intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian: Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ

Chia sẻ: Trần Văn Yan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:198

430
lượt xem
47
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của luận án là Khẳng định lễ hội vận động và biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố, song sự chủ động chọn lựa của cộng đồng quyết định quá trình lưu giữ bản sắc, và sự thỏa hiệp giữa hai phía nhà nước và nhân dân chính là mấu chốt của quá trình biến đổi đầy sáng tạo và linh hoạt.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án tiến sĩ Văn hóa dân gian: Lễ hội bà chúa xứ của người Việt ở Nam Bộ

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ NGỌC PHƯƠNG LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Hà Nội, 2018
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI BÙI THỊ NGỌC PHƯƠNG LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ CỦA NGƯỜI VIỆT Ở NAM BỘ Ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 9229040 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA DÂN GIAN Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS.TS Phạm Lan Oanh 2. TS Phú Văn Hẳn Hà Nội, 2018
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nghiên cứu được nêu trong luận án là trung thực, khách quan và chưa từng được ai công bố. Những luận điểm mà luận án kế thừa của những tác giả đi trước đều được trích dẫn nguồn chính xác, cụ thể. Các số liệu, tài liệu nêu ra trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng. Hà Nội ngày 20 tháng 5 năm 2018 Nghiên cứu sinh Bùi Thị Ngọc Phương
  4. LỜI CẢM ƠN Luận án “Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ” được thực hiện với sự giúp đỡ quý báu từ phía Thầy Cô, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc đến quý Thầy Cô trong khoa Văn hóa học, đặc biệt là GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, TS Hoàng Cầm, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương đã trang bị cho tôi nhiều kiến thức chuyên ngành, chia sẻ kinh nghiệm cùng những lời khuyên bổ ích. Cảm ơn giáo vụ Khoa Văn hóa học đã nhiệt tình hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Thầy Cô hướng dẫn khoa học là PGS.TS Phạm Lan Oanh và TS Phú Văn Hẳn đã đóng góp nhiều ý kiến khoa học bổ ích, hướng dẫn tận tình, chu đáo, trách nhiệm. Bên cạnh đó, thầy cô còn hết lòng ủng hộ tôi về mặt tinh thần, quan tâm đến đời sống, chia sẻ những khó khăn trong học tập, nhất là trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin được cảm ơn Ban Lãnh đạo Thành ủy, UBND thành phố Châu Đốc, lãnh đạo sở VHTTDL tỉnh An Giang, các đồng chí công tác tại các cơ quan ban ngành tại thành phố Châu Đốc, Ban Quản trị lăng miếu Núi Sam và các vị bô lão và nhân dân phường Núi Sam đã tận tình chia sẻ, cung cấp thông tin, tư liệu quý cho tôi trong quá trình điền dã, phỏng vấn, thu thập thông tin. Xin tri ân những lời động viên, sự quan tâm, chia sẻ và giúp đỡ từ gia đình, đồng nghiệp, bạn bè và các em sinh viên. Tất cả đã tạo động lực to lớn cho tôi trong quá trình học tập và thực hiên luận án này. Một lần nữa, tôi xin chân thành cảm ơn tất cả sự trân quý của mọi người dành cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện luận án. Trân trọng! Hà Nội, ngày 20 tháng 8 năm 2018 Nghiên cứu sinh Bùi Thị Ngọc Phương
  5. MỤC LỤC Tranh phụ bìa Lời cam đoan Danh mục các chữ viết tắt, các biểu, bảng MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ................. 9 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài .............................................................................. 9 1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu .............................................................. 20 1.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu ................................................................. 36 Tiểu kết chương 1............................................................................................ 40 Chương 2: TÍN NGƯỠNG VÀ LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM CHÂU ĐỐC .................................................................................................... 42 2.1. Khái quát tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ ......................................... 42 2.2. Các di tích của vùng Núi Sam liên quan đến lễ hội ................................. 