intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử ở Việt Nam hiện nay

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:301

19
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trên cơ sở nghiên cứu luận giải, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử, thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử; luận án đề xuất một số phương hướng, giải pháp đổi mới quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Luận án Tiến sĩ Xuất bản: Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử ở Việt Nam hiện nay

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN CHÍ ĐẠT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN Hà Nội - 2023
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN TRẦN CHÍ ĐẠT QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Ngành: Xuất bản Mã số: 9 32 04 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ XUẤT BẢN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: Người hướng dẫn 1: PGS.TS. Vũ Trọng Lâm Người hướng dẫn 2: PGS.TS. Hà Huy Phượng Hà Nội - 2023
  3. i LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của PGS,TS. Vũ Trọng Lâm và PGS,TS. Hà Huy Phượng. Các kết quả nghiên cứu trong luận án này là trung thực, chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào của các tác giả khác. Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận án Trần Chí Đạt
  4. ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ tình cảm quý trọng và tri ân PGS.TS. Vũ Trọng Lâm và PGS.TS. Hà Huy Phượng là 2 cán bộ hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận án. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc, Khoa Xuất bản, Ban Quản lý đào tạo và các đơn vị thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi học tập, nghiên cứu, hoàn thành tốt nhiệm vụ nghiên cứu sinh. Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương, Lãnh đạo Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành; Lãnh đạo Bộ Thông tin và Truyền thông, Cục Xuất bản - In - Phát hành; Sở Thông tin và Truyền thông các tỉnh, thành; Lãnh đạo các NXB, các đơn vị xuất bản đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình khảo sát, lấy số liệu viết luận án. Xin cảm ơn các đồng nghiệp của Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông đã tích cực hỗ trợ giúp tôi hoàn thành luận án. Tôi tri ân sự hỗ trợ của gia đình và người thân trong thời gian thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu sinh và hoàn thành luận án. Trân trọng biết ơn! Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2023 Tác giả luận án Trần Chí Đạt
  5. iii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT Từ viết tắt Viết đầy đủ BTV Biên tập viên CNTT Công nghệ thông tin CNXH Chủ nghĩa xã hội ĐVXB Đơn vị xuất bản HĐH Hệ điều hành HĐXB Hoạt động xuất bản HĐXBSĐT Hoạt động xuất bản sách điện tử NCS Nghiên cứu sinh NXB Nhà xuất bản MXH Mạng xã hội PHXBSĐT Phát hành xuất bản sách điện tử PVS Phỏng vấn sâu SPSS Phần mềm SPSS SĐT Sách điện tử QLNN Quản lý nhà nước UBND Ủy ban nhân dân TT&TT Thông tin và Truyền thông TP Thành phố XB Xuất bản XBP Xuất bản phẩm XBĐT Xuất bản điện tử XBS Xuất bản sách XBSĐT Xuất bản sách điện tử XHCN Xã hội chủ nghĩa
  6. iv DANH MỤC CÁC BẢNG STT TÊN BẢNG Trang Bảng 2.1: Đánh giá về mức độ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của 196 các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo; QLNN về hoạt động XBSĐT Bảng 2.2: Đánh giá về mức độ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của 197 các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo; QLNN về hoạt động XBSĐT phân tích theo khu vực Bảng 2.3: Đánh giá về mức độ thực hiện tốt nhiệm vụ quản lý của 197 các cơ quan lãnh đạo, chỉ đạo; QLNN về hoạt động XBSĐT phân tích theo đối tượng tham gia đánh giá Bảng 2.4a: Đánh giá của người trả lời đối với công tác QLNN trong 198 hoạt động XBSĐT Bảng 2.4b: Đánh giá của người trả lời đối với công tác QLNN trong 199 hoạt