intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:212

29
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án tập trung phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay để thấy được tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai quốc gia cũng như những vấn đề hiện đang đặt ra, từ đó khuyến nghị cách thức để nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa giữa hai nước thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn hóa học: Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay

  1. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH HOÀNG THỊ HƯƠNG TRÀ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2023
  2. HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHI MINH HOÀNG THỊ HƯƠNG TRÀ GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH: VĂN HÓA HỌC Mã số: 9229040 Người hướng dẫn khoa học: PGS,TS. VŨ THỊ PHƯƠNG HẬU HÀ NỘI - 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Nghiên cứu sinh xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về những nội dung trình bày trong luận án. Tác giả Hoàng Thị Hương Trà
  4. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 9 1.2. Cơ sở lý luận của đề tài 23 Chương 2: KHÁI LƯỢC TÌNH HÌNH GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TRONG LỊCH SỬ VÀ NHỮNG YẾU TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 46 2.1. Khái lược tình hình giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử 46 2.2. Những yếu tố tác động đến giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay 61 Chương 3: THỰC TRẠNG GIAO LƯU VĂN HÓA VIỆT NAM - TRUNG QUỐC TỪ NĂM 2008 ĐẾN NAY 76 3.1. Giao lưu trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo 76 3.2. Giao lưu trên lĩnh vực văn học - nghệ thuật 88 3.3. Giao lưu trên lĩnh vực phát thanh - truyền hình 106 3.4. Giao lưu trên lĩnh vực du lịch 115 Chương 4: XU HƯỚNG VẬN ĐỘNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA TRONG GIAO LƯU VĂN HOÁ VIỆT NAM - TRUNG QUỐC THỜI GIAN TỚI 128 4.1. Tác động của giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc đối với sự phát triển của hai quốc gia từ năm 2008 đến nay 128 4.2. Xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra trong quan hệ giao lưu văn hoá hai nước trong thời gian tới 140 4.3. Một số khuyến nghị nhằm phát huy sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc hiện nay 146 KẾT LUẬN 160 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 164 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 165 PHỤ LỤC 180
  5. DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFTA : Khu vực thương mại tự do ASEAN APEC : Diễn đàn hợp tác Kinh tế châu Á- Thái Bình Dương ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á ASEM : Hội nghị các nguyên thủ quốc gia về Hợp tác Á- Âu Bộ VHTTDL: Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch CNXH : Chủ nghĩa xã hội CHND : Cộng hòa nhân dân EU : Liên minh châu Âu NCS : Nghiên cứu sinh UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá của Liên hiệp quốc WTO : Tổ chức thương mại thế giới XHCN : Xã hội chủ nghĩa
  6. DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Số lượng khách du lịch Trung Quốc đến Việt Nam giai đoạn 2012 - 2019 122 Bảng 3.2: Top 10 nước đứng đầu về số lượng khách quốc tế đến của Trung Quốc giai đoạn 2016-2019 123 DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 3.1: Tỷ lệ thích đọc tác phẩm văn hóa Trung Quốc 93 Biểu đồ 3.2: Thể loại tác phẩm văn hóa Trung Quốc yêu thích 95 Biểu đồ 3.3: Đọc tác phẩm văn học Trung Quốc qua kênh nào? 95 Biểu đồ 3.4: Lý do thích xem phim Trung Quốc 104 Biểu đồ 3.5: Tham gia các diễn đàn trên mạng xã hội để bàn luận về những bộ phim Trung Quốc yêu thích 105 Biểu đồ 3.6: Xem phim Trung Quốc ở đâu? 105 Biểu đồ 3.7: Số lượng và tỉ lệ tăng trưởng khách quốc tế của Việt Nam năm 2019 122 Biểu đồ 3.8: Xu hướng thay đổi số lượng khách du lịch song phương giữa Việt Nam và Trung Quốc 124
  7. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Giao lưu văn hóa là một quy luật của thời đại, là hiện tượng phổ biến của xã hội loài người. Không có một nền văn hóa nào, dù lớn và có ảnh hưởng sâu rộng đến đâu, lại có thể phát triển trong khép kín, biệt lập, tách rời với các nền văn hóa khác. Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản”, Mác và Ănghen đã viết: “Những thành quả hoạt động tinh thần của một dân tộc trở thành tài sản chung của tất cả các dân tộc khác. Tính đơn phương và phiến diện dân tộc ngày càng không tồn tại được nữa, và từ những nền văn học dân tộc và địa phương muôn hình muôn vẻ, đang nảy nở một nền văn hóa chung toàn thế giới…” [58, tr.602]. Đặc biệt, ngày nay, khi mà thế giới chuyển từ đối đầu sang đối thoại cùng tồn tại hòa bình và tập trung mọi nguồn lực cho sự tăng trưởng kinh tế bằng những phương tiện hiện đại của cuộc cách mạng 4.0 thì việc giao lưu văn hóa trên thế giới càng được mở rộng hơn bao giờ hết. Những trở ngại về không gian và thời gian đối với giao lưu văn hóa ngày càng bị thu hẹp. Nhờ vậy, các dân tộc và những nền văn hóa khác nhau trên thế giới càng có điều kiện thường xuyên tiếp xúc với nhau. Do đó, nếu như trước kia giao lưu văn hóa chỉ mang tính đơn lẻ, bộ phận, nằm trong khuôn khổ tự phát, thẩm thấu một cách tự nhiên, thì nay nó đã mang một tầm cao mới với tính toàn thể, phát triển từ qui mô quốc gia đến qui mô khu vực và qui mô toàn cầu. Không một quốc gia nào có thể phát triển trong sự biệt lập với thế giới bên ngoài, ngược lại, sự tùy thuộc lẫn nhau ngày càng gia tăng và tác động trực tiếp đến từng quốc gia, từng khu vực và toàn thế giới. Chính vì vậy, trong mọi hoạt động văn hóa, Ðảng và Nhà nước ta bao giờ cũng nêu cao định đề biện chứng: kế thừa truyền thống tốt đẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Báo cáo chính trị tại Đại hội XIII của Đảng cũng nhấn mạnh: “Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế về văn hóa, xây dựng Việt Nam thành địa chỉ hấp dẫn về giao lưu văn hóa quốc tế. Tiếp thu có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại phù hợp với thực tiễn Việt Nam, đồng thời chủ động nâng cao sức đề kháng của các tầng lớp nhân dân, đặc biệt là thanh, thiếu niên đối với các văn hóa phẩm ngoại lai độc hại; từng bước đưa văn hóa Việt Nam đến với thế giới” [25, tr.147].
  8. 2 Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2030 do Thủ tướng ký quyết định ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2021 đã xác định: “Chủ động hợp tác và quảng bá các giá trị văn hóa của Việt Nam ra thế giới, phát huy sức mạnh mềm văn hóa, góp phần quan trọng vào sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị để nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế, tạo dựng môi trường hoà bình, bảo vệ vững chắc Tổ quốc, bảo đảm sự phát triển bền vững và hội nhập quốc tế” [103]. Việt Nam và Trung Quốc là hai quốc gia láng giềng gần gũi “núi liền núi, sông liền sông”, có quan hệ lâu đời. Mặc dù, trong quá khứ và hiện tại, xét dưới góc độ chính trị, quan hệ Việt Nam - Trung Quốc đã trải qua nhiều bước thăng trầm, tuy nhiên dưới góc độ văn hóa, cả hai đều có sự giao lưu văn hóa liên tục suốt hàng ngàn năm lịch sử. Quá trình giao lưu văn hóa đã để lại dấu ấn rõ nét trên tất cả các phương diện kiến trúc, văn học, ngôn ngữ… đối với cả hai nước. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, nhất là từ năm 2008, sau khi Việt Nam và Trung Quốc xác định khuôn khổ hợp tác “đối tác hợp tác chiến lược toàn diện” dưới sự lãnh đạo của hai Đảng Cộng sản, hoạt động giao lưu văn hóa giữa hai nước đã có những bước tiến đáng kể, trở thành điển hình trong hoạt động giao lưu văn hóa nói chung của Việt Nam. Qua đó đã giúp cho văn hóa Việt Nam cũng như Trung Quốc phát triển, tiếp nhận được những giá trị tiến bộ của văn hóa của nước bạn, làm giàu thêm cho văn hóa của dân tộc mình, quảng bá được văn hóa của mình. Tuy nhiên, trong quá trình giao lưu văn hóa nói chung, giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc nói riêng cũng đặt ra những vấn đề cần phải suy ngẫm. Đó là sự mất cân bằng trong giao lưu, hợp tác văn hóa, thậm chí là sự xâm lăng văn hóa, điều này đe dọa đến sự phong phú, khả năng sáng tạo của các nền văn hóa dân tộc. Do đó, hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc cần phải được nhìn nhận lại một cách toàn diện hơn cả về phương diện lý luận và thực tiễn, đặc biệt là cần chú ý tới những giải pháp căn cơ, những bước đi đúng đắn và phù hợp với thực tế hiện nay cũng như những xu hướng vận động và phát triển của quan hệ giao lưu hai nước. Về mặt lý luận, giao lưu văn hóa là vấn đề không mới, đã được rất nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài quan tâm với nhiều công trình nghiên cứu có giá trị, tuy nhiên không phải nội hàm và những nội dung liên quan đến vấn đề này
  9. 3 đều đã được giải quyết một cách thấu đáo. Bản chất của giao lưu văn hóa là gì, nó có gì giống và khác với các khái niệm liên quan như tiếp xúc, trao đổi, tiếp biến văn hóa…? Nội dung, hình thức, vai trò của giao lưu văn hóa với sự vận động và phát triển của mỗi nền văn hóa khi tham gia giao lưu? Đó là những câu hỏi cần được tiếp tục lý giải và minh định. Mặt khác, cho đến nay, đã có khá nhiều công trình đề cập đến hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay, nhất là việc nghiên cứu vấn đề này như một hệ thống chuyên biệt nhìn dưới góc độ văn hóa học. Chính vì vậy, đặt vấn đề nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, đưa ra các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động giao lưu văn hóa của Việt Nam và Trung Quốc là đòi hỏi cấp bách trong tình hình hiện nay. Do đó, việc lựa chọn đề tài: “Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay” làm luận án tiến sĩ là mang tính cấp thiết cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay để thấy được tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai quốc gia cũng như những vấn đề hiện đang đặt ra, từ đó khuyến nghị cách thức để nâng cao sức mạnh mềm văn hóa Việt Nam trong giao lưu văn hóa giữa hai nước thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc; - Làm rõ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa (giới thuyết các khái niệm then chốt liên quan đến đề tài, làm rõ vai trò, nội dung và hình thức của giao lưu văn hóa…); - Khái quát về lịch sử giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc; Phân tích những yếu tố tác động đến giao lưu văn hóa văn hóa Việt Nam - Trung Quốc;
  10. 4 - Phân tích thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay (2020); - Phân tích vai trò của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển của hai nước Việt Nam - Trung Quốc; Dự báo xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra trong giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu - Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi nội dung: Giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc bao gồm nhiều hình thức, nội dung khác nhau. Trong khuôn khổ của luận án này, nghiên cứu sinh (NCS) tập trung vào phân tích những hoạt động giao lưu văn hóa quan phương, do Chính phủ, các bộ và chính quyền địa phương hai bên chủ trì tiến hành, còn các hình thức giao lưu văn hóa khác chỉ đề cập đến nhằm liên hệ, bổ sung làm rõ vấn đề. Mặt khác, luận án cũng chỉ lựa chọn 4 nội dung: giao lưu về giáo dục - đào tạo, giao lưu về văn học - nghệ thuật, giao lưu về phát thanh - truyền hình và giao lưu về du lịch để khảo sát và làm cơ sở tham chiếu cơ bản cho việc đưa ra nhận định chung về giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc. Sở dĩ NCS lựa chọn 4 nội dung/ 4 lĩnh vực này để tập trung khảo sát, nghiên cứu vì đây là 4 lĩnh vực quan trọng của văn hóa, đây cũng là những lĩnh vực mà quá trình giao lưu diễn ra mạnh mẽ và đặt ra nhiều vấn đề phải quan tâm giải quyết. Trong Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam Về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc (1998) thì 4 lĩnh vực trên được xác định là những nhiệm vụ quan trọng để xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam hiện nay. - Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong khoảng thời gian từ năm 2008 đến nay (2022), tức là kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ “hợp tác đối tác chiến lược toàn diện”; tuy nhiên, để cung cấp một cái nhìn toàn diện hơn và có điều kiện so sánh, một số nội dung, số liệu của luận án mở rộng đến năm 1991, từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao.
  11. 5 - Phạm vi không gian: do các điều kiện chủ quan, khách quan (năng lực của nghiên cứu sinh, về thời gian, tài liệu, …) quá trình khảo cứu của luận án chủ yếu diễn ra trên phạm vi Việt Nam và chủ yếu từ chiều ảnh hưởng của giao lưu văn hoá Trung Quốc sang Việt Nam. Chiều ngược lại, luận án có đề cập đến nhưng ở mức độ tương đối. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của học thuyết mác xít. 4.2. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu - Cách tiếp cận liên ngành Văn hoá học là khoa học nằm ở giao điểm của các ngành khoa học xã hội và khoa học nhân văn. Giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc lại là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học như văn hóa học, sử học, xã hội học, ngoại giao học, chính trị học… Chính vì vậy, các thao tác nghiên cứu của luận án được thực hiện thông qua sự kết hợp linh hoạt các lý thuyết, phương pháp nghiên cứu cũng như tích hợp tri thức, sử dụng những khái niệm, phạm trù, thành quả nghiên cứu của các chuyên ngành nói trên từ đó có nhận thức đa chiều, tổng thể về vấn đề nghiên cứu. Sử dụng cách tiếp cận liên ngành, đa ngành vào đề tài luận án cũng giúp cho việc khai thác và xử lý hiệu quả các nguồn tư liệu khác nhau trong vấn đề nghiên cứu. Cách tiếp cận liên ngành còn cho phép NCS luận giải thấu đáo vai trò của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển kinh tế - chính trị - xã hội của hai quốc gia. - Phương pháp tổng hợp và phân tích tài liệu Phương pháp này được sử dụng để phân tích tài liệu thứ cấp liên quan đến vấn đề nghiên cứu (các tài liệu lịch sử, văn hóa liên quan đến lịch sử giao lưu văn hoá hai nước). Phương pháp phân tích tài liệu giúp NCS đánh giá, phân loại tài liệu trong quá trình nghiên cứu nhằm phân tích, luận giải cơ sở lý luận liên quan đến
  12. 6 giao lưu văn hóa, đồng thời làm sáng tỏ thực trạng hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay. - Phương pháp chuyên gia Trên cơ sở nội dung của luận án, NCS lựa chọn 10 chuyên gia - những người am hiểu về lý luận và thực tiễn về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc làm việc tại các cơ quan nghiên cứu và các cục, vụ chức năng của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Bộ VHTT&DL), Bộ Giáo dục và Đào tạo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam … để trao đổi, tham khảo những quan điểm, ý kiến đối với vấn đề nghiên cứu. NCS cũng phỏng vấn ngài tham tán văn hóa Trung Quốc tại Việt Nam. Nội dung phỏng vấn chủ yếu là quan điểm của các chuyên gia về các vấn đề liên quan đến hoạt động giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc như: đánh giá về thành công và hạn chế của hoạt động giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc, đánh giá về vai trò của giao lưu văn hóa đối với việc thúc đẩy quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia cũng như đối với sự phát triển của từng nước. - Phương pháp phỏng vấn sâu: NCS tiến hành phỏng vấn sâu 6 lưu học sinh người Việt đã từng du học tại Trung Quốc và một số lưu học sinh người Trung Quốc đang theo học tại các cơ sở đào tạo ở Việt Nam - những chủ thể đã có quá trình trải nghiệm thực tế giao lưu và thụ hưởng nền giáo dục, văn hóa của hai nước, từ đó cung cấp những thông tin cần thiết và những đánh giá chân thực, khách quan cho luận án. Đối với người được phỏng vấn là người Trung Quốc đã từng học tại Việt Nam, NCS kết nối và phỏng vấn qua email. - Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi Như đã trình bày trong phần phạm vi nghiên cứu, luận án tập trung nghiên cứu thực trạng giao lưu văn hóa quan phương giữa nhà nước Việt Nam - Trung Quốc thể hiện ở các cấp độ trung ương, địa phương,… Tuy nhiên, để nhận diện rõ hơn tác động của quá trình giao lưu đó đối với xã hội, đặc biệt là sự tác động, ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với giới trẻ ở Việt Nam, luận án đã xây dựng một bảng hỏi với các câu hỏi đóng và mở, tập trung tìm hiểu sự quan tâm của các
  13. 7 bạn sinh viên đối với điện ảnh và tác phẩm văn chương của Trung Quốc. Trong quá trình triển khai luận án, do tình hình covid - 19 diễn biến phức tạp, NCS đã tiến hành điều tra xã hội học bằng hình thức trực tuyến qua google form. Đường link của phiếu hỏi được gửi tới 210 sinh viên (trong đó 127 là sinh viên nữ, 83 là sinh viên nam) của trường Đại học Giao thông vận tải, Trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn, trường Đại học Sư phạm, Học viện báo chí và tuyên truyền. Nếu trường Đại học Giao thông vận tải đại diện cho khối trường kĩ thuật thì 3 trường còn lại là các trường thuộc khối khoa học xã hội, nhân văn. Kết quả thu về được xử lý trên hệ thống phần mềm google form. Thời gian điều tra trực tuyến diễn ra vào tháng 3 năm 2022. Đây là một hình thức điều tra xã hội học trực tuyến được sử dụng khá phổ biến gần đây, đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh covid 19. Mặc dù phiếu hỏi này không bao quát toàn bộ nội dung luận án nhưng nó cung cấp thêm một cái nhìn thực chứng về giao lưu văn chương nghệ thuật, đặc biệt là ảnh hưởng của văn chương nghệ thuật Trung Quốc đến giới trẻ Việt Nam hiện nay. Trong suốt quá trình triển khai luận án, NCS còn sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh đối chiếu để phân tích số liệu, phân tích các hoạt động, so sánh giữa các mốc thời gian, các lĩnh vực giao lưu văn hóa, từ đó rút ra các nhận định, các luận điểm khoa học cần thiết. 5. Đóng góp của luận án - Về phương diện lý luận: Trên cơ sở vận dụng lý thuyết giao lưu - tiếp biến văn hóa, lý thuyết sức mạnh mềm văn hóa, Luận án góp phần làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về giao lưu văn hóa như: khái niệm, cơ sở, nội dung, hình thức, vai trò của giao lưu văn hóa. - Về phương diện thực tiễn: Thông qua các luận cứ, luận chứng khoa học, luận án phân tích, nhận diện thực trạng giao lưu văn hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc từ năm 2008 đến nay, chỉ ra những mặt mạnh và những vấn đề cần được tiếp tục quan tâm; trên cơ sở đó có định hướng phát huy những điểm mạnh, hạn chế những điểm yếu, thúc đẩy giao lưu văn hóa giữa hai quốc gia, góp phần vào quá trình ổn định, phát triển, hòa bình, thịnh vượng của hai nước và của khu vực.
  14. 8 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình đã công bố của tác giả liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án có kết cấu làm 4 chương, 11 tiết. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận của đề tài Chương 2: Khái lược tình hình giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong lịch sử và những yếu tố tác động đến giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay Chương 3: Thực trạng giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc từ năm 2008 đến nay Chương 4: Xu hướng vận động và những vấn đề đặt ra trong giao lưu văn hoá Việt Nam - Trung Quốc thời gian tới
  15. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Những thập kỷ gần đây, các xu hướng lớn của giao lưu, tiếp xúc văn hóa đã giành được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu trong nước và quốc tế, trong đó có nhiều tài liệu bàn về những vấn đề lý luận, lý thuyết giao lưu văn hóa. Từ giao lưu văn hóa có lẽ do nhà nhân học Mỹ J. W. Powell, sử dụng từ năm 1889 khi đề cập đến sự biến đổi của lối sống và lối suy nghĩ của người di dân khi tiếp xúc với xã hội Mỹ. Tuy nhiên, phải đợi đến những năm 1930 mới có tư tưởng hệ thống về hiện tượng gặp gỡ giữa các nền văn hóa và có định nghĩa về mặt khái niệm. Khái niệm giao lưu - tiếp biến văn hoá trở nên phổ biến vào những thập kỷ đầu thế kỷ XX với các nhà nhân học văn hoá Bắc Mỹ thuộc trường phái “Chủ nghĩa tương đối văn hoá” (cultural relativism), được coi là một phương thức nhận thức các giá trị văn hoá. Cha đẻ được suy tôn của trường phái này là Franz Boas (1858- 1948) học giả người Mỹ gốc Đức và thế hệ những học trò của ông, trong đó tiêu biểu nhất là AL.Kroeber (1876-1960) và M.Herskovits (1895-1963). “Tiếp biến văn hoá bao gồm những biến đổi sản sinh ra trong một nền văn hoá do ảnh hưởng của một nền văn hoá khác, kết quả dẫn đến là sự tương đồng của hai nền văn hoá đó gia tăng. Ảnh hưởng có thể là tương hỗ hoặc lấn át một chiều” [52, tr.45]. Năm 1936, Hội đồng nghiên cứu khoa học xã hội Mỹ lập ra một ủy ban để tổ chức nghiên cứu các sự kiện giao lưu văn hóa, trong đó có Robert Redfield, Ralph Linton và Medville Herskovits. Trong Bản ghi nhớ nghiên cứu về giao lưu văn hóa (1936), ba nhà nhân học người Mỹ này đã định nghĩa khái niệm này như sau: “Dưới từ acculturation, ta hiểu là hiện tượng xảy ra khi những nhóm người có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp, gây ra sự biến đổi mô thức (pattern) văn hóa ban đầu của một hay cả hai nhóm” [113, tr.50].
  16. 10 Các nhà nhân học chỉ ra rằng trong lịch sử nhân loại dường như không có cộng đồng nào lại hoàn toàn cô lập về không gian và thời gian, nghĩa là không trải qua các quá trình giao lưu văn hóa - lúc đầu là giữa các tộc người gần gũi nhau về địa lý và trình độ kinh tế - xã hội, sau đó mở rộng dần ra đối với các tộc người, các quốc gia cách xa nhau về địa lý cũng như trình độ phát triển. Cũng không loại trừ có nhiều nước là láng giềng của nhau, nhưng lại ít giao lưu và do đó ít hiểu biết về nhau, trong khi họ lại giao lưu nhiều và có sự hiểu biết nhiều hơn đối với các quốc gia, dân tộc ở rất xa biên giới của họ. Nhưng dẫu sao, trong tiến trình lịch sử này, người ta đã sớm nhận ra giao lưu văn hóa chính là một trong những động lực quan trọng để phát triển, mà trước hết là phát triển về năng lực và trình độ sản xuất. Sau những dự báo có tính chiến lược của các học giả nổi tiếng như A.Toffler với tác phẩm Làn sóng thứ ba, S. Huntington với Sự va chạm của các nền văn minh, F.Fukuyama với chuyên luận Sự kết thúc của lịch sử và người đàn ông cuối cùng, Thomas L. Friedman với Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI... Đặc biệt, trong Thế giới phẳng - Tóm lược lịch sử thế giới thế kỷ XXI, Fiedman đã nhấn mạnh các yếu tố văn hóa, vai trò của sự giao lưu, giao thoa văn hóa, văn minh giữa các quốc gia, lãnh thổ trên thế giới để tạo nên một không gian văn hóa chung mang tính toàn cầu. Và nhìn chung, các công trình nổi tiếng trên đều nhằm đạt đến một cách tiếp cận tổng thể gắn với quá trình giao lưu, tiếp xúc văn hóa của nhân loại, tìm hiểu một thế giới với các nền văn minh, trong lịch sử cũng như đương đại, sự thay đổi trật tự của các nền văn minh, vị trí mới cũng như sự va chạm và tương lai của các nền văn minh đó. Cuối thế kỷ XIX, sự xuất hiện các lý thuyết Truyền bá luận trong nghiên cứu văn hóa đã đề cập và giải thích một số hiện tượng tương tự với hiện tượng tiếp xúc và giao lưu văn hóa như lý thuyết thiên di của Friedrich Ratzel (1844-1904), lý thuýêt vòng văn hoá của Fritz Graebner (1877-1934)... để bàn về sự lan truyền/truyền bá diễn ra qua quá trình thiên di của các yếu tố văn hóa hoặc các tổ hợp văn hóa từ trung tâm đến các vùng. Thuật ngữ tiếp xúc và giao lưu văn hóa được sử dụng khá phổ biến trong nhiều ngành khoa học xã hội có đối tượng nghiên cứu là con người và xã hội, nhân văn như khảo cổ học, dân tộc học, xã hội học, văn hóa học… Khái niệm tiếp xúc và
  17. 11 giao lưu văn hóa thường được đi liền nhau, được dịch từ những thuật ngữ như cultural contacts, cultural exchanges, acculturation của các nước phương Tây. Nhưng theo học giả Trần Quốc Vượng, “ngay bản thân ở các nước phương Tây, các khái niệm này cũng được dùng bởi những từ khác nhau. Người Anh thích dùng chữ “Cultural Change” (có thể dịch là trao đổi văn hóa), người Tây Ban Nha dùng chữ “Transculturation” (có nghĩa là di chuyển văn hóa), người Pháp có thuật ngữ “Interpénétration des civilizations” (có nghĩa là sự hòa nhập giữa các nền văn minh), người Hoa Kỳ dùng thuật ngữ “Acculturation”. Đương nhiên, nội hàm của các thuật ngữ trên ở các nước có giới hạn chung, nhưng các thuật ngữ đều có những nét khác nhau nhất định về sắc thái” [113, tr.50]. Ở Việt Nam, khái niệm acculturation được các nhà nghiên cứu dịch không thống nhất. Có người dịch là “văn hóa hóa”, có người dịch là “đan xen văn hóa”, có người dịch là “hỗn dung văn hóa”, lại có người dịch là “giao thoa văn hóa”… Cách dịch được nhiều người chấp nhận nhất là “giao lưu văn hóa”, tiếp xúc và biến đổi văn hóa. Các nhà nghiên cứu Từ Chi, Trần Quốc Vượng, Phạm Đức Dương… đã bàn đến khái niệm giao lưu, tiếp xúc văn hóa (cultural contacts) trong công trình Cơ sở văn hóa Việt Nam, Văn hóa Việt Nam - tìm tòi và suy ngẫm, Từ Văn hóa đến Văn hóa học. Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam (2009), Trần Quốc Vượng tuy không nêu ra một định nghĩa cụ thể về giao lưu văn hóa nhưng các nhà nghiên cứu lại đồng tình với định nghĩa của các nhà khoa học Mỹ phát biểu năm 1963 (đã dẫn) nghĩa là coi giao lưu văn hóa là quá trình các nền văn hóa tiếp xúc lâu dài và trực tiếp đồng thời gây ra sự biến đổi mô thức văn hóa của nhau. Cuốn sách nhấn mạnh: “giao lưu văn hóa vừa là kết quả của trao đổi, vừa là chính bản thân sự trao đổi. Có hiểu như vậy mới thấy hết tầm quan trọng của giao lưu văn hóa trong lịch sử nhân loại, vì sản xuất, trao đổi là động lực của sự phát triển của lịch sử...” [113, tr.51]. Ngoài ra, khi bàn đến giao lưu và tiếp biến văn hóa, cuốn sách cũng khẳng định: “Nói cách khác, giao lưu và tiếp biến văn hóa là sự tiếp nhận văn hóa nước ngoài bởi dân tộc chủ thể. Quá trình này luôn đặt mỗi tộc người phải xử lý tốt mối quan hệ biện chứng giữa yếu tố nội sinh và yếu tố ngoại sinh” [113, tr.51-52].
  18. 12 Tác giả Phạm Đức Dương trong bài viết Giao lưu văn hóa Việt Nam và thế giới, đã có sự phân biệt giao lưu và tiếp xúc văn hóa: “Khác với giao lưu văn hóa - sự gặp gỡ giữa các yếu tố văn hóa và làm phong phú thêm cho mỗi nền văn hóa, còn tiếp xúc văn hóa diễn ra trong một thời gian dài giữa hai mô hình văn hóa và kết quả là sự biến đổi mô hình văn hóa đi vay mượn” [160]. Theo tác giả Nguyễn Thế Cường, giao lưu văn hóa bao hàm trong đó sự chung sống của ít nhất hai nền văn hóa (của hai cộng đồng, hai dân tộc, hai đất nước) và giao lưu là hình thức quan hệ trao đổi văn hóa cùng có lợi, giúp đáp ứng một số nhu cầu không thể tự thỏa mãn của mỗi bên, giúp tăng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các nền văn hóa để từ đó làm nẩy sinh nhiều nhu cầu mới thúc đẩy mỗi nền văn hóa phát triển. Do đó giao lưu văn hóa là dạng cộng sinh giữa các nền văn hóa [159]. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc 1.1.2.1. Các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốctrước năm 2008 Do hoàn cảnh lịch sử, địa lý đặc biệt, mối quan hệ bang giao giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc đã hình thành từ xa xưa, và được kế tục, trải qua nhiều biến thiên, thăng trầm suốt từ thời cổ đại đến ngày nay. Mối quan hệ Việt -Trung là mối quan hệ đa chiều, toàn diện và phức tạp, nên đã trở thành khách thể nghiên cứu của các nhà khoa học từ nhiều chuyên ngành với nhiều chiều cạnh khác nhau, cụ thể như: kinh tế, chính trị, văn hóa, văn học, lịch sử, quân sự... - Các nghiên cứu về giao lưu văn hóa Việt Nam - Trung Quốc trong thời kỳ cổ trung đại đến 1986 Đây là thời kỳ lịch sử thu hút nhiều nhà nghiên cứu cả ở Việt Nam và Trung Quốc. Phần lớn các học giả đều thừa nhận có một quá trình tiếp xúc văn hóa Việt - Hán từ thời cổ đại, trung đại. Tiêu biểu như tác giả Phạm Hồng Quý, Lưu Chí Cường, Trần Quốc Vượng, Đặng Đức Siêu, Phạm Đức Dương, Châu Thị Hải, Lý Tùng Hiếu... Nếu nói đến những công trình chuyên khảo về quan hệ giao lưu giữa hai nước Việt Nam - Trung Quốc ở Trung Quốc, không thể không kể đến những công
  19. 13 trình nghiên cứu của nhà nghiên cứu Phạm Hồng Quý (范红贵) [136]. Trong nhiều thập kỷ qua, ông đã công bố nhiều công trình có giá trị lớn viết về dân tộc, văn hóa, lịch sử… của Việt Nam. Những nghiên cứu của Phạm Hồng Quý được giới khoa học đánh giá cao và có ảnh hưởng sâu rộng tới nhiều thế hệ học trò và các học giả sau này, đặc biệt là cũng nhận được sư ̣quan tâm của cả lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc. Chẳng hạn như cuốn“Dân tộc cùng một gốc rễ” (同根生的民族) [148] được đánh giá là tác phẩm tiêu biểu nhất, gây ảnh hưởng sâu rộng ở trong và ngoài nước. Cuốn sách này nói về nguồn gốc và sự ̣di dời của dân tộc thuộc 6 nước Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào, Mi-an-ma và Ấn Độ, tháo gỡ những vấn đề từng làm đau đầu giới học thuật quốc tế hơn 100 năm qua. Hoặc cuốn“Nghiên cứu về các dân tộc xuyên biên giới Việt -Trung” (中越跨境民族研究) [151] là kết quả từ nhiều chuyến khảo sát điền dã và được tổng hợp từ nhiều tài liệu, văn kiện của hai nước, khái quát về nguyên nhân, nguồn gốc và lịch sử hình thành các dân tộc xuyên biên giới Trung - Việt. Đặc biệt, cuốn sách đã đưa ra những nhận định hữu ích về mối quan hệ qua lại giữa các dân tộc xuyên biên giới trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, phân tích sâu về mối quan hệ giữa tình cảm dân tộc với tình hữu nghị bang giao Trung - Việt lâu đời… Cuốn sách cũng đưa ra những phân tích và giải thích phong phú về các ngày lễ tết, phong tục tập quán, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân, tang ma, các hoạt động đời thường như ăn ở, đi lại… của các dân tộc “xuyên biên giới” Việt Nam - Trung Quốc… Không chỉ vậy, rất nhiều tác phẩm khác của tác giả Phạm Hồng Quý đã được xuất bản thành sách như “Dân tộc Việt Nam và vấn đề dân tộc” (越南民族与民族问题) [143], “Cùng bàn giả thuyết ở Hoa Nam và Đông Nam Á” (华南与东南亚论稿) [149] cùng rất nhiều bài phát biểu của ông trong các hội thảo, giao lưu, trao đổi học thuật… đều có ảnh hưởng lớn. Nhiều quan điểm học thuật mà ông nêu ra, nhất là trong lĩnh vực văn hóa được nhiều nhà nghiên cứu ở Trung Quốc và cả Việt Nam tham khảo và trích dẫn rộng rãi. Một tác giả cũng có nhiều công trình nghiên cứu chuyên biệt nữa của Trung Quốc về vấn đề này là Lưu Chí Cường (刘志强) [136] - học trò của GS.Phạm Hồng
  20. 14 Quý. Ông là một trong những nhà nghiên cứu nổi tiếng trong lĩnh vực văn hóa Trung - Việt. Ông đã công bố xuất bản hơn hơn 50 công trình liên quan đến văn học cổ điển Việt Nam, lịch sử giao lưu văn hóa Trung - Việt hoặc nghiên cứu về lịch sử quan hệ Trung - Việt… Cuốn “Trung - Việt văn hóa giao lưu sử luận”“中越文化交流史论” [141] là tập hợp từ nhiều bài viết của chính tác giả trong nhiều năm qua về nhiều vấn đề thú vị thuộc phạm trù văn hóa, văn học nghệ thuật như viết về mối quan hệ giao lưu văn hóa lâu đời trong lịch sử giữa vùng Khâm Châu, Liêm Châu (Quảng Tây) với vùng Bắc Bộ Việt Nam; giới thiệu về việc truyền bá “tứ đại phát minh” và “tứ đại danh tác” của Trung Hoa vào Việt Nam hay phân tích một số tác phẩm văn học cổ điển nổi tiếng của Việt Nam như “Chinh phụ ngâm”; “Kiều”… đều rất có giá trị tham khảo. Cuốn sách“Trung - Việt văn hóa giao lưu luận” (中越文化交流论) [139] của Lý Vị Túy (李未醉) cũng là một tác phẩm có giá trị ứng dụng lớn. Tác giả đã miêu tả quá trình giao lưu văn hóa Trung - Việt từ thời cổ đại đến thời hiện đại, trên tất cả các lĩnh vực từ thể dục thể thao, văn học, âm nhạc, sử học, khoa học kỹ thuật đến phong tục tập quán, văn hóa dân gian… Tác giả Trần Quốc Vượng, trong cuốn Cơ sở văn hóa Việt Nam (2009), đã khẳng định: “Sự giao lưu tiếp biến giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa là sự giao lưu, tiếp biến rất dài trong nhiều thời kỳ của lịch sử Việt Nam. Cho đến hiện nay, không một nhà văn hóa học nào lại phủ nhận ảnh hưởng lớn của văn hóa Trung Hoa đối với văn hóa Việt Nam” [113, tr.55]. Theo tác giả, quá trình giao lưu tiếp biến ấy diễn ra cả hai trạng thái: giao lưu cưỡng bức và giao lưu không cưỡng bức. Giao lưu văn hóa cưỡng bức xảy ra vào những giai đoạn lịch sử mà người Việt bị đô hộ, bị xâm lược (từ thế kỷ I đến thế kỷ X và từ 1407 đến 1427). Giao lưu văn hóa tự nguyện diễn ra sau khi kết thúc thời kỳ Bắc thuộc, người phương Bắc không còn cai trị Đại Việt, đất nước độc lập. Tuy có hai dạng thức khác nhau, nhưng theo tác giả, sự giao lưu văn hóa với Trung Hoa đều có tác động tích cực: “Cả hai dạng thức của giao lưu, tiếp biến văn hóa cưỡng bức và tự nguyện của mối quan hệ giữa văn hóa Việt Nam và văn hóa Trung Hoa đều là nhân tố cho sự vận động của văn
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2