khái quát những giá trị tiêu biểu của di tích. 1.1.2.2. Các công trình viết về di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải Trong các công trình viết về di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhất đó là Hiệp định Gieneve và những sự kiện có liên quan đến sự phân chia ranh giới quân sự tạm thời tại vỹ tuyến 17, cuộc chiến đấu giữa hai miền Nam – Bắc lúc bấy giờ. Có thể kể đến các công trình như Sự thật về chiến
- 15 tranh Việt Nam của Tường Hữu (TP.Hồ Chí Minh, 2004); Hội nghị quân sự Trung Giã và Hiệp định Gienève 1954 về Việt Nam của Lưu Văn Lợi (Hà Nội, 2012); Tình hình thi hành hiệp định Genève và cuộc hội đàn Luân Đôn (Hà Nội, 1956); Hiệp định Genève 1954 – một nấc thang trên tiến trình giải phóng dân tộc của Vũ Dương Ninh (Tạp chí NCLS, số 7/2004); Khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17 sau Hiệp định Genève 1954 của Hoàng Chí Hiếu (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 4/2003). Về cuộc đấu tranh vì khát vọng thống nhất của nhân dân đôi bờ sông Bến Hải có những đầu sách, bài viết như: Lịch sử kháng chiến chống Mỹ cứu nước 1954 – 1975 tập II (Bộ Quốc phòng – Viện lịch sử quân sự Việt Nam, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội năm 1996); Những bí ẩn ở giới tuyến Vĩnh linh của Đào Trường San (NXB Hội nhà văn, Hà Nội năm 2010); Ký sự miền đất lửa của Vũ Kỳ Lân, Nguyễn Sinh, (Hà Nội, 1978); Một thời giới tuyến (NXB Thanh Niên, 2000). Trong đó đáng chú ý có tập sách Hồ sơ vĩ tuyến 17 (NXB Lao Động, 2011) công bố những tư liệu gốc quý giá về hiệp định Gieneve; và những chuyện kể đôi bờ vĩ tuyến qua hồi ức chiến tranh của các tướng lĩnh; những cán bộ chỉ huy, các phóng viên chiến trường về cuộc chiến đấu oanh liệt của quân và dân Vĩnh Linh dưới lòng địa đạo giữ dân, giữ đất. Các bài viết đăng trên các tạp chí chuyên ngành về lịch sử đề cập đến sự thiết lập khu phi quân sự sau Hiệp định Genève đến các cuộc đấu tranh thực hiện Hiệp định Genève, tiến tới xoá bỏ đường giới tuyến quân sự tạm thời chia cắt đất nước. Các bài viết đã làm rõ quá trình hình thành những nhân tố hun đúc nên bản lĩnh kiên cường, bất khuất của nhân dân vùng giới tuyến trong cuộc đối đầu với Mỹ và chính quyền Sài Gòn vì khát vọng thống nhất đất nước như: Công tác tranh thủ cảnh sát nguỵ ở đồn công an Cửa Tùng, Hiền Lương (1954 – 1967) (Tạp chí lịch sử quân sự, số 7 – 2005); Hệ thống phát thanh ở khu phi quân sự - Vĩ tuyến 17 (1956 – 1962) (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 1, 2 – 2007); Lực lượng công an bảo vệ giới tuyến quân sự tạm thời (1954 – 1959) (Tạp chí Lịch sử quân sự, số 3 – 2009); Cột cờ Hiền Lương trong kháng chiến chống Mỹ của Hoàng Chí Hiếu (Tạp chí Khoa học biên phòng, số 5 – 2010); Đấu tranh chống Mỹ và tay sai cưỡng ép di cư ở khu phi quân sự những năm sau Hiệp định Genève 1954 của Lê Cung, Hoàng Chí Hiếu (Tạp chí Lịch sử Quân sự, số 5 – 2001)… Tác giả Ôn Minh Hiếu Vy (2015) “Cụm di tích lịch sử Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, tỉnh Quảng Trị từ góc nhìn văn hóa” (Luận văn thạc sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm khoa học Việt Nam) có 3 nội dung: 1/ Cụm di tích trong hệ thống các di tích chiến tranh cách mạng Thành cổ Quảng Trị và địa đạo Vịnh Mốc. 2/ Biểu tượng của sự chia cách và hòa hợp, thống nhất. 3/ Dấu ấn của quá khứ trong cuộc sống xã hội hiện nay – Cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải và du lịch hoài niệm. Sở
- 16 VHTT&DL tỉnh Quảng Trị (2004) “Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị” viết về các điểm di tích trong cụm di tích hai bên đôi bờ sông Hiền Lương. Trong đó khái quát lại lịch sử xây dựng, tình trạng kỹ thuật của các điểm di tích. Đồng thời nêu lại những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích như cột cờ Hiền Lương, cầu Hiền Lương, Nhà liên hợp và đồn công an giới tuyến, hệ thống loa phóng thanh. Qua đó đánh giá giá trị tiêu biểu của di tích đôi bờ Hiền Lương là biểu tượng của nỗi đau chia cắt và hòa hợp dân tộc. Trung tâm bảo tồn di tích danh thắng tỉnh Quảng Trị (2013) “Hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải” (tài