động XBSĐT phân tích theo khu vực Bảng 2.5: Đánh giá của người trả lời đối với công tác QLNN trong 199 hoạt động XBSĐT phân tích theo khu vực (Ghi chú: 1: Cơ quan lãnh đạo, QLNN; 2: NXB , đơn vị phát hành sách; 3: Khác (cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, chuyên gia, luật gia ... có quan tâm đến hoạt động XBS) Bảng 2.6: Đánh giá mức độ thực hiện những việc làm dưới đây của 200 cơ quan QLNN về hoạt động XBSĐT trong thời gian qua Bảng 2.7: Đánh giá mức độ thực hiện tốt việc thực hiện trách 200 nhiệm của NXB, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Tổng biên tập, biên tập viên của các NXB tham gia XBSĐT Bảng 2.8: Đánh giá như thế nào về việc thực hiện trách nhiệm của 202 NXB, Tổng Giám đốc (Giám đốc), Tổng biên tập, biên tập viên của các NXB tham gia XBSĐT phân tích theo khu vực Bảng 2.9: Đánh giá của người được hỏi về việc thực hiện trách nhiệm 202 của NXB, công ty phát hành SĐT nhằm đáp ứng các quy định quản lý
  7. v STT TÊN BẢNG Trang Bảng 2.10: Đánh giá của người được hỏi về việc thực hiện trách 203 nhiệm của NXB, công ty phát hành SĐT trong nhằm đáp ứng các quy định quản lý phân tích theo khu vực Bảng 2.11: Đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ 204 đặt ra trong nội dung chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành XBP trong đó có XBSĐT giai đoạn 2021-2025 của Bộ TT&TT Bảng 2.12: Đánh giá về khả năng đạt được các mục tiêu, nhiệm vụ 204 đặt ra trong nội dung chiến lược thúc đẩy phát triển lĩnh vực xuất bản, in và phát hành XBP trong đó có XBSĐT giai đoạn 2021-2025 của Bộ TT&TT phân tích theo khu vực Bảng 2.13: Đánh giá mức độ đáp ứng các điều kiện để đăng ký hoạt 205 động xuất bản, phát hành XBPĐT của các đơn vị XBSĐT theo các quy định tại Điều 17 Nghị định 195/2013/NĐ-CP hiện nay Bảng 2.14: Đánh giá của người được hỏi về công tác đào tạo, bồi 207 dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm SĐT và quản lý XBSĐT hiện nay Bảng 2.15: Đánh giá của người được hỏi về công tác đào tạo, bồi 208 dưỡng nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ, đạo đức nghề nghiệp cho đội ngũ người làm SĐT và quản lý XBSĐT phân tích theo khu vực Bảng 2.16: Đánh giá về mức độ đáp ứng của các hoạt động hợp tác 209 quốc tế trong hoạt động XBSĐT hiện nay Bảng 2.17: Đánh giá của người trả lời về công tác QLNN trong hoạt 210 động XBSĐT thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề xuất khen thưởng, kỷ luật các hành vi vi phạm pháp luật về XBSĐT
  8. vi STT TÊN BẢNG Trang Bảng 2.18: Đánh giá của người trả lời về công tác QLNN trong hoạt 211 động XBSĐT thông qua thanh tra, kiểm tra, giám sát và đề xuất khen thưởng, kỷ luật các hành vi vi phạm pháp luật về XBSĐT phân tích theo khu vực Bảng 2.19: Đánh giá mức độ thực hiện tốt các quy định về pháp luật 212 liên quan đến XBSĐT Bảng 2.20: Điểm trung bình đánh giá về công cụ pháp luật quản lý 213 nhà nước về hoạt động XBSĐT thông qua các văn bản quy phạm pháp luật phân tích theo khu vực Bảng 2.21: Mức độ đánh giá của người được hỏi về công tác xây 214 dựng các văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động XBSĐT trong thời gian qua Bảng 2.22: Đánh giá về các nhận định đối với công cụ QLNN trong 215 hoạt động XBSĐT thông qua cơ chế chính sách Bảng 2.23: Đánh giá về các nhận định đối với công cụ QLNN trong 215 hoạt động XBSĐT thông qua cơ chế chính sách phân tích theo khu vực Bảng 2.24: Đánh giá nhận định về công cụ QLNN đối với hoạt động 215 XBSĐT thông qua kế hoạch Bảng 2.25: Phân tích nguyên nhân hạn chế trong công tác QLNN về 216 hoạt động XBĐT Bảng 2.26: Phân tích nguyên nhân hạn chế trong công tác QLNN về 216 hoạt động XBĐT theo đánh giá của từng nhóm đối tượng Bảng 3.1 Đánh giá mức độ quan trọng của các giải pháp tăng 136 cường QLNN về hoạt động XBSĐT Bảng 3.2 Đánh giá sự cần thiết xây dựng một hạ tầng dùng chung, 139 cung cấp miễn phí công cụ làm sách điện tử và phát hành sách điện tử cho các NXB để nâng cao năng lực và khả năng tham gia vào thị trường XBSĐT