50 2.3. Diễn trình lễ hội ....................................................................................... 59 Tiểu kết chương 2............................................................................................ 68 Chương 3: LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ VÀ NHỮNG CHIỀU CẠNH BIẾN ĐỔI..70 3.1. Về thời gian tổ chức lễ hội ....................................................................... 71 3.2. Về không gian lễ hội ................................................................................ 74 3.3. Chủ thể lễ hội ........................................................................................... 77 3.4. Mục đích, chức năng của lễ hội ............................................................... 84 3.5. Cấu trúc lễ hội .......................................................................................... 86 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 95 Chương 4: MỘT VÀI BÀN LUẬN TỪ NHỮNG BIẾN ĐỔI CỦA .............. 97 LỄ HỘI BÀ CHÚA XỨ NÚI SAM ................................................................ 97 4.1. Vai trò của nhà nước trong biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ ......................... 97 4.2. Du lịch - động lực cho sự biến đổi và phát triển của lễ hội Bà Chúa Xứ..... 108 4.3. Vai trò của cộng đồng địa phương và sự thỏa hiệp với nhà nước trong biến đổi của lễ hội Bà Chúa xứ Núi Sam ...................................................... 117 Tiểu kết chương 4.......................................................................................... 126 KẾT LUẬN ................................................................................................... 128 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ .......... 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 135 PHỤ LỤC ..................................................................................................... 147
  6. DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT 1. AG : An Giang 2. AL : Âm lịch 3. BQT : Ban Quản trị 4. CB : Chủ biên 5. ĐH : Đại học 6. H : Hà Nội 7. HCM : Hồ Chí Minh 8. KDL : Khu du lịch 9. KHXH : Khoa học xã hội 10. NCS : Nghiên cứu sinh 11. Nxb : Nhà xuất bản 12. TDTT : Thể dục thể thao 13. THPT : Trung học phổ thông 14. TNHH : Trách nhiệm hữu hạn 15. Tp : Thành phố 16. tr : trang 17. TTVH : Trung tâm văn hóa 18. UBND : Ủy ban nhân dân 19. VHDT : Văn hóa dân tộc 20. VHTT : Văn hóa thông tin 21. VHTTDL : Văn hóa thể thao du lịch 22. VHVN : Văn hóa văn nghệ 23. Nxb : Nhà xuất bản
  7. DANH MỤC BẢNG, BIỂU TRONG LUẬN ÁN Bảng 3.1: Nội dung cầu nguyện của du khách khi đến miếu Bà ..............................84 Bảng 3.2: Khảo sát mục đích đi hội của người dân ..................................................86 Bảng 4.1: Số lượng khách tại một số điểm du lịch trong tỉnh An Giang ................108 Bảng 4.2: Hiện trạng khách du lịch đến các tỉnh Tây Nam Bộ ..............................109 Bảng 4.3: Số lượng khách tại một số điểm du lịch tâm linh tiêu biểu ....................110
  8. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài An Giang từ lâu được biết đến như là trung tâm của vựa lúa khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Những năm gần đây, kinh tế phát triển, An Giang còn nổi tiếng với đặc sản là con cá da trơn hiện đang được xuất khẩu mạnh mẽ trên thị trường quốc tế. Thế nhưng, khi nhắc đến An Giang, người ta lại nghĩ ngay đến lễ hội truyền thống mang tầm ảnh hưởng to lớn trong vùng và trong cả nước là lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc. Lễ chính mùa Vía Bà chỉ diễn ra từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch, nhưng khu vực Núi Sam - Châu Đốc gần như đông đúc quanh năm. Mang trong mình những giá trị văn hóa truyền thống sâu sắc, lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam - Châu Đốc phản ánh một cách sinh động về đời sống kinh tế - văn hóa - xã hội của cộng đồng cư dân Nam Bộ nói chung, cư dân vùng Bảy Núi (cách gọi khác dành cho cư dân An Giang) nói riêng. Những câu chuyện xoay quanh sự linh ứng của Bà Chúa Xứ được lưu truyền trong dân gian ngày càng nhiều, độ hấp dẫn huyền bí ngày một tăng lên khiến những người hiếu kỳ càng có thêm lý do tụ hội về đây chiêm bái. Đặc biệt, từ sau năm 2001, khi lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia, các hoạt động tín ngưỡng trở nên sinh động, sức lan tỏa vượt ra khỏi phạm vi