intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:174

32
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Luận án "Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội" được hoàn thành với mục tiêu nhằm nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. Từ đó gợi ý một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị ở Hà Nội.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xã hội học: Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội

  1. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  PHAN THỊ SONG THƯƠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC Hà Nội, 2023
  2. VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  PHAN THỊ SONG THƯƠNG NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ Ở HÀ NỘI Ngành: Xã hội học Mã số: 9.31.03.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XÃ HỘI HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN ĐỨC VINH Hà Nội, 2023
  3. LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi. Thông tin, số liệu sử dụng trong luận án là trung thực, có nguồn gốc và được trích dẫn rõ ràng theo đúng quy định. Kết quả nghiên cứu của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phan Thị Song Thương
  4. LỜI CẢM ƠN Trước hết, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới thầy hướng dẫn là PGS. TS. Nguyễn Đức Vinh đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo, hỗ trợ, động viên tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin gửi tới các thầy lời cảm ơn với lòng kính trọng sâu sắc nhất. Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Khoa học xã hội, các thầy cô, anh chị trong khoa Xã hội học và các phòng ban của Học viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ, tạo điều kiện để tôi thực hiện luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn các cá nhân đã tham gia khảo sát đã cung cấp những thông tin hữu ích, thiết thực cho tôi trong quá trình thực hiện luận án. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới bạn bè, các anh chị em đồng nghiệp đã nhiệt tình ủng hộ và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận án. Cuối cùng, tôi xin cảm ơn người thân, gia đình đã luôn ở bên cạnh, là chỗ dựa tinh thần vững chắc để tôi yên tâm thực hiện luận án. Xin trân trọng cám ơn./. Tác giả luận án Phan Thị Song Thương
  5. MỤC LỤC MỤC LỤC ........................................................................................................ 1 MỤC LỤC BẢNG ............................................................................................ 1 MỤC LỤC HÌNH ............................................................................................. 2 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .................................................................. 3 PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA LUẬN ÁN ...............................................................................1 2. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ....................................................................4 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU ....................................................................5 4. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN .................................................6 5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN .........................................................................................6 6. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN ........................................................................................7 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU .................................................. 8 1.1. TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU QUỐC TẾ VỀ TIÊU DÙNG XANH ............................8 1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến nhận thức về tiêu dùng xanh..................................8 1.1.2. Nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh ..........................................................................................................13 1.1.3. Phương pháp nghiên cứu tiêu dùng xanh được sử dụng trong các nghiên cứu quốc tế ......................................................................................................................20 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM..........................................................................23 1.2.1. Nghiên cứu về nhận thức về tiêu dùng xanh .................................................23 1.2.2. Các nghiên cứu về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh......................................................................................................26 1.2.3. Phương pháp nghiên cứu tiêu dùng xanh trong các nghiên cứu ở Việt Nam 31 1.3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VÀ KHOẢNG TRỐNG NGHIÊN CỨU .................................34 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 ................................................................................. 36 CHƯƠNG 2 .................................................................................................... 37 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ LÝ THUYẾT NGHIÊN CỨU VỀ NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ ............................ 37 2.1. NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN ..........................................................................37 2.1.1. Khái niệm tiêu dùng, tiêu dùng xanh và hành vi tiêu dùng xanh ..................37 2.1.2. Khái niệm nhận thức và nhận thức về tiêu dùng xanh ..................................43 2.2. LÝ THUYẾT ÁP DỤNG TRONG NGHIÊN CỨU NHẬN THỨC VÀ HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH ........................................................................................................................51 2.2.1. Lý thuyết Hành động xã hội của Max Weber và Vilfredo Pareoto ...............51 2.2.2. Lý thuyết hành vi tiêu dùng ...........................................................................54 2.2.3. Khung phân tích, câu hỏi nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu và thang đo ....55 2.2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ....................................................61
  6. 2.3. CƠ SỞ THỰC TIỄN – KÍNH NGHIỆM THỰC HIỆN TIÊU DÙNG XANH Ở MỘT SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM .......................................................69 2.3.1. Tiêu dùng xanh ở một số quốc gia trên thế giới ............................................69 2.3.2. Bài học cho Việt Nam....................................................................................82 2.4. KHÁI QUÁT ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .....................................................................85 2.4.1. Đặc điểm tự nhiên của Hà Nội ......................................................................85 2.4.2. Đặc điểm mẫu nghiên cứu .............................................................................87 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 ................................................................................. 90 CHƯƠNG 3 .................................................................................................... 91 THỰC TRẠNG NHẬN THỨC VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ............. 91 ĐẾN NHẬN THỨC VỀ TIÊU DÙNG XANH .............................................. 91 3.1. NHẬN THỨC CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI VỀ TIÊU DÙNG XANH .......................91 3.1.1. Nhận thức của người trả lời về khái niệm sản phẩm xanh ............................91 3.1.2. Nhận thức về nhãn môi trường của người tiêu dùng .....................................96 3.1.3. Nhận thức về hành vi tiêu dùng xanh ............................................................99 3.1.4. Nhận thức về các vấn đề môi trường ...........................................................100 3.2. MÔ HÌNH HỒI QUY LOGISTIC: KIỂM ĐỊNH CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỂU BIẾT VỀ SPX CỦA NTL ...................................................................................................104 3.3. MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN NHẬN THỨC VỀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG VÀ NHẬN THỨC VỀ NHÃN MÔI TRƯỜNG .......................106 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 ............................................................................... 109 CHƯƠNG 4 .................................................................................................. 111 HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH VÀ CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ......... 111 4.1. HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH CỦA CƯ DÂN ĐÔ THỊ HÀ NỘI THÔNG QUA KHẢO SÁT THỰC ĐỊA ................................................................................................................111 4.1.1. Hành vi mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường ........................111 4.1.2. Hành vi tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên .............................115 4.1.3. Hành vi sử dụng xanh ..................................................................................120 4.2. MÔ HÌNH HỒI QUY TUYẾN TÍNH DÀNH CHO CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CÁC HÀNH VI TIÊU DÙNG XANH .....................................................................................127 4.2.1. Mô hình hồi quy tuyến tính và giải thích .....................................................127 4.2.2. Thảo luận về các yếu tố ảnh hưởng đến các hành vi tiêu dùng xanh: .........130 TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 ............................................................................... 135 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 136 1. KẾT LUẬN............................................................................................... 136 2. KHUYẾN NGHỊ ...................................................................................... 138 3. HẠN CHẾ CỦA LUẬN ÁN .................................................................... 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ.......................... 142 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................ 143
  7. PHỤ LỤC 1 .................................................................................................. 153 PHỤ LỤC 2 .................................................................................................. 162
  8. MỤC LỤC BẢNG Bảng 2- 1: Hành vi tiêu dùng xanh sử dụng trong luận án .......................................42 Bảng 2- 2: Nhãn môi trường ở Việt Nam hiện nay ...................................................49 Bảng 2- 3: Mô tả thống kê các biến phụ thuộc mới được xây dựng: ........................57 Bảng 2- 4: Mô tả các biến số độc lập ........................................................................58 Bảng 2- 5: Mô tả biến thành phần Nhận thức về các vấn đề môi trường .................59 Bảng 2- 6: Nhận thức về khả năng thực hiện hành vi tiêu dùng xanh ......................60 Bảng 2- 7: Tiếp cận phương tiện TTĐC và Chương trình xanh ...............................61 Bảng 2- 8: Phân bổ số lượng mẫu tại địa bàn các quận nội thành Hà Nội ..............64 Bảng 2- 9: Các chính sách thúc đẩy tiêu dùng xanh trong dân cư ở Hàn Quốc .......69 Bảng 2- 10: Nguyên nhân lựa chọn sản phẩm xanh của NTD Trung Quốc .............79 Bảng 2- 11: Cơ cấu mẫu nghiên cứu .........................................................................88 Bảng 2- 12: Số lượng mẫu nghiên cứu theo địa bàn .................................................89 Bảng 3- 1: Hiểu biết của NTL về khái niệm sản phẩm xanh (%) ...................... 91 Bảng 3- 2: Hiểu biết của NTD về SPX theo nhân khẩu học (%) ..............................92 Bảng 3- 3: Tỷ lệ hiểu biết về nhãn môi trường của NTD theo nhân khẩu học (%) ..97 Bảng 3- 4: Nhận biết các hành vi tiêu dùng xanh của NTL (%) ...............................99 Bảng 3- 5: Nhận thức về các vấn đề môi trường (%) ............................................100 Bảng 3- 6: Nhận thức về các vấn đề môi trường của người trả lời .........................101 Bảng 4- 1: Hành vi mua sắm sản phẩm xanh theo các đặc điểm nhân khẩu học (%) ........................................................................................................... 112 Bảng 4- 2: Tần suất thực hiện các hành vi tiết kiệm năng lượng và tài nguyên thiên nhiên (%) ..........................................................................................................116 Bảng 4- 3: Thực hiện hành vi tiết kiệm năng lượng, tài nguyên thiên nhiên..........117 Bảng 4- 4: Tần suất thực hiện các hành vi sử dụng xanh (%) ................................121 Bảng 4- 5: Hành vi sử dụng xanh theo các biến nhân khẩu học .............................121 Bảng 4- 6: Hành vi sử dụng phương tiện công cộng của các nhóm thu nhập (%) .124 Bảng 4- 7: Hành vi sử dụng xanh và tình trạng hôn nhân (%) ..............................124 Bảng 4- 8: Mô hình hồi quy tuyến tính về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. .................................................................................................................127 Bảng 4- 9: Các chương trình thúc đẩy tiêu dùng xanh ...........................................132
  9. MỤC LỤC HÌNH Hình 2- 1: Khung phân tích .......................................................................................56 Hình 2- 2: Cơ cấu tuổi của cư dân Hà Nội (%) .........................................................85 Hình 2- 3: Mật độ dân số ở một số quận nội thành Hà Nội (người/km2) .................86 Hình 2- 4: Lao động đang làm việc có trình độ cao nhất đạt được tại khu vực đô thị và nông thôn Hà Nội (%) ...................................................................................87 Hình 3- 1: Mức độ nhận biết nhãn môi trường (%) .................................................. 96 Hình 3- 6: Mô hình hồi quy logistic về Hiểu biết về sản phẩm xanh .....................105 Hình 3- 7: Mô hình hồi quy tuyến tính cho Nhận thức về các vấn đề Môi trường và Nhận thức về nhãn môi trường .........................................................................107 Hình 4- 1: Các kênh thông tin mà NTL sử dung (Đvt: %) ..................................... 131
  10. DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Từ viết tắt Chữ đầy đủ 1 ANOVA Phân tích phương sai 2 BVMT Bảo vệ môi trường 3 CrA Cronbach’s Alpha 4 EFA Phân tích nhân tố khám phá 5 HV Hành vi 6 HVTDX Hành vi Tiêu dùng xanh 7 KHXH Khoa học xã hội 8 KMO Kaiser – Meyer – Olkin 9 MT Môi trường 10 NTD Người tiêu dùng 11 NTL Người trả lời 12 SPX Sản phẩm xanh 13 SP Sản phẩm 14 SX Sản xuất 15 SX và Sản xuất và Tiêu dùng bền vững TDBV 16 TTMT Thân thiện môi trường 17 TKNL Tiết kiệm năng lượng 18 TDX Tiêu dùng xanh 19 UNEP United Nations Environment Programme
  11. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của luận án Trong thế kỉ 20, đặc biệt là trong nửa cuối của thể kỷ 20, loài người đã ghi nhận những thay đổi và tiến bộ đáng kể trong tăng trưởng kinh tế cũng như phát triển xã hội, xóa đói giảm nghèo. Mặc dù vậy, các quốc gia tập trung vào phát triển công nghiệp, hoạt động sản xuất đã gây ra những áp lực nghiêm trọng đối với môi trường thế giới. Việc khai thác và sử dụng quá mức các nguồn tài nguyên không thể phục hồi như than đá, dầu mỏ để phục vụ sản xuất đã phát sinh lượng khí thải lớn, gây ra hiệu ứng nhà kính, là nguyên nhân chính dẫn tới hiện tượng trái đất nóng lên. UNEP đã ước tính, nếu như trong năm 1950, có khoảng 10 tỷ tấn nguyên liệu tự nhiên như sinh khối, nguyên liệu hóa thạch, khoáng sản, nước được sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt; thì đến năm 2010, đã có khoảng 70 tỷ tấn được sử dụng cho 2 lĩnh vực này. Và khối lượng nguyên liệu tự nhiên sẽ có còn tăng lên khoảng gấp 4 lần vào năm 2050, so với năm 2010 (UNEP, 2015). Những chất thải khác như khói, bụi, đã làm ô nhiễm nguồn nước, không khí, đất, ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp tới nhiều cộng đồng dân cư trên toàn cầu. Bên cạnh đó, các sản phẩm từ hoạt động sản xuất của con người ít có khả năng quay vòng sử dụng hay tái chế, về lâu dài cũng gây ra những vấn đề về môi trường như rác thải nhựa, nylon, hóa chất. Ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên không những ảnh hưởng tới khả năng phát triển bền vững của các thế hệ tương lai mà còn là thách thức đối với các nền kinh tế trong hiện tại bởi những tác động tiêu cực đối với kinh tế, chính trị và xã hội của các quốc gia hay những tác động tiêu cực tới sức khỏe của các cộng đồng dân cư. Hội nghị Liên hợp quốc về Môi trường và Phát triển tại Rio de Janerio, Brazil vào năm 1992 đã khẳng định, “trong khi nghèo đói gây ra những căng thẳng về môi trường, nguyên nhân chính gây ra sự suy thoái liên tục của môi 1
  12. trường toàn cầu là mô hình tiêu dùng và sản xuất không bền vững của con người, đặc biệt ở những nước phát triển công nghiệp”. Điều này đặt ra sự cần thiết cho việc tiến hành tiêu dùng và sản xuất bền vững. Kể từ đó, trong các hội nghị về Môi trường và Phát triển sau này (Rio + 10, Rio + 20), mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững đã trở thành phương hướng và mục tiêu phát triển cho các quốc gia hướng tới phát triển bền vững (OECD, 2008). UNEP (2011) đã định nghĩa về tiêu dùng và sản xuất bền vững là một cách tiếp cận làm giảm thiểu những tác động tiêu cực đến môi trường của các hoạt động tiêu dùng và sản xuất, trong khi vẫn cải thiện chất lượng sống cho tất cả mọi người. Giảm thiểu ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường được thể hiện thông qua các khía cạnh như: giảm sử dụng nguyên liệu, năng lượng từ các hoạt động kinh tế, giảm phát thải và rác thải, và khuyến khích chuyển đổi mô hình tiêu dùng hướng tới các sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ ít năng lượng và nguyên vật liệu hơn. Cải thiện đời sống được thể hiện ở việc tiêu dùng cho hiện tại không ảnh hưởng đến nguồn lực và nhu cầu của thế hệ sau (UNEP, 2011). Ở các quốc gia trên thế giới hiện nay, tiêu dùng xanh đang dần trở thành một xu hướng tiêu dùng mới và phổ biến với dân cư hơn. Đây được coi là một bước triển khai thực tiễn và quan trọng cho việc thực hành tiêu dùng bền vững, làm giảm tác động của các hoạt động tiêu dùng với môi trường (Trần Minh, 2017). Để làm được điều này, một trong những yếu tố quan trọng là sự thay đổi về nhận thức và hành vi tiêu dùng của con người đối với các sản phẩm được tạo ra từ các hoạt động sản xuất. Việc sử dụng các sản phẩm có khả năng tái chế, tái sử dụng, thân thiện với môi trường hoặc những sản phẩm mà khi sản xuất ít gây hại tới môi trường, hạn chế sử dụng nhiên nguyên liệu không có khả năng phục hồi (hay còn gọi là hành vi tiêu dùng xanh) ngày càng được các quốc gia quan tâm, khuyến khích. Tuy nhiên, do nhận thức của các cộng đồng dân 2
  13. cư, tập quán sinh sống, văn hóa của mỗi quốc gia, lãnh thổ là khác nhau nên việc thay thế những hành vi tiêu dùng truyền thống sang tiêu dùng xanh còn nhiều hạn chế. Tại Việt Nam, hòa chung với các xu hướng lớn trên thế giới, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành tựu to lớn. Tuy nhiên, cùng với những thành công về tăng trưởng kinh tế là những ảnh hưởng tới môi trường như ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác quá mức, khó hồi phục. Tốc độ đô thị hóa nhanh dẫn tới hệ quả là việc xử lý rác thải do sản xuất và sinh hoạt tại các đô thị lớn của Việt Nam không theo kịp nhu cầu thực tiễn. Theo báo cáo Môi trường Việt Nam năm 2019, phần lớn nguồn phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở Việt Nam là từ hộ gia đình, khu thương mại dịch vụ, công sở và các khu vực công cộng, dịch vụ công cộng và các hoạt động sinh hoạt của cơ sở sản xuất. Chỉ số phát sinh chất thải rắn sinh hoạt ở khu vực đô thị cao hơn hẳn khu vực nông thôn, với 1,08 kg/người/ngày ở đô thị và 0,45 kg/người/ngày ở nông thôn (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020). Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt ở đô thị trung bình cả nước đạt khoảng 92%. Ở các đô thị lớn, tỷ lệ này có thể đạt được khoảng 99% hoặc hơn (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh). Mặc dù vậy, thu gom và tái chế rác thải ở đô thị vẫn chưa tương xứng với nhau, chỉ có khoảng 16% lượng rác thải rắn sinh hoạt được thu gom có thể được xử lý trong các nhà máy chế biến compost (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2020). Chính vì vậy, các hành vi như tiêu dùng các sản phẩm thân thiện với môi trường, có các hành vi tái chế, tái sử dụng tại hộ gia đình, hoặc tiết kiệm tại hộ gia đình, hay còn gọi là các hành vi tiêu dùng xanh, đã trở thành một trong những giải pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và sức khỏe cộng đồng, hướng tới phát triển bền vững. 3
  14. Tiêu dùng xanh là nội dung quan trọng được đề cập trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 – 2030 và tầm nhìn đến 2050 của Việt Nam. Thuật ngữ “tiêu dùng xanh” ngày càng trở nên phổ biến như một nhận thức tất yếu do sự phát triển kinh tế, đời sống con người được cải thiện thì nhu cầu sử dụng các sản phẩm có chất lượng tốt, an toàn, thân thiện với môi trường, phục vụ lợi ích cộng đồng càng được quan tâm. Tại các đô thị lớn của Việt Nam, tiêu dùng xanh đang trở thành xu hướng mới có tính tích cực. Hà Nội là một trong những thành phố lớn nhất của Việt Nam, là nơi tập trung đông đúc dân cư với những thành phần và trình độ nhận thức đa dạng. Dưới góc độ khoa học nói chung và xã hội học nói riêng, việc tìm hiểu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của người dân đang sinh sống tại Hà Nội góp phần góp phần giúp các nhà quản lý xây dựng được những chính sách phù hợp và giải pháp khuyến khích hành vi tiêu dùng xanh có hiệu quả không chỉ ở Hà Nội mà còn ở các thành phố, khu đô thị trên cả nước. Nhìn chung, nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị là vấn đề có tính thời sự, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn, góp phần bảo vệ môi trường có hiệu quả mà không ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế, bảo đảm an ninh trật tự xã hội một cách bền vững. Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội” làm chủ đề nghiên cứu cho luận án tiến sĩ ngành Xã hội học của mình. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu a. Mục tiêu Nghiên cứu về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh, phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô 4
  15. thị ở thành phố Hà Nội. Từ đó gợi ý một số khuyến nghị nhằm thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị ở Hà Nội. b. Nhiệm vụ Để đạt được mục tiêu nói trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ sau:  Tổng quan được những vấn đề lý luận về tiêu dùng xanh.  Nghiên cứu nhận thức về tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội.  Nghiên cứu hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội.  Phân tích, đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội  Đề xuất khuyến nghị thúc đẩy tiêu dùng xanh trong cư dân đô thị tại thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị. Nghiên cứu trường hợp: nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. b. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian  Không gian nghiên cứu của luận án được giới hạn trong phạm vi lãnh thổ hành chính của 12 quận (tính đến năm 2022) của thành phố Hà Nội gồm: Hoàng Mai, Long Biên, Thanh Xuân, Bắc Từ Liêm, Ba Đình, Cầu Giấy, Đống Đa, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hà Đông, Tây Hồ, và Nam Từ Liêm. Phạm vi thời gian 5
  16.  Tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp thông qua khảo sát bảng hỏi đối với dân cư về vấn đề nghiên cứu năm 2022. Phạm vi nội dung  Tiêu dùng xanh trong luận án được giới hạn bởi quá trình mua sắm, sử dụng và xử lý sản phẩm, chứ không bao gồm hành vi trong sản xuất. Trong đó, luận án xem xét thực trạng nhận thức của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội đối với khái niệm hành vi tiêu dùng xanh và mối liên hệ với các yếu tố nhân khẩu học, sự quan tâm tới sức khỏe, ý định tiêu dùng xanh, chuẩn mực chủ quan của cư dân đô thị với tiêu dùng xanh. 4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án  Ý nghĩa khoa học: Luận án đã hệ thống được các khái niệm về tiêu dùng xanh, các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của người dân đô thị tại Hà Nội nói riêng và các đô thị tại Việt Nam, tầm quan trọng của tiêu dùng xanh trong bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế, xã hội.  Ý nghĩa thực tiễn: Các kết quả nghiên cứu của luận án đã phản ánh phần nào thực tiễn về hành vi tiêu dùng thực trạng nhận thức và ảnh hưởng của nhận thức đến hành vi tiêu dùng xanh của người dân đô thị (cụ thể là người dân các quận của Hà Nội). Những kết quả nghiên cứu và khuyến nghị mà luận án đưa ra có giá trị tham khảo nhất định đối với các nhà quản lý, các nhà nghiên cứu xã hội. 5. Điểm mới của luận án  Nghiên cứu sử dụng bộ số liệu từ khảo sát thực địa ở nội thành Hà Nội. Kết quả nghiên cứu đã làm rõ thực trạng nhận thức của người dân đô thị ở Hà Nội đối với sản phẩm xanh và các hành vi tiêu dùng xanh, nhận thức về các vấn đề môi trường, nhận thức về nhãn môi trường của người dân đô thị Hà Nội. Bên 6
  17. cạnh đó, kết quả cũng làm rõ thực trạng thực hiện các hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Hà Nội, và các yếu tố có ảnh hưởng đến những hành vi đó.  Cuối cùng, tuy không phải điểm mới, nhưng luận án sẽ tiếp tục phân tích các yếu tố vẫn còn đang bị tranh cãi trong việc có hay không có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng đô thị. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, luận án có cấu trúc gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan tới đề tài. Đánh giá tổng quan, tìm ra khoảng trống để nghiên cứu. Chương 2: Cơ sở lý luận về nhận thức và hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị Xác định hệ thống lý thuyết, lý luận phục vụ cho việc nghiên cứu của luận án. Xây dựng khung lý thuyết và các bước thực hiện luận án. Chương 3: Thực trạng nhận thức về Tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội và các yếu tố ảnh hưởng Nghiên cứu thực trạng về nhận thức và các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở thành phố Hà Nội. Chương 4: Thực trạng hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh Nghiên cứu thực trạng về hành vi tiêu dùng xanh và các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của cư dân đô thị ở Hà Nội. 7
  18. Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về tiêu dùng xanh 1.1.1. Nghiên cứu liên quan đến nhận thức về tiêu dùng xanh Nhận thức về môi trường địa phương và nhận thức về khả năng thực hiện hành vi của người tiêu dùng trẻ tuổi là 2 trong số những yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh [1]. Tan (2011) trong một nghiên cứu tổng quan đã tìm hiểu vai trò của kiến thức, nguy cơ và hiệu quả nhận thức của người tiêu dùng trong việc thúc đẩy thay đổi hành vi của một người để tham gia vào các hành vi ủng hộ môi trường. Trong nghiên cứu này, tác giả đã tổng hợp kết quả của nhiều nghiên cứu liên quan đến hành vi tiêu dùng xanh. Mục đích của nghiên cứu này là để phát triển một khung khái niệm cho hành vi tiêu dùng xanh để kiểm tra những ảnh hưởng tích hợp của nhận thức về môi trường, nhận thức về nguy cơ và hiệu quả nhận thức của người tiêu dùng lên thái độ và hành vi tiêu dùng xanh [2]. Kumar và cộng sự (2012) trong nghiên cứu về nhận thức của NTD về sản phẩm xanh đã sử dụng một số nhận định về tiêu dùng xanh để tìm hiểu mối liên hệ giữa Nhận thức về các sản phẩm xanh với các nhóm xã hội, nhận thức về giá cả của SPX. Kết quả cho thấy phần lớn người tham gia vào khảo sát đều tin rằng TDX sẽ giúp họ bảo vệ môi trường, và họ cũng luôn cho rằng SPX có chất lượng tốt hơn sản phẩm không – xanh. Nhưng những người trả lời trong khảo sát này cũng tỏ ra trung lập với thực tế rằng các quảng cáo của các công ty sẽ thường rất chiêu trò nhằm thu hút sự chú ý của NTD. Đồng thời NTD trong nghiên cứu này cũng thường cho rằng sản phẩm xanh quá đắt và không có gì khác biệt nổi trội so với sản phẩm không xanh [3]. Azila và cộng sự (2012) đã thực hiện một nghiên cứu về ảnh hưởng của kiến thức môi trường và thái độ với môi trường ảnh hưởng đến hành vi tiêu 8
  19. dùng xanh của người tiêu dùng ở Malaysia. Nghiên cứu này được thực hiện ở 10 siêu thị lớn của quốc gia này. Nghiên cứu cho thấy kiến thức về môi trường có ảnh hưởng tích cực đến tiêu dùng xanh. Theo đó, phần lớn những người tham gia vào khảo sát này của các tác giả đều có nhận thức tương đối tốt về môi trường và về sản phẩm xanh. Họ nhận biết được những vấn đề môi trường của Malaysia, và lợi ích của sản phẩm xanh, và khả năng đóng góp tiền bạc và thời gian cho việc mua sắm sản phẩm xanh. Nghiên cứu này cũng cho thấy việc có kiến thức tốt về môi trường sẽ có thể thay đổi được thái độ với tiêu dùng xanh [4]. Nghiên cứu của Rahbar và Ramayah (2013) nghiên cứu tại một trường đại học ở Malaysia đã bàn luận về ảnh hưởng của ba loại nhận thức: Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về tái chế sản phẩm, và Nhận thức về giá trị đối với Thái độ hướng tới hành vi tái chế của các khách thể trong nghiên cứu. Theo đó, nhận thức về lợi ích thực tế có thể đạt được do lợi ích từ các hành vi bảo vệ môi trường sẽ có thái độ tốt với tái chế hơn. Những lợi ích về cảm xúc như cảm thấy tốt hơn khi góp phần bảo vệ môi trường do hành vi tái chế, sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người trả lời. Nhận thức về tái chế sản phẩm cũng có mối liên hệ thuận chiều với thái độ và hành vi tái chế. Cuối cùng, nhận thức về giá trị cũng có mối quan hệ thuận chiều với thái độ hướng tới tái chế [5]. Rezai và cộng sự (2013) trong nghiên cứu của mình về Nhận thức của người tiêu dùng đã đưa ra kết quả về mối liên hệ giữa các yếu tố nhân khẩu học và nhận thức của NTD về khái niệm tiêu dùng xanh. Những mối quan tâm chính được phân biệt rõ theo nhóm độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn và mức thu nhập của người tiêu dùng. Những quan tâm chính đến từ độ tuổi, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn, thu nhập, hướng tới mục tiêu tiêu dùng xanh, cùng với những lo ngại về môi trường, sức khỏe con người, phúc lợi động vật. Với 9
  20. một nghiên cứu ở Malaysia như nghiên cứu này, kết quả cho thấy, càng những người có ít nhất 1 bằng đại học, trong độ tuổi từ 26 – 40 tuổi, và có thu nhập tốt, sẽ có nhận thức tốt hơn đối với tiêu dùng xanh [6]. Nhận thức về môi trường cũng là một khái niệm được nhắc đến trong nghiên cứu của Tan và cộng sự (2014) về các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh của người tiêu dùng trẻ tuổi ở Melaka, Malaysia. Trong nghiên cứu này, nhận thức về môi trường là một trong những yếu tố được coi là có ảnh hưởng đến hành vi tiêu dùng xanh. Mặc dù vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy nhận thức/hiểu biết của những người tham gia vào khảo sát lại không có mối liên hệ có ý nghĩa thống kê với hành vi tiêu dùng xanh của họ. Như vậy, kết quả này không tương đồng với một số nghiên cứu đã có như nghiên cứu của Azila và cộng sự (2012), hoặc Tan (2011). Wu (2015) trong tác phẩm của mình đã nghiên cứu rất nhiều loại nhận thức liên quan đến tiêu dùng xanh. Trong đó có: Nhận thức về tiêu dùng xanh, Nhận thức về lợi ích, Nhận thức về rủi ro. Theo đó, Nhận thức về tiêu dùng xanh có nghĩa là người tiêu dùng quan tâm đến ảnh hưởng của các sản phẩm đến môi trường, và nhận ra rằng tiêu dùng xanh là hành vi tiêu dùng thân thiện với môi trường nhất [7]. Bên cạnh đó, nhận thức về lợi ích cho rằng khi tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ nào đó, người tiêu dùng có kỳ vọng vào sản phẩm/dịch vụ. Nếu NDT có nhận thức tốt về sản phẩm, điều đó có nghĩa là nhận thức về lợi ích. Nhận thức về lợi ích có nghĩa là NTD nhận thức được việc mua hàng trong tiêu dùng, không chỉ yêu cầu chức năng cần thiết của sản phẩm, mà còn nhận biết được lợi ích, chức năng và các dịch vụ bổ sung. Cuối cùng, Nhận thức về rủi ro là sự kết hợp giữa việc không chắc chắn và kết quả phức tạp, và nó được coi là nguyên nhân triệt tiêu hành vi tiêu dùng. Do đó, với hành vi tiêu 10
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2