  9. vii STT TÊN HÌNH Trang Hình 1.1 Phạm vi QLNN ở xuất bản in và xuất bản điện tử 39 Hình 1.2 Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các Bộ, cơ quan 46 ngang Bộ trong việc QLNN về hoạt động xuất bản. Hình 3.1 Mô hình tương tác giữa các chủ thể chính trong nền tảng 146 dùng chung phục vụ công tác quản lý, xuất bản, phát hành sách điện tử
  10. viii MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 12 1. Những công trình nghiên cứu về hoạt động xuất bản và quản 12 lý nhà nước về hoạt động xuất bản 2. Những công trình nghiên cứu về sách điện tử và quản lý nhà 19 nước về hoạt động xuất bản sách điện tử trên thế giới và Việt Nam 3. Những vấn đề về xuất bản sách điện tử đã được làm rõ và 28 những vấn đề cần được nghiên cứu bổ sung Chương 1: QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT 32 BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN 1.1. Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 32 sách điện tử 1.2. Cơ sở chính trị - pháp lý của quản lý nhà nước về hoạt 54 động xuất bản sách điện tử 1.3. Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động XBSĐT trên 61 thế giới và gợi mở cho Việt Nam Tiểu kết Chương 1 72 Chương 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT 73 ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. Khảo sát thực trạng quản lý nhà nước về hoạt động xuất 73 bản sách điện tử ở Việt Nam hiện nay 2.2. Đánh giá kết quả quản lý nhà nước về hoạt động XBSĐT 102 ở Việt Nam hiện nay Tiểu kết Chương 2 117 Chương 3: ĐỊNH HƯỚNG VÀ ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 119 TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT BẢN SÁCH ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Bối cảnh chung của hoạt động xuất bản sách điện tử ở Việt 119
  11. ix Nam và thế giới 3.2. Định hướng quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách 131 điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới 3.3. Đề xuất các giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về 135 hoạt động xuất sách điện tử ở Việt Nam trong thời gian tới Tiểu kết Chương 3 158 KẾT LUẬN 159 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ 161 LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 163 PHẦN PHỤ LỤC 175 Phụ lục 1: Công cụ nghiên cứu 176 1.1. Bảng hỏi điều tra chọn mẫu 176 1.2. Bảng hướng dẫn phỏng vấn sâu 193 Phụ lục 2: Cơ sở dữ liệu Chương 2 196 Phụ lục 3: Kinh nghiệm quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản 217 sách điện tử trên thế giới Phụ lục 4: Các bài phỏng vấn sâu 221
  12. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Ở Việt Nam, xuất bản được ý thức như là một trong những lĩnh vực văn hóa - tư tưởng phục vụ đắc lực cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và của dân tộc. Vì thế trong suốt cả thời kỳ vận động cách mạng cũng như trong từng giai đoạn phát triển xã hội, văn hóa, trong đó có xuất bản, báo chí luôn được coi là nhiệm vụ quan trọng của Đảng. Đề cương văn hóa năm 1943 của Đảng đã khẳng định ba phương châm phát triển văn hóa Việt Nam là khoa học, dân tộc, đại chúng; và tại Hội nghị Văn hoá toàn quốc lần thứ nhất (tháng 11- 1946), Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi''. Tại Đại hội Đại biểu Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ XIII, đồng chí Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhấn mạnh ''Văn hóa là nền tảng tinh thần của dân tộc''. 1. Vào những năm cuối thế kỷ XX và đầu thế kỷ XXI, bên cạnh xuất bản truyền thống với XBP in trên giấy, Việt Nam đã có một số nhà xuất bản và công ty phát hành tổ chức làm SĐT, ban đầu là SĐT dạng đơn giản như CD-ROM, DVD hoặc dạng văn bản định dạng PDF. Trong hơn 10 năm qua, HĐXBSĐT ở Việt Nam phát triển còn chậm, nhỏ lẻ, mang tính tự phát. Xuất bản phẩm điện tử chủ yếu là sách nói (audiobook), số hóa các sách in trên giấy, rất ít sách điện tử sáng tạo mới. Tính đến tháng 9-2023, ở Việt Nam đã có 22 NXB đủ điều kiện cấp giấy xác nhận đăng ký xuất bản, phát hành XBPĐT, dần dần làm thay đổi cơ cấu XBP mang lại một diện mạo mới cho ngành Xuất bản Việt Nam, góp phần hình thành một xu hướng đọc sách mới của độc giả, đặc biệt là độc giả trẻ tuổi, đó là đọc SĐT. 2. Trong nhiều năm qua, các cơ quan lãnh đạo, QLNN về xuất bản đã ban hành nhiều văn bản quan trọng nhằm tăng cường quản lý và thúc đẩy HĐXB đáp ứng nhu cầu về XBP của nhân dân, đóng góp tích cực vào việc
  13. 2 xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Tiêu biểu nhất là Luật Xuất bản ban hành năm 1993; Luật Xuất bản sửa đổi, bổ sung vào các năm 2004, 2008, 2012. Lần đầu tiên trong Luật Xuất bản năm 2004 có một điều (Điều 25) đề cập đến việc ''xuất bản trên mạng thông tin máy tính (Internet)''. Có thể nói đây là bước chuyển đầu tiên trong nhận thức về hoạt động XBSĐT của các cơ quan quản lý xuất bản và trong hoạt động lập pháp ở nước ta, mặc dù các nội dung quy định về XBSĐT trong luật này còn sơ sài, chưa bao quát được toàn bộ các vấn đề của XBSĐT. Khi hoạt động XBSĐT đã định hình rõ rệt, để tạo hành lang pháp lý vững chắc cho các NXB, các tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản và phát hành XBPĐT, Luật Xuất bản năm 2012 đã dành riêng một chương quy định về Xuất bản và Phát hành xuất bản phẩm điện tử (Chương V, từ Điều 45 - Điều 52), trong đó quy định cụ thể về điều kiện, cách thức thực hiện, kỹ thuật, công nghệ,… để xuất bản và phát hành XBPĐT. Ngoài các văn bản pháp luật QLNN về xuất bản nêu trên, còn có các Quy định, Chỉ thị của Đảng; Nghị định của Chính phủ, Quyết định của Thủ tướng Chính phủ... Trong đó, quan trọng nhất là Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 25-8-2004 của Ban Bí thư về "Nâng cao chất lượng toàn diện của hoạt động xuất bản", đưa ra định hướng chiến lược của công tác xuất bản trong thời kỳ mới, chỉ ra những yếu kém, khuyết điểm của hoạt động xuất bản (HĐXB) Việt Nam hiện nay và yêu cầu phải đổi mới mạnh mẽ, nâng cấp, từng bước hiện đại hoá cơ sở vật chất - kỹ thuật và công nghệ xuất bản; áp dụng CNTT để hiện đại hóa quy trình biên tập và thực hiện quản lý hoạt động xuất bản theo tiêu chuẩn quốc tế. Nhằm định hướng, thúc đẩy ngành XB phát triển, ngày 16- 01-2014, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 115/QĐ-TTg về việc phê duyệt quy hoạch phát triển xuất bản, in, phát hành XBP đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030; trong đó mục tiêu của lĩnh vực xuất bản là duy trì nhịp độ tăng trưởng về số lượng XBP, trong đó 20 - 30% là XBP điện tử, phấn đấu
  14. 3 đến năm 2020 đạt khoảng 450 triệu bản, tương đương 05 bản/người/năm; đến năm 2030 đạt khoảng 700 triệu bản, tương đương 07 bản/người/năm... 3. Mặc dù đã có những cơ sở pháp lý nêu trên, nhưng do chưa có một hệ thống quản lý HĐXBSĐT phù hợp nên HĐXBSĐT diễn ra chậm chạp, manh mún và để lại nhiều hệ lụy như: xuất bản không có giấy phép, nạn vi phạm bản quyền, phát tán SĐT tràn lan trên mạng Internet, sao chép lậu... Đối với công tác quản lý HĐXB và phát hành XBPĐT thì các văn bản pháp luật vẫn chưa đáp ứng được thực tế yêu cầu. Nhiều điều, khoản về xuất bản và phát hành XBPĐT còn chưa rõ ràng, mang tính chất bao trùm hoặc chung chung, chưa giải quyết được thấu đáo những vấn đề thực tiễn gây những khó khăn nhất định cho cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia xuất bản và phát hành SĐT. Một số quy định khác thiếu cụ thể như quy định về quyền tác giả, các loại nhuận bút cho tác giả (sách làm mới và sách số hóa từ sách giấy có sẵn), điều khoản về biên tập, lựa chọn định dạng và các phần mềm để bảo mật nội dung số, chống can thiệp nội dung hoặc chống sao chép, rò rỉ thông tin trong quá trình biên tập, lựa chọn định dạng phổ biến XBSĐT, điều kiện liên kết XBSĐT thiếu rõ ràng gây khó khăn nhất định cho công tác QLNN về XBSĐT. Bên cạnh đó, việc thiếu vắng một hệ thống QLNN khoa học, mang tính chất mở đối với HĐXBSĐT đã dẫn đến những cách hiểu khác nhau và chưa thống nhất về các khái niệm, các phạm trù liên quan đến HĐXBSĐT. Cơ quan QLNN về xuất bản chưa có một ý tưởng chiến lược rõ ràng và các chính sách mang tính đột phá, đặc thù đối với HĐXBĐT; hoặc đã có nhưng dường như mới chỉ là ý tưởng manh nha, thiên về lập trường hành pháp, còn thiếu vắng nhiều vấn đề liên quan trực tiếp đến điều chỉnh các mối quan hệ trong XBSĐT. Mặt khác, XBSĐT là một lĩnh vực xuất bản đặc thù, rất mới mẻ ở Việt Nam, chưa có nhân lực công nghệ điện tử thích hợp, thiếu những chính sách đột phá, đặc thù để giúp hoạt động này phát triển nhanh, bền vững, sớm hòa nhập với XBSĐT thế giới.
  15. 4 4. Do những quy định hiện hành không bao quát hết thực tế hoạt động XBSĐT nên cơ quan QLNN không thể kiểm soát được các hành vi như XBSĐT không có bản quyền, phát hành SĐT không có đăng ký, XBSĐT không có giấy phép, sử dụng tác phẩm không trả nhuận bút tác giả... đòi hỏi phải xác lập hệ thống quản lý. 5. Xu hướng xuất bản trên thế giới, XBSĐT thay thế dần xuất bản sách giấy là xu hướng tất yếu, đã và đang phát triển mạnh ở các nước trên thế giới, nhất là tại các nước phát triển và nhiều nước đang phát triển, đem lại những lợi thế to lớn cho HĐXB quốc gia. Việt Nam muốn phát triển XBSĐT nhất thiết phải tạo ra hành lang pháp lý thích hợp, minh bạch để tạo điều kiện phát triển mạnh SĐT, đồng thời bảo đảm đúng định hướng phát triển văn hóa của quốc gia. Tất cả những điều nêu trên cho thấy QLNN về XBSĐT chưa theo kịp thực tiễn HĐXBSĐT trên thị trường Việt Nam hiện nay như trong Thông báo kết luận số 19-TB/TW ngày 29-12-2016 của Ban Bí thư về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW của Ban Bí thư khóa IX về nâng cao chất lượng toàn diện của HĐXB đã chỉ rõ "Công tác chỉ đạo, quản lý nhà nước về xuất bản trên một số mặt chưa hiệu quả, nhất là quản lý xuất bản điện tử có nhiều bất cập, hạn chế”. 6. Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài "Quản lý nhà nước về hoạt động xuất bản sách điện tử ở Việt Nam hiện nay" làm luận án tiến sĩ ngành Xuất bản nhằm nghiên cứu, xây dựng một hệ thống QLNN phù hợp, khoa học để đưa HĐXBSĐT phát triển mạnh mẽ, đúng hướng, khắc phục các bất cập trong QLNN về XBSĐT, cung cấp cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc sửa đổi, bổ sung hệ thống các văn bản quản lý XBSĐT hiện hành. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu
  16. 5 Làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về QLNN đối với hoạt động XBSĐT, đề xuất các phương hướng và những nội dung cụ thể để hình thành một hệ thống QLNN đối với hoạt động XBSĐT thích hợp ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án - Nghiên cứu tổng quan về các công trình khoa học ở Việt Nam và nước ngoài có liên quan đến đề tài luận án. - Tìm kiếm và làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về QLNN đối với HĐXB, XBSĐT. - Khái quát kinh nghiệm QLNN đối với HĐXB, XBSĐT của một số nước trên thế giới và tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua. - Khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động XBSĐT ở Việt Nam từ khi có Luật Xuất bản năm 2004, từ đó xác định những vấn đề cần giải quyết trong luận án. - Đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường công tác QLNN đối với XBSĐT ở Việt Nam trong thời gian tới. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Luận án nghiên cứu công tác QLNN về hoạt động XBSĐT ở Việt Nam. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án nghiên cứu những vấn đề về QLNN đối với XBSĐT ở Việt Nam từ đầu thế kỷ XXI - nay, khi Việt Nam có Luật Xuất bản năm 2004. 4. Giả thuyết và câu hỏi nghiên cứu 4.1. Giả thuyết nghiên cứu (1) Quản lý nhà nước về XBSĐT có cơ sở lý luận là những nguyên lý cơ bản của khoa học quản lý liên quan đến các thực thể như chủ thể quản lý, đối tượng quản lý, nội dung quản lý, công cụ quản lý, bộ máy quản lý, mục tiêu quản lý,...
  17. 6 (2) QLNN đối với hoạt động XBSĐT chưa hiệu quả là do việc sử dụng các phương thức, công cụ quản lý của Nhà nước chưa phù hợp trong thực tiễn, vai trò của chủ thể quản lý chưa được phát huy, chưa có cơ chế phối hợp phù hợp trong quản lý và cần có hệ thống các giải pháp để nâng cao hiệu quả quản lý trong thực tiễn. (3) Kết quả nghiên cứu sâu, toàn diện các vấn đề lý luận về QLNN về XBSĐT là cơ sở khoa học để hình thành ý tưởng xây dựng một hệ thống các biện pháp QLNN phù hợp, có hiệu quả đối với HĐXBSĐT ở Việt Nam hiện nay và trong thời gian tới. 4.2. Câu hỏi nghiên cứu (1) QLNN đối với hoạt động XBSĐT có ý nghĩa thế nào đối với việc phát triển hoạt động XB nói chung, XBS ĐT nói riêng và phát triển văn hóa đọc, lan tỏa tri thức trong cộng đồng? (2) Vai trò của các chủ thể quản lý được thể hiện như thế nào? (3) Bộ máy QLNN và các công cụ quản lý nhà nước đối với hoạt động XBS ĐT hiện nay hiệu quả chưa, còn những tồn tại, vướng mắc gì? (4) Mức độ tính hiệu quả của các công cụ QLNN, bộ máy QLNN trong quá trình QLNN đối với XBSĐT thời gian qua, những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến QLNN đối với XBSĐT cần đặt ra và giải quyết như thế nào? (5) Cần ưu tiên những vấn đề gì và cần có những giải pháp nào để thúc đẩy XBSĐT phát triển đúng với tiềm năng và nhu cầu xã hội? 5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5.1. Cơ sở lý luận: Luận án dựa trên những nguyên lý và nguyên tắc cơ bản của khoa học quản lý, đặc biệt là QLNN theo ngành và những nguyên lý phổ biến của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh cùng các quan
  18. 7 điểm, đường lối phát triển văn hóa Việt Nam của Đảng, cùng tư tưởng phát triển xuất bản, XBSĐT ở các nước đi đầu về công nghiệp xuất bản số. 5.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng 03 phương pháp nghiên cứu chính: (1) Phương pháp nghiên cứu tài liệu trong việc tìm kiếm các cơ sở lý luận của QLNN về XBSĐT. (2) Phương pháp phỏng vấn sâu: với các câu hỏi có định hướng để tìm hiểu thực trạng công tác QLNN đối với XBSĐT ở Việt Nam hiện nay. Có 18 người được phỏng vấn thuộc hai nhóm đối tượng: * Nhóm thứ nhất có 11 người gồm đại diện các lãnh đạo, quản lý nhà xuất bản, đơn vị làm sách, phát hành sách điện tử. Mục đích phỏng vấn các đại diện ở nhóm này là tìm hiểu quá trình thực thi nhiệm vụ lãnh đạo quản lý, hiệu quả của các công cụ quản lý, những vướng mắc trong thực tế, những rào cản chính sách, luật đối với phát triển xuất bản điện tử, khả năng tuân thủ của các NXB tham gia vào XBSĐT, những gợi ý về giải pháp quản lý đối với XBSĐT trong thời gian tới. * Nhóm thứ hai có 07 người gồm đại diện chuyên gia trong lĩnh vực xuất bản, cán bộ làm công việc có liên quan đến QLNN về hoạt động XBSĐT thuộc Bộ TT&TT, cán bộ Ban Tuyên giáo Trung ương và Ban Tuyên giáo các tỉnh, thành. Mục đích phỏng vấn các đại diện nhóm này là tìm hiểu quá trình phát triển XBSĐT, hiệu quả cũng như hạn chế của công cụ QLNN đối với XBSĐT; những rào cản, thách thức, cơ hội tham gia vào XBSĐT; những đề xuất về giải pháp từ phía QLNN để thúc đẩy XBSĐT phát triển đáp ứng nhu cầu thực tiễn. (3) Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi (Ankét)
  19. 8 Phương pháp khảo sát bằng bảng hỏi đã có sẵn phương án trả lời theo hình thức trắc nghiệm, đối với các nhóm đối tượng khác nhau với 480 phiếu hỏi, được thu về có đầy đủ thông tin là 458 phiếu. Mục đích của của phương pháp điều tra bằng bảng hỏi là: Lượng hoá đánh giá của các nhóm đối tượng khác nhau về hiệu quả hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo, QLNN đối với XBSĐT; lượng hoá hiệu quả các nội dung QLNN về hoạt động XBSĐT; lượng hoá đánh giá việc thực thi trách nhiệm của các NXB đối với công tác QLNN trong hoạt động XBSĐT; lượng hoá hiệu quả của các công cụ QLNN; đề xuất ưu tiên giải pháp đối với công tác QLNN trong lĩnh vực XBSĐT từ góc độ nhà lãnh đạo, quản lý, NXB. Để thuận tiện cho các đối tượng được hỏi thuộc các NXB, đại diện cơ quan QLNN ở cả miền Bắc, miền Trung, miền Nam, nghiên cứu sinh sử dụng cả 2 hình thức hỏi: bảng hỏi giấy và bảng hỏi trực tuyến. Phiếu được gửi đến 03 nhóm đối tượng có khả năng cung cấp thông tin về thực trạng QLNN đối với hoạt động XBSĐT, bao gồm: Cơ quan lãnh đạo, QLNN; NXB, đơn vị phát hành sách; Nhóm đối tượng khác, bao gồm: cán bộ thuộc cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, chuyên gia, luật gia... có quan tâm đến HĐXB sách. Do các NXB và cơ quan quản lý trực tiếp, gián tiếp xuất bản nói chung và XBSĐT nói riêng tập trung phần lớn ở miền Bắc, nên cơ cấu mẫu nghiên cứu cũng có đến 2/3 tổng số người trả lời thuộc khu vực miền Bắc, còn lại 1/3 mẫu là thuộc khu vực miền Trung và miền Nam. Cụ thể bảng cơ cấu mẫu nghiên cứu như sau:
  20. 9 STT Đặc điểm mẫu nghiên cứu Số Tỷ lệ lượng (%) 1 Giới tính người trả lời Nam 183 40,5 Nữ 269 59,5 2. Nhóm tuổi Dưới 35 111 24,9 36 – 45 202 45,3 Trên 45 133 29,8 3. Trình độ học vấn Cao đẳng, đại học 247 55 Trên đại học 202 45 4. Cơ quan công tác Cơ quan Lãnh đạo, QLNN đối với HĐXB 217 47,7 Nhà xuất bản, Nhà sách/Công ty phát hành 184 40,5 Khác (cơ quan nghiên cứu, giảng dạy, 53 11,6 chuyên gia, luật gia ... có quan tâm đến HĐXB sách) 5. Khu vực Miền Bắc 291 63,5 Miền Trung 67 14,6 Miền Nam 100 21,8 Thông tin thu thập được được xử lý với sự hỗ trợ của phần mềm SPSS. Kết quả nghiên cứu định lượng chủ yếu được sử dụng trong phân tích thực trạng QLNN về hoạt động XBSĐT và đưa ra những cơ sở làm căn cứ xây dựng giải pháp tăng cường QLNN hiệu quả thúc đẩy phát triển XBSĐT trong giai đoạn tới. Ngoài phương pháp nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn sâu và phương pháp điều tra bảng hỏi; luận án còn sử dụng phương pháp so sánh,
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2