trong nước mà minh chứng là lượt khách quốc tế hành hương về đây ngày một gia tăng. Nhịp sống của thời đại mới, thời đại của kinh tế thị trường và xu thế hội nhập đã lan tỏa và ảnh hưởng rộng khắp trên các lĩnh vực của đời sống vật chất lẫn tinh thần của con người. Việc tổ chức lễ hội Bà Chúa Xứ những năm gần đây cho thấy nhịp sôi động, hối hả của cả chủ nhà (cộng đồng địa phương) lẫn khách phương xa (khách hành hương). Tất cả đều bị hút vào một vòng xoáy lễ hội, bên ngoài là hoạt động mua bán sinh động, với rất nhiều những dịch vụ mới lạ; bên trong là những nghi thức truyền thống vẫn được giữ nét tôn nghiêm. Sự hấp dẫn của lễ hội Bà Chúa Xứ ở chỗ, trải dài theo năm tháng, trước bao thăng trầm của lịch sử, nó không đứng yên một cách bảo thủ mà vận động và biến đổi cho phù hợp với bối cảnh xã hội mà 1
  9. nó tồn tại. Những trò chơi, trò diễn, những hoạt động hội được bổ sung phong phú qua các năm thể hiện nhịp điệu phát triển đầy sôi động của một Châu Đốc trẻ trung, song các nghi thức tế lễ, cúng bái vẫn giữ được nét truyền thống. Nhờ vậy, người đi lễ một mặt được tắm mình trong các hoạt động vui chơi giải trí, thưởng thức bầu không khí lễ hội tưng bừng; mặt khác lại được tìm về với chốn linh thiêng, cởi bỏ hết những xô bồ của cuộc sống, thanh tịnh trước thần linh để trải lòng và khấn nguyện. Đến với miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam vào tháng 4 âm lịch hàng năm để thấy một không gian hội rộng lớn với đa dạng thành phần du khách và tưng bừng các hoạt động mang tính chất giải trí cao. Tham gia lễ hội, du khách còn được hòa mình trong bầu không khí của một Châu Đốc thân thiện, ở đó, chính quyền địa phương tập trung chăm lo cho sự an toàn của du khách, người dân nô nức tham gia các vai diễn để thể hiện niềm tự hào vì bản sắc quê hương. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam với các nội dung đã được đề cập như: lịch sử lễ hội; những giai thoại về Bà Chúa Xứ; những nội dung của lễ thức - lễ nghi; sự giao thoa văn hóa của bốn dân tộc anh em Kinh, Hoa, Chăm, Khmer trong tín ngưỡng và trong lễ hội; vai trò của lễ hội trong đời sống cộng đồng cư dân địa phương… Với đề tài này, NCS mong muốn phác họa một cách tổng quan nhất về lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong giai đoạn hiện nay với nhiều biến đổi mạnh mẽ, nhất là từ sau khi được nhà nước công nhận là lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001; đồng thời qua đó, tìm hiểu những tác động của nhà nước đối với sự biến đổi của lễ hội cũng như tìm hiểu mức độ tham gia của cộng đồng trong việc bảo tồn lễ hội trước những tác động to lớn ấy. Bên cạnh đó, đề tài đặt sự biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ trong bối cảnh phát triển du lịch một cách nhanh chóng để xem sự tác động hai chiều từ lễ hội đến du lịch và ngược lại, từ đó cho thấy sự vận động linh hoạt của lễ hội dân gian theo những biến thiên của thời cuộc. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Nhận diện lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam trong bối cảnh hiện nay. Chỉ ra sự biến đổi trên những phương diện cụ thể về không gian, thời gian, chủ thể cũng như cấu trúc, chức năng của lễ hội. Từ đó làm rõ thêm hai quan điểm biến đổi văn hóa 2
  10. và sáng tạo truyền thống trong quá trình trao truyền các giá trị và trong nghi thức thực hành văn hóa. Khẳng định lễ hội vận động và biến đổi dưới tác động của nhiều nhân tố, song sự chủ động chọn lựa của cộng đồng quyết định quá trình lưu giữ bản sắc, và sự thỏa hiệp giữa hai phía nhà nước và nhân dân chính là mấu chốt của quá trình biến đổi đầy sáng tạo và linh hoạt. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Miêu thuật lại một cách cụ thể, sinh động lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam truyền thống từ diễn trình theo thời gian và không gian lễ hội. Trình bày những nét mới của lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam (so với trước khi lễ hội được công nhận cấp quốc gia) từ phía tổ chức lẫn người đi lễ. Nêu và mô tả những sự biến đổi đó trong lễ hội thông qua khảo sát từ năm 2001 tới năm 2017 so với trước đó. Tìm hiểu những tác động của nhà nước thông qua những công văn ban hành nhằm quản lý và hỗ trợ nhân dân tổ chức lễ hội tại địa phương. Bàn luận sự tương tác qua lại giữa lễ hội và du lịch diễn ra trong những năm gần đây tại lễ hội Vía Bà, khái quát những dự án đầu tư phát triển du lịch tại đây cho thấy sự mở rộng quy mô của lễ hội, sự phát triển của du lịch, đặc biệt là du lịch tâm linh ở khu vực Núi Sam - Châu Đốc. Khảo sát những kế hoạch của cộng đồng để gìn giữ bản sắc trước những tác động mạnh mẽ của du lịch tại một trung tâm tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ - Miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án Lễ hội Bà Chúa Xứ của người Việt ở Nam Bộ nghiên cứu trường hợp Lễ hội Bà Chúa Xứ ở Núi Sam tỉnh An Giang, tiếp cận ở góc độ nghiên cứu những nhân tố mới nảy sinh trong đời sống xã hội đương đại. Theo đó, đề tài tập trung vào các vấn đề chính yếu: nhận diện lễ hội trong bối cảnh xã hội mới để nhìn thấy sự biến đổi trên nhiều bình diện; nghiên cứu, khảo sát các văn bản mang tính nhà nước để hiểu hơn quá trình quản lý lễ hội của chính quyền những năm gần đây 3
  11. trong mối quan hệ thỏa hiệp với người dân địa phương; tình hình khai thác lễ hội vào hoạt động du lịch trong xã hội đương đại cũng như sự chủ động của cộng đồng trong quá trình chọn lọc và lưu truyền. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi về không gian: hiện nay, Bà Chúa Xứ được thờ phụng ở nhiều tỉnh thành thuộc khu vực Nam Bộ. Ngoài việc lưu giữ những nét chung của việc thờ Bà, mỗi cơ sở thờ tự cũng sẽ có những dị biệt trong nhiều yếu tố cả về ý nghĩa tâm linh lẫn nghi thức cúng bái. Đề tài trong phạm vi giới hạn của mình chỉ tập trung nghiên cứu lễ hội Bà Chúa Xứ ở Núi Sam thuộc thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang, bởi đây chính là trung tâm của loại hình tín ngưỡng Bà Chúa Xứ ở Nam Bộ. Trong quá trình nghiên cứu, tác giả tiến hành nhiều khảo sát trong phạm vi thành phố Châu Đốc, phường Núi Sam và khu vực lân cận trong tỉnh An Giang. Phạm vi về thời gian: đề tài nghiên cứu Lễ hội Bà Chúa Xứ theo cả hai chiều đồng đại và lịch đại. Theo đó, đề tài tập trung chú ý các mốc thời gian: 2001, 2013, 2015, 2017. Trong đó, năm 2001 là mốc quan trọng trong nghiên cứu, vì đánh dấu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia, từ đây đã bắt đầu xuất hiện nhiều những thay đổi trong tổ chức lễ hội. Năm 2013, Châu Đốc chuyển mình từ thị xã lên thành phố theo Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ. Năm 2015, Châu Đốc lại một lần nữa khẳng định sự phát triển của mình bằng 100% xã đạt chuẩn nông thôn mới và được công nhận là đô thị loại II theo Quyết định số 499/QĐ-TTg. Cũng trong năm 2015, Châu Đốc vinh dự đón nhận bằng di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia được cấp cho Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ Núi Sam theo quyết định số 4205/QĐ-BVHTTDL ngày 19/12/2014. Năm 2017, lần đầu tiên lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam được tổ chức kết hợp với Tháng Du lịch An Giang. Các hoạt động du lịch xoay quanh lễ hội diễn ra sôi động, hấp dẫn, thu hút hàng triệu lượt khách tham gia. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Đề tài sử dụng phương pháp thu thập, tổng hợp, nghiên cứu tư liệu nhằm kế thừa những thành quả của các công trình, nghiên cứu đi trước. Phân tích, so sánh tư liệu để tìm ra những thông tin quý, giúp cho đề tài về mặt cứ liệu khoa học. Đây 4
  12. là phương pháp được NCS tập trung trong quá trình miêu tả sự biến đổi của lễ hội qua các mốc thời gian. Phương pháp so sánh cho ra những kết quả ban đầu về sự tương đồng và dị biệt qua nghiên cứu lịch đại quá trình phát triển lễ hội. 4.2. Phương pháp điền dã, quan sát tham dự, ghi âm, ghi hình được chú trọng thực hiện đối với đề tài này với mong muốn mô tả lại nhịp sống sinh động của lễ hội qua từng ngày, cũng như các hoạt động ngưỡng vọng vô cùng phong phú của du khách. NCS tham gia vào các hoạt động của lễ hội để tự bản thân cảm nhận sự tưng bừng, náo nhiệt của một không gian văn hóa hiếm có, lan tỏa ra khắp thành phố Châu Đốc vào dịp tháng 4 (AL) hằng năm. Qua đó, NCS cảm nhận được từng chuyển động, từng nhịp thở cũng như sức sống của lễ hội trong đời sống xã hội hiện nay. Không những thế, NCS còn tham gia vào quá trình sử dụng dịch vụ heo quay cúng Bà (từ lúc gọi đặt dịch vụ cho đến thanh toán, sắp lễ, khấn thuê và đề xuất bán lại) để hiểu rõ hơn ngọn nguồn của vấn đề heo quay và các dịch vụ ăn theo. Năm 2017, thông qua việc tham gia các cuộc họp giữa lãnh đạo thành phố Châu Đốc, lãnh đạo sở VHTTDL An Giang, các chuyên gia trong - ngoài nước và nhà đầu tư về các dự án đầu tư phát triển du lịch, NCS hiểu sâu sắc vấn đề khai thác và phát triển du lịch đang diễn ra trong thời gian gần đây ở Châu Đốc, cảm nhận được vai trò, vị trí mũi nhọn của du lịch trong việc phát triển kinh tế - xã hội của địa bàn nghiên cứu. 4.3. Đề tài sử dụng phương pháp phỏng vấn và phỏng vấn sâu để thu thập thông tin từ nhiều đối tượng tham gia lễ hội. Đối tượng phỏng vấn sâu của đề tài là những thành viên trong BQT lăng miếu Núi Sam, các vị bô lão, các vị lãnh đạo trong các tổ chức - cơ quan - đơn vị nhà nước ở thành phố Châu Đốc được huy động trong mùa lễ hội nhằm hiểu thêm về công tác tổ chức, quản lý. Chuyên gia nước ngoài, khách du lịch quốc tế cũng tham gia vào quá trình phỏng vấn để thu thập thêm thông tin về suy nghĩ của khách quốc tế đối với lễ hội. Ngoài ra, người dân sinh sống khu vực miếu Bà cũng là một trong những đối tượng quan trọng trong các câu chuyện phỏng vấn. Họ chính là nhân chứng và là người miêu thuật lại những câu chuyện sinh động nhất xoay quanh lòng tin của quần chúng nhân dân dành cho Bà. Lần theo các câu chuyện kể của những người có liên quan và thông tin mà BQT 5
  13. miếu Bà lưu lại, tác giả tiếp tục phỏng vấn những đối tượng là nhân vật chính trong các câu chuyện về tính thiêng, về sự linh ứng của Bà. Một lần nữa, điều này sẽ giúp cho tác giả khẳng định thêm về sức sống bền bỉ của tín ngưỡng Bà Chúa Xứ trong lòng nhân dân. Những chủ lò quay heo khu vực Núi Sam là đối tượng phỏng vấn khá lý thú với nhiều thông tin bổ ích. Tuy nhiên, đây lại là những cuộc phỏng vấn gặp nhiều khó khăn nhất vì độ nhạy cảm của vấn đề. Với vai trò là người đi lễ đặt mua heo, chúng tôi dễ dàng khai thác thông tin từ phía người bán, song nếu câu hỏi đi sâu vào những vấn đề nhạy cảm, chúng tôi nhận được sự dè chừng trong cách cung cấp thông tin. Cuối cùng, sau một vài góp ý của những người quen, chúng tôi vào vai “cò dịch vụ” môi giới bán heo quay cho du khách mới lần ra được các thông tin quan trọng và bổ ích cho đề tài. 4.4. Tuy đã có nhiều công trình nghiên cứu về lễ hội Bà Chúa Xứ, để lại một bộ sưu tập lớn về những thông tin liên quan đến lễ hội. Song, vì nhiều lý do khác nhau mà nhiều thông tin không còn được tìm thấy trong các tài liệu đã công bố, còn chăng là trong ký ức của người dân mà đặc biệt là các vị bô lão trong vùng. Vì vậy, phương pháp điều tra hồi cố cũng được NCS lưu ý. Thông qua điều tra hồi cố, tác giả đề tài đã phát hiện ra nhiều thông tin thú vị, giúp ích rất nhiều cho công tác nghiên cứu cũng như sự hiểu biết của bản thân. 4.5. Điều tra bằng bảng hỏi được tác giả sử dụng với số lượng 250 mẫu ngẫu nhiên từ khách hành hương về miếu Bà trước, trong và sau mùa lễ hội. Cuộc khảo sát được tiến hành năm 2015, là năm chẵn nên lễ hội được tổ chức long trọng hơn các năm khác, thành phần đi hội vì thế cũng đông hơn và phong phú hơn. Độ tuổi khảo sát từ 18 đến trên 60 tuổi với đủ các ngành nghề và đến từ khắp nơi trong nước. Thông tin thu thập được từ bảng hỏi nhằm làm sáng tỏ thêm thói quen đi lễ và nhu cầu của du khách khi hành hương về khu vực Châu Đốc. Đây là cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo (kết hợp với nghiên cứu định tính) để cho ra kết quả hay những ý kiến mang tính khách quan và có độ tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này gặp nhiều khó khăn do nhịp hối hả của lễ hội cũng như sự gấp gáp của người đi lễ. Vì 6
  14. vậy, quá trình điều tra chỉ dừng lại ở thông tin khái quát, cơ bản nhằm mục đích thống kê, khảo sát. 5. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Ý nghĩa lý luận: Đề tài được nghiên cứu sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm xu hướng biến đổi tất yếu của lễ hội nói chung, lễ hội Vía Bà nói riêng trong xã hội đương đại, góp phần khẳng định về mặt lý luận sự tồn tại hay hồi sinh của lễ hội cổ truyền trong vài thập kỷ gần đây trong đời sống tinh thần của con người. Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần nhận ra tình hình phát triển lễ hội những năm gần đây và nhu cầu đa dạng của du khách khi hành hương về miếu Bà Chúa Xứ. Những giá trị đang dần biến đổi trước xu hướng phát triển của thời đại, đặc biệt là dưới sự tác động của quản lý nhà nước, kinh tế thị trường và phát triển du lịch. Đề tài sẽ cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng và triển khai các chính sách về quản lý và phát huy lễ hội ở An Giang nói riêng và ở Việt Nam nói chung. 