liệu lưu hành nội bộ) lưu trữ tại Phòng lưu trữ Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị tập trung khảo tả từng công trình, địa điểm di tích trong cụm di tích Đôi bờ Hiền Lương – Bến Hải, miêu tả những sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích. Hoàng Chí Hiếu (2012) Khu phi quân sự - vỹ tuyến 17 trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước những năm 1954 – 1967 (Luận án Tiến sỹ sử học, Đại học Huế) trình bày sự thiết lập và tình hình đấu tranh chính trị ở khu phi quân sự - vỹ tuyến 17 trong những năm thi hành Hiệp định Gieneve (7/1954 – 7/1956). Khu phi quân sự vỹ tuyến 17 từ sau “khóa tuyến” đến khi giới tuyến quân sự tạm thời được xóa bỏ trên thực tế (7/1956 – 9/1967). Luận án phân tích đặc điểm, ý nghĩa lịch sử và bài học kinh nghiệm của sự kiện. 1.1.2.3. Các công trình viết về di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh Viết về di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh có Luận văn thạc sĩ lịch sử “Hệ thống làng hầm ở Vĩnh Linh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1965 – 1973) của Trần Thị Thanh Tâm (2010) đã giới thiệu khái quát quá trình hình thành, diện mạo và giá trị của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, các sự kiện lịch sử diễn ra tại Vĩnh Linh trong thời gian từ năm 1965 – 1973 làm nổi bật vai trò của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh trong việc phòng tránh bom đạn và là nơi chiến đấu của quân và dân ta trong giai đoạn lịch sử khốc liệt đó. Năm 1999 – 2000, BQL Di tích – Danh thắng Quảng Trị (Nay là Ban Quản lý Di tích) thực hiện đề tài khoa học cấp tỉnh: “Điều tra, khảo sát và đánh giá hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” đã thống kê được trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 114 địa đạo, từ đó nghiên cứu quá trình hình thành, phát triển của hệ thống làng hầm ở Vĩnh Linh, khảo tả sơ bộ hệ thống làng hầm. Đề tài khoa học cấp tỉnh: “Điều tra, khảo sát và đánh giá hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” được BQL Di tích - Danh thắng Quảng Trị (Nay là BQL Di tích và Bảo tàng tỉnh Quảng Trị) thực hiện vào năm 2000 đã thống kê được trên địa bàn huyện Vĩnh Linh có 114 địa đạo, đồng thời đã phác hoạ được sơ bộ hệ thống làng hầm hoàn chỉnh ban đầu, tiến hành khai thông một số cửa và đường hầm để khảo sát thực hiện các bản vẽ kỹ thuật phục dựng
- 17 giả định hệ thống làng hầm Vĩnh Linh nguyên thủy dựa theo tư liệu và nhân chứng kể lại. Tiếp theo sau đề tài khoa học, vào năm 2004, Sở Văn hoá - Thông tin Quảng Trị tổ chức hội thảo khoa học “Hệ thống làng hầm Vĩnh Linh”, gồm có 17 bài viết được gửi về nội dung trình bày những giá trị đặc biệt về di tích làng hầm Vĩnh Linh, thể hiện ý chí kiên cường của Nhân dân Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa chiến đấu chống các đợt càn quét của địch bảo vệ đầu cầu giới tuyến, vừa chi viện cho đảo Cồn Cỏ; năm 2011 Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Trị tổ chức Hội thảo khoa học “Hệ thống làng hầm địa đạo Vĩnh Linh, Một sáng tạo độc đáo của chiến tranh nhân dân Việt Nam”. Hội thảo gồm 19 bài viết của các đồng chí là cựu chiến binh đã từng chiến đấu ở Vĩnh Linh giai đoạn 1960 – 1970, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Nhân dân Việt Nam. Trong đó nội dung chủ yếu của cuộc hội thảo: một là sự chiến đấu ngoan cường, bền bỉ của quân và dân Vĩnh Linh trong làng hầm dưới sự đánh phá ác liệt của địch trong những năm 60 của thế kỷ trước. Hai là đánh giá sự sáng tạo độc đáo của chiến lược chiến tranh nhân dân, đó là hình thức đấu tranh độc nhất vô nhị trong lịch sử thế giới “làng trong hầm”. Những thông tin từ hai cuộc hội thảo đã khẳng định những vai trò, giá trị lịch sử, khoa học của hệ thống làng hầm Vĩnh Linh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước và rút kinh nghiệm quý báu về nghệ thuật quân sự của chiến tranh nhân dân Việt Nam. Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị (2004) “Di tích lịch sử văn hóa và danh lam thắng cảnh tỉnh Quảng Trị” viết về các điểm di tích trong cụm di tích Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh. Trong đó khái quát lại lịch sử xây dựng, diện mạo của các hầm địa đạo, đồng thời nêu lại những sự kiện lịch sử diễn ra tại di tích làng hầm. Qua đó đánh giá giá trị tiêu biểu của di tích địa đạo Vịnh Mốc – một sáng tạo độc đáo của chiến tranh Nhân dân Việt Nam. Trung tâm bảo tồn di tích danh thắng tỉnh Quảng Trị (2013) “Hồ sơ di tích quốc gia đặc biệt Địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh” (tài liệu lưu hành nội bộ) lưu trữ tại Phòng lưu trữ Sở VHTT&DL tỉnh Quảng Trị tập trung khảo tả di tích, những sự kiện, nhân vật lịch sử liên quan đến di tích địa đạo Vịnh Mốc và hệ thống làng hầm Vĩnh Linh, đánh giá những giá trị đặc biệt của di tích. 1.1.3. Các công trình nghiên cứu về quản lý di tích quốc gia đặc biệt ở tỉnh Quảng Trị Đối với các di tích QGĐB ở tỉnh Quảng Trị, việc quản lý di tích được thực hiện thường xuyên và liên tục bởi các cơ quan quản lý trực tiếp và gián tiếp như Sở VHTT&DL, TTQLDT&BT tỉnh, Ban Quản lý di tích tại điểm… vì vậy trong một số công trình nghiên cứu cũng có đề cập đến vấn đề quản lý di tích, tuy không trực tiếp và cụ thể nhưng phần nào cũng giúp cho NCS có thể sử dụng để tham khảo lấy tư liệu cho
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý Hành chính công: Phân cấp quản lý ngân sách nhà nước ở Việt Nam hiện nay
27 p | 246 | 80
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhà nước của chính quyền cấp tỉnh về ứng dụng công nghệ thông tin trong các cơ quan hành chính nhà nước
208 p | 30 | 22
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý hành chính công: Xây dựng và ban hành văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan hành chính nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
28 p | 239 | 21
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đất đai: Nghiên cứu tác động của quá trình đô thị hóa đến quản lý, sử dụng đất và đời sống việc làm của người dân thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An
200 p | 35 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Quản lý kiến trúc cảnh quan khu phố cổ Hà Nội với sự tham gia của cộng đồng
181 p | 43 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý đào tạo ngành thiết kế thời trang ở các trường đại học tại thành phố Hồ Chí Minh
221 p | 51 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
254 p | 25 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý nhà nước đối với dự án đầu tư xây dựng theo phương thức đối tác công tư tại Việt Nam
245 p | 38 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
181 p | 24 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý xây dựng: Quản lý vận hành nhà chung cư cao tầng thương mại của doanh nghiệp quản lý vận hành trên địa bàn thành phố Hà Nội
265 p | 40 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý dạy học thực hành ngành công nghệ kỹ thuật nhiệt tại các trường đại học
242 p | 71 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý Quỹ Đầu tư phát triển địa phương - Trường hợp tỉnh Hà Tĩnh
213 p | 16 | 8
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý giáo dục y đức cho sinh viên ngành điều dưỡng trong các trường cao đẳng y tế
256 p | 30 | 7
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị: Mô hình và giải pháp quản lý hồ điều hòa nhằm điều tiết nước mưa, giảm thiểu úng ngập đô thị trung tâm thành phố Hà Nội
207 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý kinh tế: Quản lý nhân lực trong cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế cấp tỉnh ở Sơn La
27 p | 15 | 5
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý hoạt động xây dựng văn hóa nhà trường trung học phổ thông tỉnh Nghệ An trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay
36 p | 15 | 4
-
Luận án Tiến sĩ Quản lý đô thị và công trình: Quản lý rủi ro dự án đầu tư xây dựng công trình bệnh viện - Bộ Y tế
211 p | 12 | 3
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Quản lý giáo dục: Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trong các trường mầm non có tổ chức giáo dục hòa nhập trên địa bàn thành phố Hải Phòng
32 p | 12 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn