Luận án Tiến sĩ Văn học: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi
lượt xem 13
download
Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Văn học: Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC Hà Nội, năm 2019
- VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI NGUYỄN THỊ BÍCH HẠNH KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX - TRUYỀN THỐNG VÀ BIẾN ĐỔI Ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHAN TRỌNG THƢỞNG Hà Nội, năm 2019
- LỜI CAM KẾT Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chƣa từng công bố ở bất kỳ một công trình nào khác. Luận án có kế thừa và sử dụng một số tài liệu đã công bố có liên quan đến đề tài để tham khảo. Các nguồn tài liệu này đều đƣợc chú thích rõ ràng, chính xác. Hà Nội, tháng 7/2019 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
- LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn tập thể các nhà khoa học: PGS.TS Phan Trọng Thƣởng, PGS.TS Nguyễn Đăng Điệp, PGS.TS Trịnh Bá Đĩnh, TS. Trần Đình Ngôn, NNC Nguyễn Văn Thành, PGS.TS Lê Thị Dục Tú, TS. Phạm Thị Thu Hƣơng, TS. Vũ Thị Trang và Thƣợng tƣớng Nguyễn Trọng Nghĩa đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ, đóng góp những ý kiến quý báu, gợi ý tài liệu, tạo mọi điều kiện giúp tôi hoàn thành luận án này. Xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc, Phòng Đào tạo, Khoa Văn học Học viện Khoa học xã hội đã tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành luận án. Hà Nội, tháng 7/2019 Tác giả Nguyễn Thị Bích Hạnh
- MỤC LỤC LỜI CAM KẾT LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................1 1. Tính cấp thiết của đề tài .......................................................................................1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án ...................................................3 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án ..................................................................3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án .................................................................4 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................4 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án ................................................................4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án ....................................................................6 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án ...............................6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án...............................................................7 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án .............................................................8 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án ...........................................................................8 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án ........................................................................8 7. Cấu trúc của luận án ............................................................................................8 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ...................................9 1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc .................................................................................................9 1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống ...................................................13 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống .........................13 1.2.2. Những nghiên cứu về đặc trƣng nghệ thuật của chèo truyền thống .........18 1.2.3. Những nghiên cứu về kịch bản chèo truyền thống ...................................22 1.3. Tổng quan tình hình nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng ...33 1.3.1. Những quan điểm về sự cách tân trong chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị ....................................................................................................................34 1.3.2. Những đánh giá về thành công - hạn chế trong kịch bản chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị .......................................................................................37 Tiểu kết Chƣơng 1 ...................................................................................................40
- CHƢƠNG 2. GIAO LƢU VĂN HÓA ĐÔNG - TÂY VÀ NHỮNG XU HƢỚNG CÁCH TÂN KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX...........................................41 2.1. Giao lƣu văn hóa Đông - Tây và quá trình hiện đại hoá nền văn học Việt Nam ...............................................................................................................................41 2.1.1. Sự xuất hiện của chủ thể văn hóa mới......................................................41 2.1.2. Sự ra đời, phát triển của báo chí và các loại hình văn học - nghệ thuật ...43 2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống và sự ra đời của kịch hiện đại ......................46 2.2.1. Sự ra đời và phát triển của kịch nói, cải lƣơng.........................................46 2.2.2. Đổi mới sân khấu truyền thống ................................................................51 2.3. Các xu hƣớng cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................57 2.3.1. Xu hƣớng bác học hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng .............................57 2.3.2. Xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực trong kịch bản chèo cải lƣơng ...60 2.3.3. Xu hƣớng hài hóa trong kịch bản chèo cải lƣơng ....................................62 2.3.4. Xu hƣớng gia tăng xung đột kịch trong kịch bản chèo cải lƣơng ............68 Tiểu kết Chƣơng 2 ...................................................................................................69 CHƢƠNG 3. NHÂN VẬT, CỐT TRUYỆN TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX.............................................................................................................71 3.1. Nhân vật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.................................................71 3.1.1. Nhân vật ngƣời kể chuyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............71 3.1.2. Nhân vật trung tâm trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................80 3.1.3. Vai hề trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................90 3.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..............................................96 3.2.1. Cốt truyện trong kịch bản chèo truyền thống ...........................................96 3.2.2. Cốt truyện trong kịch bản chèo cải lƣơng ..............................................100 Tiểu kết Chƣơng 3 .................................................................................................104 CHƢƠNG 4. KẾT CẤU, NGÔN NGỮ, KHÔNG GIAN VÀ THỜI GIAN NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH BẢN CHÈO ĐẦU THẾ KỶ XX ...................106 4.1. Kết cấu kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..........................................................106 4.1.1. Kết cấu kịch bản chèo truyền thống .......................................................106 4.1.2. Kết cấu kịch bản chèo cải lƣơng ............................................................110 4.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo đầu thế kỷ XX.......................................................113 4.2.1. Ngôn ngữ kịch bản chèo cổ ....................................................................113 4.2.2. Ngôn ngữ kịch bản chèo cải lƣơng.........................................................121 4.3. Không gian, thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ........127 4.3.1. Không gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX ..................127 4.3.2. Thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX .....................131
- Tiểu kết Chƣơng 4 .................................................................................................132 KẾT LUẬN ............................................................................................................134 TUYỂN TẬP CÁC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................................................................................1 PHỤ LỤC ...................................................................................................................1 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................1
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Chèo ra đời và phát triển từ nghệ thuật diễn xƣớng dân gian, bắt nguồn từ trò nhại cách nay khoảng 1.000 năm, là sản phẩm của ngƣời nông dân, phục vụ nhu cầu giải trí của ngƣời nông dân trong các dịp lễ tết, đình đám, khao vọng. Trong hành trình phát triển của mình, chèo từ bình diện dân gian chuyển thành bình diện sân khấu dân tộc, phát triển mạnh mẽ tại các địa phƣơng vùng đồng bằng Bắc Bộ đến Nghệ An, Hà Tĩnh, hình thành các phƣờng chèo tứ chiếng nhƣ: chiếng chèo Nam (Nam Định - Thái Bình), chiếng chèo Đoài (Hà Tây), chiếng chèo Bắc (Bắc Ninh - Bắc Giang), chiếng chèo Đông (Hải Dƣơng - Hƣng Yên). 1.000 năm qua, nghệ thuật chèo đã trải qua nhiều bƣớc thăng trầm. Đến đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của các chính sách khai thác thuộc địa của Pháp, điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội Việt Nam có sự thay đổi mạnh mẽ, nhiều giai tầng xã hội mới xuất hiện. Bƣớc ngoặt này dẫn tới các chủ thể văn hóa mới, lớp công chúng mới ra đời. Tiếp biến nền văn hóa Pháp, văn hóa phƣơng Tây, văn học Việt Nam nhanh chóng chuyển từ nền văn học trung đại, song ngữ Hán - Nôm, cấu trúc theo mô hình văn học Trung Quốc sang nền văn học hiện đại, đơn ngữ Quốc ngữ, cấu trúc theo mô hình văn học phƣơng Tây, cụ thể là văn học Pháp, hình thành nên văn học hiện đại ở Việt Nam. Dƣới tác động của văn hóa phƣơng Tây, khi nền văn học dân tộc trong trạng thái chuyển đổi hệ hình từ phạm trù “trung đại” sang phạm trù “hiện đại”, từ phạm trù “dân tộc” sang phạm trù „thế giới”, tất cả các loại hình văn học - nghệ thuật đều đồng loạt cách tân (đổi mới). Trong cơn lốc thế kỷ ấy, một bộ phận những nghệ nhân chèo đã rời quê về các thành phố lớn nhƣ Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định… thuê rạp, xây rạp diễn chèo. Chèo đi từ quê ra phố thị, đánh dấu sự trở lại và tìm chỗ đứng trong lòng công chúng thành phố. Do nhu cầu thƣởng thức của tầng lớp thị dân đƣơng thời, để bắt kịp xu hƣớng đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác, từ rất sớm, chèo cổ đã trải qua hai cuộc cách mạng, cách tân trở thành chèo văn minh (1906) rồi chèo cải lƣơng (1924). Sự đổi mới về phƣơng pháp sáng tác kịch bản chèo đã tạo nên một dấu mốc quan trọng, một bƣớc ngoặt lịch sử. Kịch bản chèo cổ từ sáng tác dân gian với đặc điểm khuyết danh, tập thể, truyền miệng chuyển sang phƣơng thức sáng tác cá thể hóa có tên tác giả, có bản quyền, làm tiền đề cho sự thay đổi, sáng tác kịch bản chèo hiện đại sau này. Trong bài Khái lược về sân khấu Việt Nam và kịch bản kịch hát thế kỷ XX in trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) Quyển 6 tập 1, 1
- nhà nghiên cứu Lê Thanh Hiền viết: “Văn học Việt Nam thế kỷ XX, nhiều thể loại nhƣ: tiểu thuyết, truyện ngắn, thi ca, ký sự, kịch, lý luận phê bình…đã đi vào từ điển tác gia - tác phẩm và công trình nghiên cứu, tuyển tập, toàn tập, tổng tập lƣu tại hệ thống thƣ viện toàn quốc, phổ biến rộng rãi trong xã hội. Riêng kịch bản kịch hát thế kỷ XX thì chƣa có công trình nào, chƣa có tuyển tập nào. Thậm chí các cơ quan chức năng quản lý chuyên ngành nhƣ Bộ Văn hóa, Cục Nghệ thuật, Hội Nghệ sĩ sân khấu, Hội Nhà văn cũng không nắm đƣợc số lƣợng tác gia sân khấu nói chung, tác gia kịch hát nói riêng và có bao nhiêu kịch bản ra đời trong từng giai đoạn. Về phƣơng diện tác gia và kịch bản kịch hát thế kỷ XX coi nhƣ còn bỏ trống. Đây là khó khăn lớn nhất đối với những ngƣời đầu tiên đi vào lĩnh vực này, thật vô tiền khoáng hậu.” [107, tr.7] Khi nghiên cứu về chèo đầu thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu chủ yếu nghiên cứu về chèo văn minh, chèo cải lƣơng và soạn giả Nguyễn Đình Nghị mà quên mất rằng vào đầu thế kỷ XX, chèo cổ hay chèo sân đình vẫn tồn tại ở các vùng quê. Chèo cổ cũng có sự biến đổi nhƣng không đáng kể, rõ rệt. Năm 1905, chèo cổ bắt đầu rời quê về Hà Nội, sau đó là các thành phố, thành thị khác nhƣ Hải Phòng, Thái Bình... Năm 1908, rạp hát chèo đƣợc xây dựng. Từ một thể loại chèo cổ, đến đầu thế kỷ XX, chèo tách dòng thành hai loại chèo cùng song song tồn tại: Từ năm 1913-1924 là sự tồn tại của chèo cổ tại các vùng quê và chèo văn minh tại các thành thị. Sau khi chèo văn minh chết yểu, từ năm 1924 đến trƣớc 1945 là sự tồn tại của chèo cổ (ở quê) và chèo cải lƣơng (ở thành thị). Chèo văn minh là loại chèo lai tạp, pha tuồng, không tạo đƣợc dấu ấn gì khi đó và sau này. Chèo cải lƣơng phát triển mạnh, cũng lai tạp (lai kịch nói về nghệ thuật biểu diễn), trở thành một phong trào, một cuộc cách mạng về nghệ thuật chèo. Cùng song song tồn tại trong một giai đoạn lịch sử, mặc nhiên hai loại chèo quê - phố, cũ - mới, tức chèo cổ và chèo cải lƣơng đã trở thành đối tƣợng của văn học so sánh. Vì vậy tính cấp thiết của đề tài bao gồm: - Về lý luận, dù “kịch bản là linh hồn của vở diễn”, là tiền đề để có những vở diễn trên sân khấu nhƣng thời gian qua, các nhà nghiên cứu chèo thƣờng nghiêng về hƣớng nghiên cứu chèo ở loại hình sân khấu, nghệ thuật biểu diễn, ít ngƣời nghiên cứu về mặt văn học của kịch bản chèo. Việc nhìn nhận kịch bản chèo là sân khấu hay văn học đang có khoảng trống về lý luận. Luận án đi sâu vào nghiên cứu kịch bản chèo, xem xét tính văn học, giá trị văn học của kịch bản chèo. - Về thực tiễn khảo tả văn bản chèo, chèo cải lƣơng là hiện tƣợng đặc biệt, nhiều thành tựu trong đời sống văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Thực tiễn lịch sử nghiên cứu sự vận động, phát triển của kịch bản chèo hiện chƣa có nhà nghiên cứu 2
- nào lý giải sức sống của nó, tác động của nó đối với chèo hiện nay. - Về tính thời sự của luận án, trƣớc thế kỷ XX, sân khấu kịch hát Việt Nam chỉ có tuồng và chèo. Đầu thế kỷ XX, do ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây, với ảnh hƣởng của sân khấu cổ điển Pháp, sân khấu Việt xuất hiện một thể loại kịch mới: kịch nói (ngƣời đƣơng thời gọi là kịch Thái Tây, ra đời vào năm 1921). Sau thành công của kịch nói Việt, soạn giả chèo Nguyễn Đình Nghị đã có những thử nghiệm táo bạo khi quyết định “làm chèo theo lối kịch Thái Tây”, “bẻ ghi” chèo cổ theo hƣớng cách tân mới: chèo cải lƣơng. Kết quả của sự lai tạp giữa sân khấu kịch hát đậm chất dân tộc với thể tài nhiều yếu tố ngoại lai đã tạo nên những nhận xét trái chiều của hậu thế về “công” và “tội” của Nguyễn Đình Nghị. Vấn đề nghệ thuật chèo nên bảo tồn hay cách tân đến nay vẫn là vấn đề thời sự. Cho đến nay, chèo hiện đại nên bảo tồn những yếu tố “nội sinh” nào của chèo cổ hay cách tân theo những yếu tố “ngoại sinh” nào của sân khấu kịch quốc tế - (nội sinh, ngoại sinh là chữ dùng của PGS Hà Văn Cầu) - vẫn chƣa đƣợc các nhà nghiên cứu thống nhất, giải quyết triệt để. Từ việc ít có những công trình lý luận, nghiên cứu tổng thể về kịch bản chèo dẫn tới nhiều thập kỷ của thế kỷ XX, nhiều soạn giả chèo vẫn tiếp tục đi theo vết xe đổ của Nguyễn Đình Nghị “gieo vừng ra ngô”, biến chèo thành “kịch cắm chèo” hay “kịch cắm hát”, “kịch cắm ca”. Những thành công và thất bại của Nguyễn Đình Nghị vẫn là bài học đối với các tác giả kịch bản chèo hiện đại. Hiện nay, chèo với dấu ấn dân tộc thuần Việt cần phải đƣợc nghiên cứu và bảo tồn là quốc bảo trong xu thế hội nhập bản sắc, văn hóa, từ đó rút ra bài học, nguyên tắc bảo tồn để thấy lại giá trị của nó. Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. Từ các lý do trên, ngƣời viết chọn nghiên cứu đề tài “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - truyền thống và biến đổi”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu của luận án Do sự tác động mạnh mẽ của văn hóa, văn học phƣơng Tây, mọi thể loại, loại hình văn học Việt Nam đều vận động, đổi thay trong đó có kịch bản chèo. Mục đích khoa học của luận án là qua so sánh kịch bản chèo cải lƣơng với kịch bản chèo cổ để phân tích mặt đƣợc (phát triển, làm giàu thêm) và mặt mất (không còn đặc trƣng, đặc sắc của loại hình chèo) của Nguyễn Đình Nghị. Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống. 3
- Từ trƣờng hợp cách tân chèo của Nguyễn Đình Nghị với những mặt đƣợc, mất nhƣ thế có thể rút ra kinh nghiệm, bài học gì cho việc cách tân các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống của chúng ta hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Tổng hợp các tƣ liệu để khái quát về sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ thuật đầu thế kỷ XX dƣới tác động của văn hóa Pháp và văn minh phƣơng Tây và những ảnh hƣởng của điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội, sự đổi mới của các loại hình văn học - nghệ thuật khác dẫn đến việc đổi mới kịch bản chèo. Lựa chọn kịch bản chèo để nghiên cứu, phân tích. Luận án nghiên cứu về cấu trúc tự sự của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. So sánh, chỉ rõ những đặc điểm riêng biệt, những yếu tố truyền thống và biến đổi của kịch bản chèo truyền thống, chèo cải lƣơng về mặt cấu trúc tự sự nhƣ: cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian. Phân tích, so sánh, chỉ ra những xu hƣớng đổi mới trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX về các bình diện: xu hƣớng bác học hóa, xu hƣớng tiếp cận chủ nghĩa hiện thực, xu hƣớng hài hóa và xu hƣớng gia tăng xung đột kịch. Khái quát, đánh giá ý nghĩa của vấn đề đã nghiên cứu, tìm hiểu về các yếu tố truyền thống và cách tân trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Vào đầu thế kỷ XX, về kịch bản chèo, có các loại kịch bản sau: Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng. Khái niệm chèo cổ Chèo cổ là chèo do các nghệ nhân chèo sáng tác theo phƣơng thức dân gian: khuyết danh, truyền miệng, dị bản và biểu diễn ứng diễn theo chu trình mở. Chèo cổ tồn tại trên sàn diễn (sân đình) từ năm 1945 trở về trƣớc. Khái niệm chèo truyền thống Chèo truyền thống là danh xƣng của GS Trần Bảng. Theo ông, hiện nay, di sản để lại không có vở diễn chèo cổ. Ngƣời đƣơng thời không thể tiếp cận đƣợc với các vở diễn chèo cổ vì các vở diễn chèo cổ đã hiện diện và chỉ hiện diện trong đời sống sân khấu thời xƣa. Vì vậy, chèo truyền thống là cách gọi các vở chèo cổ đã đƣợc các nhà nghiên cứu, các tác giả chèo chỉnh lý hoặc cải biên mà vẫn giữ đƣợc những nguyên tắc cơ bản của chèo. Trong cuốn Nguyên tắc cơ bản trong nghệ thuật chèo, TS Trần Đình Ngôn định nghĩa: “Chèo truyền thống là chèo cổ đƣợc kế thừa và phát triển trên nguyên 4
- tắc bảo tồn những nguyên tắc cơ bản trong phƣơng pháp nghệ thuật của chèo cổ.” [218, tr.87] Khái niệm chèo hiện đại + Hiểu theo nghĩa hẹp: Chèo hiện đại là chèo có đề tài hiện đại, phản ánh cuộc sống đƣơng thời, nói về con ngƣời đƣơng thời và phục vụ khán giả đƣơng thời. Phạm vi đề tài bị hạn chế phải phản ánh cuộc sống đƣơng thời. + Hiểu theo nghĩa rộng: Chèo hiện đại là chèo do các nhà văn, nghệ sĩ ngày nay sáng tạo ra, nhằm phục vụ cho đời sống văn hóa của ngƣời đƣơng thời. Vì vậy, đề tài đƣợc mở rộng, bao gồm cả đề tài khai thác từ kho tàng truyện dân gian, dã sử, huyền thoại, lịch sử và kể cả những truyện dân gian mới do các nhà soạn chèo tự sáng tác theo các mô típ của truyện dân gian và đề tài hiện đại. Kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo văn minh, kịch bản chèo cải lƣơng là đối tƣợng nghiên cứu của luận án. Tuy nhiên, kịch bản chèo văn minh không có sự biến đổi rõ rệt so với chèo cổ. Kịch bản chèo cổ đã ra đời và tồn tại từ trƣớc đó, nên với tên đề tài: “Kịch bản chèo đầu thế kỷ XX - Truyền thống và biến đổi”, chúng tôi xác định kịch bản chèo đầu thế kỷ XX là kịch bản chèo cải lƣơng. Đối tƣợng nghiên cứu của luận án là kịch bản chèo cải lƣơng, cụ thể là kịch bản chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị. Chèo cổ đƣợc đƣa ra đối sánh với chèo cải lƣơng để biết chèo cải lƣơng đã biến đổi nhƣ thế nào? Về phạm vi khảo sát, đối với kịch bản chèo cổ, chúng tôi chọn 7 kịch bản chèo trong cuốn Tuyển tập Chèo cổ (Nxb Sân khấu xuất bản năm 1999) do PGS Hà Văn Cầu sƣu tầm và chú thích gồm: Quan Âm Thị Kính, Trương Viên, Lưu Bình - Dương Lễ, Kim Nham, Chu Mãi Thần, Tôn Mạnh - Tôn Trọng, Từ Thức (các kịch bản chèo cổ này mới có sự biên tập, hiệu đính, chú thích, chƣa có việc chỉnh lý, cải biên) làm văn bản chính thức để triển khai nghiên cứu. Phong trào chèo cải lƣơng đã tạo nên tên tuổi nhiều soạn giả nhƣ Nguyễn Quang Oánh, Đỗ Thân, Phan Chu Sĩ, Nguyễn Ngọc Châu, Văn Tâm, Nguyễn Thúc Khiêm, Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Văn Tôn, Khắc Nhẫn, Hữu Kim, Trƣơng Huyền…, trong đó Nguyễn Đình Nghị với tƣ cách là ngƣời mở đầu phong trào chèo cải lƣơng, nổi bật lên nhƣ một tài năng lớn, một nhà cách tân, một ngƣời gắn bó với sự phát triển nghệ thuật chèo Việt Nam từ những năm đầu thế kỷ XX. Vì vậy, về kịch bản chèo cải lƣơng, ngƣời viết chọn 60 kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị mà nhà nghiên cứu Nguyễn Thanh Hiền đã thống kê, đặc biệt là 34 tác phẩm đã đƣợc in thành sách trong hai cuốn: Tuyển tập Chèo cải lương Nguyễn Đình Nghị (3 5
- tập) do Cục Nghệ thuật Sân khấu xuất bản năm 1994 và Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900-1945) quyển 6 tập 1 do Nxb Văn học xuất bản năm 2006. Cả 2 cuốn sách này đều do Lê Thanh Hiền dày công sƣu tầm và biên soạn. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về mốc thời gian: Chèo cổ tiếp tục tồn tại từ nhiều thế kỷ trƣớc đến năm 1945. Chèo văn minh tồn tại từ năm 1913 - 1924. Chèo cải lƣơng tồn tại từ năm 1924 đến trƣớc năm 1945. Mốc thời gian đầu thế kỷ XX đƣợc nhiều nhà nghiên cứu lịch sử và văn học chọn là 1900 - 1945. Trong cuốn Văn học Việt Nam thế kỷ XX (Kịch bản chèo 1900 - 1945), Lê Thanh Hiền cũng chọn mốc 1900 - 1945 khi giới thiệu về các kịch bản chèo của Nguyễn Đình Nghị, Nguyễn Thúc Khiêm. Phân kỳ này vừa phù hợp với phân kỳ lịch sử, vừa phù hợp với phân kỳ văn học, quá trình hình thành, phát triển của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên ngƣời viết chọn mốc thời gian 1900 - 1945 này. Về nội dung, phạm vi nghiên cứu là kịch bản chèo đầu thế kỷ XX nên chúng tôi chỉ nghiên cứu về kịch bản chèo. Tuy nhiên, không chỉ là tác phẩm văn học, kịch bản chèo còn đƣợc biểu diễn trên sân khấu. Các vở chèo cổ nội dung đƣợc diễn tả chủ yếu là hát, trong kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng cũng ghi rất rõ đoạn nào nói, đoạn nào hát, hát điệu gì…, nên những đặc điểm liên quan đến nghệ thuật biểu diễn nhƣ ƣớc lệ, múa, âm nhạc…, chúng tôi cũng nghiên cứu và nhấn vào để làm rõ một số nội dung đi từ kịch bản đến sân khấu, mối quan hệ đặc biệt giữa kịch bản văn học và sân khấu biểu diễn trong nghệ thuật chèo. 4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án Chèo là nghệ thuật sân khấu nên việc nghiên cứu chèo nếu tách rời khỏi sân khấu biểu diễn sẽ gặp không ít khó khăn. Trên cơ sở thực tiễn của nghệ thuật chèo truyền thống, một nghệ thuật từ xa xƣa, vốn là hình thức sân khấu đƣợc sáng tạo theo chu trình mở: thế hệ này nối tiếp thế hệ kia bổ sung, hoàn chỉnh để rồi lại làm cơ sở cho thế hệ tiếp theo sáng tạo... nên trong quá trình triển khai thực hiện, luận án sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành văn hóa làm phƣơng pháp nghiên cứu chủ yếu. Mục đích sử dụng phƣơng pháp này để làm rõ sự ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây đối với sự biến đổi, cách tân của kịch bản chèo đầu thế kỷ XX. Xem dƣới góc độ thi pháp, kịch bản chèo đầu thế kỷ XX đƣợc xây dựng nhƣ thế nào, có gì cũ, mới. Từ đó cho thấy mối quan hệ đặc biệt giữa văn học và nghệ thuật, giữa văn học và sân khấu, giữa văn học và mỹ học, giữa văn học và xã hội học… Ngoài ra, luận án còn sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu xã hội học để nghiên cứu thị hiếu khán giả đƣơng thời. 6
- 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đi vào nghiên cứu chuyên sâu về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, luận án đã khảo sát, phân tích, đánh giá những thành tựu và hạn chế của chèo cải lƣơng và vai trò của Nguyễn Đình Nghị trong phát triển sân khấu chèo. Luận án đã góp phần làm sáng tỏ một số nội dung sau: Qua khảo sát, nghiên cứu, phân tích, chúng tôi thấy rằng, yếu tố truyền thống và yếu tố biến đổi trong các kịch bản chèo cải lƣơng đƣợc xác định nhƣ sau: Nguyễn Đình Nghị đã có những cải cách về nghệ thuật biểu diễn, với chủ trƣơng làm cho chèo giống nhƣ kịch Thái Tây, khiến chèo cải lƣơng biến đổi, lai tạp. Tuy nhiên, trong sự biến đổi, cách tân ấy, chèo cải lƣơng vẫn giữ đƣợc các yếu tố truyền thống của chèo cổ, vẫn đậm chất chèo. Chèo cải lƣơng kế thừa truyền thống, vẫn giữ đƣợc yếu tố truyền thống về mặt văn bản là cấu trúc tự sự. Chèo cải lƣơng biến đổi với đặc điểm nổi bật là tiếp nhận kịch cổ điển Pháp đầu thế kỷ XX, gia tăng xung đột kịch trên mạch bố cục của chèo truyền thống. Biến đổi lớn nhất của kịch bản chèo cải lƣơng là tiếp nhận trào lƣu chủ nghĩa hiện thực của văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX. Luận án đã chỉ ra ở kịch bản chèo cải lƣơng, yếu tố bác học gia tăng nhiều hơn kịch bản truyền thống. Chèo cải lƣơng đƣợc hài hóa triệt để. Nếu nhƣ chèo truyền thống chỉ có các trò hài thì chèo cải lƣơng đã có những vở hài. Điểm quan trọng nhất là chèo cải lƣơng có sự thay đổi về phƣơng thức sáng tạo - đó là bƣớc ngoặt lịch sử. Luận án đã nghiên cứu toàn diện kịch bản chèo đầu thế kỷ XX trong đối sánh với chèo cổ. Chúng tôi đã phân tích, đánh giá, hệ thống đầy đủ, toàn bộ những yếu tố quan trọng cấu thành nên cấu trúc tự sự trong kịch bản chèo cổ và kịch bản chèo cải lƣơng nhƣ cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, không gian, thời gian, mang đến cái nhìn tổng hợp, khái quát về kịch bản chèo đầu thế kỷ XX, thực chất là kịch bản chèo từ khi ra đời cho đến đầu thế kỷ XX - tức hơn 1.000 năm phát triển của kịch bản chèo. Luận án đã phân tích, xâu chuỗi, chỉ ra những điều kiện kinh tế - chính trị - xã hội đầu thế kỷ XX ảnh hƣởng đến sự biến đổi của các loại hình văn học - nghệ thuật nói chung và chèo nói riêng. Phân tích, đánh giá, nhận diện đầy đủ về kịch bản chèo cổ, chèo cải lƣơng, chỉ ra điểm khác biệt giữa chèo cổ và chèo cải lƣơng về phƣơng diện kịch bản. Qua đó, rút ra, yếu tố truyền thống trong chèo cải lƣơng là gì? Chèo cải lƣơng đã biến đổi gì, đổi mới nhƣ thế nào so với chèo truyền thống. Từ đó cho thấy khả năng tiếp biến của chèo cổ khi đón nhận yếu tố ngoại lai là sân khấu phƣơng Tây. Luận án góp phần làm sáng tỏ quá trình vận động của kịch bản chèo. Những 7
- cái đƣợc và mất khi cách tân ở nửa đầu thế kỷ XX. Từ đó, gợi ra suy nghĩ, các yêu cầu cách tân các loại hình văn học nghệ thuật truyền thống. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án Những vấn đề nghiên cứu về chèo cải lƣơng của Nguyễn Đình Nghị trong bối cảnh hôm nay vẫn là những vấn đề nóng hổi vì trong sáng tác kịch bản, chèo hiện đại vẫn chƣa thống nhất trong định hƣớng phát triển. Vì vậy, việc nghiên cứu về Nguyễn Đình Nghị và chèo cải lƣơng, đặc biệt là kỹ thuật viết kịch bản chèo cần đƣợc đầu tƣ nghiên cứu cụ thể, toàn diện và sâu sắc hơn nữa. Luận án cho thấy sự biến đổi của nghệ thuật chèo cụ thể là kịch bản chèo dƣới ảnh hƣởng của giao lƣu văn hóa Đông - Tây. Luận án giúp khẳng định vai trò của văn học kịch trong đời sống sân khấu, hiện thực những giải pháp nâng cao hiệu quả chất lƣợng sáng tác kịch bản, cung cấp những vấn đề lý luận trong giảng dạy, cung cấp kiến thức cho ngƣời viết kịch bản chèo. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án Luận án góp phần khẳng định giá trị và trả lại vị trí xứng đáng của kịch bản chèo cải lƣơng trong nghệ thuật sân khấu chèo. Nêu đƣợc khá đầy đủ, toàn diện về kịch bản chèo từ khi chèo cổ ra đời đến năm 1945, luận án giúp thêm cho những nhà nghiên cứu, những ngƣời viết kịch bản chèo hình dung và nhận diện rõ nét hơn diện mạo của kịch bản chèo cổ, kịch bản chèo cải lƣơng, phân biệt và định hƣớng đƣợc các loại kịch bản chèo. Những ngƣời muốn viết kịch bản chèo cần phải có những yếu tố, chất liệu gì. Luận án giúp thêm cho ngƣời sáng tác kịch bản chèo nắm chắc đâu là yếu tố truyền thống, đâu là yếu tố cách tân trong chèo, những yếu tố nội sinh, ngoại nhập để có những kỹ thuật, lý luận đúng đắn khi sáng tác kịch bản chèo. Thực chất, những kịch bản chèo sáng tác mới đều mang những yếu tố song hành là truyền thống và đổi mới. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và các phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chƣơng: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Giao lưu văn hóa Đông - Tây và những xu hướng cách tân kịch bản chèo đầu thế kỷ XX Chương 3: Nhân vật và cốt truyện trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX Chương 4: Kết cấu, ngôn ngữ, không gian và thời gian nghệ thuật trong kịch bản chèo đầu thế kỷ XX 8
- CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử chèo cổ và việc xác định kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc Nghệ thuật gồm 7 loại hình cơ bản là kiến trúc, điêu khắc, hội họa, văn học, âm nhạc, sân khấu và điện ảnh. Trong hệ thống 7 loại hình nghệ thuật, văn học giữ vị trí quan trọng bởi nó đƣợc sử dụng để thể hiện nhiều loại hình nghệ thuật khác nhƣ sân khấu, âm nhạc, điện ảnh… Sân khấu là nghệ thuật tổng hợp có lịch sử lâu đời. Với tƣ cách là những thể loại thuộc loại hình nghệ thuật sân khấu, sân khấu truyền thống Việt Nam đƣợc cấu thành bởi hai yếu tố quan hệ mật thiết với nhau là kịch bản văn học và nghệ thuật diễn xƣớng. Tuy nhiên, nếu nghệ thuật diễn xƣớng thuộc về sân khấu, là con đẻ của bộ môn nghệ thuật học (nhƣ âm nhạc, vũ đạo, trình thức v.v…) thì kịch bản sân khấu với tƣ cách một tác phẩm văn học là một bộ phận của văn học sử. Ở Việt Nam, loại hình sân khấu có mấy thể loại gồm chèo, tuồng, cải lƣơng, kịch nói, kịch dân ca… Ngoài một số tiểu hình sân khấu nhƣ múa rối, các trò diễn hí dân gian, sân khấu truyền thống ngƣời Việt có hai hình thức chủ đạo là tuồng (hay hát bội) và chèo, đƣợc phân tách làm hai dòng dân gian (chèo) và bác học (tuồng). Nhƣ vậy, sân khấu Việt Nam từ khi hình thành đã là một sân khấu kịch hát sau phát triển thành tuồng và chèo. Cả hai hình thức này tồn tại cho tới ngày nay. Về cơ bản, văn học sân khấu cổ truyền vẫn là một nền văn học khuyết danh. Đƣợc kết hợp từ ngôn ngữ nhiều loại hình, thể loại nghệ thuật khác nhau nhƣ âm nhạc, múa, văn học, sân khấu... nên sân khấu kịch hát là sân khấu tổng hợp. Suốt chiều dài lịch sử gần một thiên niên kỷ (938 - 1884), Việt Nam vẫn tồn tại bất biến mô hình nhà nƣớc phong kiến. Theo quan niệm của hệ tƣ tƣởng Nho giáo, xã hội phong kiến chỉ có bốn nghề, theo thứ tự từ cao xuống thấp là “Sĩ, Nông, Công, Thƣơng”. Hát xƣớng không nằm trong bốn nghề đó nên bị xếp vào “vô loài” (hoặc vô loại)… Hai thể loại dân tộc: tuồng và chèo ra đời, tồn tại và phát triển trong lòng xã hội phong kiến. Trƣớc đây, chèo đƣợc biểu diễn trong cung đình. Chèo từng đƣợc trọng dụng khi vua quan nhà Lý đều mê hát chèo. Nhƣng đến thời nhà Lê, khi các ông vua chọn Nho học làm quốc giáo, lấy tƣ tƣởng Nho giáo làm tƣ tƣởng chính thống thì hát xƣớng bị coi rẻ. Các sáng tạo dân gian bị coi thƣờng. Chèo từng bị nhà Lê kỳ thị, coi “nhà phƣờng chèo con hát” ngang với “kẻ phản nghịch, ngụy quan”. Bộ luật Hồng Đức thời Lê cấm các nghệ sĩ hát chèo và con cái 9
- họ đi thi. Vì vậy, nhiều thế kỷ kéo dài, chèo cổ phải rời bỏ chốn phồn hoa, đô thị trở về diễn ở sân đình, ở các làng quê. Do thái độ kỳ thị nhiều thế kỷ trƣớc đó nên dù có lịch sử lâu đời, dƣới thời phong kiến hầu nhƣ không có những trƣớc tác nghiên cứu về sân khấu, đặc biệt là chèo. Theo tài liệu của Nhà hát chèo Việt Nam, ngƣời sáng lập ra chèo là bà Phạm Thị Trân - một vũ ca tài ba thời nhà Đinh vào thế kỷ 10 và kinh đô Hoa Lƣ - Ninh Bình xƣa đƣợc coi là đất tổ của sân khấu chèo. Sử sách cũ ghi rằng, từ thời Lý, hát chèo ở Thăng Long đã rất phát triển. Chèo có mặt trong các lễ tết, những cuộc vui ở kinh thành. Đặc biệt các tầng lớp vua, quan, quí tộc rất mê hát chèo. Theo sách Việt sử thông giám cương mục do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn, tháng 6/1028, vua Lý Thánh Tông sai gọi phƣờng chèo đến múa hát mừng sinh nhật nhà vua. Sau, lễ sinh nhật của các vua Lý đƣợc tổ chức thành ngày hội lớn ở kinh thành Thăng Long, bao giờ cũng có phƣờng chèo, phƣờng hát biểu diễn, kèn sáo, múa hát tƣng bừng. Bia Sùng Thiện diên linh (năm 1121) chép tỉ mỉ về đội múa chèo của Thiên vƣơng nhƣ sau: “… Ở giữa bậc dƣới, những cô gái tiến hƣơu vàng, nhạc quan đứng thành hàng dƣới sân nhảy hát một lúc…”. Cuối đời Lý (năm 1182), sử sách còn ghi chép lại một trò nhại trực tiếp châm biếm tính hống hách của Đỗ An Thuận - viên thái sử thời đó. Sách An Nam chí lược ghi chép về cảnh sinh hoạt văn hóa, văn nghệ nhộn nhịp trong cung vua Trần cho thấy, vào ngày “tất niên” (hết năm), vua Trần ra ngự ở cửa Đoan Cung để bách quan lạy mừng. Các phƣờng chèo, phƣờng hát tới diễn mừng vua ở đấy. Từ Đạo Hạnh ở thời Lý, Trần Nhật Duật ở thời Trần đều là những ông quan đam mê hát chèo. Từ Đạo Hạnh đƣợc coi là tác giả của bài “Giáo trò” quen thuộc mà các phƣờng chèo Thăng Long - Hà Nội và nhiều nơi khác còn lƣu truyền: Trình làng trình chạ Thƣợng hạ Tây Đông Tứ cảnh hòa trung Nghe tôi giáo trống Trƣờng không phong động Cũng bởi trống tôi Làng đã vào ngồi Tôi xin diễn tích… Sang thời Lê, do chính sách vọng ngoại, chèo bị nhà Lê kỳ thị. Sách Việt sử thông giám cương mục ghi thời Hồng Đức (1470-1496), trong 24 điều dạy dân của vua Lê Thánh Tông có hai điều răn: 10
- Điều 1: Cha mẹ dạy con phải đúng khuôn phép, không đƣợc để buông tuồng đắm đuối vào cờ bạc, rƣợu chè, tập nghề hát xƣớng, hại đến phong tục. Điều 16: Khi chèo hát, lúc hội hè, trai gái đến chơi xem, không đƣợc đứng ngồi lẫn lộn, để ngăn ngừa thói dâm ô”. Bộ luật Hồng Đức ghi rõ cấm con trai các nhà xƣớng ca không đƣợc đi dự thi, con gái không đƣợc lấy con những nhà quan chức quyền quý. Điều 322 Bộ luật Hồng Đức viết, quan chức lấy con nhà xƣớng ca làm vợ hay thiếp bị phạt đánh 70 trƣợng và giáng chức; con cháu quan chức lấy con gái nhà xƣớng ca cũng bị phạt đánh 60 trƣợng và nhất thiết bắt ly dị... Sách Lịch sử Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1971 ghi nhận: “Cuốn Hý phường phả lục của Lƣơng Thế Vinh xuất bản năm 1501 có thể coi đó là tác phẩm lý luận đầu tiên về nghệ thuật kịch hát cổ truyền. Tác giả đã tổng kết kinh nghiệm và nêu lên những nguyên tắc có tính chất lý luận về nghệ thuật biểu diễn, diễn viên, múa hát và đánh trống”. Hí phường phả lục đƣợc xác định là công trình nghiên cứu chèo cổ của Trạng nguyên Lƣơng Thế Vinh với bản in khắc gỗ năm 1501. Hí phường phả lục đã ghi lại các khoán ƣớc của phƣờng chèo, kịch bản và diễn xuất, cách đánh trống chèo, phƣơng pháp múa hát, với nhiều nguyên tắc nhƣ nguyên tắc “Tứ tƣơng” trong múa chèo, luật “Hô ứng tƣơng sinh” trong giao lƣu nhân vật sân khấu và quy tắc “Sáu chữ” về tiêu chuẩn diễn viên dùng cho các phƣờng chèo. Các nội dung này sau đƣợc PGS Hà Văn Cầu trích dẫn trong các tác phẩm của ông nhƣ sau: Hệ thống động tác trong nghệ thuật diễn xuất sân khấu kịch hát truyền thống vốn tồn tại nhƣ một tổng thể các ký hiệu - động tác, một hệ thống ngôn ngữ biểu đạt. Nguyên tắc tứ tƣơng là một trong những biểu hiện tính hệ thống của động tác trong sân khấu kịch hát truyền thống. Hệ thống động tác bị chi phối bởi nguyên tắc: Thƣợng hạ tƣơng phù: động tác phải có trên - dƣới, gốc - ngọn, đầu - đuôi, tiến - lui, để tạo nên một chỉnh thể. Tả hữu tƣơng ứng: động tác có phải - trái, trƣớc - sau kết hợp, tạo nên sự hài hòa. Phì sấu tƣơng chế: Sự hài hòa tạo nên bởi sự tƣơng phản giữa động tác dày và mỏng, rộng và hẹp. Nội ngoại tƣơng quan: tƣơng quan giữa nội tâm - ngoại hình nhân vật, giữa con ngƣời và thiên nhiên. Những nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật diễn xuất mang đậm màu sắc triết lý. Nguyên tắc tứ tƣơng này cũng có thể gặp ngay trong Hý khúc Trung Quốc. Cái đẹp từ sự cân đối: trƣớc - sau, phải - trái, trên - dƣới, từ sự hài hòa bên trong - bên ngoài, vật chất - tinh thần v.v… trong hệ thống động tác diễn xuất sân khấu, thể 11
- hiện cách nhìn vũ trụ - con ngƣời trong tính tổng hợp hữu cơ các quan hệ của nó. Tuy nhiên, cho đến nay, chƣa ai nhìn thấy văn bản này nên thời gian qua đã dấy nên sự tồn nghi về sự có mặt của Hí phường phả lục. TS Trần Đình Ngôn xác nhận sách Hí phường phả lục là thật với nhiều nhân chứng nhìn thấy nó gồm GS. Trần Bảng, nhà nghiên cứu Hoàng Kiều và PGS. Hà Văn Cầu. Bản in khắc gỗ Hí phường phả lục sƣu tầm đƣợc ở Thái Bình, trên đó ghi rõ năm xuất bản sách là năm Cảnh Thống Tân Dậu 1501. Sau này, Nhà hát Chèo Việt Nam đã dịch Hí phường phả lục, in roneo. GS. Trần Bảng là ngƣời duyệt sách nên ông đã đọc cả hai bản bằng chữ Hán và chữ quốc ngữ. Do trƣớc đây chƣa có phƣơng tiện photocopy nên chỉ có mình PGS. Hà Văn Cầu chép tay bản Hí phường phả lục. Cụ Cầu đã chép hai bản, một bản cụ giữ, còn một bản đem tặng GS. Trần Quốc Vƣợng. Còn bản gốc và bản dịch Hí phường phả lục Nhà hát chèo Việt Nam lƣu giữ sau bị mối mọt xông hết. Sau Hí phường phả lục, gần 300 năm sau, danh sĩ Phạm Đình Hổ (1768 - 1839) mới viết Vũ Trung tùy bút với đôi dòng rải rác nhắc đến hoạt động sân khấu. Nhƣ vậy, hệ thống lý luận của chèo cổ thời phong kiến thực chất chỉ có Hí phường phả lục. Sau này, Lê Dƣ dựa vào nguồn tƣ liệu ít ỏi này để viết Ca vũ và âm nhạc nước nhà, Đào Duy Anh dựa vào để viết Việt Nam văn hóa sử cương và Dƣơng Quảng Hàm dựa vào để viết Việt Nam văn học sử yếu. Dƣơng Quảng Hàm là ngƣời viết bộ văn học sử hoàn chỉnh đầu tiên bao quát đƣợc tiến trình văn học Việt Nam từ sơ khai cho đến đƣơng thời (năm 1943) của lịch sử văn học sử Việt Nam. Ông cũng là một trong những ngƣời đầu tiên coi kịch bản sân khấu với tƣ cách là một thể loại văn học dân tộc - văn học Nôm. Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dƣơng Quảng Hàm đã lần đầu tiên coi sân khấu là một trong năm yếu tố cấu thành nên văn học sử Việt Nam gồm triết học, lịch sử, thi văn, kịch bản và tiểu thuyết. Theo ông, “văn kịch của ta chia làm hai lối, một là hát bội hoặc tuồng; hai là chèo”. [85, tr. 170]. Tuy vậy, Dƣơng Quảng Hàm chỉ viết đôi dòng về chèo. Theo ông, hát chèo vốn là hình thức dùng để giễu các việc vui cƣời, những thói hƣ tật xấu của ngƣời đời. Trong lời văn của hát chèo có nhiều giọng khôi hài nhƣng lại có tính chất khuyên răn ngƣời đời, thiên về luân lý. Dần dần, chèo mất đi tính tài tử để trở thành một tổ chức nhà nghề. Diễn viên là những nghệ sĩ chuyên nghiệp, học nghề theo lối cha truyền con nối. Khi chèo phát triển đến chỗ cực thịnh thì nhạc chèo cũng rất phong phú. Chèo có những điệu hát riêng, khác với hát tuồng và phân làm nhiều loại đƣợc hát tùy theo từng đoạn của vở chèo: vui tƣơi, buồn thảm, ý nhị, đanh đá hoặc bông lơn... Sau đó Nghiêm Toản trong Việt Nam văn học sử trích yếu (2 tập, in năm 12
- 1949) cũng trùng quan điểm với Dƣơng Quảng Hàm khi cho ca kịch trong đó có “tuồng và chèo là thể loại văn Nôm” (267, tập 2, tr.3). Đối lập lại các khuynh hƣớng nêu trên là quan điểm của Phạm Thế Ngũ trong quyển II bộ Việt Nam Văn học sử giản ước tân biên với tên gọi: Văn học lịch triều: Việt văn. Khi bàn về các thể loại văn Nôm, Phạm Thế Ngũ đã coi hát nói nhƣ bƣớc tiến triển cuối cùng của thể cách văn Nôm. Cũng trong phần này, tác giả đã chú thích: “Trong những thể loại văn Nôm nghiên cứu trong sách này chúng tôi không kể đến những loại sân khấu. Trong các loại sân khấu, duy chỉ có lối thoại kịch là đáng coi làm tác phẩm văn học, còn những lối ca kịch (trong đó ca, nhạc, vũ cùng kỹ thuật sân khấu là yếu tố căn bản để gây hứng thú, văn chƣơng lui xuống địa vị phụ) không nên đặt vào văn học là lĩnh vực của tụng độc hoặc ngâm nga. Xét sân khấu ta xƣa thì không hề có thoại kịch. Hai loại chính là tuồng và chèo đều là ca vũ kịch. (Cứ xét lời bình dân thƣờng nói đi coi hát). Cho nên mặc dầu các bản tuồng chèo ta có sử dụng đủ các thể cách văn Hán văn Nôm, mà không thể thành một loại văn học, và việc nghiên cứu nên đặt ngoài địa hạt văn học sử - trừ vài trƣờng hợp đặc biệt mà chúng tôi sẽ đề cập sau”. [183, tr.45]. Sau đó, ông đi đến nhận định, trong những thể cách của quốc văn xƣa vắng bóng văn xuôi. Văn Nôm chỉ là văn vần hoặc biền ngẫu. Đầu thế kỷ XX, với sự phát triển rầm rộ của báo chí, các loại hình nghệ thuật, cùng với phong trào chèo văn minh, chèo cải lƣơng đã xuất hiện một số bài viết và công trình của các tác giả nhƣ: Nguyễn Học Đạo, Lê Kim Giang, Chu Ngọc Phi, Paulus Của, Nguyễn Thúc Khiêm.... Những công trình này chủ yếu là sƣu tầm, sáng tác và giới thiệu các tác phẩm chèo. 1.2. Tình hình nghiên cứu về chèo truyền thống 1.2.1. Những nghiên cứu về nguồn gốc của chèo truyền thống Về nguồn gốc của chèo truyền thống, qua các ý kiến từ các bài viết và công trình nghiên cứu, có thể chia ra làm 4 nhóm: Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc du nhập từ nƣớc ngoài vào. Nhóm ý kiến thứ hai cho rằng “chèo đọc chệch từ chữ trào nghĩa là giễu cợt mà ra”. Nhóm ý kiến thứ ba cho rằng chèo có nguồn gốc từ các hình thức tôn giáo, tế lễ, lao động. Nhóm thứ tƣ cho rằng chèo là hình thức sân khấu thuần tuý dân tộc, bắt nguồn từ kho tàng văn hoá nghệ thuật dân gian phong phú, lâu đời Việt Nam. Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng chèo có nguồn gốc ngoại lai, du nhập từ nƣớc ngoài vào bắt đầu từ sự kiện quân nhà Trần cầm giữ nghệ nhân Lý Nguyên Cát ở trận Tây Kết. Trở thành tù binh, Lý Nguyên Cát đƣợc dùng vào việc dạy hát múa cho một số đào kép Việt Nam trong quá trình dựng vở Tây Vương Mẫu hiến bàn 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Cảm thức hiện sinh trong truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến 2010
175 p | 170 | 44
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc trưng thơ văn xuôi Việt Nam hiện đại
160 p | 213 | 41
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Tiểu thuyết Việt Nam thập niên đầu thế kỷ XXI từ góc nhìn phân tâm học
156 p | 170 | 37
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam
177 p | 151 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại đối với tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
182 p | 170 | 35
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nghệ thuật tượng trưng trong sáng tác của trường thơ Loạn
158 p | 149 | 30
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Khuynh hướng thơ tượng trưng Việt Nam hiện đại
156 p | 134 | 25
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm hồi ký văn học Việt Nam từ 1975 đến 2010
158 p | 110 | 14
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Văn học Việt Nam thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX dưới góc độ giới
187 p | 47 | 13
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Giá trị văn hóa trong tác phẩm của Nguyễn Văn Xuân
162 p | 20 | 12
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Thi pháp thơ lục bát hiện đại (qua một số trường hợp tiêu biểu)
162 p | 40 | 10
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Tiểu thuyết Việt Nam đương đại nhìn từ lý thuyết liên văn bản
168 p | 29 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
204 p | 120 | 9
-
Tóm tắt luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Nguyên lí đối thoại trong tiểu thuyết Việt Nam từ 1986 đến 2010
27 p | 113 | 9
-
Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
219 p | 35 | 7
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nghệ thuật nhóm sử thi Dăm Giông
52 p | 137 | 5
-
Luận án Tiến sĩ Văn học: Xu hướng cách tân nghệ thuật trong thơ nữ Việt Nam đương đại (Qua các tác phẩm của một số nhà thơ tiêu biểu)
172 p | 52 | 4
-
Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Văn học Việt Nam: Đặc điểm nhân vật dũng sĩ trong truyện cổ tích và sử thi một số dân tộc thiểu số Tây Nguyên
27 p | 11 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn