intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:175

12
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài "Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay" nhằm làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng cho các nội dung nghiên cứu của luận án; Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn; đánh giá hoạt động du lịch lữ hành gắn với hoạt động thực tiễn của các đơn vị dịch vụ lữ hành, các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, ẩm thực và đồ lưu niệm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hoá học: Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TÂN DU LỊCH LỮ HÀNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC Hà Nội – 2024
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN VĂN TÂN DU LỊCH LỮ HÀNH TRONG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành Văn hoá học Mã số 9 22 90 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HOÁ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC PGS.TS. PHẠM NGỌC TRUNG Hà Nội – 2024
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi. Các thông tin, số liệu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng, cụ thể. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tân
  4. LỜI CẢM ƠN Để có được kết quả nghiên cứu này, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô, các phòng, ban chuyên môn trong khoa Văn hoá – Ngôn ngữ học; phòng Quản lý đào tạo của Học viện Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, nơi đã đào tạo và trang bị cho nghiên cứu sinh những kiến thức cần thiết để thực hiện luận án. Đặc biệt, nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS. Lê Hồng Lý; PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm; PGS.TS. Phạm Ngọc Trung; TS. Hoàng Cầm; TS. Đỗ Lan Phương đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn nghiên cứu sinh trong suốt quá trình học tập và làm luận án. Nhân dịp này, nghiên cứu sinh xin trân trọng cảm ơn các đồng chí Lãnh đạo Sở Du lịch, Sở Văn hoá và Thể thao thành phố Hà Nội cùng bạn bè, đồng nghiệp; cảm ơn các Công ty du lịch lữ hành tại Hà Nội; cảm ơn gia đình, người thân đã chia sẻ khó khăn trong công việc để nghiên cứu sinh hoàn thành luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Văn Tân
  5. MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU .....................................11 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ....................................................................11 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài ...............................................11 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước ...................................................14 1.2. Cơ sở lý luận .....................................................................................................16 1.2.1. Khái niệm du lịch ...................................................................................18 1.2.2. Khái niệm khách du lịch .........................................................................21 1.2.3. Khái niệm văn hoá du lịch ......................................................................23 1.2.4. Khái niệm hoạt động du lịch và ngành du lịch .......................................24 1.3. Cơ sở thực tiễn của luận án .............................................................................23 1.3.1. Sự hình thành và phát triển của ngành du lịch .......................................25 1.3.2. Các xu hướng phát triển của ngành du lịch ............................................27 1.3.3. Thực trạng hoạt động du lịch của Thủ đô Hà Nội ..................................33 Tiểu kết Chương 1 ...................................................................................................39 Chương 2: DI TÍCH LỊCH SỬ VĂN HOÁ VÀ LÀNG NGHỀ TRUYỀN THỐNG - ĐIỂM ĐẾN TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH .............40 2.1. Các di tích lịch sử văn hoá tiêu biểu, hấp dẫn trong hoạt động du lịch lữ hành ......................................................................................................................40 2.1.1. Di tích Hoàng thành Thăng Long lịch sử và một vài thành cổ ở Thủ đô Hà Nội .........................................................................................................40 2.1.2. Khu di tích hồ Hoàn Kiếm và phố phường Hà Nội xưa .........................45 2.1.3. Khu di tích lịch sử Văn Miếu – Quốc Tử Giám .....................................52 2.1.4. Hệ thống di tích lịch sử phật giáo và tứ trấn Thăng Long......................56 2.1.5. Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh và hệ thống di tích lịch sử cách mạng ..60 2.2. Làng nghề truyền thống trong hoạt động du lịch lữ hành ........................... 65 2.2.1. Làng nghề truyền thống tiêu biểu ở Thủ đô Hà Nội .............................. 65 2.2.2. Làng cổ Đường Lâm ..............................................................................67 Tiểu kết Chương 2 ...................................................................................................72
  6. Chương 3: ẨM THỰC VÀ ĐỒ LƯU NIỆM – ĐIỂM DỪNG TRONG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH ....................................................................74 3.1. Ẩm thực trong hoạt động du lịch lữ hành......................................................74 3.1.1. Vai trò của ẩm thực trong hoạt động du lịch lữ hành ............................. 74 3.1.2. Phục hồi, tái tạo ẩm thực truyền thống trong hoạt động du lịch lữ hành ..............................................................................................................78 3.2. Đồ lưu niệm trong hoạt động du lịch lữ hành .............................................955 3.2.1. Sự phát triển của thị trường đồ lưu niệm trong hoạt động du lịch lữ hành ..................................................................................................................95 3.2.2. Bản sắc văn hoá của đồ lưu niệm ..............................................................104 3.2.3. Phục hồi, tái tạo bản sắc dân tộc thông qua đồ lưu niệm .....................108 Tiểu kết Chương 3 .................................................................................................112 Chương 4: HOẠT ĐỘNG DU LỊCH LỮ HÀNH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ..................................................................................................................115 4.1. Bản sắc văn hoá Thủ đô Hà Nội qua truyền thông và các công ty du lịch lữ hành ....................................................................... Error! Bookmark not defined. 4.2. Phục hồi, tái tạo văn hoá truyền thống Thủ đô Hà Nội trong bối cảnh mới.....115 4.2.1. Tái tạo xây dựng lại hệ thống các công trình kiến trúc và các làng nghề truyền thống ....................................................................................................122 4.2.2. Khôi phục và phát triển ẩm thực truyền thốngError! Bookmark not defined. 4.3. Những vấn đề đặt ra đối với hoạt động du lịch lữ hành ở Thủ đô ..................133 4.3.1. Vấn đề nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch ........................................133 4.3.2. Vấn đề bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá .............................139 4.3.3. Vấn đề xây dựng thương hiệu du lịch Thủ đô ......................................144 Tiểu kết Chương 4 .................................................................................................149 KẾT LUẬN ............................................................................................................151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ................................154 TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................155 PHỤ LỤC ...............................................................................................................155 DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP TƯ LIỆU ..................................................168