6. Đóng góp của luận án Đề tài nghiên cứu những biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ trong những năm vừa qua, nhất là từ 2001 cho đến 2017 một cách tương đối toàn diện, khách quan và hệ thống; góp phần nhận diện lễ hội trong xu thế phát triển và hội nhập. Là công trình nghiên cứu sự biến đổi của một loại hình văn hóa (lễ hội dân gian) trước nhiều tác nhân trong đó tập trung ba yếu tố: sự chi phối của nhà nước, vai trò động lực của du lịch và sự thỏa hiệp giữa chính quyền và nhân dân địa phương. Đề tài góp phần khẳng định một mô hình quản lý kết hợp giữa nhà nước và nhân dân là một mô hình hiệu quả, phát huy trách nhiệm các bên, phù hợp với xu thế phát triển và mang tính bền vững cao. Đề tài góp phần khẳng định sự kết hợp giữa lễ hội và du lịch cho ra loại hình du lịch tâm linh là việc làm đúng đắn và phù hợp với sự phát triển của thời đại cũng như nhu cầu ngày càng cao của du khách. 7. Kết cấu của luận án Bố cục của luận án, ngoài phần mở đầu và kết luận, có 4 chương như sau: Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Trình bày khái quát về tình hình nghiên cứu lễ hội Vía Bà Chúa Xứ trong thời gian qua, hệ thống các khái 7
  15. niệm công cụ của đề tài cũng như cơ sở lý thuyết sử dụng trong quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, chương 1 còn dành một lượng lớn số trang viết để trình bày sơ lược về địa phương An Giang cũng như thành phố Châu Đốc. Chương 2: Tín ngưỡng và Lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam Châu Đốc. Mở đầu chương là nội dung về tín ngưỡng thờ Mẫu ở Nam Bộ, các giai thoại về sự xuất hiện của Bà Chúa Xứ cũng như không gian lễ hội với cụm di tích, các công trình, cơ sở thờ tự trong khu vực Núi Sam. Miêu thuật lại chi tiết các nghi thức cúng bái trong lễ hội từ xưa cho đến nay là phần trọng tâm của chương này. Chương 3: Lễ hội Bà Chúa Xứ và những chiều cạnh biến đổi. Đây là chương trình bày những thay đổi của lễ hội Vía Bà thông qua các nội dung: không gian, thời gian, chủ thể, mục đích, chức năng... Đồng thời, nội dung chương còn thể hiện sự liên kết giữa lễ hội và du lịch trong năm 2017 thông qua hoạt động Tháng Du lịch An Giang. Chương 4: Một vài bàn luận từ những biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ Núi Sam. Chương này bàn luận 3 nội dung chính: (1) Vai trò của nhà nước đối với sự biến đổi lễ hội; (2) Sự tác động qua lại giữa lễ hội và du lịch; (3) Tính chủ động của người dân địa phương. Hoạt động khai thác du lịch ở khu vực Núi Sam lấy lễ hội làm trung tâm và sự linh hoạt của cộng đồng địa phương trước xu thế phát triển cũng là nội dung phản ánh trong chương này. 8
  16. Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận của đề tài 1.1.1. Cơ sở lý thuyết Hoạt động tín ngưỡng và tổ chức lễ hội ở khu vực miếu Bà Chúa Xứ Núi Sam đã và đang không ngừng biến đổi. Sự biến đổi diễn ra trên mọi phương diện từ cấu trúc đến chức năng, từ chủ thể đến khách thể, từ không gian cho đến thời gian. Tuy rằng chính quyền địa phương đã có những ứng xử vô cùng linh hoạt, phối hợp cùng cộng đồng địa phương, một mặt bảo vệ các giá trị truyền thống, mặt khác uyển chuyển theo tình hình thực tế, đón nhận xu thế phát triển của thời đại. Song, lễ hội tín ngưỡng tôn giáo luôn là vấn đề khiến các nhà quản lý lao tâm. Cùng với sự “hồi sinh” (theo Philip Taylor, 2008.) của tín ngưỡng thờ Bà, lễ hội không còn bị “đóng khung” trong các giá trị truyền thống mà vượt qua các khuôn phép để kết hợp với những nhân tố mới. Nơi đó, khách hành hương tìm thấy chính mình thông qua hành trình bản thân hướng đến đấng siêu nhiên vô hình nhưng hiện hữu trong chính tâm thức mỗi người. Về khía cạnh mà đề tài nghiên cứu, sự vận động và biến đổi của lễ hội trong xã hội đương đại với nội dung trọng tâm là vai trò của các chủ thể (nhà nước và cộng đồng địa phương) được phân định như thế nào trong việc tạo nên những biến đổi. Sự thương thảo giữa các bên liên quan trong đó tập trung là nhà quản lý và nhân dân tại chỗ. Sự tác động của du lịch đến quá trình biến đổi lễ hội. Vì thế chúng tôi xác định câu hỏi nghiên cứu cho đề tài là: - Lễ hội Bà Chúa Xứ biến đổi như thế nào trong bối cảnh hiện nay? - Vai trò của Nhà nước đã thể hiện như thế nào trong sự biến đổi của lễ hội Bà Chúa Xứ? - Mối quan hệ giữa du lịch và lễ hội được thể hiện như thế nào trong lễ hội Vía Bà? - Vai trò chủ thể của cộng đồng địa phương được thể hiện như thế nào trong bối cảnh phát triển của lễ hội và trong mối quan hệ với chính quyền? Với những câu hỏi nghiên cứu trên, NCS đặt giả thuyết nghiên cứu của đề tài là: 9
  17. - Lễ hội Bà Chúa Xứ biến đổi mạnh mẽ từ sau khi được nâng cấp thành lễ hội cấp quốc gia vào năm 2001. Trong sự biến đổi mạnh mẽ đó, vai trò tác động của nhà nước mang tính chi phối. - Đã có sự thỏa hiệp giữa các chủ thể của lễ hội mà cụ thể ở đây là nhà nước và cộng đồng cư dân địa phương. Bên cạnh đó, du lịch đã có những tác động to lớn trong biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ. Căn cứ vào việc xác định câu hỏi nội dung nghiên cứu, chúng tôi chọn các lý thuyết nghiên cứu dưới đây. 1.1.1.1. Lý thuyết biến đổi văn hóa Biến đổi văn hóa được hiểu là quá trình vận động của tất cả các xã hội, chỉ sự thay đổi của các cơ chế trong một cấu trúc văn hóa cho trước. Nó được đặc trưng bởi sự thay đổi của các biểu tượng văn hóa, các nguyên tắc ứng xử, các thiết chế văn hóa và các hệ thống giá trị. Qua nhiều nghiên cứu, các nhà khoa học đều thống nhất rằng, không có nền văn hóa nào đứng yên, không một nền văn hóa nào có thể giữ nguyên trạng thái ban đầu của nó. Theo E.Taylor: “Sự phát triển tiến bộ tiến hóa của các nền văn hóa là xu hướng chính trong lịch sử loài người. Xu hướng phát triển này là rất hiển nhiên, vì rằng có nhiều dữ kiện theo tính liên tục của nó có thể sắp xếp vào một trật tự xác định, mà không thể ngược lại” [3, tr.53]. Tuy nhiên, văn hóa là một phạm trù rất rộng vì thế, quá trình vận động và biến đổi của nó cũng hết sức phức tạp. Theo các nhà nhân học hiện nay: “biến đổi văn hóa bao hàm những sự chia sẻ, sự biến đổi tương đối lâu dài của những mô hình ứng xử và niềm tin văn hóa. Nhìn ở khía cạnh lịch sử, xã hội nào cũng biểu lộ những biến đổi, cũng trộn lẫn những sự tiếp nối và biến đổi” [106, tr.65-66]. Tuy nhiên, quá trình biến đổi lại diễn ra không giống nhau giữa những nền văn hóa khác nhau. Có những quá trình biến đổi diễn ra một cách tự nhiên song lại có những sự biến đổi mang tính cưỡng bức. Vì thế, nhịp điệu và tính chất biến đổi cũng rất khác nhau giữa các nền văn hóa. Ngay trong bản thân một nền văn hóa lại diễn ra cả hai quá trình biến đổi tự nhiên và cưỡng bức, tùy thuộc thời gian và điều kiện hoàn cảnh cụ thể. Nhận định về văn hóa Việt Nam, Nguyễn Từ Chi cho rằng: “không chỉ bây giờ mà trong lịch 10
  18. sử, văn hóa Việt Nam đã luôn thay đổi và nhiều khi thay đổi rất nhanh là khác. Theo tôi, người Việt là một trong những dân tộc rất dễ nhạy cảm và dễ thay đổi mình cho phù hợp với hoàn cảnh” [12, tr.565-566]. Từ cuối thế kỷ XX đến đầu thế kỷ XXI, khuynh hướng nghiên cứu biến đổi văn hóa trong bối cảnh hội nhập toàn cầu, đặc biệt diễn ra ở các xã hội đang chuyển đổi cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, từ xã hội truyền thống - khép kín sang xã hội hiện đại - hội nhập thật sự hấp dẫn các nhà nhân học, nhà nghiên cứu văn hóa trong và ngoài nước. Các nghiên cứu về biến đổi văn hóa trên mọi phương điện của cuộc sống như: văn hóa làng, văn hóa tâm linh, văn hóa đọc, văn hóa tiêu dùng, thậm chí là văn hóa giao thông, văn hóa du lịch hay văn hóa doanh nghiệp,... xuất hiện ngày càng nhiều trong thư mục các công trình nghiên cứu văn hóa hiện nay. Tuy nhiên, dù nghiên cứu ở lĩnh vực nào, các nhà khoa học đều đi đến những thống nhất cơ bản về nguyên nhân của quá trình vận động và biến đổi, đó là sự phát triển mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, là sự “cải cách” trong tư tưởng chính trị, sự tiến bộ của khoa học - kỹ thuật và công nghệ, sự giao lưu văn hóa trong xu thế hội nhập. Theo đó, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đô thị hóa là những chất xúc tác mạnh mẽ cho quá trình này. Tuy tất cả đều cho rằng biến đổi là “hằng số” của văn hóa, là một thực tế không thể đảo ngược, song các tác giả đều khẳng định sự bền bỉ của những giá trị truyền thống trước những biến đổi mạnh mẽ và nó sẽ chi phối sự lựa chọn của từng xã hội cụ thể về phương thức, tính chất, quy mô biến đổi của văn hóa. Chính lẽ đó, càng biến đổi, người ta lại càng trân quý các giá trị truyền thống, những nét văn hóa cổ xưa, quay về tìm lại, gìn giữ để lưu truyền cho muôn đời sau. Áp dụng các luận điểm trên vào quá trình nghiên cứu biến đổi lễ hội Bà Chúa Xứ tại Núi Sam - Châu Đốc, NCS tập trung chú trọng đến tính bền vững của tín ngưỡng thờ Bà cũng như các giá trị truyền thống trong bối cảnh giao lưu - hội nhập và tiếp biến văn hóa; đồng thời cân nhắc vai trò của những tác nhân trong quá trình biến đổi. Các quan điểm khác nhau về biến đổi văn hóa sẽ cung cấp cho NCS thêm nhiều phương pháp tiếp cận và cái nhìn bao quát, xem xét dưới nhiều góc độ, chiều cạnh của sự biến đổi. Ứng dụng vào đề tài nghiên cứu, NCS sẽ trình bày 11
  19. những biểu hiện của sự biến đổi trong lễ hội Vía Bà từ nhiều chiều cạnh khác nhau, tìm hiểu các tác nhân trong đó chú trọng đến vai trò chủ thể của các bên liên quan trong tổ chức, gìn giữ và phát huy lễ hội để nó có được hình hài như ngày hôm nay. Tiếp theo là việc lý giải những biến đổi đó nói lên điều gì từ thực tế của sự phát triển, của Châu Đốc với tốc độ đô thị hóa nhanh chóng, của đời sống cộng đồng cũng như khách hành hương. 1.1.1.2. Lý thuyết Sáng tạo truyền thống Truyền thống - Tradition được hiểu là hành vi lưu truyền, xuất phát từ động từ tradere nghĩa là chuyển sang cho người khác, giao lại, trao lại. Khi nghiên cứu về các loại hình, thực hành văn hóa, nhiều nhà nghiên cứu trước đây đã đối lập truyền thống với biến đổi và như vậy mặc nhiên thừa nhận khái niệm truyền thống mang nội hàm ổn định, bất biến, xưa cũ. Ngược lại với khuynh hướng cho rằng truyền thống là một thể chế bất biến, nhiều công trình, lại chứng minh truyền thống qua quá trình trao truyền được thay đổi, sáng tạo cho phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện và được chấp nhận của cộng đồng. Theo R. Aileau, ông nhìn nhận truyền thống không phải chỉ là cái bất biến, cái nguyên thể lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác, mà bản thân truyền thống luôn tích hợp trong nó cái mới trong diễn trình lịch sử, nói cách khác đó chính là sự sáng tạo truyền thống. Theo ông: ... sự thật, truyền thống không tự giới hạn ở sự bảo tồn cũng như ở sự truyền những sở đắc trước đó: trên dòng đi của lịch sử, truyền thống tích hợp các hiện thể mới (existants nouveaux) bằng cách thích nghi chúng với các hiện thể cũ. Bản chất nó không chỉ có tính giáo dục, cũng không thuần túy mang tính tư tưởng: nó còn thể hiện ra là tính biện chứng và tính bản thể (ontologique). Truyền thống làm thành mới cái đã là; nó không bị giới hạn ở làm cho biết một văn hóa, bởi nó đồng nhất hóa với chính cuộc sống của một cộng đồng (dẫn theo Nguyễn Mạnh Hà, 2014, [17, tr.12]). Nhà nhân học E. Hobsbawm cho rằng, mặc dù tính liên tục và kế thừa quá khứ của truyền thống được đề cao, nhưng thực ra truyền thống lại bao gồm một tiến 12
  20. trình sáng tạo ra lễ nghi. Ông góp phần khẳng định thêm tính làm mới trong quá trình trao truyền thông qua công trình Sáng tạo ra truyền thống (the Invention of Tradition) của mình. “Truyền thống được sáng tạo” được hiểu là một tập hợp những thực hành, thường nằm dưới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, có bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tượng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý một dòng chảy tiếp nối từ quá khứ [28, tr.86]. Hobsbawm lý giải việc làm mới truyền thống bắt nguồn từ sự lãng quên, từ nhu cầu biến đổi để thích nghi của các thực hành văn hóa. Tuy vậy, có thể đề xuất nhận xét rằng nơi nào truyền thống được hình thành qua sáng tạo, thì thường không phải do nơi đó không còn duy trì được những lối xưa, mà bởi những lối xưa ấy bị lãng quên, không vận dụng, không biến đổi để thích nghi, một cách hữu ý chứ không phải vô tình bỏ mặc [28, tr.93]. Hobsbawm tổng hợp, có ba loại sáng tạo: loại để gây dựng hay biểu tượng hóa tình đoàn kết trong một tập thể, loại để gây dựng hay hợp lí hóa (legitimizing) thể chế và uy quyền xã hội, và loại để giáo dục và gây dựng niềm tin, hệ giá trị, và phong cách hành xử (dẫn theo Trương Văn Món, 2014, [88, tr.20]). Đối với các nhà nghiên cứu trong nước, cụm từ truyền thống trước nay đa phần dùng để chỉ những loại hình, thực hành văn hóa được gìn giữ, lưu truyền qua nhiều đời, nhiều thế hệ của một quốc gia, một dân tộc hay một cộng đồng cụ thể nào đó. Nó mang tính bền vững và cốt lõi, ít biến đổi. Song, cũng có không ít nhà nghiên cứu nhìn nhận sáng tạo truyền thống là một thực tế trong diễn trình văn hóa của cộng đồng, dân tộc. Nghĩa là, một thực hành văn hóa của một cộng đồng, trên thực tế đó là một truyền thống được sáng tạo. Trong Bàn về truyền thống và hiện đại, Nguyễn Hòa đã viết: “truyền thống văn hóa là hệ thống giá trị văn hóa đã hình thành và luôn được bổ sung để trở thành phẩm chất văn hóa của một dân tộc, và tự 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2