  7. DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt CHXHCN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa DLLH Du lịch lữ hành EWEC Economic and tourism Hợp tác phát triển kinh tế-du lịch development cooperation Hành lang kinh tế Đông-Tây East-West Econmic Corridor MTV Một thành viên TNHH Trách nhiệm hữu hạn QLDTLS Quản lý Di tích lịch sử UNESCO United Nation Education and Tổ chức khoa học và giáo dục Liệp Sience Organization hiệp quốc UBND Ủy ban nhân dân UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới của Liên Hợp quốc WTA World Travel Awards Giải thưởng Du lịch thế giới WHFTA Hiệp hội Du lịch Ẩm thực thế giới
  8. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Tiến trình đổi mới và hội nhập diễn ra trong đất nước và trên thế giới trong những năm qua cho thấy du lịch đang trở thành nhu cầu thiết yếu của con người trong xã hội hiện đại. Nhận thức được nhu cầu này, các quốc gia đều quan tâm, chú trọng đầu tư, phát triển du lịch, nó trở thành “mũi nhọn kinh tế”, thành ngành “công nghiệp không khói”, mang lại lợi ích kinh tế lớn lao, trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển. 1.2. Nhân học du lịch là khoa học nghiên cứu con người, cộng đồng địa phương, du khách và các thực thể khác liên quan đến du lịch ở các địa bàn cụ thể. Việc du khách đi đến nơi có nhiều đặc điểm khác lạ so với nơi họ sinh sống là một quá trình vận động, tương tác, học hỏi và giao lưu văn hóa, nên hiểu được những biến đổi văn hóa (từ nhận thức đến hành vi) giữa chủ nhà (cộng đồng địa phương) và du khách trong quá trình tham gia vào hoạt động du lịch là nhiệm vụ cơ bản đối với nghiên cứu nhân học du lịch. Sau những chuyến du lịch, du khách có thể bị tác động và biến đổi cả về nhận thức, thói quen và hành vi văn hóa của mình. Ngược lại, cộng đồng cư dân sinh sống tại các khu du lịch cũng có thể bị ảnh hưởng và hình thành các thói quen, hành vi văn hóa do du khách mang đến. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu các tác động tích cực và tiêu cực giữa cộng đồng địa phương và du khách là một trong những mối quan tâm của các nhà nhân học. Điều này không những có ý nghĩa lớn trong việc hiểu được nguồn gốc của các mâu thuẫn, xung đột phát sinh từ hoạt động du lịch mà còn góp phần xây dựng chiến lược phát triển du lịch bền vững, du lịch cộng đồng (Trần Anh Dũng 2013). Tuy vậy, cho đến nay, Nhân học du lịch chưa thực sự được quan tâm nghiên cứu và còn tương đối ít các công trình nghiên cứu khoa học về vấn đề này. Trước một thực tế như vậy du lịch thực sự là một chủ đề thích đáng cho ngành Nhân học du lịch, từ yêu cầu của công việc và tình hình thực tiễn nghiên cứu sinh tiến hành đề 1
  9. xuất đề tài “Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay” theo hướng nghiên cứu về du lịch từ góc nhìn văn hoá. Mặc dù biết đây là lĩnh vực còn nhiều khó khăn nhưng với sự chỉ bảo, khích lệ của các thầy, cô, nghiên cứu sinh mạnh dạn đề xuất và thực hiện đề tài với tâm nguyện được học hỏi về mặt nghiên cứu lý luận và được đóng góp về mặt hoạt động thực tiễn. 1.3. Thực tiễn hoạt động du lịch lữ hành của Việt Nam nói chung, Thủ đô Hà Nội nói riêng đã và đang diễn ra hết sức sôi động, thông qua các hoạt động du lịch lữ hành đã góp phần kiến tạo thêm bản sắc văn hoá mới cho cộng đồng, địa phương và các điểm đến du lịch, kiến tạo thêm nhiều ý nghĩa mới cho các điểm đến góp phần kiến tạo thêm các sản phẩm du lịch độc đáo, hấp dẫn. Đồng thời đối với những người đi du lịch có thể giúp họ kiến tạo lối sống mới, khẳng định bản sắc riêng của họ. Thông qua đó, cũng tác động đến các điểm đến, cộng đồng đia phương, các công ty lữ hành tạo ra các sản phẩm du lịch mới độc đáo, đáp ứng nhu cầu của khách du lịch góp phần kiến tạo nên bản sắc văn hoá mới. 1.4. Với sự phát triển phong phú của đời sống, nhu cầu của con người cũng phát triển đa dạng hơn. Người ta đi du lịch không chỉ với mục đích nghỉ dưỡng, nâng cao thể chất đơn thuần. Ngày càng cho thấy nhu cầu giao lưu, khám phá thế giới của con người là vô cùng lớn, trong đó có khám phá thiên nhiên, con người, văn hóa và chính bản thân họ. Du lịch tạo ra một sự trải nghiệm cho chính du khách, giúp họ nhìn nhận lại những giá trị quý báu của dân tộc mà biết bao thế hệ, ngay cả chính họ đã phải đánh đổi bằng xương máu của mình để tạo dựng nên. Đối với thế hệ trẻ thì du lịch là dịp để họ hiểu hơn về công lao của cha ông mình, đồng thời cũng hiểu những giá trị nhân văn, giá trị truyền thống và thiên nhiên mà họ đang được thừa hưởng. Du lịch ngày nay đã trở thành một hoạt động không thể thiếu trong đời sống sinh hoạt xã hội, làm cho đời sống xã hội ngày một phong phú hơn, lý thú và bổ ích hơn, hoạt động phổ biến, là nhu cầu của con người. 2
  10. 1.5. Du lịch lữ hành Thủ đô Hà Nội là một bộ phận của du lịch lữ hành quốc gia. Trong quá trình phát triển đi lên du lịch Thủ đô đã có những biến đổi to lớn, trên nhiều phương diện và mối quan hệ tương tác giữa bộ phận kinh doanh dịch vụ du lịch với khách du lịch nội địa và quốc tế cũng như những mối quan hệ tương tác của các đơn vị, cá nhân trong ngành du lịch ngày càng mở rộng, phát triển theo quy luật cung cầu, quy luật giá cả của thị trường. Trong mỗi một tương tác bao giờ cũng có sự tác động đa chiều đến những thành phần tham gia vào tương tác đó và góp phần tạo nên hệ quả thúc đẩy các bên đều thay đổi, phát triển hoặc là xuất hiện những hạn chế làm cho quá trình phát triển chậm lại vì những khó khăn. Với tư cách là cán bộ từng làm việc ở cả hai cơ quan là Sở Văn hoá và Thể thao và Sở Du lịch, chúng tôi muốn biến cơ hội đào tạo thành cơ hội nắm vững, hiểu sâu hơn về lĩnh vực mình đang hoạt động để hoàn thành tốt hơn công việc, đồng thời đóng góp cho việc xây dựng phát triển và phát triển ngành văn hoá, du lịch Thủ đô nói riêng, Việt Nam nói chung. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề tài “Du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay” làm đối tượng nghiên cứu của luận án. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu - Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát về hoạt động du lịch lữ hành ở Hà Nội, chỉ ra quá trình kiến tạo văn hoá thông qua các sản phẩm du lịch độc đáo của Thủ đô, góp phần bảo tồn, lan toả nét đẹp văn hoá truyền thống của dân tộc, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược phát triển văn hoá, du lịch hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan các công trình nghiên cứu đã xuất bản liên quan đến vấn đề du lịch và du lịch lữ hành, từ đó chỉ ra các thành tựu và khoảng trống để luận án kế thừa và tiếp tục nghiên cứu. 3
  11. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn để định hướng cho các nội dung nghiên cứu của luận án. - Tiến hành khảo sát, nghiên cứu thực tiễn; đánh giá hoạt động du lịch lữ hành gắn với hoạt động thực tiễn của các đơn vị dịch vụ lữ hành, các di tích lịch sử văn hoá, làng nghề truyền thống, ẩm thực và đồ lưu niệm trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Qua đó, bước đầu chỉ ra các đặc điểm về tâm lý, thị hiếu, sở thích của các đối tượng du lịch, các mối quan hệ nảy sinh từ quá trình hoạt động. Tại sao các công ty du lịch lữ hành lại chọn các tour du lịch để giới thiệu cho khách du lịch, các thuyết minh với khách du lịch, giới thiệu cái gì tại điểm đến đó, mục đích của họ là cái gì. Qua đó tìm hiểu cách họ tạo nghĩa cho các điểm đến du lịch cũng như các sản phẩm du lịch liên quan. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án - Thực tiễn hoạt động du lịch lữ hành từ khâu tổ chức, thiết kế tour đến tiếp thị, thực hiện qua một số Công ty du lịch lữ hành trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. - Hệ thống quan điểm, chủ trương, chính sách về văn hoá, du lịch ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung vào hoạt động du lịch lữ hành. - Về không gian: Tiến hành nghiên cứu, khảo sát trên địa bàn Thủ đô Hà Nội qua thực tiễn hoạt động của các công ty du lịch lữ hành: Công ty Lữ hành Hanoitourist, Công ty cổ phần du lịch Vietsense, Công ty TNHH Lữ hành và dịch vụ quốc tế Ánh Dương. Trong một số trường hợp cần thiết, luận án có thể mở rộng diện tham khảo thực tiễn từ một số quốc gia, vùng miền, trong khu vực và trên thế giới. - Về thời gian: Giới hạn trong thời gian 03 năm (thời gian thực hiện luận án 2016-2019). Trong trường hợp cần thiết có thể mở rộng khoảng thời gian tham chiếu để so sánh. 4
  12. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án Luận án nghiên cứu về du lịch lữ hành trong xã hội Việt Nam hiện nay qua hoạt động du lịch lữ hành của các công ty du lịch trên địa bàn Hà Nội. Hơn nữa, khách du lịch cũng là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học, với những đặc điểm tâm lý, lứa tuổi khác biệt và có vai trò đặc biệt trong xã hội, do đó cần phải tiếp cận đối tượng này từ nhiều góc độ thì mới có thể nhận diện, nắm bắt và hiểu được họ một cách chân xác và sâu sắc. Vì thế, trong quá trình nghiên cứu đề tài chúng tôi sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành, gồm các phương pháp nghiên cứu văn hóa học, nhân học văn hóa, nhân học du lịch, xã hội học, đất nước học, lịch sử học, tâm lý học, kinh tế học… Các phương pháp cụ thể để tiến hành nghiên cứu, bao gồm: - Tập hợp, nghiên cứu và phân tích tài liệu Mặc dù “du lịch lữ hành” vẫn còn là một nội dung mới trong nghiên cứu khoa học xã hội ở Việt Nam, nhưng vấn đề này cũng đã nhận được sự quan tâm của nhiều tác giả nước ngoài. Mặt khác, khách du lịch là đối tượng nghiên cứu của nhiều học giả trong nước ở nhiều ngành khoa học xã hội khác nhau. Đây chính là nguồn tài liệu giúp chúng tôi có một cái nhìn khái quát và nhiều chiều về vấn đề nghiên cứu của luận án. Do đó, các công trình các nghiên cứu dạng sách, đề tài, luận án, những bài viết công bố trên mạng internet, trên các tạp chí về các vấn đề này (nhân học du lịch, khách du lịch, tâm lý của khách du lịch…) đều được tập hợp, phân tích, đánh giá và đây là nguồn tài liệu hữu ích cho luận án. - Phương pháp điền dã dân tộc học Với lợi thế là người trực tiếp làm công tác quản lý nhà nước về du lịch và thường xuyên được tham gia vào các hoạt động lữ hành của Thủ đô, nghiên cứu sinh tiếp cận, quan sát, tham dự vào các hoạt động khi đi du lịch của khách du lịch. Do đó, sử dụng phương pháp này, nghiên cứu sinh muốn 5
  13. “theo chân những người làm du lịch”, nhằm thu thập được nhiều nhất có thể những thông tin từ chính công việc của họ. Những kỹ năng mà nghiên cứu sinh sử dụng là quan sát, quan sát tham dự, cùng với các thiết bị hỗ trợ như chụp ảnh, ghi ảnh… Để có được nguồn tư liệu điền dã dân tộc học, nghiên cứu sinh đã đến một số điểm đến như: Di tích Hoàng thành Thăng Long; hồ Hoàn Kiếm và khu vực phố cổ; đền Ngọc Sơn; Văn Miếu – Quốc Tử Giám; đền Bạch Mã; đền Thủ Lệ; đền Kim Liên; đền Quán Thánh; đền Sóc; chùa Quán Sứ; chùa Một Cột; khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh; Nhà tù Hoả Lò; bảo tàng Hồ Chí Minh; bảo tàng lịch sử quốc gia Việt Nam; làng nghề gốm sứ Bát Tràng; làng lụa Vạn Phúc; làng cổ Đường Lâm; đền Bạch Mã; đền Thủ Lệ; đền Kim Liên; đền Quán Thánh; các cửa hàng lưu niệm; quán bánh cuốn bà Hoành; bún chả Obama; khu vực phố cổ Hà Nội… Quan sát là kỹ năng quan trọng và được sử dụng đầu tiên trong điền dã dân tộc học. Nó giúp nghiên cứu sinh có những hiểu biết ban đầu về đối tượng nghiên cứu. Để tiến hành, nghiên cứu sinh sẽ chọn giả định các địa điểm, không gian mà khách du lịch thường chọn như các khu di tích lịch sử, làng nghề truyền thống… Quan sát ở các địa điểm này, giúp nghiên cứu sinh thấy được mối quan hệ giữa khách du lịch, người làm du lịch, người bán hàng, người dân địa phương, từ đó mà có thể hiểu được đối tượng nghiên cứu. Quan sát tham dự là kỹ năng giúp nghiên cứu sinh tiếp cận đối tượng nghiên cứu được đa chiều hơn, sâu hơn, đi cùng với họ trong suốt hành trình của tour du lịch. Thông qua các mối quan hệ nghiên cứu sinh đã cùng tham gia các hoạt động của một vài đoàn khách, nhóm khách (ăn quà, mua sắm hàng lưu niệm…). Việc cùng họ tiến hành các hoạt động du lịch, tham gia vào các hoạt động mua sắm, ẩm thực, giao lưu với nhau giúp nghiên cứu sinh nhận diện được nhu cầu của họ một cách sâu sắc và cụ thể hơn. - Phương pháp phỏng vấn trực tiếp 6
  14. Các đối tượng được lựa chọn để phỏng vấn gồm các nhà quản lý văn hoá, quản lý điểm đến, khách du lịch, hướng dẫn viên du lịch và những người phục vụ du lịch, người làm du lịch. Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những nhà quản lý chúng tôi đã gặp và phỏng vấn ông Lê Xuân Kiêu (Giám đốc Trung tâm hoạt động văn hoá khoa học Văn Miếu – Quốc Tử Giám), bà Thái Thị Vân Huyền (Phó Trưởng phòng Hành chính – Tổng hợp, Ban Quản lý di tích nhà tù Hoả Lò), ông Nguyễn Trọng An (Phó Trưởng ban quản lý di tích làng cổ Đường Lâm), bà Nguyễn Hồng Ánh (Chánh Văn phòng – Trung tâm Bảo tồn di sản Hoàng Thành Thăng Long). Mục đích để thu thập các thông tin chung về tình hình khách du lịch đến với di tích. Ngoài ra phỏng vấn nhóm đối tượng này để tìm hiểu về nhận thức và quan điểm của họ trong việc khai thác, phục hồi những di sản văn hoá truyền thống của địa phương, của gia đình trong bối cảnh du lịch lữ hành, phương thức chỉ đạo của họ đến với người dân. Với nhóm đối tượng phỏng vấn là những người phục vụ du lịch, người làm du lịch chúng tôi đã gặp ông Nguyễn Văn Hùng (Mông Phụ, Đường Lâm, sinh năm 1956), bà Đặng Thị Thanh Trà (Hàng Gai, 42 tuổi), ông Nguyễn Vũ Tiến (Hàng Dầu), bà Nguyễn Thị Hằng Nga, bà Dương (bún chả Obama), bà Dần (chủ đầm sen Hồ Tây), ông Cao Văn Hiền (Đường Lâm), … Qua các cuộc phỏng vấn, chúng tôi đã tìm hiểu được cách ứng xử của họ trong việc khai thác, lựa chọn di sản văn hoá để khai thác phục vụ khách du lịch, cách họ tự giới thiệu và truyền bá bản sắc của mình đến với du khách trong bối cảnh phát triển du lịch. Việc ứng xử của họ trong cách lựa chọn quảng bá, giới thiệu bản sắc văn hoá truyền thống của gia đình, địa phương trong hoạt động du lịch đã cho thấy sự tác động, phần nhiều là tích cực đến với cuộc sống của chính họ về cả vật chất lẫn tinh thần. Với nhóm đối tượng là khách du lịch, chúng tôi tiến hành phương pháp phỏng vấn sâu và phỏng vấn nhóm để tìm hiểu những vấn đề mà họ quan tâm 7
  15. nhất khi đến du lịch tại các điểm du lịch, cảm nhận của họ như thế nào, những suy nghĩ của họ khi thưởng thức và trải nghiệm văn hoá truyền thống của địa phương nơi họ đến, chúng tôi đã phỏng vấn cả khách du lịch trong nước và nước ngoài: chị Nguyễn Thị Dịu (56 tuổi, Thanh Hoá), chị Lê Khánh Linh (21 tuổi, sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội), ông Lưu Văn Ka (Nghệ An), ông Nguyễn Trường Anh (Bắc Giang), ông Nguyễn Tiến Linh (Thành phố Hồ Chí Minh), bà Nguyễn Diệu Thuý, em Nguyễn Cẩm Ly (trường THCS Long Biên), ông Ngô Văn Trung (Đà Nẵng), bạn Trần Phương Thảo (Lạng Sơn), ông Cao Đức Bình (Nam Định), Nguyễn Thanh Sáng (Nghệ An), Nguyễn Phúc Anh (12 tuổi, Cầu Giấy), Lê Minh Anh (Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Nguyễn Thị Tâm (Ba Đình), Vũ Minh Thu (Hải Phòng), Tạ Đình Dũng (Hà Nội), Nguyễn Đình Sinh (Đan Phượng), Vũ Ngọc Minh (Việt Kiều Mỹ), Nguyễn Thị Linh (Hà Nội), Vũ Thị Thanh Hoa (Sóc Trăng), Ngô Xuân Đủ, Nguyễn Thị Thu Hiền (Bình Dương), Hà An (Đồng Nai), nhóm Nguyễn Văn Bình, Phạm Khắc Cường, Trần Thị Hạnh (Bạc Liêu), Hoàng Thị Kim Ngân (Đà Lạt), Nguyễn Tiến Thành (Lâm Đồng), J. Paul (Pháp), ông M.Adam (Phần Lan), bà H.Magarita (Ba Lan), cô E.iza (đại học tổng hợp Vasava, Ba Lan), ông A. Roberts (Hoa Kỳ)… - Phương pháp chuyên gia Trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã tiến hành tham khảo ý kiến của một số chuyên gia trong lĩnh vực văn hóa du lịch và văn hoá ở Việt Nam để đưa ra các nhận định, phán đoán suy luận vấn đề nghiên cứu của đề tài. Ngoài ra, nghiên cứu sinh cũng nghiên cứu bối cảnh kinh tế - xã hội – chính trị của Hà Nội và cả những tác động của xu thế, quá trình hội nhập đang tác động đến đời sống của người dân nói chung và khách du lịch hiện nay để có cái nhìn toàn diện về vấn đề nghiên cứu. 5. Đóng góp mới của luận án 8
  16. Trên cơ sở nhìn nhận Du lịch lữ hành không chỉ như một hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại mà còn như một hoạt động văn hoá, đánh giá các giá trị, gắn kết hoạt động du lịch với hoạt động văn hoá, hướng đến mục tiêu giới thiệu hình ảnh đất nước, con người Việt Nam đến bạn bè năm châu. Trên cơ sở đánh giá hiệu quả hoạt động và những vấn đề đặt ra từ thực tiễn nghiên cứu, khảo sát, chỉ ra các mối quan hệ qua lại, nảy sinh trong quá trình tổ chức hoạt động du lịch lữ hành hiện nay; từ đó tạo điểm nhấn trong chiến lược phát triển văn hoá, du lịch, điều chỉnh nhận thức, quan điểm và kế hoạch đầu tư phát triển văn hoá. Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát, đề xuất các luận điểm, các vấn đề đặt ra từ thực tiễn, bước đầu chỉ ra sự biến đổi trong việc kiến tạo văn hoá mới thông qua các sản phẩm du lịch độc đáo góp phần bảo tồn, lan toả văn hoá truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, góp phần xây dựng luận cứ khoa học cho việc quản lý, điều hành và hoạch định chiến lược phát triển văn hoá, du lịch. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Trên cơ sở xem du lịch như là một loại hình hoạt động của văn hoá, các kết quả nghiên cứu của luận án hướng đến việc lý giải mối quan hệ bản chất giữa du lịch và văn hoá trên cả hai cấp độ: nhận thức lý luận và kinh nghiệm thực tiễn; góp phần bổ sung thêm hệ thống kiến thức cho công tác quản lý, điều hành hoạt động văn hoá, du lịch hiện nay. - Thông qua các tư liệu điều tra, khảo sát và nghiên cứu thực tiễn, cũng như các đề xuất, cảnh báo, luận án góp phần cung cấp các luận cứ khoa học và thực tiễn để hoạch định chính sách và định hướng phát triển, khắc phục tình trạng tăng trưởng nóng trong lĩnh vực du lịch, làm phương hại đến các giá trị văn hoá truyền thống. - Cập nhật thông tin, tri thức, đáp ứng yêu cầu đặt ra trong công tác quản lý lãnh đạo và tư vấn chính sách liên quan đến văn hoá, du lịch. 9
  17. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương nội dung: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Di tích lịch sử văn hoá và làng nghề truyền thống – Điểm đến trong hoạt động du lịch lữ hành Chương 3: Ẩm thực và đồ lưu niệm – Điểm dừng trong hoạt động du lịch lữ hành Chương 4: Hoạt động du lịch lữ hành và những vấn đề đặt ra 10
  18. Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài Những nghiên cứu về du lịch lữ hành của các nước trên thế giới tập trung vào du khách và bản chất của du lịch; tác động kinh tế, văn hoá, xã hội của du lịch đến các cộng đồng, xã hội địa phương cũng như mối quan hệ giữa chủ và khách, trong đó, tiêu biểu là các công trình: Ở thập niên 1970, những nghiên cứu nhân học về du lịch của De Kadt (1979), Farrell (chủ biên 1977), Cohen (1979), Knox và Suggs (1979) tập trung phân tích tác động của du lịch đến các cộng đồng, trong đó nhấn mạnh đến tác động tiêu cực, chẳng hạn việc người dân địa phương không được hưởng lợi kinh tế từ du lịch trong khi văn hóa của họ bị ảnh hưởng, hoặc những ảnh hưởng xấu của du lịch đối với môi trường. Các nghiên cứu nhân học cũng tranh luận về tính chân thật và thị trường hoá trong du lịch. Davydd Greenwood - một nhà nhân học người Mỹ (1977) cho rằng chính du lịch là nguyên nhân dẫn đến việc thị trường hoá các lĩnh vực đời sống của mỗi cộng đồng, vì văn hoá địa phương đã bị biến thành dịch vụ và hàng hoá để phục vụ du khách. Trước đó, Dean MacCannell - một giáo sư nhân học người Mỹ (1973) nhấn mạnh rằng quá trình thị trường hoá đã tàn phá tính chân thật của sản phẩm văn hoá và mối quan hệ của con người, bởi vì hàng hóa hóa văn hóa địa phương đã tạo ra một thứ “chân thật được dàn dựng” hay là một sự “bảo tàng hóa” văn hóa địa phương để cho du khách xem (Nguyễn Thị Thanh Bình, 2021). Công trình của Valene Smith (chủ biên, 1977) “Hosts and guests: The anthropology of tourism” (Chủ và khách: Nhân học về du lịch). Đây được xem là công trình tiên phong của các nhà nhân học Mỹ đối với nghiên cứu du 11
  19. lịch. Cuốn sách cung cấp cơ sở lý thuyết ban đầu và 12 ví dụ nghiên cứu về tác động của du lịch ở nhiều nơi trên thế giới, qua đó giúp người đọc hiểu được bản chất của du lịch trong sự so sánh mang tính toàn cầu. Cho đến nay, cuốn sách này vẫn được coi là nghiên cứu kinh điển của Nhân học du lịch bởi vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu sâu và mang tính so sánh như tác phẩm này. Các công trình nghiên cứu của Schein (2000), Oakes (1998, 2006), Adams (1997) và Stronza (2001) đã cho rằng du lịch không nhất thiết dẫn đến chỗ làm mất đi các giá trị văn hóa truyền thống hay tính chủ thể của cư dân địa phương, mà thay vào đó, người dân địa phương cũng có vai trò chủ động, quyết định những gì diễn ra trong quá trình họ tương tác với du khách, xác định lại họ là ai, những yếu tố nào trong bản sắc tộc người mà họ muốn thay đổi, nhấn mạnh hay che bớt đi để hấp dẫn du khách. Đây cũng là lúc các thảo luận về bản chất của văn hóa và bản sắc tộc người dưới tác động của du lịch đã được các nhà nhân học đặt ra (King 2008, 50). Nhìn lại lịch sử hơn nửa thế kỷ phát triển của nhân học du lịch chúng ta thấy ở thời kỳ đầu, các công trình nghiên cứu thường xoay quanh hai chủ đề, đó là tìm hiểu nguồn gốc của du lịch, và xem xét tác động của du lịch nhất là tác động của du lịch đến cộng đồng địa phương (Stronza 2001), nhưng trong các thập niên gần đây, các nhà nhân học đã mở rộng quan tâm nhiều chiều cạnh và các vấn đề lý thú của du lịch. Trong nghiên cứu về du lịch, các nhà nhân học đã có đóng góp lý luận đáng chú ý. Ví dụ, MacCannell (1976) đã coi du lịch là cách con người ở các xã hội hiện đại tìm cách khám phá văn hóa các tộc người nguyên thủy và tác giả cho rằng đây chính là động lực dẫn tới các chuyến đi của họ. Graburn (1989) coi du lịch là một quá trình nghi lễ phản ánh các giá trị đặc sắc của xã hội về sức khỏe, sự tự do, tự nhiên và sự tự cải tiến. Du lịch có vai trò quan trọng trong xây dựng và duy trì một nhận thức tập thể, có thể tăng cường kết nối của con người trong xã hội rộng lớn. 12
  20. Nash (1989) lại coi du lịch là một loại hình khác của chủ nghĩa đế quốc. Du khách ngày nay cũng giống như các thương nhân, kẻ thực dân hay nhà truyền giáo trước đây, là những người tiếp xúc với các văn hóa địa phương, và họ trực tiếp hay gián tiếp đã gây ra những biến đổi ở những địa bàn hay cộng đồng ít phát triển của thế giới. Trong bối cảnh hiện nay, các nhà nhân học du lịch đang tiếp tục tìm kiếm và kiến tạo những cách phân tích mới để giải thích về con người, cộng đồng địa phương, và tác động của du lịch đối với cộng đồng địa phương, v.v. Martin Oppermann và Kye Sung Chon (1997) với nghiên cứu “Tourism in Developing Countries” (Du lịch ở các nước đang phát triển). Nghiên cứu này tập trung phân tích những vấn đề như: sự phát triển du lịch ở các nước đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá trình nghiên cứu du lịch tại các đất nước đang phát triển theo nhiều giai đoạn: giai đoạn 1930-1960, giai đoạn 1970-1985 và giai đoạn 1985-1993. Đồng thời, nghiên cứu này này còn đánh giá mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du lịch, các phương pháp đo lường phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các điểm đến du lịch như khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch vùng ngoại ô. William, F. T. (1997) với nghiên cứu Global tourism: The next decade London: Butterorth-Heinemann. Nghiên cứu giới thiệu về khái niệm và phân loại du lịch; xác định những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của du lịch; định hướng và kế hoạch phát triển du lịch; vai trò du lịch đối với hòa bình thế giới. Bên cạnh đó, tác giả đã làm rõ du lịch là một trong những nguồn lực lớn thúc đẩy nền hòa bình, hữu nghị và hiểu biết lẫn nhau. Khi mọi người đi du lịch khắp nơi trên thế giới và hiểu biết về nhau, về phong tục tập quán của nhau cũng như đánh giá cao về cá nhân con người của mỗi quốc gia, từ đó các quốc gia sẽ xây dựng được sự hiểu biết quốc tế, điều này có thể cải thiện rõ rệt nền hòa bình thế giới. 13
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2